1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mức Truyền Dẫn Từ Lãi Suất Tái Cấp Vốn Và Lãi Suất Tái Chiết Khấu Đến Lãi Suất Tiền Gửi Của Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lâm Tuyền
Người hướng dẫn TS. Hoàng Ngọc Tiến
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 323,01 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (13)
    • 1.6. Bố cục luận văn (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN VÀ TÁI CHIẾT KHẤU ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (15)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về công cụ lãi suất và cơ chế truyền dẫn lãi suất (15)
      • 2.1.1. Lý thuyết về lãi suất (15)
      • 2.1.2. Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (18)
      • 2.1.3. Tổng quan về truyền dẫn lãi suất (22)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về cơ chế truyền dẫn lãi suất (25)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về cơ chế truyền dẫn lãi suất (28)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Giới thiệu tổng quan nghiên cứu (35)
    • 3.2. Giả thuyết nghiên cứu (35)
    • 3.3. Mô hình nghiên cứu (37)
    • 3.4. Dữ liệu nghiên cứu (38)
    • 3.5. Các bước thực hiện và xử lý số liệu (38)
      • 3.5.1. Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp (38)
      • 3.5.2. Kiểm định tính đồng liên kết (40)
      • 3.5.3. Chọn độ trễ tối ưu (41)
      • 3.5.4. Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi (42)
      • 3.5.5. Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi (44)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (45)
    • 4.1. Thực trạng chính sách lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giai đoạn 2008 – 2020 (45)
    • 4.2. Thực trạng lãi suất tiền gửi tại BIDV trong mối tương quan chính sách lãi suất năm 2008 – 2020 (50)
    • 4.3. Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp (52)
    • 4.4. Kiểm định đồng liên kết (53)
    • 4.5. Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình (54)
      • 4.6.1. Đối với lãi suất tái chiết khấu (55)
      • 4.6.2. Đối với lãi suất tái cấp vốn (56)
    • 4.7. Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn (56)
      • 4.7.1. Đối với lãi suất tái cấp vốn (56)
      • 4.7.2. Đối với lãi suất tái chiết khấu (57)
    • 4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu (58)
      • 4.8.1. Đối với mức độ truyền dẫn trong dài hạn (58)
      • 4.8.2. Đối với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn (59)
      • 4.8.3. Độ trễ trong truyền dẫn lãi suất (60)
      • 4.8.4. Giải thích kết quả (61)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (62)
    • 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (62)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (62)
      • 5.2.1. Hàm ý chính sách đối với NHNN (63)
      • 5.2.2. Hàm ý quản trị đối với BIDV..........................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

HOÀNG NGỌC TIẾN Trang 4 LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài: “Mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấpvốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của Ngân hàng thươngmại Cổ ph

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng trong điều hành kinh tế của bất kì quốc gia CSTT tác động đến nền kinh tế thị trường thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau Theo Mishkin

(2009), chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau như là kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng Tại Việt nam đã có một số nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ nói chung, chẳng hạn như nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ (2013) về cơ chế truyền dẫn CSTT thông qua hai kênh là lãi suất và tỷ giá; Nguyễn Phúc Cảnh (2014) lại nghiên cứu về hiệu quả của kênh giá tài sản; còn Chu Khánh Lân (2012) nghiên cứu về hiệu quả của CSTT thông qua kênh tín dụng Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về truyền dẫn CSTT, tuy nhiên riêng về sự truyền dẫn thông qua kênh lãi suất lại có khá ít nghiên cứu thực nghiệm và việc tiếp cận phân tích định lượng còn hạn chế Do đó, hiểu được mức độ và tốc độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi rất quan trọng, giúp Ngân hàng Trung Ương (NHTW) lựa chọn thời điểm và mức độ điều chỉnh lãi suất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Việc thực thi chính sách tiền tệ hợp lý, đặc biệt là sự truyền dẫn thông qua kênh lãi suất sẽ có những tác động tích cực đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, Đó chính là lý do tác giả muốn thực hiện đề tài thực nghiệm về “Mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đo lường mức độ và phân tích kết quả truyền dẫn của lãi suất tái chiết khấu (LSTCK) và lãi suất tái cấp vốn (LSTCV) đến lãi suất tiền gửi tại các NHTM tại Việt Nam, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị (hàm ý) về chính sách điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam và hàm ý quản trị lãi suất tại các NHTM.

- Hệ thống khung lý thuyết của đề tài về cơ chế truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi tại các NHTM.

- Khảo lược và tham chiếu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc thù của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

- Đo lường mức độ truyền dẫn LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại BIDV giai đoạn từ năm 2008 – 2020.

- Đưa ra các hàm ý chính sách đối với NHNN Việt nam mà cụ thể là chính sách LSTCV và LSTCK; hàm ý quản trị đối với các NHTM mà cụ thể là BIDV để thích ứng với thay đổi chính sách lãi suất của NHNN, nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ và hiệu quả kinh doanh của cácNHTM.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHTW đến lãi suất tiền gửi tại các NHTM,

Cụ thể là mức độ truyền dẫn từ LSTCV và LSTCK của NHNN Việt Nam đến lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 3 tháng, 12 tháng tại Ngân hàng TMCP Phát triển và Đầu tư Việt Nam.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại NHNN Việt Nam và

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu lịch sử được sử dụng trong giai đoạn 2008 – 2020; các hàm ý chính sách và hàm ý quản trị đưa ra cho năm 2021 và các năm tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo.

- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng đề tổng hợp và hệ thống khung cơ sở lý thuyết của đề tài; khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng qua các phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen các tiêu chuẩn đa số AIC (Akaike’s information criterion), FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn SC (Schwarz criterion) và tiêu chuẩn HQ (Hannan – Quinn information criterion) nhằm chọn được độ trễ tối ưu, mô hình hồi quy OLS để đo lường mức độ truyền dẫn trong dài hạn để nghiên cứu mức truyền dẫn từ LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại BIDV giai đoạn từ 2008 – 2020. Các bước kiểm định, ước lượng mô hình sử dụng phần mềm Eviews 8.

- Nguồn tham khảo dữ liệu: số liệu nghiên cứu được lấy từ các nguồn tin cậy như: Dữ liệu tại trang thông tin điện tử của BIDV (https://www.bidv.com.vn) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (https://www.sbv.gov.vn)

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thông qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy được mức độ cao, thấp của sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHTW Từ đó có những đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, môi trường hoạt động kinh doanh của các NHTM thông suốt và kịp thời đáp ứng được sự thay đổi và biến động của nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị của tác giả có thể làm tài liệu tham khảo cho NHNN Việt nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ, cụ thể là chính sách LSTCV và LSTCK; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các NHTM trong việc ban hành các biểu lãi suất huy động vốn (chủ yếu là có thời hạn từ 1 năm trở xuống) cho phù hợp với việc thay đổi chính sách lãi suất của NHNN Việt nam.

Bố cục luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại các NHTM.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận, hàm ý chính sách và quản trị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN VÀ TÁI CHIẾT KHẤU ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Cơ sở lý thuyết về công cụ lãi suất và cơ chế truyền dẫn lãi suất

2.1.1 Lý thuyết về lãi suất

2.1.1.1 Khái quát về lãi suất

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lãi suất được xem là một biến số quan trọng có ảnh hưởng và quan hệ mật thiết đến từng cá nhân, tổ chức trong xã hội Có nhiều cách định nghĩa khái niệm lãi suất ở các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:

Theo Mishkin: “Lãi suất là chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn

(thường biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của 100 đô la thuê mỗi năm)” (tr.30 tài liệu số 4) Chúng ta thấy nhiều loại lãi suất trong nền kinh tế - lãi suất vay thế chấp, lãi suất vay mua xe hơi và lãi suất của nhiều loại trái khoán khác nhau. Lãi suất là những biến số quan trọng đối với bạn vì nó tác động đến khá nhiều quyết định cá nhân Lãi suất cao có thể làm bạn thoái chí không muốn mua ô tô hay nhà vì chi phí trả cho chúng sẽ lớn Mặt khác lãi suất cao có thể khuyến khích bạn gửi tiền tiết kiệm ban có thể nhận được nhiều thu nhập do tiền lãi hơn, nếu bạn gửi món tiền tiết kiệm của bạn vào một tài khoản ở ngân hàng khi lãi suất cao.

Lãi suất có một ảnh hưởng đến sức khỏe chung của nền kinh tế vì nó tác động đến không chỉ sự sốt sắng chi tiêu hay tiết kiệm của người tiêu dùng, mà còn đến các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Ví dụ lãi suất cao có thể khiến một công ty trì hoãn việc xây dựng một nhà máy mới có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Theo quan điểm của K Marx: Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt. Tuy nhiên, phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó. Theo World Bank, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng hình thức tài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.

Tóm lại, lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn việc chi tiêu Hay nói cách khác, lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng số tiền đó trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước.

Lãi suất được Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng như một công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông từ đó có thể thực thi được các chính sách tiền tệ, đó không phải là lãi suất kinh doanh mà là chính sách lãi suất NHTW có thể ấn định các mức lãi suất bao gồm: lãi suất cơ bản (LSCB); LSTCK; LSTCV,… tương ứng với từng loại hình thức tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi Căn cứ vào quy định của NHTW về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.

2.1.1.2 Nguyên tắc Taylor về điều hành công cụ lãi suất

Năm 1993, nhà nghiên cứu John B.Taylor, giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Federal Reserve – FED) trong vòng một thập niên trong giai đoạn 1980 – 1990 và phát hiện ra rằng biến động lãi suất điều hành của FED tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định trong mối tương quan với lạm phát và tăng trưởng kinh tế Từ quan sát trên, Taylor đã mở rộng nghiên cứu và khái quát hóa thành một nguyên tắc điều hành lãi suất của NHTW gọi là Nguyên tắc Taylor (The Taylor Rule – TR) Theo TR, lãi suất điều hành cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của chênh lệch sản lượng (Output gap – chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong một thời kì) và chênh lệch lạm phát (chênh lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức lạm phát mục tiêu) trong nền kinh tế TR được biểu hiện bằng hàm phản ứng chính sách sau: it = π t + r t ¿ + a π ( π t −π t ¿ ) + a y ¿ ¿) Trong đó: it : lãi suất điều hành của NHTW theo TR π t : tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator π t ¿ : tỷ lệ lạm phát mục tiêu r t ¿ : lãi suất thực cân bằng giả định a π và a y : các tham số phản ứng chính sách hay trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát y t : tăng trưởng GDP y ´ t : tăng trưởng GDP tiềm năng

Theo quy tắc Taylor: NHTW nên thay đổi lãi suất danh nghĩa để đáp ứng các thay đổi trong lạm phát, GDP hay các chỉ số kinh tế khác nhằm giúpNHTW sử dụng công cụ lãi suất một cách có hiệu quả để thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ Cụ thể là, nếu lạm phát tăng thêm 1% thì đòi hỏi NHTW phải tăng lãi suất danh nghĩa hơn 1% (bằng 1 + a π , trong đó a π >0).Điều này có nghĩa là khi lạm phát tăng thì lãi suất thực phải tăng lên để làm giảm bớt sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao Để làm được điều này thì lãi suất phải tăng cao hơn lạm phát và diễn biến của lãi suất sẽ ngược lại trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, giảm phát. Ưu điểm chính của TR là tính đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, do đó, giúp tăng cường tính minh bạch và khả năng giải trình cho NHTW TR cho phép điều chỉnh linh hoạt trọng số của sản lượng và lạm phát phù hợp với mục tiêu trọng tâm của NHTW trong việc quyết định lãi suất điều hành Điều này có ý nghĩa với các NHTW sử dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát vì vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh trọng số của mục tiêu lạm phát so với mục tiêu tăng trưởng trong từng thời kỳ.

Hạn chế của TR là không tính tới và chưa đưa vào mô hình các diễn biến bất thường và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác ngoài tăng trưởng, lạm phát có thể tác động đến lãi suất, do đó tính chỉ báo trong ngắn hạn.

2.1.2 Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường Theo nghĩa rộng, chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến những mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô (sản lượng cao và tăng trưởng nhanh, việc làm nhiều và thất nghiệp ít, lạm phát, cán cân thương mại), trên cơ sở đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả hàng hóa Theo nghĩa thông thường, chính sách tiền tệ quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa.

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ Tùy thuộc vào mục tiêu từng thời kỳ của chính sách tiền tệ, NHTW áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.

2.1.2.2 Các chính sách lãi suất cơ bản ở Việt Nam và cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lãi suất cơ bản (LSCB) : là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các NHTM và các tổ chức tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.

Vào đầu năm 2008, khi xuất hiện dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ Tại Việt Nam, nguy cơ lạm phát đang gia tăng mạnh Khi đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN theo đó lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 150% LSCB do NHNN công bố Điều này cũng được quy định trong điều 476 Bộ luật Dân sự Cơ chế lãi suất này đã có tác động tích cực bình ổn thị trường trong thời kỳ khủng hoảng và các cú sốc bởi những thay đổi chính sách để chống lạm phát và suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, NHNN Việt Nam không công bố LSCB mới, vẫn giữ ở mức 9% trong khi thị trường thay đổi rất nhanh chóng và phức tạp (Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàngNhà nước) Chính vì thế, LSCB hầu như không phản ánh được quan hệ cung– cầu trên thị trường và trở thành một rào cản khống chế bản chất thực của lãi suất kinh doanh theo thị trường, nên gần như chỉ là một biện pháp hành chính.Qua lãi suất cơ bản, NHNN tác động vào thị trường tiền tệ, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ LSCB được sử dụng một cách linh hoạt tùy vào từng thời điểm như hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tiền vay và tăng lãi suất tiền gửi Việc tăng lãi suất tiền vay nhằm khống chế tình trạng đồng vốn vay được sử dụng tự do trên thị trường và việc tăng lãi suất tiền gửi để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông Hai biện pháp này sẽ hỗ trợ cho nhau giúp NHNN chủ động điều khiển thị trường tiền tệ, do đó, góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hoạt động của các doanh nghiệp cũng như của các NHTM hiệu quả.

Lãi suất tái chiết khấu (LSTCK): là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 , chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán Áp dụng khi NHTW cho các NHTM dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các NHTM, được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp tiền vay cho ngân hàng.

LSTCK do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu này chủ yếu là phân tích tác động của sự thay đổi trong chính sách của NHNN đối với lãi suất tiền gửi của BIDV Đây thường được gọi là kênh truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ Các nghiên cứu về hiệu quả của chính sách tiền tệ có tác động mạng đến lạm phát, trong khi chỉ có tác động nhất thời (ngắn hạn) đối với các hoạt động kinh tế Tuy nhiên, sự đồng thuận dựa trên giả định rằng có một mối quan hệ bền vững và ổn định giữa các công cụ và mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ thông qua cơ chế truyền dẫn tiền tệ.

Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát của các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng mức độ truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn. Nghiên cứu này dựa vào các yếu tố dựa theo nghiên cứu của Ming – Hiu Liu và các cộng sự (2005), Trịnh Xuân Quang (2015), để đưa ra được giả thuyết về mức độ truyền dẫn của chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi, cụ thể biến số: LSTCV, LSTCK, Lãi suất tiền gửi,

Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang (2015) cho thấy mức độ truyền dẫn từ chính sách lãi suất truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi và cho vay tại Agribank hầu hết đều không hoàn toàn, chỉ có sự truyền từ LSTCV đến lãi suất cho vay dài hạn là hoàn toàn Từ nghiên cứu trên tác giả có kì vọng đối với việc truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn của BIDV là hoàn toàn

Giả thuyết 1: Trong dài hạn mức độ truyền dẫn của LSTCV đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn và cùng chiều (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Theo nghiên cứu của Ming – Hua Liu và các cộng sự (2007) tác giả đã tìm thấy sự truyền dẫn không hoàn toàn trong dài hạn đối với lãi suất huy động.

Giả thuyết 2: Trong dài hạn mức độ truyền dẫn của LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn và cùng chiều (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Đối với mức độ truyền dẫn trong dài hạn trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang (2015) cho thấy mức độ truyền dẫn của LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn

Giả thuyết 3: Trong ngắn hạn mức độ truyền dẫn của LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn và cùng chiều (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Đối với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang (2015) cho thấy mức độ truyền dẫn của LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn

Giả thuyết 4: Trong ngắn hạn mức độ truyền dẫn của LSTCV đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn và cùng chiều (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Đối với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang (2015) cho thấy mức độ truyền dẫn của LSTCV đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn.

Mô hình nghiên cứu

Hiện nay, các mô hình và phương pháp nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất được đưa ra khá nhiều, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm dữ liệu.

Theo Trịnh Xuân Quang (2015), tác giả chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Ming –Hua – Liu và các cộng sự (2007) Nghiên cứu của Ming – Hua – Liu sử dụng phương pháp Phillips và Loretan (1991) có một số ưu điểm so với Engle – Granger OLS (EG – OLS) được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó để tính mức độ truyền dẫn trong các mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa lãi suất thị trường với lãi suất huy động và cho vay.

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét cả sự truyền dẫn trong ngắn hạn và dài hạn của LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại NHTM cũng như tốc độ điều chỉnh và phản ứng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi đối với sự thay đổi của chính sách lãi suất cụ thể là tại BIDV Một trong những mô hình để đo lường mức độ truyền dẫn của lãi suất là mô hình hồi quy OLS Tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu sau:

Tác giả sử dụng mô hình Johansen theo cách tiếp cận mô hình OLS theo thứ tự (1,1) để đo lường tác động chính sách lãi suất đối với lãi suất tiền gửi như sau:

 Y t : Lãi suất tiền gửi tại BIDV

  t : Hệ số góc (hệ số truyền dẫn)

Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng số liệu thu thập từ năm 2008 đến năm 2020 ở Việt Nam, từ các nguồn tin đáng tin cậy như website của NHNN Việt Nam (www.sbv.gov.vn), website của BIDV (www.bidv.com.vn), các văn bản quyết định của NHNN Việt Nam.

- Như vậy có 4 biến dùng để đo mức độ truyền dẫn lãi suất của chính sách lãi suất tới lãi suất tiền gửi của BIDV, đó là:

 LSTCK: Lãi suất tái chiết khấu

 LSTCV: Lãi suất tái cấp vốn

 TG3M: Lãi suất tiền gửi 3 tháng

 TG12M: Lãi suất tiền gửi 12 tháng

Các bước thực hiện và xử lý số liệu

Do số liệu trong đề tài là số liệu chuỗi thời gian (time series) nên cần xử lý theo các bước sau đây:

3.5.1 Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp

Chuỗi dừng là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong dữ liệu chuỗi thời gian Theo Gujarati (2003) chuỗi dữ liệu là dừng khi giá trị trung bình,phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) là không đổi dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những giao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai.

Vì thế, trong khi ước lượng các tham số hoặc kiểm định giả thiết của các mô hình, nếu không kiểm định thuộc tính này của chuỗi dữ liệu thì các kỹ thuật phân tích thông thường (chẳng hạn như kỹ thuật OLS) sẽ không còn chính xác và hợp lý Do đó, nếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan như trên sẽ dẫn đến hồi quy giả mạo (Granger và Newbold,

1974) Kết quả của loại hồi quy này sẽ dẫn đến các kiểm định thống kê như t,

F, R² sẽ bị lệch Nói một cách khác, hồi quy lệch sẽ cho kết quả kiểm định thống kê t và R² rất tốt, nhưng mô hình có thể hoàn toàn không có y nghĩa. Nếu các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng thì mới có thể áp dụng phương pháp hồi quy OLS

Có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian như: Kiểm định Dickey – Fuller (DF), kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF), kiểm định Phillip – Person (PP), kiểm định KPSS, kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan Trong nghiên cứu ngày, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Augmented Dickey – Fuller (ADF), kiểm định Phillips – Perron (PP) và kiểm định KPSS để kiểm định tính dừng của các biến.

Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào lý thuyết của kiểm định ADF Cụ thể, theo Dickey và Fuller (1981), mô hình kiểm định nghiệm đơn vị dạng tổng quát của kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (ADF) như sau:

Trong đó, c và t là các hồi quy xác định (deterministic regressors) cho phép số hạng hằng số (constant term) hoặc xu hướng thời gian (time trend) nếu chuỗi dữ liệu là dừng có xu hướng (trend stationary), hoặc số hạng dịch chuyển (drift term) và xu hướng thời gian bậc hai (quadratic time trend) nếu chuỗi dữ liệu là dừng tại sai phân (difference stationary) Ngoài ra, biến sai phân trễ được thêm vào để kiểm soát các tác động của tương quan chuỗi

(serial correlation), điều này có thể làm giảm hiệu lực của kiểm định giả thuyết Kiểm định tính dừng được thực hiện dựa trên cặp giả thuyết sau:

H 1 : α < 0 chuỗi dừng hoặc được tạo nên thông qua quá trình dừng

Nếu như giá trị p_value bé hơn mức ý nghĩa thì ta bác bỏ giả thiết H 0

Trường hợp chuỗi chưa dừng ta có thể biến đổi chuỗi dừng bằng cách sử dụng kỹ thuật sai phân Nếu sai phân bậc 1 của chuỗi là dừng thì chuỗi ban đầu gọi là chuỗi tích hợp bậc 1, kí hiệu là I(1)

3.5.2 Kiểm định tính đồng liên kết

Trong phần này tác giả sử dụng kiểm định Johansen (1990) để kiểm định khả năng đồng liên kết của một chuỗi thời gian có thuộc tính là sai phân bậc nhất của chúng là dừng Việc sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết nhằm xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến cần nghiên cứu hay không Khi các biến là đồng liên kết thì việc hồi quy các biến này sẽ có ý nghĩa thống kê đồng thời giúp bảo toàn thông tin trong dài hạn vì nếu chỉ lấy hồi quy sai phân của dữ liệu thì chỉ thể hiện những biến động trong ngắn hạn. Giả thiết kiểm định

H 0 :  t = 0 Không có đồng liên kết

H 1 :  t ≠ 0 Có tồn tại đồng liên kết

Nếu P_value (Trace – value) < mức ý nghĩa thì bác bỏ giả thiết H 0

Việc sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết nhằm xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến cần nghiên cứu mà cụ thể làLSTCV, LSTCK và lãi suất tiền gửi hay không Khi các biến là đồng liên kết thì việc hồi quy các biến với nhau sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê đồng thời giúp bảo toàn được thông tin dài hạn vì nếu chỉ lấy hồi quy sai phân của chúng (nếu dữ liệu gốc là không dừng) thì chỉ thể hiện thông tin biến động trong ngắn hạn.

3.5.3 Chọn độ trễ tối ưu

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy tại hầu hết các quốc gia, sự truyền dẫn lãi suất có thể không hoàn toàn do nhiều yếu tố gây nên, trong đó độ trễ của quá trình truyền dẫn lãi suất được quan tâm và nghiên cứu khá nhiều Độ trễ trong truyền dẫn lãi suất có thể được hiểu là sự điều chỉnh trong chính sách lãi suất của NHTW nhằm đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ phải mất một khoảng thời gian mới có thể tác động làm thay đổi lãi suất bán lẻ và sự tác động này có thể là không hoàn toàn

Tác giả sử dụng tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC) để chọn độ trễ tối ưu (giá trị độ trễ được chọn sao cho AIC là nhỏ nhất) Mục đích của việc chọn độ trễ này là xem xét xem liệu lãi suất tiền gửi của BIDV ngoài việc chịu sự tác động của chính sách lãi suất kỳ này thì có chịu ảnh hưởng của chính sách lãi suất kỳ trước không

Mô hình VAR là sự kết hợp của 2 phương pháp: tự hồi quy đơn chiều(univariate autoregression – AR) và hệ phương trình ngẫu nhiên(simultaneous equations-SEs) Trong mô hình VAR, một biến không những chịu ảnh hưởng từ tác động hiện tại của các biến khác mà còn chịu ảnh hưởng bởi độ trễ của chính nó và độ trễ của các biến khác trong quá khứ Mô hìnhVAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và có các trễ của các biến số VAR là mô hình động của một số biến thời gian Mô hình VAR tổng quát đối với hai biến số Y1, Y2 và trễ p bước có dạng sau đây:

Với Y 1 t , Y 2 t là các chuỗi dừng và là biến nội sinh, U 1 t và U 2t là các nhiễu trắng Vai trò các biến số Y 1t , Y 2 t hoàn toàn tương đương trong mô hình.

3.5.4 Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi

Tác giả đo lường mức độ truyền dẫn LSTCK đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn bằng mô hình hồi quy OLS

Mô hình hồi quy tổng có dạng như sau:

Y t : Giá trị của biến phụ thuộc Y (Lãi suất tiền gửi) trong lần quan sát thứ t.

X t : Giá trị của biến độc lập X (LSTCK) trong lần quan sát thứ t. u t : Giá trị đối với sự dao động ngẫu nhiên (nhiễu ngẫu nhiên) hay sai số trong lần quan sát thứ t. β 1 : là thông số diễn tả tung độ gốc (hệ số chặn) của đường hồi quy tổng thể hay β 1 là giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y. β 2 : là thông số diễn tả độ dốc (hệ số góc) của đường hồi quy tổng thể hay β 2 diễn tả sự thay đổi của giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi biến độc lập X thay đổi 1 đơn vị.

Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy bằng phương pháp P-value

P-value: Xác suất để xảy ra sai lầm loại I Sai lầm loại I: Bác bỏ H 0 trong khi H 0 đúng, xác suất này là α (α thường mặc định là 5).

Bước 1: Đặt cặp giả thiết H 0 và H 1

Bước 2: Tính giá trị kiểm định t t =

Bước 3: Tính p – value = p(| t α/ 2| > | t |), với t là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối t-Student, (n-2) bậc tự do ( t α/ 2 ứng với kiểm định hai phía, t α ứng với kiểm định một phía.

Bước 4: So sánh p – value với α , ta bác bỏ giả thiết H 0 khi:

+ Kiểm định hai bên: p – value < α

+ Kiểm định một bên: (p – value/2) < α

Mức độ thích hợp của hàm hồi quy – Hệ số xác định ( R¿¿ 2)¿

Thước đo mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu mẫu là hệ số xác định R 2

R 2 cho thấy mô hình hồi quy giải thích được bao nhiêu % sự biến động của biến phụ thuộc Y bởi biến giải thích X.

Với hai mô hình hồi quy đơn hai biến, mô hình nào có hệ số xác định R 2 lớn hơn sẽ được coi là tốt hơn vì biến độc lập giải thích được nhiều hơn sự biến động của biến phụ thuộc Y

Với R 2 = 0 thể hiện X và Y độc lập thống kê.

(2) R 2 = 1 thể hiện X và Y phụ thuộc tuyến tính hoàn hảo

(3) R 2 không xét đến quan hệ nhân quả.

(4) Thực tế, hiếm khi R 2 = 0 hay R 2 = 1 mà chỉ gần bằng 0 hay gần bằng 1

(5) Không có một tiêu chuẩn chung để xét R 2 bằng bao nhiêu là tốt Có trường hợp R 2 lớn hơn nhưng hàm hồi quy không phù hợp.

(6) Đối với mô hình hồi quy đơn, tuyến tính không chỉ với tham số mà với cả biến số Do đó, trong thực nghiệm ta còn dùng hệ số tương quan R để đo mức độ chặt chẽ của quan hệ này.

3.5.5 Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng chính sách lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giai đoạn 2008 – 2020

bố giai đoạn 2008 – 2020 (Bảng lãi suất tại Phụ lục 01, 02)

Việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng cuối năm đã tạo nên sự điều chỉnh LSCB, LSTCV, LSTCK; 05 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 03 lần nới biên độ tỷ giá; 02 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng Từ đầu năm cho đến hết quý III năm 2008, NHNN thực hiện việc thắt chặt tiền tệ khiến cho LSTCV và LSTCK tăng lên rất cao.

Cụ thể, LSTCV tháng 1/2008 chỉ là 6,5% nhưng đến tháng 6/2008 đã là 15% và giữ ở mức này cho đến cuối tháng 10/2008, LSTCK cũng có diễn biến tương tự với mức 4,5% vào tháng 1/2008 và 13% vào tháng 6/2008 Trong 2 tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh LSTCV về mức 11% và LSTCK về mức 9% trong tháng 12/2008.

Xét từ điều chỉnh năm 2008, chính sách tiền tệ năm 2009 có sự ổn định hơn Cụ thể, trong năm NHNN chỉ một lần giảm LSCB từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8%/năm từ ngày 1/12 đến cuối năm Riêng LSTCV và LSTCK có 03 lần điều chỉnh, 02 lần giảm xuống trong tháng 1 và tháng 4, 01 lần tăng đầu tháng 12 với mục đích duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Năm 2010 là một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 –

2009 Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả Theo đó NHNN đã duy trì LSTCV và LSTCK ổn định lần lượt ở mức 8% và 6% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên lần lượt ở mức 9% và 7% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

Trong năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã vượt lên mức 18,13% cao nhất kể từ năm 2008 và đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN Trong bối cảnh đó, các mức lãi suất chính sách được điều chỉnh tăng phù hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát, theo đó LSTCV tăng từ 9% - 15%/năm, LSTCK tăng từ 7% - 13%/năm; quy định cụ thể việc áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn, kết hợp với công tác thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.

Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm trong năm 2012, năm 2013 Trong đó, có đóng góp không nhỏ từ chính sách điều hành lãi suất của NHNN Trong quý I/2012, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kì vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các chính sách lãi suất và lãi suất huy động Một số yếu tố cộng hưởng khác cũng giúp ủng hộ quan điểm này là thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối không còn thu hút dòng tiền,… Tính từ đầu năm đến ngày 17/12/2012, LSTCV đã giảm từ15% xuống còn 10%, LSTCK đã giảm từ 13% xuống còn 8% Có thể thấy, việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế và NHNN đã thể hiện tốt vai trò định hướng này Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, và tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện trong thời gian tới.

Trước tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn, chính sách tiền tệ năm 2013 tiếp tục được thực hiện theo hướng đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô đồng thời NHNN điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất Trong đó: các mức chính sách lãi suất của NHNN được điều chỉnh giảm hai lần với mức giảm là 2% (LSTCV từ 9% giảm còn 7% và LSTCV từ 7% giảm còn 5%), giảm 3% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 16/2013/TT-NHNN Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế) Có thể thấy, chính sách lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát Tính chủ động của công cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét Đồng thời từ tháng 6/2013, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên Đây là bước đi cần thiết đề NHNN hướng tới thực hiện tự do hóa lãi suất.

Ngày 15/01/2014, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả trong năm 2014 Một nội dung quan trọng được đưa ra trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN đó là, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng(TCTD) tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay… Để thực hiện mục tiêu đó, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm các loại lãi suất chính sách, cụ thể là LSTCV giảm từ 7% xuống còn 6,5%/năm và LSTCK giảm từ 5% xuống còn 4,5%/năm.

Trong năm 2015, với việc chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thân trọng, các lãi suất chính sách vẫn được duy trì ở mức thấp kể từ sau lần điều chỉnh vào tháng 3/2014 (9%/năm đối với lãi suất cơ bản; 6,5%/năm đối với LSTCV; 4,5%/năm đối với LSTCK) Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì ổn định ở mức thấp

Chính sách lãi suất năm 2016 được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng Thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, NHNN đã đảm bảo được thanh khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện.

Trong năm 2017, việc điều hành để giữ ổn định mặt bằng lãi suất gặp khó khăn trong bối cảnh lạm phát cuối năm 2016, đầu năm 2017 vẫn ở mức cao,… Diễn biến thực tế cho thấy có thời điểm một số NHTM đã tăng lãi suất huy động vốn nội tệ, chủ yếu ở kỳ hạn trên 12 tháng Trước diễn biến này,NHNN đã tập trung điều tiết thanh khoản hệ thống hợp lý để hỗ trợ cácTCTD ổn định lãi suất, triển khai họp với các NHTM có thị phần lớn để nắm tình hình và yêu cầu các NHTM thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ ổn định mặt bằng lãi suất Trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm trong từ tháng 6/2017 đến hết năm 2017, NHNN quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Từ ngày 10/7/2017 Theo đó, NHNN quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm LSTCV, LSTCK, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2018 có nhiều thách thức và biến động bất thường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý, qua đó thu được những kết quả tích cực

- Năm 2019 Định hướng điều hành chung của NHNN năm 2019 là tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, NHNN điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản của hệ thống TCTD Về cơ bản, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định.

Thực trạng lãi suất tiền gửi tại BIDV trong mối tương quan chính sách lãi suất năm 2008 – 2020

Trước những thay đổi chính sách do NHNN công bố giai đoạn 2008 –

2020, BIDV đã có những điều chỉnh trong lãi suất bán lẻ bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay để đáp ứng với sự thay đổi này.

Trong năm 2008, lãi suất tiền gửi của BIDV đã có những biến động liên tục Khoảng thời gian tháng 7 -8/2008 NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ khi nâng LSTCK lên 13% Lúc này BIDV có sự điều chỉnh thích hợp bằng cách nâng lãi suất tiền gửi lên 17,5% ở hầu hết các kì hạn.

Năm 2009, khi lạm phát có dấu hiệu giảm xuống, các loại lãi suất chính sách giảm xuống đáng kể BIDV cũng điều chỉnh các mức lãi suất tiền gửi của các kỳ hạn thấp nhất là 6,8%/năm cao nhất là 9,5%/năm.

Năm 2010, khi lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, NHNN cũng chủ động tăng mức lãi suất chính sách lên 1%, khi đó BIDV cũng đã có điều chỉnh lãi suất tiền gửi lên cao nhất là 14,1% là thấp nhất là 9,5%/năm.

Năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã điều chỉnh mức chính sách lãi tăng cao như năm 2008, tuy nhiên mức lãi suất tiền gửi của BIDV lại thấp hơn 2008 rất nhiều, mức cao nhất của lãi suất tiền gửi là 14,5%/năm Nguyên nhân chính là do lần đầu tiên NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động là 14%.

Năm 2012, NHNN giảm đồng bộ các loại chính sách lãi suất, điều này cũng khiến BIDV giảm mức lãi suất huy động từ 3 - 5%/năm.

Năm 2013 đến năm 2015, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất chính sách từ 7%/năm xuống còn 4,5%/năm đối với LSTCK và từ 9%/năm xuống còn 6,5%/năm đối với LSTCV Chính vì vậy lãi suất tiền gửi và cho vay của BIDV cũng liên tục giảm Cho tới cuối năm 2015 lãi suất tiền gửi của BIDV chỉ ở mức 4 - 6%/năm.

Năm 2016, NHNN thực hiện cơ chế mới khiến tỷ giá được điều chỉnh và thay đổi theo thị trường, điều này cũng khiến BIDV tăng lãi suất lên khá mạnh so với mức hiện tại, thêm từ 0,5 – 0,8%/năm

Năm 2017, NHNN quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm LSTCV, LSTCK, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD, theo đó từ đầu năm 2017 BIDV đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 0,5%/năm, và không có sự điều chỉnh lớn đối với lãi suất tiền gửi trong dài hạn.

Năm 2018, NHNN tiếp tục thực hiện thành công chính sách tiền tệ, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, điều này khiến cho lãi suất tiền gửi tại BIDV tương đối ổn định và không có sự thay đổi

Năm 2019, định hướng điều hành chung của NHNN là tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.Tuy nhiên cuối năm 2019 là thời điểm bùng phát dịch Covid – 19, nhằm để chung tay giúp đỡ các người dân và doanh nghiệp NHNN ban hành Quyết định số 2415/QĐ–NHNN và Quyết định số 2416/QĐ–NHNN về giảm trần lãi suất huy động vốn và cho vay đối tượng ưu tiên,BIDV đã chỉ đạo toàn hệ thống nghiêm túc triển khai; đồng thời cài đặt chương trình đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN (trần lãi suất tiền gửi VNĐ: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 0,8%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tối đa 5,0%/năm; Lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối tượng ưu tiên tối đa 6,0%/năm).

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi tác động kép của dịch Covid-

19, hoạt động của BIDV đảm bảo liên tục, thông suốt; quy mô tăng trưởng phù hợp với diễn biến của thị trường và nền kinh tế; hoàn thành toàn diện mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 Bên cạnh đó để chung tay chia sẻ khó khăn với cộng đồng, BIDV đã triển khai nghiêm túc Thông tư01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Theo đó BIDV đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động 14 lần (giảm 1 -2,8%/năm).

Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp

Chuỗi dừng là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong dữ liệu chuỗi thời gian Trường hợp chuỗi chưa dừng ta có thể biến đổi chuỗi dừng bằng cách sử dụng kỹ thuật sai phân Nếu sai phân bậc 1 của chuỗi là dừng thì chuỗi ban đầu gọi là chuỗi tích hợp bậc 1, kí hiệu là I(1) Các tính toán kết quả về tính dừng của chuỗi được thể hiện trong bảng sau và chi tiết trong phần phụ lục 4.

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF

Chuỗi sai phân bậc nhất

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 4)

Tính dừng của chuỗi lãi suất phản ánh các mối quan hệ mang tính dài hạn xung quanh kì vọng và phương sai của chúng Còn sai phân của các chuỗi lãi suất phản ánh các mối quan hệ mang tính ngắn hạn xung quanh kì vọng và phương sai ngắn hạn của chúng Dựa trên mô hình nghiên cứu tại mục 3.3.1,kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các chuỗi lãi suất đều dừng ở sai phân bậc 1, do đó các chuỗi lãi suất không có kì vọng và phương sai ổn định trong dài hạn nên cần kết hợp chúng với nhau dưới dạng các vector có phần dư ổn định để xem xét quan hệ dài hạn giữa các biến nghiên cứu Do đó, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến nghiên cứu này để thực hiện mục đích trên.

Kiểm định đồng liên kết

Các tính toán kết quả về tính đồng liên kết của chuỗi được thể hiện trong bảng sau và chi tiết trong phần phụ lục 5.

Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 5)

Qua bảng 4.2 có thể thấy P_value (Trace – value) < mức ý nghĩa (5%) với kết luận “bác bỏ giả thiết H 0không có đồng liên kết” Điều đó cho thấyLSTCV và LSTCK có mối liên hệ đồng liên kết mạnh với các biến lãi suấtTiền gửi.

Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình

Vì kết quả của kiểm định ADF rất nhạy cảm với sự lựa chọn chiều dài độ trễ (k) nên tiêu chuẩn thông tin được phát triển bởi Akaike (AIC) được sử dụng để lựa chọn k tối ưu cho mô hình ADF (giá trị k được lựa chọn sao cho AIC nhỏ nhất) để xem xét liệu rằng lãi suất BIDV ngoài chịu ảnh hưởng chính sách lãi suất ở kì này thì còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi những kì trước hay không. Để tránh hiện tượng bỏ sót tác động trễ của các yếu tố vĩ mô trong tác động biến độc lập đến biến phụ thuộc mô hình, tác giả sử dụng kiểm định chọn được độ trễ tối ưu cho mô hình VAR Với công cụ Lag Structure trong Eview đối với mô hình VAR Kết quả lựa chọn độ trễ với các tiêu chuẩn lựa chọn khác nhau.

Bảng dưới đây là tổng hợp việc lựa chọn độ trễ, chi tiết được đưa vào phần phụ lục 6:

Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 6)

Từ bảng 4.3, tác giả thấy độ trễ phù hợp với các tiêu chuẩn LR, AIC, FPR, SC và HQ (những hàng nào có dấu (*) là có độ trễ ở đó) từ 2 đến 8 Vậy độ trễ tối ưu tác động của :LSTCK lên lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng là 2, kì hạn 12 tháng là 5; LSTCV lên lãi suất tiền gửi kì hàn 3 tháng là 3 và kì hạn 12 tháng là 8 Điều này có nghĩa là khi NHNN muốn các NHTM điều chỉnh lãi suất thì cần phải thực hiện điều chỉnh chính sách lãi suất trước đó một khoảng thời gian.

-LR: sequential modified LR test statistic (thống kê kiểm tra LR được sửa đổi tuần tự).

-FPE: Final prediction error (Lỗi dự đoán cuối cùng).

-AIC: Akaike information criterion (Tiêu chí thông tin Akaike).

-SC: Schwarz information criterion (Tiêu chí thông tin Schwarz).

-HQ: Hannan-Quinn information criterion (tiêu chí thông tin Hannan- Quinn).

4.6 Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn

4.6.1 Đối với lãi suất tái chiết khấu

Phần này tác giả trình bày bảng tóm tắt mức độ truyền dẫn LSTCK đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn, phất kết quả chi tiết được đưa vào phần phụ lục 7:

Bảng 4.4 Kết quả truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu trong dài hạn

Chuỗi Hệ số beta P-value R 2

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 7)

Trong bảng 4.4, mức độ truyền dẫn được đo lường bởi hệ số beta với mức ý nghĩa 5% Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy trong dài hạn mức độ truyền dẫn từ LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn với mức độ truyền dẫn là 0.962223 nghĩa là trong dài hạn khi LSTCK tăng (giảm) 1% thì sẽ tác động làm cho lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng điều chỉnh tăng (giảm) 0.962223%. Điều này phủ hợp với giả thuyết đưa ra.

Hệ số R² của các loại lãi suất này là 0.816166 cho thấy LSTCK giải thích được 82% của lãi suất tiền gửi dài hạn.

4.6.2 Đối với lãi suất tái cấp vốn

Phần này tác giả trình bày bảng tóm tắt mức độ truyền dẫn LSTCV đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn, phần kết quả chi tiết được đưa vào phần phụ lục:

Bảng 4.5 Kết quả truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn trong dài hạn

Chuỗi Hệ số beta P-value R 2

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 7)

Trong bảng 4.5, mức độ truyền dẫn được đo lường bởi hệ số beta với mức ý nghĩa 5% Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy trong dài hạn mức độ truyền dẫn từ LSTCV đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn và điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra Mức độ truyền dẫn là 0.963063 nghĩa là trong dài hạn khi LSTCV tăng (giảm) 1% thì sẽ tác động làm cho lãi suất tiền gửi kì hạn 12 điều chỉnh tăng (giảm) 0.963063%

Hệ số R² của các loại lãi suất là 0.798872 cho thấy LSTCK giải thích được 80% của lãi suất tiền gửi trong dài hạn.

Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn

4.7.1 Đối với lãi suất tái cấp vốn

Phần này tác giả trình bày bảng tóm tắt mức độ truyền dẫn LSTCV đến lãi suất tiền gửi trong ngắn, phần kết quả chi tiết được đưa vào phần phụ lục 8

Bảng 4.6 Kết quả truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn trong ngắn hạn

Chuỗi Hệ số beta P-value R 2

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 8)

Kết quả cho thấy trong ngắn hạn mức độ truyền dẫn từ LSTCV đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra Mức độ truyền dẫn giao động cụ thể như sau:

-Đối với lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng: LSTCV có sự truyền dẫn không hoàn toàn với hệ số ước lượng là 0.932475.

-Hệ số R² của lãi suất là 0.789909 cho thấy LSTCV giải thích được 79% sự biến động của lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn.

4.7.2 Đối với lãi suất tái chiết khấu

Phần này tác giả trình bày bảng tóm tắt mức độ truyền dẫn LSTCK đến lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn, phần kết quả chi tiết được đưa vào phần phụ lục 8:

Bảng 4.7 Kết quả truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu trong ngắn hạn

Chuỗi Hệ số beta P-value R 2

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm Eviews – Phụ lục 8)

Bảng 4.7 chỉ trình bày các hệ số ước lượng có ý nghĩa với các giá trị p- value nhỏ hơn 0.05 được giữ lại (các biến có tác động).

Kết quả cho thấy trong ngắn hạn mức độ truyền dẫn từ LSTCK đến lãi suất tiền gửi là không hoàn toàn điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra Mức độ truyền dẫn giao động cụ thể như sau:

-Đối với lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng: LSTCK có sự truyền dẫn không hoàn toàn với hệ số ước lượng là 0.922074.

-Hệ số R² của lãi suất là 0.790483 cho thấy LSTCK giải thích được 79% sự biến động của lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu sau:

 Y t : Lãi suất tiền gửi tại BIDV

  t : Hệ số góc (hệ số truyền dẫn)

Tác giả đo lường được mức truyền dẫn của chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi tại BIDV như sau:

4.8.1 Đối với mức độ truyền dẫn trong dài hạn

4.8.1.1 Mức độ truyền dẫn trong dài hạn của LSTCV

Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn lãi suất từ LSTCV đến lãi suất tiền gửi không hoàn toàn là 0.963063 Điều này phù hợp nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và giả thuyết đưa ra.

4.8.1.2 Mức độ truyền dẫn trong dài hạn của LSTCK

Trong dài hạn, mức độ truyền dẫn lãi suất từ LSTCK đến lãi suất tiền gửi không hoàn toàn là 0.962223 Điều này phù hợp nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và giả thuyết đưa ra.

So sánh mức độ truyền dẫn giữa LSTCV và LSTCK cho thấy trong dài hạn mức độ truyền dẫn từ LSTCV cao hơn LSTCK, từ đó có thể kết luận rằng LSTCV hoạt động hiệu quả hơn LSTCK và có ảnh hướng nhiều nhất đến lãi suất tiền gửi của BIDV Điều này cho thấy BIDV chú trọng vào việc huy động các nguồn tiền gửi từ người dân và doanh nghiêp, chưa tận dụng được kênh huy động từ việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá cho NHNN Việt Nam. Chính vì vậy dẫn đến sự biến động trong lãi suất tiền gửi của BIDV đáp ứng tốt với sự thay đổi của LSTCV hơn so với sự thay đổi trong LSTCK.

Hệ số truyền dẫn lãi suất tiền gửi các kì hạn dài hạn có mức độ cao hơn tiền gửi kì hạn ngắn hạn là khá hợp lý, vì trong những năm qua NHNN Việt Nam liên tục điều chỉnh các mức chính sách lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn và bối cảnh kinh tế khác nhau khiến cho lãi suất trên thị trường tiền tệ tại Việt nam biến động mạnh Do đó, để đáp ứng được sự biến động của thị trường, BIDV cũng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất tiền gửi các kì hạn nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về lãi suất của NHNN Việt Nam, đồng thời đảm bảo tính cạnh trạng đối với các NHTM khác về khả năng huy động vốn.

Mức độ truyền dẫn của LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại BIDV là không hoàn toàn điều này phù hợp với giả thuyết tác giả đưa ra. Điều này cho thấy chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam trong dài hạn chưa thật sự hiệu quả.

4.8.2 Đối với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn

4.8.2.1 Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn của LSTCV Đối với mức độ truyền dẫn của LSTCV là không hoàn toàn với hệ số truyền dẫn của LSTCV là 0,932475 Điều này phù hợp nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và giả thuyết đưa ra.

4.8.2.2 Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn của LSTCK Đối với mức độ truyền dẫn của LSTCK là không hoàn toàn với hệ số truyền dẫn của là 0,9122074 Điều này phù hợp nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và giả thuyết đưa ra.

-So sánh mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn giữa LSTCV và LSTCK cho thấy kết quả tương tự như trong dài hạn, đó là LSTCV đều cao hơn LSTCK đối với các loại lãi suất tiền gửi Vì vậy kết luận rằng LSTCV hiện đang là công cụ lãi suất hiệu quả nhất của NHNN VN một lần nữa được khẳng định.

4.8.3 Độ trễ trong truyền dẫn lãi suất

Từ bảng 4.3 cho thấy độ trễ trong truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi có mức độ trễ 2 đến 8 Cụ thể:

- Độ trễ của LSTCK lên lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng là 2 và kì hạn 12 tháng là 5.

- Độ trễ của LSTCV lên lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng là 3 và kì hạn 12 tháng là 8 Điều này có nghĩa là khi NHNN mong muốn điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng tại các NHNN ở một thời điểm trong năm thìNHNN cần phải điều chỉnh chính sách lãi suất trước thời đó là 3 tháng đối vớiLSTCK và 2 tháng đối với LSTCV Tương tự, đối với tiền gửi kì hạn 12 tháng thì NHNN cần điều chính chính sách lãi suất trước thời điềm muốn điều chỉnh lãi suất tại các NHTM là 5 tháng đối với LSTCK và 8 tháng đối vớiLSTCV

Phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ của NHNN.

Tác giả xem xét mức độ truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất tiền gửi tại BIDV trong ngắn hạn và dài hạn để xem mức độ truyền dẫn lãi suất tiền gửi như thế nào khi chính sách lãi suất thay đổi Các kết quả nghiên cứu từ phân tích thực nghiệm cho thấy:

(i) Trong ngắn hạn và dài hạn, mức độ truyền dẫn từ LSTCV và LSTCK đến lãi suất tiền gửi tại BIDV đều không hoàn toàn Ngoài ra, sự truyền dẫn của chính sách lãi suất trong dài hạn đều cao hơn trong ngắn hạn Điều này cho thấy chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam chưa thật sự hiệu quả. (ii) Mức độ truyền dẫn của LSTCV cao hơn LSTCK cả trong dài hạn và ngắn hạn

(iii)Trong dài hạn hệ số truyền dẫn đối với lãi suất tiền gửi dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn, đặc biệt là lãi suất tiền gửi 12 tháng với mức độ truyền dẫn không hoàn toàn với hệ số 0.962223 đối với sự truyền dẫn của LSTCK và0.963063 đối với sự truyền dẫn của LSTCV Điều này cho thấy một hạn chế của BIDV đó là tính ổn định với lãi suất huy động trong dài hạn chưa thật sự tốt.

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w