1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2019 theo Tổng cục thống kê cục dân số huyện Núi Thành đạt 147.721 người, đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển và các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt. Đối với các NHTM, cho vay luôn là hoạt động chính và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trước tình hình đó, Agribank là đơn vị tiên phong chủ động triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ liên kết áp dụng trong hệ thống Agribank trực tiếp về các xã vùng sâu giúp đỡ khách hàng có nhu cầu được vay vốn, gìn giữ, bảo tồn các làng nghề truyền thống tại địa phương. Qua đó, ngân hàng sẽ có thêm lượng khách hàng mới, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các NHTM phải tìm ra hướng đi mới, có sản phẩm mới phù hợp từng đối tượng khách hàng, cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể hơn, sản phẩm có tính riêng biệt, trách trùng lặp so với ngân hàng khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như NHTM nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực cho công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực trạng này đang đặt ra là làm sao để tiếp tục tăng trưởng quy mô cho vay trong ngắn hạn, tăng lượng khách hàng đến giao dịch nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay trong ngắn hạn là vấn đề được Ban giám đốc của Agribank Núi Thành đặc biệt quan tâm, chú trọng hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam’’ làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận văn nghiên cứu đề xuất kiến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay trong ngắn hạn KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay trong ngắn hạn KHCN của NHTM. Trên cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN, phân tích, đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại Chi nhánh Agribank – Núi Thành, xác định những mặt đạt được, những khó khăn và nguyên nhân những khó khăn. Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại Agribank – Núi Thành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý luận thực tiễn hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ hoạt động cho vay mà chỉ tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu về hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân trong giai đoạn (2019 2021). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý thông tin dữ liệu thứ cấp: Thu nhập và chọn lọc các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu kế thừa các nội dung lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu về thực trạng cho vay ngắn hạn KHCN tại chi nhánh để phân tích và nhận định thực trạng. Phương pháp phân tích diễn giải: nhằm giải thích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại đơn vị về tăng trưởng hoạt động cho vay ngắn, nợ xấu, dự phòng rủi ro. Từ đó, rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp cho phù hợp hoạt động tại Chi nhánh. 5. Đóng góp mới của luận văn Về mặt khoa học, luận văn đóng góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN của NHTM. Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đưa ra những đánh giá về kết quả hoạt động cho vay, đưa ra những kết đạt được, nêu ra những khó khăn và nguyên nhân những khó khăn. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại Agribank – Núi Thành. 6. Tổng quan nghiên cứu Trong quá trình viết luận văn này tác giả đã tham khảo đến các giáo trình, công trình nghiên cứu và các luận văn có liên quan như: a. Giáo trình tham thảo + Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nguyễn Minh Kiều (2009), NXB Thống Kê. Giáo trình đã cung cấp cơ sở lý thuyết về tổng quan về hoạt động cho vay và đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay trong NHTM. b. Các luận văn cao học Năm 2016, tác giả Lữ Minh Đức với đề tài:“Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Đắk Lắk”. Tác giả phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay và đưa ra giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Đắk Lắk. Năm 2017, tác giả Ngô Minh Đức với đề tài:“Quản trị chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Hòn Đất Kiên Giang”. Tác giả đã nghiên cứu về quản trị chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Hòn Đất Kiên Giang. Tác giả đã thu thập thống kê số liệu và thu thập thông tin thông qua phương pháp bảng câu hỏi và phỏng vấn một số khách hàng. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Hòn Đất Kiên Giang. Năm 2018, tác giả Ong Hữu Nhân với đề tài:“Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang”. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang. Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung với đề tài: “Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Quảng Bình”. Tác giả phân tích chất lượng tín dụng KHCN và đề xuất ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Quảng Bình. Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng”. Dựa trên cơ sở lý luận hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh của NHTM tác đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với KHCN trong kinh doanh tại Chi nhánh LPB Đà Nẵng. c. Các bài báo khoa học Bài báo: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam” của tác giả ThS. Đường Thị Thanh Hải tại Tạp chí Tài chính kỳ số 4, năm 2014. Bài báo phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân và tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân gồm ngân hàng, khách hàng và ngoài ngân hàng. Bài báo: “Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính ở Việt Nam” của tác giả Th.S Trần Thế Hệ tại Tạp chí Công thương, năm 2021. Bài viết nghiên cứu về thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các Công ty Tài chính (CTTC) và thực hiện quy định pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các CTTC tại Việt Nam. Khoảng trống trong nghiên cứu: Về mặt học thuật, các đề tài nghiên cứu trước đều quan tâm vào việc mở rộng, tăng doanh số cho vay, phát triển thị trường, đa phần tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng doanh nghiệp chưa chú trọng vào nhóm KHCN. Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cần phải điều chỉnh phương án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm thu hút khách hàng đến ủng hộ ngân hàng. Về mặt thực tiễn, theo Thông tư 392016TTNHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) ban hành ngày 30122016 đã nêu rõ, tổ chức không phải pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, DNTN) chưa đủ tư cách pháp nhân vay vốn, chỉ có tư cách cá nhân vay vốn tại TCTD. Có nghĩa trước đây chỉ các cá nhân, hộ kinh doanh nằm trong đối tượng vay KHCN này theo Thông tư 39 thì bao gồm luôn cả doanh nghiệp tư nhân (trước đây nó nằm tróng nhóm KHDN). Hiện nay, tại Agribank – Núi Thành cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu làm rõ vấn đề này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tam khảo, nội dụng của luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Trang 1ĐẶNG QUÝ NHÂN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2ĐẶNG QUÝ NHÂN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 3Qua quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,động viên của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.
Tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đức Toàn
là thầy giáo đã hướng dẫn, bảo ban tác giả trong suốt quá trình làm luậnvăn với những định hướng khoa học và sự chỉ bảo tận tình
Đặc biệt xin được cảm ơn quý thầy cô giáo, các nhà khoa học trong vàngoài nhà trường đã có nhiều góp ý sâu sắc, tận tình để giúp tác giả hoànthành luận văn
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và khoa sau đại học Trường Đại HọcDuy Tân Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành chương trìnhhọc tập và đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có môi trường học tập vànghiên cứu tốt nhất
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp, những người đã giúp
đỡ nhiệt tình cho tác giả trong quá trình học tập
Trang 4Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.Những số liệu và kết quả nêu trong luận văn chưa được ai công bố trên bất kỳmột công trình nào khác.
Học viên
Đặng Quý Nhân
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp mới của luận văn 3
6 Tổng quan nghiên cứu 3
7 Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 7
1.1.1 Khái niệm về hoạt cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của NHTM 7
1.1.2Khái niệm và đặc điểm khách hàng cá nhân của NHTM 7
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM 8
1.1.4Phân loại cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 10
1.1.5 Quy trình cho vay 12
1.1.6 Thẩm định quy trình cho vay 14
1.1.7 Mục đích kiểm tra hoạt động cho vay 14
1.1.8 Rủi ro trong cho vay của NHTM 14
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của NHTM 15
1.2.1 Mục tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của NHTM15 1.2.2 Đối tượng và đặc điểm của KHCN của NHTM 15
1.2.3 Những hoạt động mà NHTM thường vận dụng để triển khai cho vay khách hàng cá nhân 17
Trang 61.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong đến hoạt động tín dụng 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 28 2.1 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ AGRIBANK – NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 282.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnhQuảng Nam 282.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 33
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 43
2.2.1 Đặc điểm môi trường cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh QuảngNam 432.2.2 Mục tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 45
Trang 7Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 52
2.2.4 Những hoạt động mà Chi nhánh đã triển khai cho hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN 58
2.2.5 Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN của Chi nhánh 61
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK - NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 65
2.3.1 Những kết quả đạt được 65
2.3.2 Những hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 76
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NÚI THÀNH – TỈNH QUẢNG NAM 76
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NÚI THÀNH -TỈNH QUẢNG NAM 78
3.2.1 Công tác huy động vốn 78
3.2.2 Chính sách cho vay 79
Trang 83.2.5 Xây dựng chính sách cho vay hợp lý 83
3.2.6 Chú trọng công tác thẩm định tín dụng 85
3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 87
3.2.8 Xử lý nợ quá hạn 90
3.2.9 Mở rộng các sản phẩm cho vay 90
3.2.10 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, đội ngũ nhân viên tại ngân hàng 90
3.2.11 Hiện đại hóa công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới giao dịch tại Agribank - Núi Thành 92
3.2.11 Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ 93
3.3 KIẾN NGHỊ 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98
KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9VIẾT TẮT
1 Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development: Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank
2 Agriculture Bank Insurance Joint -Stock Corporation: Công ty
10 Key Performance Indicator : Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu
24 Vietnam Securities Depository: Trung tâm lưu ký chứng
Trang 10bảng TÊN BẢNG Trang
2.1
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam qua trong giai đoạn (2019-2021)
34
2.2
Kết quả kinh doanh hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong giai
đoạn (2019-2021)
38
2.3
Tình hình dư nợ trong cho vay ngắn hạn khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh
45
2.4
Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay ngắn hạn khách
hàng cá nhân tại Agribank - Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn (2019-2021)
53
2.5
Tình hình các khoản vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam qua trong giai
đoạn (2019-2021)
55
2.6
Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại Agribank
-Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn (2019-2021)
60
Trang 11sơ đồ TÊN SƠ ĐỒ Trang
1.1
Quy trình nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Núi
Thành – tỉnh Quảng Nam
13
2.1
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Núi Thành – tỉnh Quảng Nam
Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank –
Núi Thành trong giai đoạn (2019-2021)
39
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2019 theo Tổng cục thống kê cục dân số huyện Núi Thành đạt147.721 người, đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển và các xãvùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt Đối với các NHTM, cho vayluôn là hoạt động chính và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng Trước tìnhhình đó, Agribank là đơn vị tiên phong chủ động triển khai chương trình tíndụng cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ liên kết áp dụng trong hệthống Agribank trực tiếp về các xã vùng sâu giúp đỡ khách hàng có nhu cầuđược vay vốn, gìn giữ, bảo tồn các làng nghề truyền thống tại địa phương.Qua đó, ngân hàng sẽ có thêm lượng khách hàng mới, đáp ứng nhu cầu hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu lợi nhuậnđòi hỏi các NHTM phải tìm ra hướng đi mới, có sản phẩm mới phù hợp từng đốitượng khách hàng, cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể hơn, sảnphẩm có tính riêng biệt, trách trùng lặp so với ngân hàng khác Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như NHTM nóiriêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực cho công cuộcđổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực trạng này đang đặt ra là làm sao để tiếp tục tăng trưởng quy mô chovay trong ngắn hạn, tăng lượng khách hàng đến giao dịch nhưng vẫn đảm bảochất lượng hoạt động cho vay trong ngắn hạn là vấn đề được Ban giám đốc củaAgribank - Núi Thành đặc biệt quan tâm, chú trọng hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam’’ làm đề tài nghiên cứu luận văn.
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Luận văn nghiên cứu đề xuất kiến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay trong ngắn hạn KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay trong ngắnhạn KHCN của NHTM
Trên cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN, phân tích,đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại Chi nhánh Agribank – Núi Thành, xácđịnh những mặt đạt được, những khó khăn và nguyên nhân những khó khăn
Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn KHCNtại Agribank – Núi Thành
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận thực tiễn hoạt động cho vay ngắn hạn
khách hàng cá nhân tại NHTM
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ
hoạt động cho vay mà chỉ tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn kháchhàng cá nhân
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu về hoạt động cho vayngắn hạn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động chovay ngắn hạn khách hàng cá nhân trong giai đoạn (2019 - 2021)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin dữ liệu thứ cấp:
Trang 14Thu nhập và chọn lọc các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu kếthừa các nội dung lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu về thực trạng cho vay ngắn hạnKHCN tại chi nhánh để phân tích và nhận định thực trạng
Phương pháp phân tích diễn giải: nhằm giải thích tình hình hoạt độngcho vay ngắn hạn KHCN tại đơn vị về tăng trưởng hoạt động cho vay ngắn,
nợ xấu, dự phòng rủi ro Từ đó, rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp chophù hợp hoạt động tại Chi nhánh
5 Đóng góp mới của luận văn
Về mặt khoa học, luận văn đóng góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản
về hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN của NHTM
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắnhạn KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đưa ra những đánh giá về kết quảhoạt động cho vay, đưa ra những kết đạt được, nêu ra những khó khăn vànguyên nhân những khó khăn.Từ đó, đề xuất những khuyến nghị nhằm hoànthiện hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN tại Agribank – Núi Thành
6 Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình viết luận văn này tác giả đã tham khảo đến các giáo trình, công trình nghiên cứu và các luận văn có liên quan như:
a Giáo trình tham thảo
+ Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nguyễn Minh Kiều (2009), NXB Thống Kê Giáo trình đã cung cấp cơ sở lý thuyết về tổng quan
về hoạt động cho vay và đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay trong NHTM
b Các luận văn cao học
Năm 2016, tác giả Lữ Minh Đức với đề tài:“Quản trị rủi ro tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh
Trang 15Đắk Lắk” Tác giả phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay và đưa ra giải
pháp quản trị rủi ro hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt - Chi nhánh Đắk Lắk
Năm 2017, tác giả Ngô Minh Đức với đề tài:“Quản trị chất lượng tín
dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Hòn Đất - Kiên Giang” Tác
giả đã nghiên cứu về quản trị chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhântại Agribank Hòn Đất - Kiên Giang Tác giả đã thu thập thống kê số liệu vàthu thập thông tin thông qua phương pháp bảng câu hỏi và phỏng vấn một sốkhách hàng Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm quản lý chấtlượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Hòn Đất - KiênGiang
Năm 2018, tác giả Ong Hữu Nhân với đề tài:“Giải pháp nâng cao chấtlượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCPngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang” Qua đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chinhánh Kiên Giang
Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung với đề tài: “Chất lượng tín
dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Quảng Bình” Tác giả phân tích chất lượng tín dụng KHCN và đề xuất ra các giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Quảng Bình
Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung với đề tài: “Hoàn thiện
hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng” Dựa trên cơ sở lý luận
hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh của NHTM tác đã phân tích vàđánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
Trang 16hoạt động cho vay đối với KHCN trong kinh doanh tại Chi nhánh LPB ĐàNẵng.
c Các bài báo khoa học
Bài báo: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt
Nam” của tác giả ThS Đường Thị Thanh Hải tại Tạp chí Tài chính kỳ số 4,
năm 2014 Bài báo phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân
và tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân gồm ngân hàng,khách hàng và ngoài ngân hàng
Bài báo: “Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài
chính ở Việt Nam” của tác giả Th.S Trần Thế Hệ tại Tạp chí Công thương,
năm 2021 Bài viết nghiên cứu về thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùngtại các công ty tài chính ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đểhoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của cácCông ty Tài chính (CTTC) và thực hiện quy định pháp luật về hoạt động chovay tiêu dùng tại các CTTC tại Việt Nam
Khoảng trống trong nghiên cứu:
Về mặt học thuật, các đề tài nghiên cứu trước đều quan tâm vào việc mởrộng, tăng doanh số cho vay, phát triển thị trường, đa phần tập trung chủ yếu vàonhóm khách hàng doanh nghiệp chưa chú trọng vào nhóm KHCN Hiện nay, tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh NúiThành, tỉnh Quảng Nam cần phải điều chỉnh phương án kinh doanh phù hợp vớitình hình thực tế tại địa phương nhằm thu hút khách hàng đến ủng hộ ngân hàng
Về mặt thực tiễn, theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt độngcho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông
tư 39) ban hành ngày 30/12/2016 đã nêu rõ, tổ chức không phải pháp nhân (ví dụnhư hộ gia đình, DNTN) chưa đủ tư cách pháp nhân vay vốn, chỉ có tư cách cánhân vay vốn tại TCTD Có nghĩa trước đây chỉ các cá nhân, hộ kinh doanh nằm
Trang 17trong đối tượng vay KHCN này theo Thông tư 39 thì bao gồm luôn cả doanhnghiệp tư nhân (trước đây nó nằm tróng nhóm KHDN) Hiện nay, tại Agribank –Núi Thành cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu làm rõ vấn đề này.
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tam khảo, nội dụngcủa luận văn được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhântại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánhNúi Thành, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chinhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Trang 181.1.1 Khái niệm về hoạt cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của NHTM
Cho vay của ngân hàng là một trong những hình thức tín dụng ngân hàng, theo đó ngân hàng giao dịch cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định, với khoản chi phí nhất định
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng,
theo đó tổ chức tín dụng giao và cam kết cho các khách hàng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi” [5, tr.1]
Theo giáo nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nguyễn Minh Kiều:
“Cho vay là việc Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định Ngân hàng có thể vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, tiền có thể chuyển tới tài khoản khách hàng hoặc tài khoản của người bán hàng cho khách hàng” [22, tr.20]
Vì vậy, Hoạt động cho vay ngắn hạn là một hình thức mà NHTM dùng nguồn vốn của mình để cấp cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nhất định với thời hạn dưới 12 tháng trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi đúng thời hạn.[1, tr 12].
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm khách hàng cá nhân của NHTM
Theo quy định hiện hành của NHNN Việt Nam, KHCN là các chủ thểkhông phải là pháp nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh bao gồm: Cá nhânkinh doanh; Chủ hộ kinh doanh; Chủ doanh nghiệp tư nhân
Trang 19Vì vậy, trên góc độ ngân hàng: KHCN là một nhóm đối tượng kháchhàng trong hoạt động kinh doanh như một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ và tựchịu trách nhiệm về mọi hành vi trong quan hệ dân sự của mình, nhưng khôngphải là pháp nhân.
Khách hàng cá nhân có những đặc điểm sau:
Cá nhân kinh doanh có thể là các cá nhân hoặc các hộ kinh doanh, doanhnghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ đứng ra kinh doanh Tự chịu tráchnhiệm trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp tư nhân Ngoài ra, còn có các yếu tố tác động như: về nhân lực, về quy
mô sản xuất, về ngành nghề, về năng lực quản lý…
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM
a Đối với ngân hàng:
Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại
là hoạt động chính của ngân hàng cho vay Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngânhàng cho vay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng làthu nhập chính của ngân hàng cho vay Trong nền kinh tế thị trường, cho vay
là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng Đối với các hầu hêt các ngânhàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạtđộng cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng Mặtkhác, rủi ro trong hoàt động cho vay có xu hướng tập chung chủ yếu vào danhmục cho vay Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêmtrọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng,viêc ngân hàng không thu hồi đươc vốn, có thể là do ngân hàng buông lỏngquản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kémhợp lý hoặc do nền kinh tế đi xuống không lường trước hoặc do nguyên nhânchủ quan từ phía khách hàng việc mở rộng cho vay KHCN giúp ngân hàng
Trang 20mở rộng mối quan hệ với đa dạng khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận
c Đối với nền kinh tế:
Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế: Với vai trò làtrung gian tài chính ngân hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế,giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư Hoạt động cho vay góp phần
mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹthuật…
Viêc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh màcòn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm Làm như thế nào để sử dụng vốn cóhiệu quả kinh tế và vấn đề mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ,thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệuquả Trong đó vốn quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh Đặc biệt trong xuthế hội nhập nền kinh tế thị trường thì đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết
Trang 21trong thời gian đến tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từ đó tạonên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
1.1.4 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
a Theo thời hạn vay:
Theo tiêu thức này, cho vay phân làm 3 loại nhưng trong đề tài luận văn tác giả đã giới hạn khoản vay trong ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động củacác tổ chức kinh tế hay nhu cầu chi tiêu cá nhân ngắn hạn mà thời gian vaydưới 1 năm
Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay từ 1 đến 5 năm Mục đích củakhoản vay này là đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh, xây dựng
dự án mới có quy mô nhỏ…
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn vay trên 5 năm Mục đíchcủa khoản vay này là tài trợ đầu tư vào các dự án
b Theo phương thức cho vay:
Theo tiêu thức này chia gồm 2 loại:
Cho vay từng lần: là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu củakhách hàng
Cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): là hình thức cho vay mà kháchhàng có thể cho vay trong một lần nhưng được rút và hoàn trả nhiều lần trongmột giới hạn do ngân hàng quy định với thời hạn không quá một năm Nếuhết thời hạn này, khách hàng có thể vay một hạn mức khác tùy theo uy tín vàquan hệ giữa khách hàng và ngân hàng
c Theo ngành nghề SXKD:
- Cho vay nông -lâm -ngư nghiệp: là sản phẩm cho vay tập trung vàođối tượng là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,
Trang 22nuôi trồng thủy sản Sản phẩm cho vay này ngoài mục đích thu lợi nhuận.Còn có mục đích xã góp phần làm thay đổi tập quán làm ăn của nông dân,chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn nhằm nâng cao đời sống của nhândân
- Cho vay kinh doanh thương mại - dịch vụ: là loại hình cho vay để bổsung vốn lưu động trong quá trình kinh doanh thương mại và dịch vụ
d Theo hình thức đảm bảo tiền vay
- Đảm bảo không bằng tài sản: gồm đảm bảo bằng uy tín của chínhngười đi vay và bảo đảm bảo bên thứ 3
- Đảm bảo bằng tài sản: gồm các hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnhbằng tài sản của bên thứ 3, tài sản hình thành từ vốn vay Cụ thể:
Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mặc
dù có sự bảo đảm về mặt vật chất và rất cần thiết nhưng hiệu quả không cao
và các thủ tục để áp dụng các biện pháp trên cũng như việc xử lý các tài sảndùng làm vật cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hiện nay cũng rất phức tạp Các biện
pháp này chỉ mang tính thụ động Vì vậy, nên có thể hiểu: “Bảo đảm tiền vay
là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích thực hiện cho được yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải được quay về với người cho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi ”.
e Các hình thức thu hồi nợ
a Trả một lần: theo cách cho vay này, khách hàng thanh toán cho ngân
hàng một lần khi đến hạn Loại cho vay này thường áp dụng đối với khoảnvay có giá trị nhỏ, thời hạn vay không dài
b Trả góp: là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác
định thỏa thuận số tiền gốc và lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ratheo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ:các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc và lãi
Trang 231.1.5 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Nhân viên ngân hàng tiếp xúc, hướng dẫn, tư vấn giúp kháchhàng thực hiện lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định hồ sơ cho vay và thẩm định tài sản thế chấp
Bước 3: Lập tờ trình thẩm định trình lãnh đạo của ngân hàng phê duyệt,thông báo kết quả cho khách hàng Nếu hồ sơ đảm bảo và được ký duyệt thìtiếp tục hoàn thiện tất các thủ tục đảm bảo tiền vay và ký hợp đồng tín dụngBước 4: Tiến hành giải ngân, lưu hồ sơ
Bước 5: Giai đoạn hậu cho vay, ngân hàng tiếp tục theo dõi, thu (theocam kết thỏa thuận trong hợp đồng) cho đến khi thanh lý hợp đồng
Bước 6: Thanh lý hợp đồng kết thúc hợp đồng
Trang 24Quy trình cho vay được thực hiện theo sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Núi Thành – tỉnh Quảng Nam
Trang 251.1.6 Thẩm định quy trình cho vay
Là việc phân tích, đánh giá hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng đểlàm cơ sở ra quyết định tín dụng
Ý nghĩa của thẩm định tín dụng:
+ Đánh giá mức độ tin cậy và hiệu quả của phương án vay vốn
+ Đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng
Mặc dù có nhiều loại tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn, tuy nhiêntùy thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng mà tài sản đảm bảo cho cáckhoản vay sẽ khác nhau Hiện tại, tài sản đảm bảo phổ biến nhất là giấy tờnhà đất, giấy tờ có giá trị như cổ phiếu hoặc trái phiếu chính phủ, xe ô tô, sổtiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
1.1.7 Mục đích kiểm tra hoạt động cho vay
Mục đích của việc kiểm tra và giám sát hoạt động cho vay là:
Một là, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo
tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cung cấp
dư nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng
Hai là, tài sản đảm bảo nợ vay phải được thực hiện đầy đủ tính pháp lý
và phù hợp với quy định của NHNN
Ba là, các khoản nợ gốc, lãi, phí tiền vay phải được tính và hạch toán
đầy đủ trong cả quá trình truy thu
Bốn là, nợ quá hạn phải được phân loại theo nhóm nợ và trích lập dự
phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Ngoài ra, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều rủi ro như: năng lực trả nợcủa khách hàng, sự trung thực của khách hàng và tài sản đảm bảo thế chấp…
1.1.8 Rủi ro trong cho vay của NHTM
Rủi ro cho vay là rủi ro của ngân hàng khi cho vay nhưng không thể thuhồi được gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn
Trang 26* Biện pháp phòng ngừa và khắc phục:
- Thực hiện quy trình tín dụng nghiêm ngặt
- Theo dõi sát quá trình sử dụng vốn vay
- Theo dõi trích lập dự phòng
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM
1.2.1 Mục tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của NHTM
- Tăng trưởng quy mô cho vay KHCN
- Chiếm lĩnh thị trường và tăng trưởng thị phần cho vay KHCN
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHCN
- Kiểm soát rủi ro tín dụng
- Bổ sung vốn cho khách hàng muốn vay
- Tăng trưởng thu nhập và tăng lợi nhuận cho ngân hàng
1.2.2 Đối tượng và đặc điểm của KHCN của NHTM
Đối tượng của hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN là các cá nhân, hộgia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định có nhucầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó Khác vớikhách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có sốlượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởimôi trường kinh tế, văn hóa – xã hội Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau,nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh
tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư.KHCN đến ngân hàng xin vay vốn thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiệntại của họ, các khoản vay này có thể là vay để mua ô tô, mua nhà hoặc sửachữa nhà…hoặc vay kinh doanh trên quy mô nhỏ Quy mô của các hợp đồngcho vay KHCN thường nhỏ hơn nhiều so với cho vay đối với KHDN là do
Trang 27KHCN vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuấtkinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường khônglớn Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của KHCN thường không nhiều
và không có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn NHTM chấp thuận choKHCN vay không cao như các khoản cho vay KHDN Đồng thời khi kháchhàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiếtkiệm từ trước Họ tìm đến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời Tuyvậy, số lượng KHCN đến vay vốn tại NHTM lại lớn hơn nhiều lần so với sốlượng KHDN, đặc biệt ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàngbán lẻ số lượng này là rất lớn Chính vì vậy tổng quy mô cho vay KHCN củacác NHTM vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng
Cho vay KHCN là khoản mục cho vay có chi phí cao hơn nhiều so vớikhoản mục cho vay KHDN do số lượng các khoản cho vay KHCN là rất lớnnhưng quy mô của từng khoản vay thường nhỏ nên các NHTM phải bỏ ranhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng,lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và quản lí các khoản vay… Một nguyên nhânkhác khiến chi phí của các khoản cho vay
KHCN cao là vì hoạt động cho vay KHCN ở nước ta mới được pháttriển trong những năm gần đây, nhiều hình thức cho vay còn khá mới mẻ đốivới khách hàng Do đó, các ngân hàng phải tiến hành các chương trình quảngcáo giới thiệu sản phẩm để phát triển khách hàng, mở rộng thị phần, hoạtđộng này góp phần làm cho chi phí các khoản cho vay KHCN tăng thêm Các khoản cho vay KHCN thường là những khoản cho vay có độ rủi rocao đối với ngân hàng vì trong danh mục cho vay KHCN có nhiều sản phẩmcho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng làqua quỹ lương hàng tháng của khách hàng Tuy nhiên, tình hình tài chính củaKHCN thường thay đổi nhanh chóng theo tình trạng công việc, sức khỏe và từ
Trang 28môi trường kinh tế Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộgia đình thường có trình độ quản lí yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học
kĩ thuật và công nghệ lạc hậu do đó rủi ro cao, công việc kinh doanh có thể dễdàng thất bại, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng
Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định cho vay KHCN thường gặpnhiều khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, nguồnthông tin do chính khách hàng cung cấp rất khó xác định tính trung thực, do
đó chất lượng thẩm định khách hàng không cao Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến các quyết định cho vay của ngân hàng
Các khoản cho vay KHCN thường có lãi suất cao hơn so với các khoảncho vay KHDN của NHTM Nguyên nhân là do chi phí của việc cho vayKHCN khá lớn, việc cho vay đối với KHCN chứa đựng nhiều rủi ro cao như
đã đề cập ở trên
Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà cáckhoản vay của KHCN có thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đối vớinhững khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thờihạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ giađình do đó thời hạn vay thường là ngắn hạn
Bên cạnh đó, đối với những khoản cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộgia đình, thời hạn thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào khả năng cungứng nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, đối vớinhững khoản vay thường là: mua nhà, mua xe, đi du học…thời hạn cho vay
có thể kéo dài hơn khoản vay khác
1.2.3 Những hoạt động mà NHTM thường vận dụng để triển khai cho vay khách hàng cá nhân
a Củng cố và phát triển lượng khách hàng cá nhân
Trang 29Tập trung phát triển hoạt động tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2
và loại 3 (là các thành phố trực thuộc trung ương hoặc trực thuộc tỉnh, vớichức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch,dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cảnước)
Các loại đô thị nêu trên là những nơi có mật độ dân số đông, dân cư cóthu nhập khá trở lên, có nhu cầu chi tiêu hưởng thụ cuộc sống từ đó sẽ có nhucầu vay vốn để thỏa mãn chi tiêu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, do đótạo ra nhiều tiềm năng để phát triển tín dụng cá nhân Ngoài ra, Cung cấp chokhách hàng một danh mục sản phẩm tín dụng hấp dẫn, đa dạng, đa tiện ích vàphù hợp với từng đối tượng khách hàng.Đối với các sản phẩm tín dụng truyềnthống: nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ,đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng Cung cấp sảnphẩm hiện đại: bắt kịp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát triểnnhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại để cung cấp cho kháchhàng trọn gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân
b Hoạch định và thực thi các chính sách maketing
Bao gồm chính sách như: Chính sách về sản phẩm cho vay ngắn hạnKHCN; Chính sách về lãi suất cho vay và phí dịch vụ liên đến KHCN; Chínhsách về kênh phân phối đối với KHCN; Chính sách về tuyên truyền quảng cáo
và chăm sóc KHCN; Chính sách về quy trình cho vay đối với KHCN; Chínhsách về nhân sự trong cho vay KHCN, Chính sách về cơ sở vật chất, công nghệ
c Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN của ngân
hàng:
Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình nhận diện, phân tích nhân tố rủi ro,
đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp vàquản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình
Trang 30cấp tín dụng Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), quản trị rủi ro tíndụng có ý nghĩa quan trọng bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất là, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn đối
với tất cả các NHTM Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu khách quan, luôn gắnliền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp Rủi ro tíndụng thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn vàthu nhập của ngân hàng
Thứ hai là, nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng được
thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho NHTM như: Giảm chi phí, nângcao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM, tạo niềm tin cho khách hàng gửitiền và nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế,hình ảnh, thị phần cho ngân hàng
Thứ ba là, vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất
nhỏ, nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ đẩy một ngânhàng tới nguy cơ phá sản Những khoản vay của khách hàng thường có giá trịlớn nên khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra, nếu khoản vay không thu hồi được
sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngân hàng
Thứ tư là, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM thường được thựchiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểmsoát rủi ro và xử lý rủi ro Cụ thể là: Nhận diện rủi ro tín dụng; Đo lường rủi
ro tín dụng; Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng; Xử lý rủi ro tín dụng
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn KHCN của NHTM:
Doanh thu
Là toàn bộ tiền thu được trong quá trình cung cấp dịch vụ, hoạt độngkhác của ngân hàng Đây chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài chính và các hoạtđộng khác tại ngân hàng
Trang 31Thị phần
Là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp sản phẩm– dịch vụ Đây là chỉ tiêu đánh giá phân khúc khách hàng tiềm năng của ngânhàng và xác định phân khúc đó có đem lại lợi nhuận hay không?
Lợi nhuận
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của ngân hàng và chi phí mà ngânhàng đó đầu tư vào hoạt động kinh doanh để đạt được mức doanh thu đó Lợinhuận là phần trừ các khoản chi phí và thuế phần còn lại là kết quả tài chínhcủa các hoạt động kinh doanh đem lại Là cơ sở để đánh giá hiệu quả kết quảhoạt động của ngân hàng qua một năm hoạt động
Ngoài ra, hiệu quả vòng quay vốn là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinhdoanh Chỉ số của vòng quay vốn lưu động càng lớn thì chứng tỏ ngân hàngđang hoạt động kinh doanh ổn định và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quảcao Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càngnhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệnày cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt Mặt khácvòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nềnkinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thônghàng hoá Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tíndụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanhnghiệp trong phát triển kinh doanh
- Chỉ tiêu về nhóm nợ:
Doanh số cho vay (Doanh số cho vay ngắn hạn)
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân sản xuất kinh doanh thểhiện tổng lượng vốn mà ngân hàng đã cho hộ gia đình và cá nhân vay trongmột thời kỳ cụ thể, thường là theo tháng, quý, năm Nó được tính bằng cáchcộng dồn các khoản cho vay trong một thời kỳ
Trang 32Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn được tính bằng thương giữa doanh
số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay chung Con số này thể hiện quy môhoạt động của ngân hàng trong một thời kì và tình hình cung ứng vốn cho nềnkinh tế, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Ngoài ra, tốc độ tăngdoanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng cho vay ngắn hạnđối với hộ gia đình và cá nhân sản xuất kinh doanh của ngân hàng Chỉ số nàytăng chứng tỏ ngân hàng cho vay năm nay nhiều hơn năm trước, tức là hoạtđộng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình và cá nhân sản xuất kinh doanhđược mở rộng Ngược lại, chỉ số này giảm thì ngân hàng cho khách hàng vaynăm nay ít hơn năm trước
Doanh số thu nợ (Doanh số thu nợ ngắn hạn)
Là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã cung ứng hoạt độngcho vay trong một khoảng thời gian nhất định và được hoàn trả trong thờigian nhất định bao gồm cả gốc và lãi Nó được xác định bằng cách cộng dồncác khoản nợ trong từng thời kỳ
Doanh số cho vay lớn thì cần kèm với doanh số thu nợ cao thì mới đảmbảo chất lượng cho vay Nếu doanh số thu nợ thấp thể hiện dư nợ quá hạn lớn,khả năng thu hồi vốn và lãi thấp thì chất lượng tín dụng là kém Chỉ tiêu nàythể hiên năng lực làm việc nhân viên tín dụng thông qua chất lượng thẩm địnhxét duyệt và thu hồi nợ của nhân viên tín dụng, chính sách thu hồi vốn củangân hàng
Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó mà ngân hànghiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần thu vềtrong thời mà khách hàng đã thỏa thuận với ngân hàng Nó được tính trên dư
nợ cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng và dựa vào đó để tính lãi.Ngoài ra, dư nợ cho vay là trong những tiêu chuẩn để đánh giá lợi nhuận củangân hàng Dư nợ bao gồm dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn
Trang 33Cùng với chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu dự nợ cũng dùng để đánhgiá mức độ tăng trưởng hoạt động cho vay tại ngân hàng Đây là chỉ tiêu màngân hàng phải theo dõi nhóm nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh đánh giá chất lượng cho đối với khách hàng cá nhân
và đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng, trong việc thực hiện nghiệp vụ chovay và các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngânhàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tàikhoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn
Trong dư nợ cho vay: Nợ trong hạn là nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợnhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghingờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) (Trích dẫn theo Điều 10 thông tư
số 02/2013/TT-NHNN)
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản án nguy cơ mất vốn, doanh thu sụt giảm, ngânhàng gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất khả năngthanh toán nếu tỷ lệ quá cao Vì vậy, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ quá được đánhgiá là chất lượng cho vay thấp Tuy nhiên, khi ngân hàng có tỷ lệ này thấp thìcũng chưa thể kết luận là chất lượng cho vay là tốt Ta vẫn phải kết hợp vớicác chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng cho tại ngân hàng Có sự thay đổicủa các nguyên nhân khách quan như: sự bất ổn của nền kinh tế, sự thay đốichính sách kinh tế, thay đổi bất thường của thời tiết…ảnh thu nhập kháchhàng Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan do trình độ khi phân tích và đánh giá
dự án còn yếu kém xét duyệt thẩm định và hồ sơ vay vốn
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay phản ánh rõ nhất về chất lượng cho vaycủa ngân hàng đối với khách hàng và rủi ro đối với khoản vay Công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)= (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay)*100
Bất kỳ ở ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn nhưng mức độ tỷ lệ là khác nhau
Trang 34Khi ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ được đánh giá là chất lượngcho vay thấp Khi tỷ lệ nợ quá hạn thấp ngân hàng đang theo đuổi chính sáchcho vay an toàn, ít rủi ro cho khách hàng nên không mở rộng cho vay nhiềuvới loại hình này nên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và doanh số sẽ thấp
Phương pháp định tính: Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng
ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hoá được thì còn có rất nhiều yếu tố màkhông thể lượng hoá được Các chỉ tiêu định tính được qua quy chế, chế độ,thể lệ tín dụng, mức độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngânhàng cung cấp Tùy thuộc vào, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngânhàng và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong đến hoạt động tín dụng
NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế và có quan hệ mật thiết với sựphát triển của nền kinh tế NHTM có quan hệ rất rộng với nền kinh tế, do đó
để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thì chúng ta phải hiểu biết vềnhững nhân tố tác động đến nó Những nhân tố tác động đến chất lượng tíndụng ngân hàng bao gồm những nhân tố chủ quan và những nhân tố kháchquan Các nhân tố này được chia thành 3 nhóm:
Khả năng thẩm định cho vay:
Thẩm định cho vay là khâu quan trong hoạt động tín dụng và ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng tín dụng Thẩm định đó là khâu đánh giá, dự đoán,thẩm tra về độ chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng Mặt
dù không chính xác tuyệt đối nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việcthu hồi cả vốn và lãi đầy đủ khi khoản vay đến hạn thanh toán trong quá trìnhthem định yêu cầu phải có trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt,tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin
Đặc biệt đối với những khoản vay ngắn hạn, do tính đặc thù của hoạtđộng này là cho vay thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời vốn lưu động cho
Trang 35các doanh nghiệp do đó them định phải nhanh chóng kịp thời nhưng phảichính xác bảo đảm an toàn cho đồng vốn bỏ ra.
Chất lượng cán bộ tín dụng:
Để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố,trong đó con người là nhân tố trung tâm là yếu tố quyết định sự thành bạitrong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thì hoạt động của ngân hàng cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp đòihỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnhhội và ứng dụng khoa học tiên tiến Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán
bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng Khách hàng củangân hàng rất đa dạng do đó trình độ cán bộ tín dụng phải cao và hiểu biếtphong phú để đánh giá được một khoản cho vay
Vấn đề thông tin tín dụng:
Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là mộtkho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin.NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầytính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng Đối với nghiệp vụ tíndụng, ngân hang thường không đủ về thông tin về lợi tức tiềm ẩn và rủi rokèm theo với dự án mà người vay định tiến hành Việc thiếu thông tin tạo ra
sự lựa chọn đối nghịch, đó là hiện tượng người vay tạo ra một kết cục khôngmong muốn – rủi ro không trả được nợ Do vậy nắm bắt không đầy đủ chínhxác về thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Ngoài ra, kiểm soát nội bộ dựa trên các quy chế, thể lệ cho vay trênnguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổnthất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Do đó, công tác kiểm soát nội bộgiúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt
Trang 36khác nắm được sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng có biện pháp khắcphục kịp thời.
Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khách hàng người trực tiếp sử dụng
khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng củangân hàng Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn vay hợp
lý, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho chất lượng tín dụngđược nâng cao Những yếu tố từ ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng, đó là :
Đạo đức của người vay: Các ngân hàng sẽ quyết định cho vay sau khi đã
phân tích cẩn thận yếu tố liên quan đến tính chân thật của người vay trongviệc trả nợ Tuy nhiên tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thểthay đổi sau khi mon cho vay đã được thực hiện Rủi ro đạo đức xảy ra khikhách hàng sử dụng món vay vào mục đích khác nhiều rủi ro hơn Điều nàyảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
Các nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội - môi trường: Hoạt động tín dụng
của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế Từng giai đoạn vàbiến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động ngân hàng Lạm phát,suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thuế suất đều ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng Nền kinh tế nước ta đang tronggiai đoạn đổi mới và đạt được nhiều kết quả khích lệ Tuy nhiên còn một sốnhững khó khăn doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sảnxuất kinh doanh không theo kịp hoặc không phù hợp với sự thay đổi củachính sách, cơ chế vĩ mô Do vậy doanh nghiệp gặp những khó khăn trong sảnxuất kinh doanh, hàng hoá tồn đọng, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toánlàm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượngtín dụng Cùng với sự thay đổi của môi trường kinh tế thì môi trường pháp lýthay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng
Trang 37Tóm lại, khi đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại NHTM, cần xét
một cách tổng quát các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng Ngoài ra,các chỉ tiêu định lượng cũng cần được xem xét cụ thể và có mối quan hệ mặtthiết với nhau chứ không thể xét riêng lẻ từng chỉ tiêu Nếu ngân hàng chovay tốt, các chỉ tiêu sẽ đều biểu hiện như: Xu hướng tăng về dư nợ, doanh sốcho vay tăng và khả năng thu hồi nợ ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn thấp và uy tíncủa khách hàng đối với ngân hàng tăng qua các năm và được khách kỳ vọngcao Trong quá trình, hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng cần chú trọngđến các nhân tố bên trong và bên ngoài có điều chỉnh các phương án kinhdoanh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đạt hiệu quả tốthơn trong các năm đến
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Toàn bộ nội dụng chương 1 tác giả đã khái quát những cơ sở lý luận cơbản về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Trong đó, tác giả đã tậptrung vào các vấn đề sau:
1 Khái quát cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và phân tích nội dunghoạt động cho vay của NHTM
2 Tổng hợp các tiêu chí nhằm đánh giá kết quả hoạt động cho vay vàxác định các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động chovay KHCN của NHTM Nêu ra những đặc điểm của khách hàng cá nhân củaNHTM
Những nội dung lý luận trong chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả phântích đánh giá thực trạng chương 2 và đề xuất các giải pháp và kiến nghị trongchương 3
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN NÚI
+ Biên chế đến tháng 5/2019: Gồm 41 người
+ Trụ sở giao dịch: Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
a Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện NúiThành, tỉnh Quảng Nam gồm:
Trang 40- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Bao gồm các chuyên đề tín dụng, kếhoạch, nguồn vốn, phòng ngừa và xử lý rủi ro, sản phẩm dịch vụ, thẻ, tiếp thịtruyền thông.
- Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Gồm các chuyên đề tài chính, kế toán,tiền tệ, kho quỹ, quản lý tài sản, thanh toán, công nghệ thông tin, kinh doanhngoại tệ
- Phòng tổng hợp: Gồm các chuyên đề tổ chức, lao động, tiền lương,mạng lưới, thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ bản, văn thư lưu trữ, kiểm tra,kiểm soát, kiểm toán nội bộ, pháp chế
- Phòng giao dịch Tam Xuân trực thuộc Chi nhánh quản lý
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh Núi Thành – tỉnh Quảng Nam
Trong suốt thời gian hoạt động từ lúc thành lập đến nay, Ngân hàngAgribank Chi nhánh huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiềudanh hiệu thi đua cao nhất:
- Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam 2019, 2020
- Bảng khen của UBND tỉnh Quảng Nam năm 2019, 2021