1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động cho vay khách cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển tp hồ chí minh chi nhánh đắk nông

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, đã có sự thay đổi tích cực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ đã làm thay đổi quan điểm của các NHTM đối với hoạt động ngân hàng dành cho KHCN. Cùng với sự phát triển của đất nước, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu của các cá nhân gia tăng tương ứng, mở ra một thị trường tiềm năng và nhiều cơ hội đối với các tổ chức kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng. Và điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay đó là hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong đó, nhóm KHCN được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM hiện nay. Tuy cho vay KHCN mới được chú ý tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây nhưng nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng. Bởi lẽ, theo các ngân hàng, lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi ở đây là quy mô thị trường lớn, với dân số trên 98 triệu người, đa số trong đó là những người trẻ tuổi, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và có nhu cầu mua sắm lớn. Cùng với mức sống càng nâng cao thì nhu cầu của KHCN không chỉ bó hẹp trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày mà họ còn có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao mức sống hiện tại. Thời gian gần đây, còn nổi lên những phong trào khởi nghiệp của những thanh niên có trí thức, có đam mê, nhưng lại thiếu vốn để thực hiện. Chính vì những lý do đó, bên cạnh khách hàng truyền thống là khách hàng doanh nghiệp, KHCN đang vươn lên và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩm định đối với đối tượng KHCN cũng tương đối đơn giản. Chúng ta có thể thấy lợi ích mà tín dụng cá nhân mang lại cho Ngân hàng rất lớn. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động cho vay KHCN còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục, như có nhiều rủi ro tín dụng, sản phẩm đa dạng nhưng việc phát triển các sản phẩm này cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Chính thức có mặt và hoạt động tại tỉnh Đắk Nông từ năm 2018, trong thời gian vừa qua HDBank Chi nhánh Đắk Nông đã đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống HDBank. Đi liền với tăng trưởng dư nợ, HDBank Chi nhánh Đắk Nông luôn đặt mục tiêu giữ vững chất lượng tín dụng. Chi nhánh đã phát huy vai trò tích cực của một tổ chức tín dụng hàng đầu trên địa bàn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến năm cuối 2020, dư nợ cho vay KHCN của HDBank Chi nhánh Đắk Nông đạt được là 753 tỷ đồng, giảm 11% (90 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay KHCN đang gặp phải khó khăn, khối lượng vốn vay giảm xuống. Không những vậy, tỷ lệ nợ xấu còn có chiều hướng tăng. Để giải quyết những khó khăn hiện tại và định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN hợp lý, Ngân hàng cần có những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn động. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Nông”, nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. Tìm ra giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank Chi nhánh Đắk Nông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích đánh giá trong giai đoạn 2018 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp định tính, với các phương pháp cụ thể sau đây: + Phương pháp thu thập các văn bản quy định của Nhà nước, của các cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay KHCN để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp thu thập, thống kê số liệu, các chỉ số trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trong cho vay KHCN của HDBank Chi nhánh Đắk Nông. + Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp kết hợp với nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cụ gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông. 6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là các giải pháp tăng cường hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Cụ thể một số nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Đăng Thủy (2014), đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đà Nẵng” 8. Tác giả đã nêu được các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay cũng như những nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Trong phần thực trạng, tác giả cũng đã trình bày sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng. Ở luận văn này, tác giả chú trọng vào các biện pháp mà ngân hàng đã triển khai nhằm mở rộng cho vay KHCN và kết quả đạt được. Từ đó đưa ra những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục. Hạn chế của nghiên cứu: tác giả còn nói những giải pháp đã thực hiện được, cũng như sẽ làm còn chung chung, chưa rõ ràng thực tế cần phải làm những gì? Các bước thực hiện ra sao? Chưa đưa ra được những giải pháp phù hợp, gần gũi với điều kiện địa phương của chi nhánh. Tác giả Hoàng Thị Huyền Trang (2015), đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Hà Tây” 2. Tác giã đã phân tích khá đầy đủ về đặc điểm cho vay tiêu dùng và trong những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng và đề xuất một số giải pháp rất có ích cho phát triển cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên luận văn chưa nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại khác. Tác giả Huỳnh Lê Hoài Tâm (2016), đề tài: “Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Nam” 3. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Từ các số liệu thực tiễn, tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích rõ được trọng tâm các các rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN, chưa nêu được các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Tác giả Nguyễn Vũ Lâm (2019), đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quyết Thắng – Tỉnh Kon Tum” 11. Tác giả đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về hoạt động cho vay KHCN KD của NHTM. Tác giả đã nêu được cơ sở lý luận, vai trò và những đặc điểm về hoạt động cho vay KHCN KD của NHTM. Qua đó, tác giả cũng đã nêu được rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN KD của NHTM, đồng thời xác định được mục tiêu, cách thức tổ chức quản lý đến việc nghiên cứu thị trường nhằm hoạch định, thực thi các giải pháp marketing phù hợp và kiểm soát được rủi ro tín dụng. Đặc biệt, luận văn đã nêu được các điểm nổi bật như: qui mô cho vay, cơ cấu cho vay, mức độ rủi ro, chất lượng dịch vụ, kết quả bán chéo sản phẩm, kết quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN KD của NHTM. Đây là các tiêu chí chính để đánh giá, phản ánh kết quả của hoạt động cho vay đối với KHCN KD tại NHTM. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa đánh giá hết được tiềm năng và nhu cầu vốn ngắn hạn của KHCN KD. TS. Phạm Văn Hồng (2016), Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4 năm 2016 “Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”, bài viết chỉ ra những khó khăn mà các hộ kinh doanh cá thể đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh trong đó khó khăn nhất đó là thiếu vốn và việc khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Từ đó đưa ra những phương án tháo gỡ cho các hộ kinh doanh 16. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại, tuy nhiên nội dung các công trình đã nghiên cứu còn mang tính tổng quát, lý thuyết và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN * TĂNG TRUNG HIỂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÀ NẴNG, 2021 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN * TĂNG TRUNG HIỂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Văn Nhàn ĐÀ NẴNG, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Nông”, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh, cùng những giải pháp đề xuất là do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hồ Văn Nhàn Các tài liệu tham khảo trong thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tăng Trung Hiển ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Duy Tân, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, nền tảng cơ bản để em hoàn thành bài luận văn này Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hồ Văn Nhàn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, song do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tăng Trung Hiển iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi MỞ ĐẦU .1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu .3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Bố cục của luận văn .4 6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 7 1.1.2 Khái niệm cho vay 7 1.1.3 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 8 1.1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại………… .10 1.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .12 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15 1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 15 iv 1.2.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 16 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 19 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23 1.3.1 Các nhân tố chủ quan 23 1.3.2 Các nhân tố khách quan 26 1.4 KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .27 1.4.1 Kinh nghiệm cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng .27 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho vay khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Nông 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 33 2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .33 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của HDBank Đắk Nông 35 2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Nông 37 v 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 42 2.2.1 Tổ chức quản lý, quy trình cho vay khách hàng cá nhân 42 2.2.2 Thực trạng các chỉ tiêu cho vay khách hàng cá nhân 47 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .60 2.3.1 Những kết quả đạt được .60 2.3.2 Những hạn chế .61 2.3.3 Nguyên nhân 65 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 71 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 71 3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của HDBank 71 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của HDBank Chi nhánh Đắk Nông 73 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG .75 3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và cho vay KHCN 75 3.2.2 Mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, kênh phân phối; tăng cường khai thác hiệu quả mạng lưới giao dịch hiện tại .77 3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi, linh hoạt .78 vi 3.2.4 Xây dựng chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng 80 3.2.5 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân………… .81 3.2.6 Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực thúc đẩy và nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên .85 3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 88 3.3.1 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 88 3.3.2 Kiến nghị với HDBank Hội sở 89 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 91 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO HDBank iv NHNN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM CV Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Thành CN KH phố Hồ Chí Minh KHCN Ngân hàng Nhà nước KD Ngân hàng thương mại QHKH Chuyên viên CBNV Cá nhân CNTT Khách hàng TCTD Khách hàng cá nhân TSBĐ Kinh doanh VND Quan hệ khách hàng HĐKD Cán bộ nhân viên HĐCTD Công nghệ Thông tin HTTD Tổ chức tín dụng RRTD Tài sản bảo đảm Đồng Việt Nam CIC Hoạt động kinh doanh Hợp đồng cấp tín dụng GNN Hỗ trợ tín dụng Rủi ro tín dụng Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng, là viết tắt của cụm từ Credit Information Center Giấy ghi nợ

Ngày đăng: 16/03/2024, 12:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w