1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, không ngừng thay đổi theo từng ngày, từng giờ của nền kinh tế. Vệc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi số lượng công ty nhà bán buôn thì càng nhiều nhưng thị trường, khách hàng thì có giới hạn. Một trong những hoạt động quan trọng nhất, có tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng đó là hoạt động bán hàng. Bán hàng không chỉ là khoa học mà còn là một nghệ thuật. Tuy nhiên ở mỗi thị trường, mỗi khách hàng, mỗi sản phẩm thì mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng tiếp cận, tổ chức và khai thác khác nhau. Nhưng suy cho cùng, mọi hoạt động đều hướng về một mục đích chung là làm sao bán được hàng với lợi nhuận thu về cao nhất mà vẫn giữ được sự uy tín của thương hiệu và mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, nhà kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc chỉ biết kinh doanh sản phẩm mà còn phải nhạy bén và linh hoạt trong cách quản lý, tổ chức hoạt động bán hàng. Hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành kinh doanh đèn chiếu sáng– một ngành đang phát triển và được dự đoán là “bùng nổ” trong giai đoạn sắp tới. Do đó hoạt động bán hàng của công ty CDE VINA gặp phải không ít khó khăn. Hoạt động bán hàng trở nên có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Từ nhận thức đó kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty TNHH CDE VINA, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại công ty TNHH CDE VINA” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng. Tìm hiểu sơ lược về Công ty TNHH CDE VINA Trên cơ sở lý thuyết tiến hành phân tích thực trạng về hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA. Từ đó, phát hiện ưu, nhược điểm trong quá trình kinh doanh của công ty và đề xuất những giải pháp, kiến nghị thiết thực, phù hợp với công ty nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình thực tập, tập trung tìm hiểu những hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng của công ty bao gồm quy trình bán hàng, các chính sách và chiến lược bán hàng của công ty đã xây dựng và hoạt động như thế nào, cần khắc phục những khiếm khuyết gì để có thể đưa ra được những đánh giá đúng đắn, khách quan nhằm cải thiện hoạt động bán hàng cho công ty một cách hữu hiệu nhất. Phạm vi nghiên cứu: o Phạm vi không gian: Công ty TNHH CDE VINA o Phạm vi thời gian: Các số liệu báo cáo kết quả hoạt động, bảng cân đối kế toán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ sở vật chất,... được đề cập đến trong bài báo cáo nằm trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. o Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng về hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo thực tập này sử dụng những phương pháp nghiên cứu như quan sát, liệt kê, tổng hợp, phân tích và so sánh. Trong quá trình thực hiện báo cáo, tùy vào thời điểm và nội dung mà các phương pháp này được sử dụng và kết hợp linh hoạt với nhau để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả. 5. Nội dung nghiên cứu Bố cục đề tài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng. Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH CDE VINA và thực trạng hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại công ty TNHH CDE VINA. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA.
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngành: Kinh doanh thương mại
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Tịnh Cát
Sinh viên thực hiện: Lê Trần Thúy Ngân Lớp: K25QTD1
MSSV: 25202817046
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sáu tuần thực tập có giới hạn vừa qua là cơ hội cho em có thể chiêm nghiệm
và hệ thống hóa lại những kiến thức đã được học trên giảng đường, kết hợp vớinhững trải nghiệm thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn Qua quá trình thựctập em được mở rộng hiểu biết và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế Từ đó, emnhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng kiến thức vào trong công việc kinhdoanh thực tế Trong quá trình thực tập, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi vìbản thân thiếu kinh nghiệm chuyên môn cũng như chưa từng được tiếp xúc với môitrường làm việc chuyên nghiệp nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy côkhoa Quản trị Kinh doanh và sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Kinhdoanh của Chi nhánh Công ty TNHH CDE VINA đã giúp em có được những kinhnghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập cũng như viết hoàn thiện bài báo cáothực tập này
Lời cảm ơn đầu tiên, em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các
cô chú, anh chị trong Công ty TNHH CDE VINA – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệttình tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được tiếp cận thực tế hoạt động kinh doanh
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đạihọc Duy Tân, quý thầy cô khoa Quản trị Kinh doanh đã tận tâm cung cấp nhữngkiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho sinh viên Đặc biệt, em xin cảm ơn côgiảng viên hướng dẫn - Thạc sĩ Huỳnh Tịnh Cát, người đã tận tình trực tiếp hướngdẫn em hoàn thành bài báo cáo này
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo vẫn không thể tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Công ty, quý thầy cô để em
có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành bài một cách tốt nhất Em xin chân thành cảmơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA” là bài báo cáo thực tập do
em hoàn toàn tự nghiên cứu và viết dưới sự dẫn dắt của giảng viên hướng dẫn –Thạc sĩ Huỳnh Tịnh Cát Ngoài ra em chắc chắn không có sự sao chép nào dưới mọihình thức Bên cạnh đó, có một số nguồn tham khảo thêm được đề cập trong bài báocáo đã được trích dẫn theo đúng quy định
Đề tài thực tập này là sản phẩm do em nghiên cứu tại trường và thực tập tạiCông ty TNHH CDE VINA Số liệu, bảng biểu và kết quả được thể hiện trong bài
là hoàn toàn trung thực Nếu có vấn đề gì xảy ra, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước hội đồng chấm thi và nhà trường
Ký tên
Lê Trần Thúy Ngân
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 CE CE Marking – Chứng nhận cho phép sản phẩm được lưu
thông tự do trong thị trường Châu Âu
3 RoHS Chứng chỉ hạn chế các chất độc hại trong thiết bị điện và
điện tử theo Chỉ thị 2011/65/EU
4 ENEC Tiêu chuẩn về điện được công nhận trên toàn lãnh thổ
Châu Âu
5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
6 KPI Chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn
2020 – 2022 23
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022 26
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022 29
Bảng 2.4 Mục tiêu bán hàng trong năm 2020 của Công ty TNHH CDE VINA 31
Bảng 2.5 Mục tiêu bán hàng trong năm 2022 của Công ty TNHH CDE VINA 32
Bảng 2.6 Danh mục đèn nhập khẩu của Công ty TNHH CDE VINA (năm 2022) .32 Bảng 2.7 Danh thu bán hàng của sản phẩm đèn chiếu sáng của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 - 2022 33
Bảng 2.8 Điều phối phụ trách hợp đồng 35
Bảng 2.9 Chính sách bán hàng của Công ty TNHH CDE VINA (năm 2021) 36
Bảng 2.10 Bảng giá bán lẻ đèn LED 38
Bảng 2.11 Chi tiết hoạt động đánh giá kết quả bán hàng của Công ty TNHH CDE VINA năm 2020 39
Bảng 3.1 Một số nội dung thực hiện khi mở rộng thị trường 43
Bảng 3.2 Đề xuất mục tiêu bán hàng theo từng khu vực 45
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kinh doanh 46
Bảng 3.4 Các khóa học đào tạo lực lượng bán hàng 47
Bảng 3.5 Bảng mô phỏng đánh giá kết quả bán hàng theo tháng 49
Bảng 3.6 Chi tiết nội dung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng 50
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các giai đoạn bán hàng 5
Hình 1.2 Tiến trình đào tạo bán hàng 14
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH CDE VINA 21
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ theo trình độ lao động 26
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kênh phân phối của Công ty TNHH CDE VNA 40
Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh 42
Sơ đồ 3.1 Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh 51
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022 theo giới tính 24
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH CDE VINA năm 2022 theo độ tuổi 25
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁN HÀNG 1
1.1 Vấn đề cơ bản về bán hàng 1
1.1.1 Khái niệm về bán hàng 1
1.1.2 Đặc điểm của bán hàng 3
1.1.3 Vai trò của bán hàng 4
1.1.4 Mục tiêu của bán hàng 5
1.1.5 Các giai đoạn bán hàng 5
1.2 Phân loại lực lượng bán hàng và các hình thức bán hàng 7
1.2.1 Phân loại lực lượng bán hàng 7
1.2.2 Các hình thức bán hàng 8
1.3 Nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng 10
1.3.1 Xây dựng mục tiêu bán hàng 10
1.3.2 Chiến lược bán hàng 11
1.3.3 Chính sách bán hàng 11
1.3.4 Xác định hình thức bán hàng 11
1.3.5 Xúc tiến bán hàng 12
1.3.6 Tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng 13
1.3.7 Giám sát và đánh giá hiệu quả bán hàng 14
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng 16
1.4.1 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của công ty 16
1.4.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của công ty 17
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CDE VINA VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐÈN CHIẾU SÁNG TẠI CÔNG TY TNHH CDE VINA 19
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH CDE VINA 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH CDE VINA 19
Trang 82.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20
2.1.4 Tình hình nguồn lực của Công ty TNHH CDE VINA 22
2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022 26
2.2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 -2022………… 26
2.2.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 – 2022……… 29
2.3 Thực trạng hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA 31
2.3.1 Xây dựng mục tiêu bán hàng 31
2.3.2 Chiến lược bán hàng 34
2.3.3 Chính sách bán hàng 35
2.3.4 Xác định hình thức bán hàng 36
2.3.5 Xúc tiến bán hàng 37
2.3.6 Tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng 38
2.3.7 Giám sát và đánh giá hiệu quả bán hàng 39
2.4 Đánh giá chung về hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA 40
2.4.1 Thành công 40
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐÈN CHIẾU SÁNG TẠI CÔNG TY TNHH CDE VINA 42
3.1 Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2024 – 2026 42
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu 43
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường 43
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ xây dựng mục tiêu bán hàng 44
3.2.3 Giải pháp cho quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên 45
Trang 93.2.4 Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác đánh giá kết quả bán hàng của lực
lượng bán hàng 48
3.2.5 Một số giải pháp hỗ trợ khác 49
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, không ngừng thay đổi theo từng ngày,từng giờ của nền kinh tế Vệc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờhết khi số lượng công ty/ nhà bán buôn thì càng nhiều nhưng thị trường, khách hàngthì có giới hạn Một trong những hoạt động quan trọng nhất, có tác dụng đẩy nhanhquá trình lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng đó là hoạt động bán hàng Bánhàng không chỉ là khoa học mà còn là một nghệ thuật Tuy nhiên ở mỗi thị trường,mỗi khách hàng, mỗi sản phẩm thì mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng tiếp cận, tổ chức
và khai thác khác nhau Nhưng suy cho cùng, mọi hoạt động đều hướng về một mụcđích chung là làm sao bán được hàng với lợi nhuận thu về cao nhất mà vẫn giữ được
sự uy tín của thương hiệu và mối quan hệ lâu dài với khách hàng Do đó, nhà kinhdoanh không chỉ dừng lại ở việc chỉ biết kinh doanh sản phẩm mà còn phải nhạybén và linh hoạt trong cách quản lý, tổ chức hoạt động bán hàng
Hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành kinh doanh đènchiếu sáng– một ngành đang phát triển và được dự đoán là “bùng nổ” trong giaiđoạn sắp tới Do đó hoạt động bán hàng của công ty CDE VINA gặp phải không ítkhó khăn Hoạt động bán hàng trở nên có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết địnhtrực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty Từ nhận thức đó kết hợp với quátrình thực tập tại Công ty TNHH CDE VINA, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoànthiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại công ty TNHH CDEVINA” làm đề tài báo cáo thực tập của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng
- Tìm hiểu sơ lược về Công ty TNHH CDE VINA
- Trên cơ sở lý thuyết tiến hành phân tích thực trạng về hoạt động bán hàngđối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA Từ đó, phát hiện
ưu, nhược điểm trong quá trình kinh doanh của công ty và đề xuất những giải pháp,kiến nghị thiết thực, phù hợp với công ty nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng đốivới sản phẩm đèn chiếu sáng
Trang 113 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình thực tập, tập trung tìm hiểu nhữnghoạt động bán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng của công ty bao gồm quy trìnhbán hàng, các chính sách và chiến lược bán hàng của công ty đã xây dựng và hoạtđộng như thế nào, cần khắc phục những khiếm khuyết gì để có thể đưa ra đượcnhững đánh giá đúng đắn, khách quan nhằm cải thiện hoạt động bán hàng cho công
ty một cách hữu hiệu nhất
- Phạm vi nghiên cứu:
o Phạm vi không gian: Công ty TNHH CDE VINA
o Phạm vi thời gian: Các số liệu báo cáo kết quả hoạt động, bảng cân đối kếtoán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ sở vật chất, được đề cập đến trong bài báocáo nằm trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022
o Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng về hoạt động bán hàng đối với sảnphẩm đèn chiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA
4 Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập này sử dụng những phương pháp nghiên cứu như quan sát,liệt kê, tổng hợp, phân tích và so sánh Trong quá trình thực hiện báo cáo, tùy vàothời điểm và nội dung mà các phương pháp này được sử dụng và kết hợp linh hoạtvới nhau để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả
5 Nội dung nghiên cứu
Bố cục đề tài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng
Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH CDE VINA và thực trạng hoạt độngbán hàng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng tại công ty TNHH CDE VINA
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng đối với sản phẩm đènchiếu sáng tại Công ty TNHH CDE VINA
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁN HÀNG 1.1.Vấn đề cơ bản về bán hàng
1.1.1 Khái niệm về bán hàng
Bán hàng là hoạt động kinh tế với mục đích cuối cùng là bán được hàng hóacho đối tượng mà nhà sản xuất hướng tới Do mỗi góc tiếp cận, cách tiếp cận cũngnhư mục đích nghiên cứu khác nhau nên có rất nhiều quan niệm xoay quanh về cụm
từ “bán hàng”
Theo James.M.Comer cho rằng “Bán hàng là một quá trình mang tính cá nhântrong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ướcmuốn của người mua nhằm thỏa mãn quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên”.Theo quan niệm cổ điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sảnphẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ ngườimua: tiền, vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”
Philip Kotler, “cha đẻ” của marketing hiện đại thì khái niệm: “Bán hàng làmột hình thức giới thiệu trực tiếp hàng hóa, dịch vụ thông qua sự trao đổi, tròchuyện với người mua tiềm năng để bán được hàng”
Dưới góc nhìn quan sát của John W.Ernest & Richard Ashmun lại cho rằng
“Bán hàng là tiến trình xác định những nhu cầu và mong muốn của những ngườimua tiềm năng, giới thiệu về sản phẩm theo một cách nào đó khiến cho người mua
đi đến quyết định mua”
Khái niệm bán hàng được định nghĩa theo quan điểm hiện đại như sau: Bánhàng là nền tảng trong kinh doanh đó là sự gặp gỡ của người bán và người mua ởnhững nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thànhcông trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm
Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầukhách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng vàthanh toán
Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàngnhững thứ mà họ muốn
Trang 13Theo Lê Thị Phương Thanh, Quản trị bán hàng: “Bán hàng là việc tạo nên mộtảnh hưởng nhất định đến một người nào đó nhằm mục đích thuyết phục người nàymua một sản phẩm hay dịch vụ”.
Hay “Bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinhdoanh trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầuhay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của haibên”
Trong các tài liệu về kinh tế thì thuật ngữ bán hàng được sử dụng khá rộng rãitrong kinh doanh, có thể khái quát như sau:
- Bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế
Khi nghiên cứu về sự thay đổi các hình thái giá trị của hàng hóa, Các Mác có
đề cập đến trong Bộ Tư Bản rằng: “Bán hàng là sự chuyển hóa hình thái giá trị củahàng hóa từ hàng sang tiền và sự chuyển đổi này là giai đoạn khó khăn nhất” Hay, bán hàng là một hoạt động nhằm thực hiện giá trị, hình thái của hàng hóa
từ hàng sang tiền trên cơ sở thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng về giá trị
mà hàng hóa đem lại và người bán đạt được các mục tiêu của mình
- Bán hàng dưới góc độ là hoạt động thương mại
Là một mắt xích trong chuỗi mắt xích kinh doanh của doanh nghiệp Bán hàng
là quá trình chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa cho người mua có thể trực tiếphoặc thông qua các trung gian và thu lại được tiền hàng hoặc quyền thu tiền từ hoạtđộng bán hàng
- Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân
Khoản 8, Điều 3, Luật Thương Mại 2005 định nghĩa: Mua bán hàng hóa làhành vi thương mại của thương nhân Theo đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng,chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận thanh toán Còn người có nghĩa vụ trảtiền cho bên người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
- Bán hàng với tư cách là một chức năng (chức năng tiêu thụ sản phẩm)
Bán hàng là một bộ phận hữu cơ của hoạt động kinh doanh trong bất kỳ doanhnghiệp nào
- Bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng
Trang 14Hoạt động bán hàng được xem xét như một quá trình kinh tế, bao gồm cáccông việc có liên hệ với nhau được thực hiện ở các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Bán hàng là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệthuật
Theo quan điểm của Trương Đình Chiến (2001), Quản trị Marketing lý thuyết
và thực tiễn: Hoạt động bán hàng xét về mặt kỹ thuật thì đó là sự chuyển hóa hìnhthái của vốn kinh doanh từ hàng sang tiền hay chuyển quyền sở hữu hàng hóa chokhách hàng Đồng thời thu tiền hoặc quyền được thu tiền bán hàng Khi xét về mặtnghệ thuật, bán hàng là quá trình tìm hiểu, khám phá, gợi mở và đáp ứng nhu cầuhay ước muốn của người mua, nhằm thỏa mãn nhu cầu một tổ chức trên cơ sở thỏamãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định
Như vậy, dù mỗi quan điểm có sự khác nhau trong cách diễn đạt nhưng tất cảđều có chung những nét tương đồng nhất định Với cách tiếp cận trên, ta có thể hiểurằng: Bán hàng là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiềnnhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định, là khâucuối cùng có tính chất quyết định của quá trình của quá trình hoạt động kinh doanhcủa một công ty
1.1.2 Đặc điểm của bán hàng
Trong nền kinh tế tập trung, các nhà kinh doanh sẽ phải sản xuất và đầu ra tiêuthụ của sản phẩm theo như định hướng của chính phủ nên không phải tính toán cânnhắc xem xét nên sản xuất và kinh doanh mặt hàng nào thì có lợi hơn Nguyên nhânchính là do Nhà nước can thiệp quá sâu vào chu kỳ kinh tế làm cho nó không tuântheo bản chất của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật Cung – cầu, quy luậtcạnh tranh,
Theo TS Nguyễn Minh Tuấn (2009) có đề cập đến trong Nghiệp vụ Bán hàng,thì trong nền kinh tế thị trường, tuy khác nhau về ngành nghề, loại hình kinh doanhnhưng nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều trả lời 3 câu hỏi chung: Sản xuất cáigì? Sản xuất bao nhiêu? Bán cho ai?
- Khách hàng là người nắm quyền quyết định thị trường, quyết định ngườibán Đặc điểm này xuất phát từ cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường khi sốlượng người mua thì có hạn nhưng số lượng người bán thì rất nhiều và khó có thể
Trang 15thống kê chính xác được bởi ai cũng có thể tham gia vào thị trường kinh doanhmiễn đáp ứng được và đủ yêu cầu Chính vì lí do đó, quyền quyết định thuộc về tayngười tiêu dùng.
- Khách hàng chỉ quan tâm tới hàng hóa có chất lượng cao, giá cả phải chăng
và sự thuận tiện nhất trong quá trình mua hàng của mình Nên để thu hút kháchhàng, các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ để cạnh tranh giành giật kháchhàng Các công cụ đó có thể là:
o Cạnh tranh về tính năng, chất lượng sản phẩm
o Cạnh tranh về giá cả
o Tối ưu hóa trong quá trình giao dịch mua – bán, giao – nhận
o Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước – trong – sau khi mua hàng
o Quảng cáo, khuyến mãi
o Và những công cụ cạnh tranh có liên quan khác
- Khách hàng là người mua, đòi hỏi người bán phải quan tâm đến lợi ích củamình Do khách hàng có vai trò quyết định trong mua bán nên họ có quyền lựa chọn
và cân nhắc trước khi đi đến quyết định mua
- Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi, gây khó khăn đối vớihoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, tất cả các ngành nghề kinhdoanh Trong thời kì phát triển như vậy, khoa học công nghệ và kỹ thuật thay đổinhanh chóng, hàng hóa ra đời với chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhằm thỏa mãnnhu cầu của khách hàng nhưng chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn, điều nàygây khó khăn với người kinh doanh
1.1.3 Vai trò của bán hàng
Bán hàng là một chuỗi các hoạt động độc lập với nhau, nhằm thiết lập cácquan hệ và truyền thông tin, hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả từ tay nhà sảnxuất đến tay người tiêu dùng, dựa trên sự thỏa mãn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
cả 2 bên Bán hàng có 4 vai trò chính như:
- Đem lại sự thỏa mãn cho người mua thông qua chức năng mà sản phẩm đemlại cho người tiêu dùng mà vẫn mang lại lợi nhuận cho người bán
- Kích thích đầu tư và mở rộng sản xuất của nền kinh tế thông qua quá trìnhlưu thông hàng hóa, tiền tệ
Trang 16- Cải thiện, thúc đẩy tính chuyên môn hóa ngày càng phát triển Nhà sản xuất
có thể tập trung vào hoạt động sản xuất và những nhà bán hàng chuyên nghiệp sẽđảm nhận việc tiêu thụ
- Cung cấp thông tin, phản hồi về thị trường, nhu cầu, cho nhà sản xuấtthông qua trung gian là những nhà bán hàng chuyên nghiệp Ngoài ra người bánhàng còn là cầu nối liên kết khách hàng và nhà sản xuất
1.1.4 Mục tiêu của bán hàng
- Hướng vào kết quả hoạt động bán hàng
- Hướng vào con người, nhân sự
- Hướng vào thị phần mục tiêu
1.1.5 Các giai đoạn bán hàng
Trong Nghệ thuật bán hàng của Gérard Antonie Lancestre có đề cập đến tiếntrình các giai đoạn bán hàng và chia bán hàng thành 5 giai đoạn như sau:
Hình 1.1 Các giai đoạn bán hàng
Nguồn: Gérard Antonie Lancestre, Nghệ thuật bán hàng
Giai đoạn 1: Tiếp cận khách hàng và thiết lập sự tiếp xúc
Là bước đầu tiên, đặt tiền đề cho chuỗi các bước trong bán hàng Người báncần phải nắm vững kiến thức, thông tin về khách hàng từ đó lên kế hoạch bán hàng.Cần phải có cách chào hỏi nhã nhặn, lịch sự và tạo cảm giác tin tưởng, thân thiện từ
Trang 17lần gặp đầu tiên bao gồm cả về trang phục, hình thức bên ngoài Cảm nhận đầu tiêncủa khách hàng về người bán là rất quan trọng, chiếm khoảng 50% kết quả bánhàng và quy trình bán hàng của người bán hàng có trở nên thuận lợi hay không đềuphụ thuộc vào bước này.
Giai đoạn 2: Phát hiện nhu cầu và lắng nghe
Việc phát hiện nhu cầu là hoạt động quan trọng trong bán hàng Đây không chỉ
là lắng nghe, chú ý khách hàng, lựa chọn cách cư xử và nêu lên một loạt vấn đề màcòn cố gắng tạo sự cởi mở và trích các nguyên mẫu riêng để hiểu người khác Sựlắng nghe là giai đoạn cần thiết trong hoạt động bán hàng bởi vì nó cho phép hiểubiết tốt hơn về nhu cầu khách hàng, phát hiện nhu cầu khách hàng
Giai đoạn 3: Lập luận và trưng bày hàng hóa dịch vụ
Sự lập luận phụ thuộc về tu từ học – nghệ thuật nói hay và tính thuyết phụchay gây ảnh hưởng đến người khác Lập luận vấn đề là làm thế nào để gây ảnhhưởng và thuyết phục bằng những câu hỏi gợi ra câu trả lời khẳng định Điều quantrọng nhất là những lý lẽ phải được khách hàng tin cậy, hiểu và chấp nhận Cần thểhiện sự sáng tạo khi trình bày cho khách hàng thấy được những lợi ích mà họ nhậnđược từ vật phẩm bà hàng hóa giới thiệu
Giai đoạn 4: Trả lời phản bác
Ý đồ gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn khách hàng gây sức ép đối với kháchhàng không tránh khỏi gây ra phản ứng tự vệ từ phía khách hàng phản ứng tự vệkhông kể có cơ sở hay không có cơ sở phải được người bán lưu ý và tính đến trongcách cư xử của mình
Giai đoạn 5: Ký kết hợp đồng
Ký kết hợp đồng là thời điểm chủ yếu phải củng cố sự thỏa mãn mà trước đóchỉ là lời nói danh nghĩa Nó ràng buộc đối tác bằng sự hứa hẹn và đặt trước sự cầnthiết phải thông qua quyết định cuối cùng Điều quan trọng là xác định được thờiđiểm thuận lợi để hoàn thành hành động bán hàng, cố gắng làm sao để khách hàngdần theo phương hướng có lợi cho những lý lẽ chính khi được tạo ra lần lượt từnhững từ “vâng”, “phải” từng phần và liên tục Củng cố lòng tin khách hàng và sựlựa chọn đúng đắn của anh ta bằng cách nêu lên tổng kết cuộc đàm phán, nêu lên
Trang 18những kiến nghị đó mang lại cho khách hàng và chỉ rõ những khả năng mà kháchhàng có nguy cơ bỏ lỡ nếu khách hàng từ chối mua sắm.
1.2.Phân loại lực lượng bán hàng và các hình thức bán hàng
1.2.1 Phân loại lực lượng bán hàng
Lực lượng bán hàng là cầu nối quan trọng giữa công ty và thị trường tiêudùng Có thể quy mô, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng nhìnchung lực lượng bán hàng thường được chia làm 3 loại chính: Lực lượng bán hàngcủa công ty, đại lý theo hợp đồng và lực lượng bán hàng hỗn hợp
- Lực lượng bán hàng của công ty: Tập hợp tất cả những nhân viên có tráchnhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng hóa Thường được phân thành 2 loại nhưsau:
o Lực lượng bán hàng bên trong: Hầu hết thường tập trung, làm việc tại vănphòng của công ty, ít khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Chủ yếu làm việc vớikhách hàng thông qua các trang mạng xã hội, điện thoại liên quan đến: Tìm kiếmkhách hàng tiềm năng cho công ty, tư vấn, hỗ trợ thắc mắc của khách hàng và cáchoạt động chăm sóc trong và sau quá trình giao – nhận hàng
o Lực lượng bán hàng bên ngoài: Đối với đội ngũ này thường làm việc theo
sự phân công (khu vực địa lý) Họ có trách nhiệm tiếp xúc trực diện với khách hàngtrong quá trình xúc tiến bán hàng tại địa bàn được phân công Bên cạnh đó sẽ thựchiện song song hoạt động thu thập thông tin, cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ, chấtlượng của công ty Lực lượng này được đào tạo bài bản, có sự am hiểu rất rõ về sảnphẩm, dịch vụ của công ty và có những kỹ năng mềm tốt, có tinh thần cầu tiến vàtìm kiếm cơ hội thăng tiến cao trong công việc Có thể nói đây là lực lượng có sốlượng đông đảo, được sử dụng khá phổ biến đối với các công ty hoạt động trong cácngành hàng tiêu dùng, dịch vụ và sản phẩm công nghiệp
- Đại lý theo hợp đồng: Đại lý thụ ủy, đại lý hoa hồng, đại lý độc quyền, đại lýgửi bán, Tuy có đa dạng các loại đại lý nhưng nhìn chung họ đều là những nhàkinh doanh hoạt động độc lập và thực hiện nhiệm vụ đại diện cho nhà sản xuất đểbán hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng và nhận lại hoa hồng đại lý theo thỏathuận đã đề ra trước đó Tùy vào quy mô mà các nhà sản xuất sẽ quyết định sẽ sử
Trang 19dụng bao nhiêu cấp độ trung gian và số lượng nhà trung gian trong mỗi cấp trunggian phân phối của mình cũng như loại hình sẽ áp dụng Mục đích sử dụng hìnhthức này để làm giảm bớt chi phí tuyển dụng, đào tạo, cho lực lượng bán hàng.Những đại lý này thường được phân chia khu vực kinh doanh rõ ràng, có đội ngũbán hàng thường xuyên tại vị trí đó nên đảm bảo được khách hàng được cung cấp,
tư vấn và chăm sóc khá nhanh chóng Việc sử dụng đại lý thường sẽ đem lại chodoanh nghiệp khoảng tiết kiệm về chi phí, thâm nhập thị trường mục tiêu một cáchthuận lợi, có hiệu quả hơn so với việc tự bản thân công ty thâm nhập vào những khuvực địa lý này sẽ rất khó khăn và tốn kém hơn
- Lực lượng bán hàng hỗn hợp: Là loại mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng
vì ưu điểm có thể nhanh bao phủ được thị trường mục tiêu đã đề ra Doanh nghiệp
sẽ sử dụng lực lượng bán hàng của công ty và cả mạng lưới đại lý theo hợp đồngnhằm xâm nhập nhiều loại thị trường khác Mô hình này chỉ đạt được hiệu quả tốtnhất khi doanh nghiệp có lực lượng bán hàng của công ty chất lượng và các chínhsách tốt cho chuỗi mạng lưới các đại lý của doanh nghiệp
1.2.2 Các hình thức bán hàng
- Bán hàng ở cấp giám đốc: Được thực hiện bởi giám đốc, giám đốc sẽ trựctiếp thực hiện hành vi bán hàng với khách hàng của công ty Thường được áp dụngvới các khách hàng lớn, có trọng điểm và liên quan đến thương vụ, sản phẩm có giátrị lớn
- Bán hàng ở cấp quản lý: Nhiệm vụ bán hàng được thực hiện bởi người quảnlý/trưởng bộ phận bán hàng Người quản lý trong trường hợp này bên cạnh thựchiện các kỹ năng quản trị mà còn tham gia trực tiếp vào việc bán hàng của công tyvới mục đích tận dụng những kinh nghiệm, chuyên môn của người quản lý
- Bán hàng theo nhiều cấp: Được thực hiện bởi nhiều cấp khác nhau trong hệthống lực lượng bán hàng của công ty
- Bán hàng theo tổ, đội: Do một tổ hay một nhóm bán hàng gồm nhiều chuyêngia về các lĩnh vực khác nhau thực hiện và dưới sự quản lý của một tổ trưởng Hìnhthức này áp dụng đối với những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, thiết bị điện tử,dây chuyền sản xuất,
Trang 20- Bán hàng theo khách hàng trọng điểm: Việc bán hàng được thực hiện theo
ưu thế tỷ lệ vàng trong kinh doanh 80/20 hay 85/15 Hình thức này tập trung vàoviệc cung cấp, phục vụ cho nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn, thường là nhómkhách hàng đảm nhận 80% - 85% doanh số của công ty
- Bán hàng đôi bên cùng có lợi: Hay còn gọi với cái tên là quan hệ thương mạihai chiều Nghĩa là người bán sẽ bán hàng của công ty mình cho một người nào đó
và đồng thời người bán cũng sẽ mua lại một lượng hàng hóa tương ứng của người
đã mua hàng hóa cho mình
- Bán hàng theo chiến lược tổ chức: Dựa trên mô hình tổ chức lực lượng bánhàng của công ty như bán hàng theo vùng địa lý, bán hàng theo sản phẩm, bán hàngtheo nhóm khách hàng
- Bán hàng theo kiểu hợp tác: Được thực hiện dựa trên cơ sở liên kết cùngthực hiện nhiệm vụ bán hàng ở nhiều khía cạnh khác nhau giữa lực lượng bán hàngtrên cùng một vùng địa lý hay một nhóm khách hàng
- Đại diện bán hàng: Là nhân viên trực thuộc phòng ban kinh doanh có nhiệm
vụ cung cấp trực tiếp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Thường được biếtđến với các tên gọi như “nhân viên/ chuyên viên kinh doanh” hoặc “nhân viên bánhàng”
- Bán hàng qua trung gian: Được biết đến là hình thức sử dụng các cơ sở trunggian bên ngoài công ty và đây được xem là hình thức khá phổ biến trong nền kinh tếthị trường như hiện nay Công ty sẽ lựa chọn các điểm bán lẻ, bán buôn hoặc nhàmôi giới để thực hiện việc phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng
- Bán hàng qua điện thoại: Dùng phương tiện là điện thoại, gọi điện trực tiếp
để tư vấn, thuyết phục mua hàng mà không cần gặp trực tiếp khách hàng Ưu điểmcủa hình thức này là tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như linh hoạt có thể thực hiện
ở bất kỳ đâu
- Bán hàng qua Internet: Là phương thức đang được phổ biến rộng rãi cho tớithời điểm hiện tại và dự còn sẽ bùng nổ mạnh mẽ ở trong tương lai Với việc chỉ cầntập trung phát triển website mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí thuê mặt bằng
đã có thể thu hút số lượng lớn khách hàng
Trang 21- Bán hàng tự phục vụ thông qua các cửa hàng bán hàng tự chọn hay siêu thị:Nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu tự do, thoải mái trong quá trình mua hàng củakhách hàng về lựa chọn nhãn hiệu, nhãn mác, tiết kiệm thời gian mua sắm cũng nhưtạo cảm xúc được trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm muốn mua mà không cần phảithông qua sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng.
- Bán hàng có sự phục vụ đầy đủ: Hình thức này nhằm đảm bảo khách hàng sẽđược phục vụ đầy đủ tất cả các dịch vụ bổ sung trước, trong và sau khi bán hàng
- Bán hàng có hỗ trợ sau bán: Hình thức này nhằm đảm bảo cho khách hàngđược tiếp tục nhận một số lợi ích nào đó sau khi đã mua hàng như các chính sáchbảo hành, bảo dưỡng, đổi trả,
1.3.Nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng
1.3.1 Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng sẽ tùy vào chiến lược và tầm nhìn của người lãnh đạo mà
có thể là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn Xây dựng mục tiêu bán hàng hiệuquả là bước vô cùng cần thiết bởi nó sẽ là động lực, một lộ trình được vạch sẵn racho việc kinh doanh của mình, là phương hướng để lực lượng bán hàng của doanhnghiệp có thể dễ dàng theo dõi, hành động từ đó mang lại giá trị cao cho tổ chức.Mục tiêu bán hàng thường tập trung vào các yếu tố như gia tăng doanh thu,tăng tưởng về số lượng khách hàng, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cảithiện quy trình bán hàng,
- Mục tiêu về doanh số - sản lượng: Là mục tiêu dựa trên tổng giá trị sảnphẩm, dịch vụ cuối cùng cần bán được trong những khoảng thời gian nhất định
- Mục tiêu về thị phần: Là phần trăm lượng tiêu thụ sản phẩm của công tyđang chiếm lĩnh trên thị trường Tùy vào loại hình, ngành nghề kinh doanh, khảnăng tài chính của doanh nghiệp mà mỗi công ty sẽ theo đuổi một mục tiêu riêng.Thường sẽ được phân loại thành:
o Mục tiêu dẫn đầu thị trường
o Mục tiêu thách thức thị trường
o Mục tiêu theo sau thị trường
o Mục tiêu nép góc thị trường
Trang 22- Mục tiêu lợi nhuận: Là mức lợi nhuận mà doanh nghiệp dự kiến đạt đượctrong mỗi kỳ kế toán và mục tiêu trong năm để đạt được những mức lợi nhuận đãđặt ra từ trước Nói cách khác, đây là mức lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệpmuốn đạt được khi hoạt động trong mỗi giai đoạn.
1.3.2 Chiến lược bán hàng
- Chiến lược bán hàng cá nhân: Là hình thức bán hàng được thực hiện bởinhững người thuộc lực lượng bán hàng trực tiếp mang đến bán tại các gia đình,quán, địa điểm kinh doanh, nơi công cộng tùy thuộc vào loại hình và mục đíchhướng tới
- Chiến lược bán hàng theo tổ, đội: Gồm nhiều người có chuyên môn về cáclĩnh vực khác nhau, cùng nhau thực hiện một hoạt động bán cụ thể dưới sự chỉ đạocủa một tổ trưởng Thường được áp dụng đối với những mặt hàng mang tính kỹthuật cao, yêu cầu đồng bộ trong quá trình hoạt động
- Chiến lược bán hàng tư vấn: Là phương pháp bán hàng tập trung vào trảinghiệm của khách hàng tiềm năng (cảm xúc, phản hồi) trong quá trình tương tác vớingười bán Thường được áp dụng với các loại hình kinh doanh dịch vụ
- Chiến lược gia tăng giá trị
1.3.3 Chính sách bán hàng
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách bán hàng hiệu quả riêng theo mụctiêu của mình Nếu chính sách bán hàng được xây dựng tốt thì nâng cao hiệu quảhoạt động bán hàng từ đó mang lại kết quả tốt Và ngược lại, nếu xây dựng chínhsách không phù hợp với tiềm lực, thực trạng thực tế kinh doanh thì chỉ làm lãng phínguồn lực của doanh nghiệp, kết quả không như mong đợi mà có thể ảnh hưởng đến
uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp
Một số chính sách bán hàng phổ biến hiện nay:
- Chính sách giảm giá theo thời gian
- Khuyến mãi theo kiểu đa cấp
- Bán hàng theo combo
- Sử dụng nguyên tắc 70 – 30
Trang 23- Sử dụng chính sách bán hàng đưa ra các thẻ tích điểm.
- Chương trình tri ân khách hàng
- Khuyến mãi đặt giá trong các sản phẩm bán lẻ
- Bán hàng đôi bên cùng có lợi
- Bán hàng theo chiến lược tổ chức
- Bán hàng theo kiểu hợp tác
- Đại diện bán hàng
- Bán hàng qua trung gian
- Bán hàng qua điện thoại
áp dụng hình thức phân phối chung cho tất cả sản phẩm Kế hoạch quảng cáo sảnphẩm triển khai cùng lúc cũng góp phần thúc đẩy hoạt động bán hàng diễn ra thuậnlợi và quy trình bán hàng diễn ra nhanh chóng hơn
Hiệu quả mà quảng cáo mang lại có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ tiếpnhận của khách hàng đối với sản phẩm Công tác tổ chức bán hàng có thành cônghay không cũng chịu tác động từ việc chuẩn bị như thế nào và chất lượng lực lượngbán hàng Phương thức quảng cáo truyền thống có thể kể đến như dán áp phích,banner, phát tờ rơi quảng cáo ở những nơi công cộng, quảng cáo trên truyền hình,
Trang 24Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, quảng cáo đã cóthể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn tiếp cận được lượnglớn người tiêu dùng bằng cách sử dụng internet để thực hiện quảng cáo trên cáctrang mạng xã hội Facebook, Instagram, Google, Tiktok, hoặc sử dụng truyềnhình để quảng cáo sản phẩm với sự nâng cấp về hình ảnh, thông điệp ấn tượng, âmthanh sống động Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, đặc điểm khách hàng mục tiêu,đặc điểm ngân sách cho phép mà mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một hay kết hợpnhiều công cụ quảng cáo khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu quảng cáo có thể làm thay đổi thái độ của khách hàng về sản phẩm thìkhuyến mãi là lựa chọn tốt nhất để thu hút thêm lượng khách hàng mới, kích thíchtiêu thụ trong thời gian ngắn Có 2 hình thức tổ chức khuyến mãi chính là khuyếnmãi dành cho người tiêu dùng và khuyến mãi cho trung gian phân phối Khuyến mãicho người tiêu dùng thông qua các chương trình giảm giá, tặng voucher, quay sốtrúng thưởng, Nếu sản phẩm của công ty có thể thỏa mãn được nhu cầu của kháchhàng thì có thể làm phá vỡ lòng trung thành của khách hàng với mặt hàng cùng loạinào đó để tin dùng sản phẩm của công ty hơn Hình thức khuyến mãi cho trung gianphân phối là chiết khấu theo số lượng hoặc giá trị mua hàng nhằm tạo mối quan hệtốt với các nhà phân phối của mình
Ngoài ra hình thức xúc tiến bán hàng tiếp theo phổ biến hiện nay đó là tạodựng mối quan hệ với công chúng Với mục đích là tạo dựng hình ảnh đẹp mỗi khinhắc về thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông như tạp chí chuyênngành, các sự kiện, chương trình vì cộng đồng, Hoạt động này giúp cho doanhnghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, chỉ số tích cực về thương hiệu bên cạnh chấtlượng mà sản phẩm đem lại cho khách hàng
1.3.6 Tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng
Tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng nhằm tạo ra một đội ngũ bán hàngchuyên nghiệp, hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng cóthể thích ứng linh hoạt trước những biến đổi liên tục của thị trường Vì vậy, doanhnghiệp cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng một cáchhoàn chỉnh nhất để có thể tìm được những nhân viên phù hợp nhất và sau đó phải có
Trang 25những lộ trình, kế hoạch để đào tạo giúp cho nhân viên hoàn thiện và nâng caonghiệp vụ chuyên môn bán hàng của mình hơn.
Tùy thuộc vào loại hình và quy mô của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ
có một quy trình tuyển dụng khác nhau Nhưng hầu như quy trình tuyển dụng nhânviên bán hàng sẽ bao gồm những nội dung: Lên kế hoạch tuyển chọn, thu hút vàtuyển mộ các ứng viên, đánh giá và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất
Sau khi đã tuyển dụng được ứng viên phù hợp cho vị trí lực lượng bán hàng
mà doanh nghiệp cần thì hoạt động tiếp theo mà doanh nghiệp cũng cần phải chú ýđến đó là đào tạo bán hàng cho những nhân viên mới và cả những nhân viên cũtrong trường hợp việc kinh doanh của công ty bắt buộc phải đổi mới, cập nhật liêntục Tiến trình huấn luyện cho nhân viên bán hàng bao gồm các bước sau:
Hình 1.2 Tiến trình đào tạo bán hàng
Nguồn: Quản trị bán hàng, Trương Hoàng Hoa Duyên
1.3.7 Giám sát và đánh giá hiệu quả bán hàng
Giám sát và đánh giá hiệu quả bán hàng là một trong những nhiệm vụ quantrọng của nhà quản lý Việc này mang lại nhận biết được mức độ hài lòng của kháchhàng, đồng thời cũng đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động bán hàng thông quakhảo sát trực tiếp từ nhân viên có liên quan
Bước 1 Đánh giá nhu cầu
Bước 2 Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo
Bước 3 Đánh giá nguồn lực
Bước 4 Xây dựng nội dung chương trình
Bước 5 Thực hiện chương trình
Trang 26Quy trình đánh giá bao gồm các bước: Đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá, tiếnhành đánh giá và các hoạt động sau đánh giá.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng được đánh giá dựa trên các tiêuchuẩn đánh giá Hai nhóm tiêu chuẩn thường được áp dụng là: Các tiêu chuẩn đolường kết quả và các tiêu chuẩn đo lường hoạt động bán hàng
Các tiêu chuẩn đo lường kết quả gồm có:
- Lượng bán hàng
o Doanh số, sản lượng bán hàng
o Doanh số, sản lượng bán hàng theo sản phẩm
o Doanh số, sản lượng bán hàng theo loại khách hàng
o Giá trị trung bình đơn đặt hàng
o Số lượng đơn đặt hàng bị hủy
- Khách hàng
o Số lượng khách hàng mới
o Số lượng khách hàng mất đi
o Số lượng khách hàng chậm thanh toán
o Tỷ lệ khách hàng mua hàng (số lượng khách hàng mua hàng/tổng số kháchhàng)
Tiến hành đánh giá
Là trách nhiệm quan trọng của nhà lãnh đạo, trưởng phòng kinh doanh vànhân viên trong phòng ban kinh doanh Đánh giá kết quả bán hàng có thể lựa chọntrong 3 tiêu chí sau: Đánh giá dựa trên kết quả, đánh giá dựa trên hành vi và đánhgiá dựa trên chất lượng
Trang 27Hoạt động sau đánh giá
Sau mỗi lần đánh giá kết quả hoạt động bán hàng thì doanh nghiệp có thể biếtđược điểm mạnh, hạn chế trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp mình Dựavào kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thực hiện,doanh nghiệp có thể xem xét lại mục tiêu bán hàng đặt ra lúc đầu có phù hợp vớithực tế kinh doanh của doanh nghiệp không, hiệu suất làm việc của đội ngũ bánhàng như thế nào để từ đó có những hoạt động, chính sách phù hợp như động viên,điều chỉnh chính sách đãi ngộ nhân viên,
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng
1.4.1 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của công ty
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là tập hợp những yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theonhững chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Những yếu tố kinh tế có thể quan tâm đến như: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,các chính sách kinh tế, thuế, lãi suất, lạm phát, đều tác động trực tiếp đến ngànhnghề, công ty đang kinh doanh Tùy vào mức độ và quy mô mà các yếu tố kinh tếnày sẽ tác động nhiều hay ít đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường chính trị – pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và pháp luật có tác động mạnh đến hìnhthành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.Một nền kinh tế ổn định là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh củamọi doanh nghiệp Doanh nghiệp có ổn định, phát triển hay không đều phụ thuộcvào môi trường chính trị, thể chế pháp luật tại đất nước, khu vực mà doanh nghiệpđang hoạt động Nên có thể nói đây là bước rất quan trọng đối với những doanhnghiệp khi có ý định tham gia vào thị trường
Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tácđộng lẫn nhau Xã hội cung cấp nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Các giá trị như phong tục tậpquán, thu nhập, cơ cấu dân số, trình độ lao động, tác động nhiều mặt đến hoạt
Trang 28động bán hàng của doanh nghiệp Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải
nỗ lực nhiều, nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị trường
Môi trường công nghệ
Xã hội phát triển tạo điều kiện cho nghiên cứu, sự phát triển của khoa họccông nghệ Chính sự phát triển ngày càng vượt bậc của khoa học công nghệ đã làmcho thị trường, phương thức kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn hơn Cácsản phẩm được tạo ra chất lượng hơn, quá trình chuỗi hoạt động được rút ngắn, hiệuquả hơn nên mọi việc trở nên đơn giản hóa Yếu tố công nghệ - kỹ thuật mà doanhnghiệp áp dụng trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công, là cơ hội so vớiđối thủ cạnh tranh trong phát triển hoạt động bán hàng của mình
1.4.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của công ty
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cối lõi, quyết định mọi chiến lược củadoanh nghiệp có thành công hay thất bại Nếu đội ngũ nhân sự sáng tạo, chất lượngchuyên môn, làm việc có hiệu suất cao có thể giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vữngtrên thị trường hiện nay khi người tiêu dùng thì có số lượng nhất định nhưng sốlượng doanh nghiệp kinh doanh thì ngày càng tăng Và trái lại, nếu đội ngũ nhân sựkhông thật sự tốt và phù hợp sẽ gây ra tổn thất về tài chính, hình ảnh và khả năngcạnh tranh với các đối thủ khác của doanh nghiệp Vì thế, việc tuyển chọn, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực cần được ưu tiên và quan tâm hàng đầu
Cơ sở vật chất
Nếu các hoạt động tìm kiếm, tuyển chọn và đào tạo nhằm tìm ra nhân viên phùhợp với văn hóa, chiến lược phát triển của công ty thì môi trường làm việc, cơ sởvật chất (Thang máy, máy in, hệ thống internet, đèn điện, phòng cháy chữa cháy, )
sẽ là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc giữ chân nhân sự, người lao động
có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Ngoài ra, sản phẩm/ dịch vụ có được người tiêudùng đón nhận hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào máy móc, công nghệ, dâychuyền sản xuất, kiểu dáng, hình thức bên ngoài, cũng góp phần tăng khả năngchiến thắng trên thị trường của doanh nghiệp
Tài chính
Trang 29Tình hình tài chính của doanh nghiệp biểu thị cho sự giàu có, sức mạnh cạnhtranh của mỗi doanh nghiệp Tài chính là một trong những điều kiện cần để có thểduy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Dựa vào tài chính,cũng có thể biết được tình hình kinh doanh của công ty, hiệu quả sử dụng vốn bởibất kì hoạt động bán hàng nào đều cần phải tính toán đến tiềm lực, khả năng hiện cócủa doanh nghiệp đầu tiên Có thể nói tài chính vững chắc là chỗ dựa cho doanhnghiệp, tăng sự tín nhiệm cho khách hàng và đối tác
Nhà cung ứng
Nhà cung cấp đối với một doanh nghiệp có mối quan hệ rất quan trọng, nóđảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp có được tiến hành theo kế hoạch dự kiếnmột cách ổn định Nhà cung ứng thường được phân chia thành 3 loại chính:
- Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
- Nhà cung cấp nhân công
- Nhà cung cấp tiền và các dịch vụ liên quan ngân hàng, bảo hiểm,
Mỗi doanh nghiệp cùng một lúc sẽ có quan hệ với nhiều nguồn nhà cung cấpkhác nhau trong cả 3 loại nhà cung cấp Nhằm đảm bảo khả năng bán được sảnphẩm của doanh nghiệp, được tiếp cận nguồn hàng, duy trì hoạt động bán hàngthường xuyên và liên tục, kịp thời gian nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, giá cả.Mỗi hành động không phù hợp trong mối quan hệ với các nhà cung ứng xảy ra đều
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng, khả năng cạnh tranh bán hàngcủa doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanhnghiệp không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với nhau Tùy vào tiềm lực tài chính, sốlượng đối thủ cạnh tranh trong ngành mà sẽ có mức độ cạnh tranh khác nhau Cácdoanh nghiệp nếu muốn tồn tại lâu dài hoặc có những mục tiêu lớn hơn như dẫn đầuthị trường, tăng phần trăm thị phần của mình trong ngành thì không những chútrọng, tìm hiểu khách hàng mà còn phải nghiên cứu, phân tích về đối thủ cạnh tranhcủa mình
Khách hàng
Trang 30Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, sẽ quyết định tới sự sống còn củadoanh nghiệp Do vậy, trong quá trình phân tích môi trường kinh doanh không thểkhông phân tích khách hàng Bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể nắm bắtkhách hàng, tạo điều kiện để thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất và chiếm lĩnhtrước lòng tin của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Trang 31CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CDE VINA VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐÈN
CHIẾU SÁNG TẠI CÔNG TY TNHH CDE VINA
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH CDE VINA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH CDE VINA
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CDE VINA
- Tên thương hiệu: CDE – TS LIGHTING
- Điện thoại: 02363 508 455
- Website: http://www.cdevina.vn
- Email: sales@cdevina.vn
- Mã số thuế: 0401 658 702
- Tổng Giám đốc: Nguyễn Thị Minh Quỳnh
- Số tài khoản: 0041000212968 - Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng
8 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện cho đến nay, công ty tự hào khi đượcnhiều đối tác và khách hàng tin tưởng Những dòng sản phẩm chiếu sáng được nhậpkhẩu chính như:
o Đèn Led chiếu sáng đường phố;
Trang 32- Cung cấp giải pháp tối ưu về chiếu sáng cho khách hàng;
- Cung cấp sản phẩm chiếu sáng chất lượng kỹ thuật cao;
- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến và Hợp tác nhập khẩu công nghệ mới nhấttrên thế giới;
- Tạo ra các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, an toàn, thân thiện vớimôi trường và đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành của CE, RoHS, ENEC và TCVN;
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế, lợi nhuận và mang giá trị cho doanh nghiệp vàcộng đồng xã hội
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt;
- Tối ưu hóa kỹ thuật trong quá trình vận hành và bảo trì sản phẩm;
- Cạnh tranh lành mạnh qua chất lượng, dịch vụ;
- Chuyên nghiệp về dịch vụ bán hàng và chính sách bảo hành sản phẩm saubán hàng;
- Chia sẻ cơ hội, gắn kết yêu thương;
- Chủ động lựa chọn đối tác Nhà cung cấp công nghệ Chips Led và Nguồn nênchủ động trong việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm;
- Chủ động Tư vấn thiết kế mẫu và sanbr xuất theo chất lượng yêu cầu củakhách hàng;
- Các dòng đèn Led tiết kiệm 60% so với các sản phẩm đèn truyền thống, thânthiện với môi trường;
- Có đội ngũ chuyên viên trẻ, nhiệt huyết, am hiểu về kỹ thuật tư vấn các sảnphẩm và hỗ trợ thông tin từ khách hàng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trang 33Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH CDE VINA
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH CDE VINA
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Hội đồng quản trị: Thực hiện các quyết định mang tính quyết định sự tồn tại,
phương hướng phát triển của công ty như cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty
về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc và người quản lý theo quy định Quyết định chế độ phúc lợi, lương, thưởngcho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác Cửngười đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổđông Triệu tập cuộc họp hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghịquyết
Tổng giám đốc: Người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật, có quyền quyết định mọi chủtrương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ, chủ tài khoản, theo dõi các chế độ chínhsách cho cán bộ, công nhân viên trong công ty
Phòng Kinh doanh: Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động
Marketing và đảm bảo, củng cố, duy trì thị trường cũ và tìm kiếm khai thác thịtrường mới Làm chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc đơn vị, làm công tác
tổ chức và quản lý việc điều hành sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với quá trìnhthực hiện nhiệm vụ của từng giai đoạn
Phòng Nhân sự: Thực hiện việc quản lý nhân sự và thực hiện các công việc
liên quan đến nhân sự của công ty Có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổchức công ty phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, xây dựng và tổ chức thựchiện các kế hoạch về lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động
Phòng Dịch vụ sau bán hàng
Phòng Tài chính
Phòng
Kĩ thuật
Bộ phận quản lý khoTổng giám đốc
Trang 34Phòng Dịch vụ sau bán hàng: Chăm sóc khách hàng, lắng nghe ý kiến từ
khách hàng, thu thập thông tin để cùng với phòng kinh doanh có những giải phápgiúp tăng doanh số bán hàng Tư vấn các thông tin sau bán hàng
Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm
bảo yếu tố an toàn cùng các tính năng, công dụng của sản phẩm Hướng dẫn, giámsát và kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án, kế hoạch sảnxuất về mặt kỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cũng như cácvấn đề về máy móc thiết bị sử dụng trong dự án và sản xuất sản phẩm
Bộ phận quản lý kho: Tiếp nhận thông tin xuất – nhập kho, thực hiện công
tác xuất, nhập hàng hóa Đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa xuất, nhập kho.Kiểm tra thường xuyên định mức tồn kho tối thiểu Sắp xếp, áp dụng quy tắc antoàn và phòng cháy chữa cháy trong kho Giải quyết các vấn đề liên quan đến yêucầu của khách hàng Lên kế hoạch nhập hàng và trình lên cấp trên xét duyệt
Phòng Tài chính: Có chức năng nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý công tác kế
hoạch tài chính, thực hiện chế độ kế toán hiện hành, phản ánh kịp thời, chính xácvới mọi hoạt động kinh tế, tài chính của công ty, thực hiện công tác tiền lương, bảohiểm xã hội, vật tư Phòng kế toán sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác
kế toán tài chính, công tác thu chi, nhập xuất của đơn vị
2.1.4 Tình hình nguồn lực của Công ty TNHH CDE VINA
Trang 35Công ty có 25 nhân viên kinh doanh, kỹ thuật, lành nghề với nhiều năm kinhnghiệm được đào tạo uy tín từ các trường Đại học, Cao đẳng như Đại học Báchkhoa Đà Nẵng, Cao đẳng FPT, Cao đẳng Công thương Hà Nội,
Đại diện cho công ty hiện nay là bà: Nguyễn Thị Minh Quỳnh
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Trong nhiều năm hoạt động, công ty luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡngnhằm không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên trong công ty Tìnhhình nhân sự cụ thể được trình bày như bảng dưới đây
Bảng 2.1 Tình hình đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH CDE VINA giai
đoạn 2020 – 2022
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH CDE VINA
- Theo cơ cấu giới tính
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH CDE VINA
Tỉ lệ nam giới trong công ty thường chiếm số lượng trong công ty vớikhoảng 56 – 58%, trong khi đó tỉ lệ nữ giới vào khoảng 41 – 44%, điều này hoàntoàn phì hợp với đặc điểm và loại hình kinh doanh của công ty Công ty chủ yếukinh doanh đèn chiếu sáng, lắp đặt và các hoạt động liên quan đến kho chứa hàng,bàn giao khách hàng, tiếp xúc ngoài trời, yêu cầu nhiều đến sức mạnh và sức khỏe
Trang 36của nam giới là chủ yếu Tuy nhiên sự chênh lệch ở đây vẫn không quá nhiều nênhoàn toàn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh công ty tốt.
- Theo cơ cấu tuổi
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH CDE VINA
Lực lượng lao động trong công ty vào năm 2022 chủ yếu có độ tuổi từ 31 –
35 tuổi (chiếm khoảng 32%), từ 36 – 40 tuổi chiếm khoảng 24%, nhóm tuổi 26 – 30tuổi chiếm khoảng 20%; nhóm tuổi 20 – 25 tuổi chiếm khoảng 16% và còn lại 8%
là độ tuổi từ 40 – 45 tuổi Qua biểu đồ trên, ta thấy được tỉ lệ lao động trong độ tuổi
từ 31 – 40 tuổi chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nhân sự của Công ty CDE VINA và đây
là độ tuổi đã có kinh nghiệm chuyên môn cũng như quá trình làm việc lâu dài Hơnthế nữa, có thể sử dụng những người trong độ tuổi này để thực hiện công tác đàotạo, hướng dẫn theo phương pháp kèm cặp 1:1 cho những nhân viên mới của côngty
Đối với đội ngũ nhân lực dưới 30 tuổi chiếm tổng tỉ lệ khoảng 36% sẽ thuậnlợi cho hoạt động kinh doanh, làm trẻ hóa năng lực cạnh tranh của công ty bởinhững suy nghĩ, ý tưởng mới mẻ, sự năng động, nhiệt huyết trong công việc và ởkhâu marketing cho sản phẩm hoặc nhanh nhạy trong việc nắm bắt được tâm lýkhách hàng tiêu dùng hiện nay
Trang 37Với khoảng 8% nhân sự nằm trong độ tuổi 40 – 45 tuổi Là những nhân viênnòng cốt và đồng hành cùng với công ty từ những ngày đầu thành lập đến nay Nênkhá dày dặn kinh nghiệm, đưa ra những góp ý trong chiến lược, hướng phát triểnlâu dài của công ty.
- Theo cơ cấu trình độ lao động
Năm 2020 Năm 2021 Năm 20220
Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH CDE VINA (2020 - 2022) theo trình độ lao động
Đại học Cao đẳng Trung cấp
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH CDE VINA giai đoạn 2020 –
2022 theo trình độ lao động
Nguồn: Phòng Nhân sự TNHH CDE VINA
Theo biểu đồ trên ta thấy được, trình độ lao động của Công ty CDE VINAchiếm số lượng cao nhất là Cao đẳng với 12 người ở năm 2020 và năm 2021, sangnăm 2022 tăng lên 13 người vì lí do tuyển thêm một nhân viên ở bộ phận kế toánthuộc phòng Tài chính của công ty Trình độ bậc Đại học và Trung cấp qua 3 năm(2020 – 2022) không có sự thay đổi với lần lượt là 7 người và 5 người