Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Mầm non 158 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH - PHẠM HỒNG HẢI TS - Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh; Email: hanhhuynhusshgmail.com TS- Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Tóm tắt: Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống là một hướng tiếp cận ngôn ngữ được phát triển chủ yếu bởi Halliday ở Anh trong những năm 1960, và sau đó ở ức. Hướng tiếp cận này hiện ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là trong giáo dục ngôn ngữ và cho mục đích phân tích diễn ngôn. Trong Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống, tầng ngữ nghĩa mà Halliday xây dựng mới chủ yếu liên quan đến ngữ nghĩa của mệnh đề. Theo cách tiếp cận của Jim Martin, ở giai đoạn sau, thì ngữ nghĩa hướng về tổ chức của vàn bản trên mệnh đề - tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn. Theo đó, Ngữ nghĩa bao gồm tất cả những vấn đề sau: Nghĩa ý niệm: thê hiện nội dung ý niệm (của mệnh đề hoặc toàn bộ văn bản); Nghĩa liên nhân: tầng câu, tầng diễn ngôn; Nghĩa vàn bản: cách văn bản được tổ chức như một thông điệp. Bài viết cung cấp kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, và một cách tiếp cận phù hợp với lý thuyết này. Từ khóa: Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, ngữ nghĩa diên ngôn, nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân, nghĩa vãn bản. Abstract: Systemic-Functional Linguistics (SFL) is an approach to language developed mainly by Halliday in the UK. during the 1960s, and later in Australia. The approach is now used world-wide, particularly in language education, and for purposes of discourse analysis. In SFL, Halliday’s semantic strata is largely concerned with the semantics of the clause. In Jim Martin’s approach, the “semantics” is about the organisation of the text “above” the clause - Discourse Semantics. Accordingly, “semantics” includes all of these: Ideational Semantics: the representation of the ideational content (of clauses, or of whole texts); Interpersonal Semantics: Sentence level, Discourse level; Textual Semantics: how the text is organised as a message. This article provides a basic introduction to Systemic Functional Linguistics, and provides an appropriate approach to this theory. Keywords: Systemic-functional linguistics, discourse semantics, ideational semantics, interpersonal semantics, textual semantics. 1. Dẩn nhập Bài viết này giới thiệu về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic functional linguistics - SFL). Dựa trên việc phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu của Mick O’Donnell (2011), David Butt - Susan Feez (2012), Martin (2000, 2003, 2005, 2011, 2014, 2015), Ngô Thị Bích Thu - Len Unsworth (2011, 2015), Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Ngô Đình Phương (2008), bài viết giới thiệu một cách hiểu, một cách tiếp cận Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống. Bài viết trình bày theo thứ tự như sau: (1) Dần nhập; (2) Mô hình các tầng của ngôn ngữ; (3) Tầng ngữ cảnh; (4) Tầng ngôn ngữ; (5) Kết luận; Một nội dung quan trọng - về Ngữ nghĩa diễn ngôn, được Martin phát triển giai đoạn sau - được giới thiệu ở phần Sự hiện thực hóa nghĩa Liên nhân, nhưng thực chất, Ngữ nghĩa diễn ngôn bàn về tổ chức trên mệnh đề của cả nghĩa Ý niệm và nghĩa Văn bản. Một số thuật ngữ trong hệ thống SFL ở bài này vẫn để nguyên (tiếng Anh), và nội hàm nghĩa của thuật ngữ được hiểu qua bàn luận trong ngữ cảnh. Đây là bài mang tính giới thiệu, mục đích chính - hướng đến các học viên quan tâm và tiếp tục tìm hiểu thêm về lý thuyết TỪ ĐIỂN HỌC BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021 159 này. Hơn nữa, nhiều thuật ngữ hiện còn khó tìm được sự tương đương trong tiếng Việt nên chúng tôi chọn cách xử lý thuật ngữ như vậy. 2. Mô hình các tầng của ngôn ngữ Mô hình hệ thống của các tầng ngôn ngữ (Hình 1) theo quan niệm của SFL gồm hai tầng: tầng Ngữ cảnh (context) và tầng Ngôn ngừ (language). Tầng Ngữ cảnh gồm Ngữ cảnh văn hóa (Context of Culture) và Ngữ cảnh tình huống (Context of Situation). Tầng Ngôn ngữ gồm ba tầng: Ngữ nghĩa, Ngữ pháp, Ngữ âm. Nếu nhận xét một cách khái quát nhất thì, theo mô hình, có thể thấy: xuất phát từ ngữ cảnh, nghĩa được lựa chọn, được hiện thực hóa từ ngữ cảnh. Và, nghĩa lại được hiện thực hóa ở tầng Ngữ pháp - từ vựng, tầng Ngữ pháp - từ vựng tiếp tục được hiện thực ở tầng ngữ âm. Mô hình này cho thấy tính hệ thống riêng của lý thuyết SFL. (Mô hình hệ thống cùa các tầng ngôn ngữ) Context of CuhuiT C ontext of Situation Language: Semantics Grammar gì nói ra. Ví dụ, để giải thích nghĩa của một mệnh đề (clause) thì cần miêu tả bản thân mệnh đề và cả ngữ cảnh mệnh đề xuất hiện. SFL chia ngữ cảnh thành hai cấp độ: Ngữ cảnh vãn hóa và Ngừ cảnh tình huống. 3.1. Ngữ cảnh văn hóa Ngữ cảnh văn hóa là giới hạn tập hợp các ngữ cảnh tình huống thường thấy trong một nền văn hóa, là tất cả những di sản văn hóa mà chúng ta đối diện, những phong tục, tôn giáo, lối suy nghĩ, nền tảng giáo dục, kinh nghiệm,... Theo Halliday và Hasan, văn hóa quyết định những hình thức văn bản khác nhau để đạt được những mục đích nào đó. Mục đích là nhân tố quyết định sự lựa chọn về thể loại mà một nền văn hóa cho là phù hợp để đạt mục đích đó. Ngữ cảnh văn hóa thường được hiểu, gồm các yếu tố: mục đích xã hội (social purposes) và bối cảnh văn hoá (cultural settings). Các ngữ cảnh văn hóa chi phối, hiện thực hóa ở các ngữ cảnh tình huống (David Butt và Susan Feez, 2012). Các nhà SFL tiếp cận Thể loại (Genre) dựa trên bình diện ký hiệu học, trong mối quan hệ giữa hình thức, chức năng và ngữ cảnh. Theo đó, phân tích thể loại là mô tả, diễn giải mối quan hệ có tính tầng bậc giữa ngôn ngữ được người tạo văn bản chọn để đạt được một mục đích xã hội và văn hóa chứ không phải là phân tích các cấu trúc được chi phối bởi các quy định của thể loại. Thể loại là biểu hiện của ngữ cảnh văn hóa và sẽ được hiện thực hóa thông qua các biến của ngữ cảnh tình huống. Những văn bản mà chia sẻ cùng mục đích xã hội trong môi trường văn hóa thì chia sẻ cùng một mô hình cấu trúc cơ bản, hay chia sẻ cùng thể loại. Theo Martin, thể loại không chỉ được xem là một loại văn bản, mà còn được xem là “một quá trình xã hội”. 3.2. Ngữ cảnh tình huống Ở mức độ của Ngữ pháp Chức năng Hệ thống (SFG), Halliday mới chủ yếu khảo sát trong tiếng Anh và tập trung ở Ngữ cảnh tình Hình 1 (Mick O’Donnell, 2011) 3. Tầng Ngữ cảnh Thuật ngữ “Ngữ cảnh” được sử dụng nhiều trong các lý thuyết ngôn ngữ học và chưa được hiểu nhất quán. Có tác giả dùng “Ngữ cảnh”, hoặc “Ngôn cảnh”, hoặc “Bối cảnh”,... với nội hàm không hoàn toàn trùng nhau. Trong bài này, thuật ngữ Context được hiểu là “Ngữ cảnh”. Thuật ngữ “Văn bản”, “Diễn ngôn” dùng tương đương nhau. Theo Halliday và các tác giả SFL thì ngôn ngữ luôn diễn ra trong ngữ cảnh, và chỉ từ ngữ cảnh thì người ta mới có thể hiểu được những 160 huống. Trong một ngữ cảnh văn hóa, người nóiviết sử dụng ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh hay tình huống cụ thể hơn. Mỗi tình huống này là một ngữ cảnh nội tại mà SFL gọi là Ngữ cảnh tình huống; Nhiều lý thuyết cũng đề cập đến Register (tầng Ngữ cảnh tình huống) với 3 phương diện Field, Tenor, Mode nhưng chúng có sự khác biệt so với quan niệm của SFL. Ngữ cảnh tình huống bao gồm 3 bình diện: đề tài giao tiếp (Field), mối quan hệ của các tham thể trong giao tiếp (Tenor) và kênh và quy cách giao tiếp (Mode). Ba bình diện này tương ứng với 3 nghĩa, và ràng buộc sự lựa chọn ngôn ngữ, bởi vì chúng phản ánh 3 chức năng chính của ngôn ngữ: xác định được Field của tình huống, ta có thể xác định từ và cấu trúc để tạo nghĩa Kinh nghiệm (Experiential meaning) trong tình huống đó - tức, những gì đang, sẽ, vừa xảy ra, và, về cách mà chúng ta liên kết những kinh nghiệm này với nhau (Logical meaning); Xác định được Tenor của tình huống, ta có thể xác định được từ và cấu trúc để thiết lập các mối quan hệ, thể hiện quan điểm, tương tác được với nhau, để tạo nghĩa Liên nhân trong ngữ cảnh đó (Interpersonal meaning); Xác định được Mode của tình huống, ta có thể xác định từ và cấu trúc để tổ chức những nghĩa riày thành một tổng thể mạch lạc, thành một văn bản trong ngữ cảnh cụ thể đó (Textual meaning). Khái niệm về Field, Tenor và Mode có thể được sử dụng để xác định và mô tả nhiều loại ngôn ngữ mà có thể xảy ra trong bất kỳ ngữ cảnh tình huống nào trong đó ngôn ngữ được sử dụng. Sử dụng cách mô tả này, chủng ta có thể dễ dàng hơn để nhận diện Nghĩa (meanings), từ (words), và cấu trúc (structures) mà có thể có hoặc sẽ có trong ngừ cảnh đó (David Butt và Susan Feez, 2012). Sự kết hợp giữa Ngữ cảnh văn hóa và Ngữ cảnh tình huống tạo sự tương đồng, khác biệt giữa một diễn ngôn này với một diễn ngôn khác. Ba bình diện (Field, Tenor, Mode) của ngữ cảnh tình huống tạo ra sư khác nhau về NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN tình huống của diễn ngôn, ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ngôn ngữ vì chúng phản ánh ba chức năng chính của ngôn ngữ. 4. Tầng ngôn ngữ SFL hoạt động với ba cấp độ phân tích trong ngôn ngữ - cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ ngữ pháp, và cấp độ ngữ âm. Trong đó, chú trọng đến cấp độ ngữ nghĩa và ngữ pháp. 4.1. Tầng ngữ nghĩa Tầng Nghĩa (còn gọi là tầng Ngừ nghĩa) gồm 3 nghĩa chính (nghĩa Ý niệm, nghĩa Liên nhân, nghĩa Văn bản) được lựa chọn, được hiện thực hóa từ tầng Ngữ cảnh. Halliday có bàn đến nghĩa của diễn ngôn nhưng chủ yếu ở cấp độ của mệnh đề. Giai đoạn sau Halliday, nhiều tác giả, mà tiêu biểu là Martin, đã phát triển và hoàn thiện tầng Nghĩa thành tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn, làm cho SFG trở thành SFL. Thời kỳ sau Chomsky, Ngữ nghĩa học (Semantics) chủ yếu liên quan đến ngữ nghĩa mệnh đề (Nghĩa Biểu hiện). Hành động ngôn từ và phương tiện tổ chức văn bản được phân bổ cho Ngữ dụng học. Tuy nhiên, trong SFL, có thể nói, Ngữ nghĩa học bao gồm cả ngữ nghĩa mệnh đề, Hành động ngôn từ, phương tiện tổ chức vãn bản, cũng như Ngữ dụng học. SFL có ba nghĩa cơ bản sau: 1- Nghĩa Ỷ niệm: thể hiện nội dung ý niệm của mệnh đề hoặc của cả văn bản. 2- Nghĩa Liên nhân: thể hiện ở hai mức độ chính: Mức độ câu (hành động ngôn từ); và Mức độ diễn ngôn (tổ chức một chuỗi các hành động ngôn từ thành Exchanges, Turns,...), áp dụng Khung Đánh giá (Appraisal frame) trong xử lý văn bản. 3- Nghĩa Văn bản: cách văn bản được tổ chức như một thông điệp. Trong đó: cấu trúc thể loại (Generic Structure) - hệ thống của một văn bản; cấu trúc tu từ (Rhetorical Structure) - tố chức các câu để hồ trợ cho các câu khác; Phát triển Đề (Thematic Progression) - Cách tổ chức các lựa chọn Đề xuyên suốt văn bản để TỪ ĐIỂN HỌC BÁCH KHOA THƯ, số 1 (69), 1-2021 161 giúp người đọc hiểu nội dung của văn bản. Halliday cho rằng các nghĩa (Kinh nghiệm, Liên nhân, Văn bản) có thể quan hệ cùng lúc với tầng trên (Ngữ cảnh) - với những biến thể ngữ vực của ngữ cảnh tình huống (Field, Tenor, Mode), và tầng dưới (Từ vựng - Ngữ pháp) - với các mô thức từ vựng - ngữ pháp (Nét nghĩa kinh nghiệm được hiện thực hóa thông qua hệ thống chuyển tác, nét nghĩa văn bản qua hệ thống đề thuyết, và nét nghĩa liên nhân qua hệ thống thức, tình thái). Đây là mối quan hệ cộng hưởng siêu chức năng. Tổ chức trừu tượng của tầng ngôn ngữ này được phản ánh trong tổ chức trừu tượng của tầng ngôn ngữ kia 1. Hình 2 cho thấy tầng Ngữ nghĩa mà Halliday xác lập, chủ yếu quan tâm đến ngữ nghĩa của mệnh đề. Có thể hiểu, nhìn chung, nghĩa Ý niệm gồm nghĩa Kinh nghiệm và nghĩa logic của câuphát ngôn. Nghĩa Liên nhân được thực hiện thông qua hành động ngôn từ ở phạm vi câuphát ngôn, chứ chưa bao quát cả văn bảndiễn ngôn. Nghĩa Văn bản được thực hiện thông qua sự liên kết, quy chiếu, đề - thuyết,...; Chi tiết của vấn đề này sẽ được làm rõ thêm ở mục 4.2.2. Hình 3 thể hiện cách tiếp cận của Martin, tầng Nghĩa bàn về cách tổ chức văn bản “ở trên” mệnh đề (clause) - tức, cấu trúc cấp độ Ngừ nghĩa diễn ngôn (Discourse semantics). Có thể nói, Martin đã hoàn thiện hệ thống của Halliday ở tầng nghĩa - từ mức ngữ nghĩa của câuphát ngôn lên mức ngữ nghĩa của diễn ngôn. Nghĩa Ý niệm không chỉ được thể hiện ở mức câuphát ngôn mà bao quát cả văn bản diễn ngôn thông qua các công cụ liên kết các ý niệm. Nghĩa Liên nhân được xác định không chỉ ở mức hành động ngôn từ mà còn được vận dụng các hệ thống của tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn, như Negotiation, Appraisal, vấn đề này cũng sẽ được bàn rõ hơn ở mục 4.2.2. Hình 3 (Mick O’Donnell, 2011) 4.2. Tầng ngữ pháp Bàn về bản chất của tầng Ngữ pháp, SFL đặt ra 3 câu hỏi về sự hiện thực hóa: 1- Ngôn ngữ được cấu trúc như thế nào để có thể làm cho nghĩa Liên nhân được hiện thực hóa? (Cách mà các cấu trúc Thức (Mood) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực hóa được các nghĩa liên nhân khác nhau trong văn bản). 2- Ngôn ngữ được cấu trúc như thế nào để nghĩa Kinh nghiệm được hiện thực hóa? (Cách mà các cấu trúc Chuyển tác (Transitivity) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực hóa các nghĩa Kinh nghiệm khác nhau trong văn bản). 2- Ngôn ngữ được cấu trúc như thế nào để nghĩa Văn bản được hiện thực hóa? (Cách các cấu trúc Đe (Theme) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực các nghĩa Văn bản khác nhau trong văn bản) (Lược theo Eggins, 1994:143). Đơn vị cơ bản, quan trọng nhất mà Halliday xác định ở tầng Ngữ pháp là Mệnh đề (Clause) trong tiếng Anh. “Mệnh đề là đơn vị ngữ pháp chính được người nói sử dụng để hỏi, phát biểu và ra chỉ thị” (Halliday, 1994). Vì mệnh đề có cấu tạo tối thiểu một đề và một thuyết nên nó 162 NHỮNG CHUYẾN NGÀNH LIÊN QUAN đủ tư cách là một đơn vị ngữ nghĩa - chức năng; Từ đó, mệnh đề với tư cách là sự biểu hiện, là sự trao đổi, là một thông điệp, sẽ hiện thực hóa các nghĩa thành các tầng bậc ngữ pháp. Đơn vị cơ bản để biểu đạt nghĩa Liên nhân và Kinh nghiệm là mệnh đề độc lập (Independent Clause). Mệnh đề là xuất phát điểm, có vị thế đặc biệt, nằm tại giao điểm của 3 bình diện: tầng (stratification), cấp độ (rank), và siêu chức năng (metafuntion). Nó được định vị tại tầng Từ vựng- ngữ pháp, có mối liên hệ với tầng Ngữ nghĩa thông qua việc hiện thực hóa ba thực thể ngữ nghĩa - sự trao đổi, sự biểu hiện và thông điệp, có mối liên hệ với 3 thông số của tình huống - trường, không khí, cách thức. Ở phương diện siêu chức năng, mệnh đề là điểm hội tụ của 3 điểm ý nghĩa giải thích cho ngữ cảnh tình huống: chức năng biểu đạt tư tưởng, chức năng liên nhân và chức năng kết cấu ngôn bản. Ba kiểu nghĩa này lần lượt được hiện thực hóa bằng ngôn từ thông qua chuyển tác, thức và đề ngữ 1, Đây là ba cách giải thích cấu trúc mệnh đề: 1- Mệnh đề với tư cách Biểu hiện (Representation): Nghĩa kinh nghiệm của mệnh đề được hiện thực hóa từ Trường (Field), rồi thông qua cấu trúc Chuyển tác (Transitivity) - gồm các quá trình, các tham thể vốn có và chu cảnh. 2- Mệnh đề với tư cách là sự Trao đổi (Exchange): Mệnh đề hiện thực hóa nghĩa Liên nhân chủ yếu thông qua cấu trúc Thức (Mood structure), Tình thái (Modality),... 3- Mệnh đề với tư cách một Thông điệp (Message): Nội dung thông tin của mệnh đề được sắp xếp để thiết lập bất kỳ điểm xuất phát nào được mong muốn cho thông điệp thông qua Đề (Theme), Thuyết (Rheme), và phân tích Đề - Thuyết cũng có thể được áp dụng cho các đoạn văn và toàn bộ văn bản. Hình 4 thể hiện quá trình hiện thực hóa của các tầng bậc chủ yếu ở tầm của Mệnh đề: Từ vựng-ngữ pháp (Lexico-Grammar) được Hình 4 gộp vào một cấp độ với tư cách là phương tiện định hình nghĩa của câu, không chỉ riêng nghĩa của từ. SFL chú trọng đến các lớp ở phạm vi câu, và xem xét 3 lớp (layer) ở tầng Ngữ pháp - sự hiện thực hóa thông qua 3 hệ thống tại tầng trung tâm của ngôn ngữ 11: 1- Thức (Mood): hiện thực hóa nghĩa Liên nhân của mệnh đề, chủ yếu sử dụng các chức năng cú pháp truyền thống: My mother gave a book to me Subject Pred Complement Adjunct 2- Chuyển tác (Transitivity): hiện thực hóa nghĩa Kinh nghiệm của mệnh đề: My mother gave a book to me Actor Process Goal Recipient 3- Đề (Theme): hiện thực hóa nghĩa Văn bản của mệnh đề: My mother gave a book to me Theme Rheme 4.2.1. Sự hiện thực hóa nghĩa Ỷ niệm Nghĩa Ý niệm trong lý thuyết của Halliday bao hàm cả nghĩa Kinh nghiệm. Trước hết, cần phân biệt hai thuật ngữ, hai phương diện nghĩa quan trọng của hai lý thuyết khác nhau - đó là nghĩa Kinh nghiệm và nghĩa Biểu hiện. Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) mà một trong những đại diện tiêu biểu là Dik (1978, 1980) và Ngữ pháp chức năng hệ thống (SFG) mà đại diện tiêu biểu là Halliday (1985, 1994, 2004) thuộc hai hệ thống khác nhau, dù có những sự tương đồng nhất định. Một trong TỪ ĐIỂN HỌC BÁCH KHOA THƯ, số 1 (69), 1-2021 những khía cạnh dễ gây nhầm lẫn giữa hai lý thuyết là: nghĩa Biểu hiện (Representational meaning) - một trong những phương diện nghĩa quan trọng mà Dik (Functional Grammar, 1978) đã xác lập để chủ yếu làm rõ nghĩa của câu, và nghĩa Kinh nghiệm (Experiential meaning) - một frong ba phương diện nghĩa quan trọng mà Hallida...
Trang 1158 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN
HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH * - PHẠM HỒNG HẢI **
* TS - Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh; Email: hanhhuynhussh@gmail.com
Tóm tắt: Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống là một
hướng tiếp cận ngôn ngữ được phát triển chủ yếu bởi
Halliday ở Anh trong những năm 1960, và sau đó ở
ức Hướng tiếp cận này hiện ngày càng phổ biến trên
toàn thế giới, đặc biệt là trong giáo dục ngôn ngữ và
cho mục đích phân tích diễn ngôn Trong Ngôn ngữ
học Chức năng Hệ thống, tầng ngữ nghĩa mà Halliday
xây dựng mới chủ yếu liên quan đến ngữ nghĩa của
mệnh đề Theo cách tiếp cận của Jim Martin, ở giai
đoạn sau, thì ngữ nghĩa hướng về tổ chức của vàn bản
trên mệnh đề - tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn Theo đó,
Ngữ nghĩa bao gồm tất cả những vấn đề sau: Nghĩa ý
niệm: thê hiện nội dung ý niệm (của mệnh đề hoặc
toàn bộ văn bản); Nghĩa liên nhân: tầng câu, tầng diễn
ngôn; Nghĩa vàn bản: cách văn bản được tổ chức như
một thông điệp Bài viết cung cấp kiến thức nền tảng
về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, và một cách
tiếp cận phù hợp với lý thuyết này.
Từ khóa: Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, ngữ
nghĩa diên ngôn, nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân, nghĩa
vãn bản.
Abstract: Systemic-Functional Linguistics (SFL) is an
approach to language developed mainly by Halliday in
the UK during the 1960s, and later in Australia The
approach is now used world-wide, particularly in
language education, and for purposes of discourse
analysis In SFL, Halliday’s semantic strata is largely
concerned with the semantics of the clause In Jim
Martin’s approach, the “semantics” is about the
organisation of the text “above” the clause - Discourse
Semantics Accordingly, “semantics” includes all of
these: Ideational Semantics: the representation of the
ideational content (of clauses, or of whole texts);
Interpersonal Semantics: Sentence level, Discourse
level; Textual Semantics: how the text is organised as
a message This article provides a basic introduction
to Systemic Functional Linguistics, and provides an
appropriate approach to this theory.
Keywords: Systemic-functional linguistics, discourse semantics, ideational semantics, interpersonal semantics, textual semantics.
1 Dẩn nhập
Bài viết này giới thiệu về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic functional linguistics - SFL) Dựa trên việc phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu của Mick O’Donnell (2011), David Butt - Susan Feez (2012), Martin (2000, 2003, 2005, 2011, 2014, 2015), Ngô Thị Bích Thu - Len Unsworth (2011, 2015), Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Ngô Đình Phương (2008), bài viết giới thiệu một cách hiểu, một cách tiếp cận Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống Bài viết trình bày theo thứ tự như sau: (1) Dần nhập; (2) Mô hình các tầng của ngôn ngữ; (3) Tầng ngữ cảnh; (4) Tầng ngôn ngữ; (5) Kết luận; Một nội dung quan trọng - về Ngữ nghĩa diễn ngôn, được Martin phát triển giai đoạn sau - được giới thiệu ở phần Sự hiện thực hóa nghĩa Liên nhân, nhưng thực chất, Ngữ nghĩa diễn ngôn bàn về
tổ chức trên mệnh đề của cả nghĩa Ý niệm và nghĩa Văn bản
Một số thuật ngữ trong hệ thống SFL ở bài này vẫn để nguyên (tiếng Anh), và nội hàm nghĩa của thuật ngữ được hiểu qua bàn luận trong ngữ cảnh Đây là bài mang tính giới thiệu, mục đích chính - hướng đến các học viên quan tâm và tiếp tục tìm hiểu thêm về lý thuyết
Trang 2TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021 159
này Hơn nữa, nhiều thuật ngữ hiện còn khó
tìm được sự tương đương trong tiếng Việt nên
chúng tôi chọn cách xử lý thuật ngữ như vậy
2 Mô hình các tầng của ngôn ngữ
Mô hình hệ thống của các tầng ngôn ngữ
(Hình 1) theo quan niệm của SFL gồm hai
tầng: tầng Ngữ cảnh (context) và tầng Ngôn
ngừ (language) Tầng Ngữ cảnh gồm Ngữ cảnh
văn hóa (Context of Culture) và Ngữ cảnh tình
huống (Context of Situation) Tầng Ngôn ngữ
gồm ba tầng: Ngữ nghĩa, Ngữ pháp, Ngữ âm
Nếu nhận xét một cách khái quát nhất thì, theo
mô hình, có thể thấy: xuất phát từ ngữ cảnh,
nghĩa được lựa chọn, được hiện thực hóa từ
ngữ cảnh Và, nghĩa lại được hiện thực hóa ở
tầng Ngữ pháp - từ vựng, tầng Ngữ pháp - từ
vựng tiếp tục được hiện thực ở tầng ngữ âm
Mô hình này cho thấy tính hệ thống riêng của
lý thuyết SFL
(Mô hình hệ thống cùa các tầng ngôn ngữ)
Context of CuhuiT
C ontext of Situation
Language:
Semantics Grammar
gì nói ra Ví dụ, để giải thích nghĩa của một mệnh đề (clause) thì cần miêu tả bản thân mệnh đề và cả ngữ cảnh mệnh đề xuất hiện SFL chia ngữ cảnh thành hai cấp độ: Ngữ cảnh vãn hóa và Ngừ cảnh tình huống
3.1. Ngữ cảnh văn hóa
Ngữ cảnh văn hóa là giới hạn tập hợp các ngữ cảnh tình huống thường thấy trong một nền văn hóa, là tất cả những di sản văn hóa mà chúng ta đối diện, những phong tục, tôn giáo, lối suy nghĩ, nền tảng giáo dục, kinh nghiệm, Theo Halliday và Hasan, văn hóa quyết định những hình thức văn bản khác nhau để đạt được những mục đích nào đó Mục đích là nhân tố quyết định sự lựa chọn về thể loại mà một nền văn hóa cho là phù hợp để đạt mục đích đó Ngữ cảnh văn hóa thường được hiểu, gồm các yếu tố: mục đích xã hội (social purposes) và bối cảnh văn hoá (cultural settings) Các ngữ cảnh văn hóa chi phối, hiện thực hóa ở các ngữ cảnh tình huống (David Butt và Susan Feez, 2012)
Các nhà SFL tiếp cận Thể loại (Genre) dựa trên bình diện ký hiệu học, trong mối quan hệ giữa hình thức, chức năng và ngữ cảnh Theo
đó, phân tích thể loại là mô tả, diễn giải mối quan hệ có tính tầng bậc giữa ngôn ngữ được người tạo văn bản chọn để đạt được một mục đích xã hội và văn hóa chứ không phải là phân tích các cấu trúc được chi phối bởi các quy định của thể loại Thể loại là biểu hiện của ngữ cảnh văn hóa và sẽ được hiện thực hóa thông qua các biến của ngữ cảnh tình huống Những văn bản mà chia sẻ cùng mục đích xã hội trong môi trường văn hóa thì chia sẻ cùng một mô hình cấu trúc cơ bản, hay chia sẻ cùng thể loại Theo Martin, thể loại không chỉ được xem là một loại văn bản, mà còn được xem là “một quá trình xã hội”
3.2. Ngữ cảnh tình huống
Ở mức độ của Ngữ pháp Chức năng Hệ thống (SFG), Halliday mới chủ yếu khảo sát trong tiếng Anh và tập trung ở Ngữ cảnh tình
Hình 1 (Mick O’Donnell, 2011)
3 Tầng Ngữ cảnh
Thuật ngữ “Ngữ cảnh” được sử dụng nhiều
trong các lý thuyết ngôn ngữ học và chưa được
hiểu nhất quán Có tác giả dùng “Ngữ cảnh”,
hoặc “Ngôn cảnh”, hoặc “Bối cảnh”, với nội
hàm không hoàn toàn trùng nhau Trong bài
này, thuật ngữ Context được hiểu là “Ngữ
cảnh” Thuật ngữ “Văn bản”, “Diễn ngôn”
dùng tương đương nhau
Theo Halliday và các tác giả SFL thì ngôn
ngữ luôn diễn ra trong ngữ cảnh, và chỉ từ ngữ
cảnh thì người ta mới có thể hiểu được những
Trang 3huống Trong một ngữ cảnh văn hóa, người
nói/viết sử dụng ngôn ngữ trong nhiều ngữ
cảnh hay tình huống cụ thể hơn Mỗi tình
huống này là một ngữ cảnh nội tại mà SFL gọi
là Ngữ cảnh tình huống; Nhiều lý thuyết cũng
đề cập đến Register (tầng Ngữ cảnh tình
huống) với 3 phương diện Field, Tenor, Mode
nhưng chúng có sự khác biệt so với quan niệm
của SFL
Ngữ cảnh tình huống bao gồm 3 bình diện:
đề tài giao tiếp (Field), mối quan hệ của các
tham thể trong giao tiếp (Tenor) và kênh và
quy cách giao tiếp (Mode) Ba bình diện này
tương ứng với 3 nghĩa, và ràng buộc sự lựa
chọn ngôn ngữ, bởi vì chúng phản ánh 3 chức
năng chính của ngôn ngữ: xác định được Field
của tình huống, ta có thể xác định từ và cấu
trúc để tạo nghĩa Kinh nghiệm (Experiential
meaning) trong tình huống đó - tức, những gì
đang, sẽ, vừa xảy ra, và, về cách mà chúng ta
liên kết những kinh nghiệm này với nhau
(Logical meaning); Xác định được Tenor của
tình huống, ta có thể xác định được từ và cấu
trúc để thiết lập các mối quan hệ, thể hiện quan
điểm, tương tác được với nhau, để tạo nghĩa
Liên nhân trong ngữ cảnh đó (Interpersonal
meaning); Xác định được Mode của tình
huống, ta có thể xác định từ và cấu trúc để tổ
chức những nghĩa riày thành một tổng thể
mạch lạc, thành một văn bản trong ngữ cảnh cụ
thể đó (Textual meaning) Khái niệm về Field,
Tenor và Mode có thể được sử dụng để xác định
và mô tả nhiều loại ngôn ngữ mà có thể xảy ra
trong bất kỳ ngữ cảnh tình huống nào trong đó
ngôn ngữ được sử dụng Sử dụng cách mô tả
này, chủng ta có thể dễ dàng hơn để nhận diện
Nghĩa (meanings), từ (words), và cấu trúc
(structures) mà có thể có hoặc sẽ có trong ngừ
cảnh đó (David Butt và Susan Feez, 2012)
Sự kết hợp giữa Ngữ cảnh văn hóa và Ngữ
cảnh tình huống tạo sự tương đồng, khác biệt
giữa một diễn ngôn này với một diễn ngôn
khác Ba bình diện (Field, Tenor, Mode) của
ngữ cảnh tình huống tạo ra sư khác nhau về
NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN tình huống của diễn ngôn, ảnh hưởng lớn đến
sự lựa chọn ngôn ngữ vì chúng phản ánh ba chức năng chính của ngôn ngữ
4 Tầng ngôn ngữ
SFL hoạt động với ba cấp độ phân tích trong ngôn ngữ - cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ ngữ pháp, và cấp độ ngữ âm Trong đó, chú trọng đến cấp độ ngữ nghĩa và ngữ pháp
4.1 Tầng ngữ nghĩa
Tầng Nghĩa (còn gọi là tầng Ngừ nghĩa) gồm 3 nghĩa chính (nghĩa Ý niệm, nghĩa Liên nhân, nghĩa Văn bản) được lựa chọn, được hiện thực hóa từ tầng Ngữ cảnh Halliday có bàn đến nghĩa của diễn ngôn nhưng chủ yếu ở cấp
độ của mệnh đề Giai đoạn sau Halliday, nhiều tác giả, mà tiêu biểu là Martin, đã phát triển và hoàn thiện tầng Nghĩa thành tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn, làm cho SFG trở thành SFL
Thời kỳ sau Chomsky, Ngữ nghĩa học (Semantics) chủ yếu liên quan đến ngữ nghĩa mệnh đề (Nghĩa Biểu hiện) Hành động ngôn
từ và phương tiện tổ chức văn bản được phân
bổ cho Ngữ dụng học Tuy nhiên, trong SFL,
có thể nói, Ngữ nghĩa học bao gồm cả ngữ nghĩa mệnh đề, Hành động ngôn từ, phương
SFL có ba nghĩa cơ bản sau:
1- Nghĩa Ỷ niệm: thể hiện nội dung ý niệm của mệnh đề hoặc của cả văn bản
2- Nghĩa Liên nhân: thể hiện ở hai mức độ chính: Mức độ câu (hành động ngôn từ); và Mức độ diễn ngôn (tổ chức một chuỗi các hành động ngôn từ thành Exchanges, Turns, ), áp dụng Khung Đánh giá (Appraisal frame) trong
xử lý văn bản
3- Nghĩa Văn bản: cách văn bản được tổ chức như một thông điệp Trong đó: cấu trúc thể loại (Generic Structure) - hệ thống của một văn bản; cấu trúc tu từ (Rhetorical Structure) -
tố chức các câu để hồ trợ cho các câu khác; Phát triển Đề (Thematic Progression) - Cách tổ chức các lựa chọn Đề xuyên suốt văn bản để
Trang 4TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, số 1 (69), 1-2021 161
giúp người đọc hiểu nội dung của văn bản
Halliday cho rằng các nghĩa (Kinh nghiệm,
Liên nhân, Văn bản) có thể quan hệ cùng lúc
với tầng trên (Ngữ cảnh) - với những biến thể
ngữ vực của ngữ cảnh tình huống (Field,
Tenor, Mode), và tầng dưới (Từ vựng - Ngữ
pháp) - với các mô thức từ vựng - ngữ pháp
(Nét nghĩa kinh nghiệm được hiện thực hóa
thông qua hệ thống chuyển tác, nét nghĩa văn
bản qua hệ thống đề thuyết, và nét nghĩa liên
nhân qua hệ thống thức, tình thái) Đây là mối
quan hệ cộng hưởng siêu chức năng Tổ chức
trừu tượng của tầng ngôn ngữ này được phản
ánh trong tổ chức trừu tượng của tầng ngôn
ngữ kia [1]
Hình 2 cho thấy tầng Ngữ nghĩa mà
Halliday xác lập, chủ yếu quan tâm đến ngữ
nghĩa của mệnh đề Có thể hiểu, nhìn chung,
nghĩa Ý niệm gồm nghĩa Kinh nghiệm và
nghĩa logic của câu/phát ngôn Nghĩa Liên
nhân được thực hiện thông qua hành động
ngôn từ ở phạm vi câu/phát ngôn, chứ chưa
bao quát cả văn bản/diễn ngôn Nghĩa Văn bản
được thực hiện thông qua sự liên kết, quy
chiếu, đề - thuyết, ; Chi tiết của vấn đề này sẽ
được làm rõ thêm ở mục 4.2.2
Hình 3 thể hiện cách tiếp cận của Martin,
tầng Nghĩa bàn về cách tổ chức văn bản “ở
trên” mệnh đề (clause) - tức, cấu trúc cấp độ
Ngừ nghĩa diễn ngôn (Discourse semantics)
Có thể nói, Martin đã hoàn thiện hệ thống của
Halliday ở tầng nghĩa - từ mức ngữ nghĩa của
câu/phát ngôn lên mức ngữ nghĩa của diễn
ngôn Nghĩa Ý niệm không chỉ được thể hiện ở mức câu/phát ngôn mà bao quát cả văn bản/ diễn ngôn thông qua các công cụ liên kết các ý niệm Nghĩa Liên nhân được xác định không chỉ ở mức hành động ngôn từ mà còn được vận dụng các hệ thống của tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn, như Negotiation, Appraisal, vấn đề này cũng sẽ được bàn rõ hơn ở mục 4.2.2
Hình 3 (Mick O’Donnell, 2011)
4.2 Tầng ngữ pháp
Bàn về bản chất của tầng Ngữ pháp, SFL đặt ra 3 câu hỏi về sự hiện thực hóa:
có thể làm cho nghĩa Liên nhân được hiện thực hóa? (Cách mà các cấu trúc Thức (Mood) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực hóa được các nghĩa liên nhân khác nhau trong văn bản)
nghĩa Kinh nghiệm được hiện thực hóa? (Cách
mà các cấu trúc Chuyển tác (Transitivity) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực hóa các nghĩa Kinh nghiệm khác nhau trong văn bản) 2- Ngôn ngữ được cấu trúc như thế nào để nghĩa Văn bản được hiện thực hóa? (Cách các cấu trúc Đe (Theme) khác nhau cho phép các mệnh đề hiện thực các nghĩa Văn bản khác nhau trong văn bản) (Lược theo Eggins, 1994:143) Đơn vị cơ bản, quan trọng nhất mà Halliday xác định ở tầng Ngữ pháp là Mệnh đề (Clause) trong tiếng Anh “Mệnh đề là đơn vị ngữ pháp chính được người nói sử dụng để hỏi, phát biểu
và ra chỉ thị” (Halliday, 1994) Vì mệnh đề có cấu tạo tối thiểu một đề và một thuyết nên nó
Trang 5162 NHỮNG CHUYẾN NGÀNH LIÊN QUAN
đủ tư cách là một đơn vị ngữ nghĩa - chức
năng; Từ đó, mệnh đề với tư cách là sự biểu
hiện, là sự trao đổi, là một thông điệp, sẽ hiện
thực hóa các nghĩa thành các tầng bậc ngữ
pháp Đơn vị cơ bản để biểu đạt nghĩa Liên
nhân và Kinh nghiệm là mệnh đề độc lập
(Independent Clause)
Mệnh đề là xuất phát điểm, có vị thế đặc
biệt, nằm tại giao điểm của 3 bình diện: tầng
(stratification), cấp độ (rank), và siêu chức
năng (metafuntion) Nó được định vị tại tầng
Từ vựng- ngữ pháp, có mối liên hệ với tầng
Ngữ nghĩa thông qua việc hiện thực hóa ba
thực thể ngữ nghĩa - sự trao đổi, sự biểu hiện
và thông điệp, có mối liên hệ với 3 thông số
của tình huống - trường, không khí, cách thức
Ở phương diện siêu chức năng, mệnh đề là
điểm hội tụ của 3 điểm ý nghĩa giải thích cho
ngữ cảnh tình huống: chức năng biểu đạt tư
tưởng, chức năng liên nhân và chức năng kết
cấu ngôn bản Ba kiểu nghĩa này lần lượt được
hiện thực hóa bằng ngôn từ thông qua chuyển
tác, thức và đề ngữ [1], Đây là ba cách giải
thích cấu trúc mệnh đề:
1- Mệnh đề với tư cách Biểu hiện
(Representation): Nghĩa kinh nghiệm của mệnh
đề được hiện thực hóa từ Trường (Field), rồi
thông qua cấu trúc Chuyển tác (Transitivity) - gồm
các quá trình, các tham thể vốn có và chu cảnh
(Exchange): Mệnh đề hiện thực hóa nghĩa Liên
nhân chủ yếu thông qua cấu trúc Thức (Mood
structure), Tình thái (Modality),
3- Mệnh đề với tư cách một Thông điệp
(Message): Nội dung thông tin của mệnh đề
được sắp xếp để thiết lập bất kỳ điểm xuất phát
nào được mong muốn cho thông điệp thông
qua Đề (Theme), Thuyết (Rheme), và phân tích
Đề - Thuyết cũng có thể được áp dụng cho các
đoạn văn và toàn bộ văn bản
Hình 4 thể hiện quá trình hiện thực hóa của
các tầng bậc chủ yếu ở tầm của Mệnh đề:
Từ vựng-ngữ pháp (Lexico-Grammar) được
Hình 4
gộp vào một cấp độ với tư cách là phương tiện định hình nghĩa của câu, không chỉ riêng nghĩa của từ SFL chú trọng đến các lớp ở phạm vi câu, và xem xét 3 lớp (layer) ở tầng Ngữ pháp -
sự hiện thực hóa thông qua 3 hệ thống tại tầng trung tâm của ngôn ngữ [11]:
nhân của mệnh đề, chủ yếu sử dụng các chức năng cú pháp truyền thống:
My mother gave a book to me
Subject Pred Complement Adjunct
nghĩa Kinh nghiệm của mệnh đề:
My mother gave a book to me
Actor Process Goal Recipient
3- Đề (Theme): hiện thực hóa nghĩa Văn
bản của mệnh đề:
My mother gave a book to me
4.2.1 Sự hiện thực hóa nghĩa Ỷ niệm
Nghĩa Ý niệm trong lý thuyết của Halliday bao hàm cả nghĩa Kinh nghiệm Trước hết, cần phân biệt hai thuật ngữ, hai phương diện nghĩa quan trọng của hai lý thuyết khác nhau - đó là nghĩa Kinh nghiệm và nghĩa Biểu hiện Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) mà một trong những đại diện tiêu biểu là Dik (1978, 1980) và Ngữ pháp chức năng hệ thống (SFG)
mà đại diện tiêu biểu là Halliday (1985, 1994, 2004) thuộc hai hệ thống khác nhau, dù có những sự tương đồng nhất định Một trong
Trang 6TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, số (69), 1-2021
những khía cạnh dễ gây nhầm lẫn giữa hai lý
thuyết là: nghĩa Biểu hiện (Representational
meaning) - một trong những phương diện nghĩa
quan trọng mà Dik (Functional Grammar,
1978) đã xác lập để chủ yếu làm rõ nghĩa của
câu, và nghĩa Kinh nghiệm (Experiential
meaning) - một frong ba phương diện nghĩa
lập cho ngôn ngữ, diễn ngôn
Nghĩa Biểu hiện được thể hiện thông qua
các Sự tình (State of affairs) được phản ánh
trong câu trên cơ sở một khung ngữ vị từ bao
gồm nội dung của sự tình do vị từ biểu hiện và
các tham thể tham gia vào Sự tình ấy Halliday
xác lập nghĩa Kinh nghiệm của mệnh đề - được
hiện thực thông qua Hệ thống chuyển tác
(Transityvity system) mà các yếu tố cấu thành
của nó bao gồm các tiến trình (Processes) (như:
Tiến trình vật chất, Tiến trình tinh thần, Tiến
trình quan hệ, ), các tham thể vốn có và chu
cảnh Có thể thấy: các sự tình của câu (theo
quan niệm của Dik) có sự tương ứng nhất định
với các tiến trình trong hệ thống chuyển tác
(theo quan niệm của Halliday) khi đều có sự
tham gia của của vị từ, các tham thể, chu cảnh;
Nhưng, sự khác biệt ở chồ: các yếu tố tạo nên
Sự tình để làm rõ một phương diện nghĩa quan
trọng của câu - nghĩa Biểu hiện, chủ yếu trong
phạm vi câu Trong khi, các Tiến trình trong
Hệ thống chuyển tác là sự hiện thực hóa nghĩa
Kinh nghiệm của mệnh đề, và chi phối phát
ngôn, diễn ngôn
(i) Nghĩa Ỷ niệm của Câu:
Nghĩa Ý niệm được hiện thực hóa thông qua
hệ thống Chuyển tác (Transitivity) - gồm các
quá trình; (iii) Chu cảnh', các trạng ngữ, chỉ
định khi nào, ở đâu, tại sao,
Hệ thống Chuyển tác là sự mã hóa nghĩa
kinh nghiệm, được thực hiện bằng siêu chức
năng Kinh nghiệm - trong đó, mọi mệnh đề (Ví
163
dụ trong tiếng Anh) được tạo thành từ sự kết hợp của các tham thể và chu cảnh xoay quanh Quá trình bắt buộc Quá trình là cốt lõi của Hệ thống chuyển tác và vì vậy nó được thể hiện thông qua một cụm động từ Các tham thể sẽ được thể hiện hầu hết bằng các cụm danh từ hoặc thậm chí bằng các cụm tính từ, và chu cảnh sẽ được thể hiện bằng các cụm trạng ngữ, cụm giới từ, thậm chí (đôi khi) bằng các cụm danh từ Ba loại tiến trình chính trong hệ thống này là Vật chất, Tinh thần, Quan hệ, và một loại Tiến trình phụ (là sự kết hợp, chia sẻ các khía cạnh của hai trong số 3 loại chính) - là Động từ, Hành vi và Tồn tại Ví dụ:
The boy kicked the ball hard
Participant Process Participant Circumstance Actor
(Type of participant)
Material (Type of Process)
Target (Type of participant)
Manner (Type of circumstance)
(ii) Nghĩa Ý niệm của Văn bản:
Nghĩa Ý niệm trong văn bản/diễn ngôn đề cập đến hai hệ thống Ngữ nghĩa diễn ngôn (Discourse semantics) là Ideation and Identification Ideation đề cập đến một trong những khía cạnh quan trọng là cách các ý niệm
có liên quan đến nhau Identification là một hệ thống có liên quan cơ bản đến các loại tham chiếu (References), gồm: Anaphoric, Cataphoric, Exophoric, Nghĩa Ý niệm của Văn bản được
mở rộng từ nghĩa Ý niệm của câu và hoàn thiện
ở tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn
4.2.2 Sự hiện thực hóa nghĩa Liên nhân
Nghĩa Liên nhân được hiện thực qua hệ thống Thức (Mood) và Tình thái (Modality) Thức thường được xem như hệ thống liên nhân chính của mệnh đề, là sự ngữ pháp hóa hệ thống ngữ nghĩa của chức năng ngôn từ (speech function) ở mệnh đề trong việc thông qua và chỉ định vai hội thoại (speech roles) như người hỏi
và người trả lời (được chỉ định) Nó thường đề cập đến các loại trong hệ thống tổng thể của Thức, bao gồm các hệ thống như Polarity, Mood person, Modality type, như ở Hình 5:
Trang 7164 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN
(i) Nghĩa liên nhân ở tầng câu/phát ngôn:
Hình 5 (Mick O’Donnell, 2011)
Cấu trúc Thức cùng các biểu thức tình thái
là những phương tiện Từ vựng - ngữ pháp phản
ánh mối quan hệ liên nhân, và có the tạo nghĩa
Liên nhân trực tiếp như: qua thức mệnh lệnh
thực hiện chức năng mệnh lệnh (would you
close the door?),
Theo Halliday, Thức được dùng theo 2
nghĩa: (i) Thức xét trong quan hệ với thức của
động từ, theo cách hiểu truyền thống - cấu trúc
của phần thức (Structure of mood) gồm: chủ
ngừ + động từ biến vị hay phần biến vị của
tố phủ định, yếu tố chỉ khả năng, ) làm thành
phần Thức của câu, thể hiện nghĩa Liên nhân
Phần còn lại của câu không thuộc phạm trù liên
nhân, là phần mang nghĩa kinh nghiệm và được
gọi là phần Dư (residue) Phần Thức của câu
được thể hiện tương đối qua 2 ví dụ sau:
vị (will);
Vị tố (eat)
Nghĩa liên nhân (phần
tình thái)
Nghĩa kinh nghiệm Cấu trúc của phần thức Phần dư
Cấu trúc thức của câu
Thecat soon ate up Thepie
Chủ
ngữ
Gia ngữ
tinh thái
Phần biến
vị (quá khứ)
Vị tố (ăn hết)
Bổ ngữ Nghĩa liên nhân (phần tình thái) Nghĩa kinh nghiệm
Cấu trúc của phần Thức Phần Dư
Cấu trúc Thức của câu
Với ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, thì Thức không thể hiện ở thức của động
từ, mà được thể hiện ở những phương tiện như tiểu từ, bán thực từ, và được gọi là Thức của
phạm trù ngữ pháp cần quan tâm
Nghĩa Liên nhân có mối quan hệ chặt chẽ với Thức và tình thái Trong phạm vi nghiên cứu câu với chức năng liên nhân, Halliday đã đưa tất cả các yếu tố tạo Thức của động từ và của câu cùng các yếu tố tình thái khác vào phạm trù Thức và coi đó là những biểu hiện ngữ pháp - ngữ nghĩa của chức năng Liên nhân của mệnh đề Tình thái chỉ là phương tiện ngôn ngữ để thực hiện chức năng liên nhân Nghĩa Liên nhân được thể hiện không giống nhau trong các lý thuyết Chức năng Quan hệ liên nhân trong lý thuyết của Dik, chẳng hạn, chủ yếu thể hiện ở bình diện dụng học Với Halliday, chức năng liên nhân được thực hiện bằng cấu trúc Thức
Nghĩa Liên nhân được hiện thực hóa ở cấp
độ từ vựng - ngữ pháp nhưng không có mối quan hệ theo kiểu một đối một, có thể không trùng khớp nhau - Ví dụ, điều một người nói
ra, có thể là đòi hỏi cung cấp thông tin, có thể
là gián tiếp đòi hỏi hàng hóa dịch vụ (Are you
một lời đề nghị được uống nước) Do đó, muốn xác định đúng mối quan hệ giữa nghĩa Liên nhân và bề mặt Từ vựng - ngữ pháp, thì phải xem xét nó trong sự hiện thực hóa bởi hệ thống Thức và Tình thái, trong quan hệ với ngữ cảnh tình huống để xác định được nghĩa liên nhân trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể [2]
(ii) Tổ chức siêu chức năng ờ tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn:
Martin đã phát triển những vấn đề chính ở tầng Nghĩa của hệ thống: 1- Tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn (Discourse semantics) - với tư cách là một phần của bình diện nội dung; 2- Thể loại (Genre)
- với tư cách là một phần của bình diện ngữ cảnh; 3- Khung Đánh giá (Appraisal) - một khung ngữ nghĩa diễn ngôn để phân tích cảm xúc
Trang 8TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021 165
Martin đã mở rộng trọng tâm lý thuyết mô tả
của SFL, vượt ra ngoài mệnh đề (move beyond
the clause) khi xem xét cấu trúc văn bản, và đề
cập đến tầng thứ ba là diễn ngôn - tầng Ngữ
nghĩa diễn ngôn Khẳng định tầm quan trọng của
việc củng cố khái niệm của văn bản như một đom
vị ngữ nghĩa Diễn giải lại các mối quan hệ liên
kết dưới dạng cấu trúc ngữ nghĩa diễn ngôn (từ
Reference sang Identification, Substitution/EUipsis
sang Speech function, Negotiation, lexical cohesion
sang Ideation)
Sự liên kết để tái lập văn bản dưới dạng ngữ
nghĩa diễn ngôn cũng cho phép tái nhận thức
khái niệm của Halliday - Hasan (1976), và xem
xét lại cách xử lý của Halliday về siêu chức
năng văn bản Negotiation và Appraisal giờ
đây có thể được hiểu là các nguồn lực Liên
nhân, Ideation và Conjunction như là các nguồn
lực Ý niệm, và Identification và Periodicity như
các nguồn lực Văn bản (Hình 6)
Việc phân bổ lại các nguồn lực tạo nghĩa
diễn ngôn cho các siêu chức năng, theo Matin,
cho phép đưa ra dự đoán về loại cấu trúc mà
qua đó chúng sẽ có xu hướng được hiện thực
hóa (tiếp theo từ Halliday 1979) - cấu trúc
Prosodic cho các hệ thống Liên nhân, cấu trúc
Particulate cho các hệ thống Ý niệm (bao gồm
Orbital và Serial Structures), và cấu trúc
Periodic cho hệ thống Văn bản Hình 6 cho thấy
các khía cạnh khác nhau của sự liên kết sẽ tưong
quan với các kích thước khác nhau của Register:
với Tenor được hiểu thông qua Negotiation (và
Appraisal), Field được hiểu hon thông qua
Conjunction và Ideation, và Mode được cấu
thành qua Identification và Periodicity
Hình 6 (Martin, 2014)
(iii) Nghĩa Liên nhân ở tầng Ngữ nghĩa diễn ngôn
Nghĩa Liên nhân có 2 hệ thống Ngữ nghĩa diễn ngôn (Discourse Semantics systems): Negotiation và Appraisal Trong đó, Negotiation bao gồm các nguồn lực để thực hiện các mối quan hệ xã hội trong đơn vị đối thoại, quy chiếu đến sự trao đổi (Exchange) Appraisal bao gồm các nguồn lực để thiết lập các mối quan hệ xã hội bằng cách chia sẻ thái độ, mà bao gồm ba hệ thống phụ (sub-systems) là Attitude, Engagement và Graduation [8]
Appraisal được đưa vào như một phương diện phân tích liên kết, như một hệ thống ngữ nghĩa diễn ngôn [8], Điều này giúp cho việc phân tích tổ chức của diễn ngôn không chỉ đơn giản là một danh sách các mối quan hệ liên kết giữa một đơn vị từ vựng-ngữ pháp này với một đơn vị từ vựng-ngữ pháp khác, mà còn là một cấp độ cấu trúc khác theo đúng nghĩa của nó Việc vận dụng speech Function và Negotiation Systems (Martin 1992; Martin và Rose 2003, 2007) trong siêu chức năng Liên nhân (như trình bày trong Hình 7) làm nổi bật các chiều kích của nghĩa Liên nhân
Nếu như, ở Hình 4, sự hiện thực hóa chủ yếu diễn ra ở tầng Lexico - grammar, thì ở Hình 7, sự hiện thực hóa được được thể hiện toàn diện ở tầng Discourse semantics
The SfL model hỉnh HgânngỂkhọc <hứ< ruing thỗng)
Hình 7 (Martin, 2014)
4.2.3 Sự hiện thực hóa nghĩa Văn bản
Sự hiện thực hóa nghĩa Văn bản được thực hiện thông qua Đe - điểm xuất phát của mệnh
đề dưới dạng thông điệp Nó thiết lập một định hướng hoặc ngữ cảnh cục bộ cho mỗi mệnh đề
Trang 9để phát triển văn bản Đề của một mệnh đề có thể
bao gồm các yếu tố từ cả ba siêu chức năng được
cung cấp: Đề văn bản, Đề liên nhân và Đề Kinh
nghiệm Trong quan niệm này, thuật ngữ Đề có
một ý nghĩa hoàn toàn khác trong ngữ pháp
truyền thống, trong quan niệm của Trường phái
Praha và các lý thuyết chức năng khác
Nghĩa văn bản liên quan đến các nguồn
(resources) mà ngôn ngữ cung cấp cho việc tổ
chức một văn bản dưới dạng một thông điệp
Nghĩa Văn bản được xét cả trong mệnh đề và
trong diễn ngôn, có thể khái quát gồm các yếu
tô như sau:
Trong mệnh đề
(Clause)
Trong Diễn ngôn (Discourse)
Phương tiện liên kết
(đại từ, tỉnh lược, thay
thế, )
Chuỗi liên kết, chuỗi nhận diện/đồng nhất (Identity chains)
Sự lựa chọn Đề Phát triển Đề (Thematic
Progression)
Sự lựa chọn quy chiếu Cấu trúc thông tin
(Given/New) Cấu trúc thể loại (Generic Structure) Liên từ/sự liên kết
(Conjunctions)
Cấu trúc tu từ (Rhetorical Structure)
Trong việc phân tích kết cấu Văn bản, cùng
với phân tích các phưong thức liên kết, như:
quy chiếu, tỉnh lược, thay thế, liên kết từ vựng
và các phụ ngữ liên kết, còn phải phân tích
Đề Vậy, Đề được phát triển như thế nào? Các
Đe của mệnh đề tương tác nhau, và với phần
Thuyêt tạo ra tính liên tục của văn bản/diễn
ngôn và tổ chức văn bản Đề được lựa chọn,
sắp xếp, phân cấp qua lại, tạo mối quan hệ với
các siêu Đề của những đơn vị cao hơn (đoạn,
chương, ), với toàn bộ văn bản, với ngữ cảnh
tình huống Phát triển Đề được xem như bộ
khung của toàn bộ văn bản
Ngoài việc phản ánh trật tự từ của mệnh đề,
cấu trúc Đề - Thuyết còn thể hiện là một
phương tiện biểu hiện nét nghĩa Kinh nghiệm,
nghĩa Liên nhân, nghĩa Vãn bản
NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN
Đe trong mệnh đề tiếng Anh thường chứa ít nhất một trong ba loại đề - Đề Kinh nghiệm,
Đề Văn bản, Đề Liên nhân, trong đó, Đề Kinh nghiệm bắt buộc tồn tại Mệnh đề có thể chỉ chứa Đề Kinh nghiệm, hoặc có thể chứa Đề Kinh nghiệm và thêm một trong hai Đề - Đề Văn bản và Liên nhân Có thể khái quát sự hiện thực hóa của Đề trong văn bản tin tiếng Anh làm một ví dụ, như sau (Xem bảng 7)[1]:
Có thể tóm tắt sự hiện thực hóa của Đề trong mệnh đề, trong văn bản/diễn ngôn như sau: Đề, về hình thức là thành phần đầu tiên của mệnh đề, có chức năng kết hợp quá trinh diễn đạt nhận thức của người nói về thực tại và mối quan tâm của người nói trong việc chuyển tải nhận thức đó đến người nghe, về tri nhận,
vị thế của Đề chỉ một thế giới kinh nghiệm, về giao tiếp, Đề có vai trò liên kết diễn ngôn Như vậy, việc lựa chọn Đề chịu một số áp lực: nhu cầu liên kết điểm khởi đầu của một cú với một yếu tố nào đó đã xuất hiện trong diễn ngôn trước đó, mong muốn thể hiện một mô hình kinh nghiệm thông qua mệnh đề, chỉ ra bản chất tương tác giữa các thành phần tham gia giao tiếp
Nói ngắn gọn, cấu trúc Đề - thuyết trong SFG
là một yếu tố thể hiện nét nghĩa văn bản của diễn ngôn, nó cùng với hai cấu trúc khác là Chuyển tác và Thức làm nên một nét nghĩa đầy đủ của một diễn ngôn Đó chính là nét ưu việt của SFG
so với các đường hướng khác trong phân tích diễn ngôn (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2008) Nội dung của phần này mới chủ yếu bàn đến sự hiện thực hóa nghĩa Văn bản ở mức SFG
5 Kết luận
Có thể tạm tóm lược về SFL với những luận điểm chính, thứ tự như sau: 1- Xem ngôn ngữ
là một nguồn tạo nghĩa; 2- Nghĩa của Ngôn ngữ được lựa chọn trong trong ngữ cảnh; 3- Sau khi được lựa chọn, các nét nghĩa được thực hiện bằng các siêu chức năng tương ứng; (các siêu chức năng biểu nghĩa thông qua việc hiện thực hóa bằng các phạm trù ngữ pháp; 4- Ngừ
Trang 10TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, sô 1 (69), 1-2021
167
De Kình nghiệm Đề tham thế Đề chu cảnh Đề quá trình
De Văn bản
Đe chuyển tiếp
Là đề liên kết diễn ngôn, đánh dấu một lượt lời mới (như:
yes, no, oh, well, now, ), là dấu hiệu
xuất hiện trong diễn ngôn nói, tỷ lệ xuất hiện không đáng kể;
Để cấu trúc
(Là các liên từ đẳng lập: and, nor, but, yes,
so, then, và các liên từ phụ thuộc)
Đe phụ ngữ liên kết
(Được thể hiện bởi các liên trạng từ:
moreover, in other words, )
Đề Liên nhân (Tinh thái, các yếu tố thể hiện Thức, )
Bảng 1
pháp là sự hiện thực hóa của nghĩa (bằng các
phạm trù ngữ pháp có sẵn, hoặc được xác lập
thêm); 5- Mệnh đê là đơn vị ngữ pháp chính, là
diêm xuât phát đê biêu nghĩa; 6- Việc xác lập
tâng Ngữ nghĩa diễn ngôn làm cho lý thuyết
này trở thành một hệ thống hoàn thiện - SFL
SFL có chung nền tảng với các Phân tích
diễn ngôn khác, nhưng khác biệt ở chỗ: nó như
một quá trình xã hội, có phương pháp phân tích
mô tả các mô thức ngôn ngữ một cách hệ thống,
chi tiêt Nói cách khác, nó là một khung lý
thuyết thể hiện mối quan hệ qua lại giữa văn
hóa, xã hội và sử dụng ngôn ngữ SFL là lý
thuyêt được xây dựng dựa trên việc học và sử
dụng ngôn ngừ, chứ không chú trọng nghiên
cứu sâu vào cơ chê nội tại của ngôn ngữ như
những lý thuyết khác, nên tự thân nó có tính ứng
dụng lớn Bài viết mới chỉ khái quát các vấn đề
cơ bản và đưa ra một thứ tự tiếp cận SFL Còn
nhiều vấn đề quan trọng, như Thể loại, sự lựa
chọn, sự hiện thực hóa, Ngữ nghĩa diễn ngôn,
Khung đánh giá, Đa phương thức, cần phải
được bàn cụ thể trong những bài tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Thu Hiền, Cấu trúc Đề Thuyết trong văn bản tin tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến M Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh, 2008.
[2] Ngô Đình Phương,
Hợp phân nghĩa Liên nhân của cãu trong ngữ phập Chức năng Hệ thông (Trên ngữ liệu Anh và tiếng Việt), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
[3] Halliday M.A.K & Matthiessen Christian M.I.M.,
An introduction to functional grammar, Third Edition, London: Arnold, 2004.
[4] Hasan R & Martin J.R (eds.), Language development:
learning language, learning culture, Meaning and choice
in language, Norwood, N.J.: Ablex, 1989.
[5] Martin J.R., Evolving systemic functional linguistics: Beyond the clause, Functional Linguistics,
2014, [6] Martin J.R & Doran Y.J (eds.), Context: Register
and genre, London: Routledge, Critical concepts in
linguistics: Systemic functional linguistics, Vol.4,2015 http://functionallinguistics.springeropen.com/
[7] Martin J.R & Rose D., Genre relations: Mapping
culture, London: Equinox, 2008.
[8] Martin J.R & White P.R.R., The Language of
Evaluation: Appraisal in English. London/New York: Palgrave/Macmillan, 2005.
[9] Martin J.R., Zhu Y.s & Wang p., Systemic
functional grammar: A next step into the theory - axial relations, Beijing: Higher Education Press, 2013.
[10] Thu Ngo & Unsworth Len, Reworking the appraisal framework in ESL research: refiningattitude resources, 2015,
publication/277596428.
https://www.researchgate.net/
[11] O'Donnell M., Introduction to Systemic
Functional Linguistics for Discourse Analysis-,
London: Equinox Publishing, 2011.