1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại điều trị trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2023

51 7 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… 1 LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………… 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………… 3 DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………… 4 DANH MỤC HÌNH VẼ…………………………………………………………….7 ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………… 8 Chương I 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 11 1.1 Định nghĩa THA 11 1.2 Phân loại THA 11 1.3 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi 12 1.4 Triệu chứng bệnh : 13 1.5 Chẩn đoán: (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế) 14 1.6 Biến chứng của tăng huyết áp: xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt,mạchmáu15 1.6.1 Tại tim, tăng huyết áp gây:………………………………………………… 15 1.6.2 Tại não, tăng huyết áp gây:…………………………………………………15 1.6.3 Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận 15 1.6.4 Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp 16 1.6.5 Mạch máu: tăng huyết áp gây phình động mạch chủ, bóc tách, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chân 17 1.7 Phương pháp điều trị 18 1.7.1 Thay đổi lối sống và sinh hoạt: 18 1.7.2 Điều trị bằng thuốc (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế) 18 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 23 2.1 Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới 23 2.2 Thực trạng tăng huyết áp ở Việt Nam 23 Chương II: Phương pháp nghiên cứu 25 ii THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC 29 Chương III 37 BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 37 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………38 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…………………………………………………………… 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 41 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1 Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)………………………11 Bảng 2 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)…………………………12 Bảng 3 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay………………………… 12 Bảng 4: Độ tuổi của NB……………………………………………………………34 Bảng 5: Nghề nghiệp của NB…………………………………………………… 34 Bảng 6: Trình độ học vấn………………………………………………………….35 Bảng 7: Năm phát hiện tăng HA………………………………………………… 35 Bảng 8: Tuân thủ uống thuốc của NB…………………………………………… 36 Bảng 9: Tái khám của NB…………………………………………………………36 v DANH MỤC HÌNH Hình1 Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp………………………………16 Hình 2 Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não nào đều là một trong những biến chứng của tăng huyết áp tại não…………………………………………………… 16 Hình 3 Tổn thương mạch máu thận………………………………………… ……17 Hình 4 Bệnh võng mạc do tăng huyết áp, hậu quả là mù ……………………… 17 Hình 5.Động mạch xơ cứng,dày lên do tăng huyết áp, hậu quả là huyết áp càng tăng… 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần lại đây, tăng huyết áp (THA) đã trở thành một trong những yếu tố nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên toàn thế giới Không phải ngoại lệ, Việt Nam với tốc độ già hóa dân số nhanh, đang và sẽ còn phải đối mặt với những hậu quả ngày càng nặng nề do tăng huyết áp gây ra Với tính chất của bệnh, một tỷ lệ lớn người tăng huyết áp cần phải theo dõi huyết áp và dùng thuốc hạ áp suốt đời, do đó dễ dàng nhận thấy việc người bệnh tham gia nhiều hơn trong quản lý điều trị cho chính họ là vô cùng cần thiết Điều này cũng phù hợp với những khuyến nghị trong điều trị các bệnh không lây nhiễm nói chung của Tổ chức Y tế thế giới trong đó có tăng huyết áp Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thuốc rất hạn chế, thậm chí nghiên cứu năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh đã cho biết có tới 70% bệnh nhân bỏ điều trị sau 6 tháng rời bệnh viện Các nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là người bệnh hoàn toàn thụ động trong các chương trình điều trị và thường chỉ theo đuổi khi thấy bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân, trong khi đó tăng huyết áp tiến triển âm thầm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ [9] Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suy tim [1] Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người Tại Việt Nam theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% THA kiểm soát được [2] 2 Theo điều tra và thống kê mới nhất của khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ người THA ở trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất cao chiếm tỷ lệ 40 - 50% (với đối tượng ngoài 30 tuổi trở lên) trong năm 2022 THA là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [15] Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3] Thực tế cho thấy, có rất nhiều người không hề biết về tình trạng huyết áp của mình thậm chí có người cho dù biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn không dùng thuốc đều đặn [20] Hiện ở Việt Nam người bệnh tăng huyết áp khi được khám và chẩn đoán là tăng huyết áp được phát sổ theo dõi khám định kỳ Người bệnh chủ yếu điều trị ngoại trú, sinh hoạt cùng với gia đình Vì vậy, công tác kiểm soát huyết áp gặp khó khăn Đặc biệt là những người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và chế độ tự chăm sóc Nó ảnh hưởng tới kết quả điều trị và hơn hết ảnh hưởng tới tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp Việc tuân thủ điều trị là một hoạt động cá nhân để chăm sóc, duy trì sức khỏe của chính họ và phòng ngừa biến chứng bệnh liên quan đến bệnh Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp,duy trì thực hiện lối sống lành mạnh trong các lĩnh vực của hoạt động thể chất, dinh dưỡng Tại Việt Nam thống kê năm 2019, có tới 70% người mắc bệnh cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp, hiểu sai về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh, không biết cách phát hiện bệnh sớm và dự phòng 3 bệnh tăng huyết cho bản thân và những người xung quanh Trong số người bệnh biết THA chỉ 78% ổn định và khoảng 22% không ổn định [20] Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông hồng trung du và miền núi phía bắc, Tập tục ăn mặn ở nhiều vùng Hàng tháng khám khoảng 3400 lượt bệnh nhân khám vì bệnh lý tim mạch và huyết áp trong đó bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp kém theo biến chứng các bệnh lý khác khoảng 800 bệnh nhân Với mong muốn tìm hiểu được thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh THA ngoại trú để có thông tin giúp cho cán bộ điều dưỡng nói riêng và cơ quan quản lý y tế nói chung nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh vì vậy tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023” MỤC TIÊU 1 Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc THA của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp để tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Định nghĩa THA Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA [3], [5] 1.1.2 Phân loại THA Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây Theo WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [2], [4]: Bảng 1 Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) Phân độ THA Huyết áp (mmHg) THA độ I Tâm thu Tâm trương THA độ II THA độ III 140 - 159 90 - 99 160 - 179 100 - 109 ≥180 ≥110 Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) lại đưa phân loại khác nhau qua các kỳ họp (JNC IV 1988, JNC V 1993, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia THA như sau [11] Bảng 2 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) Phân độ THA Huyết áp (mmHg) Bình thường Tâm thu Tâm trương Tiền THA THA độ I < 120 < 80 THA độ II 120 - 139 80-89 140 - 159 90-99 ≥160 ≥100 Cách phân loại THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [14]: 5 Bảng 3 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay Huyết áp (mmHg) Phân loại Tâm thu Tâm trương HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 – 129 80 – 84 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ 3 (nặng) ≥180 ≥110 THA tâm thu đơn độc ≥140 < 90 Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn 1.1.3 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm gần 90% trường hợp tăng huyết áp (theo Gifford - Weiss) Tăng huyết áp thứ phát: + Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm đài bể thận mạn do ứ nước, ứ mủ đài bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp động + Bệnh nội tiết: Bệnh vỏ thượng thận như: hội chứng Conn, hội chứng Cushing Bệnh tuỷ thượng thận: u tuỷ thượng thận (hội chứng Pheochromocytoma) + Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ Viêm hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát động mạch thận + Do thuốc: Các hormon ngừa thai, cam thảo, corticoid, ACTH, chất 6 gây chán ăn, chất chống trầm cảm vòng + Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thai nghén: hội chứng albumin niệu Bệnh cường giáp, bệnh Beriberi, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp lực sọ Một số yếu tố thuận lợi: Có liên quan đến tăng huyết áp nguyên phát đó là: Yếu tố di truyền, tính gia đình Yếu tố ăn uống: Ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, uống nước mềm ít Ca+, Mg+, K+, ăn ít protid Yếu tố tâm lý xã hội: tình trạng căng thẳng stress thường xuyên 1.1.4 Triệu chứng bệnh : - Triệu chứng lâm sàng: + Triệu chứng cơ năng: Đa số người bệnh bị tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh Đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương Các triệu chứng khác có thể gặp như: hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt nhưng không đặc hiệu Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tuỳ thuộc vào nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng của tăng huyết áp + Triệu chứng thực thể, toàn thân: Đo huyết áp: là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định Khi đo cần phải đảm bảo một số quy định Băng quấn tay phải phủ được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2cm Nếu dùng máy đo thuỷ ngân phải điều chỉnh 6 tháng 1 lần Khi đo cần bắt mạch trước Đặt ống nghe lên động mạch cánh tay bơm nhanh bao hơi đến mức 300 mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w