Vì vậy kiến thức về bệnh, về phương pháp và thực hành tự chăm sóc có vai trò rất lớn đối với mức độ bệnh, thể trạng và sức khỏe của họ.Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước về
Trang 1LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ivi
DANH MỤC CÁC HÌNH ivi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1 Cơ sở lý luận: 3
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Trên thế giới 29
1.2.2 Tại Việt Nam 29
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 33
2.1 Thông tin chung về Bệnh viện 33
2.2 Chức năng và nhiệm vụ 33
2.2.1 Cấp cứu, khám, chữa bệnh 33
2.2.2 Đào tạo cán bộ y tế 34
2.2.3 Nghiên cứu khoa học 34
2.2.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật 34
2.2.5 Phòng bệnh: 34
2.2.6 Quản lý kinh tế y tế 34
2.3 Tổ chức bộ máy trong bệnh viện 35
2.4 Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên 36
2.5 Thực hành tự chăm sóc của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên 39
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 47
3.1 Kết luận 47
3.2 Đề xuất giải pháp 48
3.2.1 Đối với Bệnh viện 48
3.2.2 Đối với người bệnh và gia đình người bệnh 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục: PHIẾU KHẢO SÁT
Trang 2Điều dưỡng Quy trình Bệnh nhân Phục hồi chức năng Nằm viện
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm chung của người bệnh COPD 37
Bảng 2.2 Tỷ lệ trả lời đúng về bệnh COPD 37
Bảng 2.3 Tỷ lệ trả lời đúng về yếu tố nguy cơ của bệnh COPD 38
Bảng 2.4 Tỷ lệ trả lời đúng về triệu chứng lâm sàng của COPD 38
Bảng 2.5 Tỉ lệ trả lời đúng về đợt cấp COPD 39
Bảng 2.6 Thực hành tập thở của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 2.7 Thực hành tập ho có hiệu quả của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 2.8 Thực hành sử dụng bình xịt định liều của đối tượng nghiên cứu 41
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh phổi của người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
Hình 1.2 Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tắc nghẽn mạn tính 9
Hình 1.3 Tư thế nửa nằm nửa ngồi 20
Hình 1.4 Kỹ thuật thở chúm môi 23
Hình 1.5 Mô tả tập thở hoành 24
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên 35
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease-COPD) ngày càng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và có chiều hướng ngày càng trẻ hóa Đồng thời nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (đứng tứ tư) cho người dân trên toàn thế giới [1].
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm
2020 trên toàn thế giới có khoảng trên 3 triệu người tử vong do COPD (chiếm khoảng 5%), các trường hợp tử vong tập trung chủ yếu ở các nước chậm và đang phát triển Các nhà dịch tễ học ước tình tỉ lệ mắc và tử vong liên quan đến COPD ngày càng gia tăng, dự báo tới năm 2030, số người tử vong có thể lên tới 4,5 triệu người/năm [1].
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây tỉ lệ mắc và tử vong ở người dân do COPD ngày càng phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn Số liệu thống
kê của Bộ Y tế (2020) cho thấy, tỷ lệ mắc COPD ở người trên 40 tuổi là 4,1%; tần suất mắc của người dân là 9,4% và có xu hướng ngày càng gia tăng
[2] Người bệnh COPD thường giảm cân, cơ thể suy mòn đồng thời có nguy cao bị các biến chứng và có nguy cơ tái nhập viện điều trị đợt cấp cao [3],[4] Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên là bệnh viện hạng II, có quy mô đăng ký 500 giường bệnh Tuy nhiên, hiện nay số giường bệnh thực kê 654 giường bệnh nội trú cùng với đó hàng ngày có 25 phòng khám phục vụ khám ngoại trú với tổng lượt khám hơn 1.000 bệnh nhân/ngày Bệnh viện
có 17 khoa chuyên môn và 6 phòng chức năng có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong và ngoài huyện.
Người dân sống trong địa bàn huyện Thủy Nguyên có nghề nghiệp đa dạng (nghề nông, đánh bắt hải sản, cán bộ viên chức và công nhân tại các nhà máy).
Do ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến môi trường không khí
bị ô nhiễm kết hợp với sự già hóa dân số nên người dân sống trên
Trang 6địa bàn Huyện có tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến hô hấp khá cao, đặc biệt là bệnh COPD Vì là bệnh mạn tính có nguy cơ tai biến cao nên vấn đề tự chăm sóc của người bệnh để duy trì sức khỏe và dự phòng tai biến là rất quan trọng Vì vậy kiến thức về bệnh, về phương pháp và thực hành tự chăm sóc có vai trò rất lớn đối với mức độ bệnh, thể trạng và sức khỏe của họ.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước về kiến thức, thực hành tự chăm sóc COPD của người bệnh, người nhà người bệnh cho thấy người bệnh còn thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tự chăm sóc còn nhiều hạn chế [5],[6] Bên cạnh đó công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe về COPD và trang bị những kỹ năng thực hành cho người bệnh còn chưa được triển khai sâu, rộng tới người bệnh.
Với mục tiêu xác bước đầu xác định nhu cầu, khả năng về kiến thức
và thực hành tự chăm sóc của người bệnh nhằm cung cấp bằng chứng giúp lãnh đạo bệnh viện xây dựng kế hoạch can thiệp, truyền thông phù hợp cho người bệnh COPD đang được quản lý, theo dõi và điều trị tại
đây Chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2023” được thực hiện với mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành tự chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2023
2 Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Trang 7Triệu chứng là ho đờm và khó thở phát triển qua nhiều năm; các dấu hiệu thường gặp bao gồm rì rào phế nang giảm, thì thở ra kéo dài và thở khò khè Các trường hợp nặng có thể có biến chứng do giảm cân, tràn khí màng phổi, các đợt cấp mất bù thường xuyên, suy tim phải và/hoặc suy hô hấp cấp hoặc mạn tính [4] Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, chụp X-quang ngực, và đo chức năng hô hấp [8] Điều trị bằng thuốc giãn phế quản, corticosteroid, và oxy và kháng sinh khi cần thiết Các thủ thuật giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép được sử dụng trong bệnh tiến triển Thời gian sống thêm trong COPD có liên quan đến mức độ nặng của giới hạn luồng khí và tần suất các đợt cấp.
Hình 1.1 Hình ảnh phổi của người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(nguồn: Internet).
Trang 81.1.1.2 Đặc điểm sinh lý bệnh COPD
1.1.1.2.1 Giải phẫu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hệ hô hấp được chia thành hai phần chính:
- Bộ phận dẫn khí: Mũi -> hầu-> thanh quản -> khí quản-> phế quản.
- Bộ phận trao đổi khí: Phổi.
Những thay đổi về mặt mô bệnh học trên người bệnh mắc BPTNMT được tìm thấy ở đường dẫn khí trung tâm, ngoại vi, nhu mô phổi và hệ thống mạch máu phổi:
Đường dẫn khí trung tâm: Khí quản và phế quản có đường kính bên trong lớn hơn 2mm, có tình trạng xâm nhập tế bào viêm vào bề mặt lớp biểu mô Phì đại tuyến tiết nhầy và tăng số lượng tế bào có chân hình dài ở niêm mạc phế quản.
Đường dẫn khí ngoại vi: Các phế quản nhỏ và tiểu phế quản có đường kính trong nhỏ hơn 2mm Quá trình viêm mạn tính dẫn đến vòng xoắn tổn thương và phá hủy thành phế quản Quá trình phá hủy này dẫn đến tái cấu trúc lại thành phế quản với tăng thành phần collagen và tổ chức sẹo, làm hẹp lòng và gây tắc nghẽn đường thở vĩnh viễn.
Sự phá hủy nhu mô phổi ở người bệnh mắc BPTNMT điển hình gây
ra giãn phế nang ở trung tâm hoặc toàn bộ tiểu thùy, nó có liên quan đến
sự giãn và phá hủy tiểu phế quản hô hấp Những tổn thương này hay xảy
ra ở thùy trên của phổi ở các trường hợp nhẹ, nhưng ở bệnh tiến triển thì
có thể xuất hiện ở toàn bộ phổi và nó cũng gây phá hủy mao mạch phổi.
Sự mất cân bằng giữa men proteinase nội sinh và antiproteinase trong phổi – do yếu tố bẩm sinh hoặc do hoạt động của các tế bào viêm và hoạt chất trung gian – là cơ chế chính gây phá hủy phổi do giãn phế nang Dày thành mạch trong BPTNMT thường bắt đầu từ sớm của quá trình
bị bệnh Dày lên của nội mạch là thay đổi đầu tiên có thể đo được sau đó là
sự dày lên của lớp cơ trơn và xâm nhập của tế bào viêm vào thành mạch Khi
Trang 9tình trạng BPTNMT càng xấu đi thì khối lượng cơ trơn, proteoglycans và collagen thành mạch càng tăng do đó thành mạch càng dày lên [7].
1.1.1.2.2 Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Có 2 loại yếu tố có thể là nguyên nhân gây BPTNMT
Các yếu tố nội tại: các thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin
Các yếu tố môi trường: khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp.
Thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh trong hơn 90% các trường hợp, tuy nhiên không phải tất cả những người hút thuốc đều mắc BPTNMT Khoảng 10-15% số người có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm mắc BPTNMT [16].
1.1.1.2.3 Yếu tố nội tại.
*Yếu tố gen
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có sự liên quan mật thiết giữa gen và tỷ lệ mắc BPTNMT, bằng chứng là có sự tăng lên rõ rệt tỷ lệ mắc BPTNMT trong những gia đình từng có người thân mắc bệnh tương tự Yếu tố đã được biết đến là sự thiếu hụt di truyền antitrypsin – một glycogen tổng hợp tại gan Đây là một chất ức chế chủ yếu các proteaza, bảo vệ nhu mô phổi chống lại các men phân hủy protein.
Thiếu enzym antitrypsin sẽ gây ra bệnh khí phế thũng phổi và chức năng phổi giảm nhanh chóng Thiếu hụt globulin miễn dịch (IgA) bẩm sinh
ở thành phế quản sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn phế quản tái diễn và sẽ dẫn đến phát triển BPTNMT.
Mặc dù thiếu antitrypsin là yếu tố chính gây ra BPTNMT nhưng hiện nay trên thế giới chỉ có dưới 1% dân số mắc phải thiếu hụt yếu tố này.
* Tăng đáp ứng đường thở
- Theo giả thuyết Dutch, tăng đáp ứng đường thở là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển BPTNMT Tuy nhiên cơ chế tăng đáp ứng đường thở dẫn đến sự phát triển BPTNMT còn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng.
Trang 10* Bất thường trong sự phát triển của phổi
Sự phát triển bất thường của phổi có liên quan đến các quá trình phát triển của thai nhi trong lúc mang thai, cân nặng của trẻ khi đẻ, phơi nhiễm các yếu tố độc hại trong quá trình sống của trẻ em, nhất là nhiễm khuẩn hô hấp trong thời kỳ đầu phát triển của trẻ cũng là những yếu tố nguy cơ phát triển BPTNMT.
* Giới tính
Theo nhiều nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam thường cao hơn ở nữ, nguyên nhân có thể kể đến là do yếu tố hút thuốc lá Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ nữ hút thuốc lá ngày tăng, nữ mắc BPTNMT cũng càng tăng Đã có nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa hút thuốc và giới tính đối với tỷ lệ mắc BPTNMT Từ năm 2002 – 2005, Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng dân cư một số tỉnh thành phố phía Bắc, kết quả nhận thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc BPTNMT giữa nam giới và nữ giới khi chỉ xét trên những đối tượng có hút thuốc tương tự như nhau.
1.1.1.2.4 Yếu tố liên quan đến môi trường.
* Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra BPTNMT Người hút thuốc có sự rối loạn chức năng phổi và có nhiều triệu chứng hô hấp hơn những người không hút thuốc lá Hầu hết người bệnh BPTNMT đều có tiền sử hút thuốc lá Nhưng không phải tất cả những người hút thuốc lá đều phát triển BPTNMT mà chỉ có khoảng 15-20% số người hút thuốc lá phát triển BPTNMT Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm với khói thuốc lá khác nhau của mỗi các thể [28],[34].
- Tắc nghẽn đường thở thấy ở những người trẻ hút thuốc và hết hoàn toàn sau khi bỏ thuốc Với những người có thời gian hút thuốc lá dài hơn, tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục một phần sau khi bỏ thuốc [37],[41].
Trang 11- Bỏ thuốc lá với người bệnh mắc BPTNMT có vai trò vô cùng quan trọng Bỏ thuốc lá làm thay đổi tốc độ giảm của chỉ số FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) Ở những người không hút thuốc bình thường FEV 1 giảm hàng năm khoảng 30ml còn ở người hút thuốc lá FEV 1 giảm nhanh gấp đôi, tỷ lệ giảm hàng năm khoảng 60ml ở một số người hút thuốc cực kỳ nhạy cảm với khói thuốc lá, chức năng phổi của họ giảm nhiều và nhanh với tỷ lệ hàng năm khoảng 100ml và hơn thế nữa Bỏ thuốc rất có hiệu quả với tất cả người mắc BPTNMT cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn [28].
- Tỷ lệ TCD4/TCD8 và tỷ lệ lympho bào thấp ở máu ngoại vi nhạy cảm với khói thuốc lá hơn người khác Bệnh BPTNMT tăng tỷ lệ với số lượng điếu thuốc lá được hút trên ngày và số gói trên năm và khi hút thuốc được bắt đầu ở tuổi trẻ.
- Hút thuốc lá thụ động cũng là nguy cơ quan trọng phát triển BPTNMT Hút thuốc lá khi có thai hoặc có chồng hút thuốc lá nặng có thể
là yếu tố nguy cơ phát triển BPTNMT sau này vì khói thuốc lá ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phổi và gây rối loạn hệ thống miễn dịch của thai nhi.
- Người thân trong gia đình có người hút thuốc lá nặng có nguy cơ mắc BPTNMT cao hơn rất nhiều so với gia đình không có người nghiện thuốc lá.
* Ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay chưa có bằng chứng, chứng minh thành phần nào của không khí gây BPTNMT, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tễ chỉ ra rằng người sống
ở vùng ô nhiễm hoặc tiếp xúc nhiều với khói bụi nghề nghiệp như công nhân làm việc trong hầm lò, mỏ than, mỏ quặng, đốt than… có tỷ lệ mắc BPTNMT nhiều hơn người làm ngành nghề khác và sống trong môi trường ít khói bụi.
- Tác động của không khí ô nhiễm có ít nguy cơ gây BPTNMT hơn thuốc lá.
* Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Trang 12- Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn ở trẻ em có thể phát triển BPTNMT khi về già, tình trạng kinh tế xã hội đói kém, môi trường ô nhiễm, sống chật chội, đông đúc cũng liên quan tới phát triển BPTNMT.
* Sự tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp là do sự kích
thích các tuyến tiết chất bởi những chất trung gian gây viêm như Leucotrien, Proteinase và Neuropeptides Những tế bào lông bị dị sản dạng vây dẫn đến sự suy giảm hệ số thanh thải nhầy lông.
*Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi.
Sự giới hạn lưu lượng khí thở không hồi phục, một số ít có thể có hồi phục do hiện tượng tái cấu trúc, xơ hoá và hẹp đường thở nhỏ, những vị trí giới hạn đường thở là tiểu khí quản có khẩu kính < 2mm, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kháng lực đường thở tăng gấp đôi bình thường,
sự phá huỷ phế bào gây khí phế thũng Sự giới hạn lưu lượng khí được biểu hiện bởi sự giảm FEV1và tỉ lệ FEV1/FVC trong đó tỉ lệ FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn khí thở.
*Bất thường về sự trao đổi khí: Sự mất quân bình giữa thông khí/ tưới
máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương thành đường thở ngoại vi và khí phế thũng Trong khí phế thũng có sự giảm DLCO/L từ đó gây viêm thiếu oxy máu [7] Tình trạng thiếu oxy máu và tăng khí cacbonic ít xảy ra khi FEV1 Những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng tình trạng thiếu oxy gây co các động mạch khẩu kính nhỏ và cá tiểu động mạch.
*Tăng áp phổi và tâm phế mạn: Tăng áp phổi xảy ra chậm trong dẫn
tiến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (giai đoạn 3) Sau đó là tâm phế mạn Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch, sự tái cấu trúc những động mạch phổi Sự co thắt mạch ngoài nguyên nhân gây thiếu oxy còn do sự tổng hợp hay phóng thích NO bị giảm và sự tiết bất thường của những peptides co mạch như Endothelin1[7] Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống mạch máu phổi do khí phế thũng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải.
Trang 131.1.1.2.5 Các yếu tố nguy cơ dẫn đến COPD
Hình 1.2 Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (nguồn Internet)
Kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh COPD của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến bệnh, đó là: hút thuốc lá; ô nhiễm môi trường không khí (khói bụi, hóa chất, khói của các nhà máy…); yếu tố di truyền (bệnh thiếu hụt 1- Antitrypsine di truyền); người bệnh dị ứng, hen phế quản, lao phổi, bệnh về lồng ngực; hậu quả của sự chậm phát triển của phổi trong bào thai và thời thơ ấu như sinh non, nhẹ cân sơ sinh, nhiễm trùng đường hô hấp ; già hóa dân số và điều kiện kinh
tế khó khăn, người lao động nặng [1],[9].
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh.
Đặc điểm của BPTNMT là sự viêm nhiễm thường xuyên toàn bộ đường dẫn khí và nhu mô phổi Sự xâm nhập của đại thực bào, tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính tăng Các tế bào viêm giải phóng ra rất nhiều chất trung gian có khả năng phá hủy cấu trúc của phổi và/ hoặc duy trì tình trạng viêm tăng bạch cầu trung tính [17].
Trang 14Hít phải khói bụi và các chất độc, hút thuốc lá có thể gây ra viêm cũng như phá hủy cấu trúc phế quản và phổi Tình trạng viêm này sẽ dẫn đến BPTNMT [17].
1.1.3 Triệu chứng.
* Khởi phát.
Người bệnh thường trên 50 tuổi, các triệu chứng khó thở biểu hiện sau 20-30 năm hút thuốc Ho khạc đờm nhiều thường đã có từ 10 năm hoặc hơn; trong tiền sử hay có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Khó thở đầu tiên khi gắng sức, sau bệnh phát triển chỉ hoạt động nhẹ cũng khó thở, khi bệnh nặng khó thở cả khi nghỉ ngơi, khả năng lao động giảm sút dần, có khi phải nghỉ việc [16][18].
- Ho khạc đờm nhiều năm, lúc đầu chỉ ho vào sáng sớm ngủ dậy, về sau ho xuất hiện cả ngày.
- Khạc đờm nhầy, khi có đợt bùng phát đờm thường là nhầy mủ, nhưng số lượng cũng không quá nhiều.
- Mùa đông ho khạc đờm nhiều do nhiễm khuẩn hô hấp.
- Khó thở khởi phát âm thầm khi gắng sức kèm theo thở rít và đau tức ngực.
* Thực thể [7]
- Nhìn:
+ Kiểu thở: Thở mím môi nhất là khi gắng sức.
Trang 15+ Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: Cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
+ Có sử dụng cơ bụng khi thở ra.
+ Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng) + Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào.
+ Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lòng ngực khi hít vào - Gõ: Gõ vang nhất là ở giãn phế nang.
- Nghe: Tiếng tim mờ nhỏ, rì rào phế nang giảm, ran rít và ngáy Trường hợp bội nhiễm có thể thấy ran ẩm, ran nổ.
* Cận lâm sàng.
- Giai đoạn đầu đa số bình thường.
- Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, có hiện tượng “phổi
bẩn” - Các dấu hiệu của giãn phế nang:
+ Lồng ngực giãn: Tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm
hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang.
+ Các mạch máu ngoại vi thưa thớt, bóng khí.
+ Cung động mạch phổi nổi.
- Tim không to hoặc hơi to Giai đoạn cuối tim to toàn bộ.
- Đa hồng cầu có thể thấy trong BPTNMT tiến triển do thiếu Oxy gây
ra Trong các đợt bệnh nặng, xét nghiệm đờm có thể phát hiện ra phế cầu, Hemophilus influenzae hay Moraxella catarrhalis [16].
* Điện tim.
- Điện tim có thể thấy nhịp nhanh xoang và trong đợt bệnh tiến triển có thể thấy hình ảnh điện tim bất thường của tâm phế mạn do tăng áp lực động mạch phổi gây ra Loạn nhịp trên thất, kích động nhĩ có thể xảy ra [16].
1.1.4 Chẩn đoán xác định COPD
Để chẩn đoán xác định COPD ở người bệnh cần phải khai thác tiền sử tiếp xúc của người bệnh, yếu tố nguy cơ trong quá khứ và hiện tại Đặc biệt cần phải có các chẩn đoán bằng hình ảnh, đo chức năng hô hấp và các dấu
Trang 16hiệu lâm sàng khác [7] [10].
- Trong tiền sử và/hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt.
- Ho, khạc đờm 3 tháng/năm, và liên tiếp trong 2 năm trở lên
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục.
NB phải "gắng sức để thở", "thở nặng" "cảm giác như thiếu không khí", hoặc "thở hổn hển" Khó thở tăng khi gắng sức, nhiễm trùng hô hấp.
- Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm là dấu hiệu thường gặp nhất,
có thể có tiếng ran rít, ran ngáy, trong các đợt cấp có thể thấy ran ẩm, ran
nổ Lồng ngực hình thùng, gõ vang trống Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của suy tim phải (gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân).
- X quang phổi chuẩn: ít có giá trị chẩn đoán, hình ảnh của viêm phế quản mạn tính "phổi bẩn" hoặc khí phế thũng.
- Đo chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán và đánh giá mức độ COPD [10].
1.1.5 Phân loại mức độ của COPD
Theo GOLD: Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease, COPD được phân chia làm 4 mức độ, đó là mức nhẹ (I), vừa (II), nặng (III)
và rất nặng (IV) [11] Trên thực tế lâm sàng, việc phân loại mức độ nặng của COPD dựa trên triệu chứng lâm sàng và tần suất xuất hiện đợt cấp.
1.1.6 Chẩn đoán đợt cấp COPD:
Đợt cấp, hay đợt bùng phát (exacebation), biểu hiện khi NB đã được chẩn đoán mắc COPD mạn tính đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu [10]:
- Khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
- Triệu chứng toàn thân có thể có: sốt, rối loạn ý thức, tiểu ít, tím môi, người mệt mỏi, giảm hoạt động.
1.1.7 Phương pháp dự phòng mắc bệnh COPD
Để dự phòng bệnh COPD, mỗi người cần phải thực hiện những thói
Trang 17quen có lợi và tuân thủ nguyên tắc điều trị, nâng cao sức khỏe, cải tạo môi trường sống xanh-sạch [10], cụ thể:
- Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc đối với những người đan hút.
- Tuân thủ điều trị các đợt nhiếm khuẩn hô hấp.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục, đi bộ …
- Cải thiện môi trường sống: tránh tiếp xúc với khói, bụi, đặc biệt là khói thuốc lá…
- Tiêm vaccine phòng cúm hàng năm và vaccine phòng phế cầu 4 năm/lần.
- Dùng oxy liệu pháp.
- Thực hiện chế độ ăn đầy đủ, hợp lý cân bằng để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất như: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và bổ sung vitamin A, C, E Tránh ăn quá no, hạn chế ăn muối, thức uống có ga, uống nhiều đủ nước.
1.1.8 Biện pháp dự phòng biến chứng bệnh COPD
* Các biến chứng thường gặp của bệnh COPD gồm suy hô hấp, suy tim, tâm phế mãn, tàn phế.
* Các biện pháp dự phòng đợt cấp và biến chứng của bệnh gồm khám sức khỏe định kỳ; tuân thủ chế độ dự phòng và điều trị, đặc biệt là chế độ dùng thuốc; khi có dấu hiệu đợt cấp, cần xin ý kiến bác sỹ về việc sử dụng kháng sinh; nếu điều trị tại nhà trong 1-2 ngày không đỡ, cần vào viện; cần chú ý các bệnh kết hợp; nên có bình oxy hoặc máy tạo oxy tại nhà.
1.1.9 Tầm quan trọng của chăm sóc và tự chăm sóc của người bệnh COPD 1.1.9.1 Quy trình chăm sóc
Quy trình chăm sóc là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả phục hồi sức khỏe.
Quy trình chăm sóc người bệnh, gồm 5 bước như sau
[12]: Bước 1: Nhận định bệnh nhân.
Bước 2: Chẩn đoán chăm sóc.
Bước 3: Lập kế hoạch chăm sóc.
Trang 18Bước 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Bước 5: Đánh giá kết quả chăm sóc.
1.1.9.2 Các nội dung chăm sóc người bệnh COPD
-Nguyên tắc cơ bản: Xác định mức độ nặng của từng NB dựa trên triệu chứng Áp dụng chương trình điều trị theo bậc tùy theo mức độ nặng của bệnh Chọn cách điều trị tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa, dân tộc, khả năng và sự chọn lựa của NB và điều kiện thuốc men của từng địa phương [10],[11].
- Khuyến cáo, tư vấn cho NB: tránh lạnh, khói, bụi, cai thuốc lá, thuốc lào (nếu hút); vệ sinh mũi họng thường xuyên; tiêm vắc xin cúm hàng năm vào đầu mùa; cách phản ứng đối với những đợt cấp [10] [11].
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc giãn phế quản, các thuốc này là chủ yếu trong điều trị triệu chứng của COPD, ưu tiên các dạng phun hít khí dung Corticoid, dạng phun hít hoặc khí dung đều đặn được khuyên dùng, nên dùng dạng phối hợp Kháng sinh, được khuyên dùng trong đợt cấp do nhiễm trùng và các nhiễm trùng khác.
- Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: hoạt động thể lực, phục hồi chức năng hô hấp, oxy liệu pháp và can thiệp phẫu thuật Trong các biện pháp không dùng thuốc thì vai trò của hoạt động thể lực
và phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng [10].
1.1.9.3 Vai trò của cán bộ y tế trong chăm sóc người bệnh COPD
Khi mắc COPD, người bệnh rất cần được điều trị và chăm sóc toàn diện và kịp thời Cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng) có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công việc, nhưng đối với người bệnh họ đều có chung một mục tiêu, đó là cứu sống và phục hồi sức khỏe của NB Đối với tất cả các loại bệnh và COPD nói riêng, bác sỹ có chức năng chẩn đoán và điều trị còn điều dưỡng có vai trò: Chăm sóc và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh cả về thể chất và tinh thần.
Ngoài chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho người bệnh ra, cán bộ y tế còn thực hiện công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến
Trang 19thức, thực hành cho người bệnh để họ tự chăm sóc và theo dõi cho chính mình Việc làm này lại càng quan trọng đối với người mắc COPD, một bệnh mạn tính và có nguy cơ biến chứng, tử vong cao.
* Thực hiện qui trình chung khi NB nhập viện
- Tiếp đón bệnh nhân: Đánh giá sơ bộ về NB cần dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ nặng của NB, chú ý quan sát mầu da, tính chất thở đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, đánh giá tình trạng dinh dưỡng [13] Xử trí hạ sốt, cho nằm đầu cao, thở oxy khi thấy cần thiết Nếu tiên lượng nặng cần phải lắp monitor theo dõi độ bão hoà oxy Báo cáo ngay với bác sĩ về tình hình NB.
-Chẩn đoán điều dưỡng: Chẩn đoán ĐD với NB mắc COPD đợt cấp
có vai trò quan trọng trong theo dõi và chăm sóc Chẩn đoán ĐD cần xác định rõ tình trạng người bệnh, trong đó bao gồm đầy đủ đặc điểm cá nhân, các triệu chứng của bệnh, trú trọng các triệu chứng liên quan đến mức độ nặng của bệnh: khó thở
- Lập kế hoạch chăm sóc: Kế hoạch chăm sóc phải xây dựng khẩn trương, tỉ mỉ, nhưng phải toàn diện, trong đó có phối hợp nhóm, bàn giao
+ Hướng dẫn NB sử dụng thuốc hoặc xông khí dung
- Thực hiện kế hoạch: Cần chủ động, trách nhiệm cao, chú ý đối tượng cụ thể, bởi lẽ nhu cầu chăm sóc trên NB COPD rất cao (cao tuổi, các chức năng sống có thể bị đe dọa như: khó thở nặng ) Thực hiện mệnh lệnh của bác sỹ cần khẩn trương: chế độ dùng thuốc, chế độ hộ lý
- Lượng giá quá trình chăm sóc: Đánh giá theo thời gian đã định của kế
Trang 20hoạch hoặc khi có bất thường, đánh giá diễn biến sau khi thực hiện các biện pháp điều trị và ĐD, chú ý các chức năng sống, các phản ứng phụ của thuốc Cần báo cáo kịp thời với bác sỹ những diễn biến bất thường.
* Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp:
Phục hồi chức năng (PHCN) hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị Nội dung của phục hồi chức năng hô hấp gồm 3 nội dung chính: Giáo dục sức khỏe, vật lý trị liệu hô hấp và hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội Chăm sóc NB và PHCN hô hấp không những chỉ tiến hành khi NB nằm viện mà phải được thực hiện tốt trong giai đoạn bệnh ổn định
Các phương pháp làm sạch đờm thông đường thở, gồm 2 kỹ thuật chính.
Đó là Kỹ thuật ho có kiểm soát bao gồm 5 bước:
Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải
mái Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu Bước 3: Nín
thở trong vài giây.
Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần 2 để đẩy đờm ra ngoài.
Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.
Kỹ thuật thở ra mạnh, gồm 4 bước:
Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
Bước 2: Nín thở trong vài giây.
Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại Phương pháp bảo tồn duy trì chức năng hô hấp:
+ Bài tập thở chúm môi:
Trang 21Ngồi thoải mái Thả lỏng cổ vai Hít vào chậm qua mũi Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào Lặp đi lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
+ Bài tập thở hoành:
Ngồi ở tư thế thoải mái Thả lỏng cổ và vai Đặt 1 bàn tay lên bụng
và đặt tay còn lại lên ngực Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên Lồng ngực không di chuyển Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào
và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng hõm xuống.
Các biện pháp đối phó với cơn khó thở:
+ Chọn các tư thế đứng hoặc ngồi sao cho phần thân trên từ hông trở lên hơi cúi về phía trước Có thể tìm các điểm tựa như tường, mặt bàn,
bệ gạch Tư thế này giúp cơ hoành di chuyển dễ dàng hơn.
+ Luôn kết hợp với thở mím môi.
+ Ở tư thế ngồi, chi trên nên đặt ở tư thế sao cho khuỷu tay hoặc bàn tay chống lên đầu gối hay đầu tựa vào cẳng tay Ở tư thế này, các hoạt động của các cơ hô hấp ở lồng ngực hỗ trợ tốt nhất để làm nở phổi.
+ Khi thức giấc vì khó thở: Ngồi ở cạnh mép giường với tư thế hơi cúi người ra phía trước, khuỷu tay chống gối Thở mím môi chậm rãi và điềm tĩnh cho đến khi hết khó thở.
- Vận động cơ thể thông qua các bài tập:
+ Vận động tay: Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập vận động tay
Trang 22để tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp Một số bài tập vận động tay thường được khuyến cáo cho người bệnh tập là nâng vật nặng, nâng tạ, kéo dây lò so, dây chun, máy tập đa năng Các cơ vai, ngực và cánh tay được vận động sẽ khỏe mạnh hỗ trợ tích cực cho hô hấp và thực hiện công việc hàng ngày như don dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân
+ Vận động chân:
Để giúp cho cơ chân được săn chắc, hạn chế quá trình mất cơ các bài tập vận động chân là rất quan trọng Bên cạnh đó, các bài tập còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng tim - phổi, giúp cho cơ thể có được sức bền cần thiết, dẻo dai và người bệnh sẽ lâu mệt hơn khi phải gắng sức Bài tập vận động chân còn giúp cho người bệnh đi lại tốt hơn, đem lại sự năng động và tự tin cho NB Một số bài tập chân được khuyến cáo sử dụng cho người COPD như đạp xe tại chỗ, thảm lăn, đi bộ
+Thời gian vận động phải phù hợp với sức khỏe của người bệnh, trung bình mỗi tuần tập 3 buổi ở nơi đảm bảo thông gió, thoáng khí và an toàn.
+ Ngoài những bài tập thể dục cần khuyến khích NB chủ động thực hiện công việc hàng ngày cùng các thành viên khác trong gia đình như nấu ăn, làm việc nhà Tuy nhiên không để NB làm việc gắng sức, đi lại nhiều, leo cầu thang.
1.1.9.4 Vai trò tự chăm sóc bệnh COPD
1.1.9.4.1 Khái niệm
Theo WHO, tự chăm sóc sức khỏe là cách mà mỗi cá nhân có khả năng chăm sóc cho nhu cầu thể chất, kiểm soát các vấn đề bệnh lý nhẹ và các chứng mạn tính của bản thân [1].
1.1.9.4.2 Vai trò và lợi ích của người bệnh COPD khi tự chăm sóc
Người bệnh tự chăm sóc bản thân được chứng minh là một giải pháp nhằm giảm tải cho hệ thống y tế, kiểm soát chi phí y tế, thúc đẩy hành vi chăm sóc sức khỏe phù hợp Các cá nhân tự chịu một phần trách nhiệm với sức khỏe của chính mình khi họ chủ động chăm sóc cho mình trong điều kiện có thể thực
Trang 23hiện được Đối với COPD, là bệnh mạn tính nhưng có nguy cơ biến chứng cao do là bệnh ở đường hô hấp Người bệnh tự chăm sóc cho bản thân mình không những giúp cho họ có sức khỏe tốt mà còn dự phòng được các biến chứng đường hô hấp dẫn đến tử vong.
Người bệnh tự chăm sóc được cho chính mình sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, chủ động hơn và có ý nghĩa hơn đối với gia đình và bản thân Bên cạnh đó còn giảm bớt gánh nặng chi phí y tế cho gia đình Đối với hệ thống y tế, nền kinh tế việc tự chăm sóc của người bệnh góp phần giảm chi phí y tế, gia tăng gánh nặng kinh tế đồng thời giúp cho đạt được các mục tiêu quốc gia về y tế.
1.1.9.4.3 Điều kiện để người bệnh COPD tự chăm sóc
1 Người bệnh còn khả năng đi lại, tỉnh táo, sử dụng được các thiết
bị, phương tiện, thuốc điều trị.
2 Được tập trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về bệnh, dấu hiệu của các triệu chứng có liên quan đến bệnh Được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, thuốc hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp.
3 Điều kiện môi trường phải thuận lợi, dễ dàng tiếp cận với dịch vụ
y tế và có hệ thống người thân, nhân viên y tế hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp.
1.1.9.4.4 Một số nội dung giáo dục sức khỏe-kỹ năng tự chăm sóc
Giáo dục kiến thức [10].
- Sinh lý hô hấp và sinh lý bệnh học của COPD.
- Đối phó với bệnh phổi mạn tính và các chuẩn bị cuối
Trang 24- Các phương pháp tập thở.
- Sử dụng thuốc đúng cách, bao gồm cả oxy.
Giáo dục hành vi [10].
- Phòng ngừa và chẩn đoán sớm đợt cấp COPD.
- Kiểm soát lo âu và sợ hãi, bao gồm cả phương pháp thư giãn và xử trí stress.
- Cai thuốc lá.
Người bệnh cần biết cách chăm sóc những nhu cầu cơ bản của bản thân: nhu cầu về hô hấp, nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu vệ sinh, nhu cầu tâm lý, nhu cầu lao động, khi nào nên tái khám….
* Chăm sóc hô hấp
Luôn đặt vấn đề hô hấp lên hàng đầu trong BPTNMT do khả năng
hô hấp của người bệnh suy giảm đáng kể Những kiến thức mà người bệnh cần nắm được như:
- Tư thế nằm: Tư thế nằm thích hợp của người bệnh mắc BPTNMT là nằm đầu cao hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi Luôn duy trì không khí trong phòng thoáng mát, rộng rãi, tránh khói, bụi bặm.
Hình 1.3 Tư thế nửa nằm nửa ngồi
- Bỏ thuốc lá là việc làm cần thiết và có hiệu quả tích cực trong điều trị BPTNMT.
- Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe hoặc thuyên chuyển công việc khi người bệnh phải làm việc sinh hoạt trong môi trường bụi bặm và hóa chất.
- Tuân thủ chặt chẽ chế độ thuốc điều trị, không được tự ý bỏ thuốc.
Trang 25- Người bệnh cần nắm được các phương pháp phục hồi chức năng
hô hấp, luyện tập hàng ngày theo đúng bài bản được hướng dẫn.
Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở
- Mục đích: Giúp người bệnh biết cách loại bỏ đờm, dịch tiết phế quản, làm cho đường thở thông thoáng.
- Chỉ định: Người bệnh có nhiều đờm gây cản trở hô hấp hoặc người bệnh gặp khó khăn khi khạc đờm Phương pháp này bao gồm hai
kỹ thuật chính:
* Ho thông thường: Là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật lạ ra ngoài Khi các phế quản bám đầy đờm, sẽ gây kích thích, gây phản xạ muốn ho Cơn ho xảy đến do các kích thích ở cổ họng mà luồng khí không đủ để đẩy đờm di chuyển Đối với người bệnh BPTNMT, ho thường làm cho người bệnh mệt khó thở, gây lo lắng nhiều hơn, tự ti hơn.
Những cơn ho thông thường đem lại hiệu quả tống xuất đờm không cao, lại dễ gây mệt cho người bệnh nên người bệnh có thể áp dụng phương pháp ho thứ hai: Ho có kiểm soát.
* Ho có kiểm soát: Là động tác ho hữu ích giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở một cách hiệu quả và tránh gây mệt, khó thở Mục đích của ho có kiểm soát không phải để tránh ho mà là lợi dụng động tác
ho để làm sạch hơn đường thở, từ đó người bệnh đỡ mệt, đỡ khó thở.
Kỹ thuật ho có kiểm soát:
Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế, thư giãn thoái mái
Bước 2: Hít vào thật chậm và sâu
Bước 3: Nín thở trong vài giây
Bước 4: Ho mạnh 2 lần: lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm
ra ngoài
Bước 5: Hít vào thật chậm và nhẹ nhàng Thở ra chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.
Lưu ý:
Trang 26- Khi có cảm giác muốn ho, đừng cố gắng nín ho mà nên thực hiện
kỹ thuật ho có kiểm soát để giúp tống đờm ra ngoài.
- Tùy lực ho, tính chất đờm, tình trạng bệnh mà có thể phải lặp lại vài lần kỹ thuật ho có kiểm soát mới có thể tống xuất được đờm ra ngoài
- Một số người bệnh có lực ho yếu có thể áp dụng kỹ thuật thở ra mạnh để thay thế kỹ thuật ho có kiểm soát.
* Kỹ thuật thở ra mạnh.
Nhằm thay thế phương pháp ho có kiểm soát trong trường hợp người bệnh có lực ho yếu, không đủ để tống xuất đờm.
Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
Bước 2: Nín thở trong vài giây.
Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng, hít thở đều vài lần trước khi lặp lại Lưu ý:
- Nên uống đủ nước khoảng 2-2,5l nước hàng ngày để hỗ trợ long đờm, tăng hiệu quả của kỹ thuật.
- Chỉ nên dùng các loại thuốc long đờm, loãng đờm, tránh sử dụng các loại thuốc gây ức chế ho, ảnh hưởng đến quá trình tống xuất đờm.
Phương pháp duy trì và phục hồi chức năng hô hấp.
Giúp người bệnh khắc phục sự ứ khí trong phổi và tăng cường cử động của các cơ hô hấp.
- Hướng dẫn các biện pháp đối phó với tình trạng khó thở.
* Kỹ thuật thở chúm môi.
Trang 27Hình 1.4 Kỹ thuật thở chúm môi.
- Tư thế người bệnh ngồi thoải mái, thả lỏng cổ vai
- Hít vào chậm qua mũi một hơi dài.
- Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng thật chậm rãi sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
- Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
- Tập đi tập lại nhiều lần, cố gắng tạo cho kỹ thuật thở chúm môi thành thói quen.
- Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở.
Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp
và tiết kiệm năng lượng.
Kỹ thuật thở hoành được mô tả như sau:
Hình 1.5 Mô tả tập thở hoành
- Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai.
- Đặt một bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
Trang 28- Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng
có cảm giác bụng lõm xuống.
Lưu ý:
- Nên tập thở co hoành nhiều lần cho đến khi trở thành thói quen.
- Dần dần tập cơ hoành kể cả khi đang hoạt động.
Theo PGS.TS Tạ Bá Thắng - BS Trương Thanh Tùng, đã có những lời khuyên về dinh dưỡng cho người bệnh mắc BPTNMT như sau:
Ở người bệnh mắc BPTNMT, đặc biệt là những người bệnh giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin và các nguyên tố vi lượng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người bệnh như: quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn kém, tình trạng stress, lo lắng về bệnh tật, khó thở gây cản trở việc ăn, uống, hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng Đối với người bệnh mắc BPTNMT, điều tất yếu trước hết phải đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động thông thường cũng như hoạt động thở gắng sức của người bệnh.
Trang 29Thông thường ở người bệnh BPTNMT tiêu tốn năng lượng cho quá trình
hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường Vì vậy nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các người bệnh BPTNMT là 30 kcalo/kg trọng lượng cơ thể Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo Nên ưu tiên đạm và chất béo cho người bệnh vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các người bệnh vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu) Thành phần ăn hằng ngày cụ thể gồm chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%.
Sử dụng các chất béo có lợi cho người bệnh hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn Tuy nhiên, nên
sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt ), các loại động vật có vú (lợn, bò ), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật ) không nên dùng quá 300mg/ngày Thường xuyên tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng như ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở người bệnh mắc BPTNMT Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim) bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong
cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim.
Người bệnh cũng cần chú ý bổ sung lượng nước trong ngày (trung bình khoảng 2 - 3 lít) để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho
ho khạc đờm dễ dàng Tuy nhiên nếu người bệnh đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày) Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ Trong khi ăn
Trang 30vẫn có thể cho người bệnh thở ôxy kết hợp Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.
Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những
đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho người bệnh Một vấn đề quan trọng không thể thiếu đó là lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị người bệnh, bố trí bàn ăn sạch
sẽ, đẹp mắt cũng như tạo không khí vui vẻ, kích thích ăn uống.
Thường xuyên đánh giá cân nặng của bản thân người bệnh và báo với bác sĩ khi đi khám định kỳ.
* Chăm sóc vệ sinh người bệnh.
Hướng dẫn và tư vấn cho người bệnh những nội dung liên quan đến chăm sóc vệ sinh và tự chăm sóc vệ sinh cho người bệnh.
- Tự tắm rửa, vệ sinh là một trong những việc thường gây khó thở.
-Không nên tắm khi thấy trong người không khỏe và ở nhà một mình.
- Nên dùng vòi hoa sen loại cầm tay, ống dẫn nước đủ dài để di động dễ dàng.
-Dùng bàn chải có cán dài để kỳ cọ, tránh phải cúi người hoặc với tay.
- Để tránh khó thở, nên dùng ghế để ngồi khi tắm Chọn ghế chắc chắn, nhẹ, chiều cao thích hợp với người bệnh.
- Nên đặt những thanh vịn trong nhà tắm để có chỗ bám, tựa khi cần thiết.
- Không nên dùng xà phòng, dầu gội có mùi khó chịu vì dễ gây kích thích cho người bệnh.
- Khi tắm, luôn đảm bảo phòng tắm được thoát hơi tốt, tránh quá bí gây kích thích cơn khó thở của người bệnh.
* Chăm sóc nhu cầu lao động.
Với người bệnh mắc BPTNMT, việc có tâm lý tự ti là người vô dụng rất dễ xảy ra Vì vậy, phải hướng dẫn và đảm bảo cho người bệnh thực hiện được công việc tự chăm sóc, lao động nhẹ nhàng một cách hiệu quả nhất Tâm lý
Trang 31thoải mái góp phần rất quan trọng trong việc hồi phục của người bệnh mắc BPTNMT.
* Mặc quần áo
- Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng, ngăn nắp sao cho dễ lấy, vừa tầm tay.
- Tránh các loại quần áo chật, bó sát, quá nhiều lớp, các loại quần áo
cổ kín, cổ cao, cài nút sau lưng.
- Nếu khó chịu khi dùng thắt lưng, khuyên người bệnh có thể đổi sang sử dụng quần chun hoặc quần có dây đeo vai.
- Phụ nữ nên dùng áo ngực mềm mại, loại co giãn, thoáng mát, dễ sử dụng.
- Nên ngồi khi mặc quần áo để tránh khó thở.
- Nếu thấy khó chịu khi gập người đi giày, nên sử dụng loại giàu không có dây buộc.
* Làm việc nhà.
- Sắp xếp công việc hợp lý để tiết kiệm nhất công sức đi lại.
- Khi chuyển đồ nên sử dụng xe đẩy, tránh làm việc quá sức.
- Tránh khói bụi, chất hóa học có mùi khó chịu, vì có thể gây ra cơn khó thở kịch phát.
* Làm bếp.
- Sắp xếp các dụng cụ làm bếp vừa tầm tay, dễ lấy, tránh đi lại nhiều Nên ngồi làm món ăn, món ăn đơn giản, dễ làm, không cầu kỳ Ưu tiên cho các thức ăn làm sẵn và tận dụng khả năng bảo quản thức ăn của tủ lạnh.
- Khi dọn dẹp nên dùng mâm hoặc xe đẩy nhỏ.
- Tuyệt đối tránh các loại bếp có nhiều khói hoặc làm các món nướng Nhà bếp cần thông thoáng, nên có quạt thông gió hoặc quạt máy nhỏ.
* Ra ngoài.
- Sắp xếp công việc sao cho không lúc nào phải vội vã, làm việc gì cũng khoan thai, vừa với sức mình.
Trang 32- Không nên đi xe điện ngầm Tránh đi những xe quá đông người Nếu đi
ô tô riêng, nên vặn máy điều hòa trước hoặc mở cửa xe cho thoáng.
- Tránh đến những nơi đông người, kém thoáng khí như trong tầng hầm, trong nhà kín vì thiếu oxy và dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
-Chú ý giữ ấm nếu khí hậu bên ngoài lạnh và nhiều gió.
* Đi mua sắm.
- Nên sử dụng các loại xe đẩy, tránh xách hoặc mang vác nặng.
- Mua và thử quần áo có thể làm cho BN rất mệt Nên biết trước số
đo của mình hoặc mang theo thước dây.
- Chỉ mua sắm ở những cửa hàng quen để khi cần có thể đổi.
* Chăm sóc khác.
- Nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm và vaccine phòng phế cầu 3
- 5 năm cần tiêm nhắc lại.
* Tư vấn cho người bệnh khi nào nên tái khám.
- Nên tái khám khi phát hiện các dấu hiệu khó thở nặng lên dù đã tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị và luyện tập.
- Khi có các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp phải đi khám ngay vì yếu
tố viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ trở nên rất nghiêm trọng trong trường hợp người bệnh mắc BPTNMT.
Các phương pháp tập thở: bao gồm thở chúm môi, thở ra chủ động,
các tư thế đối phó khó thở và cách phối hợp giữa tập thở và các hoạt động thường ngày.
- Các kỹ thuật làm sạch phế quản: bao gồm ho hữu hiệu, kỹ thuật thở
ra mạnh (forced expiratory technique - FET), dẫn lưu tư thế và vỗ rung.
Kỹ năng tự quản lý bệnh: người bệnh được khuyến khích tham gia chủ
động và hướng đến cuộc sống lành mạnh, tích cực với chất lượng cuộc sống cao Hướng dẫn bệnh nhân biết sử dụng bảng kế hoạch điều trị cá nhân hóa được xây dựng trước đó để đối phó với các diễn biến sớm của đợt cấp Cần xây dựng mối giao tiếp cởi mở, thân thiện và quan tâm, chú ý đến tâm tư tình