1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023

45 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Trường học Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Chuyên ngành Chăm sóc dinh dưỡng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 545,5 KB

Nội dung

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ……….…...18 2.3 Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng.. Qua tổng quan tài liệu có tới 40% người bệnh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ……… ………i

LỜI CAM ĐOAN ……… ………ii

MỤC LỤC ……… …iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ……… v

ĐẶT VẤN ĐỀ ………1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……… 4

1.1 Dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật ……….4

1.2 Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc về dinh dưỡng ……… 11

1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng 12 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ……….16

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và 3 khoa trong nghiên cứu ……….……… 16

2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ……….… 18

2.3 Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng ……… 19

Chương 3: BÀN LUẬN ………30

3.1 Thông tin chung của điều dưỡng ……… 30

3.2 Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật ……… … 31

3.3 Thực hành của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật ……….… 32

3.4 Các ưu, nhược điểm ……… 34

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ………36

KẾT LUẬN ……… 37

1 Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho NB sau phẫu thuật ……… 37

Trang 2

2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật ……… 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH

Bảng 2.2 Các yếu tố hỗ trợ hoạt động chăm sóc dinh dưỡng 20 Bảng 2.3 Vai trò của dinh dưỡng đối với cơ thể con người 21 Bảng 2.4 Kiến thức về đánh giá trình trạng dinh dưỡng 23 Bảng 2.5 Thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng 25

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ điều dưỡng được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 21 Biểu đồ 2.2 Kiến thức tốt ở các nhóm nội dung 23 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng 28

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng là một nhu cầu vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống Đối với những người bệnh (NB) sau phẫu thuật, dinh dưỡng lại càng ảnh hưởng to lớn đến quá trình hồi phục Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp

lý, quá trình phục hồi của NB sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do có thể xuất hiện những biến chứng sau phẫu thuật, dẫn đến chậm liền vết thương và phục hồi chức năng Ngược lại, tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật giúp giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ nhập viện và các chi phí chăm sóc y tế khác [10], [15].

Qua tổng quan tài liệu có tới 40% người bệnh nhập viện để phẫu thuật

có tình trạng suy dinh dưỡng; đối với người bệnh phẫu thuật hàm mặt, tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng chiếm 45,6% [1]; kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 72,2% người bệnh cố định liên hàm trong điều trị gãy xương hàm mặt bị giảm cân khi không được tư vấn dinh dưỡng, ngược lại đa số người bệnh được

tư vấn dinh dưỡng tăng cân nhẹ (61,1%) hoặc không thay đổi (22,2%) [2], [7].

Những năm gần đây, Bộ Y tế đã có chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho NB thông qua việc ban hành các văn bản, hướng dẫn về đẩy mạnh hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện [4],[5],[6]và vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho NB đã được đưa vào là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc tại các bệnh viện [4].

Tại các bệnh viện, Điều dưỡng (ĐD) được đánh giá là lực lượng chính trực tiếp chăm sóc NB, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của NB, trong đó có vai trò liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng Khi nhập viện NB cần được tầm soát nguy cơ dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng càng sớm càng tốt vì vậy công tác chăm sóc dinh dưỡng của ĐD là một phần quan trọng trong việc cải thiện, phòng ngừa và kiểm soát dinh dưỡng cho NB tại bệnh viện [5] Để làm tốt được việc này điều dưỡng cần có kiến thức và kỹ năng đầy đủ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật.

Kết quả kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của ĐD khác nhau giữa

Trang 6

các nghiên cứu nhưng xu hướng chung là tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đạt còn chưa cao [9], [17-18], [22-24], [26-28], [30-33].

Với mong muốn đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho NB, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng phục vụ người bệnh, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương năm 2023”

Trang 7

MỤC TIÊU

1 Mô tả thực trạng trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại một số khoa phẫu thuật - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tại một số khoa phẫu thuật

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương.

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật

1.1.1.1 Vai trò của dinh dưỡng

Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể

để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn đưa vào

cơ thể và tình trạng sức khỏe Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe [15].

Dinh dưỡng có nhiều vai trò khác nhau trong điều trị Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh như: SDD do thiếu năng lượng, thừa cân béo phì do thừa năng lượng, các bệnh do thiếu vitamin A, B, C, D , thiếu vi chất: sắt, kẽm, calci… [10], [15] Ngoài ra, dinh dưỡng có vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật, giúp tăng cường miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong Đặc biệt đối với một số bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, gan, thận…dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu ảnh hưởng đến thuốc và quá trình điều trị Dinh dưỡng có vai trò quan trọng khác đó

là dự phòng các bệnh do thiếu và thừa dinh dưỡng gây ra [10], [15].

Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật.

Vai trò của dinh dưỡng sau phẫu thuật đó là giúp NB phục hồi nhanh chóng Mỗi giai đoạn khác nhau NB cần được chăm sóc về dinh dưỡng khác nhau

Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu:

o Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa ăn được, chủ yếu là bù nước, bù điện giải, cung cấp glucid để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, giảm giáng hóa protein Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch các

Trang 9

loại dịch truyền như Glucose 5%, Glucose 30%, NaCl 0,9%, KCl 1 hoặc 2 ống.

o Nếu người bệnh bị trướng bụng thì không nên cho uống nước.

o Nếu không phải phẫu thuật hệ tiêu hóa, có thể cho người bệnh uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ) Uống nước đường, nước hoa quả hay nước luộc rau.

o Có thể truyền plasma, máu nếu cần.

Giai đoạn giữa: ngày thứ 3 - 5

o Giai đoạn này cần cho người bệnh ăn tăng dần, giảm dần dịch truyền.

o Chế độ ăn tăng dần năng lượng và protein Bắt đầu từ 500 Kcal và 30g protein Sau đó 1 - 2 ngày lại tăng thêm từ 250 - 500 Kcal cho đến khi đặt

mức 2000Kcal/ngày.

o Cho người bệnh ăn sữa: nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo, sử dụng sữa bột đã loại bơ, dùng sữa đậu nành.

o Có thể cho bệnh nhân dùng nước thịt ép khi không dùng được sữa.

o Chia thành nhiều bữa trong ngày, 4 - 6 bữa, bởi người bệnh còn đang chán ăn, cần động viên bệnh nhân ăn.

o Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B, vitamin C , PP như nước chanh, nước cam,

o Nên ăn các loại thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ trong giai đoạn này Giai đoạn hồi phục:

o Ở giai đoạn này, vết mổ đã liền, sức khỏe của người bệnh đã khá hơn Do đó chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng

và giúp vết thương mau lành.

o Chế độ ăn nhiều protein và calo: protein có thể từ 120 - 150g/ngày và năng lượng có thể từ 2.500 - 3.000 kcal/ngày.

o Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày ( 5 - 6 bữa/ngày).

o Sử dụng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp đủ chất đạm.

o Ăn nhiều các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm

B Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật:

Trang 10

Việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch ban đầu là rất cần thiết Nhưng cần phải sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa Điều này vừa giúp bệnh nhân được nuôi dưỡng theo sinh lý bình thường, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và vừa có tác dụng kích hoạt hệ thống tiêu hóa sớm trở lại hoạt động bình thường.

Nếu ăn bằng miệng không đủ có thể sử dụng chế độ ăn qua ống xông, sau

đó dần cho người bệnh ăn bằng đường miệng.

Ăn nhiều bữa trong ngày, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy Ăn tăng dần lượng protein và calo.

1.1.1.2 Mối liên quan giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật

Mối liên quan giữa tình trạng thiếu dinh dưỡng và nhiễm khuẩn theo hai chiều: thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến nhiễm khuẩn và bản thân các nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) sẵn có [8].

TTDD ảnh hưởng đối với tiến triển các bệnh cũng khác nhau, một số bệnh có ảnh hưởng rất lớn như: Lao, tiêu chảy nhiễm khuẩn, ho gà, nhiễm khuẩn hô hấp, sởi…, một số bệnh ảnh hưởng đến TTDD trung bình như: bạch cầu, nhiễm tụ cầu, liên cầu…, và có những bệnh ảnh hưởng ít như: đậu mùa, bại liệt, sốt rét, thương hàn uốn ván….[8]

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa dinh dưỡng, chế độ ăn và bệnh mạn tính đã được quan tâm nhiều do hậu quả của chúng ngày một tăng lên Một số bệnh điển hình liên quan đến dinh dưỡng được mô tả dưới đây [8].

Béo phì: béo phì là một tình trạng sức khỏe có nguyên nhân từ dinh

dưỡng (60 -80% trường hợp), thông thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ ổn định hoặc dao động trong một giới hạn nhất định Béo phì là tình trạng sức khỏe không tốt của sức khỏe, người càng béo phì thì nguy cơ càng nhiều Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh đái tháo đường,

Tăng huyết áp, bệnh mạch máu não và dinh dưỡng: Trong các nguyên nhân gây tăng huyết

áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối, mỡ trong khẩu phần ăn Theo một số tác giả, tăng lượng mỡ, muối, natri trong khẩu phần ăn gây béo phì và tăng huyết áp trong khi tăng calci trong khẩu phần ăn có thể làm giảm huyết áp Một lượng

Trang 11

cao lipid và các acid béo bão hòa trong khẩu phần thường dẫn đến tăng huyết

áp Ăn quá nhiều protein đôi khi làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và thúc đẩy

sự tiến triển bệnh của mạch máu, đặc biệt ở thận Uống quá nhiều rượu cũng làm gia tăng bệnh tăng huyết áp.

Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin: là một rối loạn chuyển hóa mạn tính

là mất khả năng sử dụng glucose của tế bào cacrbohydrat, từ các cơ quan dự trữ lycogen hoặc protein có trong cơ thể và chế độ ăn Béo phì là một trong các nguy cơ quan trọng của bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, nguy cơ này càng tăng lên theo thời gian và mức độ béo Có đến 80% NB mắc bệnh này là những người béo phì Chế độ ăn giàu thức ăn có nguồn gốc thực vật nhiều rau, giảm acid béo no, giảm cholesterol và đường có tác dụng bảo vệ đối với bệnh này Các loại thức ăn tinh chế, nhiều đường hoặc tinh bột dễ tiêu, dễ đồng hóa là nguy cơ đối với bệnh tiểu đường.

1.1.3 SDD và hậu quả của SDD trong bệnh viện

1.1.3.1 Khái niệm SDD

SDD là một trạng thái mất cân bằng (thiếu hoặc thừa) về năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác gây ra những hậu quả bất lợi đến cấu trúc, chức năng của từng bộ phận cơ thể và gây ra bệnh tật [15].

1.1.3.2 Nguyên nhân của SDD ở NB nằm viện

Nguyên nhân của SDD liên quan đến bệnh rất đa dạng gồm cả thiếu cung cấp chất dinh dưỡng, giảm tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng hay tăng nhu cầu

do mất chất dinh dưỡng (từ vết thương, kém hấp thu và dị hóa) Về mặt nguyên tắc, cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính của SDD liên quan đến bệnh Việc cung cấp thiếu có thể do nhiều yếu tố và về cơ bản được chia thành hai nhóm nguyên nhân: cá nhân và tổ chức [7].

Các nguyên nhân trong nhóm cá nhân là các nguyên nhân do bệnh lý hoặc điều trị gây nên bao gồm tăng quá trình đáp ứng viêm, dị hóa làm gia tăng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, biếng ăn, rối loạn vị giác, rối loạn tiêu hóa, hấp thu, thất thoát chất dinh dưỡng, các khó khăn khi nuốt và ăn, tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị, các yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội và một số rào cản về mặt thể chất ở NB [15].

Trang 12

Các nguyên nhân trong nhóm tổ chức bao gồm: nhận thức vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của công tác dinh dưỡng trong bệnh viện của lãnh đạo và khoa lâm sàng, hỗ trợ dinh dưỡng (xây dựng phác đồ và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại bệnh viện, công tác sàng lọc, đánh giá TTDD, can thiệp dinh dưỡng, nguồn lực công tác về dinh dưỡng) và hệ thống cung cấp suất ăn cho NB trong bệnh viện [15].

1.1.3.3 Hậu quả của SDD trong bệnh viện

SDD phổ biến trên khắp thế giới và là một gánh nặng cho NB và các cơ sở chăm sóc sức khỏe SDD làm tăng biến chứng, làm kéo dài thời gian điều trị do đó làm tăng chi phí điều trị Tại Anh năm 2015, chi phí cho SDD ít nhất là 14,3 tỷ Euro

[27] Những chi phí này là do hậu quả lâm sàng bất lợi của SDD làm tăng chi phí điều trị, thời gian nằm viện, tăng gánh nặng cho hệ thống điều trị và chăm sóc chung.

Nghiên cứu của Thomas M Ntrên 1244 NB trải qua phẫu thuật cho thấy

tỷ lệ NB có nguy cơ SDD là 24,1% và trên nhóm NB này thì xuất hiện các biến chứng cao hơn (7,23% so với 6,91%) và số ngày điều trị cũng kéo dài hơn (13

so với 7 ngày) với nhóm không có nguy cơ SDD [31].

Kết quả nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho biết tỷ lệ SDD gặp ở khoảng 50%

số NB ngoại khoa Nhóm NB có TTDD tốt có thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm NB SDD Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, ở những NB có nguy cơ SDD nặng thì có tỷ lệ tử vong cao hơn và số ngày nằm điều trị dài hơn so với nhóm NB không có nguy cơ SDD[30].

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan giữa SDD trong thời gian nằm viện với thời gian nằm viện kéo dài và đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến

tỷ lệ tử vong cao và tăng nặng các biến chứng, chi phí điều trị cũng tăng lên.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lâm, khoảng 50% NB đã có biểu hiện SDD ngay khi nhập viện nhưng chỉ 12,5% NB được phát hiện [10] SDD làm cho các vết thương, tổn thương lâu lành, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị Ngoài

ra, hậu quả của việc SDD ở NB còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tỷ lệ tái nhập viện cao, chất lượng cuộc sống giảm.

Trang 13

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Ba và cộng sự đánh giá thực trạng dinh dưỡng của NB nội trú tại bệnh viện Trưng Vương cho thấy tỷ lệ NB nội trú có nguy cơ SDD theo MUST khi nhập viện là 50,26% và khi xuất viện là 44,2%.

Tỷ lệ NB SDD theo SGA khi nhập viện là 42,71% và khi xuất viện là 31,25% Trong nhóm NB dinh dưỡng bình thường không có biến chứng nhiễm trùng Nhóm NB SDD nhẹ/trung bình, tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng 4,14%; tử vong 0,69% Trong nhóm NB SDD nặng, tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng 26,32%; tử vong 5,26% [2].

Hình 1.1 Người bệnh phẫu thuật vùng hàm mặt 1.1.2 Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc về dinh dưỡng

1.1.2.1 Điều dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (CSNB)

Định nghĩa điều dưỡng

Định nghĩa của Hội Điều dưỡng Mỹ (1965): “Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khỏe”

Định nghĩa của Flogent Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ phục hồi họ” [6].

Trang 14

Nhiệm vụ của điều dưỡng

Nguyên tắc thực hành của Virginia Henderson liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người 14 nhu cầu cơ bản theo học thuyết Virginia Henderson đã giúp chúng ta xác định nội dung về khung thực hành điều dưỡng trong CSNB nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ, bao gồm

1 Đáp ứng nhu cầu về hô hấp

2 Đáp ứng nhu cầu về ăn uống

3 Giúp đỡ NB bài tiết

4 Giúp đỡ NB về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện

5 Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ

6 Giúp NB mặc và thay quần áo

7 Giúp NB duy trì thân nhiệt

8 Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày

9 Giúp NB tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện

10 Giúp NB trong giao tiếp

11 Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng

12 Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng

13 Giúp NB trong những hoạt động vui chơi giải trí

14 Giúp NB có kiến thức về y học

Học thuyết Virginia Henderson gợi ý cho rằng người ĐD khi tiếp cận với NB cần phải đánh giá và chẩn đoán những nhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người.[6]

1.1.2.2 Chăm sóc dinh dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của

ĐD * Chăm sóc dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với điều trị và phòng ngừa bệnh tật Nhiều bệnh về dinh dưỡng được chữa khỏi thông qua áp dụng một chế độ ăn thích hợp Do đó, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho NB cũng là một yếu tố quan trọng cần được chú trọng và ưu tiên trong quá trình điều trị giúp cho TTDD của

NB ngày một cải thiện, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Chăm sóc dinh dưỡng là một nhóm các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu

Trang 15

cầu dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cần thiết của NB[23].

Quá trình chăm sóc dinh dưỡng bao gồm những bước sau [23].

- Đánh giá TTDD và phân tích số liệu/thông tin để nhận biết các vấn đề

liên quan đến dinh dưỡng.

- Chẩn đoán dinh dưỡng.

- Can thiệp dinh dưỡng: lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên các can

thiệp dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

- Theo dõi và đánh giá kết quả quá trình chăm sóc dinh dưỡng.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu hoạt động chăm sóc của

ĐD nhằm đánh giá chất lượng CSNB được thực hiện thường xuyên Các nghiên cứu về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho NB ngày càng được quan tâm.

Nghiên cứu của Adeline E.M và cộng sự năm 2014 đánh giá về kiến thức, thái

độ và thực hành dinh dưỡng của 140 NVYT trong quản lý NB suy thận tại Dares Salaam Tanzania Kết quả cho thấy hơn một nửa số NVYT tham gia nghiên cứu có kiến thức về dinh dưỡng kém (59.4%) Có tới 72,4% ĐD nói rằng họ không có kiến thức về các vấn đề dinh dưỡng liên quan và việc đánh giá dinh dưỡng là trách nhiệm của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ Mặc dù 94% NVYT có thái độ tích cực về vai trò của dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh song lại có tới 92%

số người được hỏi không sử dụng bất cứ một hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hay quản

lý dinh dưỡng nào trong thực hành của họ vì kiến thức kém[26].

Tại Úc năm 2013, Martin L và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhận thức của 181 ĐD về việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng cho NB trong việc quản lý bệnh mạn tính cho thấy: 89% ĐD nhận thức được việc chăm sóc dinh dưỡng cho NB là quan trọng, nhưng 61% ĐD không chắc chắn về hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng của họ trong việc cải thiện hành vi dinh dưỡng của

NB và kết quả sức khỏe của NB Và 98% ĐD cho rằng việc được đào tạo về dinh dưỡng sẽ giúp họ trong việc thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho NB[30].

Nghiên cứu củaHseiki R.A và cộng sự (2014) tại một Hội nghị thường niên ở

Trang 16

Lebanon tại Mỹ trên các đối tượng là bác sỹ chăm sóc chính về kiến thức, thái

độ và thực hành tư vấn dinh dưỡng Kết quả có 54,6% có kiến thức tốt về dinh dưỡng và có thái độ rất tích cực đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho NB Nghiên cứu cũng khảo sát những rào cản trong tư vấn dinh dưỡng cho NB và những rào cản đó là: thiếu thời gian tư vấn, sự tuân thủ về dinh dưỡng của NB còn kém, bác sỹ thiếu kiến thức và bảo hiểm không chi trả [28].

Tại Ghana cũng đã có các nghiên cứu điều tra kiến thức và thái độ của

ĐD đối với chế độ dinh dưỡng Các nghiên cứu của Buxton C và cộng sự cho thấy hơn 30% số người tham gia nghiên cứu có kiến thức không đầy đủ [27].

Nghiên cứu của Yalcin và cộng sự năm 2013 trên 302 điều dưỡng được lựa chọn ngẫu nhiên từ 3 bệnh viện lớn ở Zonguldak, Thổ Nhĩ kỳ đã chỉ ra rằng điểm trung bình kiến thức dinh dưỡng của các điều dưỡng là 49.44±10.95/ 100 điểm Chỉ

có 2 trên tổng số 20 câu hỏi được trả lời đúng bởi 70,0% các điều dưỡng và ít hơn 20% điều dưỡng trả lời đúng 3 câu hỏi Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng điều dưỡng có kiến thức về dinh dưỡng ở mức thấp tới trung bình [32].

Nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện trên 96 điều dưỡng ở các bệnh viện

ở Palestine năm 2021 cho thấy điểm trung bình kiến thức về dinh dưỡng ở điều dưỡng

là 7,44 thấp hơn ở các bác sỹ là 10,91 Về thưc hành, hơn một nữa số điều dưỡng tham gia nghiên cứu (53,1%) thực hành dinh dưỡng tốt, con số này ở bác sỹ là 52,1% [33] Một nghiên cứu gần đây được thực hiện đa trung tâm ở một số nước đang phát triển

về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng

ở các bệnh viện Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 405 bác sỹ và điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu chỉ có 56% đối tượng hoàn toàn đồng ý rằng dinh dưỡng quan trọng và chỉ có 27% hoàn toàn đồng ý rằng nên sàng lọc dinh dưỡng, chỉ có 25% cảm thấy rằng dinh dưỡng giúp cho việc hồi phục và khoảng 12% cảm thấy rằng dinh dưỡng là một phần công việc của họ Ngoài ra, có khoảng 70% đối tượng nghiên cứu cho rằng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nhưng chỉ có 23% biết cách thực hiện và chỉ 13% biết thực hiện khi nào Điểm trung vị kiến thức là 71 với khoảng điểm dao động từ 65-75, điểm trung vị thực hành là 15 với khoảng điểm dao động từ 13-18 Điểm trung bình kiến thức và thực hành là 85.62/128 (SD=9.5) [34]

Trang 17

1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Khang và Nguyễn Đỗ Huy năm 2013 tại bệnh viện

Đa khoa tỉnh Hải Dương nhằm xác định hiểu biết của ĐTNC về chăm sóc dinh dưỡng, kết quả cho thấy kiến thức của CBYT về SDD của NB còn chưa đầy đủ Có 96,3% ĐD biết nguyên nhân của SDD nhưng chỉ có 10,7% ĐD biết đúng về phương pháp đánh giá TTDD và 25,9% ĐD biết đúng về hậu quả của SDD trên NB [9].

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường và Nguyễn Đỗ Huy năm 2012 tại các khoa lâm sàng của 4 bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh

và Bắc Giang nhằm tìm hiểu hiểu biết của CBYT về dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cho NB Kết quả chỉ ra gần 1/3 CBYT chưa đánh giá đúng hoặc không quan tâm tới vấn đề SDD của NB trong bệnh viện; 70,7% CBYT có hiểu biết đúng

về nguyên nhân và hậu quả của SDD đối với NB; Trên 90% CBYT cho rằng cần thiết phải đánh giá TTDD cho NB tuy nhiên chỉ có hơn 50% CBYT biết đánh giá TTDD bằng thay đổi cân nặng, đặc biệt chỉ có 7,5% CBYT biết đánh giá TTDD bằng chỉ số xét nghiệm hóa sinh và các công cụ đánh giá TTDD[22].

Nghiên cứu của Chu Anh Văn và cộng sự năm 2013 về kiến thức, thái độ

và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho NB của ĐD, kết quả cho thấy kiến thức đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho NB của ĐD còn chưa cao Trong đó tỷ lệ ĐD

có kiến thức đúng về dinh dưỡng và SDD là 55,3%, về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng là 56,8% và tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về chế độ ăn cơ bản là 66,3% Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 65,8% ĐD có thái độ tích cực đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng và vẫn còn có tới 34,2% ĐD có thái độ không tích cực Tỷ

lệ ĐD có thực hành đạt về chăm sóc dinh dưỡng cho NB là 58,8% [24].

Nghiên cứu của Hồ Văn Thăng và cộng sự năm 2014 tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân Kỳ, Nghệ An Kết quả nghiên cứu về kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho

NB cho thấy: tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng về SDD là 80,3% Có 84,8% cho rằng nguyên nhân là do thiếu hụt khẩu phần ăn; 75,8% cho rằng là do rối loạn hấp thu, 59,1% cho rằng do khẩu phần ăn không đáp ứng nhu cầu khi mắc bệnh Tỷ lệ CBYT cho rằng hậu quả của SDD làm tăng nguy cơ mắc bệnh chiếm 89,4%, làm tăng nguy

Trang 18

cơ tử vong chiếm 68,2%, tăng thời gian nằm viện chiếm 54,5% và tăng chi phí điều trị cho NB là 51,5% Và có tới 95,2 % CBYT cho rằng việc xây dựng khoa dinh dưỡng là cần thiết [18].

Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm, Lâm Vĩnh Niên năm 2015 tại bệnh viện Hạng I trên 201 ĐD khoa lâm sàng, 42 ĐD khoa khám bệnh và 207 NB nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc dinh dưỡng Kết quả cho thấy điểm kiến thức của ĐD đạt mức trên trung bình là 56,7% cho ĐD khoa lâm sàng và 55,3% cho ĐD khoa khám bệnh Đa số ĐD có thái độ tích cực đối với các quan điểm liên quan đến công tác chăm sóc dinh dưỡng cho NB (hầu hết đều trên 90%)

và điểm trung bình thực hành của ĐD đạt 71% Kết quả khảo sát ý kiến của NB cũng cho thấy phần lớn NB hài lòng về các thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng theo bệnh lý (với các chỉ số đều trên 69%) [17].

Nghiên cứu của Bùi Xuân Tiến năm 2016 tại khoa Nội tiết – Thần Kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên nhằm đánh giá thực trạng chăm sóc dinh dưỡng Kết quả cho thấy kiến thức của CBYT về các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng cho NB đái tháo đường khá tốt và thái độ của CBYT trong chăm sóc dinh dưỡng cho NB khá tích cực Cụ thể 100% CBYT đều đề cao vai trò của chăm sóc dinh dưỡng đối với NB và khẳng định đội ngũ ĐD có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho NB Chỉ có 15 % CBYT không đồng ý với quan điểm phải chăm sóc dinh dưỡng cho mọi trường hợp NB Kết quả nghiên cứu trên đối tượng NB còn cho thấy

có 41,2% NB được thực hiện cân đo khi nhập viện, 5,6% NB được ĐD thông báo TTDD và 83,1% NB được ĐD hướng dẫn chế độ ăn cho NB Đáng lưu ý là không có

NB nào nhận được sự hướng dẫn, tư vấn dinh dưỡng của ĐD khi ra viện [21].

Bên cạnh những nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc dinh dưỡng trên đối tượng là ĐD thì việc đánh giá qua đối tượng NB sẽ góp phần cho thấy góc nhìn đa chiều, một bức tranh tổng quát về thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho NB tại các bệnh viện.

Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan năm 2016 tại Bệnh viện Quân Y 354 qua khảo sát 185 NB về thực trạng đảm bảo dinh dưỡng cho NB có chế độ chăm sóc cấp I cho thấy: 92% NB có khó khăn về ăn uống được ĐD giúp đỡ, hỗ trợ; Đối với

Trang 19

những NB phải ăn qua ống thông thì 51,9% NB được ĐD trực tiếp cho ăn, vẫn còn 48,1% NB phản ánh là do người nhà NB thực hiện cho ăn[11].

Trang 20

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1 Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và 3 khoa trong nghiên cứu.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội là Bệnh viện hạng I, đầu ngành trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt Bệnh viện có 130 giường kế hoạch, hằng ngày tiếp nhận khoảng 600 - 700 bệnh nhân đến khám và điều trị Bệnh viện là cơ

sở khám chữa bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ RHM ở các bậc đại học và sau đại học Bệnh viện có 31 đơn vị trực thuộc bao gồm 9 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và ban chỉ đạo chương trình nha học đường.

Sơ lược về 03 khoa – địa điểm nghiên cứu:

1.1 Khoa Phẫu thuật – Tạo hình Hàm mặt có tiền thân là Khoa Phẫu thuật Hàm mặt, có các chức năng và nhiệm vụ sau:

Phẫu thuật các bệnh lý u, nang lành tính vùng hàm

mặt Khám và điều trị ung thư vùng hàm mặt.

Phẫu thuật tạo hình dị tật bẩm sinh vùng hàm

mặt Phẫu thuật các chấn thương vùng hàm mặt.

Số lượng nhân lực trong khoa

Tiến sĩ: 01

Thạc sĩ BS: 03

BS chuyên khoa RHM: 07

Bác sĩ chuyên khoa PTTHTM: 04

Điều dưỡng đại học: 05

Điều dưỡng cao đẳng: 15

Điều dưỡng sau đại học: 02

Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Hàm mặt được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Phẫu thuật hàm mặt Khoa là nơi tiếp nhận mọi người bệnh bị chấn thương hàm

Trang 21

mặt đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú Ngoài ra, khoa còn khám, tư vấn và điều trị phẫu thuật người bệnh bất cân xứng mặt hàm Nhân lực trong khoa gồm:

Phó giáo sư: 01

Tiến sĩ: 02

Thạc sĩ - Bác sĩ: 02

BS chuyên khoa RHM: 02

Điều dưỡng cao đẳng: 10

Cử nhân điều dưỡng: 05

Điều dưỡng sau đại học: 02

1.3 Khoa Phẫu thuật trong miệng được thành lập năm 2006 theo QĐ số:

29/2006 QĐ-BYT.

Chức năng:

Phẫu thuật nhổ các răng và chân răng không có chức năng ăn nhai, hoặc không còn khả năng bảo tồn

Phẫu thuật nhổ các răng khôn mọc ngầm, răng lạc chỗ

Phẫu thuật tiền phục hình: bấm gai xương, tạo hình xương ổ răng để làm răng giả

Phẫu thuật bộc lộ răng để nắn chỉnh răng

Phẫu thuật cắt và tạo hình phanh môi, má, lưỡi

Phẫu thuật bảo tồn răng như: cắt chóp và hàn ngược; chia cắt thân

răng Phẫu thuật cấy chuyển răng, cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng

Phẫu thuật đóng lỗ thông xoang hàm bằng vạt

Các phương thức kiểm soát đau và lo lắng, tê tại chỗ và an thần

Nhân lực trong khoa gồm:

Thạc sĩ: 04

BS chuyên khoa RHM: 02

Điều dưỡng cao đẳng: 08

Điều dưỡng đại học: 02

Trang 22

2 Khảo sát kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật

2.1 Phương pháp khảo sát

Đối tượng được lựa chọn là những điều dưỡng đang trực tiếp chăm sóc người bệnh tại 3 khoa phẫu thuật-Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương gồm khoa Phẫu thuật - Tạo hình hàm mặt, khoa Phẫu thuật trong miệng và khoa Chấn thương-Chỉnh hình Hàm mặt Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu toàn bộ và kết quả thu được n=46.

Quy trình khảo sát: Thu thập thông tin cần khảo sát qua việc phát phiếu

tự điền cho điều dưỡng bao gồm: Thông tin nhân khẩu học, các thông tin theo phụ lục 1 Thu thập thông tin về kiến thức dinh dưỡng gồm 11 câu hỏi trong đó

có 5 câu hỏi liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, 6 câu hỏi về kiến thức đánh giá tình trạng dinh dưỡng Câu hỏi về kiến thức là các câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính 01 điểm Tổng điểm kiến thức dao động từ 0-11 điểm Điểm càng cao cho thấy kiến thức về din dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh phẫu thuật hàm mặt càng cao.

Phần thực hành dinh dưỡng được đánh giá bằng bộ câu hỏi tự điền do người điều dưỡng tự dánh giá về việc thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh phẫu thuật hàm mặt Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi, được đánh giá theo thang 2.2 Kết quả khảo sát

2.2.1 Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng.

Thông tin chung về điều dưỡng

Bảng 2.2: Đặc điểm thông tin chung của ĐD (n = 46)

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Dương Thị Bình Minh (2013). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học thực hành, 876(7), tr. 125-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Thị Bình Minh (2013). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡngngười bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị". Tạp chí Y họcthực hành
Tác giả: Dương Thị Bình Minh
Năm: 2013
13. Nguyễn Thị Bích Nga (2015). Thực trạng công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2015, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích Nga (2015). "Thực trạng công tác điều dưỡng về chăm sócngười bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Nga
Năm: 2015
14. Đoàn Thị Hồng Nhung (2017).Tình trạng dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc cho bệnh nhân viêm gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2017, Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng, Trường Đại học Y dược Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Hồng Nhung (2017)."Tình trạng dinh dưỡng và điều kiện chămsóc cho bệnh nhân viêm gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thànhphố Thái Bình năm 2017
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Nhung
Năm: 2017
16. Trần Thị Hiền Phi (2018).Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡng tại Bệnh viện Nội tiết TW năm 2018, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Hiền Phi (2018)."Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnhphẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡng tại Bệnh viện Nội tiết TW năm 2018
Tác giả: Trần Thị Hiền Phi
Năm: 2018
17. Lê Thị Thanh Tâm, Lâm Vĩnh Niên (2018). Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng tại bệnh viện Hạng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(2), tr. 168-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thanh Tâm, Lâm Vĩnh Niên (2018). Kiến thức, thái độ và thựchành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng tại bệnh viện Hạng 1". Tạp chíY học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thị Thanh Tâm, Lâm Vĩnh Niên
Năm: 2018
18. Hồ Văn Thăng (2014). Kiến thức, thái độ của cán bộ y tế về chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân Kỳ, Nghệ An năm 2014.Tạp chí Y học thực hành, 4(1), tr. 105-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Văn Thăng (2014). Kiến thức, thái độ của cán bộ y tế về chăm sócdinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân Kỳ, Nghệ An năm 2014."Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Hồ Văn Thăng
Năm: 2014
19. Trần Khánh Thu (2017), Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Khánh Thu (2017), "Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện Đakhoa tỉnh Thái Bình và kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh chạythận nhân tạo chu kỳ
Tác giả: Trần Khánh Thu
Năm: 2017
20. Nguyễn Thị Hà Thu (2017).Thực trạng tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn bệnh lý và mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc sử dụng suất ăn bệnh lý tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hà Thu (2017)
Tác giả: Nguyễn Thị Hà Thu
Năm: 2017
21. Bùi Xuân Tiến (2016).Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội tiết - Thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2016, Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng,Trường Đại học Y dược Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng và tình trạng dinhdưỡng của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội tiết - Thần kinh bệnh viện Đakhoa tỉnh Hưng Yên năm 2016
Tác giả: Bùi Xuân Tiến
Năm: 2016
22. Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Đỗ Huy (2013). Hiểu biết của cán bộ y tế về dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh viện năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 873(6), tr. 182-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Đỗ Huy
Năm: 2013
23. Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn và cộng sự. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhà XB: NXB Y học
24. Chu Anh Văn (2013). Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên cáckhoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm2013
Tác giả: Chu Anh Văn
Năm: 2013
25. Nguyễn Thị Hồng Vân (2019). Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện phổi trung ương năm 2019.Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện phổi trung ương năm 2019
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân
Năm: 2019
15. Đào Thị Yến Phi (2020). Dinh dưỡng học. Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nhà xuất bản Y học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w