1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường điều trị tại khoa nội, trung tâm y tế thành phố móng cái năm 2023

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức Và Thực Hành Chăm Sóc Bàn Chân Của Người Bệnh Đái Tháo Đường Điều Trị Tại Khoa Nội, Trung Tâm Y Tế Thành Phố Móng Cái Năm 2023
Năm xuất bản 2023
Thành phố Móng Cái
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 614,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (9)
    • 1.1. Cở sở lý luận (9)
      • 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường (9)
      • 1.1.2. Phân loại ĐTĐ (9)
      • 1.1.3. Triệu chứng lâm sàng (10)
      • 1.1.4. Chẩn đoán (13)
      • 1.1.5. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ (15)
      • 1.1.6. Tổng quan chăm sóc bàn chân (16)
      • 1.1.7. Phân độ vết thương bàn chân (0)
      • 1.1.8. Cách chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường (19)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (22)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước (22)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước (23)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI, (24)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Trung Tâm Y Tế Thành Phố Móng Cái (24)
    • 2.2. Mô tả vấn đề cần giải quyết (25)
    • 2.3. Kết quả đánh giá (26)
      • 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (26)
      • 2.3.2. Thực trạng kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường (30)
      • 2.3.3. Thực trạng thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường . 30 Chương 3: BÀN LUẬN (35)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (36)
      • 3.1.2. Thực trạng kiến thức chăm sóc bàn chân ở NB đái tháo đường type 2 (37)
      • 3.1.3. Thực trạng thực hành chăm sóc bàn chân ở NB đái tháo đường type 2 . 33 3.2. Tồn tại (38)
    • 3.3. Đề xuất giải pháp (41)
      • 3.3.1. Về phía bệnh viện và khoa phòng (41)
      • 3.3.2. Về phía nhân viên y tế (41)
      • 3.3.3. Về phía người bệnh (42)

Nội dung

Bệnhtiểu đường loại 1 và loại 2 lần lượt chiếm khoảng 6% và 91% trong tất cả cáctrường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường [19]Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng, một trong số đó

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cở sở lý luận

1.1.1 Định nghĩa đái tháo đường

Theo Tổ chức y tế thế giới: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, kèm theo rối loạn chuyển hóa chất béo và protein Đường huyết tăng lên vì nó không thể được chuyển hóa trong tế bào, do tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc tế bào không có khả năng sử dụng hiệu quả insulin được sản xuất [25].

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ-ADA năm 2020: “Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.’’ [17].

Bệnh đái tháo đường loại 1 (tuýp 1: Do sự phá hủy tế bào β tự miễn dịch, thường dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối

Bệnh đái tháo đường loại 2 (tuýp 2): Do mất dần khả năng tiết insulin của tế bào β do tình trạng kháng insulin Đái tháo đường thai kỳ (GDM ): Bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong ba tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ mà không rõ ràng là bệnh tiểu đường trước khi mang thai)

Các loại bệnh ĐTĐ cụ thể do các nguyên nhân khác, ví dụ như hội chứng tiểu đường đơn nguồn (chẳng hạn như bệnh ĐTĐ ở trẻ sơ sinh và bệnh ĐTĐ khởi phát ở người trẻ), các bệnh về tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang và viêm tụy), và do thuốc hoặc hóa chất gây ra bệnh ĐTĐ (chẳng hạn như sử dụng glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS hoặc sau khi ghép tạng)

- Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước Tuy nhiên nếu đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh ĐTĐ Bên cạnh đó, người bệnh còn rất hay khát nước và khô miệng Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường tuýp 2.

Do lượng Insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.

Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Mắt là một trong những bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường Lượng đường trong máu cao khiến nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh, gây giảm thị lực hoàn toàn.

Do vi khuẩn, vi rút, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh đái tháo đường.

- Tê hoặc ngứa các đầu chi

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

- Giảm hoặc tăng cân không có lý do

Người bị bệnh đái tháo đường không có khả năng sử dụng insulin, gây nên một số rối loạn nên dễ bị sụt cân nhanh chóng Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

Do lượng đường trong máu cao đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, nên làm chậm liền sẹo.

Ngoài ra: Đái tháo đường type 1: Tiến triển nhanh với các biểu hiện lâm sàng rầm rộ, gồm 4 triệu chứng kinh điển: Đái nhiều về cả số lần và số lượng, uống nhiều và luôn cảm thấy khát, ăn nhiều và luôn cảm thấy đói, sụt cân nhiều trong thời gian ngắn mà không giải thích được Các biểu hiện khác: tê các chi, đau chân, mệt nhọc, nhìn mờ, nhiễm trùng nặng, tái diễn, giảm ý thức, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê. Đái tháo đường type 2: Có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc không đáng kể trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bệnh Các biểu hiện có thể gặp: đái nhiều, khát nước, cảm giác đói và ăn nhiều, sụt cân không rõ lý do, tê chân tay, đau chân, nhìn mờ, nhiễm trùng nặng hoặc hay tái diễn, giảm ý thức hoặc hôn mê nhưng ít gặp hơn type 1.

Các xét nghiệm để khẳng định đái tháo đường (chẩn đoán xác định):

•Xét nghiệm đường máu lúc đói (8 giờ sau bữa ăn gần nhất) ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl), làm ít nhất 2 lần.

•Xét nghiệm đường máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), có kèm theo các triệu chứng lâm sàng như tiểu nhiều, uống nhiều và sụt cân không giải thích được

•Xét nghiệm đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường máu (sau khi cho uống 75g glucose) ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).

•Trường hợp kết quả xét nghiệm đường máu: 110mg/dl < Đường máu

< 126mg/dl , cần lầm nghiệm pháp tăng đường máu để xác định.

Các xét nghiệm để theo dõi điều trị: Đường máu lúc đói và đường máu sau ăn 2 giờ, HbA1c (glycated haemoglobin) lúc mới chẩn đoán bệnh và 3 tháng/lần (bình thường 4,0%- 6,0%) Nước tiểu 10 thông số làm thường quy, microalbumin niệu ngay tại thời điểm.

Các xét nghiệm khác: ghi điện tim lần đầu chuẩn đoán và mỗi 6 tháng,siêu âm dopper mạch cảnh, mạch chân lúc mới chẩn đoán và khi nghi ngờ có tổn thương, chụp tim phổi lúc mới chẩn đoán và khi nghi ngờ có tổn thương,khám mắt lúc mới chẩn đoán và sau mỗi năm, và khi có tổn thương mắt thì khám lại mỗi 3 đến 6 tháng.

Bảng 1.1 Theo hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của theo WHO và Hiệp hội Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2020 [17]

Tiêu chí Ngưỡng chẩn đoán glucose máu

1 GHTTM lúc đói hoặc ≥ 7,0 mmol/L

2 GHTTM 2 giờ sau uống 75g ≥ 11,1 mmol/L Đái tháo đường glucose* hoặc

4 GHTTM bất kỳ + triệu chứng lâm ≥ 11,1 mmol/L sàng của tăng glucose máu

Tiền lúc đói 2 GHTTM 2 giờ sau uống 75g < 7,8 mmol/L đái glucose* tháo 1 GHTTM 2 giờ sau uống 75g 7,8 – 11,0 mmol/L đường RLDNG glucose* và

2.GHTTM lúc đói (nếu đo) < 7,0 mmol/L

Chú thích: GHTTM: Glucose huyết tương tĩnh mạch; RLGM: Rối loạn glucose máu; RLDNG: Rối loạn dung nạp glucose; *: Nghiệm pháp dung nạp glucose;

**: Tiêu chuẩn của Hội ĐTĐ Mỹ

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Với nghiên cứu của Lê Thị Hoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chỉ ra rằng có có sự cải thiện rõ rệt về thực hành tự chăm sóc bàn chân ở nhóm chứng và nhóm nghiên cứu với điểm trung bình là 15,94 ± 1,81 điểm sau chương trình giáo dục sức khoẻ 1 tháng so với 11,92 ± 2,56 điểm trước can thiệp (p < 0,001) Trong khi ở nhóm chứng, có sự tăng điểm sau 1 tháng đạt 13,02 ± 2,72 điểm so với 12,37 ± 2,72 điểm ở thời điểm trước can thiệp, mức tăng không đáng kể (p>0,05) [2].

Còn theo tác giả Vũ Phương Anh khi nghiên cứu Kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2021 chỉ ra rằng Điểm trung bình kiến thức là 15,4 ± 3,83, trong đó người bệnh có mức độ kiến thức kém chiếm 15,0%, mức độ kiến thức trung bình chiếm 16,3% và mức độ kiến thức tốt chiếm 68,6% Điểm trung bình thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh là 72,7 ± 12,2 với những người bệnh có điểm thực hành được loại ở mức kém chiếm 6,5%, trung bình chiếm 79,1%, và thực hành tốt/đúng chỉ chiếm 14,4% [1].

Khi nghiên cứu về khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga chỉ ra rằng Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung đạt cao hơn tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung không đạt Tỷ lệ người bệnh có thái độ đúng về biến chứng và chăm sóc bàn chân cao hơn tỷ lệ người bệnh có thái độ không đúng tỷ lệ người bệnh biết luôn đi giày dép phù hợp, không đi chân trần kể cả ở trong nhà, kiểm tra giày dép trước khi đi, cắt móng chân và chai chân cẩn thận, tránh chân tiếp xúc với nhiệt độ cao lần lượt là 88%, 69%, 81%, 94%, 93%, tỷ lệ người bệnh chọn chỉ đi chân trần khi ở nhà chiếm thấp nhất 14% Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về cách phát hiện sớm BCBC thấp nhất 46% Tỷ lệ người bệnh có thực hành chăm sóc bàn chân đạt là 43%, chưa đạt là 57% [5].

Kết quả nghiên cứu Trần Thị Thanh Vân tại bệnh viện quân y 7A cho thấy người bệnh Những sai lầm trong kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ của người bệnh bao gồm người bệnh không biết tự quan sát và khám bàn chân mỗi ngày, không rửa chân mỗi ngày với nước ấm, không giữ cho bàn chân sạch và khô sau khi tắm đặc biệt là vùng kẽ ngón, người bệnh còn đi chân trần, không mang giầy dép ngay cả khi đi trong nhà, không kiểm tra giầy dép trước khi mang vào, và hầu hết người bệnh còn hút thuốc [12].

1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu của Alsaleh FM và cộng sự năm 2021 về kiến thức và thực hành về tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tại Ả Rập Saudi cho thấy điểm kiến thức chung về chăm sóc bàn chân trung bình là 12,7 ± 2,7 (bằng 81,3%) Có 79,3% người bệnh thể hiện kiến thức tốt. Điểm trung bình chung về thực hành của người bệnh là 55,7 ± 9,2 (bằng 64,0%) người bệnh mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài (10 năm trở lên) và những người bệnh không có bất kỳ bệnh đi kèm nào khác có tỷ lệ có kiến thức chăm sóc bàn chân tốt cao hơn [14].

Cũng nghiên cứu của nhận thức về thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh tiểu đường ở vùng Đông Bắc Ấn Độ năm 2022 của tác giả Shaki O điểm kiến thức trung bình thấp tới 9,7 ± 4,8 trên tổng số điểm là 23. Nhận thức và kiến thức thấp có liên quan đến điểm trung bình thấp do thiếu giáo dục chính quy (8,3 ± 6,1) chỉ có 22,5% biết và có kiến thức nhất định về việc tự chăm sóc bàn chân, 40,6% chỉ được bác sĩ khám bàn chân một lần kể từ khi được chẩn đoán ban đầu [29].

Nghiên cứu can thiệp của tác giả Adarmouch và cộng sự (2017) chỉ ra rằng tư vấn giáo dục sức khoẻ đã giúp nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ cụ thể kiến thức tự chăm sóc bàn chân tăng từ 5,7% lên đến 67,9%; thực hành tự chăm sóc bàn chân tăng từ50,9% lên tới 88,6% sau can thiệp [13].

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI,

Giới thiệu khái quát về Trung Tâm Y Tế Thành Phố Móng Cái

Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái là đơn vị sự nghiệp y tế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Quảng Ninh, sự quản lý nhà nước của Thành ủy, UBND thành phố Móng Cái Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái là trung tâm

Y tế đa chức năng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính: Cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ Y tế khác theo quy định của pháp luật Trong những năm qua, tập thể cán bộ, viên chức và người lao động luôn đoàn kết, nhất trí cao, phát huy tốt truyền thống thực hiện công tác Y đức trong chăm sóc và điều trị người bệnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận trong tình hình mới.

Hình 2.1 Trung Tâm Y Tế Thành Phố Móng Cái

Mô tả vấn đề cần giải quyết

Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa nội - Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái trong thời gian từ 01/09/2023 đến 31/10/2023.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 01/09/2023 đến 31/10/2023. Địa điểm: Khoa Nội - Trung tâm Y tế thành phố Móng

Cái Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu toàn bộ: Chọn thuận tiện toàn bộ những người bệnh đái tháo đường đang nằm điều trị tại khoa Nội đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian từ 1/09/2023 đến 31/10/2023 tổng có 68 người bệnh.

Thực hiện phỏng vấn trực tiếp người bệnh để thu thập thông tin về Phiếu điều tra: gồm 5 phần (phụ lục 1):

Căn cứ những nội dung của tự chăm sóc bàn chân theo hướng dẫn của hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF (2019), hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ FDA (2018) Căn cứ phân độ bàn chân theo Wagner và Meggit [26] [27]. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng bộ câu hỏi về kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường gồm: (Phụ lục 2)

- Phần A (Thông tin chung) bao gồm: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, học vấn

- Phần B: khảo sát về kiến thức 24 câu

Kiến thức về bệnh đái tháo đường và biến chứng bàn chân

Kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày

Kiến thức về bảo vệ bàn chân

Kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân

Cách chăm sóc khi có tổn thương bàn chân

- Phần C: Khảo sát về thực hành chăm sóc bàn chân 14 câu Xử lý và phân tích số liệu

-Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm Excel 2010.

-Tính tỷ lệ % đơn thuần.

Kết quả đánh giá

2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1 Phân bố theo nhóm tuổi

Tuổi Tần số (nh) Tỷ lệ %

Nhận xét: Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu thì đối tượng thuộc nhóm tuổi trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao 83,8%.

Bảng 2.2 Phân bố theo giới tính

Giới tính Tần số (nh) Tỷ lệ %

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ là chủ yếu chiếm 83,8%.

0 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ TC – CĐ - ĐH thông

Biểu đồ 2.1 Phân bổ theo trình độ học vấn

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có trình độ tiểu học chiếm 4,4% Đối tượng có trình độ trung cấp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1%. Bảng 2.3 Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Tần số (nh) Tỷ lệ %

Nhận xét: Có 52,9% số đối tượng tham gia nghiên cứu là hiện đã nghỉ hưu, viên chức nhà nước chiếm 26,5% Nông dân chiếm tỉ lệ rất ít chỉ có 2,9%. Bảng 2.4 Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh

Thời gian mắc bệnh Tần số (nh) Tỷ lệ %

Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh của đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian mắc bệnh từ 3 năm đến < 5 năm chiếm 48,5% Chỉ có 8,8% ĐTNC có thời gian mắc bệnh > 7 năm.

Bảng 2.5 Tình trạng sinh sống và nhận kiến thức chăm sóc bàn chân

Biết hoặc được hướng dẫn Có 62 91.2 về cách chăm sóc bàn

Nhận xét: ĐTNC sống với gia đình chiếm 6 1.8% Và hầu hết ĐTNC đã biết hoặc được hướng dẫn về cách chăm sóc bàn chân chiếm 91.2%.

2.3.2 Thực trạng kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường

Bảng 2.6 Kiến thức về bệnh đái tháo đường và biến chứng bàn chân Đúng Sai/không

Kiểm soát đường huyết tốt giúp phòng

1 ngừa biến chứng bàn chân và ngăn chặn 46 67.6 22 32.4 bệnh tiến triển nặng hơn

2 Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị biến chứng

Biến chứng thần kinh do ĐTĐ có thể gây

3 tê, chuột rút hoặc đau nhức ở bàn tay bàn 42 61.8 26 38.2 chân

Nếu bị ĐTĐ và mất cảm giác ở bàn chân

4 có thể tổn thương ở chân mà không biết 44 64.7 24 35.3 cho đến khi chân bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng không được điều trị có thể

5 dẫn tới loét nghiêm trọng thậm chí phải cắt 54 79.4 14 20.6 bỏ chân

6 ĐTĐ có thể gây những biến chứng ngoài

39 57.4 29 42.6 da ở chân: làn da khô bong da hoặc nứt nẻ

Nhận xét: Tỉ lệ NB trả lời đúng nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn tới loét nghiêm trọng thậm chí phải cắt bỏ chân chiếm tỉ lệ cao79.4% Trong khi đó chỉ hơn nửa NB được hỏi biết ĐTĐ có thể gây những biến chứng ngoài da ở chân: làn da khô bong da hoặc nứt nẻ 57.4%

Bảng 2.7 Kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày Đúng

1 Kiến thức xử lý khi da khô nứt nẻ 10 14.7 58 85.3

2 Kiến thức xử lý khi có vết chai ở bàn chân 29 42.6 39 57.4

3 Tự kiểm tra bàn chân hàng ngày 54 79.4 14 20.6

4 Đi khám định kỳ để phát hiện các vấn đề về 59 86.8 9 13.2 chân

5 Rửa chân bằng nước ấm hàng ngày 60 88.2 8 11.8

6 Phải kiểm tra nhiệt độ của nước khi pha nước 52 76.5 16 23.5 tắm

7 Lau khô chân, nhất là kẽ ngón chân khi 45 66.2 23 33.8 tăm/rửa chân

8 Cắt móng chân đúng cách 57 83.8 11 16.2

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh biết rửa chân sạch sẽ hàng ngày là đúng chiêm tỷ lệ cao 88,2% Có 83.8% người bệnh về việc cắt móng chân đúng cách và 66.2%% người bệnh biết lau khô chân sau khi rửa là đúng Trong khi đó rất ít người có kiến thức xử lý khi da khô nứt nẻ chỉ có 14.7 NB trả lời đúng ở câu này.

Bảng 2.8 Kiến thức về bảo vệ bàn chân Đúng Sai/không

1 Không được đi chân trần ngoài nhà 54 79.4 14 20.6

2 Không thể đi chân trần, mang giầy dép khi đi

3 Khi đi tất khi mang giày 48 70.6 20 29.4

4 Sử dụng giày mềm, phù hợp, hoặc dép bịt

62 91.2 6 8.8 ngón có bảo vệ chân

5 Chọn già rộng hơn chân để giúp bàn chân

6 Kiểm tra bên trong giày trước khi mang 51 75.0 17 25.0

Nhận xét: Đa số người bệnh biết lựa chọn giày mềm, dép bịt ngón để bảo vệ chân chiếm tỉ lệ khá cao 91.2% Số người biết nên kiểm tra bên trong giày dép trước khi mang chiếm tỷ lệ cao 75% Có 70.6% người biết nên đi tất khi mang giày Chỉ một nửa biết không thể đi chân trần, mang giầy dép khi đi trong nhà chiếm 52.7%.

Bảng 2.9 Kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân Đúng Sai/không

1 Khi ngồi người bệnh đái tháo đường không

26 38.2 42 61.8 nên kê bàn chân lên một chiếc ghế

2 Không ngồi xổm, hoặc ngồi bắt chéo chân

32 47.1 36 52.9 trong một thời gian dài

3 Tập cử động ngón chân và mắt cá chân 46 67.6 22 32.4

4 Tập đi bộ, đạp xe…để tăng lưu thông mạch

Nhận xét: Tỷ lệ người biết Tập đi bộ, đạp xe…để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân tương đối cao 85.3%, Rất ít người trả lời đúng không nên bắt chéo chân, ngồi xổm quá lâu chỉ chiếm 47.1% và chỉ có 38.2% biết kê chân lên ghế khi ngồi.

2.3.3 Thực trạng thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường

Bảng 2.10 Thực trạng thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường

Stt Kỹ thuật thực hành

1 Tự quan sát và khám bàn chân mỗi ngày

2 Nhìn qua gương soi hoặc nhờ người khác kiểm tra hộ khi tầm nhìn bị hạn chế

3 Kiểm tra bàn chân ở nơi có đủ ánh sáng

4 Rửa chân mỗi ngày với nước ấm

Kiểm tra nhiệt độ của nước khi pha nước tắm

5 hoặc nước rửa chân không

6 Giữ cho bàn chân sạch và khô sau khi tắm đặc biệt là vùng kẽ ngón chân.

7 Khi da chân bị khô có bôi kem dương ẩm.

8 Cắt tỉa ngang móng chân, không được cắt sâu vào khóe móng chân.

9 Mát xa chân hàng ngày

10 Không đi chân trần ngoài nhà

11 Không đi chân trần, mang giầy dép ngay cả khi đi trong nhà.

12 Khi đi giày phải mang tất

13 Chọn giầy, dép mềm mại, vừa vặn.

14 Kiểm tra giầy dép trước khi mang vào.

Nhận xét: Thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ có đến 82,4% NB mang tất khi đi giày Tiếp theo là 80.9% không đi chân trần ngoài nhà Tuy nhiên chỉ có 51.5% NB không đi chân trần, mang giầy dép ngay cả khi đi trong nhà Có 67.6% NB biết giữ cho bàn chân sạch và khô sau khi tắm đặc biệt là vùng kẽ ngón Chỉ có một nửa NB thực hiện không đi chân trần, mang giầy dép ngay cả khi đi trong nhà chiếm 51.5%.

3.1 Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng là nữ cao hơn so nam Tỷ lệ nữ/nam này tương từ tỷ lệ của các tác giả trong nước như tác giả Nguyễn Viết Khánh [4] và Hồ Phương Thúy [10] Về trình độ học vấn của của các đối tượng nghiên cứu là tương đối cao Hầu hết NB đều có trình độ đại học, trung học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1% kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Phương Thúy [10] Về thời gian mắc bệnh kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Thị Hoa

[2] Bệnh lý bàn chân ĐTĐ là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh ĐTĐ Đây là nguyên nhân gây đau đớn cũng như gánh nặng tài chính cho NB, gia đình NB cũng như các chuyên gia y tế, các cơ sở chăm sóc sức khỏe và xã hội nói chung Người ta đã chứng minh rằng quá trình biến chứng bàn chân đái tháo đường có liên quan rất lớn đến khả năng tự chăm sóc bàn chân ĐTĐ của NB; do đó, giáo dục NB và động lực là rất quan trọng [23] Một nửa ĐTNC của chúng tôi có thời gian mắc bệnh từ 3 năm đến < 5 năm chiếm 48,5% kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Thị Hoa [2] Trong khí đó nghiên cứu của tác giả Lê Bá Ngọc thời gian phát hiện ĐTĐ > 10 năm chiếm chủ yếu 58,51% Sự khác biệt này có lẽ là do ĐTNC của tác giả là những người đã có biến chứng loét bàn chân [7]. ĐTNC sống với gia đình chiếm 61.8%, việc sống cùng một gia đình con cháu có thể tiến chăm sóc ông bà cha mẹ Đối tượng nghiên cứu sống chung với gia đình sẽ thuận lợi cho việc người bệnh được hỗ trợ giúp đỡ của người thân trong việc chăm sóc phát hiện góp phần giảm gánh nặng trong việc tự chăm sóc của những người bệnh cao tuổi Kết quả này tương tự kết quả của Lê Thị Hoa

[2] Hầu hết ĐTNC đã biết hoặc được hướng dẫn về cách chăm sóc bàn chân chiếm 91.2% Kết quả này cho thấy bệnh nhân khi vào viện đều đã nhận được sự tư vấn về bệnh Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giả R Goweda năm 2017 tại Ả Rập có 81.1% ĐTNC đã biết hoặc được hướng dẫn về cách chăm sóc bàn chân [24].

3.1 2 Thực trạng kiến thức chăm sóc bàn chân ở NB đái tháo đường type 2 Kiến thức về bệnh đái tháo đường và biến chứng bàn chân

Hiểu biết của người bệnh về bệnh và biến chứng cuả bệnh ĐTĐ là rất quan trọng Việc người bệnh có kiến thức tốt sẽ là nền tảng giúp họ trong quá trình theo dõi bệnh và thực hành phòng chống biến chứng bệnh được tốt hơn nhằm giảm các biến chứng do bệnh gây ra Thực tế cho thấy, khi người bệnh đến khám với số lượng đông, thời gian tư vấn cho từng người bệnh sẽ rất hạn chế, vấn đề biến chứng bàn chân có thể nhận được ít sự chú ý so với các biến chứng khác của bệnh v.v Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ NB trả lời đúng nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn tới loét nghiêm trọng thậm chí phải cắt bỏ chân chiếm tỉ lệ cao 79.4% Trong khi đó chỉ hơn nửa NB được hỏi biết ĐTĐ có thể gây những biến chứng ngoài da ở chân: làn da khô bong da hoặc nứt nẻ 57.4%.

Kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày Đây là phần kiến thức rất quan trọng trong việc chăm sóc chân của người bệnh ĐTĐ Đa số người bệnh đều biết rằng phải tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế Tuy nhiên chỉ có rất ít người có kiến thức xử lý khi da khô nứt nẻ chỉ có 14.7 NB trả lời đúng ở câu này Tự kiểm tra bàn chân hàng ngày tỉ lệ còn chưa cao chiếm 79.4% trong khi đây là một nội dung cần đặc biệt chú ý Theo ADA, việc kiểm tra bàn chân hàng ngày giúp người bệnh phát hiện những bất thường ở chân từ đó có các biện pháp xử trí kịp thời Kiến thức đúng về rửa chân hàng ngày với nước ấm và xà phòng nhẹ đạt83,3% [14] Không bao giờ sử dụng đệm sưởi hoặc bình nước nóng Đối với người bệnh ĐTĐ việc cắt móng chân đúng cách rất quan trọng (cắt đầu móng chân bằng, không cắt sâu vào khóe móng, hàng tuần hoặc khi cần thiết), điều này sẽ giúp tránh bị tổn thương bàn chân xuất phát từ kẽ móng chân Tại nghiên cứu này có 66.2% người bệnh trả lời đúng.

Kiến thức về bảo vệ bàn chân

Theo khuyến cáo IDF, người bệnh ĐTĐ cần mang giầy dép đúng cách có thể làm giảm các yếu tố gây loét chân tới 85% Ước tính có khoảng 21- 82% LBC có liên quan đến áp lực từ giầy dép do quá chật hoặc không phù hợp Những tổn thương LBC do giày dép xuất hiện chủ yếu ở gan bàn chân

[15] Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số người bệnh biết lựa chọn giày mềm, dép bịt ngón để bảo vệ chân chiếm tỉ lệ khá cao 91.2% Số người biết nên kiểm tra bên trong giày dép trước khi mang chiếm tỷ lệ cao 75% Có 70.6% người biết nên đi tất khi mang giày Chỉ một nửa biết không thể đi chân trần, mang giầy dép khi đi trong nhà chiếm 52.7% Điều này cho thấy công tác giáo dục sức khỏe về bảo vệ bàn chân tránh tổn thương cho người bệnh đã đạt kết quả nhất định tuy nhiên cần phải chú ý nhấn mạnh vào một số đặc điểm người bệnh hay quên.

Kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân

Đề xuất giải pháp

3.3.1 Về phía bệnh viện và khoa phòng

Nâng cao chất lượng chăm sóc nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, càng đa dạng của nhân dân.

Phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, cả về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực hài hòa giữa các khoa để đáp ứng nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của nhân dân với nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao.

Khuyên khích điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến quy trình trong chăm sóc người bệnh áp dụng kết quả nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của khoa Phòng, bệnh viện đối với công tác chăm sóc điều trị người bệnh nói chung và công tác tư vấn giáo sức khỏe đối với người bệnh nói riêng.

3.3.2 Về phía nhân viên y tế

Tăng cường phát huy tính độc lập và chủ động trong công việc của người nhân viên y tế Cần thay đổi nhiều hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe Chuẩn bị chu đáo cho các buổi giáo dục sức khỏe cho người bệnh Giáo dục sức khỏe cũng cần có các tài liệu chuẩn phát cho người bệnh trong quá trình điều trị và tái khám để người bệnh có các kiến thức về bệnh cũng như các phòng bệnh. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên cập nhật các kiến thức liên quan đến kiến thức về bệnh. Lưu ý những thay đổi về kiến thức để cập nhật trong nội dung hướng dẫn cho người bệnh.

Tích cực bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến quy trình trong chăm sóc người bệnh áp dụng kết quả nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh.

Lấy ý kiến phản hồi từ phía người bệnh và gia đình người bệnh sau khi thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe.

Tìm hiểu những khó khăn của người bệnh khi thực chăm sóc bản thân, qua đó nhân viên y tế cùng người nhà giúp đỡ người bệnh thực hiện.

Chủ động tiếp thu và trao đổi với nhân viên y tế Đưa ra những khó khăn mà bản thân gặp phải khi áp dụng theo tư vấn để từ đó bản thân và nhân viên y tế cùng khắc phục và thực hiện được chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn.

Thường xuyên cập nhật các thông tin mới và bổ ích từ nhiều nguồn khác nhau và có trao đổi lại với nhân viên y tế tư vấn để xác định tính chính xác của thông tin và có những động lực mới để yên tâm điều trị.

Cần nghiêm túc thực hiện chế độ tái khám và khám bệnh định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh.

Tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ thuốc, dinh dưỡng và lối sống thích hợp Tin tưởng, lạc quan, yên tâm điều trị theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.

Qua kết quả khảo sát trên 68 người bệnh bị đái tháo đường tại khoa nội-Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:

- Thông tin chung đối tượng nghiên cứu: Đối tượng thuộc nhóm tuổi trên

70 tuổi chiếm tỷ lệ cao 83,8% Đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ là chủ yếu chiếm 83,8% Đối tượng có trình độ trung cấp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1% Có 52,9% số đối tượng tham gia nghiên cứu là hiện đã nghỉ hưu. Kiến thức về bệnh đái tháo đường và biến chứng bàn chân: Tỉ lệ NB trả lời đúng nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn tới loét nghiêm trọng thậm chí phải cắt bỏ chân chiếm tỉ lệ cao 79.4% Trong khi đó chỉ hơn nửa Nb được hỏi biết ĐTĐ có thể gây những biến chứng ngoài da ở chân: Làn da khô bong da hoặc nứt nẻ 57.4%

Kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày: Tỷ lệ người bệnh biết rửa chân sạch sẽ hàng ngày là đúng chiêm tỷ lệ cao 88,2% Trong khi đó rất ít người có kiến thức xử lý khi da khô nứt nẻ chỉ có 14.7% NB trả lời đúng ở câu này

K iến thức về bảo vệ bàn chân: Đa số người bệnh biết lựa chọn giày mềm, dép bịt ngón để bảo vệ chân chiếm tỉ lệ khá cao 91.2% Chỉ một nửa biết Không thể đi chân trần, mang giầy dép khi đi trong nhà chiếm 52.7%.

Bảng 1 1.Quy trình quản lý CTRYT Error! Bookmark not defined. Bảng 1 2.Nơi đặt thùng/túi thu gom Error! Bookmark not defined.

Kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân: Tỷ lệ người biết Tập đi bộ, đạp xe…để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân tương đối cao 85.3%, trong khi chỉ có 38.2% biết kê chân lên ghế khi ngồi.

Thực trạng thực hành chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường:Thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ có đến 82,4% NB biết được khi đi giày phải mang tất Tiếp theo là 80.9% không đi chân trần ngoài nhà Tuy nhiên chỉ có 51.5% NB không đi chân trần, mang giầy dép ngay cả khi đi trong nhà.

1 Vũ Phương Anh và Nguyễn Thị Nguyệt (2022), "Kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2021 " , Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 5(02), tr 155-168.

2 Lê Thị Hoa (2022), Kiến thức về chăm sóc người bệnh đái tháo đường típ 2 của người chăm sóc chính tại hai huyện của tỉnh Thái Bình năm

3 Ngô Huy Hoàng (2019), Điều dưỡng nội khoa , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w