Thực trạng kiến thức, thái độ của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ dưới 5tuổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương....262.3.3.. Thực trạng kiến thức, thái độ của các bà mẹ tron
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Đại cương về viêm phổi
Viêm phổi là viêm nhu mô phổi, tổn thương lan tỏa các phế quản, tiểu phế quản, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp và tử vong [6], [15].
-Có hai định nghĩa lâm sàng của viêm phổi trẻ em: gồm viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy Trong đó, viêm phế quản phổi là một bệnh có sốt, ho, khó thở với bằng chứng thâm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa trên X-quang lồng ngực Viêm phổi thùy gần giống như viêm phế quản phổi ngoại trừ khám thực thể và X-quang cho thấy đông đặc thùy [15], [6].
- Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở, dễ gây suy hô hấp và tử vong.
Viêm phế quản phổi là thuật ngữ dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi vì khi viêm phổi trẻ thường kèm theo viêm phế quản nhỏ Điều này là do cấu trúc của lớp biểu mô phủ trên phế quản, phế nang của trẻ chưa được biệt hóa.
Thông thường, viêm phổi bắt đầu xảy ra sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng Các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc đau họng Sau đó, chúng tấn công đến phổi Chất dịch nhầy, bạch cầu tập hợp trong các phế nang của phổi khiến cơ thể khó hấp thu được oxy Điều này vô tình khiến bé phải thở nhanh hơn để phổi có thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
1.1.1.2 Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng Các nghiên cứu (NC) gần đây cho thấy, ở các nước phát triển căn nguyên gây bệnh chủ yếu là do virus ( virus cúm, á cúm, hợp bào hô hấp, rhinovirus, enterovirus, adenovirus.v.v.) chiếm 80-90% Ngược lại tại các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng [4].
-Virus: chiếm 60-70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch Thường gặp, virus hợp bào hô hấp, cúm, á cúm, adenovirus…
- Vi khuẩn: còn phổ biến ở các nước đang phát triển thường gặp: phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E coli, Klebsiella pneumoniae…
- Vi khuẩn không điển hình : Mycoplasma pneumoniae (hay gặp nhất nhóm căn nguyên vi khuẩn không điển hình, thường gặp trẻ > 3 tuổi), ngoài ra có thể gặp do chlamydia pneumoniae, legionella pneumonia
- Ký sinh trùng: pneumocystis carinii gây viêm phổi trên trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV).
Các tác nhân gây bệnh này gây ra hiện tượng viêm ở nhu mô phổi, nhất là thể nang Qúa trình viêm này làm tăng tiết dịch rỉ ứ đọng ở các phế nang làm giảm sự trao đổi oxy ở các phế nang, phù nề đường thở gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp.[1].
-Trẻ thiếu cân ( dưới 2500g): kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi nếu khi sinh nặng dưới 2500g là 26,4‰ trẻ sống, trong khi nếu khi sinh nặng trên 2500g chỉ là 6,8‰
-Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc bệnh hơn trẻ bình thường và khi trẻ bị bệnh thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu hơn.
-Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Một nghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy: Nếu nguy cơ tương đối (RR) của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ bằng 1, thì ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
+sữa bò là 1,2 và chỉ nuôi bằng sữa bò là 3,3.
-Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhầy cũng như hoạt động của các đại thực bào, sự sản sinh các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị bệnh.
- Thuốc lá cũng là nguồn gốc gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ Theo dõi hơn 1500 trẻ em ở Luân – đôn, Leeder (1976) cho biết số mắc viêm phổi hằng năm ở trẻ em nếu bố mẹ không hút thuốc lá là 6,2%, nếu có một người hút tỷ lệ tặng lên 9,7%, nếu cả hai cùng hút tăng lên đến 15,4%.
-Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây bệnh ở trẻ em, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa Ở Việt Nam, qua nghiên cứu ở Viện Lao và Bệnh phổi
(1984) cho thấy trẻ thường dễ mắc bệnh không phải vào những lúc trời lạnh nhất (tháng 12, 1, 2) mà vào hai thời điểm tháng 4, 5 và tháng 9, 10, khi chuyển mùa thời tiết.
-Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là những điều kiện làm trẻ dễ mắc bệnh Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị bệnh.
1.1.1.4.1 Phân loại theo lâm sàng
- Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: là viêm phổi xuất hiện bên ngoài Bệnh viện, bao gồm:
+ Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn (ví dụ: viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, Hemophylus influenzae )
+ Viêm phổi không điển hình (viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, ví dụ: viêm phổi do Mycoplasma, Legionella, Chlamydia pneumoniae hoặc viêm phổi do virus)
Cơ sở thực tiễn
Theo báo cáo của UNICEF năm 2016, trên toàn cầu, viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, cứ 6 trẻ em thì có một trẻ tử vong do viêm phổi trước 10 tuổi, đặc biệt ở những vùng nghèo nhất của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình Châu Phi cận Sahara và Nam Á là những khu vực có số ca tử vong do viêm phổi cao nhất Số ca tử vong ở những khu vực này tiếp tục tăng, từ 77% năm 2000 lên 82% năm 2015 [15] Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ước tính hàng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ cần phải nhập viện.
Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi hiện nay vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi Ước tính mỗi ngày có khoảng 4300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới [16].
Trên toàn cầu, có hơn 1.400 trường hợp viêm phổi trên 100.000 trẻ em, hoặc 1 trường hợp trên 71 trẻ em hàng năm, với tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở Nam Á (2.500 trường hợp trên 100.000 trẻ em) và Tây và Trung Phi (1.620 trường hợp trên 100.000 trẻ em) Tiến độ giảm tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi chậm hơn đáng kể so với các bệnh truyền nhiễm khác Kể từ năm
2000, trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi đã giảm 54%, trong khi tử vong do tiêu chảy giảm 64% và hiện là gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi [21].
Năm 2013, Rudan I cùng cộng sự đã cùng nhau nghiên cứu “Dịch tễ học và căn nguyên của bệnh viêm phổi ở trẻ em năm 2010: ước tính tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc bệnh nặng, tỷ lệ tử vong, các yếu tố nguy cơ cơ bản và tác nhân gây bệnh cho 192 quốc gia” và cho ra kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi do cộng đồng mắc phải ở trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) trong năm 2010, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, là khoảng 0,22 (khoảng giữa phần tư (IQR) 0,11– 0,51) đợt mỗi trẻ em-năm (e / cy), với 11,5% (IQR 8,0–33,0%) các trường hợp tiến triển thành các đợt nặng Đây là mức giảm gần 25% trong thập kỷ qua, phù hợp với mức giảm được quan sát thấy về tỷ lệ lưu hành các yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm phổi trong suốt LMIC [29].
Trong nghiên cứu của Farzana Ferdous và cộng sự, có 28 bà mẹ trong số 31 bà mẹ chiếm 90% trả lời đã nghe thấy tên của bệnh viêm phổi trước khi trẻ bị mắc viêm phổi; Nhưng trong đó chỉ có 29%( có 9 bà mẹ) đã có hiểu biết trước về bệnh viêm phổi như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Họ có được nghe nói đến rút lõm lồng ngực, khó thở, thở khò khè, trẻ bú kém hoặc không bú được sữa mẹ, khóc rất nhiều là dấu hiệu và triệu chững của bệnh viêm phổi Một số bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em viêm phổi vì con họ đã từng bị viêm phổi Chỉ có một số người mẹ (3%) biết về những dấu hiệu triệu chững quan trọng này qua xem truyền hình (qua phương tiện thông tin đại chúng) và đến phòng khám (cơ sở y tế nhỏ). Những người trả lời khác không thể mô tả rõ ràng các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi Họ đưa con đến bệnh viện vì con của họ có ít nhất hai dấu hiệu và triệu chứng như ho nặng, chảy nước mũi cảm lạnh, hắt hơi thở khò khè, khó thở hoặc thở nhanh, sốt, co giật Có 10% (10 người) các bà mẹ đưa con đến thẳng bệnh viện, trong đó có 58% (18 bà mẹ) khác đã cố gắng điều trị cho con họ tại nhà bằng các cách như mua thuốc từ các cửa hàng thuốc tại địa phương [26].
Nghiên cứu cắt ngang tại Pakistan 2018 được thực hiện bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi bao gồm 15 mục Dữ liệu được thu thập thông qua một phương pháp lấy mẫu thuận tiện Cỡ mẫu được tinh toàn là 120 đối tượng thuộc giới tính nữ Kết quả trong tổng số 120 đối tượng có 59,2% người tham gia nghiên cứu không biết chữ, 51,6% đối tượng trong độ tuổi từ 31 đến 41 tuổi Có 15,8% phụ nữ có kiến thức tốt trong khi 55,5% phụ nữ không có kiến thức về bệnh viêm phổi, 28,7% phụ nữ họ không biết viêm phổi là gì, 60,8% số người được hỏi không thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi Chỉ có 19,2% người tham gia biết việc tiêm phòng viêm phổi cần thiết cho trẻ em [23].
Theo nghiên cứu của Dan Kajungu, những người chăm sóc biết viêm phổi là một trong những căn bệnh ở trẻ em nhưng ít hiểu biết về sự lây truyền, các dấu hiệu và triệu chứng, các yếu tố nguy cơ và cách điều trị Nhìn chung, 28% có kiến thức tốt, 36% có kiến thức trung bình và 35% có kiến thức kém Thái độ của người chăm sóc là tốt đối với hơn một nửa số người được hỏi (57%), trong khi đa số cho biết họ thực hành tốt (74,1%) 77% người chăm sóc đề cập đến điều kiện vệ sinh kém là yếu tố nguy cơ mắc bệnh Viêm phổi, 61% đề cập đến việc tiêm chủng không đầy đủ hoặc không tiêm chủng và 53% đề cập đến việc không ngủ trong màn chống muỗi đã được xử lý thuốc trừ sâu là yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm phổi 70% người chăm sóc không biết bất kỳ yếu tố rủi ro nào Triệu chứng được nhắc đến nhiều nhất là nhiệt độ cơ thể nóng (tăng cao), (được 95% người chăm sóc 65% số người được hỏi đề cập đến việc lây lan qua đường không khí, 54% đề cập đến tiếp xúc trực tiếp, trong khi 49% đề cập đến tiếp xúc gián tiếp và có 5% số người được hỏi không biết bệnh viêm phổi lây truyền qua đường nào Phương pháp điều trị được báo cáo nhiều nhất để kiểm soát bệnh viêm phổi là coartem (được 92% người chăm sóc đề cập), tiếp theo là dung dịch ORS (60%) và Amoxicilin (40%) Gần 4 trong số
10 người chăm sóc không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý với tuyên bố rằng bệnh nhân nhận được tất cả các loại thuốc được kê đơn từ cơ sở (41%) trong khi cứ
10 người thì có một người không đồng ý với tuyên bố rằng trẻ có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bất cứ lúc nào (12%) Gần 19% người chăm sóc không chắc chắn hoặc không đồng ý với nhận định rằng cơ sở có mọi thứ cần thiết để điều trị trong khi 14% không cho rằng chi phí điều trị là công bằng [25].
Theo nghiên cứu Qiaoxin Hao, trong 502 phụ huynh thì nhóm 31–40 tuổi được cho là nhóm thường gặp nhất (40%), tiếp theo là nhóm 41–50 tuổi (27,69%) Hơn một nửa số người tham gia (68,33%) sống ở khu vực nông thôn và chỉ có 71 người (14,14%) sống ở khu vực thành thị Ngoài ra, có 390 đối tượng (77,69%) có trình độ cao đẳng trở lên và 367 đối tượng (73,11%) làm việc trong lĩnh vực phi y tế.
Hầu hết cha mẹ (74,5% n = 374) tin rằng các mầm bệnh khác nhau chủ yếu gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em và 83,5% (n = 419) biết rằng viêm phổi nặng ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh Phần lớn cha mẹ, 70,7% (n = 355), đồng ý rằng xét nghiệm máu định kỳ là xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán xác định bệnh viêm phổi ở trẻ em và tỷ lệ cha mẹ cao hơn (81,1% n = 407) hiểu rằng bạch cầu tăng cao ở trẻ em bị viêm phổi do nhiễm khuẩn Nhiều người đã biết về loại phổ biến nhất (80,3% n = 403) và nguyên nhân nổi bật (74,5% n = 374) của viêm phổi ở trẻ em Gần 70% đối tượng (69,9% n51) biết triệu chứng điển hình và tình trạng tái phát của viêm phổi trẻ em Trên 60% đối tượng cho rằng viêm phổi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp và cần được cách ly Khoảng 2/3 số người tham gia (65,1% n = 327) cho rằng việc đóng chặt cửa ra vào và cửa sổ sẽ có ích cho trẻ bị viêm phổi Hơn 60% cha mẹ (61,4% n = 308) cho rằng lipid cũng gây viêm phổi bên cạnh nhiễm mầm bệnh, nước ối, phân và dị vật Tuy nhiên, hơn một nửa số người tham gia không biết về mối liên hệ giữa viêm phổi và cảm lạnh hoặc liệu việc tiêm chủng có thể bảo vệ khỏi một trong hai tình trạng này hay không Hơn nữa, gần một nửa số bậc cha mẹ tin rằng nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và cách điều trị viêm phổi ở trẻ em cũng giống như viêm phổi ở người lớn Hơn nữa, hơn 70% phụ huynh không biết mùa viêm phổi phổ biến ở trẻ em [24].
Thái độ của các đối tượng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em Giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn và bệnh viêm phổi ở trẻ em trước đây khác nhau đáng kể về khía cạnh thái độ Hầu hết các đối tượng đều lo sợ con mình mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em và mong muốn được trang bị thêm kiến thức hoặc cung cấp môi trường sống và chế độ ăn uống tốt hơn để giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh này Hầu hết các đối tượng đều đồng ý rằng cần chú ý nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi Hơn 80% cha mẹ cho rằng các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ không thể phân biệt được với cảm lạnh và không cần thiết phải chăm sóc đặc biệt Gần 90% đối tượng đã chuẩn bị chăm sóc lâu dài cho trẻ có thể bị viêm phổi [24].
1.2.2.Tại Việt Nam Ở Việt Nam, theo thống kê của các cơ sở y tế, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số ca tử vong ở trẻ em Năm 2010 theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi, trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3-5 lần, trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi [10] Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số ca viêm phổi mới ở trẻ cao nhất với 4 triệu ca/ năm
[34] Theo số liệu báo cáo năm 2015 của UNICEF và WHO, nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi, với tỷ lệ tử vong chung là 23‰, mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi [9].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Giới thiệu sơ lược về khoa/ phòng và bệnh viện
Khoa Điều trị Tự Nguyện- Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập năm 2003, trải qua các tên gọi: Đơn vị khám và điều trị theo yêu cầu (2003), Khoa Điều trị tự nguyện (2004), năm 2011: Khoa Điều trị tự nguyện B và Khoa Điều trị tự nguyện C, tháng 5/2021: Khoa Điều trị Tự nguyện Hiện tại Khoa có
50 người Gồm: 01 Trưởng khoa, 02 Phó khoa, 02 Điều dưỡng trưởng và 46 nhân viên, trong đó: 05 Bác sĩ CKII, 06 Thạc sĩ, 02 Bác sĩ CKI, 02 Bác sĩ Nội trú,
01 Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, 01 Điều dưỡng CKI, 24 Đại học (03 đang học Cao học), 07 Cao đẳng, 02 Hộ lý, 01 Tin học.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển từ khi có quyết định thành lập, khoa đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, Khoa đã tiếp nhận, điều trị cấp cứu cho hàng trăm ngàn bệnh nhi Số bệnh nhi đến khoa ngày càng tăng cao, trong đó có rất nhiều bệnh nhi đến trong tình trạng đe doạ tính mạng Mặc dù số người bệnh đông, nhân lực và phương tiện cấp cứu còn thiếu nhưng tập thể khoa đã có nhiều cố gắng cải tiến tổ chức làm việc một cách hợp lý nhất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong điều trị cấp cứu, điều trị và chăm sóc người bệnh nặng, giảm thiểu các sai sót chuyên môn và giao tiếp Nhờ vậy, khoa đã cứu sống nhiều người bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện không chỉ khám chữa bệnh Khoa điều trị tự nguyện cũng rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, tham gia công tác đào tạo cho nhiều đối tượng,hoạt động chỉ đạo tuyến cũng là một thế mạnh của khoa cấp cứu…
Phương pháp thực hiện
Trong khóa luận này, tôi thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ trong phạm vi nhỏ hẹp và thu được kết quả như sau:
Tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được bị viêm phổi điều trị tại khoa Điều trị Tự Nguyện- Bệnh viện Nhi Trung Ương trước khi xuất viện một ngày.
+ Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
+Bà mẹ có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời các câu hỏi.
+ Các bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
+ Các bà mẹ không thể tiếp nhận và trả lời được các câu hỏi.
+Bà mẹ có con trong giai đoạn cấp cứu, bệnh nặng.
Trẻ VP kèm theo bệnh lý nhiễm trùng nặng khác Trẻ dị tật bẩm sinh.
Trẻ bị hen phế quản.
2.2.4 Thời gian và địa điểm:
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2023 đến 10/2023 Thời gian thu thập số liệu: tháng 07/2023 đến 08/2023 Địa điểm: Khoa Điều trị tự nguyện- Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
2.2.5 Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.6 Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả 185 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Trung Ương từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2023 đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn.
Cỡ mẫu thu được: 185 bà mẹ
2.2.7 Phương pháp thu thập số liệu:
Công cụ thu thập số liệu:
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng năm 2013 theo Tài liệu chăm sóc trẻ viêm phổi đúng cách của Bệnh viện Nhi Trung ương Phiếu khảo sát gồm 3 phần:
Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu từ câu A1 đến câu A9. Phần 2: Kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi từ câu B1 đến câu B14. Phần 3: Thái độ về chăm sóc trẻ bị viêm phổi từ câu C1 đến câu C7. Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tiến trình thu thập số liệu
- Bước 1: Lựa chọn các bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
- Bước 2: Các bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát
- Bước 3: Trước khi xuất viện một ngày nhóm điều tra viên khảo sát kiến thức và thái độ của các bà mẹ về việc cách chăm sóc trẻ viêm phổi bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn.
2.2.8 Phương pháp phân tích số liệu:
-Số liệu sau khi được làm sạch, nhập và phân tích trên phần mền SPSS 20.0
-Tính các giá trị phần trăm
Kiến thức về chăm sóc trẻ viêm phổi : Bà mẹ tham gia trả lời phỏng vấn với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không biết 0 điểm Bà mẹ trả lời đúng ≥80% ( 37 - 46 điểm) là kiến thức đạt và