1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về dự phòng và xử trí phản vệ tại trung tâm y tế thành phố uông bí năm 2023

42 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 319 KB

Nội dung

Một số thuận lợi, khó khăn...26KẾT LUẬN...29TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 3 Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...16Bảng 2.2: Thông tin về đào tạo, kinh nghiệm chẩn đoán xử tr

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iv DANH MỤC BẢNG v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.2 Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………….11 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13 2.1 Giới thiệu về Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí 13 2.2 Thực trạng kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về phòng và xử trí phản vệ tại Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí .14 Chương 3 BÀN LUẬN .21 3.1 Thực trạng kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về phòng và xử trí phản vệ tại Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí .21 3.2 Một số thuận lợi, khó khăn .26 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện DVKT Dịch vụ kỹ thuật ĐD, HS Điều dưỡng, hộ sinh HĐLĐ Hợp đồng lao động NB Người bệnh NNNB Người nhà người bệnh TTYT Trung tâm Y tế v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 16 Bảng 2.2: Thông tin về đào tạo, kinh nghiệm chẩn đoán xử trí phản vệ 17 Bảng 2.3: Kiến thức chung về phản vệ của đối tượng nghiên cứu 17 Bảng 2.4: Kiến thức dự phòng phản vệ của đối tượng nghiên cứu 18 Bảng 2.5: Kiến thức về xử trí và theo dõi phản vệ của đối tượng nghiên cứu .19 Bảng 2.6: Phân loại kiến thức phòng và xử trí phản vệ của đối tượng nghiên cứu 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút Những năm gần đây, vấn đề sốc phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn do tính chất nguy hiểm của nó và người ta cũng nhận thấy tình trạng sốc phản vệ ngày càng gia tăng Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng Tỷ lệ sốc phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu và thay đổi theo khả năng thống kê của mỗi quốc gia Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100000 người/năm [8], một nghiên cứu khác ở Anh tỷ lệ này là 7,9/100000 người/năm [9] Tại VN: dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ >8,5% dân số; trong đó, PV chiếm 10% ca dị ứng thuốc và có khoảng 10% tử vong do PV Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ như: tuổi, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử các nhân…Việc xác định những yếu tố này cùng với sự nắm vững kiến thức về khái niệm, phòng và cấp cứu sốc phản vệ của NVYT sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do sốc phản vệ Chính vì vậy mỗi cán bộ y tế cần phải có kiến thức về các triệu chứng phản vệ các nguyên tắc về dự phòng phản vệ để có hướng xử trí đúng Theo một số cuộc khảo sát cho biết mức độ hiểu biết về phát hiện dấu hiệu và xử trí phản ứng dị ứng của điều dưỡng, hộ sinh chưa cao ở các nghiên cứu, điều này có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh trong các tình huống khẩn cấp Nghiên cứu kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 của Trần Thu Hiền cho thấy 67,4% Điều dưỡng có kiến thức phòng và theo dõi phản vệ, 68,7% có kiến thức đạt trong nhận biết các triệu chứng, mức độ phản vệ, đặc điểm phản vệ [3] Nghiên cứu của Phạm Ngọc Quang và cộng sự về Đánh giá khả năng đáp ứng của điều dưỡng trong phòng và xử trí phản vệ tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2021 có 61,2% đối tượng nghiên cứu 2 đạt cả kiến thức về nhận biết, dự phòng và xử trí phản vệ Tỷ lệ điều dưỡng đạt cả thái độ nhận biết, dự phòng và xử trí phản vệ là 65,1% [7] Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí là đơn vị Y tế tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế Quảng Ninh có chức năng triển khai thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về Y tế dự phòng TTYT đã tập huấn Thông tư 51/2017/TT- BYT ngày 29/12/2017 về hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong toàn Trung tâm Vì vậy, để đánh giá kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng, hộ sinh của TTYT, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nâng cao kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng, hộ sinh tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng, hộ sinh Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí – năm 2023” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mô tả thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng, hộ sinh Trung tâm y tế thành phố Uông Bí – năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng, hộ sinh Trung tâm y tế thành phố Uông Bí 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm liên quan phản vệ Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng [1] Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác [1] Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút [1] Hình 1 Dấu hiệu phản vệ [1] 1.1.2 Triệu chứng phản vệ 1.1.2.1 Triệu chứng gợi ý Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: - Mày đay, phù mạch nhanh - Khó thở, tức ngực, thở rít - Đau bụng hoặc nôn - Tụt huyết áp hoặc ngất - Rối loạn ý thức [3] 1.1.2.2 Các bệnh cảnh lâm sàng * Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa ) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau: 5 - Các triệu chứng hô hấp (khó thở, tức ngực, thở rít) - Tụt huyết áp hay các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ ) * Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ: - Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa - Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít) - Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ ) - Các triệu chứng tiêu hóa (đau bụng quặn, nôn) * Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng: - Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg) - Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền [3] 1.1.2.3 Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt phản vệ với các trường hợp sau: - Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn - Tai biến mạch máu não - Các nguyên nhân đường hô hấp: Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm) - Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch - Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu - Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin [31] 1.1.3 Phản vệ được phân thành 4 mức độ sau: (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự) a Nhẹ (độ I): chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch b Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: - Mày đay, phù mạch xuất hiện - Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi - Đau bụng, nôn, ỉa chảy 6 - Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp c Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng như sau: - Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản - Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở - Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn - Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt HA d Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn 1.1.4 Nguyên tắc chung khi xử trí cấp cứu phản vệ Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên [1] 1.1.5 Xử trí cấp cứu phản vệ Sau khi xác định tình trạng phản vệ, ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (gọi hỗ trợ) đặt người bệnh nằm đầu thấp 1.1.5.1 Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch * Sử dụng thuốc methylprednisolon 40mg hoặc diphenhydramin 10mg uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh * Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời [1] 1.1.5.2 Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III) Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh: - Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có) - Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo phác đồ sử dụng adrenalin) - Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn - Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở * Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh: - Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn) 7 Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản) * Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có) [1] 1.1.5.3 Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy * Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp: * Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần * Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định * Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải: Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10) Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn Liều dùng: Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9% ) cho người bệnh kém đáp ứng với

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w