1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động Xét Xử Án Hình Sự Của Tòa Án Nhân Dân Quận Gò Vấp - Tphcm.pdf

29 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

lOMoARcPSD|38590726 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP - TPHCM Sinh viên thực hiện: Phí Thị Phương Thảo Niên khóa: 2019 - 2023 TP Hồ Chí Minh - 2022 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP - TPHCM Người hướng dẫn kiến tập: Chu Thị Bình Sinh viên thực hiện: Phí Thị Phương Thảo Chuyên ngành: Luật hành chính Niên khóa: 2019-2023 TP Hồ Chí Minh - 2022 2 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 PHẦN MỞ ĐẦU 8 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8 I Lý do chọn đề tài: 8 II Mục tiêu nghiên cứu: 8 III Đối tượng nghiên cứu: 9 IV Phương pháp nghiên cứu: 9 V Kết cấu của đề tài: 10 PHẦN NỘI DUNG 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP 11 1 Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp: 11 2 Cơ cấu tổ chức của TAND quận Gò Vấp: 12 3 Thẩm quyền của TAND quận Gò Vấp: 14 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA 14 TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP 14 1 Khái niệm: 14 2 Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động XXST vụ án hình sự: 15 3 Quy trình, thủ tục xét xử VAHS của TAND quận Gò Vấp: 15 3.1 Thụ lí vụ án: 15 3.2 Phân công người có thẩm quyền đối với vụ án: 16 3.3 Thẩm quyền của Thẩm phán và các thủ tục trước khi đưa vụ án ra xét xử: 17 3.4 Một số thủ tục khác trước phiên tòa: 17 3.6 Quyết định đưa vụ án ra xét xử: 19 3.7 Chuẩn bị tổ chức phiên tòa XXST: 19 3.8 Xét xử sơ thẩm: 19 4 Tiểu kết: ………………………………………………………………… 20 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP 22 I Thực trạng: 22 II Đánh giá chung: 23 III Ưu điểm: 24 IV Hạn chế: 25 V Tiểu kết: 27 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 3 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TAND: Tòa Án Nhân Dân VKS: Viện Kiểm Sát KSV : Kiểm Sát Viên XXST: Xét Xử Sơ Thẩm VAHS: Vụ Án Hình Sự XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa 4 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 LỜI NÓI ĐẦU Vẫn là câu nói " học đi đôi với hành ", vẫn là triết lí dân gian " đi một ngày đàng học một sàng khôn " Để hiểu sâu sắc rằng lí luận và thực nghiệm giống như ổ khóa và chiếc chìa mở ra cách cửa tri thức vô tận Ở bất kì mọi ngõ nghách của cuộc sống thì tri thức luôn là một dấu ấn tiềm tàng và thực tiễn luôn là một hành trình khám phá Là một sinh viên chuyên nghành Luật Hành Chính thì việc làm thế nào trang bị cho bản thân một hành trang vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cả một quá trình làm việc thực tiễn kế tiếp đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu Thiết nghĩ rằng, việc tiếp thu kiến thức, những cơ sở lí luận khi còn ngồi trên ghế nhà trường và áp những kiến thức lí luận ấy vào thực tiễn khi không còn chỉ là một sinh viên đơn thuần là điều vô cùng quan trọng Trong quá trình đào tạo của trường, để gắn liền giữa lí thuyết và thực tiễn của chuyên ngành đào tạo, mỗi khóa học nhà trường đã tổ chức cho sinh viên các khoa đi tham gia hoạt động thực tế như kiến tập, thực tập tại các cơ quan, tổ chức để rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ thành thục, cho sinh viên làm quen với công việc bên ngoài ở các cơ quan để khi sinh viên ra trường áp dụng vào công tác chuyên môn, hoàn thành tốt với nghiệp vụ của mình Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn có cái nhìn sâu sắc đối với các vấn đề chuyên nghành, góp phần củng cố, hoàn thiện kiến thức pháp luật Bởi những lý do trên Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TPHCM kết hợp với khoa Pháp luật – Hành chính đã cho sinh viên của khoa đi kiến tập nghành nghề tại: + Các cơ quan, nhà nước từ trung ương tơi địa phương (các Bộ, sở chuyên nghành, Uỷ ban Nhân dân các cấp, Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ); + Đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 5 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 + Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (văn phòng luật sư, hội luật gia, …) Được sự giới thiệu của Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TPHCM cùng với sự đồng ý của Toà án Nhân Dân quận Gò Vấp, em đã được tiếp nhận kiến tập Tại đây em được học hỏi tiếp thu những kĩ năng làm việc, những kinh nghiệm thực tế của cán bộ công, viên chức cũng như các hoạt động xét xử tại toà Giúp em có điều kiện liên hệ, kết nối có chất lượng giữa những kiến thức đã học với thực tế công việc tại cơ quan mình kiến tập, bổ sung có đầy đủ và chọn lọc những kiến thức pháp luật đặc biệt là chuyên sâu nghành luật hành chính của mình Qua quá trình kiến tập tiếp thu kinh nghiệm, em được phân công làm người giúp việc cho thẩm phán toà án, được tiếp cận với môi trường làm việc mang tính chất độc lập, nghiêm túc kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau Sau khoảng thời gian 3 tuần tham gia thực tế, nhằm tóm gọn lại những gì đã học hỏi được ở đơn vị kiến tập cũng như báo cáo kết quả kiến tập với khoa và nhà trường, em lựa chọn đề tài báo cáo ‘‘Hoạt động xét xử án hình sự trong TAND quận Gò Vấp – TPHCM’’ Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập giữa khoá tất cả là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện thuận tiện nhất từ phía TAND quận Gò Vấp và sự hướng dẫn tận tình tỉ mỉ của thẩm phán tòa án, thư kí tòa án cũng như sự giảng dạy có chất lượng, chỉ bảo của nhà trường, khoa Pháp luật – Hành chính và các thầy cô bộ môn Cuối cùng em xin gửi lời chúc tốt đẹp, lời cám ơn chân thành nhất tới : - Toàn thể thầy cô giáo thuộc khoa Pháp luật – Hành chính và cố vấn học tập đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo cho em trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho chúng em có thêm một lần trải nghiệm thực tế bổ ích và hiệu quả - Phó chánh án, thẩm phán, thư ký và các cán bộ công chức của TAND quận Gò Vấp đã trực tiếp chỉ bảo trong quá trình em kiến tập tại Tòa án 6 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Do khả năng, trình độ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình kiến tập và viết bài Rất mong các cô chú, anh chị, cán bộ công chức tại toà, thầy cô và độc giả đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn Em xin chân thành cám ơn! Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 5 năm 2022 Sinh viên báo cáo Phí Thị Phương Thảo 7 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I Lý do chọn đề tài: - Để đánh giá tiến trình tư pháp có lẽ đã tốn không ít giấy mực của nhà làm luật, để có được nền tư pháp thực sự hiệu quả điều tiên quyết là phải đi lên từ cái gốc căn bản của nó Một người dù có giỏi cách mấy cũng sẽ không thể trở thành tướng tài ba nếu trong tay không có quyền binh Tòa án cũng vậy, phải có cái quyền và cái khung giới hạn để đảm bảo tốt nhất hoạt động tư pháp của mình trước toàn xã hội - Tư pháp là cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải quyền lực nhà nước, trực tiếp đưa luật vào đời sống nhân dân Thông qua việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể Trong các cơ quan tư pháp Tòa án nhân dân giữ vị trí trung tâm, tất cả các cơ quan khác như: Điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp Đều phục vụ cho hoạt động xét xử của tòa án Tòa án còn là nơi biểu hiện tập trung tính dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật - Từ tính thực tiễn của vấn đề và vai trò đặc biệt quan trọng của TAND nên em đã chọn đề tài này để nghiên cứu Ở đây em chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt động xét xử những vụ án hình sự tại TAND quận Gò Vấp, đồng thời nhận thấy những mặt chưa phù hợp của TAND các cấp nói chung và TAND quận Gò Vấp nói riêng Qua đó, đưa ra những phương hướng hữu dụng nhất cho hoạt động tư pháp nói chung và tòa án cấp quận nói riêng II Mục tiêu nghiên cứu: - Đi sâu hơn đề tài nghiên cứu của lần kiến tập thực tế về án hình sự tại TAND quận Gò Vấp; 8 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 - Thông qua việc khai thác hoạt động xét xử thực tiễn đưa ra một số vấn đề về thẩm quyền xét xử hình sự của tòa án cấp quận; - Áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn pháp luật, củng cố kiến thức chuyên nghành, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp trong tương lai; - Làm quen phong cách làm việc của người cán bộ công chức, tác phong của người hiểu pháp luật; - Trau dồi thêm những kiến thức mới trong quá trình tại cơ quan kiến tập III Đối tượng nghiên cứu: - Báo cáo tập trung khai thác một số đối tượng cơ bản sau: + Hoạt động xét xử tại tòa; + Quy trình thủ tục xét xử; + Thẩm quyền xét xử của tòa ấn cấp quận IV Phương pháp nghiên cứu: - Để có thể hoàn thành một cách tốt nhất nội dung đề tài báo cáo, em đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp phân tích tài liệu: được vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, thu thập các tài liệu văn bản cần thiết về hoạt động hành chính, xem xét các thông tin có sẵn trong các nguồn tài liệu nhằm tìm kiếm các thông tin phục vụ cho mục đích tổng hợp và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu một cách tốt nhất + Phương pháp thống kê: sau 3 tuần được thực hành tại địa điểm kiến tập, cá nhân em được trải qua rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động pháp luật như: tiếp đương sự, tham dự phiên tòa, xem hồ sơ vụ án, Em đã tích lũy cho bản thân một lượng thông tin tương đối về hoạt động tòa án Từ đó, thống kê rà soát nhằm đáp ứng nhu cầu bài viết 9 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 + Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin quan trọng được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, được thực hiện trong nhiều giai đoạn như: từ giai đoạn khảo sát bên ngoài TAND quận Gò Vấp đến giai đoạn tiếp cận và những hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện thủ tục + Phương pháp hỏi đáp: trên thực tế thì khả năng tiếp cận và hiểu biết về pháp luật từ phía người dân còn rất nhiều hạn chế Để có được bản án cuối cùng không phải điều đơn giản Thủ tục giấy tờ hồ sơ vẫn luôn là điều mơ hồ đối với không ít người tham gia hoạt động tố tụng, từ đó sẽ cần đến nhu cầu hỏi đáp + Phương pháp tổng hợp: là giai đoạn cuối cùng để có thể tạo nên một bài báo cáo hoàn chỉnh: tổng hợp số liệu, tính toán, suy luận để kết luận, V Kết cấu của đề tài: - Lời nói đầu - Phần mở đầu: + Chương I: Tổng quan về Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp - Phần nội dung: + Chương II: Hoạt động xét xử án hình sự của TAND quận Gò Vấp + Chương III: Thực trạng hoạt động xét xử án hình sự của TAND quận Gò Vấp - Phần kết luận 10 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 nhiệm vụ quyền hạn của mình là xét xử sơ thẩm (XXST) các vụ án liên quan đến hình sự, kinh tế, dân sự, hành chính…tiến hành giải quyết vụ án, ra bản án quyết định tố tụng theo trình tự, thủ tục XXST - XXST là một trong các giai đoạn tố tụng của vụ án, một trong hai cấp xét xử của TAND, theo đó TAND tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án và ra bản án quyết định sơ thẩm (đây được xem là bản án quyết định đầu tiên), bản án quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị đưa lên cấp xét xử cao hơn là cấp phúc thẩm - XXST vụ án hình sự (VAHS) là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Toà án có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án, ra bản án quyết định tố tụng theo trình tự, thủ tục XXST 2 Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động XXST vụ án hình sự: - Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm - Kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ và các tình tiết của VAHS thông qua việc xét hỏi và nghe tranh luận, từ đó Toà án ra bản án quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội cũng như các quy định khác theo quy định của pháp luật Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động xét xử, giáo dục công dân tôn trọng và tuân theo pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cũng như ý thức đấu tranh phòng ngừa tội phạm cho toàn xã hội 3 Quy trình, thủ tục xét xử VAHS của TAND quận Gò Vấp: - Hoạt động xét xử một VAHS đều phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau: 3.1 Thụ lí vụ án: - Thụ lí là công việc của thư kí và cán bộ Toà án, là một khâu rất quan trọng trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không Khi thụ lí một vụ án, 15 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 thường thì cán bộ TAND quận Gò Vấp sẽ tiến hành vào sổ thụ lí, viết bìa hồ sơ để chuyển cho lành đạo cấp trên duyệt - Một số yêu cầu trong gia đoạn này: + Đối với hồ sơ do VKS chuyển giao phải có đầy đủ giấy tờ như: bản cáo trạng, biên bản giao nhận cáo trạng, lệnh bắt, biên bản giao nhận tang vật, và một số loại giấy tờ liên quan khác nếu có Ngoài ra cần có thêm bản giám định pháp y, giám định tử thi, biên bản khám xét hiện trường hiện vật, ảnh,…nếu đó là VAHS + Đối với người cán bộ làm nhiệm vụ thụ lí vụ án: phải nắm chắc, hiểu rõ các thủ tục tố tụng, nắm được nội dung yêu cầu đối với hồ sơ vụ án thông thường và phải thật sự công tâm đúng pháp luật + Đối với công việc thụ lí cần phải lập thành văn bản hay còn gọi là “thông báo thụ lí” và được gửi tới VKS và các cơ quan liên quan + Đối với công việc vào sổ sau khi thụ lí: phải vào sổ thụ lí một cách chính xác, ngắn gọn, xúc tích nhưng không làm mất đi nội dung cái cốt lõi của vụ án, các thông tin cần thiết cho một vụ án như: họ tên, năm sinh năm mất, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp, ngày tạm giam, số cáo trạng, ngày ra cáo trạng, thời gian truy tố, nguyên nhân truy tố, và áp dụng pháp luật nào 3.2 Phân công người có thẩm quyền đối với vụ án: - Sau khi nhận bản cáo trạng của VKS chuyển sang Chánh án TAND quận Gò Vấp có thẩm quyền phân công Thẩm phán hay Chủ tọa phiên toà – chủ thể duy nhất trong gia đoạn này Đây là hoạt động không thể thiếu trước khi mở phiên toà Ngoài ra, còn phải phân công thư kí phiên toà - Yêu cầu đối với hoạt động phân công Thẩm phán, Thư kí phiên toà: + Đối với người phân công: là Chánh án, người đứng đầu Toà án + Đối với người được phân công: Thẩm phán và thư kí Toà án phải là những người có kinh nghiệm thực tế, am hiểu pháp luật, có cái nhìn tinh tế thấu đáo về sự việc Thẩm phán phải làm việc một cách công tâm công bằng và tuân theo pháp luật, có khả năng tư duy linh hoạt, sáng suốt, kĩ năng xử lí tình huống cụ 16 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 thể nhanh, chính xác, có thái độ nghiêm túc, dứt khoát Đặc biệt yếu tố người chủ toạ phải luôn vững vàng để tạo sự tin cậy của công dân với pháp luật Một người thư kí phiên toà phải biết cách khéo léo khi đưa ra quan điểm cá nhân câu hỏi mang tính chất pháp lí của mình với bị can, bị cáo, nhân chứng, … trước khi mở phiên toà + Đối với công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án: đối tượng nghiên cứu ở đây là thẩm phán, thư kí phiên toà Sau khi được phân công đồng nghĩa với việc thẩm phán và thư kí tiếp nhận hồ sơ vụ án để tìm hiểu nhằm đưa ra những quyết định sáng suốt tránh hệ luỵ về sau Qua quá trình nghiên cứu đánh giá, thẩm phán và thư kí phiên toà sẽ có cái nhìn tổng quan toàn diện về vụ án + Đối với quyết định phân công thẩm phán và thư kí Toà án phải được thể hiện dưới hình thức văn bản 3.3 Thẩm quyền của Thẩm phán và các thủ tục trước khi đưa vụ án ra xét xử: - Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây: + Đưa vụ án ra xét xử; + Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; + Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án - Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp 3.4 Một số thủ tục khác trước phiên tòa: + Hủy bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn: - Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án Thẩm phán sẽ nghiên cứu và đưa ra các quyết định của mình về vụ án Việc áp dụng huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn sẽ được thông qua ở trong giai đoạn chuẩn bị XXST Trong giai đoạn này, Thẩm 17 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 phán – chủ toạ phiên toà có quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn - Trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật tố tụng hình sự - Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa + Các thủ tục tống đạt các văn bản của Tòa án: - Dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự, tống đạt là việc các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) giao các tài liệu, giấy tờ, các quyết định: bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, lệnh tạm giam, quyết định khởi tố, giấy triệu tập, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án cho bị can, bị cáo, người bị hại - Còn theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật 3.5 Một số quyết định liên quan: + Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: - Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung Tuy nhiên khi đưa ra quyết định thì phải nêu rõ vấn đề cần điều tra bổ sung trong quyết định ấy Trong trường hợp VKS không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án + Quyết định tạm đình chỉ : - Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 18 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Điều 107 của bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà - Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 + VKS rút quyết định truy tố: - VKS có thẩm quyền rút quyết định truy tố VAHS nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự 2017 - VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án 3.6 Quyết định đưa vụ án ra xét xử: - Sau khi xem xét tất cả những tình tiết liên quan, nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy đủ điều kiện thì toà án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo đúng thẩm quyền của mình - Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử cần có đầy đủ nội dung theo luật định 3.7 Chuẩn bị tổ chức phiên tòa XXST: - Việc chuẩn bị cho một phiên toà XXST phải đảm bảo tốt các yếu tố sau: địa điểm, thời gian, thủ tục giấy tờ, người tham gia phiên toà, tình hình an ninh, … 3.8 Xét xử sơ thẩm: - Tại phiên tòa XXST vụ án hình sự, mọi thủ tục bắt đầu phiên toà phải được tiến hành đúng quy trình luật định đảm bảo tính nghiêm túc của phiên toà - Trước khi bắt đầu phiên tòa, thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa Sau khi nghe thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa, đây là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành phiên toà xét hỏi - Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi 19 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 - Khi kiểm tra căn cước công dân cần đảm bảo sự chính xác về lí lịch người trình căn cước - Không được bỏ qua thủ tục nào vì nguyên nhân này có thể dẫn tới việc kháng cáo của bị cáo + Xét hỏi tại phiên tòa: - Sau khi kết thúc thủ tục khai mạc phiên toà thì sẽ chuyển sang phần xét hỏi tại phiên toà Thủ tục này nhằm xem xét một cách công khai các chứng cứ mà ở giai đoạn điều tra thu thập được Trước khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có) - Bản cáo trạng do KSV đọc phải tập trung vào các chứng cứ cũng như quyết định truy tố bị cáo theo các tội danh nào Hội đồng xét xử tiến hành việc xết hỏi theo đúng quy định Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà sẽ hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự Ngoài ra Hội đồng xét hỏi còn xem xét các vật chứng, chứng cứ có tại phiên toà để có kết luận chính xác nhất Khi người được xét hỏi có mặt tại phiên toà thì hội đồng xét xử và KSV không công bố hoặc không nhắc lại lời khai của họ trước tại cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên toà *Ngoại trừ những trường hợp sau thì có thể nhắc lại lời khai: - Lời khai tại phiên toà không khớp có sự mâu thuẫn với lời khai ở cơ quan điều tra; - Người được xét hỏi không khai tại phiên toà; - Người được xét hỏi vắng mặt tại phiên toà; - Người được xét hỏi đã chết - Việc xét hỏi yêu cầu: thông minh, chính xác, tinh tế linh hoạt nhạy bén có cách xử lí nhanh trong các tình huống bất ngờ - Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia 20 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w