Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Họ và tên sinh viên: Trần Huy Mạnh
Khóa: Luật K19B1 Ngành: Luật học
BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN:
THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1
Cán bộ hướng dẫn thực tập:
Trần Thị Nguyên
NĂM 2021
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập
a Tên cơ quan thực tập: Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm
Địa chỉ: Số 51 Lò Sũ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
b Bộ máy lãnh đạo:
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm hiện có 30 công chức, trong đó có:
Chánh án: ông Nguyễn Mạnh Hùng
Phó Chánh án: Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Đức Quân
Ngoài ra còn có 15 thẩm phán, 9 thư ký và 4 cán bộ khác Ngoài ra tại Tòa còn có các nhân viên khác đang học việc tại Tòa án
c Cơ cấu tổ chức:
1 Các tòa chuyên trách gồm Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách
2 Bộ máy giúp việc: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập
và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
3 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa
án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động
Trang 3d Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
2 Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền
và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
3 Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo
và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập,
Trang 4d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn
đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc
bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
4 Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy địnhcủa luật tố tụng
5 Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật
6 Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định
7 Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật
bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án
8 Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
9 Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật
Trang 5- Thẩm quyền giải quyết của TAND quận Hoàn Kiếm đối với yêu cầu dân
sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết các yêu cầu sau:
+ Tranh chấp về hôn nhân và gia đình
TAND quận Hoàn Kiếm thường giải quyết các vụ án ly hôn, tranh chấp
về quyền nuôi con khi ly hôn, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn; các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ,… Ngoài ra, các tranh chấp về cấp dưỡng; tranh chấp về nuôi con hoặc chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Hoàn Kiếm
+ Tranh chấp về dân sự, đất đai
TAND quận Hoàn Kiếm giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại, các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp xoay quanh hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền
sử dụng đất,…
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Tranh chấp về lao động
TAND quận Hoàn Kiếm có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,…
Trang 6- Lịch sử hình thành và phát triển: Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm là
Tòa án cấp quận, trực thuộc Tòa án thành phố Hà Nội Có địa chỉ tại số 51 Lò Sũ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Hằng năm Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết hơn 1000 vụ án vụ việc cho thấy tầm quan trọng của Tòa án đối với nhân dân ở quận Hoàn Kiếm cũng như người dân ở Việt Nam
d Chức năng, nhiệm vụ:
+ Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp
về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính
+ Toà án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp
+ Toà án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài; ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xoá án tích )
+ Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân
+ Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
Trang 71.2 Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập
- Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập:
Họ và tên cán bộ hướng dẫn thực tập: Trần Thị Nguyên
Chức vụ: Thẩm Phán tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập:
Thẩm phán là công việc xét xử trong các vụ án mang lại sự công bằng cho mọi người thông qua luật pháp và là người đại diện cho pháp luật Họ làm việc trong các phiên tòa mà họ là người chủ tọa chính, hoặc họ cũng có thể là những người làm việc trong hội đồng xét xử cùng các thẩm phán khác
- Các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập
+ Hướng dẫn và giải quyết các vấn đề pháp lý đối với các bên đương sự để
họ được hưởng các quyền lợi và được hỗ trợ về mặt luật pháp từ chính tòa án
+ Tiếp nhận và xử lý các thông tin về các đơn kiện sau đó lập hồ sơ về các vụ
án đó dựa trên các thông tin đã nhận được trước đó
+ Thu thập các thông tin, nhân chứng, chứng có liên quan đến các vụ án dân
sự, yêu cầu để được hỗ trợ từ phía các bên đương sự có liên quan đến vụ án đó
+ Ra quyết định tiếp tục điều tra hay dừng lại các vụ kiện tụng dân sự đó Từ
đó đưa ra các giải pháp cho các bên đương sự bằng các biện pháp giải hòa hay đi đến việc kiện tụng dân sự tại tòa án đến cùng
+ Kết hợp với các cơ quan để hỗ trợ trong công tác điều tra và thu thập chứng cứ trong quá trình xét xử vụ án để làm rõ thêm vấn đề dựa trên thông tin, bằng chứng, chứng cứ có tính xác thực nhất
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập
Trang 8- Chánh án Toà án:
+ Đảm bảo thực hiện hai nhóm nhiệm vụ bao gồm những nhiệm vụ của người đứng đầu Tòa án và người chịu trách nhiệm lớn nhất trong chỉ đạo điều hành hoạt động giải quyết vụ án hình sự
+ Chánh án sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với toàn bộ các quyết định của mình, đặc biệt liên quan đến việc phân công, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước phiên toà
+ Chánh án có thể Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam; quyết định xử lý vật chứng; quyết định chuyển vụ án; cấp, thu hồi giấy chứng nhận cho người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án
+ Để trở thành Chánh án trước hết bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó bạn nên xin vào Tòa án để làm thư ký, thời gian làm thư ký bạn phải phấn đấu để được sớm đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời bạn phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Tùy thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu tại Tòa án nơi bạn công tác thì thời gian được lên làm thẩm phán sẽ nhanh hoặc chậm
- Phó chánh án:
+ Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án uỷ nhiệm + Phó Chánh án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao
+ Để trở thành Phó Chánh án trước hết bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó bạn nên xin vào Tòa án để làm thư ký, thời gian làm thư ký bạn phải phấn đấu để được sớm đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời bạn phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Tùy thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu tại Tòa án nơi bạn công tác thì thời gian được lên làm thẩm phán sẽ nhanh hoặc chậm
Trang 9- Thẩm phán:
+ Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án,
+ Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật
+ Để trở thành Thẩm phán trước hết bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó bạn nên xin vào Tòa án để làm thư ký, thời gian làm thư ký bạn phải phấn đấu để được sớm đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời bạn phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Tùy thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu tại Tòa án nơi bạn công tác thì thời gian được lên làm thẩm phán sẽ nhanh hoặc chậm
- Thư ký toà án:
+ Thư ký Tòa án là một trong những người tiến hành tố tụng
+ Thực hiện công vụ tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo
sự phân công của Chánh án hoặc Chánh Tòa
+ Thư ký Tòa án là người thực hiện các công việc liên quan đến hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử, hỗ trợ các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa án
+ Theo đó thì Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ quyền hạn như: Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do Phổ biến nội quy phiên tòa Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt Ghi biên bản phiên t a Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án
+ Để trở thành thư ký toà án, Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt; Đã tốt nghiệp đại học Luật, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác văn phòng; Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án
Trang 102.2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu
a Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp:
Chức vụ Thẩm Phán Tòa án là một chức vụ giữ vị trí quan trọng tại Tòa án Công việc này giúp nâng cao giá trị của người đảm nhận nó, khiến mình trở thành một người tạo ra được nhiều lợi ích trong quá trình làm việc và phát triển tại Tòa án nhân dân Khi theo dõi người đang làm chức vụ Thẩm Phán Tòa án tại tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ cách họ hết mình với công việc Mặc dù hàng ngày luôn phải tiếp xúc với một lượng công việc lớn và liên tục,
họ vẫn duy trì được thái độ đúng mực, nghiêm túc Thái độ chuyên nghiệp dành được cảm tình của đồng nghiệp cùng các thực tập sinh Họ không mang gánh nặng công việc để trút lên người khác Trước mặt mọi người, họ vẫn luôn tươi cười, nhưng chỉ khi họ ngồi vào bàn làm việc, chúng ta mới biết được họ nghiêm khắc, tỉ
mỉ ra sao Đây là một công việc đáng để dành nhiều sự tôn trọng và ngưỡng mộ
b Các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này
Yêu cầu về quốc tịch: Có quốc tịch và là công dân việt nam, có đầy đủ các phẩm chất về đạo đức tốt, có lòng trung thành và tinh thần yêu nước sâu sắc, trung thành với tổ quốc với nhân dân
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm làm việc và kiến thức: để trở thành một thẩm phán bạn sẽ phải trải qua quá trình đào tạo khá gian nan cụ thể như sau:
- Bắt buộc các ứng viên phải học và được đào tạo trong vòng 4 năm từ các ngành cử nhân luật, có bằng cử nhân luật
- Bắt buộc phải học qua và được đào tạo về nghiệp vụ xét xử vụ án thông qua các khóa học đào tạo nghiệp vụ này
- Đã trải qua các kỳ thi về công chức – ngành tòa án và có kinh nghiệm làm thư ký tòa án