BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: TRẦN THỊ THU HIỀN MÃ SỐ SINH VIÊN: 431226 BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN CHUYÊN ĐỀ: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: TRẦN THỊ THU HIỀN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 431226
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
CHUYÊN ĐỀ:
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CƠ SỞ THỰC TẬP:
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH
NĂM 2021
Trang 2BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: TRẦN THỊ THU HIỀN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 431226
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
CHUYÊN ĐỀ:
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CƠ SỞ THỰC TẬP:
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH
NĂM 2021
Trang 3Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn
thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Tác giả báo cáo thực tập (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát về tình hình cơ sở thực tập: Giới thiệu chung về Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ: 1
1.1 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ 2
1.3 Về công tác giải quyết các vụ việc 3
Chương 2: Kế hoạch triển khai thực tập 3
2.1 Thời gian thu thập thông tin 3
2.2 Phương pháp thu thập thông tin 4
2.3 Triển khai kế hoạch thực tập cụ thể 4
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
Chương 1: Quy định của pháp luật về giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án 4
1.1 Quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành về giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án 4
1.2 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án 6
Chương 2: Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ 7
2.1 Thống kê tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết các trường hợp ly hôn 7
2.2 Nhận xét về thực tiễn thực hiện pháp luật tại cơ sở thực tập và những thuận lợi, khó khăn 10
2.3 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn 11 2.3.1 Xử lý trường hợp đương sự vắng mặt 11
2.3.2 Đương sự cố tình không cung cấp nơi cư trú hiện tại 12
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giải quyết các trường hợp ly hôn 13
PHẦN 3: KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 6PHỤ LỤC 17
Trang 7PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nếu kết hôn là sự kiện bình thường, xác lập quan hệ hôn nhân, là thời điểm đầutiên của hôn nhân Thì ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết đểđảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp củng cố hôn nhân tựnguyện, tiến bộ Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhữngngười xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ Ly hôn làviệc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợchồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình lyhôn, hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng mộtbản án cho ly hôn Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày một gia tăng;nguyên nhân, lí do ly hôn cũng rất đa dạng, phức tạp Đây là một thực trạng đáng báođộng của cộng đồng xã hội cũng như tác động của nó đối với mỗi cá nhân và xã hội
Vì thế, Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự đã có những quy định củapháp luật phù hợp, đúng đắn để giải quyết những vấn đề của việc ly hôn đề ra Việcban hành Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã khắc phục được những quy định cònthiếu sót trong quy định luật trước đây, cũng như đã quy định rõ về các trường hợpđược ly hôn, căn cứ ly hôn Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã đánh dấubước phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thể chế hóa đượcquan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp Từ đó, tạođiều kiện thuận lợi cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụviệc dân sự nói chung, và các vụ việc hôn nhân gia đình nói riêng; bảo đảm cho các cánhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa
Là một sinh viên thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ, nhận thấy vai trò
và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với những kiến thức đã tích lũy đượctrong quá trình học tập tại trường và kiến thức thực tế qua đợt thực tập vừa qua, em đã
chọn báo cáo thực tập đề tài: “Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa
án”
Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian đi thực tập còn ngắn cũng nhưviệc thu thập, tiếp cận các tài liệu còn ở những giới hạn nhất định, nên bài viết khôngtránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để báo cáo thựctập của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Khái quát về tình hình cơ sở thực tập: Giới thiệu chung về Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ:
Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ có trụ sở tại 76 đường Yên Trung, Thị trấn ĐứcThọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Nằm trên trục đường quốc lộ 8A nên tòa khá dễthấy thuận tiện cho nhân dân, các đương sự tới tòa để làm việc Trong những năm qua,Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhândân giao phó, công tác xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không có án oansai, mỗi bản án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt những vụ án có tínhchất phức tạp, trọng điểm Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ đã chủ động đưa ra xét xửlưu động, phiên tòa mẫu Để đảm bảo công tác xét xử, thi hành án chuẩn mức, Tòa ánnhân dân huyện Đức Thọ đã chú trọng xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Thẩmtra viên, cán bộ có phẩm chất đạo đức, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông vềchuyên môn nghiệp vụ
1
Trang 8Được thành lập cùng với sự ra đời của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và 6 Tòakhác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã trải quanhiều thăng trầm lịch sử của đất nước nói chung và những thay đổi trong chính ngànhTòa án nói riêng Trong công tác xét xử, Tòa án nhân huyện Đức Thọ đẩy mạnh thựchiện tranh tụng, lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ phán quyết của Hộiđồng xét xử nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử, giải quyết án Với gần 60 nămthành lập và phát triển Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ đã trở nên vững mạnh và làđịa chỉ tin cậy cho người dân khi vướng mắc vào các vấn đề pháp lý
1.1 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ
Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ được tổ chức theo Điều 32 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân 2014, “Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh
án, một hoặc hai phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án Tòa
án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc”
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ gồm có 09 cán bộ,công chức; trong đó có 01 Chánh án, 02 Thẩm phán, 04 Thư ký, 01 Kế toán, 01 kỹthuật viên đánh máy và 01 tạp vụ Lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ hiện nay
là Chánh án Nguyễn Huy Trọng, người phụ trách điều hành toàn bộ hoạt động của Tòa
án nhân dân huyện chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vàpháp luật về toàn bộ hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ Giải quyết, xét
xử các vụ án hình sự, các vụ việc dân sự, lao động, hành chính,… quyết định áp dụngbiện pháp xử lý hành chính, thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Đội ngũ cán bộ của đơn vị đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Thẩm phán vàThư ký đều có trình độ cử nhân luật Các cán bộ đều được đào tạo cơ bản, có trình độnghiệp vụ, kinh nghiệm công tác chuyên môn, giác ngộ chính trị, có trách nhiệm và đủsức khỏe để thực hiện nhiệm vụ
Về Hội thẩm nhân dân, số lượng Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyệnĐức Thọ nhiệm kỳ 2021-2026 là 17 vị Hội thẩm nhân dân, hầu hết là các cán bộ đangđương nhiệm từ phó, trưởng phòng các ban ngành của huyện Các vị Hội thẩm nhândân đều có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đã được tập huấn đầy
đủ, nắm vững pháp luật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ đãphối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong công tác xét xử, đúng người đúngtội, không để lọt tội phạm, không oan sai tạo sự tin tưởng cho công dân, góp phần ổnđịnh chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn Tạo nên một Tòa áncàng lớn mạnh, bộ máy tổ chức luôn được củng cố, tăng cường và hoàn thiện cả về sốlượng, chất lượng, đội ngũ cán bộ chuyên viên, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao
Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ là một bộ phận cấu thành hệ thống Tòa án củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức theo nguyên tắc tập trungquyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Thực hiện quyền tư pháp mà chủyếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước ViệtNam và được giao cho Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:
- Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản
Trang 9của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm củacông dân.
- Bằng hoạt động của mình góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội,
ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
- Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân
sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình;những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những
vụ án hành chính trên địa bàn huyện và những vụ án được ủy nhiệm theo quy định củapháp luật
- Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thậptrong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng bản án, quyết định việc có tộihoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyếtđịnh về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân Bản án, quyết định của Tòa ánnhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
- Tòa án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài; ra quyếtđịnh thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết địnhmiễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xóa ántích, v.v…)
1.3 Về công tác giải quyết các vụ việc
Trong năm công tác 2020 vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ đã thụ lý
204 vụ, việc các loại, đã giải quyết 191 vụ, việc đạt tỷ lệ 94% ; còn lại 13 vụ, việcđang trong quá trình giải quyết (so với năm 2019 thụ lý tăng 54 vụ, việc, giải quyếttăng 43 vụ, việc) Các vụ việc còn lại hầu hết là mới thụ lý nằm trong thời hạn luậtđịnh Các vụ án đã giải quyết, không có vụ án nào bị hủy, sửa do lỗi chủ quan củaThẩm phán
Sau đây là bảng thống kê số lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ
đã thụ lý và giải quyết trong 3 năm gần đây:
Nguồn: Báo cáo thống kê hằng năm.
Chương 2: Kế hoạch triển khai thực tập
2.1 Thời gian thu thập thông tin
Trong khuôn khổ thời gian thực tập 5 tuần (từ 25/10/2021 – 28/11/2021) tại Tòa
án nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và tạođiều kiện tốt nhất từ cán bộ tại đây, em đã có quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức thực
tế bổ ích
3
Trang 10Trong khoảng thời gian thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Đức Thọ em đã đượctrực tiếp tiếp xúc và tham gia vào quá trình giải quyết nhiều vụ việc về Hôn nhân vàgia đình, các vụ án ma túy, đánh bạc, trộm cắp tài sản,… hai anh Thẩm phán và cácanh chị Thư ký đã giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động xét xử bằng cách nghiên cứu hồ
sơ vụ án và tham gia thực hiện các công việc của người thư ký
2.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê: là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan đến đề
tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, lĩnh vực thi hành án dân sự,các trường hợp, bản án đặc biệt liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự, từ đó rút
ra được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình áp dụng những biện pháp cưỡngchế thi hành án dân sự
- Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp xem những bản án, quyết định
đặc biệt của Tòa án về những trường hợp phải áp dụng biện cưỡng chế thi hành án dân
sự, từ đó phân tích, đánh giá, rút ra những kết luận nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
đề tài Ngoài ra, em còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp điều tra,phương pháp tổng hợp, so sánh để phục vụ đề tài của mình
2.3 Triển khai kế hoạch thực tập cụ thể
Ngay từ khi bắt đầu thực tập, em đã ý thức được tầm quan trọng của việc nghiêncứu trong vấn đề làm báo cáo thực tập chuyên môn nên đã đề ra các kế hoạch để triểnkhai làm báo cáo:
- Trước hết cần trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng liên quan đến vấn đềmình đang quan tâm tới (ví dụ: kiến thức về luật Dân sự, Tố tụng dân sự, luật Hônnhân và gia đình, và các văn bản hướng dẫn thi hành,…)
- Tiếp cận hồ sơ thực tế, nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ
- Cùng các Thẩm phán, Thư ký tới các xã để định giá tài sản, lấy lời khai,…
- Tham dự các phiên hòa giải của đương sự trong vụ án ly hôn
- Tham dự các phiên tòa xét xử thực tế do các Thẩm phán tại Tòa án
- Xin số liệu thống kê tại văn phòng và của các Thẩm phán
- Tham gia hoạt động tiếp dân để nắm được những nguyện vọng của người dân
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Quy định của pháp luật về giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án
1.1 Quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành về giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án
Ly hôn là hiện tượng xã hội với ý nghĩa thực chất là chấm dứt quan hệ vợ chồngtrước pháp luật, là việc vợ chồng “bỏ nhau” Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và
gia đình 2014, “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án” Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết
quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nướcbảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giảiquyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, màbằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn Cơ quan duy nhất có thẩmquyền giải quyết ly hôn là Tòa án nhân dân Chỉ khi Tòa án xét thấy các bên không thểtiếp tục duy trì cuộc sống chung, quan hệ vợ chồng không thể hàn gắn được thì Tòa ánmới giải quyết cho vợ chồng ly hôn Việc giải quyết ly hôn là việc Tòa án các cấp vận
Trang 11dụng hệ thống các quy phạm pháp luật để giải quyết các mối quan hệ trong hôn nhân
và gia đình Trong đó, việc giải quyết ly hôn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặcchồng và có căn cứ ly hôn rõ ràng để Tòa án ra quyết định cho ly hôn
Khi thực hiện quyền yêu cầu giải quyết ly hôn mỗi cá nhân đều phải tuân theocác nguyên tắc cơ bản được Luật Hôn nhân và gia đình quy định Cụ thể, theo Khoản
1, 2 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014: “1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết ly hôn.
2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,
vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Theo quy định này thì vợ, chồng đều có quyền như nhau trong việc yêu cầu Tòa
án giải quyết việc ly hôn Khi một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lí vụ
án Ở Luật HN&GĐ 2014 đã quy định thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn
là cha, mẹ, người thân thích khác (theo Khoản 2 Điều 51) Như vậy, thay vì chỉ vợ,chồng hoặc cả 2 vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì giờ bố,
mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng
do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra Tuynhiên, cũng có những trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn (theo quy định tại Khoản 3Điều 51 Luật HN&GĐ); đây là trường hợp hạn chế quyền ly hôn của người chồng nếunhư người vợ đang mang thai, đang sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thìngười chồng không có quyền yêu cầu ly hôn Chỉ khi người vợ thấy mẫu thuẫn vợchồng đã đến mức trầm trọng, hạnh phúc hôn nhân không đạt được thì người vợ có thểgửi đơn đến Tòa án và Tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo thủ tục Tố tụng
Có hai trường hợp ly hôn tại tòa án như sau: Trường hợp, thuận tình ly hôn, theo
Điều 55 Luật HN&GĐ 2014 thì “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn,
nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn” Sự tự nguyện ly hôn thể hiện ở việc cả hai vợ
chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dốitrong việc thuận tình ly hôn Ngoài ý chí tự nguyện của hai vợ chồng, thì cần đòi hỏigiữa hai vợ chồng cần có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ vàcon Hòa giải là một thủ tục không thể thiếu trong vụ việc ly hôn, trong phiên hòa giảinếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề tranh chấp thì Thẩm phánlập biên bản và ghi nhận sự tự nguyện và hòa giải thành Như vậy, khi có được sự tựnguyện và sự thỏa thuận về các mặt tranh chấp thì được coi là trường hợp thuận tình lyhôn
Khác với sự thuận tình ly hôn sẽ là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên,theo Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 Dựa vào quy định tại điều luật này thì khi ly hôntheo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào các căn cứ sau: Thứ nhất, khi vợ,chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho lyhôn nếu có căn cứ chính xác về tình trạng quan hệ hôn nhân của vợ chồng Khoản 1
5