1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 _ Phân Tích Doanh Nghiệp Vietravel.pdf

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Doanh Nghiệp: Vietravel
Tác giả Trần Hà Phương, Nguyễn Kim Tuyền, Phùng Phương Chi, Tạ Khánh Dương, Nguyễn Anh Nhật, Nguyễn Khánh Huyền, Giáp Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thùy, Vũ Huyền Linh
Người hướng dẫn Cô: Tạ Thu Phương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Chiến Lược
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 677,67 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIETRAVEL (4)
    • 1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh (4)
    • 1.2. Mục tiêu chiến lược (4)
      • 1.2.1 Mục tiêu về lợi nhuận (4)
      • 1.2.2. Mục tiêu phát triển sàn thương mại điện tử (5)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP (5)
    • 2.1. Môi trường vĩ mô (5)
      • 2.1.1. Môi trường chính trị (5)
      • 2.1.2. Môi trường kinh tế (5)
      • 2.1.2. Môi trường văn hóa - xã hội (7)
      • 2.1.3. Môi trường công nghệ (8)
      • 2.1.4. Môi trường tự nhiên (9)
      • 2.1.5. Môi trường pháp lý (9)
    • 2.2. Môi trường ngành (14)
      • 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại (14)
      • 2.2.2. Đối thủ/nguy cơ cạnh tranh tiềm ẩn (15)
      • 2.2.3. Nhà cung cấp (16)
      • 2.2.4. Khách hàng (16)
      • 2.2.5. Sản phẩm thay thế (17)
    • 2.3. Môi trường vi mô (nội bộ doanh nghiệp) (21)
      • 2.3.1. Nguồn nhân lực (21)
      • 2.3.2. Tài chính - kế toán (22)
      • 2.3.3. Cơ sở hạ tầng (23)
  • PHẦN 3: PHÂN TÍCH SWOT (28)
    • 3.1. Strengths (Điểm mạnh) (29)
    • 3.2. Weaknesses (Điểm yếu) (29)
    • 3.3. Opportunities (Cơ hội) (29)
    • 3.4. Threats (Thách thức) (30)

Nội dung

Opportunities Cơ hội...27 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUVới yêu cầu cấp thiết của môn học Quản trị chiến lược về vấn đề nghiên cứu vàphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, nhóm chúng

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIETRAVEL

Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh

- Tầm nhìn: trước năm 2030 hướng đến trở thành 1 trong 10 tập đoàn lữ hành hàng đầu Châu Á

- Sứ mệnh: mang lại cảm xúc thăng hoa nhất dành cho khách hàng

 Coi khách hàng là trung tâm

 Chuyên nghiệp là thước đo

 Chất lượng là danh dự.

Mục tiêu chiến lược

1.2.1 Mục tiêu về lợi nhuận

 Năm 2023: doanh thu 1.000-1.500 tỷ trong 2 năm đầu (01/2022 – 01/2024) Trong 2 năm tiếp dự kiến doanh thu tăng gấp 2 lần, đạt khoảng

 Hoàn lỗ và bù đắp chi phí đại dịch Covid trong vòng 3 năm.

 Nhắm vào thị trường du lịch quốc tế Triển khai nhiều đoàn với số lượng khách lớn.

 Quý II/2022, doanh thu Vietravel gần 1.000 tỷ đồng.

 Lợi nhuận sau thuế đạt 48,9 tỷ đồng cao hơn thời điểm trước dịch.

 Thị trường hàng không nội địa phục hồi tháng 6/2022 đạt 5 triệu lượt khách, tăng 21% so với tháng 5/2022 và tăng 39% so với tháng 6/2019

 Số chuyến bay của hãng trong tháng 6/2022 tăng

10-15% so với tháng trước đó

1.2.2 Mục tiêu phát triển sàn thương mại điện tử

Mục tiêu: Đơn giản hóa các quy trình thương mại điện tử

- Đưa ra những dịch vụ trọn gói

- Nâng cao tương tác với khách hàng: Ngoài việc có nhân viên thường trực, website có thêm chuyên mục “Các câu hỏi thường gặp” tự động

- Chủ động giới thiệu và hỗ trợ khách hàng lần đầu truy cập bằng việc thiết lập các cookie tự động xác định truy cập là mới hay đã từng truy cập

- Theo Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới Nhiều chương trình kích cầu: Ngày hội Văn hoá Thể thao Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao.

- Từ tháng 5/2022, lượng khách quốc tế tăng Ngành Hàng không dự kiến năm 2022 đạt 70-80 triệu lượt khách.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

Môi trường vĩ mô

- Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên 1 lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên 1 đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các thể chế pháp luật tại khu vực đó.

- Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ: Việt Nam là một quốc gia có độ ổn chính trị cao, người dân có nhận thức, quan điểm tích cực về hoạt động du lịch và coi trọng những công ty này, cho nên việc Vietravel xây dựng và hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài là hoàn toàn có cơ sở.

- Cơ cấu ngành kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thay đổi theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngành nông nghiệp Nhận thức được điều này giúp cho công ty đưa ra được các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như đại dịch Covid 19 Bình quân năm 2021 CPI tăng 1,84% so với bình quân năm

2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020, Việt Nam cũng đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát của thế giới tính đến thời điểm hiện tại Điều này giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu vào, người tiêu dùng cũng thoải mái hơn trong việc lựa chọn các loại hình du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho Vietravel phát triển.

- Thu nhập: mức thu nhập của Việt Nam cũng không ngừng được tăng lên.Năm 2000 là 405 USD/người Năm 2005 là 715 USD/ người và đến năm 2010 đã tăng lên 1200 USD/người Đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao Vì thế nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng theo Họ không chỉ cần đến nhu cầu vật chất mà còn tìm đến với các hoạt động vui chơi, giải trí khác

- Biến động tỷ giá: tiền VND mất giá đồng nghĩa với việc khách du lịch nước ngoài sẽ bớt đi được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam Tuy nhiên, hiện các hãng du lịch đều niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ giá tăng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch Việc tiền VND mất giá chính là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam thu hút khách nước ngoài bởi khách sẽ bớt được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam.

2.1.2 Môi trường văn hóa - xã hội

- Quy mô dân số ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch: số dân đứng thứ 15 thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực, tiềm năng thị trường lớn.

- Cơ cấu tuổi và dân số quyết định nhu cầu: từng độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về hình thức du lịch khác nhau

 Độ tuổi từ 15 đến 30: nhu cầu đi thăm thú nhiều nơi để thỏa mãn sự tò mò của mình về thế giới xung quanh.

 Độ tuổi 31 – 59: nhu cầu thư giãn và hưởng thụ.

- Đời sống tâm linh: Văn hóa tâm linh ở Việt Nam mang tính đa dạng của văn hóa tộc người và vì vậy, đời sống tâm linh của các cộng đồng cư dân phong phú, thể hiện qua các lễ hội như lễ hội đền Hùng, lễ hội cầu mưa, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn…Hàng năm các lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương cũng như nước ngoài đến tham dự Tuy nhiên còn nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chặt chém Nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn Ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường chưa được nâng cao  Gây trở ngại cho việc phát triển bền vững ngành du lịch

- Tính cách của người Việt Nam: Con người Việt Nam hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Việt giúp tạo dấu ấn trong lòng khách du lịch nước ngoài và thu hút nhiều người đến trải nghiệm nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam hơn

- Việc tìm kiếm thông tin về du lịch dễ dàng hơn qua internet: Quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay đổi và cập nhật những hình ảnh mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng giúp cho khách hàng dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin Thông qua mạng xã hội, du khách có thể đến thẳng các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến mãi cho khách hàng Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng khu nghỉ dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet.

- Chuyển đổi số trong du lịch: nhằm hỗ trợ du khách có trải nghiệm thông minh và an toàn hơn Các công nghệ mới sẽ được doanh nghiệp triệt để triển khai đưa vào kinh doanh tour thực tế ảo; tập trung đầu tư cho công nghệ để chuyển đổi số và số hóa các công cụ xây dựng hoặc outsource các phần mềm công nghệ phù hợp bên ngoài.

- Thời đại công nghệ 4.0 có thể áp dụng công nghệ vào để tiến hành số hoá

- Đưa công nghệ, thiết bị hiện đại vào các sản phẩm và dịch vụ.

- Có nhiều liên kết với các ngân hàng phục vụ quá trình giao dịch.

- Kênh bán online phát triển chưa tương xứng với nguồn thị trường khách

- Nhận thức và chuyển đổi sang hình thức bán online còn chậm.

- Tâm lý khách hàng Việt Nam chưa quen

- Các kênh triển khai ưu đãi khách hàng còn hạn chế chủ yếu qua email, marketing và bài đăng ưu đãi lên Website.

- Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt Nhà nước sẽ có chính sách riêng để phát triển dịch vụ giao thông vận tải, đây chính là cơ sở quan trọng cho ngành du lịch.

- Khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa Châu Á, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh do đó có thể phát triển du lịch tham quan thiên nhiên.

- Biển: Chúng ta đang có hơn 3.000 km bờ biển với vô vàn tài nguyên biển phong phú, có những vịnh và bờ biển đẹp,… tạo lợi thế về du lịch biển Cần thúc đẩy mạnh mẽ quảng bá hình ảnh biển Việt Nam

- Ô nhiễm môi trường: Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh được phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu

 Ảnh hưởng phát triển du lịch Việc mở cửa, hội nhập quốc tế dẫn đến nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan.

Môi trường ngành

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Trên thị trường hiện có các công ty về du lịch như: Fiditour, Á Châu,

Vietravel, Saigontourist, Hanoitourist, Trans Việt… Tuy nhiên, doanh nghiệp đa dạng nhất và lâu năm hơn cả là Saigontourist (thành lập từ 1975).

 Đối thủ cạnh tranh chính của Vietravel là Saigontourist

Nhận xét: Cường độ cạnh tranh cao do

- Số lượng các đối thủ cạnh tranh nhiều: Tính đến T6/2022, cả nước có 2.415 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế 1.060 doanh nghiệp lữ hành nội địa đã được cấp phép.

- Cạnh tranh về chi phí: Chi phí chuyển đổi thấp (Vietravel huỷ, chuyển tuyến du lịch khác trước 20 ngày sẽ không mất phí), cạnh tranh về giá cả tour trên thị trường.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

2.2.2 Đối thủ/nguy cơ cạnh tranh tiềm ẩn

- Đối thủ tiềm ẩn 1: là các tập đoàn đa ngành tại Việt Nam

Nhận xét: là đối thủ cạnh tranh đáng lưu tâm do:

 Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trở lại

 Có tiềm lực tài chính  dễ dàng đầu tư vào du lịch  Phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

- Đối thủ tiềm ẩn 2: Các sàn thương mại điện tử (shopee…)

Nhận xét: Tiềm năng mở rộng ra bán các tour du lịch do:

 Kinh doanh nhiều mặt hàng  tiếp cận được nhiều khách hàng

 Công nghệ số hóa: thuận tiện trong mua bán, trong đánh giá từ những người đã từng trải nghiệm

 Ưu đãi về giá: thường xuyên có flash-sale, giảm giá…

- Rào cản gia nhập ngành:

 Đòi hỏi DN phải có tư duy kinh doanh luôn sáng tạo và đổi mới

 Liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, điểm đến và cơ quan quản lý xây dựng chuỗi sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh phục vụ khách du lịch

 Cần đề ra các chính sách, cơ chế, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh doanh

- Đối tác chặt chẽ của Vietravel là các doanh nghiệp cung ứng đầu vào: các hãng quảng cáo, nhà in, các cơ sở đào tạo bài bản nghiệp vụ cho nhân viên ngành khách sạn, du lịch, đầu bếp

- Áp lực của nhà cung ứng thấp: Hiện trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung ứng đầu vào dành cho các công ty du lịch, nên doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng nhà cung ứng

- Khách hàng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào

Khách Outbound Khách nội địa Khách Inbound

Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi tham quan các nước khác.

Người VN, người nước ngoài tại VN tham quan du lịch tại VN.

Khách du lịch quốc tế, người Việt tại Hải ngoại đến thăm du lịch

Bảng Phân đoạn KH theo địa lí Độ tuổi Thu nhập Mục đích du lịch

Thanh niên (20-28) Thu nhập cao Du lịch tham quan, khám phá trải nghiệm cùng bạn bè, người yêu Trung niên (29-50) Thu nhập ổn định Du lịch cùng gia đình, công ty

Cao niên (trên 50) Thu nhập phụ thuộc vào lương hưu hoặc có con cái trợ cấp

Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

Bảng Phân loại KH theo thu nhập

- Quyền lực của người mua cao: Ngành du lịch chịu rất nhiều áp lực từ các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, môi trường tự nhiên, thời tiết, chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, sản phẩm mà người mua không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm tiêu chuẩn đại trà trên thị trường  Người mua có nhiều sự lựa chọn

Vietravel kết hợp đối tác vàng giảm giá tour

- Sự nhạy cảm về giá: giá để trả cho một dịch vụ nào đó chính là chi phí của KH khi sử dụng dịch vụ, chi phí KH cao, KH sẽ có xu hướng tìm một sản phẩm thay thế  cầu giảm, và ngược lại.

- Mức độ tập trung của KH: ở mức trung bình, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của KH ( đi tập thể hoặc đi cá nhân).

- Chất lượng thông tin cao (Áp lực mạnh): Truyền thông phát triển mạnh mẽ nên người tiêu dùng có khả năng dễ tiếp cận và so sánh để có thể dễ dàng quyết định lựa chọn mua sản phẩm của Vietravel hay nhãn hàng khác.

- Nhiều dịch vụ thay thế: nhiều loại hình giải trí đa dạng (trung tâm thương mại, du lịch tự túc…) giúp gia tăng sự lựa chọn của khách hàng  làm hạn chế khả năng sinh lợi của ngành du lịch.

- Giá cả của sản phẩm thay thế thường rẻ hơn: giúp thu hút khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm thay thế

 Vietravel luôn phải tối ưu hóa đầu vào, tạo ra những sản phẩm có giá cả cạnh tranh trên thị trường nhưng chất lượng vẫn phải tốt để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới

Bảng đánh giá các yếu tố MTKD trong ngành

Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành

Mức độ quan trọng của yếu tố đối với DN

Tính chất tác động Điểm đánh giá

(1) (2) (3) (4) (2)x(3) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Bảng đánh giá tác động của cơ hội đối với doanh nghiệp

Các cơ hội chính Mức độ quan trọng của yếu tố với doanh nghiệp

Mức độ tác động của yếu tố đối với DN

Tính chất tác động Điểm đánh giá

Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng.

Tiềm năng ngành du lịch trong nước còn lớn.

Các sản phẩm du lịch luôn được cải tiến và đổi mới.

2 2 + 4 Điều kiện tự nhiên: thiên nhiên ban tặng cho VN rất nhiều ưu đãi.

Chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển ngành du lịch.

Bảng đánh giá tác động của thách thức đối với doanh nghiệp

Các thách thức chính Mức độ quan Mức độ tác Tính chất Điểm trọng của yếu tố đôi với DN động của yếu tố với DN tác động đánh giá

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Giá cả dịch vụ của VN vẫn còn cao mà chất lượng lại không tương xứng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển chậm

Các DN kinh doanh du lịch của VN thuộc loại nhỏ, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu

Hơn 80% khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam không quay trở lại.

Môi trường vi mô (nội bộ doanh nghiệp)

2.3.1 Nguồn nhân lực Ảnh Cơ cấu tổ chức của Vietravel.

Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành Vietravel được thể hiện dưới 2 mô hình là: mô hình tổ chức và mô hình quản lý.

- Mô hình tổ chức được chia làm 5 đơn vị chính và có các đơn vị nhỏ là: các phòng ban nghiệp vụ và chuyên môn, các khối kinh doanh, các chi nhánh, các văn phòng tại nước ngoài và cuối cùng là công ty trực thuộc.

 Các phòng ban nghiệp vụ và chuyên môn: văn phòng công ty, ban tiếp thị, ban dịch vụ và sản phẩm, ban tài chính kế toán, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế hoạch đầu tư, trung tâm công nghệ thông tin, phòng hướng dẫn viên và khối điều hành

 Các khối kinh doanh: khối du lịch khách lẻ, khối du lịch khách đoàn,khối thị trường nước ngoài, trung tâm dịch vụ du lịch lá xanh, trung tâm dạy nghề Vietravel, trung tâm nguồn nhân lực Việt Nam, trung tâm tổ chức sự kiện Đàn Ong Việt (Beevent), xí nghiệp dịch vụ vận chuyển xuyên Á.

 Các chi nhánh: Khu vực Bắc Bộ (chi nhánh Hà Nội, chi nhanh xuất khẩu lao động tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhanh Vinh và chi nhánh Quảng Ninh), khu vực Bắc Trung Bộ (chi nhánh Huế, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Quãng Ngãi), ….

 Các văn phòng tại nước ngoài: gồm Vietravel tại Campuchia (Indochina Heritage travel), …

 Các công ty trực thuộc: công ty TNHH MTV dịch vụ vận chuyển Thế Giới (worldtrans), công ty cổ phần tiếp thị - thể thao – du lịch – giải trí Việt

- Mô hình quản lý được xếp theo trình tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Đại Hội Đồng Cổ Đông gồm 92 cổ đông đại diện cho 3.439.734 cổ phần Kế tiếp là Ban kiểm toán nội bộ và Văn phòng Hội Đồng Quản Trị, thường trực hội đồng quản trị, kế toán trưởng, ban tổng giám đốc Dưới chức Ban Tổng Giám Đốc được chia làm 5 bộ phận giám đốc, mỗi bộ phận điều hành các đơn vị của mô hình tổ chức đều có một giám đốc hoặc Ban giám đốc đứng đầu để quản lý và điều hành

- Đào tạo nguồn nhân lực là công tác ưu tiên hàng đầu của Vietravel

- Mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình trong công việc

- Là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Vietravel đã khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trong lĩnh vực tổ chức, điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước Với 15 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, Vietravel luôn là địa chỉ đáng tin cậy của đông đảo du khách gần xa Phát huy thế mạnh đó, Trung tâm dạy nghề Vietravel – Vietravel Training Center (VIETC) đã được thành lập với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai cho công ty nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.

- Vietravel hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, doanh thu từ hoạt động này trong Quý IV/2022 của doanh nghiệp đạt 1.128,8 tỷ đồng, vượt 13% so với kế hoạch đã đặt ra trong Quý IV/2022 Tính chung năm 2022, Vietravel đạt 3.809 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 06 lần so với kết quả đã đạt được trong năm 2021 và vượt kế hoạch năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua là 3.561 tỷ đồng

 Chỉ số về doanh thu cả năm 2022 của Vietravel tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ, tuy nhiên các chỉ tiêu về chi phí không tăng hoặc giảm so với năm 2021.

Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm 2021, chi phí tài chính giảm còn 67% và chi phí bán hàng bằng 70%, cùng với các hoạt động đầu tư tài chính trong kỳ đã góp phần tạo ra kết quả lợi nhuận vượt ngoài mong đợi Báo cáo tài chính Quý IV/2022 của Vietravel cũng ghi nhận tín hiệu tích cực khi tổng nợ phải trả trong năm 2022 giảm 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietravel 2022)

- Trong năm 2022 bộ phận tài chính đã thực hiện tốt công việc điều tiết ngoại tệ khi tỷ giá thế giới biến động, triển khai giám sát chặt về tài chính của các đơn vị theo từng tháng, đây được xem là một công tác quan trọng nhằm hạn chế những sai phạm về tài chính Tình hình thu hồi công nợ có nhiều cải thiện tuy nhiên công nợ vẫn còn khá cao do một phần nhân viên kinh doanh chủ yếu tập trung kinh doanh chưa quan tâm đến công tác thu hồi công nợ, nhiều khách hàng cố tình kéo dài thời hạn thanh lý, thanh toán.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch

- Hiểu một cách khái quát nhất cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch gồm: Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải; Mạng lưới thông tin liên lạc; các công trình cung cấp điện, nước; các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

- So với việc đi phát tờ rơi quảng cáo tour du lịch tận tay khách hàng Thì giờ đây, nhờ có internet, Vietravel đã quảng cáo các tour du lịch thông qua các website chính thức của công ty, hay chạy những quảng cáo trên các bái báo điện tử,các clip ca nhạc,… và tiện lợi nhất, khi facebook xuất hiện họ có thể quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, giao tiếp với khách hàng, chăm sóc khách hàng qua facebook,…Vietravel đã tiếp thu và áp dụng các nhân tố công nghệ này rất đúng đắn, thể hiện được sự nắm bắt của công ty với xu thế.

2.3.4 Phân tích và đánh giá năng lực cốt lõi

- Năng lực cốt lõi của Vietravel là hệ thống quản lý chuyên nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.

- Tổ chức các chương trình tập huấn nhằm đào tạo, tái đào tạo cho nhân viên hàng năm.

- Mở các lớp đào tạo kỹ năng sale, bán hàng, kiểm tra nghiệm vụ.

- Hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn có thể khai thác được-exploitability.

- Đưa ra những chính sách, khai thác được tối đa nguồn nhân lực và năng suất làm việc của nhân viên Kiểm soát, triển khai những thay đổi trong bộ máy tổ chức  Giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực có giá trị hơn đối thủ trong ngành.

- Xây dựng app Vietravel Home tạo điều kiện thuận lợi công ty và khách hàng

PHÂN TÍCH SWOT

Strengths (Điểm mạnh)

- Là người tiên phong mở rộng thị trường, nên có nhiều kinh nghiệm và có thương hiệu mạnh.

- Tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng Mạng bán tour du lịch trực tuyến số 1 tại Việt Nam qua trang web: www.travel.com.vn, hình thức thanh toán linh hoạt, hệ thống các chi nhánh rộng khắp cả nước và một số nước khác Giúp sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó hơn.

- Đội ngũ nhân viên đông đảo và luôn được đào tạo bài bản Đội ngũ nhân viên tại Vietravel có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu ở trình độ Đại học và Cao đẳng và có kinh nghiệm lâu năm và có sự trẻ trung và năng động.

- Mạng lưới hoạt động rộng khắp Có hệ thống các mối liên kết lớn với các nhà cung ứng, các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị lớn khác trên thị trưởng kinh tế, du lịch và các hoạt động xã hội Các chi nhánh của Vietravel trải rộng hầu hết các khu vực trên Việt Nam và có một số văn phòng ở nước ngoài như Indonesia, Campuchia…

- Có nhiều loại hình dịch vụ (Tour du lịch trọn gói, đặt phòng khách sạn, dịch vụ combo vé máy bay và khách sạn, ), đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng

- Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng

- Đẩy mạnh liên kết giữa công ty, hàng không và khu nghỉ dưỡng: tạo sự liên kết và thuận tiện cho khách hàng khi đặt vé du lịch tại Vietravel.

Weaknesses (Điểm yếu)

- Giải quyết khiếu nại còn chậm: một số bê bối của Vietravel đã từng dậy sóng về vấn đề giải quyết khiếu nại khách hàng, để khách hàng bức xúc (thời điểm

- Chưa có chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu phù hợp

- Đối với du lịch nước ngoài: chưa hình thành mạng lưới du lịch tại nước sở tại một cách hiệu quả

Opportunities (Cơ hội)

- Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện Khách du lịch nội địa thường có xu hướng đi du lịch khám phá những điều đặc biệt của từng khu vực trong nước.

- Tiềm năng ngành du lịch trong nước và nước ngoài rất lớn, xu hướng đi du lịch quốc tế ngày càng tăng cao Đặc biệt là ở các nước trong khu vực Á, Thái Bình Dương như Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

- Các sản phẩm du lịch luôn được cải tiến và đổi mới Hiện nay, Ở Vietravel có ba nhóm sản phẩm chính là: Dịch vụ trung gian, chương trình du lịch trọn gói, hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp.

- Điều kiện tự nhiên ban tặng cho thiên nhiên Việt Nam rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp

- Chính sách của nhà nước khuyến khích ngành du lịch phát triển

- Khách du lịch trong nước thường có thu nhập ngày càng ổn định hơn, những nhu cầu ngày càng được nâng cao,

- Nhu cầu đi du lịch quốc tế ngày càng tăng cao giúp tăng doanh thu của hãng

- Internet trở thành một nguồn thông tin khổng lồ cho giới trẻ khám phá giúp cho khách hàng tìm kiếm thông tin tốc độ và tối ưu hơn, tiết kiệm thời gian đặt vé do ở các nước đang phát triển, lượng người sử dụng Internet đang tăng trưởng rất nhanh

- Pháp luật ngày càng được thông thoáng hơn về những vấn đề liên quan đến du lịch, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Chính trị Việt Nam ổn định giúp thu hút khách du lịch nước ngoài.

Threats (Thách thức)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu đại dịch covid 19 khiến thu nhập của người dân ảnh hưởng, nhu cầu du lịch cũng vì thế mà giảm mạnh, ngoài ra còn nỗi sợ bị lây nhiễm covid 19 khi ở những nơi đông người

- Giá cả dịch vụ của Việt Nam vẫn còn cao mà chất lượng chưa tương xứng:không ít lần khách du lịch trong và ngoài nước phản ánh xấu về chất lượng dịch vụ tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển chậm: dịch vụ vận tải, đưa đón khách hàng vẫn còn chậm, không được hiện đại và chuyên nghiệp

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của VN thuộc loại nhỏ, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu.

- Hơn 80% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không quay trở lại Theo PGS-TS Phạm Trung Lương, Hiệp hội Đào tạo du lịch VN, nguyên nhân chính khiến du khách không mấy mặn mà với VN là sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khai thác tự nhiên, chưa đầu tư xây dựng hấp dẫn khiến khách phải quay lại.

O - Opportunities T - Threats SWOT 1 Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện

2 Tiềm năng ngành du lịch trong nước còn lớn

3 Các sản phẩm du lịch luôn được cải tiến và đổi mới

4 Điều kiện tự nhiên ban tặng cho thiên nhiên Việt Nam rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp

5 Chính sách của nhà nước khuyến khích ngành du lịch phát triển

1 Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid-19

2 Giá cả dịch vụ của Việt Nam vẫn còn cao mà chất lượng chưa tương xứng

3 Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển đáp ứng được nhu cầu

4 Các DN kinh doanh khu vực du lịch của Việt Nam thuộc loại nhỏ, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế thấp

5 Hơn 80% khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam không quay trở lại

S - Strengths Các chiến lược S - O Các chiến lược S -T

1 Là hãng tiên phong mở rộng thị trường nên có nhiều kinh nghiệm và có thương hiệu mạnh, độ nhận diện thương hiệu cao

2 Tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng

3 Đội ngũ nhân viên đông đảo và được đào tạo bài bản

4 Mạng lưới hoạt động rộng khắp

5 Có nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

6 Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi

7 Đẩy mạnh liên kết giữa công ty, hàng không và khu nghỉ dưỡng

1 Sử dụng các điểm mạnh S1,S4,S5,S6,S7 để tận dụng các cơ hội O1, O2, O3, O4, O5 - Chiến lược phát triển thị trường

2 Sử dụng các điểm mạnh S2, S5, S7 để tận dụng cơ hội O1, O2, O3, O5 - Chiến lược phát triển sản phẩm mới

3 Sử dụng điểm mạnh S3 để tận dụng cơ hội O5 - Chiến lược phát triển năng lực quản lý và nâng cao nguồn nhân lực

1 Tận dụng điểm mạnh S1, S2, S3, S5, S7 để vượt qua đe dọa T2, T4, T5 - Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

W – Weaknesses Các chiến lược W - O Các chiến lược W - T

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w