Cơ chế hoạt động học là bằng hệ thống việc làm của mình, người học tương tác với đối tượng học, sử dụng các thao tác thực tiễn và trí tuệ để Học ngẫu nhiên KN: Là việc thu được tri thức
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-o0o -CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC
Trang 2
I Khái niệm hoạt động học
1 Định nghĩa
- Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự
biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó
- Trong thực tế tồn tại nhiều loại hình thức học như: học ngẫu nhiên, học kết hợp và học theo phương thức của nhà trường.
- Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục
đích tự giác là lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu học, qua đó phát triển bản thân người học
2 Đặc điểm của hoạt động học
Đối tượng của hoạt động học là toàn bộ kinh nghiệm lịch sử - xã hội đã
được hình thành và tích lũy qua các thế hệ , tồn tại dưới dạng các vật phẩm văn hóa và trong các vấn đề xã hội
Mục đích của hoạt động học không phải tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh
thần cho xã hội như các hoạt động khác, mà hướng đến làm thay đổi chính bản thân mình
Cơ chế hoạt động học là bằng hệ thống việc làm của mình, người học
tương tác với đối tượng học, sử dụng các thao tác thực tiễn và trí tuệ để
Học ngẫu nhiên
KN: Là việc thu được tri
thức, kinh nghiệm nhờ lặp đi
lặp lại các phản ứng ngẫu
nhiên trong các hoàn cảnh
nhất định.
VD: Cháu bé sờ tay vào cốc
nước nóng -> sau vài lần ->
thu được kinh nghiệm:
không sờ tay vào cốc nước
nóng.
Học kết hợp
KN: Là việc nắm tri thức,
kinh nghiệm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phương thức hành vi, thông qua việc thực hiện một hoath động khác trong cuộc sống.
VD: Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ em cá thể tiếp thu các chuẩn mực văn hóa xã hội; Qua việc giúp
mẹ nấu ăn, em bé có thể biết cách chế biến món ăn;
Học theo phương thức của nhà trường KN: Là quá trình của người
học được tổ chức một cách
có chủ đích trong đời sống
xã hội Việc học của người học được diễn ra trong nhà trường, được gọi là hoạt động học.
Trang 3cấu trúc lại đối tượng bên ngoài và chuyển vào trong đầu, hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lý, qua đó phát triển bản thân
Hoạt động học không chỉ hướng vào tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo mới mà còn tiếp thu được cả phương thức dành tri thức đó
Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HS.
3 Cấu trúc hoạt động theo lí thuyết của A.N.Leonchev
Hoạt động có 6 thành tố liên hệ mật thiết với nhau Một hoạt động học bao
giờ cũng được thúc đẩy bởi động cơ học Hoạt động học luôn nhằm sự thỏa mãn
nhu cầu của con người
- Khi nhu cầu học gặp đối tượng học (tài liệu học tập, bài giảng của GV, )
thì trở thành động cơ học
- Động cơ học là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động học.
- Một hoạt động học bao gồm nhiều hành động học.
- Hành động học cụ thể luôn gắn với mục đích học cụ thể.
- Để đạt được hành động học, HS phải tiến hành các thao tác học, dựa theo
các phương tiện, điều kiện học.
Trang 4Ví dụ:
- Hoạt động học có động cơ là: Chiếm lĩnh những thành tựu văn hóa loài người để phát triển nhân cách.
- Hoạt động bao gồm nhiều hành động: Lên lớp, đọc tài liệu, thi,…
- Mỗi hành động gồm các thao tác: Giở sách vở, viết bài,…
- Mỗi hành động đều có các mục đích cụ thể: Đủ điều kiện đi thi, tiếp thu
và hiểu kiến thức, kỹ năng,…
- Khi tiến hành các thao tác, sử dụng các phương tiện, điều kiện: Lớp học, bàn ghế, ánh sáng điện, máy chiếu,
II Hình thành hoạt động học cho học sinh trong dạy học
1 Hình thành động cơ học
- Hình thành hoạt động học cho HS là hình thành đối tượng học cho các em Đối tượng học là kinh nghiệm lịch sử - xã hội được các thế hệ sản sinh và tích luỹ , giúp con người tồn tại và phát triển
* Tóm lại để hình thành động cơ học tập cho Hs cần chú ý
+ Làm nảy sinh nhu cầu của các em đối với tri thức khoa học
+ Người thầy luôn sáng tạo trong việc tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra những điều mới lạ và tri thức mới
+ Phải làm cho nhu cầu của các em gắn liền với các mặt khác của hoạt động học tập : mục đích , quá trình , kết quả
+ Phải có những biện pháp tác động phù bợp với từng đối tượng học sinh để có khả năng khơi dậy tiềm năng của các em
+ Phát huy tối đa các mặt mạnh : tính tích cực , tính chủ động sáng tạo của các
em
2 Hình thành mục đích học tập
- Mục đích học tập là phương tiện để đạt tới động cơ học
Trang 5- Mục đích học là đối tượng của học sinh khi chiếm lĩnh được nó cho phép học sinh đạt được động cơ học
3 Hình thành hành động học cho học sinh
Nội dung học tập có nhiều hình thức tồn tại trong ba hình thức cơ bản:
- Hình thức vật chất , mã hoá ,tinh thần
Các loại hành động học tập :
- Hành động phân tích
- Hành động mô hình hoá
Trong dạy học thường có mô hình sau
- Mô hình gần giống vật thật
- Mô hình mã hoá
III Các lý thuyết tâm lí học và mô hình học tập
1 Thuyết liên tưởng và học tập hình thành các liên tưởng
- Khái niệm: Thuyết liên tưởng là thuyết tâm lí; coi liên tưởng giữa các cảm
giác, các hình ảnh là nguyên tắc cơ bản của đời sống tinh thần Thuyết liên tưởng bắt nguồn và chủ yếu được bàn luận từ nhiều góc độ triết học; sau đó được phân tích về phương diện tâm lí, sinh lí thần kinh và thông tin (Một số các đại biểu hàng đầu: Aristotle (384 - 322 TCN), Thomas Hobbes (1588 – 1679), J.Locke (1632 – 1704))
- Nội dung:
+ Các hiện tượng tinh thần được cấu thành bắt đầu từ cảm giác Các cấu trúc tâm lí cao hơn như ý nghĩ, biểu tượng, tri thức,… được xuất hiện nhờ liên kết cảm giác (hay có thể nói:
Trang 6“Con đường hình thành tri thức về thế giới là sự liên kết các cảm giác và các
ý tưởng”)
+ Điều kiện để hình thành các liên tưởng là sự xuất hiện các cảm giác và các
cơ chế kết hợp chúng của tư duy, tưởng tượng và trí nhớ
+ Sự liên kết, tổ hợp các cảm giác và ý tưởng để hình thành tri thức không phải là sự kết hợp giản đơn các cảm giác hoặc các ý tưởng đã có một cách chắp ghép Mà là sự tổng hợp các cảm giác, ý tưởng hay kinh nghiệm đã có (giống như sự kết hợp của csc yếu tố Vật lí hay Hóa học để tạo thành hợp chất – VD: oxi t/d với hidro để tạo thành nước); sự kết hợp này diễn ra đa chiều, đa khả năng và là một quá trình diễn ra chủ động, có tính sáng tạo + Các mối liên tưởng bị quy định bởi sự linh hoạt, tần số lặp lại của các cảm giác và các ý tưởng thành phần có trong kinh nghiệm (nghĩa là: cảm giác hay
ý tưởng sống động hơn, xuất hiện thường xuyên hơn thì -> việc tạo ra các ý tưởng mới dễ hơn, nhanh hơn và mạnh hơn so với việc liên kết các cảm giác yếu, ít thường xuyên)
- Các quy luật hình thành liên tưởng
+ Quy luật tương tự (tương liên): ý thức của chúng ta dễ dàng đi từ một ý
tưởng này sang một ý tưởng khác tương tự với nó
+ Quy luật tương phản: từ một ý tưởng này liên hệ tới một ý tưởng khác,
ngược với nó (VD: vui gợi đến buồn)
+ Quy luật tương cận: khi nghĩ đến một vật nào đó, ta có xu hướng nhớ lại
những vật khác mà ta đã trải qua ở cùng một thời điểm và cùng một nơi
+ Quy luật nhân quả: khi có một ý tưởng về kết quả, thường xuất hiện các ý
tưởng là nguyên nhân dẫn đến kết quả đó
+ Quy luật kép và quy luật xây dựng: cơ sở tâm lí thần kinh của việc hình
thành các liên tưởng cũng như các quy luật của nó là cơ chế phản xạ có điều kiện do I.P.Pavlov phát hiện (các liên tưởng được giải thích về phương diện sinh lí thần kinh là sự hình thành và khôi phục các đường mòn than kinh tạm thời nhờ các kích thích)
- Các đặc trưng của dạy học hình thành các liên tưởng
Trang 7Đây thực chất là dạy học sinh hình thành các kiến thức khoa học, kĩ năng theo
cơ chế hình thành các mối liên tưởng.
+ Thứ 1: Mục tiêu và nội dung dạy học là cung cấp cho người đọc hệ thống tri
thức dưới dạng thông tin chứa trong hình ảnh, biểu tượng, kinh nghiệm để học sinh tiếp nhận và liên kết chúng thành tri thức của mình; giúp học sinh gợi ra được sự liên kết các tri thức mới và cũ, khai thác mối liên kết một cách chủ động, tích cực, sáng tạo để hình thành tri thức mới theo quy luật liên kết nhất định
+ Thứ 2: Cơ chế học là sự hình thành, củng cố, lưu giữ và khôi phục các mối
liên tưởng Người học sử dụng các giác quan để thu nhận các hình ảnh, các thông tin; sử dụng cơ chế tư duy, tưởng tượng để sang lọc và liên kết các hình ảnh mới và cũ, tạo ra ý tưởng mới; sử dụng các cơ chế của trí nhớ để lưu giữ hình ảnh được tri giác và các kinh nghiệm đã có nhờ liên tưởng; khôi phục các kinh nghiệm đó trong tình huống cần thiết
+ Thứ 3: Dạy học là sự tác động vào các giác quan, trí nhớ, tư duy và tưởng
tượng của người đọc; cung cấp các sự kiện, hình ảnh, các tri thức để người học có cảm giác hình thành nên các hình ảnh, tạo ra các kích thích để có hứng thú hơn trong học tập, giúp người học ôn luyện, củng cố, khôi phục và sáng tạo các mối liên tưởng (Phương châm học ở đây là: cung cấp càng nhiều hình ảnh, sự kiện cho người học càng tốt, giúp người học có nhiều cơ hội để tạo ra môi liên tưởng, luyện tập và khôi phục chúng)
Ngày nay, do sự phát triển của CNTT, dạy học liên tưởng được phát triển theo hướng “mô hình lí thuyết thông tin”
Mối quan tâm lớn nhất của người giáo viên là: Chất lượng của thông tin đầu vào (tri thức dạy cho người học), quá trình xử lí - lưu giữ - khôi phục thông tin của người học (cơ chế làm việc của trí nhớ ngắn hạn hay dài hạn; cơ chế làm việc của tư duy khái quát, suy luận, là quan trọng nhất), phản ứng của người học ở đầu ra (so với đầu vào và so với yêu cầu chuẩn của đầu ra) Quá trình xử lí, liên kết, lưu trữ và khôi phục thông tin liên quan trực tiếp đến cơ chế làm việc của các giác quan, trí nhớ và tư duy người đọc Vì vậy giải pháp
Trang 8nâng cao chất lượng hoạt động trí nhớ và tư duy của người học trong dạy học
là rất cần thiết
2 Tâm lí học hành vi và mô hình học tập hành vi
a Giới thiệu về tâm lí học hành vi
- Sự ra đời của tâm lí học hành vi là một cuộc cách mạng lớn của tâm lí học
đầu TK XX, đã làm thay đổi cơ bản hệ thống quan điểm tâm lí học đương thời: chuyển từ quan niệm tâm lí học khoa học về ý thức với phương pháp nội quan, sang quan niệm đối tượng của tâm lí học hành vi với phương pháp quan sát và thực nghiệm khách quan
- Các đại biểu cho dòng tâm lí học hành vi: E.L.Thorndike J.Watson
(1878-1958), B.F.Skinner (1904-1990)
- Ra đời vào năm 1913 ở Mĩ, Tâm lí học hành vi có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Đối tượng nghiên cứu là hành vi có thể quan sát được, lượng hóa được
+ K/n cơ bản của thuyết hành vi là: kích thích – phản ứng
+ Phương pháp nghiên cứu là: quan sát - thực nghiệm khách quan
+ Mục đích đặt ra là phải điều khiển được hành vi
Loại bỏ bản chất cơ học với những hạn chế của nó, quan điểm của thuyết hành vi cho phép sử dụng chúng như là những phương tiện kĩ thuật cho các hoạt động của đời sống xã hội Phạm vi ứng dụng của thuyết hành vi này rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học
b Ứng dụng của thuyết hành vi trong dạy học
- Nguyên lí chung của việc dạy học theo thuyết Hành vi là điều khiển quá trình
hình thành, làm tăng cường, suy giảm hoặc làm mất một hành vi nào đó của
cá nhân hoặc của nhóm (nói cách khác “Học tập là sự thay đổi một cách có
hệ thống hành vi khi lặp lại tình huống giống nhau”)
- Các mô hình học tập theo lí thuyết hành vi:
+ Điều kiện hóa cổ điển (kiểu S)
+ Điều kiện hóa tạo tác (kiểu R)
+ Học tập quan sát xã hội
+ Tự điều chỉnh và biến đổi hành vi nhận thức
Trang 9- Mô hình học tập kiểu S có cơ sở lí luận là thuyết hành vi cổ điển của
J.Waston với phương pháp phản xạ có điều kiện cổ điển của I.P.Pavlov (Phản ứng R chỉ xuất hiện khi có tác động của S nào đó; kết quả học tập theo
sơ đồ này là hành vi phản hồi, tức là hành vi gây ra bởi kích thích nhất định củng cố gắn với kích thích)
+ Các loại phản xạ được khai thác nhiều trong mô hình dạy học này là: phản xạ khái quá, phản xạ phân biệt và sự dập tắt phản xạ
+ Việc khai thác các nguyên tắc của điều kiện hóa cổ điển có thể được tiến hành theo các hướng sau:
Kết hợp những sự kiện tích cực, thoải mái với những nhiệm vụ học tập (VD:
Để tạo cho học sinh có thói quen đọc sách thì GV cần tạo ra sự hấp dẫn bằng việc tìm những cuốn sách có nội dung hay và hấp dẫn về mặt hình thức)
Giúp học sinh khả năng chịu đựng một cách tự nguyện và thành công những tình huống gây ra sự lo lắng, sợ hãi (VD: phân công các em học sinh nhút nhát giúp đỡ các em lớp dưới (khóa dưới); cho phép những em học sinh sợ nói trước lớp được ngồi để đọc – sau đó đứng đọc – tiếp đến là đứng phát biểu trước tập thể - cuối cùng là các em sẽ tự diễn thuyết)
Giúp học sinh nhận ra sự khác biệt, sự tương tự trong số các tình huống để họ phân biệt và khái quát hóa một cách phù hợp
- Mô hình học tập kiểu R dựa vào thuyết Tạo tác của E.L.Thorndike và
B.F.Skinner
(Khác với mô hình học tập kiểu S, học sinh có phần thụ động trước tác động của người giáo viên, theo công thức phản xạ: có kích thích – có phản ứng Mô hình học tập kiểu R tạo điều kiện để người học có tính chủ động cao đối với đối tượng học.)
+ Một số đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất: người dạy thiết kế mô hình học tập, sao cho khi người học chủ động tác động vào đối tượng học trong môi trường được thiết kế từ trước sẽ được các kết quả mong đợi của học sinh và giáo viên
Trang 10(VD: Dạy học chương trình hóa: nội dung học tập được thiết kế theo một
chương trình có tính cơ học; nội dung chia thành nhiều đơn vị nhỏ, tuân theo logic; mỗi đơn vị thành phần cung cấp sự củng cố tích cực và giảm thiểu các kích thích khó chịu đối với người dạy học)
Thứ hai: nội dung học tập hướng đến thỏa mãn nhu cầu của người học, nhờ
đó làm tăng tính chủ động của người học, việc củng cố (khen ngợi) các hành
vi đúng của người học có ý nghĩa quyết định Có khá nhiều phương pháp để khuyến khích học tập thông qua các hình thức củng cố: động viên (khen ngợi), lựa chọn tác nhân củng cố (nguyên tắc Premack), định hướng phân tích, thực hành những hành vi tích cực, sử dụng củng cố tiêu cực và trừng phạt
- Mô hình học tập xã hội: là học tập nhờ quan sát và bắt chước các mô hình xã
hội của hành vi (mô hình này gắn với nhà tâm lí học Mĩ – A.Bandura) , khi ra ngoài thực tiễn cần chú ý đến một số khía cạnh sau:
+ GV phải làm mẫu hành vi và thái độ mà họ muốn HS học (ví dụ như: thể hiện sự nhiệt tình, say sưa với môn học và với học trò), sử dụng bạn bè, cán
bộ là người làm mẫu
+ Đảm bảo cho học sinh nhận thấy những hành vi tích cực của mình dẫn đến củng cố cho người khác
+ Tranh thủ sự giúp đỡ của người lãnh đạo bằng các hành vi khuôn mẫu cho cả lớp
- Mô hình học tập tự điều chỉnh và biến đổi hành vi nhận thức: là mô hình
học tập tự điều chỉnh và biến đổi hành vi nhận thức được tập trung vào việc học cách tự quản lí cuộc sống của bản thân Các thành phần của hoạt động tự quản lí được xem xét bao gồm:
+ Xây dựng mục tiêu: là yếu tố quan trọng nhất của việc tự quản lí.
+ Ghi chép và đánh giá sự tiến triển hành vi: sẽ cho phép học sinh kiểm soát và
điều chỉnh hành vi của mình
+ Sự tự củng cố: là bước cuối cùng của công việc tự quản lí
Trang 11 Trong quá trình trẻ em học cách tự quản lí, gia đình có vai trò khá lớn; GV
và phụ huynh HS cần phối hợp và cùng hướng tới việc ủng hộ tính độc lập của con em mình
IV Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh
1 Bản chất khái niệm khoa học
a Khái niệm
Khái niệm là tri thức của loài người về một loại sự vậy, hiện tượng, quan hệ nào
đó đã được khái quát hóa từ các dấu hiệu bản chất của chúng.
Khái niệm là một năng lực thực tiễn được kết tinh lại và “gửi” vào đối tượng
Vai trò của khái niệm
- Vừa là sản phầm, vừa là phương tiện của hoạt động
- Vừa là “thức ăn” của tư duy, vừa là sản phẩm của tư duy
- Là “vũ khí”, là sức mạnh để hoạt động sáng ạo, cải cách và thích nghi được với cuỗ sống
- Là “vườn ươm” của tư tưởng, niềm tin, vật liệu để hình thành nhân cách
cá nhân
b Hình thức biểu hiện
Khái niệm có hai nơi trú ngụ:
- Ở đối tượng
- Ở trong đầu chủ thể: kết quả của sự hình thành bắt đầu từ bên ngoài chủ thể, bắt đầu từ đối tượng
2 Sự hình thành khái niệm khoa học
a Bản chất
Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm là quá trình chuyển hóa khái niệm từ sự vật, hiện tượng trong hiệm thực thành tâm lý thông qua hoạt động Chỉ khi khái niệm được chuyển hóa thành tâm lý dưới dạng ý tưởng thì quá trình hình thành khái niệm mới kết thúc.
Nguyên tắc:
- Xác định chính xác đối tượng cần chiếm lĩnh