Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Tư Tưởng Giáo Dục Của John Amos Comenius

18 5 2
Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài -  Tư Tưởng  Giáo Dục Của John Amos Comenius

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHANN AMOS COMENIUS I Tiểu sử và bối cảnh thời đại: 1 Tiểu sử: John Amos Comenius, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592 - 15 tháng 11 năm 1670, là một triết gia, nhà giáo dục và nhà thần học người Czech tại Margraviate of Moravia Ông là giám mục cuối cùng của Unity of the Brethren và đã trở thành một nhà tôn giáo tị nạn và là một trong những người khởi xướng đầu tiên của giáo dục phổ thông, một khái niệm cuối cùng được đưa ra trong cuốn sách Didactica Magna của ông Ông được coi là cha đẻ của giáo dục hiện đại: người đầu tiên phân kì giáo dục theo độ tuổi, đặt ra cấp bậc tiểu học; người đầu tiên soạn chương trình giáo dục cho cấp trước đi học là cấp mẫu giáo… Ông chính là người xây nên hệ thống các nguyên tắc dạy học hiện đại Ngoài vùng Bohemia nơi ông đã sinh ra, ông còn sống và làm việc tại các khu vực khác của Đế quốc La Mã Thần thánh, và các quốc gia khác như: Thụy Điển, Liên bang Ba Lan – Litva, Transylvania, Anh, Hà Lan và Hungary Dòng họ Comenius thuộc tầng lớp những người học vấn trung lưu và được trọng vọng Tuy nhiên, tuổi thơ của ông lại đầy long đong bất hạnh Năm 12 tuổi ông đã mất cả cha cả mẹ vì bệnh tật, rồi được nhận nuôi nhưng cũng chưa đầy 2 năm thì quân Hungary kéo tới và ông lại phải di dời đi nơi khác Năm 16 tuổi, Comenius học chuyên tiếng La tinh tại trường trung học thành phố Psêrop (Přerov) Nhờ có trí thông minh lạ thường, ông được gửi sang Đức học Đại học và tốt nghiệp khoa Thần học tại Học viện Herborn đến năm 1614 thì ông trở về nước, quay lại trường cũ dạy học Cũng tại đây, ông đã lập gia đình và sinh được hai con, nhưng rồi cảnh loạn lạc và bệnh dịch đã cướp đi cả người vợ thân yêu và hai con nhỏ Vì là một Mục Sư Tinh Lành, nên chính Comenius cũng luôn luôn phải sống trong cảnh trốn tránh Năm 1628 cùng với tất cả các thành viên của Huynh Đoàn, ông phải rời bỏ lãnh địa thuộc Habsburg Cùng với một số đông các đồng đạo của ông, Comenius đã đến định cư tại Lissa thuộc nước Ba Lan và ông đã bắt đầu dạy học tại trường của Huynh Đoàn Chính trong thời gian này, qua các tác phẩm của ông, ông đã trở thành nổi danh trong hàng ngũ các triết gia và các học giả trên khắp Âu Châu Vì những lời mời của các triết gia và học giả, từ năm 1641 ông đã thường xuyên du hành khắp các nước, Anh quốc, Hoà Lan, Đức, Thụy Điển, v.v… vì thế ít khi ông có mặt tại Lissa Vào năm 1648 Comenius được chọn làm Giám Mục Tinh Lành của Huynh Đoàn Nhưng tiếc thay, vào năm 1656 ở Ba Lan chính sách nhân nhượng về tôn giáo bị bãi bỏ và quân đội Ba Lan đã được lệnh tiêu hủy thành phố Lissa Vì thế Comenius và cộng đoàn Tin Lành của ông lại một lần nữa phải di tản khỏi Ba Lan, và ông được phép đến định cư tại thành phố Amsterdam của Hoà Lan Ở đây ông đã sống cho tới lúc qua đời 2 Bối cảnh thời đại: Năm 1618, đất nước Czech xảy ra chiến tranh Tôn giáo giữa tín đồ Cơ đốc giáo và tín đồ đạo Tin lành, đất nước rơi vào thời kì đen tối Comenius đã rơi vào tình cảnh khổ cực nghèo đói, ông đã sống tha hương cầu thực nơi xứ người khắp các đất nước như Hà Lan, Thụy Điển, Hungary và ông luôn hi vọng sẽ được quay trở lại quê hương Vốn là một nhà yêu nước, ông luôn cố gắng chuẩn bị cho công cuộc xây dựng lại Tổ quốc đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh Và ông nhận thức được rằng, vai trò của giáo dục là thiết yếu trong vấn đề này Do lưu lạc đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau cùng với thấu hiểu hoàn cảnh đất nước hiện tại mà ông đã rút ra và đúc kết được tư tưởng về giáo dục của riêng mình để có thể khiến nền giáo dục của toàn thế giới được phát triển đúng cách Suốt thời gian lưu lạc đó, ông đã để lại cho đời hơn 200 cuốn sách và nhiều bản thảo có giá trị Nhờ những tác phẩm của mình mà ông đã nổi tiếng khắp châu Âu + Năm 1631, ông cho xuất bản cuốn sách giáo khoa bằng tiếng Latinh“ Ngữ pháp nhập môn” Trong cuốn sách này, ông đã khuyến cáo rằng, các giáo viên phải sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh để dựa vào đó mà giúp cho học sinh hiểu được những từ ngữ xa lạ Ông còn cho rằng, giáo viên phải bắt đầu từ những bài học đơn giản để học sinh có thể tiếp thu một cách triệt để các tri thức cơ bản trước khi dạy nâng cao cho chúng + Năm 1657, ông xuất bản cuốn “Lý luận dạy học vĩ đại” tại Hà Lan Đây là cuốn sách nổi tiếng nhất của Comenius Trong này, ông đã phác họa những phương pháp giáo dục phổ thông của nguyên lý giáo dục toàn trí Theo ông, giáo dục toàn trí là sự cần thiết cho sự cứu rỗi linh hồn con người Ông đã phác họa ra phương pháp giáo dục phổ cập, hay là những nguyên lý giáo dục cơ bản Đây chính là công cụ hữu hiệu nhất để trao đổi tri thức giữa giáo viên và học sinh + Năm 1641-1646, ông sang Anh và viết cuốn “Con đường ánh sáng ” Trong cuốn sách này, Comenius đưa ra những điểm cơ bản của ý tưởng về việc xuất bản sách giáo khoa, tạo ra một ngôn ngữ chung và trường bách khoa Ông tin rằng, một ngôi trường đào tạo toàn diện sẽ góp phần thiết lập nên sự thống nhất về tri thức và tâm linh trên toàn thế giới + Năm 1658, Comenius viết cuốn “Thế giới qua hình ảnh”, là cuốn sách đầu tiên có hình minh họa trên thế giới Với cuốn sách này, ông đã đưa ra một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, giúp học sinh tri giác về những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Đây cũng là cuốnsách mở đường cho phương pháp giáo dục hiện đại: sử dụng công cụ minh họa cho bài học, giúp cho học sinh có thể nhận thức vấn đề tốt hơn II Lý luận giáo dục của Johann Amos Comenius: 1 Mục đích giáo dục: 1.1 Mục đích giáo dục: Với Comenius mục đích cuối cùng của cuộc đời con người là có thể hòa hợp với Chúa và có hạnh phúc bất diệt trong đời sau khi chết bởi cuộc sống trên trái đất chỉ là bước đệm chuẩn bị cho cuộc sống sau khi con người ta từ giã cõi đời Chỉ có giáo dục mới làm cho người ta trở nên một con người đáng là con người.Vì mục đích đó, con người nên:  Hiểu biết tất cả mọi thứ  Trở thành một người có thể tự mình kiểm soát được tất cả  Có thể trở thành hình ảnh của Chúa 1.2 Mục tiêu giáo dục: Theo ông, giáo dục phải chuẩn bị cho con người bước vào đời, không những cuộc đời tinh thần mà cả cuộc đời xã hội Vì vậy, nhà trường phải xây dựng cả hai mặt đó của con người để họ có thể làm tốt mọi việc theo chức năng của mình trong đời sống xã hội và chuẩn bị cho cuộc đời trường cửu sau này Ông còn cho rằng mục tiêu của giáo dục là chúng ta có được sự khôn ngoan trong đó bao gồm học tập, đạo đức vào lòng tin của đức Chúa Mục đích của tác phẩm sư phạm của Comenius là nhằm một sự huấn luyện bao quát cho từng cá nhân mỗi người, tức tạo điều kiện cho đương sự sử dụng lý trí của chính mình một cách đúng đắn Chính mục đích này là nền tảng cho một chương trình rộng lớn mà Comenius đã khởi xướng Tuy nhiên, ông mong muốn rằng sự giáo dục không chỉ dừng lại trong phạm vi từng cá nhân, nhưng còn phải tiến xa hơn nữa, nghĩa là còn phải nhằm tới một cuộc cải tổ toàn thể nhân loại Nhưng theo Comenius, để đạt được điều đó thì một sự tri thức cơ bản về tất cả mọi lãnh vực là một điều thiết yếu không thể thiếu Một khi đã đạt tới được sự nhận thức bao quát, con người sẽ bước vào trong thế giới bao la của các học giả, thế giới của an bình, trong đó những sự hiểu lầm và những cãi cọ tranh giành được thay thế bằng sự thông cảm lẫn nhau và trong tất cả sự thông minh hiểu biết là cơ cấu nền tảng cho mọi nguyên tắc Để hiện thực được một xã hội nhân bản như thế trên toàn thế giới, Comenius đề nghị thành lập một Ủy ban tam đầu chế cho cả thế giới, đó là:  Hội đồng các giáo sư về sự khai sáng trí tuệ  Một toà án về hòa bình  Tập hợp mọi sự thánh thiện 2 Nội dung giáo dục: Từ mục tiêu giáo dục và từ khẩu hiệu: “Dạy mọi điều cho tất cả mọi người”, Comenius đã xây dựng mọt nội dung giáo dục theo nguyên tắc sau: “ Ngoài phạm vi giáo dục tôn giáo và giáo dục đạo đức, chỉ giáo dục cái có lợi ích tức thời mà thôi ” vì sống trên trần thế cần tìm hiểu cái gì căn bản trên trần thế 2.1 Về giáo dục tôn giáo: Comenius cho rằng con người cần phải có lòng tin tuyệt đối vào Chúa và phải nỗ lực phấn đấu để trở thành con người toàn diện như Chúa Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng cuộc sống hiện tại chỉ là bước đệm cho cuộc sống sau khi chết Cuộc sống trần thế là sự chuẩn bị cho một cuộc sống vĩnh hằng Chết chưa phải đã hết mà chết chính là bắt đầu một cuộc sống mới Vì vậy, ông cho rằng con người cần phảithường xuyên học tập, trau dồi để có kiến thức toàn diện nhằm nhận thức thế giới khách quan phục vụ bản thân và hoàn thiện nhân cách Từ đó có thể hiểu được mối quan hệ linh thiêng giữa 3 cõi: cõi người, cõi tự nhiên và cõi thần thánh 2.2 Về giáo dục đạo đức: Theo Comenius, học sinh và thanh niên cần có 5 đức hạnh cơ bản: 2.2.1 Tính công bằng: - Giáo dục học sinh làm điều có lợi cho mình đồng thời tránh hại cho người khác - Tránh làm điều bất công, độc ác, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người - Nguyên nhân duy nhất của sự sa sút dẫn đến đói khổ, chiến tranh là do mù quáng tư duy, do con người không nắm bắt được mục tiêu của chính mình cũng như của tạo vật, tức là đã xúc phạm đến kẻ khác, đã lấy của người khác cái thuộc về họ - Giáo dục là con đường duy nhất làm thay đổi tư duy, khái sáng tư duy của con người - Công bằng là không làm điều ác, tổn hại đến người khác và chọn điều thiện vì thương yêu con người Luận điểm này được thể hiện rõ nét thông qua cuộc đối thoại giữa ông và học trò mình Người học trò hỏi:  Thưa thầy, ở đời có nhiều điều thiện khác nhau, vậy chúng con nên làm theo điều thiện nào?  Hãy làm điều thiện cao cả nhất!  Thưa thầy, nghĩa là thế nào?  Là tự do Tự do là trạng thái tốt nhất khi con người làm chủ được bản thân Ta không làm nô lệ cho của cải bên trong ta, không làm nô lệ cho các thói hư tật xấu!  Thưa thầy, thế nào là nô lệ của thói hư tật xấu?  Đó là khi con người bị lôi kéo bởi những ham muốn, dục vọng rồi lao đầu vào một cách mù quáng Các em hãy cảnh tỉnh trước những hình thức nô lệ đó để được tự do rồi từ đó mới có hạnh phúc!  Thưa thầy, những người thế nào là đáng quý trọng hơn cả?  Đó là những người biết khinh thường những thứ cơ hội, sự phú quý giàu sang, danh vọng và lòng tham tận hưởng cuộc đời! 2.2.2 Tính thận trọng: Theo Comenius, để đạt được kết quả vững chắc trong cuộc sống cũng như phân biệt được chính xác cái tốt và cái xấu để rồi từ đó không làm ra những hành động sai lầm thì cần có tính thận trọng Thận trọng trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động và trong các mối quan hệ giữa người với người 2.2.3 Tính điều độ: Điều quan trọng là phải dạy cho trẻ biết điều độ trong ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, làm việc Tất cả đều phải bằng nhau, không thể quá chú trọng vào cái nào Như vậy thì cơ thể của trẻ mới có thể đạt được sự cân bằng và phát triển toàn diện được Vì thế, Comenius đã đưa ra nguyên tắc: “ Không điều gì quá đáng, phải biết dừng lại trước khi đến chỗ no nê, chán ngán và mọi việc phải có ranh giới” 2.2.4 Biết nhường nhịn: - Học sinh, thanh niên phải học được cách kiềm chế, chiến thắng bản thân - Trong công việc cũng như trong các mối quan hệ thì phải xử sự một cách có hiểu biết, nhường nhịn lẫn nhau thì thế giới sẽ không hỗn loạn và con người sẽ được sống cuộc sống vui vẻ, hòa thuận 2.2.5 Lòng dũng cảm: - Lòng dũng cảm của học sinh, thanh niên được thể hiện ở sự công bằng, thẳng thắn, sự tốt bụng, bền bỉ dẻo dai trong lao động - Dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình - Lòng dũng cảm là phẩm hạnh bao gồm sự tự chủ, tính kiên trì khi hoàn cảnh đòi hỏi sự thực hiện nhiệm vụ Ưu điểm nổi bật của Comenius được thể hiện ở chỗ ông không chỉ dừng ở lý luận, lý thuyết chung chung mà còn luôn chú ý để gắn liền với thực tiễn Ông cho rằng hành vi giao tiếp phản ánh đức hạnh của con người Đó không chỉ là cách xử sự giữa người với người, người với thiên nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng mà còn thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách đi đứng, cử chỉ điệu bộ,… Vì vậy ông rất chú trọng đến việc giáo dục hành vi cụ thể, chi tiết Chẳng hạn, ông viết: “Nơi đông người mà nói năng thô tục, bạn hãy coi đó là liều thuốc độc Cuộc trò chuyện không lịch sự làm hỏng những người lịch sự” Hay “Bất cứ lời nói nào cũng cười là thuộc tính của người vô duyên nhưng ngược lại, nếu không biết cười lại là người ngu ngốc”… Bên cạnh đó, Comenius cũng rất coi trọng việc người lớn làm gương cho trẻ noi theo và cho đó là cách giáo dục có tác dụng trực tiếp lớn lao: “Cha mẹ, vú nuôi, thầy giáo, người lớn… phải nêu gương của một cuộc sống nề nếp, vì trẻ em học bắt chước, trước khi hiểu biết” Phải biết tạo cho trẻ “sự bận rộn với những việc làm nghiêm túc, hoặc vui chơi giải trí, miễn là đừng để chúng lêu lổng” Cần phải dạy chúng đức tính khiêm tốn, sự vâng lời, biết giúp đỡ người khác, tôn trọng người lớn tuổi, chăm chỉ, cẩn thận,… Đặc biệt khi giáo dục lòng dũng cảm, chống lại sự bê tha lười biếng, sự thiếu suy nghĩ chín chắn, tính vô kỷ luật, người lớn phải luôn khuyên bảo, trò chuyện với con cái về các hành vi đạo đức Luôn ở bên uốn nắn để giúp trẻ có thể hình thành nhân cách và phát triển một cách toàn diện 2.3 Về giáo dục trí dục: Do “ngoài phạm vi giáo dục tôn giáo và giáo dục đạo đức, chỉ giáo dục cáicó lợi ích tức thời mà thôi”, Comenius chủ trương cung cấp cho học sinh những tri thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn giai cấp tư sản đã lớn mạnh Tuy nhiên, những trí thức đó phải hữu ích và cơ bản, thiết thực và phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người Theo ông, “ người hiền minh không phải là người biết nhiều mà là người biết cái điều hữu ích” và “ lát bánh mì và hớp rượu có ích cho dạ dày con người hơn là máng ăn đầy cám và rác bẩn” Theo ông để mọi người có thể dễ dàng học tập thì phải có tài liệu, sách giáo khoa để nghiên cứu Tất cả đều phải được trình bày dễ hiểu theo một trình tự nhất định Mỗi môn học phải chọn nội dung cần thiết, hữu ích đối vơí cuộc sống, cơ bản và trình bày ngắn gọn, sát với thực tế Thế giới là một thể thống nhất không thể tách rời, các khoa học khác nhau phản ánh từng mặt vận động khác nhau của thế giới Khi học đầy đủ các khoa học đó, chúng ta sẽ có được một nền tảng vững chắc Dựa vào những quy luật phổ biến của tự nhiên, Comenius đã vận dụng nó để lý giải sự phân kỳ lứa tuổi, hệ thống nhà trường cùng một số nguyên tắc dạy học Ông chia cuộc đời của thế hệ trẻ đang lớn lên thành 4 thời kì lứa tuổi, cứ 6 năm 1 thời kì gồm: - Thời thơ ấu (từ lọt lòng đến 6 tuổi): là thời kì tăng trưởng mạnh mẽ về mặt thể chất và sự phát triển các giác quan Ở thời kỳ này, cần rèn luyện giác quan của trẻ em để chúng nhận thức được thế giới bên ngoài Phải chú ý đến sức khỏe của chúng, phải tạo điều kiện cho chúng phát triển được mọi khả năng của chúng, trong các trò chơi cũng như trong khi học vẽ, học hát - Thời niên thiếu (từ 6 tuổi đến 12 tuổi): sự phát triển trí nhớ, tưởng tượng với những cơ quan thực hiện - ngôn ngữ và tay Ở tuổi này, trẻ nên được học ở trường quốc ngữ, nơi chúng sẽ được học về những tri thức cơ bản như viết, vẽ, hát, làm tính… - Tuổi thanh xuân (từ 12 đến 18 tuổi): sự phát triển tư duy ở trình độ cao hơn (hiểu và suy luận) Trẻ được vào học ở trường Latinh Nội dung học là các môn nâng cao về tự nhiên, xã hội như: ngữ pháp, tu từ học, biện chứng pháp, toán học, thiên văn, lý luận âm nhạc….để trau dồi đầu óc phán đoán, trí thông minh - Tuổi trưởng thành (từ 18 đến 24 tuổi): sự phát triển ý chí và năng lực bảo toàn sự hài hòa Đây là giai đoạn cuối cùng của đời học trò nhằm hoàn thiện con người, đào tạo ra những nhà khoa học sẵn sàng tham gia bước vào hoạt động lao động phục vụ cho xã hội Ở trường đại học, người ta dùng phương pháp du lịch để mở rộng tầm mắt học sinh 3 Phương pháp giáo dục: 3.1 Phương pháp trực quan: Comenius yêu cầu việc dạy học bắt đầu không phải từ việc giảng dạy bằng lời về những sự vật hiện tượng mà từ sự quan sát cụ thể chúng vì “sự vật là thân thể, lời nói chỉ là cái áo ngoài”, nghiên cứu sự vật không chỉ dựa vào những cái người khác đã quan sát và chứng minh mà phải căn cứ vào những cái chính mắt mình nhìn, chính tay mình nghe, chính mũi mình ngửi,… và nếu có thể thì quan sát trực tiếp sự vật trong thiên nhiên Nếu không quan sát trực tiếp được thì thay chúng bằng tranh, hình vẽ, mô hình Trên cơ sở thuyết cảm giác luận, Comenius đã cho kinh nghiệm cảm tính là cơ sở nhận thức và dạy học Theo ông, tính trực quan không chỉ là trực quan thị giác, mà phải thu hút nhiều giác quan vào việc tri giác những sự kiện hiện tượng  Bản chất: - Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo - Có 2 hình thức thể hiện: + Minh họa: trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng, + Trình bày: trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, bằng video  Phương pháp thực hiện - Giáo viên treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của học sinh - Giáo viên trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ, tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh, - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh - Từ những chi tiết, thông tin học sinh thu được từ phương tiện trực quan, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải 3.2 Phương pháp tuần tự hệ thống Comenius đề cao tính tuần tự trong dạy học Tất cả những điều trình bày để học sinh lĩnh hội cần phân bổ như thế nào để khi học tài liệu mới đều đã được chuẩn bị từ trước Dựa vào những đặc điểm lứa tuổi của trẻ, lúc đầu nên phát triển cảm giác, sau đó đến trí nhớ, tiếp nữa là tư duy, và cuối cùng là ngôn ngữ và bàn tay Comenius đòi hỏi dạy học phải đảm bảo tính hệ thống  Bản chất và phương pháp thực hiện: - Người thầy khi giảng dạy phải đi từ cái đã biết đến cái chưa biết,từ cái giản đơn đến cái phức tạp, từ sự kiện tới kết luận, từ thí dụ tới quy tắc mà chúng giúp khái quát, hệ thống những sự kiện, thí dụ; cần đi từ cụ thể tới trừu tượng, từ dễ tới khó, từ cái riêng tới cái chung và ngược lại 3.3 Phương pháp quan sát đối tượng: Comenius xác định tầm quan trọng của nguyên tắc giảng dạy theo trình độ tiếp thu của học sinh Giảng dạy phải tùy theo lứa tuổi, tùy theo trình độ hiểu biết của học sinh Comenius cũng đã có những chỉ dẫn về việc dạy học phải vừa sức đối với học sinh Theo ông, tính vừa sức trong dạy học chỉ đạt được bằng việc giảng dạy một cách rõ ràng, bằng việc thông bảo điều cơ bản mà không quá nhiều chi tiết  Bản chất: - Giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học sinh của mình để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của học sinh Có hiểu được như vậy giáo viên mới tìm được biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại được những cái cần và đủ cho từng học sinh  Phương pháp thực hiện: - Trước hết, người giáo viên phải soạn bài chu đáo, khi lên lớp, nhất thiết phải có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu - Khi giảng bài, giáo viên phải làm rõ trọng tâm và mối quan hệ lôgíc của mạch kiến thức bài học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh - Sử dụng hợp lý sách giáo khoa và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành - Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt học sinh tự đưa ra kết luận cần thiết Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ học sinh học lực yếu kém - Tiếp theo cần phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch dạy học, thiết kế giáo án, lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để dạy học cho phù hợp 3.4 Phương pháp củng cố tri thức: Comenius cho rằng: giảng dạy như trồng cây, rễ càng sâu thì cây càng vững Cho nên những điều gì học sinh đã học, cần nắm vững lấy Do đó, người thầy phải luyện tập, ôn tập tài liệu mà học sinh đã lĩnh hội, nhờ đó mà thấy được điều học sinh chưa hiểu Với mục đích đó, ông khuyên nên tạo điều kiện cho học sinh dạy lại điều họ đã học được cho người khác  Bản chất: - Là quá trình giáo viên giúp học sinh nhắc lại, hệ thống khái quát lại những kiến thức đã học, giúp học sinh nắm vững những kiến thức đã học, từ đó giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào việc thực hành và giải quyết các bài tập, tạo cơ sở để học sinh tiếp thu tốt kiến thức mới  Phương pháp thực hiện: - Củng cố kiến thức cho học sinh trong khi trình bày tài liệu mới: muốn cho giờ học đạt hiệu quả cao thì việc củng cố tri thức cho học sinh phải được tiến hành trong suốt quá trình dạy - học Ngay từ trước khi trình bày kiến thức mới, giáo viên phải hệ thống lại kiến thức đã học bởi vì có nắm chắc kiến thức đã học thì học sinh mới có thể tiếp thu được kiến thức mới một cách lôgic, khoa học - Củng cố kiến thức cho học sinh vào thời gian cuối tiết học, cuối bài học: muốn đạt hiệu quả cao và học sinh không bị nhàm chán thì cần phải tùy thuộc từng bài cụ thể mà dành thời gian cho thích hợp, có tác dụng củng cố lại kiến thức đã học, khơi dậy tư duy của học sinh - Củng cố kiến thức cho học sinh trong các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết: Loại bài ôn tập, sơ - tổng kết là loại bài rất có ưu thế trong việc củng cố kiến thức cho học sinh Nhưng là loại bài khó dạy đối với giáo viên vì lượng cần kiểm tra thì nhiều mà thời gian lại có hạn Giáo viên cần phải vận dụng mềm dẻo cấu trúc của bài học, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm của từng bài để tiến hành dạy 3.5 Phương pháp tích cực hóa vai trò của người học: Comenius chú ý phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của học sinh Theo ông để làm được điều đó, phải kết hợp cái hứng thú với điều ích lợi, khuyến khích tính tò mò của trẻ “Tôi luôn luôn làm phát triển tính độc lập trong quan sát, trong ngôn ngữ, trong thực hành, trong vận dụng ở những học sinh của tôi”  Bản chất: - Người thầy luôn cần khêu gợi cho học sinh chú ý đến bài và mỗi khi đặt câu hỏi là phải có sự tham gia của cả lớp Những học sinh trả lời đúng phải được khen ngợi để khích lệ  Phương pháp thực hiện: - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do thầy giáo tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được thầy giáo sắp xếp, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo - Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một phương pháp nâng cao công hiệu dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Lớp học là môi trường tiếp xúc với nhau thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hiệp tác giữa các cá nhân chủ nghĩa trên con đường chiếm lĩnh nội dung học hỏi Phê duyệt đàm luận, tranh luận trong tập thể, quan điểm mỗi cá nhân chủ nghĩa được thổ lộ, tự tin tuyên bố hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh giá học trò không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và sắp xếp hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo hoàn cảnh nhận định thực trạng và sắp xếp hoạt động dạy của thầy 3.6 Phương pháp áp dụng kỷ luật trong nhà trường: Comenius đã viết “trong tiếng Bô-hem có một câu tục ngữ: Một nhà trường không có kỷ luật là một cái cối xay không có nước Câu tục ngữ ấy nói lên một chân lý: Nếu cối đang quay mà anh bỏ nước đi thì nhất định cối xay phải ngừng lại Trong nhà trường cũng thế, nếu anh bỏ kỷ luật đi thì nhất định công việc không chạy được” Ông chỉ rõ mục đích của việc vận dụng kỷ luật trong nhà trường Ông nói: “Kỷ luật phải thi hành với những kẻ lệch lạc, không phải vì họ lệch lạc mà là để họ đừng lệch lạc nữa.” Chính vì vậy đối với việc áp dụng kỷ luật, ông cho rằng: “Dùng kỷ luật thì phải không nhu nhược, không giận dữ, không thù hằn, phải có một sự trong trắng và một sự thành thực có thể khiến kẻ mà mình muốn cho trở thành một người có kỷ luật nhận thấy rằng trừng phạt là vì lợi ích của kẻ ấy và vì các thầy thương yêu như cha mẹ” Comenius cực lực phản đối kỷ luật roi vọt thời Trung cổ vì theo ông, roi vọt chẳng ích lợi gì, khi ta muốn khêu gợi cho trẻ lòng yêu mến nhà trường, trái lại nó chỉ làm cho trẻ càng sợ, càng căm ghét nhà trường mà thôi 4 Hình tượng giáo viên: Comenius nhận thức trọng trách của người thầy giáo hết sức nặng nề và đầy vinh quang Theo ông “ dưới mặt trời này, không có một chức vụ nào ưu việt hơn!” Ông ví người thầy giáo như một thợ nặn, nặn những tâmhồn của trẻ”, hoặc như một ngọn lửa xua đuổi hét những bóng tối trong tríóc Đó là một quan điểm tiến bộ đối với người thầy giáo, vì trước đó nghề thầy giáo, đặc biệt nghề thầy giáo tiểu học không được tôn trọng Một mặt, ông yêu cầu nhân dân tôn trọng người thầy giáo, nhưng mặtkhác, ông yêu cầu người thày giáo phải nhận rõ chức năng quan trọng, phải là mẫu mực về lòng trung thực, tinh thần kiên trì , hăng hái, phải là ngườicó học vấn và cần cù lao động, yêu nghề, đối xử với học sinh như người cha Tất cả những phẩm hạnh đó là tấm gương sinh động để học sinh noi theo Ông cũng đòi hỏi người thầy giáo phải ân cần, hòa nhã, phải có thái độ vui vẻ, thân mật, một tình yêu chân thành Theo ông, nếu anh không thể làm như một người cha thì anh không thể làm như một người thầy Có thể nói, những bài học của J.A.Comenius, “ Ông tổ của nền sư phạm cận đại”, người sống cách chúng ta trên 300 năm, vẫn còn nguyên giá trị và luôn là ánh sáng soi đường cho các thế hệ sau Nguồn tham khảo: http://thanhnien.vn/doi-song/bai-hoc-dao-duc-cua-mot-thien-tai-su- pham-117384.html https://vi.scribd.com/document/123547/Comenius http://www.dongcong.net/misc/LmThy/nhamDatToi1lyTri.htm https://vi.scribd.com/document/39583108/Jan-Amos-komensky-bai-t %E1%BA%ADp-chuyen-%C4%91%E1%BB%81

Ngày đăng: 09/03/2024, 05:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan