1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Tư Tưởng Giáo Dục Của John Dewey

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  - Môn: Giáo Dục Học TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY MỤC LỤC 1 NỘI DUNG TRANG Bảng phân công công việc 4 I Tiểu sử của John Dewey .5 II Bối cảnh lịch sử…………… .5 III Các quan điểm giáo dục 7 IV Ý nghĩa các quan điểm giáo dục đối với thực tiễn nền giáo dục Việt Nam…………………………… 12 Phần tài liệu tham khảo 14 2 BÀI TẬP THẢO LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công: STT Họ và tên SV Lớp – Khoa Nhiệm vụ được phân công Ghi chú 1 Phan Phương Anh 14E6 - Sư phạm Anh Nhóm trưởng 2 Lý Anh Thư 14E6 - Sư phạm Anh 3 Ngô Thị Thu Trà 14E6 - Sư phạm Anh 4 Nguyễn Thị 14E6 - Sư phạm Anh Quỳnh Trang Khóa: K48 - QH.2014.F1 Năm học: 2016 - 2017 Ngày làm: Ngày 25 tháng 9 năm 2016 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY 3 I Tiểu sử của John Dewey - Ông sinh ngày 20/10/1859 và mất ngày 01/06/1952 (thọ 93 tuổi) trong một gia đình bán tạp hóa tại thành phố Burlington, bang Vermont - Ông được giáo dục tại Đại học Tổng hợp Vermont, lấy bằng cử nhân năm 1879 - Là nhà triết học vào hàng lớn nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX - Là nhà giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của nhân loại  Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỷ XX Ông đã trở thành thần tượng của những tri thức Hoa Kỳ lỗi lạc II Bối cảnh lịch sử - Nước Mỹ được hình thành từ làn sóng di dân của nhiều nước châu Âu Quá trình đó gắn với sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản đang trên đà trở thành một hiện tượng thế giới Sự ra đời của nước Mỹ được đánh dấu bởi sự kiện công bố bản Tuyên ngôn độc lập–1776 - Mỹ là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ ngay từ buổi đầu lập quốc Được dân nhập cư gọi tên là “vùng đất hứa” để thực hiện mục tiêu đổi đời, vì thế, “người Mỹ mới” tự nhận mình là đã cởi trói khỏi những ràng buộc cha truyền con nối của châu Âu để trở thành những người tự do, được quyền “tự cai trị” bản thân theo tinh thần “con người tự lập thân” Ý thức hệ của dân tộc Mỹ lấy Tuyên ngôn độc lập làm chỗ dựa, nó được thiết lập dựa trên ba dự trữ tinh thần là chủ nghĩa cá nhân, ý thức chính trị quốc dân và tinh thần tham gia tự nguyện - Ngay từ thời kỳ thuộc địa, người Mỹ đã đặt kỳ vọng và chú trọng phát triển giáo dục Không có một hệ thống giáo dục thống nhất toàn liên bang, giáo dục được xem là 4 lĩnh vực thuộc về chính quyền địa phương Sự phát triển giáo dục nảy sinh từ những sáng kiến địa phương Các bang, thị trấn được tự chủ về tài chính, thiết kế chương trình, tổ chức giảng dạy, tuyển dụng giáo viên và chịu sự giám sát trực tiếp của địa phương Tính phi tập trung hoá và trình độ độc lập cao của hệ thống giáo dục Mỹ tạo cơ hội cho việc phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu của mỗi cộng đồng - Sự bế tắc của lý thuyết giáo dục “lấy nội dung dạy học là trung tâm” (do W.T.Harris dẫn đầu) và trào lưu cải cách lãng mạn (do S.Hall khởi sướng) đặt ra một vấn đề là, tìm ra một phương cách nhằm sửa chữa các khuyết điểm của giáo dục truyền thống Mỹ Trong bối cảnh ấy, Dewey nhận thấy, chủ nghĩa nhị nguyên triết học là cơ sở của việc tháo rời giữa nhà trường và đời sống, người dạy và người học, nội dung tri thức và đời sống hiện thực Vì thế, khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên là cốt lõi của việc cải cách giáo dục mà Dewey đã dành nhiều công sức để sáng tạo, thử nghiệm, vận dụng và đúc kết thành hệ thống triết học giáo dục - Giải thích chủ nghĩa nhị nguyên: Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào - Tóm lại, triết học giáo dục của John Dewey chú trọng sửa chữa các khuyết điểm nhị nguyên trong truyền thống giáo dục; xem hoạt động học tập là một quá trình năng động có kiến tạo của người học trên cơ sở thực nghiệm khoa học và kinh nghiệm; đề cao vai trò của nhà trường trong việc đào tạo ra những chủ thể có tri thức, kỹ năng sống, năng lực làm việc, biết phán đoán cơ hội và có phản ứng chủ động, tích cực trước hoàn cảnh sống; xem xét mục tiêu giáo dục trong mối quan hệ với các quá trình, giá trị xã hội 5 III Quan điểm giáo dục của John Dewey 1 Triết lý GD (làm nền tảng cho các QĐ GD) 2 Mục đích giáo dục - - Làm cho các cá nhân đạt được tiềm năng to lớn trong con người của họ và có khả năng sử dụng các kĩ năng tốt hơn để sống hài hòa trong xã hội vì trường học không chỉ là nơi để học kiến thức mà còn là nơi học làm cách nào để sống - Làm cho một người phải có khả năng tự chỉ huy cuộc sống của mình, điều đó có nghĩa rằng giáo dục một người tức là dạy cho anh ta những kĩ năng cần thiết và sẵn sàng sử dụng mọi kĩ năng, năng lực đó của mình để sống như là một cá nhân tích cực trong cộng đồng xã hội  Xuất phát từ mục đích này, ông có quan điểm “learning by doing” – giáo dục thông qua việc làm, và những quan điểm “thực dụng” khác trong giáo dục mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần sau Từ mục đích giáo dục trên, John Dewey đã có một số phê phán đối với các triết lí giáo dục khác: - Trước hết, J.Dewey mâu thuẫn với những người theo phương pháp giáo dục truyền thống “lấy nội dung giảng dạy làm trung tâm” Quan điểm truyền thống cho rằng kết quả cũng như phương pháp giáo dục đều phụ thuộc vào nội dung môn học Người học đơn giản chỉ có việc “tiếp thu và thừa nhận” Việc giáo dục người học được coi là hoàn thành khi người học trở nên dễ sai khiến và dễ uốn nắn Ông phê phán những người theo lối giáo dục truyền thống vì sự thất bại của họ trong việc gắn kết chương trình học với những hứng thú và hoạt động của người học - John Dewey cũng chỉ trích những người theo chủ nghĩa lãng mạn đã gây nguy hiểm khi cho rằng năng lực và ý thích tức thời của người học là có tầm quan trọng lớn 6 Việc coi giáo dục chỉ là những quá trình vun đắp những mục đích và ý thích sơ khai của người học là sai lầm  Ông chủ trương đưa chủ đề học vào kinh nghiệm thực tế 3 Nội dung giáo dục Nội dung giáo dục được thể hiện qua: a Tính dân chủ - Mối quan hệ giữa dân chủ và giáo dục Theo Dewey “dân chủ bao giờ cũng tôn sùng giáo dục” vì: “Một chính quyền dựa vào phổ thông đầu phiếu thì không thể thành công nếu người bầu ra và tuân lệnh chính quyền ấy không được giáo dục Bởi vì xã hội dân chủ bao giờ cũng bác bỏ quyền lực bên ngoài, vì thế nó buộc phải tìm ra một quyền lực thay thế nằm bên trong khuynh hướng nhân cách và mối hứng thú tự nguyện, chỉ có giáo dục mới có thể tạo ra điều đó.” - Đặc trưng nền dân chủ 1 Các vấn đề thuộc về mối quan tâm chung được chia sẻ nhiều và đa dạng hơn 2 Các mối quan hệ tương giao giữa các nhóm xã hội trở nên dễ dàng hơn Có sự tái điều chỉnh tập quán xã hội (được tạo ra do có sự giao tiếp đa dạng giữa các nhóm) Dewey cực lực lên án thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỉ khi cho rằng các nhóm theo đuổi những giá trị của riêng mình khiến nó lộ rõ “cái tinh thần phản xã hội” Trong khi đó, giáo dục thực chất phải là tái tổ chức các kinh nghiệm thay vì bảo vệ những gì đã có Điều này là phù hợp với quy luật phát triển khi xã hội luôn thay đổi, và con người buộc phải bắt kịp với những thay đổi đó b Chủ nghĩa thực dụng 7 - Xuất phát từ triết học Thực Dụng, Dewey và những người Thực Dụng quan niệm học đường là nơi chốn để học sinh phát triển "Phát triển có nghĩa là có thêm nhiều hoạt động, nhiều vấn nạn, nhiều giải pháp cho các vấn nạn đó, và tạo ra một mạng lưới các quan hệ xã hội."Nhà trường là một cộng đồng gồm học sinh và thầy cô cùng tham gia vào học tập Nhà trường cũng có thể được xem là một môi trường được chuyên biệt hóa, trong đó các kiến thức (kinh nghiệm) được đơn giản hóa để phù hợp với sức hấp thụ của học sinh, được tinh lọc hóa để những kiến thức độc hại không làm hư hỏng học sinh và ngăn trở sự phát triển của chúng, cân bằng-tổng hợp và liên quan với nhau-để học sinh có thể thấy được mối quan hệ hỗ tương của các môn học (kiến thức) và ảnh hưởng của nó đến môi trường sinh hoạt, cũng như không đặt một môn học nào quan trọng hơn môn học nào - Theo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc - Giai đoạn của giáo dục Từ nhận thức này, Dewey đề nghị một chương trình giáo dục tổng quát gồm ba giai đoạn: • Giai đoạn thứ nhất dành cho các học sinh tiểu học chú trọng vào các sinh hoạt vừa làm vừa học qua các dự án (making and doing); thí dụ, tạo một mảnh vườn trong sân trường, hay là vẽ các biểu ngữ, vân vân Học và làm như vậy, học sinh phải giải quyết các vấn đề theo một tiến trình (process): giả thuyết, kế hoạch, thực hiện, và kiểm chứng • Giai đoạn thứ hai là học Lịch sử và Địa lý qua các sinh hoạt và dự án, giúp học sinh phát triển nhận thức và khái niệm về thời gian (quá khứ-hiện tại-tương lai), và không 8 gian Kinh nghiệm của con người không xảy ra trong khoảng không mà nằm trong dòng thời gian và không gian • Giai đoạn thứ ba là học Khoa học Khoa học, theo Dewey, không phải chỉ gồm các môn khoa học tự nhiên như ta thường hiểu gồm có Vật lý, Hóa học, mà còn là các môn khoa học nhân văn nữa Khoa học cho ta những kết quả tổng quát khả tín vì đã qua thử nghiệm, chứ không cho ta những chân lý tuyệt đối 4 Nhiệm vụ của giáo dục Nhiệm vụ của giáo dục được thể hiện qua: a Tính dân chủ - Đạp đổ mọi rào cản xã hội: Mỗi người phải hành động trong mối liên hệ với hứng thú của người khác, phải xem xét hành động của người khác để đưa ra mục đích và phương hướng cho hành động của mình - Phát triển cái tôi vì cộng đồng: cá nhân đạt đến sự nhận thức về cái tôi của mình thông qua việc tận dụng năng lực riêng để đóng góp cho lợi ích của cộng đồng Đây rõ ràng là một lý tưởng mang tính nhân văn khi ông cho rằng lợi ích của cá nhân phải phù hợp với lợi ích của cộng đồng b Chủ nghĩa thực dụng - Giải quyết các vấn nạn của con người - Chú trọng vào sự tương tác giữa con người với nhau, giữa con người với môi trường nó sinh sống - Tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề của con người trong đời sống thực 5 Phương pháp giáo dục 9 Phương pháp giáo dục được thể hiện qua: a Tính dân chủ trong giáo dục - Nhà trường: nhà trường phải được tổ chức dưới hình thức một cộng đồng mang tính hợp tác để ở đó, nhiệt tình giao tiếp và tính cách dân chủ cho trẻ được bồi dưỡng và phát huy Muốn được như vậy, nhà trường phải trở thành một thể chế, trong đó trẻ được sống, được tham gia vào đời sống cộng đồng, nơi đứa trẻ cảm thấy mình được hoà nhập và đóng góp - Giáo viên: Dewey gọi giáo viên là” người trợ giáo trong vương quốc đích thực của Chúa” Điều này cho ta thấy người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính cách dân chủ cho trẻ Họ không được áp đặt, mà phải tạo ra một môi trường xã hội thu nhỏ giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm sống theo đạo đức dân chủ Theo ông, nếu người thầy làm tốt vai trò của mình thì sẽ không cần đến bất kì một hình thức cải cách nào khác b Chủ nghĩa thực dụng 1 Gặp một tình huống "có vấn đề." Khi sinh hoạt thường xuyên của ta gặp một tình huống mới, không giống với những gì ta đã từng kinh nghiệm, và tình huống mới này lại chận đứng sinh hoạt thường xuyên của ta 2 Xác định vấn đề: Xét thật kỹ xem "vấn đề" ta gặp thực sự là gì bằng cách dừng lại, suy xét tình huống Nếu không xác định đúng vấn đề, chắc chắn sẽ không giải quyết được 3 Nghiên cứu, thăm dò, điều tra vấn đề: ta có thể rút từ kinh nghiệm các bài học quá khứ để xem vấn đề mới này có chỗ nào giống với vấn đề cũ không Nếu không, ta phải tìm tòi trong sách vở hay tham khảo với bạn bè để nắm vững các đặc tính của vấn đề 4 Đưa ra một số các giả thuyết và phương thức giải quyết: sau khi đã nghiên cứu thật cẩn thận vấn đề cần giải quyết, ta có thể đề ra nhiều giả thuyết, và từ những giả thuyết này, đưa ra những phương thức giải quyết Thí dụ, khi chiếc xe ta đi "đề" không nổ 10 (vấn đề) Có thể vì xe của ta hết bình điện, bị ngộp xăng, vân vân; từ những giả thuyết này, ta có một số phương thức để giải quyết 5 Chọn một phương thức và thí nghiệm xem phương thức này có hiệu quả không (thử nghiệm): sau khi đã chọn xong phương thức, ta cần phải thí nghiệm xem phương thức này có mang lại hiệu quả, giải quyết vấn đề cho ta hay không Hy vọng rằng hành động của ta giải quyết được vấn đề, và ta có thể tích lũy thêm vào kho kinh nghiệm của mình và tiến bước Nếu không, ta phải xem lại trong tiến trình đã qua có chỗ nào sơ sót hay không, rồi tiếp tục Điều cần ghi nhớ là Phương thức này chỉ được coi là toàn diện khi bước thứ 5 được thực hiện.Hệ thống các phương pháp giáo dục của Dewey cho rằng Người dạy cần thấy được đặc trưng của từng cá nhân người học Mỗi người có một nguồn gốc và trải nghiệm quá khứ khác nhau Ngay cả khi một giáo án chuẩn mực được trình bày có sử dụng các phương pháp giáo dục học có uy tín thì mỗi người học cũng sẽ có những chất lượng trải nghiệm khác nhau Vì vậy, việc dạy và giáo án phải được thiết kế theo cách dành cho sự khác biệt của từng cá nhân người học 6 Vai trò của Nhà trường, Giáo viên IV Ý nghĩa các quan điểm giáo dục đối với thực tiễn nền giáo dục Việt Nam Quan điểm thiết thực của John Dewey đã được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy ở Việt Nam, cụ thể một số nhà trường đã thực hiện đươc các nội dung sau: - Giảng dạy nội dung phù hợp với lứa tuổi ở mỗi cấp học Ví dụ: Dạy cấp 1 chỉ nên cho học sinh nhớ những câu giao tiếp cơ bản và dạy nghe nói cơ bản, không thể dạy ngay ngữ pháp vì nếu dạy ngữ pháp học sinh sẽ không hiểu và dễ gây cảm giác chán nản - Tổ chức các buổi dã ngoại, thí nghiệm để học sinh có cơ hội áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tế 11 Ví dụ: Tổ chức các buổi dã ngoại để học sinh có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài Điều này sẽ khiến học sinh tự tin hơn khi giao tiếp và học ngoại ngữ mới - Dạy song song các kiến thức khoa học và các kiến thức đời sống Ví dụ: Người biên soạn sách sẽ lồng vào các bài đọc những kiến thức về kinh tế, xã hội, đời sống và văn hóa của các đất nước Từ đó, người học vừa học được ngoại ngữ vừa có thể biết them về các kiến thức đời sống - Vẽ các biểu ngữ, sử dụng tranh ảnh liên quan đến bài để người học có thể dễ dàng ghi nhớ từ mới và liên kết các từ mới lại với nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 1 TS Nguyễn Ái Học (chủ bút, 2014), Triết lí giáo dục của John Dewey với giáo dục và dạy học ở Việt Nam, link: http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Phuongphap/tabid/106/newstab/2 71/Default.aspx 2 John Dewey, nhà giáo dục nhà triết học thực dụng Mỹ, link: http://www.maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-triet-hoc/john-dewey- nha-giao-duc-hoc-nha-triet-hoc-thuc-dung-my-38593.html 3 Triết học giáo dục của John Dewey, link: http://www.sachhay.org/diem-sach/ChiTiet/173/triet-hoc-giao-duc-cua- john-dewey 4 Triết lý giáo dục của John Dewey đối với giáo dục và dạy học ở Việt Nam, link: http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc- duong40/triet-ly-giao-duc-cua-john-dewey-voi-giao-duc-va-day-hoc-o- viet-nam 13

Ngày đăng: 09/03/2024, 07:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w