1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế huyện hòa vang thành phố đà nẵng năm 2019

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019
Tác giả Nguyễn Thu Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Thái Hằng
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 474,36 KB

Nội dung

Các đề tài tập trung nghiên cứu vàobốn nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như:Một là, đề tài “Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nâng cao

Trang 1

NGUYỄN THU THẢO

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 3

NGUYỄN THU THẢO

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược

Mã số: 8720412

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 4

được sự giúp đỡ, động viên từ các tổ chức, cá nhân, gia đình và bạn bè Hiện tại,luận văn đã được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Dược Trường Đại học Duy Tâncùng thầy cô giáo đã giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ cho tôi trong thời gian qua

Ban Giám đốc, các khoa, phòng và cán bộ nhân viên của Trung tâm Y tếhuyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôithu thập số liệu hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TSNguyễn Thị Thái Hằng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân yêu nhất trong gia đình, các bạn

bè thân thiết, những người đã quan tâm và động viên khích lệ tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài

Học viên

Nguyễn Thu Thảo

Trang 5

tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019” là công trình nghiên

cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thái Hằng

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021

Học viên

Nguyễn Thu Thảo

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu luận văn 3

6 Tổng quan nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5

1.1 HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 5

1.1.1 Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 5

1.1.2 Mua thuốc 7

1.1.3 Công tác tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc 8

1.1.4 Giám sát sử dụng thuốc 9

1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 10

1.2.1 Mô hình bệnh tật bệnh viện 10

1.2.2 Nguồn nhân lực 11

1.2.3 Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị 11

1.2.4 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội 11

1.3 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM 13

1.4 TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 15

1.4.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 15

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 17

1.5 TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 19

CHƯƠNG2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

Trang 7

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 22

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu và thu thập số liệu 22

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu 23

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019 25

3.1.1 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 25

3.1.2 Hoạt động mua sắm thuốc 32

3.1.3 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc 42

3.1.4 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc 49

3.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019 56

3.2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 56

3.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của khoa Dược 58

3.2.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khoa Dược 61

3.2.4 Tổ chức, hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 63

3.2.5 Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 64

3.2.6 Mô hình bênh tật của bệnh viện 68

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 73

KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

ADR Phản ứng có hại của thuốc Adverse Drug ReactionADB Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development

Bank

BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CT Scan Chụp cắt lớp vi tính Computed Tomography

Scan

syndrome corona virus 2DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện

DMTBHTT Danh mục thuốc bảo hiểm

thanh toánFEFO Hết hạn dùng trước- xuất

trước First Expired/First OutFIFO Nhập trước- xuất trước First In/First OutGSP Thực hành tốt bảo quản thuốc Good Storage Practices

HIV/AIDS Hội chứng nhiễm virus làm

suy giảm miễn dịch ở người

Humanimmunodeficiency virusinfection/acquiredimmunodeficiencysyndromeHĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

Nonproprietary Names

NĐ-CP Nghị định – Chính phủ

Trang 10

Bảng 3.2 Cơ cấu danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền 31

Bảng 3.3 Cơ cấu danh mục vị thuốc cổ truyền 32

Bảng 3.4 Tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc năm 2019 35

Bảng 3.5 Tỷ lệ kinh phí giữa các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm 36

Bảng 3.6 Tỷ lệ thuốc có nguồn gốc trong nước và nước ngoài 39

Bảng 3.7 Tỷ lệ thuốc hóa dược và sinh phẩm tiêu thụ theo tên Generic, tên thương mại, thuốc biệt dược gốc 40

Bảng 3.8 Danh mục các công ty cung ứng thuốc năm 2019 41

Bảng 3.9 Hoạt động bảo quản thuốc tại kho Dược 46

Bảng 3.10 Tổng giá trị xuất, nhập, tồn thuốc trong năm 2019 47

Bảng 3.11 Số thuốc không sử dụng và sử dụng ngoài danh mục 51

Bảng 3.12 Công tác theo dõi, báo cáo ADR của thuốc 56

Bảng 3.13 Cơ cấu nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 59

Bảng 3.14 Cơ cấu nhân lực khoa Dược tại bệnh viện huyện 62

Bảng 3.15 Cơ sở hạ tầng khoa Dược 62

Bảng 3.16 Danh mục trang thiết bị của khoa Dược 64

Bảng 3.17 Số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh 65

Bảng 3.18 Tỷ lệ bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT 66

Bảng 3.19 Tỷ lệ bệnh nhân khám, điều trị bằng y học cổ truyền, y học hiện đại 68

Bảng 3.20 Tình hình khám chữa bệnh năm 2019 69

Bảng 3.21 Mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2019 70

Bảng 3.22 Các bệnh thường gặp thuộc chương bệnh chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật 72

Trang 11

Hình 1.2 Sơ đồ giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện 10

Hình 1.3 Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang 16

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 26

Hình 3.1 Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc 27

Hình 3.2 Quy trình mua sắm thuốc 35

Hình 3.3 Tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc năm 2019 36

Hình 3.4 Tỷ lệ kinh phí giữa các nhóm thuốc thuốc hóa dược và sinh phẩm trong danh mục thuốc bệnh viện 38

Hình 3.5 Tỷ lệ số lượng thuốc, kinh phí giữa thuốc có nguồn gốc trong nước và nước ngoài 39

Hình 3.6 Tỷ lệ số thuốc tiêu thụ và giá trị tiêu thụ thuốc hóa dược và sinh phẩm tiêu thụ theo tên generic, tên thương mại, thuốc biệt dược gốc 41

Hình 3.7 Hệ thống kho của khoa Dược 44

Hình 3.8 Quy trình cấp phát thuốc điều trị nội trú 48

Hình 3.9 Quy trình cấp phát thuốc điều trị ngoại trú 50

Hình 3.10 Quy trình bình hồ sơ bệnh án 53

Hình 3.11 Quy trình bình đơn thuốc cấp bệnh viện 55

Hình 3.12 Quy trình hoạt động thông tin thuốc 57

Hình 3.13 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng 59

Hình 3.14 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa Dược 61

Hình 3.15 Cơ cấu nhân lực khoa Dược tại bệnh viện huyện 62

Hình 3.16 Mô hình tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị 65

Hình 3.17 Tỷ lệ số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú 66

Hình 3.18 Tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị tham gia BHYT và không tham gia BHYT 67

Hình 3.19 Tỷ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền 68

Hình 3.20 Mô hình bệnh tật năm 2019 71

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng là một trong cácnhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của khoa Dược và là một trong những nhiệm

vụ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện [15].Cung ứng thuốc giữ vai trò mang tính quyết định đối với công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe cho người dân Ngoài đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môntốt, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, nếu làm tốt công tác cung ứng thuốc sẽgiúp cho bệnh viện luôn chủ động trong việc đảm bảo tiếp nhận người bệnh,đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cũng như duy trì chất lượng điều trị, kể cả trongtrường hợp đột xuất, bất ngờ

Ngày nay, thực trạng cung ứng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý vẫn đangtồn tại, kể cả các nước phát triển Ở Việt Nam, hoạt động cung ứng thuốc trongbệnh viện cũng đang còn nhiều thiếu sót và được dư luận xã hội hết sức quantâm Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường thuốc, hoạtđộng cung ứng thuốc bệnh viện đã thu được nhiều kết quả tốt như hệ thốngcung ứng và phân phối thuốc phát triển rộng khắp, thuốc cung ứng đa dạng vềchủng loại đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho nhu cầu khám và điều trị của bệnhviện ngay cả trong trường hợp dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 gây ra Tuy nhiên, thực trạng cung ứng thuốc vẫn còn không ít bất cập,nổi bật là công tác xây dựng danh mục thuốc bệnh viện chưa sát với thực tếdẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa thuốc Dẫn đến việc người dân phản ánhviệc thiếu thuốc BHYT tại các trạm y tế, kể cả tuyến huyện thay vì bệnh nhânđược lĩnh thuốc BHYT thì bệnh nhân phải bỏ tiền túi ra mua [2] Hơn nữa, tìnhtrạng mua bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc vẫnđang xảy ra [6] Nhiều bệnh viện chỉ chú trọng cung ứng các thuốc do nước

Trang 13

ngoài sản xuất, thuốc mang tên biệt dược, một số bệnh viện còn buông lỏngcông tác giám sát sử dụng thuốc nên nhiều loại thuốc được sử dụng khôngnhằm mục đích điều trị Ngoài ra, thiếu sót còn xảy ra trong quá trình cấp phát/tồn trữ hay trong giám sát sử dụng thuốc như kê đơn sai, không đảm bảo tínhhợp lý, an toàn Chính vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu hoạt động cung ứngthuốc bệnh viện trong giai đoạn hiện nay là một việc làm thiết thực nhằm gópphần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm chi phí tài chính cho ngườibệnh đồng thời giảm gánh nặng tài chính từ quỹ Bảo hiểm y tế.

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm

2008 nằm trên địa bàn thôn Dương Lâm I, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.Đến ngày 05 tháng 9 năm 2013, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang khánh thànhđịa điểm mới ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng và chính thức thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh chonhân dân Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang luôn chú trọng nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng từ Bệnh viện đến các Trạm Y tế

xã, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tuyến Y tế cơ sở theo nguyên lý

y học gia đình [33] Do mới đảm nhận nhiệm vụ khám, chữa bệnh nên Trung

tâm Y tế huyện Hòa Vang gặp không ít những khó khăn như về nhân lực, cơ

sở vật chất và trang thiết bị y tế, đối tượng bảo hiểm y tế nhiều, nhu cầu khámchữa bệnh của người dân ngày càng cao Đặc biệt, Trung tâm Y tế huyện HòaVang còn được chọn làm bệnh viện dã chiến đầu tiên của thành phố Đà Nẵngvới quy mô 200 giường bệnh trong trường hợp tình hình dịch bệnh Covid-19đang xảy ra với diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay Nhưng bệnh viện

đã không ngừng nổ lực vươn lên và có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe củanhân dân trên địa bàn Bên cạnh những dịch vụ kỹ thuật cơ bản, mỗi nămTrung tâm đã triển khai thực hiện nhiều dịch vụ mới để phục vụ cho người dânngày một tốt hơn Đồng thời đã xây dựng, ban hành các phác đồ điều trị, quytrình kỹ thuật chăm sóc áp dụng theo mô hình bệnh tật của từng khoa

Trang 14

Với những nhiệm vụ quan trọng đó và những khó khăn đang gặp phải,Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang muốn thu được kết quả cao nhất trong việcnâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt

động cung ứng thuốc Vậy nên, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động

cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019” là hết sức cấp bách và cần thiết.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu mà luận văn hướng đến gồm 2 mục tiêu sau:

- Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

thành phố Đà Nẵng năm 2019

- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc

-Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu số liệu để phân tích hoạt động cungứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2019

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và bàn luận

6 Tổng quan nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm vai trò quan trọng của hoạtđộng cung ứng thuốc đối với mỗi bệnh viện, nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu

Trang 15

về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Các đề tài tập trung nghiên cứu vàobốn nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như:

Một là, đề tài “Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số

giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạnnăm 2019” của Nguyễn Trung Nghĩa đã nêu lên được thực trạng công tác tồntrữ, bảo quản và cấp phát thuốc tại bệnh viện chưa đạt hiệu quả cao Nhưngsau khi áp dụng các biện pháp can thiệp lên việc tồn trữ và cấp phát thuốc thìcông tác bảo quản được đảm bảo, giảm tỷ lệ cấp phát nhầm thuốc và tổng sốthuốc hết hạn sử dụng Bệnh viện đã xây dựng được ban quản lý sử dụngkháng sinh, chương trình quản lý kháng sinh để kiểm soát việc sử dụng khángsinh trong bệnh viện [26]

Hai là, đề tài “Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa

khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2013” của Đỗ Tú Anh đã phân tích được sự phù hợp

về danh mục thuốc lựa chọn hằng năm Bên cạnh đó vẫn còn một số bất cậpnhư việc rà soát lại Danh mục thuốc hằng năm chưa được thực hiện một cáchkhoa học do đó, số lượng thuốc trong danh mục hằng năm vẫn tăng nhưng vẫntồn tại nhiều mặt hàng không sử dụng đến; quy trình nhập thuốc, bảo quảnthuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không đúng yêu cầu [20]

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang với quy mô là bệnh viện hạng III Từ khithành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốccủa bệnh viện Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt động cungứng thuốc tại bệnh viện Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tôi phântích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cungứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Trung tâm Y

tế huyện Hòa Vang, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cungứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang một cách tốt nhất

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

Cung ứng thuốc bệnh viện là tổng thể các hoạt động: lựa chọn, mua sắm, tồn trữ

và cấp phát, sử dụng thuốc Theo Tổ chức Khoa học sức khoẻ Hoa Kỳ, hoạt độngcung ứng thuốc bệnh viện có thể được khái quát theo mô hình 1.1 như sau:

Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [40]

Như vậy, các hoạt động của quá trình cung ứng thuốc bệnh viện có sự ảnhhưởng tương hỗ lẫn nhau, mỗi một hoạt động này được hình thành và xây dựng từmột hoạt động trước đó và đến lượt mình nó lại hình thành và là cơ sở cho một hoạtđộng khác Các hoạt động này nằm trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời

và đều chịu sự tác động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện

1.1.1 Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Lựa chọn thuốc là quá trình tuyển chọn thuốc vào danh mục thuốc sẽ cung ứngcủa bệnh viện trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định Việc lựachọn thuốc phù hợp là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và

sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện Trong quá trình lựa chọn thuốcphải tiến hành hồi cứu các dữ liệu về sử dụng thuốc của bệnh viện và các thông tin

về thuốc, phác đồ điều trị được áp dụng tại bệnh viện Theo qui định Bộ Y tế việclựa chọn thuốc được thực hiện bởi Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện [13]

Hỗ trợ quản lý

Tồn trữ, bảo quản, cấp phát

Mua thuốcLựa chọn

Tài chính

Sửdụng

Thông tin

Trang 17

Để giúp cho thầy thuốc có căn cứ kê đơn thuốc hợp lý – an toàn – hiệu quả, trên

cơ sở danh mục thuốc thiết yếu, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục thuốcđược quỹ BHYT thanh toán để áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh Danh mụcthuốc được quỹ BHYT thanh toán là căn cứ cho các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọnxây dụng danh mục thuốc bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, quy định thanhtoán của quỹ BHYT và khả năng chi trả của người bệnh

Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện [13]:

-Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật, chi phí thuốc dùng điều trịtrong bệnh viện

-Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật

-Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và

áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

-Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị

-Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện

-Thống nhất danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu Bộ Y tếban hành

-Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước

Tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dụng danh mục thuốc bệnh viện[13]:

-Lựa chọn thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính antoàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng

-Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định

về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định

-Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thìphải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính antoàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng

-Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bàochế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa cácthuốc với nhau, so sánh tổng chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc

-Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng

Trang 18

phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từnghoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặcbiệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so vớithuốc ở dạng đơn chất.

-Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạnchế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể

-Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như cácđặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặcnhà sản xuất, cung ứng

Như vậy, Hội đồng thuốc và điều trị phải xây dựng Danh mục thuốcbệnh viện dựa trên các đặc điểm riêng của mỗi bệnh viện và các tiêu chí lựachọn thuốc đã được Bộ Y tế quy định như trên, do đó Danh mục thuốc sẽ có sựkhác nhau giữa các bệnh viện

1.1.2 Mua thuốc

1.1.2.1 Xác định nhu cầu thuốc

Xác định nhu cầu thuốc bệnh viện là xác định số lượng thuốc cần sử dụng chocông tác khám chữa bệnh Xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào: số lượng thuốctồn trữ, số lượng sử dụng thực tế của năm trước, mô hình bệnh tật, khí hậu, trình độchuyên môn và kỹ thuật dịch vụ y tế, giá cả, kinh phí mua thuốc của bệnh viện

1.1.2.2 Lựa chọn phương thức mua thuốc

Để đảm bảo quá trình mua thuốc của bệnh viện được thống nhất, đảm bảochất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các qui định của pháp luật về muasắm hàng hóa,… cần thực hiện theo một số hướng dẫn trong Luật Dược số105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 [36], Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày26/11/2013 [38], Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một

số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu [18], Thông tư số BKHĐT Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu [12], Thông tư11/2016/TT-BYT Quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập ban hànhngày 11 tháng 05 năm 2016 [1] Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa

Trang 19

10/2015/TT-chọn được nhà cung ứng thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.

1.1.2.3 Đặt hàng, nhận, kiểm nhập và thanh toán

Căn cứ vào nội dung tại hợp đồng, bệnh viện sẽ đặt hàng theo đúng dự trù

đã được Giám đốc bệnh viện phê duyệt Bên cung ứng sẽ cung cấp đúng yêucầu về chủng loại thuốc theo dự trù của bệnh viện, giao hàng tại kho chính củakhoa dược theo đúng cam kết tại hợp đồng Trước khi thuốc được nhập khophải kiểm nhập theo quy định, quá trình nhận thuốc và kiểm nhập do Hội đồngkiểm nhập làm việc theo đúng trình tự [5]:

- Nhận hàng và đối chiếu số lượng thực tế với hoá đơn, phiếu báo xuấtkho về tên thuốc, nước sản xuất, quy cách đóng gói, nồng độ hàm lượng, số lô,hạn dùng,…

- Kiểm tra nguyên vẹn của bao bì đóng gói

- Kiểm tra chất lượng thực tế bàng cảm quan

- Kiểm tra điều kiện vận chuyển của thuốc và về bảo quản: nhiệt độ, độ

ẩm Sau khi kiểm nhập, Hội đồng kiểm nhập lập biên bản, ghi rõ nhận xét vềkết quả kiểm nhập theo nội dung trên, ký đầy đủ chữ ký của thành phần kiểmnhập

- Bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho nhà cung ứng bằng hình thứctrong hợp đồng: chuyển khoản hoặc tiền mặt Thời gian thanh toán theo quyước đã ký kết trong hợp đồng

1.1.3 Công tác tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc

1.1.3.1 Tồn trữ

Bao gồm các quá trình xuất nhập kho, kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biệnpháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa Cơ số tồn kho là một công tác quan trọng tronghoạt động cung ứng thuốc Xây dựng cơ số tồn kho phải đảm bảo: đáp ứng nhu cầu,tránh tồn nhiều ảnh hưởng đến kinh phí bệnh viện, nhưng phải đủ nhu cầu sử dụng

1.1.3.2 Bảo quản

Điều kiện bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thuốc Ở nước ta, khíhậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ, bảo quảnthuốc Điều kiện kho và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốcchưa đầy đủ Vì vậy cần phải thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, để

Trang 20

thiết kế kho, sắp xếp hàng hoá trong kho một cách hợp lý và bảo quản theo đúngđiều kiện ghi trên nhãn của cơ sở sản xuất, có sổ theo dõi hạn dùng của thuốc và lưugiữ thuốc theo nguyên tắc (hạn gần xuất trước, hạn ngắn xuất sau) Tất cả các cơ sởkinh doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa dược bệnh viện triển khai áp dụng thựchành tốt bảo quản thuốc (GSP) theo đúng quy định mới của Bộ Y tế tại thông tư36/2018/ TT-BYT [5] Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên theo dõi, ghi chép điềukiện bảo quản thuốc Riêng đối với thuốc gây nghiện, hướng thần bảo quản theođúng quy định của Bộ Y tế tại thông tư số 20/2017/TT-BYT [8].

1.1.3.3 Cấp phát thuốc

Cấp phát thuốc là đưa thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng, cận lâm sànghoặc người bệnh Để quá trình cấp phát thuốc trong bệnh viện được nhanh chóng,kịp thời, tránh nhầm lẫn, các bệnh viện căn cứ tình hình cụ thể của mình (nhân lựctại khoa dược, nhu cầu thuốc sử dụng tại các khoa, người bệnh,…) sẽ xây dựng một

hệ thống cấp phát phù hợp, trên nguyên tắc đảm bảo phục vụ thuốc kịp thời, thuậntiện nhất cho điều trị Trước khi cấp phát thuốc, yêu cầu dược sĩ phải thực hiện 3kiểm tra - 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc, khoa dược phải chịu trách nhiệm

về toàn bộ chất lượng thuốc do khoa dược phát ra Ngoài ra, để phát huy hết nguồntài chính của bệnh viện, tránh lãng phí thuốc, tránh để thuốc hết hạn dùng ở trongkho,… việc cấp phát thuốc cần phải tuân theo nguyên tắc thuốc có hạn ngắn cấptrước, hạn dài cấp sau Hiện nay các bệnh viện thường tổ chức hai khu cấp phátthuốc: cấp phát thuốc nội trú và cấp phát thuốc ngoại trú

1.1.4 Giám sát sử dụng thuốc

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc được khái quát bằng mô hình 1.2 như sau:

Kê đơn đúng quy định

Hướng dẫn theo

dõi sử dụng

Giao phát

Đóng gói, dán nhãn

Giám sát

sử dụng

Trang 21

Hình 1.2 Sơ đồ giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện

1.1.4.1 Kê đơn

Kê đơn thuốc là bước khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và có ảnh hưởng rấtlớn đến kết quả điều trị Vì vậy để thực hiện tốt việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn,hợp lý và hiệu quả, cần phải quản lý giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn, kê theophác đồ điều trị và danh mục thuốc bệnh viện đã xây dựng Ngoài ra, việc kê đơnthuốc phải dựa trên thực trạng bệnh cảnh, khả năng chi trả của người bệnh và tuântheo đúng Thông tư số 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơnthuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [7]

1.1.4.2 Đóng gói và dán nhãn thuốc

Theo Tổ chức y tế thế giới, thuốc được ghi nhãn là mỗi thuốc phải có bao bìriêng, có đầy đủ các thông tin: tên bệnh nhân, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, thờigian dùng thuốc và cách sử dụng Việc ghi nhãn thuốc là rất quan trọng trong sửdụng thuốc an toàn, hợp lý

1.1.4.3 Giao phát

Thuốc sau khi được dán nhãn, đóng gói đầy đủ sẽ được cấp phát cho bệnh nhân

1.1.4.4 Hướng dẫn, theo dõi sử dụng

Ngày nay, nền y học ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều thuốc mới,phương pháp điều trị mới, phác đồ mới, đồng thời các cảnh báo về tác hại củathuốc cũng được cập nhật thường xuyên với mục đích nâng cao chất lượng khám vàđiều trị cho người bệnh Vì vậy, để đảm bảo cho việc điều trị nói chung và sử dụngthuốc trong bệnh viện nói riêng đạt được hiệu quả cao thì các bệnh viện phải tiếnhành hoạt động thông tin thuốc Thông tin về thuốc cho bác sỹ, điều dưỡng viên vàhướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc hợp lý an toàn, theo dõi giám sát việc sửdụng thuốc của bệnh nhân trong quá trình điều trị, theo dõi phản ứng có hại, nhữngtương tác bất lợi của thuốc, cảnh giác với những thuốc chưa biết phản ứng có hại lànhững việc quan trọng trong hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện [15]

Trang 22

1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 1.2.1 Mô hình bệnh tật bệnh viện

Đây là số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định(thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị Tài liệu duy nhất

để xác định mô hình bệnh tật đó chính là hồ sơ bệnh án, do đó hồ sơ bệnh án cầnphải ghi chép đầy đủ các thông tin chủ yếu, những chẩn đoán cụ thể và chi tiết đểlựa chọn được mã số thích hợp Mô hình bệnh tật là căn cứ khoa học quan trọng đểxác định nhu cầu thuốc, cơ sở để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện đáp ứng nhưcầu điều trị Đặc điểm về khí hậu, thời tiết của mỗi vùng miền ở Việt Nam đều liênquan mật thiết đến sự phát sinh, phát triển dịch bệnh trong khu vực đó Hiện nay,

mô hình bệnh tật cũng có sự thay đổi theo mức sống, vệ sinh an toàn thực phẩm,biến đổi khí hậu và tác động của công việc, tiếng ồn

1.2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cung ứng thuốc bệnhviện chỉ sắp sau yếu tố tự nhiên xã hội Với một bệnh viện có đầy đủ nguồn nhânlực, cán bộ dược có trình độ, kinh nghiệm cao thì công tác cung ứng thuốc sẽ gặpnhiều thuận lợi Ngược lại nếu thiếu hụt nguồn nhân lực hoặc chất lượng không caothì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho hoạt đông cung ứng thuốc hay không thể thựchiện được công việc

1.2.3 Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị

Trước khi điều trị, bác sĩ cần phải khám bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác vềtình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải, căn cứ vào chẩn đoán đó để đưa raquyết định sử dụng thuốc Nếu do thiếu năng lực hay trang thiết bị mà việc chẩnđoán bệnh không chính xác thì việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng không chínhxác Mặt khác, ngay cả khi chẩn đoán đúng bệnh thì đôi khi bác sĩ cũng có thể cho

ra một số chỉ định dùng thuốc có phần thiếu chính xác Như vậy, hoạt động cungứng thuốc của bệnh viện chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kỹ thuật chẩn đoán và điều trịcủa các bác sĩ trong bệnh viện

Trang 23

1.2.4 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội

Vị trí địa lý: Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang nằm trên tuyến quốc lộ 14B, địabàn thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương có vị trí trọng yếu cả về kinh tế

-xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước

và là đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển vàđường hàng không Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang sẽ dễ dàng tìm được các nhàcung cấp uy tín; quá trình vận chuyển thuốc từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đếnbệnh viện được dễ dàng Do vậy, thuốc ít bị ảnh hưởng chất lượng trong quá trìnhvận chuyển hơn, ít xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong bệnh viện

Điều kiện tự nhiên: Mô hình bệnh tật chịu ảnh hưởng rất lớn bới yếu tố điềukiện tự nhiên trong khu vực, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế

và chất lượng cuộc sống của người dân Việc cung ứng thuốc sẽ gặp rất nhiều khókhăn nếu bệnh viện nằm trong một khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp nhưthiên tai, bão lũ hạn hán do có nhiều bệnh tật phức tạp, nhu cầu thuốc của nhân dâncao, thất thường, khó dự đoán nhu cầu thuốc Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiênthuận lợi thì việc xác định mô hình bệnh tật, nhu cầu thuốc trở nên dễ dàng giúpcung ứng thuốc thuận tiện, chủ động và kế hoạch hơn Đà Nẵng nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động (mỗi năm chịu ảnhhưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới) nên việc cung ứngthuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang cũng có khá nhiều thuận lợi trong việcxác định mô hình bệnh tật, nhu cầu thuốc và đương nhiên cũng sẽ gặp phải nhữngkhó khăn nhất định trong công tác bảo quản thuốc

Điều kiện xã hội: bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tập quán,…Ở những khuvực có nền kinh tế phát triển, người dân sẽ có nhu cầu và ý thức cao hơn trong việcchăm sóc sức khỏe Nên họ mong muốn được hưởng những dịch vụ chăm sóc sứckhỏe tốt nhất và có thể sẵn sàng chi trả cho những thuốc có chi phí điều trị cao Do

đó, điều kiện xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quátrình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện nói chung và hoạt động cung ứng thuốc

Trang 24

bệnh viện nói riêng.

Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Bệnh viện cần phân tích các yếu tố trên để đưa

ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuốc

1.3 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Ngoài

hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế có kinhnghiệm, thì cung ứng thuốc là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởngđến chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Lượng thuốc tiêu thụ tạicác bệnh viện vừa nhiều về danh mục, số lượng, chiếm 70-80% giá trị tiền thuốctiêu thụ trên thị trường Vì vậy, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chúng taphải đặc biệt quan tâm đến công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện

Sau gần 30 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước ta đã cónhững bước tiến nhất định và gặt hái được nhiều thành công Hệ thống cấp phátthuốc được hoàn thiện hơn, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng, giúp cung ứngthuốc đến được tay người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa Theo Cục quản lý DượcViệt Nam, từ năm 2005 đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốctại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD lên đến 22,25 USD và tiếp tục tăng gần gấp đôi

là 37,97 USD năm 2015 Riêng trong năm 2020, chi tiêu bình quân đầu người chothuốc của người Việt khoảng 85 USD Dự báo, đến năm 2025, con số này sẽ lên đến

163 USD [20] Qua đó ta thấy, người dân Việt Nam đang dần chú tâm hơn đến vấn

đề chăm sóc sức khỏe Do vậy, nhà nước ta luôn đề ra mục tiêu trọng tâm là cungứng đầy đủ, kịp thời, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng vớitừng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn thuốc cho người sửdụng Chú trọng cung ứng thuốc cho các đối tượng thuộc diện, chính sách xã hội,đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa

Trong những năm qua, về cơ bản ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhucầu khám, chữa bệnh của nhân dân nhờ xây dựng được một hệ thống tương đối

Trang 25

hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận ngườibệnh Ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất thuốc thành lập và chủ yếu sản xuấtthuốc generic, do vậy thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dượcphẩm Việt Nam Thuốc sản xuất tại Việt Nam có giá thành thấp hơn so với thuốcnhập ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh Ngoài ra, hệ thống cung ứng thuốcthay đổi đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóngvới những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh,những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tại các bệnh viện trong cả nước, Hội đồng thuốc vàđiều trị đã được thành lập và hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ Điều nàygiúp cho việc quản lý hoạt động cung ứng thuốc đạt hiệu quả cao.

Để đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý, an toàn thuốc tại các khoa lâm sàng cần xâydựng một danh mục thuốc cung ứng trong bệnh viện.Những thuốc được đưa vàodanh mục thuốc bệnh viện phải là những thuốc thực sự cần thiết, tránh đưa nhữngthuốc không có hiệu quả điều trị vì nếu có nhiều thuốc trong danh mục sẽ khó kiểmsoát và có thể gây ảnh hưởng cho người bệnh Do đó, các cơ sở khám chữa bệnh đãkhông ngừng bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc bệnh viện cho phù hợp với tình hìnhthực tế

Về hoạt động mua thuốc: Các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện mua thuốcthông qua hình thức đấu thầu: tuỳ theo tình hình của từng địa phương mà công tác

tổ chức đấu thầu thuốc có khác nhau, thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi, hayđấu thầu tập trung tại Sở Y tế của tỉnh Tuy còn nhiều bất cập nhưng việc mua sắmthuốc trong bệnh viện cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định

Về hoạt động cấp phát thuốc: khoa Dược của các bệnh viện xây dựng quy trìnhcấp phát thuốc và thực hiện kiểm tra, đối chiếu đầy đủ đúng theo quy chế khi cấpphát thuốc Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc cấp phát nhầm thuốc đã xảy ratại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhằm kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các viphạm tái diễn, Bộ Y tế đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ

Trang 26

Y tế, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụngthuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Về giám sát sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc vẫn còn thiếu soát, thầy thuốcvẫn còn thói quen kê đơn thuốc theo tên biệt dược, bệnh án chưa ghi đầy đủ, tênthuốc viết khó đọc, không đúng danh pháp Tình trạng lạm dụng vitamin và khángsinh, kê tên thuốc theo biệt dược, kê đơn thuốc vượt quá yêu cầu điều trị , khôngphù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân Vì vậy, HĐT&ĐT của mỗi bệnh việnphải có kế hoạch hoạt động thường xuyên, từ lựa chọn thuốc, kiểm tra giám sát kêđơn của bác sỹ, đến theo dõi kháng thuốc, tiêu thụ kháng sinh, những tác hại, tácdụng phụ không mong muốn của thuốc gây ra trong quá trình sử dụng Đẩy mạnhhoạt động dược lâm sàng và nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện.Dược sĩ lâm sàng tham gia xuyên suốt toàn bộ quá trình từ tham gia xây dựng danhmục thuốc, xây dựng quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giámsát sử dụng thuốc, tư vấn, giám sát kê đơn thuốc và sử dụng thuốc, theo dõi giám sátphản ứng có hại của thuốc và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sởkhám chữa bệnh Đẩy mạnh hướng dẫn, giám sát sử dụng thuốc trong cơ sở khámchữa bệnh của dược sĩ lâm sàng bằng cách tập trung kiểm tra, giám sát trực tiếp trênđơn thuốc với một tỷ lệ đơn thuốc nhất định tùy theo tình hình thực tế của đơn vị Hoạt động thông tin thuốc: Công tác thông tin thuốc trong bệnh viện và hoạtđộng dược lâm sàng các bệnh viện đều được triển khai nhưng vẫn chưa thực sựđược chú trọng Đến nay nhiều Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện vẫn chưa triểnkhai đầy đủ các nhiệm vụ đã được quy định mới Đa số các bệnh viện tuyến huyệnDược sĩ lâm sàng chỉ là kiêm nhiệm, không thường xuyên làm việc tại các khoalâm sàng

1.4 TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.4.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm 2008nằm trên địa bàn thôn Dương Lâm I, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang Đến ngày 05tháng 9 năm 2013, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang khánh thành địa điểm mới ở

Trang 27

thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thể hiện qua hình 1.3 như sau:

Hình 1.3 Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang với quy mô là bệnh viện hạngIII có 150 giường bệnh kế hoạch, 225 giường bệnh thực kê, 77 giường trạm y

tế với 5 phòng chức năng, 11 trạm y tế xã, 7 khối lâm sàng, 5 khối cận lâmsàng và 3 khối dự phòng cùng 318 cán bộ, y bác sĩ và chính thức thực hiện

nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân

Trung tâm Y tế đã nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động các khoa:

Y học cổ truyền, Ngoại - Sản, Nội tổng hợp, Nhi, Liên chuyên khoa, Khámbệnh, Hồi sức cấp cứu góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe củangười dân và nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh Nhận thức sâusắc phương châm người làm công tác y tế phải “Vừa hồng, vừa chuyên”, nênTrung tâm Y tế huyện Hòa Vang rất chú trọng đến công tác giao tiếp ứng xử,nhằm hướng đến sự hài lòng của người bệnh Với mục tiêu cao nhất là nângcao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, ngoài những xét nghiệm cơ bản,hằng năm bệnh viện đều triển khai nhiều kỹ thuật cao như Chụp CT scanner,nội soi tiêu hóa, siêu âm màu, điện não, điện cơ và nhiều xét nghiệm về huyếthọc, sinh hóa, miễn dịch, vi sinh Năm 2019, Bệnh viện được phê duyệt đề ánKhoa Gây mê – Hồi sức cấp cứu là “đơn vị vệ tinh” của Bệnh viện Đà Nẵng

Trang 28

Nhờ đó nhiều kỹ thuật mới được chuyển giao như mổ Ruột thừa viêm, sỏi mật,thoát vị bẹn qua nội soi và các bệnh lý về kết hợp xương từng bước tạo niềmtin cho người dân trên địa bàn huyện [33].

Trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang luôn chú trọng xâydựng Bệnh viện dựa theo Bộ tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế Kết quả các nămsau luôn có số điểm đạt hơn năm trước Năm 2019 đạt 3.70 điểm, xếp thứ hạng8/23 đơn vị, đứng thứ 2 trong khối Trung tâm Y tế quận huyện [32]

Mặt dù còn nhiều khó khăn, bất cập về nhân lực, trình độ chuyên môn sovới yêu cầu chung của toàn ngành nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đơn

vị cùng quyết tâm đã phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trên cảhai mặt trận điều trị và dự phòng Với suy nghĩ, đem dịch vụ y tế một tốt nhấtđến gần dân nhất, Bệnh viện đa khoa Hòa Vang đã, đang và sẽ kết hợp chặtchẽ cùng mạng lưới Y tế dự phòng và 11 trạm y tế xã để đem hết tâm huyếtcủa mình nhằm xây dựng một hình ảnh thân thiện gần gũi với người dân

“Gieo yêu thương, gặt hạnh phúc” [33]

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệsinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thươngtích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nướcdùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng

Trang 29

- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn;tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địabàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòngchống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướngdẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảođảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụkhác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công,phân cấp.

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năngtheo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữabệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến,bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tụctheo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủthuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứngnhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giámđịnh pháp y khi được trưng cầu

- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tìnhtrạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạchhóa gia đình theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt độngchuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu củangười dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòngxét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định

- Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sáchpháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông,giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn

- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòngkhám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn

Trang 30

bản, bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông trường, xínghiệp trên địa bàn huyện.

- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyềnquản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và cácđối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trongđào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật

- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhậnthuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngchuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật

- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phâncông, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thếtheo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực

tế ở địa phương

- Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tếtheo quy định của pháp luật

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoahọc, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật

- Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo quy định pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao

1.5 TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt độngcung ứng thuốc bệnh viện Các đề tài tập trung nghiên cứu về bốn nội dungcủa chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như:

Trang 31

Đề tài phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải phápnâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạn củaNguyễn Trung Nghĩa năm 2019 đã thu được một số kết quả sau đây: Thựctrạng công tác tồn trữ và bảo quản thuốc tại bệnh viện chưa đạt yêu cầu cao.Tổng số thuốc hết hạn trung bình trong quý và số thuốc nhầm lẫn trong quátrình cấp phát chiếm tỷ lệ cao Kinh phí mua kháng sinh nhóm beta lactamchiếm tỷ lệ cao 65% trong tổng kinh phí mua kháng sinh Sau khi áp dụng cácbiện pháp can thiệp lên việc tồn trữ và cấp phát thuốc thì công tác bảo quảnđược đảm bảo, giảm tỷ lệ cấp phát nhầm thuốc và tổng số thuốc hết hạn sửdụng Bệnh viện đã xây dựng được ban quản lý sử dụng kháng sinh, chươngtrình quản lý kháng sinh để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện[26].

Đề tài phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoatỉnh Thanh Hóa của Đỗ Tú Anh năm 2013 đã thu được một số kết quả sau đây:Danh mục thuốc lựa chọn hằng năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều trịcủa Bệnh viện Nhưng vẫn còn một số bất cập: tỉ lệ thuốc ngoại còn rất cao về

cả số lượng thuốc chiếm 62,2% và giá trị sử dụng chiếm 75,8%, các thuốc đathành phần còn chiếm số lượng lớn; Việc rà soát lại Danh mục thuốc hằng nămchưa được thực hiện một cách khoa học do đó, số lượng thuốc trong danh mụchằng năm vẫn tăng nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt hàng không sử dụng đến; Quytrình nhập thuốc của bệnh viện không đúng yêu cầu của Bộ Y tế; Bảo quảnthuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong nhiều kho không đạt yêu cầu; chưathực hiện được theo nguyên tắc FEFO và FIFO [20]

Đề tài phân tích hoạt động cung ứng thuốc và một số yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa tình PhúThọ năm 2012 của Lê Quang Hậu đã thu được một số kết quả sau đây: Bệnhviện đã xây dụng được danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và khảnăng tài chính của bệnh viện Kinh phí mua thuốc chiếm 37,1% nguồn kinhphí chung Hoạt động cấp phát còn thực hiện một cách thủ công, chưa ứng

Trang 32

dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phát Việc sử dụng thuốc là hợp

lý so với mô hình bệnh tật Về cơ cấu, tổ chức nhân lực của bệnh viện và khoadược chưa đủ nhưng cơ bản vẫn đảm bảo thực hiện được chức năng nhiệm vụ

đề ra Hội đồng thuốc và điều trị chưa thể hiện được hết vai trò Hoạt độngkhám, chữa bệnh đạt kết quả cao, tổng số bệnh nhân khám bệnh 157.092 lượt,đạt 120,0% so kế hoạch, điều trị nội trú 10.503 lượt, đạt 124,0%, so kế hoạch,công xuất sử dụng giường bệnh, đạt 119,0% [25]

Mir Javid Iqba và cộng sự đã nghiên cứu đề tài quản lý thuốc trong bệnhviện tại Ấn Độ góc nhìn liên quan đến cung ứng thuốc năm 2017 Các nhànghiên cứu đã thấy được rằng hiệu quả của hệ thống quản lý thuốc phụ thuộcvào việc tuân thủ các chính sách (các tuyên bố chung, triết lý chung) và cácthủ tục (hướng dẫn chi tiết để thực hiện chính sách) Thẩm quyền thực thichính sách đấu thầu thuốc và các thủ tục phải xuất phát từ quản lý của tổ chức,với sự chứng thực của y tế nhân viên, thông qua Ủy ban Thuốc và Trị liệuhoặc các Ủy ban thích hợp khác Quản lý thuốc là một hoạt động mang tínhchuyên môn và kỹ thuật cao điều đó chỉ có thể đạt được nhờ nguồn nhân lực

có trình độ phù hợp, được đào tạo đầy đủ, đủ kỹ năng ở cả cấp quản lý và cấp

cơ sở, Các biện pháp thích hợp cần được thực hiện dưới các hình thức quyếtđịnh, hành động đặc biệt là lựa chọn, định lượng, dự báo, mua sắm, phân phối

và sử dụng thuốc phù hợp để làm cho chuỗi cung ứng phát triển hơn mạnh mẽ

và hiệu quả Tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý thuốc và chuỗi cungứng cần phải được thực hiện theo tiêu chuẩn hướng dẫn [39]

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang với quy mô là bệnh viện hạng III Từkhi thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứngthuốc của bệnh viện Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt độngcung ứng thuốc tại bệnh viện Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tôiphân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngcung ứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Trungtâm Y tế huyện Hòa Vang, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

Trang 33

động cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang một cách tốt nhất

Trang 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đã thu thập số liệu hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vangtrong thời gian từ ngày 01/01/2019 – 31/12/2019

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động cung ứng thuốc thông qua:

- Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2019

- Hoạt động lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc sử dụng

- Hoạt động mua sắm thuốc: quy trình, hồ sơ mua thuốc, nguồn mua thuốc

- Báo cáo nhập xuất tồn, quy trình cấp phát thuốc, tồn trữ, bảo quản thuốc

- Báo cáo công tác Dược lâm sàng: báo cáo ADR, báo cáo bình bệnh án, báocáo giám sát kê đơn sử dụng thuốc, báo cáo hoạt động thông tin thuốc

- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Hồ sơ về tổ chức, nhân lực Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang và khoa Dược

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa Dược

- Mô hình bệnh tật

- Tình hình khám chữa bệnh

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại:

-Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

- Thu thập số liệu hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang trong

thời gian từ ngày 01/01/2019 – 31/12/2019

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu và thu thập số liệu

- Thu thập tất cả số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động cung ứngthuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang trong năm 2019

Trang 35

- Trao đổi trực tiếp với cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sỹ) về thựchiện danh mục thuốc bệnh viện, hoạt động giao nhận, cấp phát, tồn trữ và bảoquản thuốc tại khoa Dược và tình hình cung ứng, thông tin, hướng dẫn sử dụngthuốc.

- Qua thu thập tài liệu: Danh mục thuốc bệnh viện, báo cáo về kinh phímua thuốc, báo cáo về tình hình bệnh tật, hồ sơ mua thuốc, bản dự trù và biênbản kiểm nhập thuốc, cấp phát, bảo quản thuốc, báo cáo nhập, xuất tồn tạikhoa Dược, biên bản giám sát sử dụng thuốc, báo cáo công tác Dược lâm sàng,biên bản họp của hội đồng thuốc và điều trị, hồ sơ về tổ chức, nhân lực, cơ sởvật chất trang thiết bị,…

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu

- Hồi cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vangbao gồm: Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, hoạtđộng mua sắm thuốc, hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát

Trang 37

Thuận lơi, Khó khăn Tồn tại

Biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả cung ứng thuốc

VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm

2019

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Trung tâm

Y tế huyện Hòa Vang năm 2019

- Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh

mục thuốc bệnh viện

+ Quy trình lựa chọn thuốc

+ Danh mục thuốc bệnh viện

- Hoạt động mua sắm thuốc

+ Quy trình mua thuốc

+ Kinh phí mua thuốc

+ Nguồn mua thuốc

+ Hình thức giao nhận, thanh toán

- Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp

+ Công tác Dược lâm sàng

- Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Trung tâm

Y tế huyện Hòa Vang

- Cơ cấu tổ chức, nhân lực của khoa Dược

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa Dược

- Tổ chức, hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Hoạt động khám, chữa bệnh

- Mô hình bệnh tật của Trung tâm

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

Trang 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y

TẾ HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2019

3.1.1 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

3.1.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc

Giống với các bệnh viện khác trong cả nước việc xây dựng danh mục thuốc củaTrung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thực hiện hàng năm Hội đồng thuốc và điềutrị chịu trách nhiệm tư vấn cho giám đốc Trung tâm để xây dựng danh mục thuốcphục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh trong toàn bệnh viện và cả trạm y tế Cơ sở lựachọn và quy trình xây dựng danh mục thuốc được trình bày ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1 Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc

Trình độ cán bộ

TÀI VỤ

Kinh phí từ ngân sáchKinh phí từ BHYTViện phí

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Dự thảo Danh mục thuốc bệnh viện

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHÊ DUYỆT DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN

Trang 39

Nhận xét:

Trung tâm căn cứ vào những yếu tố cơ bản như: mô hình bệnh tật, kinh phí,danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT Ngoài ra, còn dựa vào phác đồđiều trị để bám sát nhu cầu khám, chữa bệnh tại các khoa lâm sàng, dựa vào nănglực, khả năng chẩn đoán, áp dụng đúng phác đồ điều trị của thầy thuốc, dựa vàonhững danh mục kỹ thuật mà Trung tâm được thực hiện, dựa vào quy mô giườngbệnh, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị và dựa vào các số liệu thống kê về

sử dụng thuốc 03 năm trước Khoa Dược tiến hành tổng hợp các số liệu và báo cáo

về Hội đồng thuốc và điều trị Sau đó, Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng dự thảoDMTBV theo hoạt chất Dự thảo DMTBV được Giám đốc Trung tâm phê duyệt.Khoa dược căn cứ vào DMTBV và danh mục thuốc trúng thầu năm 2019 lập dự trùmua thuốc hàng tháng

3.1.1.2 Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm

Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vangcho tuyến huyện và tuyến xã được sắp xếp vào 27 nhóm lớn theo tác dụng điều trị,được trình bày trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm

ST

DMTBV /DMTBHTT

Số lượng thuốc

Tỷ lệ

%

Số lượng thuốc

1

Thuốc gây tê, gây mê,

thuốc giãn cơ, giải giãn

Trang 40

thuốc dùng trong trường

8 Thuốc điều trị ung thư và

18 Hocmon và các thuốc tác

19 Huyết thanh và globulin

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w