Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang đã đạt được những kết quả nhất định và có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị vẫn chưa được hoàn thiện, chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn nhiều tiinf tại, hạn chế cơ bản cần phải khắc phục. Ngày nay, kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động, trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển theo định hướng phát triển trong những năm về sau. Chi tiêu NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thì Văn phòng HĐND và UBND huyện cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Thiết lập và không ngừng hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một đơn vị nào. Tuy nhiên công việc kiểm soát nội bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay còn rất mới mẻ, các nhà quản lý thường dựa trên những hiểu biết cá nhân để quản lý và điều hành chứ không dựa trên những cái nhìn tổng quát và có hệ thống để quản lý công tác kiểm soát. Vì thế, vấn đề kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng và cần thiết trong việc quản lý chi tiêu thường xuyên, giúp việc quản lý ngân sách được hiệu quả. Từ đó, giúp nhà quản lý tránh những sai sót, có những thông tin chính xác và sẽ xây dựng được dự toán chi thường xuyên cho năm về sau được tốt hơn. Tác giả là người làm việc trong ngành Tài chính nên cũng mong muốn qua bài luận văn này được lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về lĩnh vực kinh tế và các nhà kế toán kiểm soát chi nghiên cứu, thảo luận, góp ý để đưa ra các giải pháp tích cực, mang tính thực tiễn cao và phù hợp đặc điểm tình hình của đơn vị tại địa phương. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả tại Văn phòng HĐND và UBND huyện đồng thời chuyển sang thời kỳ ổn định ngân sách mới và một số nội dung quản lý chi ngân sách cần điều chỉnh bổ sung. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Việc nghiên cứu này sẽ chỉ ra được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên làm giảm thiểu những rủi ro, sai sót có thể xảy ra.
Trang 1NGUYỄN THỊ NGỌC THẮNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÒA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Tuấn Vũ
Ðà Nẵng – Năm 2020
Trang 2Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa đượccông bố trong bất ký công trình nào khác
Nguyễn Thị Ngọc Thắng
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Giảng dạy Cao học
Kế toán tại trường Đại Học Duy Tân, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị kiếnthức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập vàthực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới TS Hồ Tuấn
Vũ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiệnnghiên cứu luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nơi tôi thực hiện nghiên cứu luận văn
và các đồng nghiệp đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích đểphục vụ trong quá trình làm đề tài nghiên cứu
Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng do điều kiện của bản thân vànhiều lý do khách quan, nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạnchế Kính mong được sự góp ý của các quý Giảng viên và các bạn đồng nghiệp,
để đề tài được hoàn thiện, vận dụng vào thực tiễn công việc của mình ngày mộttốt hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Ngọc Thắng
Trang 4BCTC Báo cáo tài chính
CTX Chi thường xuyên
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những đóng góp của đề tài 4
6 Kết cấu đề tài 5
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CÁC KHOẢN CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 8
1.1.1 Khái quát về đơn vị hành chính sự nghiệp 8
1.1.2 Nội dung các khoản chi thường xuyên ở đơn vị hành chính sự nghiệp 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 12
1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ 12
1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 14
1.2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ 14
1.3 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 22
1.3.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên 22
1.3.2 Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân 25
1.3.3 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn 26
1.3.4 Kiểm soát các khoản chi mua sắm tài sản 27
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG … … … 30
2.1 TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3 Chức năng, Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ……… ……… 34
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng HĐND và UBND huyện … 37
2.1.5 Kết quả chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND 41
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND……… ………… ……… 46
2.2.1 Kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân 46
2.2.2 Kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn 61
2.2.3 Kiểm soát chi mua sắm tài sản 74
2.2.4 Kiểm soát chi các khoản chi khác 78
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG 80
2.3.1 Thành tựu 80
2.3.2 Những hạn chế 81
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA
Trang 7HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2025 86
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 86
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 87
3.1.3 Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang ……… 89
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG 90
3.2.1 Kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân 91
3.2.2 Kiểm soát chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn 94
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát chi mua sắm tài sản 98
3.2.4 Các giải pháp bổ trợ khác 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 113
KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1.1 - MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN
Trang 8Bảng 2.1 Công tác chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND&UBND huyện giai đoạn 2017
- 2019 42
Bảng 2.2 Thực trạng chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND&UBND huyện giai
đoạn 2017 - 2019 44
Bảng 2.3 Thực trạng chi nghiệp vụ chuyên môn tại Văn phòng HĐND&UBND huyện giai đoạn 2017 - 2019 45
Bảng 2.4 Tiền lương, phụ cấp lương tại Văn phòng 52
Bảng 2.5 Phúc lợi tập thể tại Văn phòng 55
Bảng 2.6 Các khoản đóng góp tại Văn phòng 56
Bảng 2.7 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân tại Văn phòng 59
Bảng 2.8 Tình hình chi tiết kiệm tại Văn phòng giai đoạn 2017 - 2019 60
Bảng 2.9 Tình hình chi thu nhập tăng thêm cho CBCC tại Văn phòng giai đoạn 2017 - 2019 60
Bảng 2.10 Chi thanh toán dịch vụ công cộng tại Văn phòng ……… … 61
Bảng 2.11 Chi vật tư văn phòng phẩm tại Văn phòng ……… …… … 62
Bảng 2.12 Chi thông tin tuyên truyền liên lạc tại Văn phòng …… 64
Bảng 2.13 Chi công tác phí tại Văn phòng 68
Bảng 2.14 Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn tại Vă n phòng 699
Bảng 2.15 Chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành tại Văn phòng … ….……72
Bảng 2.16 Chi khác tại Văn phòng HĐND và UBND 79
Bảng 2.17 Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở tại Văn phòng HĐND và UBND 79
Trang 9Hình 1.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên 233
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng HĐND&UBND 344
Hình 2.2: Tình hình chi thường xuyên qua 3 năm 2017 – 2019 46
Hình 2.3: Tình hình chi thanh toán cá nhân qua 3 năm 2017 – 2019 48
Hình 2.4 Lưu đồ kiểm soát chi lương tại Văn phòng HĐND và UBND huyện 49 Hình 2.5 Lưu đồ kiểm soát chi làm thêm giờ 50
Hình 2.6 Quy trình thanh toán khen thưởng thường xuyên 53
Hình 2.7 Quy trình kiểm soát thanh toán tiền lương tăng thêm 56
Hình 2.8 Quy trình kiểm soát chi hội nghị 65
Hình 2.9 Quy trình kiểm soát chi Công tác phí 66
Hình 2.10 Quy trình kiểm soát sửa chữa TSCĐ 69
Hình 2.11 Lưu đồ kiểm soát mua hàng của Văn phòng 71
Hình 2.12 Lưu đồ kiểm soát mua sắm tài sản cố định 77
Hình 3.1 Lưu đồ kiểm soát chi thanh toán cá nhân tại Văn Phòng ……92
Trang 10Ngày nay, kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động, trong xu thế hộinhập kinh tế với khu vực và quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển theođịnh hướng phát triển trong những năm về sau Chi tiêu NSNN nói chung và chithường xuyên NSNN nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảmbảo thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường Do đó, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từTrung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định vàphát triển của nền kinh tế thì Văn phòng HĐND và UBND huyện cũng khôngnằm ngoài xu hướng chung đó
Thiết lập và không ngừng hoàn thiện hệ thống kiểm soát trong quá trìnhquản lý và điều hành hoạt động là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một đơn vịnào Tuy nhiên công việc kiểm soát nội bộ trong các đơn vị hành chính sựnghiệp hiện nay còn rất mới mẻ, các nhà quản lý thường dựa trên những hiểubiết cá nhân để quản lý và điều hành chứ không dựa trên những cái nhìn tổngquát và có hệ thống để quản lý công tác kiểm soát
Vì thế, vấn đề kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng và cần thiết trong việcquản lý chi tiêu thường xuyên, giúp việc quản lý ngân sách được hiệu quả Từ
đó, giúp nhà quản lý tránh những sai sót, có những thông tin chính xác và sẽ xâydựng được dự toán chi thường xuyên cho năm về sau được tốt hơn
Trang 11Tác giả là người làm việc trong ngành Tài chính nên cũng mong muốn quabài luận văn này được lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạchđịnh chính sách, các nhà quản lý về lĩnh vực kinh tế và các nhà kế toán kiểm soátchi nghiên cứu, thảo luận, góp ý để đưa ra các giải pháp tích cực, mang tính thựctiễn cao và phù hợp đặc điểm tình hình của đơn vị tại địa phương Nhằm hỗ trợ,tạo điều kiện để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên một cách tiếtkiệm, hợp lý và hiệu quả tại Văn phòng HĐND và UBND huyện đồng thờichuyển sang thời kỳ ổn định ngân sách mới và một số nội dung quản lý chi ngân
sách cần điều chỉnh bổ sung Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp của mình Việc nghiên cứu
này sẽ chỉ ra được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra giảipháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên làm giảm thiểunhững rủi ro, sai sót có thể xảy ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về công tác kiểm soát chi thườngxuyên đối với các đơn vị hành chính
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòngHĐND và UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thườngxuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đặt ra các câu hỏi nhưsau:
+ Câu 1: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòngHĐND và UBND huyện Hòa Vang như thế nào? Còn những hạn chế gì?+ Câu 2: Cần có những giải pháp gì để tăng cường công tác kiểm soát chithường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang?
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Là các khoản kiểm soát chi thường xuyên và công
tác kiểm soát chi thường xuyên trong đơn vị hành chính
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị, tác giả đã
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập dữ liệu,nghiên cứu tào liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tác giả thu thập thông tin từ tài liệu do
các bộ phận trong Văn phòng HĐND và UBND cung cấp Các tài liệu đã thuthập được bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp
Tài liệu sơ cấp là các Quyết định, Báo cáo tài chính, Báo cáo hoạt độngngân sách, Báo cáo tình hình quản trị liên quan đến công tác kiểm soát chithường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện từ năm 2017 đến năm
2019 và các tài liệu khác đã giúp tác giả có những nhận định và đánh giá thựctiễn
Tài liệu thứ cấp là những số liệu được thu thập tại văn phòng về tình hìnhthu chi hoạt động thường xuyên giai đoạn 2017 – 2019 và những vấn đề lý luận,
Trang 13thực tiễn liên quan đến công tác kiểm soát CTX thu thập được từ các nguồnthông tin khác như sách tham khảo, báo, các website, các báo cáo phân tích …
- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp tổng hợp
các dữ liệu đã thu thập được qua các công cụ giúp tác giả đưa ra các đánh giá vềthực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị Kết quả đánh giáđược thực hiện dựa trên thông tin thu thập đã được sắp xếp, phân loại một cách
có hệ thống
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Thực hiện thu thập thông tin bằng
phương pháp đặt các câu hỏi thông qua trao đổi trực tiếp với Chánh Văn phòng
và kế toán trưởng tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang Cụ thể cácbước như sau:
+ Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn là Chánh văn phòng và kế toántrưởng
+ Bước 2: Thiết lập các câu hỏi liên quan đến đặc điểm quản lý tài chính
và công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị
+ Bước 3: Tiến hành phòng vấn
Các thông tin thu thập phục vụ cho phỏng vấn được ghi chép, tổng hợp và
sử dụng để đưa ra thực trạng và đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát chithường xuyên tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang
Mẫu phiếu phỏng vấn được minh họa ở Phụ lục 1.1
5 Những đóng góp của luận văn
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu và xác định tầm quan trọng của công tác kiểmsoát chi thường xuyên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Tìm ra những ưuđiểm và những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tạiVăn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang Đề ra các giải pháp nhằm hoànthiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng theo hướng hiệu quả,đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước,
Trang 14góp phần chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn Ngân sách nhànước.
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên trong các đơn vị hành chính
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND
và UBND huyện Hòa Vang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòngHĐND và UBND huyện Hòa Vang
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhằm để đánh giá toàn diện hơn về công tác kiểm soát chi thường xuyêntại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang, tác giả đã tham khảo một sốluận văn về công tác kiểm soát chi khác để có định hướng cụ thể cho luận văncủa mình Thông qua đó, tác giả cũng đánh giá được những thành tựu và hạn chếcủa công tác kiểm soát chi thường xuyên Văn phòng HĐND và UBND huyệnHòa Vang để đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả chi tiêu cũng nhưviệc kiểm soát chi thường xuyên
- Luận văn “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Cao Bá Bình (2016), luận văn Thạc sĩ Tài
chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: từ lý luận vàthực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh BắcGiang trên cơ sở khảo sát thực tế về quy trình nghiệp vụ, về cách thức, phươngthức kiểm soát; với những số liệu thu thập được trong giai đoạn 2013-2015,luận văn đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị với cơ quan nhànước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành cáctiêu chuẩn, định mức chi ngân sách phù hợp với đặc điểm của các địa phương
Trang 15- Luận văn Thạc sĩ của Tác giả Nguyễn Thùy Linh (2016) với đề tài:
“Tăng cường kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trường Đại học xây dựng Miền Trung” đã phân tích đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với
các hoạt động thu, chi tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung và đề xuấtnhững biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu,chi Những đề xuất này mang tính chất chung cho tất cả các loại hình đơn vị làcác trường Đại học
Như vậy công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếusau: Thực trạng KSNB thu, chi ngân sách tại đơn vị, nhận thấy những mặt tồntại của đơn vị, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên tác giả đềxuất những giải pháp KSNB là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn
vị hành chính sự nghiệp, chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực để bêncạnh đó, công trình nghiên cứu này chưa vận dụng phân tích tài chính để đưa rađược các giải pháp nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí và tăng thu cho đơn vị
- Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Giao thông vận tải Quảng Bình” (2018) của tác giả Trần Thị
Phương Lan, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Luận văn dựa trên cơ sở áp dụng các phương pháp diễn giải, tổng phân tích, đối chiếu và so sánh, kết hợp với khảo cứu thực tiễn và các tài liệukhác có liên quan Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động chi thường xuyênngân sách tại Sở từ năm 2015-2017, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết
hợp-thực góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi tại Sở Giao thông vận tải Quảng Bình Qua đó, công tác kiểm soát CTX tại đơn vị được chặt chẽ, đúng
chế độ chính sách và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý tàichính đối với các đơn vị sử dụng NSNN qua sự kiểm soát của KBNN QuảngBình
- Luận văn Thạc sĩ kế toán với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát
Trang 16Ngân sách nhà nước tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng” (2019)
của tác giả Lê Thị Ngọc Mỹ – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tácgiả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng và là
cơ sở để đề xuất các giải pháp Tác giả đã được hệ thống hóa, làm rõ những vấn
đề cơ bản về ngân sách nhà nước, kiểm soát ngân sách nhà nước tại cơ quanhành chính sự nghiệp
Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như môi trường kiểmsoát, cơ chế kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Văn hóa và Thể thaothành phố Đà Nẵng trong tình hình mới hiện nay Từ đó chỉ ra những hạn chếcòn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát Ngânsách nhà nước tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng
Qua nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tác giả nhận thấy rằng, các nghiêncứu trên đều có chung mục tiêu là làm thế nào để công tác kiểm soát chi thườngxuyên một cách hiệu quả nhất Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi thường xuyêntại Văn phòng HĐND và UBND huyện Hòa Vang đã đạt được những kết quảnhất định song chưa tương xứng với tiền năng, điều kiện và chưa khai thác hếtlợi ích thực tế tại đơn vị; nhiều quy trình kiểm soát chi thường xuyên chưa đápứng được yêu cầu cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cáchhành chính Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Văn phòng HĐND vàUBND huyện Hòa Vang
Trang 171.1.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp
- Theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm:
+ Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộmáy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước)
+ Các đơn vị sự nghiệp: Sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp
y tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,
+ Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,
- Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị HCSN được tổ chức theo hệthống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấphành ngân sách cấp đó Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
+ Đơn vị dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành HCSN trực thuộc
TW và địa phương như: các Bộ, Tổng cụ, sở ban ngành Đơn vị dự toán cấp Itrực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinhphí cấp phát Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm:
Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của NSNN giao, xác định trách nhiệm vàquyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới
Phê chuẩn dự toán quý, năm của các đơn vị cấp dưới
Tổ chức việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành
Trang 18Tổng hợp báo cáo biểu kế toán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra kế toán
và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới
+ Đơn vị dự toán cấp II: trực thuộc đơn vị dự toán cấp I chịu sự lãnh đạotrực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I Đơn vị
dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồmphần kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của đơn vi dự toán cấp IIItrực thuộc Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị mình (tức làđơn vị dự toán cấp II) và của đơn vị dự toán cấp III báo cáo lên đơn vị dự toáncấp I và cơ quan tài chính cùng cấp
+ Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạotrực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vịcuối cùng thực hiện dự toán Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phícủa ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chitiêu kinh phí báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo địnhkỳ
Cần chú ý rằng, đơn vị dự toán (HCSN) có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp
Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III
Ở các đơn vị được tổ chức thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm
vụ của đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp dưới làm nhiệm vụ của đơn vị dựtoán cấp III
Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủyếu được thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát Đặc điểmnổi bật của đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năngchủ yếu không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của nhànước
1.1.1.3 Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 19- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trườnghợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013.
- Thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ,công chức
(Theo Điều 3, Chương I của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sửdụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Khoản
2, Khoản 8, Điều 1 của Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP)
1.1.2 Nội dung các khoản chi thường xuyên ở đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên
Chi thường xuyên là quá trình phân bổ, sử dụng thu nhập từ các quỹ tàichính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi của các cơ quan, các tổ chức chính trị
xã hội thuộc khu vực công lập, qua đó thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụchuyên môn được giao Nói tóm lại, thì chi thường xuyên là quá trình phân bổ
và sử dụng quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện cácnhiệm vụ thường xuyên của đơn vị [2,tr14]
1.1.2.2 Phân loại chi thường xuyên
Căn cứ vào tính chất kinh tế chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm cụ thểnhư sau:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân gồm: chi về tiền lương, tiền công trảcho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợitập thể; trợ cấp khó khăn, tiền tàu xe nghỉ phép năm; chi các khoản đóng góp vềbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
- Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: chi tiền điện, nước, nhiên
Trang 20liệu;vệ sinh, môi trường; văn phòng phẩm; cước phí điện thoại, bưu phí; côngtác phí; hội nghị; đoàn ra đoàn vào; chi mua sắm và sửa chữa thường xuyênTSCĐ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn; và các khoản chi cho nghiệp vụ chuyênmôn của đơn vị.
- Khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm:Nhóm chi này đáp ứng nhu cầu cho việc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụchuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắmtài sản dùng cho công tác chuyên môn
- Các khoản chi khác gồm: những mục chi về tiếp khách, chi kỷ niệm cácngày lễ lớn, chi hỗ trợ các đoàn thể, chi khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, chi lậpcác quỹ và chi khác
1.1.2.3 Đặc điểm chi thường xuyên
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân
bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa cácnăm trong kỳ kế hoạch
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việcnên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể nhưchi cho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế
mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triểnbền vững của đất nước
Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có ảnh hưởng rất quantrọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia
Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sáchnhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền
Trang 21vay theo quy định của pháp luật).
1.1.2.4 Vai trò của chi thường xuyên
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thườngxuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiệntốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹnlãnh thổ quốc gia
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước,tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thườngxuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư pháttriển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai tròquản lý điều hành của nhà nước
1.2 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” được ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 6 tháng
12 năm 2012 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã thay thế chochuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũ số 400 trước đây
Chuẩn mực số 315 định nghĩa: KSNB là quy trình do Ban quản trị, BanGiám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo
ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảmbảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuânthủ pháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu làbất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ [18]
Theo hướng dẫn INTOSAI 1992:
Trang 22- KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quytrình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sự hợp lý để đạt đượccác mục tiêu của tổ chức.
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng nhưchất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức
- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và
vi phạm pháp luật
- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và nội bộ
- Xây dựng, duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúngđắn và kịp thời
Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (2001) được cập nhật cho rằng: KSNB
là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhântrong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấpmột sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức
So với quan điểm của báo cáo COSO (1992), khía cạnh giá trị đạo đứcđược thêm vào Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh thêm đó là tầm quangtrọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện sự gian trá, thamnhũng trong khu vực công
NSNN được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằmđảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoáthay lãng phí Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quantrọng KSNB đối với khu vực công Mục tiêu là thiết lập và duy trì KSNB hữuhiệu trong khu vực công
1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
- Bảo vệ tài sản của đơn vị và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất lànhân tố con người Ngăn ngừa và phát hiện mọi hành vi lãng phí gian lận, sửdụng tài sản không đúng mục đích hoặc vượt quá thẩm quyền
Trang 23- Cung cấp thông tin đáng tin cậy.
- Tuân thủ luật pháp và các luật lệ quy định
- Định kỳ đánh giá kết quả hoạt động nhằm kịp thời đưa ra biện pháp nângcao hiệu quả hoạt động điều hành
1.2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ INTOSAI
Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB gồm:
- Môi trường kiểm soát
- Đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Thông tin và truyền thông
- Giám sát
1.2.3.1 Môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnhhưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên Môi trường kiểm soát là nền tảngcho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nếp kỷ cương, đạo đức và cơcấu tổ chức Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
a) Liên chính và giá trị đạo đức:
Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũnhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ, thể hiệnqua sự tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ côngchức nhà nước
Ví dụ như công khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm công việc bên ngoài,
quà tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích Đồng thời phải công khai chúngthấy được tinh thần này trong sứ mạng và tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức côngthông qua các văn bản chính thức
b) Năng lực nhân viên:
Trang 24Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cầnthiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả vàhữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trongviệc thiết lập hệ thống KSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xâydựng thực hiện, duy trì KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trongviệc thực hiện sứ mạng chung của tổ chức Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữmột vai trò trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá ruit ro.Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức Đàotạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong
tổ chức Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu KSNB,phương pháp giải quyết những tình huống khó xử lý trong công việc
c) Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách vàthái độ của lãnh đạo khi điều hành Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB làquan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều
đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB Tinh thần này biểu hiện
ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan Ví dụ như việc xây
dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đếnKSNB
Trang 25động ,mà sự kết hợp của chúng ta có thể dẫn đến sự vi phạm, che dấu sai lầm vàgian lận.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo; hệthống báo cáo phù hợp Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toánnội bộ, ban kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc lập với cácđối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan
Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khíchbằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạtđộng cụ thể Đồng thời các hình thức kỷ luật mghieem khắc cho hành vi vi phạmcũng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm
f) Công tác kế hoạch:
Nhà quản lý trong bất kỳ một công việc nào dù là lớn hay nhỏ thì điều đầutiên họ làm đó là lập kế hoạch, kế hoạch không chỉ định hướng cho công việc sẽlàm mà nó còn là công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện công việc đó Kếhoạch lập một cách khoa học, nghiêm túc và sát với tình hình thực tế bao nhiêuthì công việc kiểm soát càng dễ dàng bấy nhiêu Kế hoạch lập ra không thể cứngnhắc, nó có thể thay đổi theo tình hình thực tế, vì vậy cần phải theo dõi nhữngnhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập đồng thời điều chỉnh, xử lý kịp thời
Trang 261.2.3.2 Đánh giá rủi ro:
KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quantrọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ củađơn vị Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu Việc nhậndạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến những đe dọa của rủi
ro và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro Đánhgiá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa mục tiêucủa tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp
a) Nhận dạng rủi ro:
Rủi ro bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong, rủi ro ở cấp toàn đơn
vị và rủi ro từng hoạt động Rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trìnhhoạt động của đơn vị Liên quan tới khu vực công, các cơ quan nhà nước phảiquản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó
b) Đánh giá rủi ro:
Là đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra và khảnăng xảy ra rủi ro Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi
ro, tuy nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống Ví dụ phải xây dựng cáctiêu chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp theo thứ tự các rủi ro, dựa vào đó nhàlãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực đối phóp rủi ro
c) Phát triển các biện pháp đối phó:
Có bốn biện pháp đối phó rủi ro đó là phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro,tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro Trong phần lớn các trường hợp các rủi rophải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp, bởi
vì đơn vị của nhà nước phải làm theo nhiệm vụ được giao Các biện pháp xử lýhạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếunhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn
Trang 27Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của nhànước, công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũngnên thường xuyên xem lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ.
1.2.3.3 Hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối ơphos rủi
ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị Để đạt được hiệu quả,hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tincậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát Hoạt động kiểm soát có mặtxuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng Hoạt động kiểm soátbao gồm kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro
Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa là phối hợp cáchoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát
a) Thủ tục phân quyền và xét xử:
Việc thức hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủyquyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ Ủy quyền là một cách thức chủ yếuđảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực sự mới được phê duyệt đúngmong muốn của người lãnh đạo Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa vàcông bố rõ ràng, phải gồm các điều kiện cụ thể
Tuân thủ các quy định chi tiết của sự ủy quyền, nhân viên hành độngđúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định bởi người lãnh đạo và phápluật
b) Phân chia trách nhiệm:
Một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiềutrách nhiệm và quyền hạn Một người không thể khách quan thấy được hết cácsai phạm và cũng tạo môi trường dễ xảy ra gian lận Các chức năng bất kiêmnhiệm mà một tổ chức cần phải phân định cho từng người riêng biệt là:
- Quyền được phê chuẩn và ra quyết định
Trang 28- Ghi chép: Gồm lập chứng từ gốc, ghi nhật ký, ghi sổ tài khoản, lập bảngđối chiếu, lập báo cáo thực hiện.
- Bảo vệ tài sản: Trực tiếp như thủ quỹ, thủ kho, gián tiếp như nhận séckhách hàng trả…
Nếu các chức năng trên tập trung ở một người sẽ phát sinh tiêu cực, sẽ có
cơ hội phạm tội vì điều kiện quá dễ dàng để thực hiện hành vi gian lận
Để ngăn chặn các sai phạm hoặc gian lận thì rất cần phải phân công cácchức năng trên riêng biệt cho từng người Tuy nhiên sự thông đồng bắt tay nhaugiữa một nhóm người sẽ làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, công việc từng nhiệm vụkhông nhiều, quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia trách nhiệm, khi đónhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và sử dụng những biện pháp kiểm soátkhác như luân chuyển nhân viên Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng mộtngười không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong thời gian dài
c) Chứng từ và sổ sách ghi chép:
Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng chúng một cách thích hợpgiúp đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu về nghiệp vụxảy ra, các mẫu chứng từ và sổ sách cần đơn giản và hữu hiệu cho việc ghi chép,giảm thiểu các sai sót, ghi trùng lặp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần thiết Chứng
từ cần để các khoản trống cho sự phê duyệt và xác nhận của những người có liênquan đến nghiệp vụ Đánh số thống nhất lại các chứng từ phát sinh ở đơn vị để
dễ quản lý, dễ truy tìm vf giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra
d) Bảo vệ tài sản:
Tài sản của một tổ chức không chỉ là tiền, hàng hóa, máy móc, thiết bị…
mà còn là thông tin Các thủ tục cần có thể bảo vệ tài sản gồm:
- Giám sát hiệu quả và phân định riêng biệt các chức năng
- Bảo quản và ghi chép về tài sản bao gồm cả thông tin
- Giới hạn việc tiếp cận với tài sản
Trang 29- Giữ tài sản ở nơi riêng biệt, đảm bảo an toàn, bảo quản con dấu và chữ
ký khắc sẵn (nếu có)
e) Kiểm tra, đối chiếu:
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý Vídụ: Phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho… Sổ sách được đối chiếu với cácchứng từ thích hợp để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót
1.2.3.4 Thông tin và truyền thông:
Thông tin trong một tổ chức được nghiên cứu nhằm phục vụ cho quátrình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị Như vậy không phải bất
kỳ tin tức nào cũng trở thành thông tin mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu:
a) Chính xác: Thông tin phải phản ánh đúng bản chất nội dung tình huống b) Kịp thời: Thông tin được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm theo yêu cầu của
các nhà quản trị
c) Đầy đủ và hệ thống: Thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình
huống giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề một cách toàn diện
d) Bảo mật: Đòi hỏi thông tin phải được cung cấp đúng người phù hợp với
quyền hạn và trách nhiệm của họ
Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin Trong đó hệ thống thôngtin kế toán là một phân hệ quan trọng Ngoài ra, các phân hệ thông tin khác nhưlưu trữ, tra cứu cũng rất cần thiết đối với KSNB vì nó cung cấp cơ sở cho nhữngnhận định, phân tích tình hình hoạt động về những rủi ro và những cơ hội liênquan đến hoạt động của đơn vị Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn: Từnguồn Internet, từ số liệu của cơ quan phòng ban chức năng, từ báo đài hoặc tổchức mạng lưới thu thập…
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra đểnhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin Các kênh truyền thông bao gồmtruyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên, traođổi giữa các bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối tượng bên ngoài…
Trang 301.2.3.5 Giám sát:
Giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hoạt độngkiểm soát Giám sát là phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế và cócần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn không Để đạt được kếtquả, cần phải thực hiện hoạt động giám sát thường xuyên hoặc định kỳ
Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý kiến góp ýcủa khách hàng, nhà cung cấp… hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và pháthiện các biến động bất thường
Giám sát định kỳ được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định lỳ docác kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện
1.3 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Công tác kiểm tra kiểm soát chi thường xuyên luôn là một khâu quantrọng và cần thiết trong công tác quản lý chi tiêu thường xuyên ở các đơn vị.Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên sẽ giúp cho việc quản lýchi thường xuyên được hiệu quả hơn
Ngày 13/8/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số BTC Ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị
67/2004/QĐ-có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”
- Mục tiêu của công tác kiểm soát chi:
Đánh giá tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản chitài chính trong đơn vị Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, đánh giánhững tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cườngcông tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị
- Yêu cầu công tác kiểm soát chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Là một bộ phận của NSNN do vậy về yêu cầu kiểm soát ngân sách đơn vịhành chính sự nghiệp phải tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, đó là yêu cầunhằm đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, thận trọng, trung thực,
Trang 31khách quan gắn chặt với quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền đơn vị hànhchính sự nghiệp.
- Các hình thức tổ chức thực hiện kiểm soát chi: có 2 hình thức gồm+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo thời gian thực hiện: thựchiện thường xuyên hoặc đột xuất
+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo phạm vi công việc: dưới 2hình thức: kiểm tra toàn diện và kiểm tra đặc biệt
Kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúngđịnh mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được quyđịnh trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
1.3.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên
Khi cá nhân, đơn vị thanh toán hoặc hoàn ứng phải có chứng từ, hoá đơnhợp lệ theo đúng dự toán và theo đúng nội dung chi Nếu có phát sinh (số tiềnchi lớn hơn dự toán được duyệt) phải có thuyết minh kèm theo và được ChánhVăn phòng phê duyệt; khoản ứng chi không hết phải làm thủ tục nộp lại
Tất cả các hoạt động kiểm soát chi thường xuyên trên đều có thể thôngqua qui trình kiểm soát cơ bản sau:
hồ sơ,chứng từđầy đủ,hợp lệ
- Cá nhân; bộ phận sử dụngkinh phí
- Bộ phận kế toán
2
- Người đề nghị, gửi cho kếtoán trưởng, kiểm tra, đúngchế độ, qui định
Tiếp nhận, xử lý hồ
sơ, chứng từ Hoàn thiện hồ sơ, chứng từ ban đầu
Trang 32- Kế toán trưởng ký xongtrình Chánh Văn phòngduyệt chi
4
- Sau khi Chánh Văn phòng
ký duyệt xong, người đềnghị, sẽ được nhận tiền mặt
từ thủ quỹ (hoặc giảm ứng)
Hình 1.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên
(Nguồn do Văn phòng HĐND và UBND huyện cung cấp)
- Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ chứng từ ban đầu:
Các cá nhân và bộ phận thanh toán kinh phí phải hoàn thiện hồ sơ chứng
từ ban đầu gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số: C40/TM-NS nếu thanh toán bằng tiềnmặt hoặc Mẫu C40/CK-NS nếu thanh toán bằng chuyển khoản)
+ Dự trù kinh phí đã được phê duyệt (bản chính);
+ Bảng kê chứng từ thanh toán (Mẫu số 03/TCKT) (nếu có từ 03 chứng từtrở lên);
+ Chứng từ, hoá đơn tài chính hợp lệ;
+ Các khoản chi cho người lao động phổ thông phải có bảng chấm công(Mẫu số 08b/TCKT), giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số: 07/TCKT), giấy biênnhận viết tay có chữ ký của người nhận tiền (Mẫu 18a/TCKT nếu số tiền < 1triệu đồng hoặc Mẫu 18b/TCKT nếu số tiền ≥ 1 triệu đồng)
+ Hợp đồng, thanh lý hợp đồng
Đối với các khoản mua văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, vật
tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng…, sử dụng dịch vụ có giá trị như sau:
+ Hóa đơn từ 3 triệu đồng trở lên đến < 5 triệu đồng hoặc giá trị của 1 sảnphẩm ≥ 3.000.000đ trở lên phải có 03 báo giá
Trình duyệt
Hoàn tất thủ tục thanh toán
Trang 33+ Từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng phải có 03 giấy báo giá của cácnhà cung cấp; biên bản lựa chọn nhà thầu; hợp đồng.
+ Từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng phải có 03 giấy báo giá củacác nhà cung cấp; họp xét các báo giá; hội đồng mua sắm ra quyết định lựa chọnnhà thầu; hợp đồng cung cấp (Không áp dụng cho mua sắm tài sản, hàng hóa,dịch vụ)
Lưu ý: Báo giá của các nhà cung cấp cho từng nội dung mua sắm phải giống nhau về chủng loại, quy cách hàng hóa, vật tư
- Bước 2 Tiếp nhận xử lý hồ sơ chứng từ:
Kế toán trưởng khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì tiếpnhận, nếu không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ
- Bước 3 Trình duyệt:
Sau khi tiếp nhận chứng từ kế toán trưởng có trách nhiệm trình ChánhVăn phòng ký duyệt
- Bước 4 Hoàn tất thủ tục thanh toán:
Khi chứng từ đã đầy đủ thủ tục, nếu:
+ Thanh toán bằng tiền mặt: Kế toán trưởng chuyển cho Thủ quỹ chi tiền;+ Thanh toán bằng chuyển khoản: Kế toán trưởng thanh toán bằngchuyển khoản cho các đơn vị liên quan làm thủ tục thanh toán
1.3.2 Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân
Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản chi thườngxuyên cho con người, bao gồm những vấn đề sau:
- Kiểm soát chi thông qua chính sách tiền lương, phương án chi trả lươngcủa đơn vị đối với người lao động;
- Kiểm soát thông qua việc phân công, phân nhiệm giữa các chức năngtheo dõi nhân sự, theo dõi thời gian và khối lượng công việc, chức năng tínhlương và ghi chép lương;
- Kiểm soát chi phí tiền lương thông qua việc đối chiếu số liệu trên sổ
Trang 34sách và chứng từ như đối chiếu tên và mức lương (hệ số lương, hệ số phụ cấpchức vụ ) trên bảng lương của từng bộ phận trong đơn vị với hồ sơ nhân viêntại bộ phận nhân sự Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương
Ngoài ra, việc kiểm soát các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xãhội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn được thực hiệnthông qua việc đối chiếu số liệu đã tính với các căn cứ, tỷ lệ trích theo đúng quyđịnh
Kiểm tra việc thanh toán phụ cấp làm thêm giờ thông qua việc đối chiếubản chấm công, biên bản và kết quả đạt được
Kiểm tra việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, đúng đối tượng các nghiệp vụliên quan đến các khoản trích theo lương
1.3.3 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chi này, cân nhắc mục tiêu
đề ra với nhu cầu của cơ quan
Gồm các khoản chi dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhiênliệu, tiền vệ sinh môi trường khoản chi về vật tư văn phòng như văn phòngphẩm, dụng cụ văn phòng; khoản chi về thông tin liên lạc như cước phí điệnthoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, v.v… Các khoản chi về hội nghịnhư : In, mua tài liệu, bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên, công tác phí; thuêmướn; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; nghiệp vụ chuyên môncủa từng ngành
Các khoản chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, côngtác phí, v.v… Đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số chicho công tác chuyên môn nhưng phát sinh thường xuyên và phân tán nên công táckiểm soát các khoản chi này cần tăng cường thường xuyên liên tục
Khoản chi phục vụ cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng khá lớn vàquan trọng Ở mục chi này cần chú trọng công tác kiểm soát vì đây là khoản khó
Trang 35kiểm soát và dễ thất thoát.
Mục tiêu và nội dung kiểm soát:
- Kiểm soát các khoản chi phí này thể hiện ở kiểm soát sự tuân thủ cácquy định hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Kiểm soát các khoản chi phí bằng dự toán và các định mức chi phí
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập kho và xuất kho đưa vào
sử dụng đối với hàng hoá mua về
- Kiểm soát quá trình thực hiện nghiệp vụ mua, việc vận chuyển, chấtlượng, quy cách hàng mua về và sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ nàygiữa các bộ phận có liên quan
- Các chứng từ kế toán liên quan đến những khoản chi này đều phải được kiểm tra bởi bộ phận kế toán trước khi người có thẩm quyền duyệt chi
- Kiểm soát qua việc đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán
1.3.4 Kiểm soát các khoản chi mua sắm tài sản
- Kiểm tra mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa của đơn vị, kiểmtra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý qua các khoảnchi này
- Thực hiện kiểm soát việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhànước, của đơn vị về công tác quản lý và sử dụng TSCĐ
- Kiểm soát công tác mua sắm TSCĐ qua việc phân công, phân nhiệmgiữa bộ phận thu mua và bộ phận kế toán
- Kiểm soát qua công tác ghi chép kế toán tài sản cố định bao gồm: Việcghi chép thẻ tài sản cố định, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thànhtài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản cố định, thủ tục giao nhận,kiểm nhận, thanh toán, phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định, v.v… Đối chiếugiữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ
- Kiểm soát qua công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ để theo dõi tài
Trang 36sản cố định về số lượng cũng như hiện trạng sử dụng.
- Khi mua sắm, đầu tư TSCĐ phải có báo giá cạnh tranh đối với những tàisản có giá trị nhỏ, đấu thầu đối với những tài sản có giá trị lớn
- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.Trong đơn vị thì tài sản và thông tin là những thứ có thể bị mất cắp, bị thất thoáthoặc bị sử dụng sai mục đích
- Kiểm soát tình hình TSCĐ định thanh lý, đã thanh lý, xem xét nguyênnhân thanh lý, việc tổ chức thanh lý tài sản, chi phí, thu nhập từ việc thanh lý
- Kiểm soát việc ghi chép kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán phải kịp thời,đầy đủ đối với các TSCĐ do đơn vị quản lý
1.3.5 Kiểm soát các khoản chi khác
- Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quántriệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế
- Đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ
và hoạt động kinh doanh Việc ghi nhận các hoạt động sản xuất kinh doanhthông qua công tác kế toán không phải lúc nào cũng đầy đủ và đúng quy định.Bằng việc thiết lập các quy trình quản lý về tài chính, kế toán, về hệ thống cungcấp số liệu và báo cáo, kiểm soát sẽ giúp cho việc ghi chép kế toán bảo đảm tuânthủ đúng theo quy định
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chi thường xuyên là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyếtđịnh đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhànước đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội
Tuy nhiên, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ vàhoạt động của Nhà nước, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu thườngxuyên là rất khó khăn, phức tạp Để đánh giá hiệu quả chi tiêu cần phải sử dụngđến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính vàphi tài chính cũng như các chỉ tiêu định lượng và định tính với nhau
Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả chi thường xuyên cũng như kiểm soát chi thường xuyên của một sốnước trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là điềuthực sự cần thiết
Tất cả những vấn đề lý luận cơ bản là cơ sở để phân tích, đánh giá thựctiễn công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại Văn phòng HĐND vàUBND huyện Hòa Vang đề cập ở Chương 2
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
TẠI VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN HÒA VANG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a) Đặc điểm địa lý – tự nhiên:
Sau khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thànhphố Đà Nẵng, Huyện Hòa Vang được thành lập vào ngày 23/01/1997 với 14đơn vị hành chính cấp xã Đến ngày 05/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định
số 102/2005/NĐ-CP thành lập quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang Ngày nay,huyện Hòa Vang còn lại 11 đơn vị hành chính cấp xã
Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành củathành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15 độ 55' đến 16 độ13' vĩ Bắc và 107 độ 49' đến
108 độ 13' độ kinh Đông
Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tíchđất tự nhiên là 73.488,8 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng),trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa
sử dụng 901,7 ha Toàn huyện có 11 xã với 113 thôn, trong đó có 3 xã đồngbằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2019] Dân số 132.784 người,mật độ dân số 172 người/km2, trên địa bàn huyện có 03 thôn với gần 1.000 đồngbào dân tộc Cơtu (thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã HòaPhú) và 01 thôn người Hoa sinh sống (thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh)
Huyện Hòa Vang còn tập trung các dãy rừng phòng hộ cho thành phố ĐàNẵng, đặc biệt là rừng Bà Nà – Núi Chúa, đây không chỉ là rừng nguyên sinhvới nhiều loại gỗ quý mà còn là một khu du lịch nổi tiếng của thành phố Đà
Trang 39Nẵng Trên địa bàn huyện Hòa Vang có các điểm du lịch lớn được đưa vào khaithác hiệu quả như: Bà Nà hill, khu du lịch Hòa Phú Thành, nước nóng PhướcNhơn, khu du lịch suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Suối hoa, Suối mơ, Du lịchNgầm Đôi, khu du lịch Lái Thiêu … còn có các khu di tích lịch sử - văn hóa, lễhội văn hóa truyền thống như: khu căn cứ cách mạng Huyện ủy, mộ Đỗ ThúcTịnh, đình làng Bồ Bản,…
Văn hóa, xã hội, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượnggiáo dục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường lớp được mởrộng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục
b) Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Huyện Hòa Vang là một huyện ngoại thành duy nhất của thành phố ĐàNẵng, ngay từ khi mới thành lập trong điều kiện bước đầu còn nhiều khó khăn,thử thách nhưng trong những năm trở lại gần đây thì huyện Hòa Vang có nhiềuđổi mới, nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức hành chính và góp phần phát triểnkinh tế - xã hội chung của toàn thành phố
Trong những năm qua hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượtmức kế hoạch Năng suất sản xuất lúa cả năm đạt kế hoạch, các mô hình sảnxuất tiếp tục phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cao Huyện đã tích cực triểnkhai thực hiện nhiệm vụ nông thôn mới đạt 19/19 chỉ tiêu và tính đến cuối năm
2015 được Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triểnkhá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 12% cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng dịch vụ chiếm tỷ lệ 51,4%, công nghiệp chiếm tỷ lệ 30,5%,nông nghiệp chiếm 18,1% Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm laođộng nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp Cơ cấu lao động:nông nghiệp chiếm 25,84%, công nghiệp chiếm 33,61%, dịch vụ chiếm40,55% Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 9,4%/năm Dịch vụ phát
Trang 40triển khá về quy mô, đa dạng về loại hình, tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm, cácđiểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đưa vào khai thác hiệu quả Hạ tầng thươngmại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng16,6%/năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 38,46 triệuđồng/người/năm Công tác quốc phòng quân sự địa phương, trật tự an toàn xãhội được tăng cường, giữ vững ổn định.
c) Thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của huyện Hòa Vang
* Thuận lợi:
- Với vị trí địa lý thuận lợi như hiện nay là tiềm năng và lợi thế rất lớn đểhuyện phát triển trong bối cảnh gắn với quy hoạch phát triển chung của thànhphố Đà Nẵng
- Nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất lâm nghiệp hiện có là58.900 ha cũng là lợi thế trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn nhưkhai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 4.690 ha, mỗi năm có khả năng cungcấp ra thị trường gần 20.000 tấn rau, 1.200 tấn thủy sản,… cũng là lợi thế củahuyện trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho vùng nội thị thành phố ĐàNẵng
- Huyện có các điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch: dulịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà – Núi Chúa Ngoài ra, với nguồn Tàinguyên khoáng sản hiện có trên địa bàn huyện thuận lợi cho đầu tư phát triểnmột số ngành công nghệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Dân số của huyện hiện nay khoảng 132.784 người, tốc độ tăng dân sốbình quân 2%/năm, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65%, tỷ lệ laođộng qua đào tạo chiếm tỷ lệ 55% và tăng nhanh qua các năm Đây cũng là điềukiện thuận lợi để huyện thu hút đầu tư vào phát trển kinh tế - xã hội
* Khó khăn, thách thức: