1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

151 6 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 675,03 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (17)
    • 1.1. Hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện (17)
      • 1.1.1. Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (17)
      • 1.1.2. Mua thuốc (19)
      • 1.1.3. Công tác tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc (20)
      • 1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc (21)
    • 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc bệnh viện (22)
      • 1.2.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện (22)
      • 1.2.2. Nguồn nhân lực (23)
      • 1.2.3. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị (23)
    • 1.3. Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu (23)
      • 1.3.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu. .10 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa, TTYT Quận Liên Chiểu (24)
      • 1.3.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội (28)
    • 1.4. Một số nét về tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam (29)
      • 1.4.1. Trên thế giới (29)
      • 1.4.2. Tại Việt Nam (31)
    • 1.5. Tổng quan tóm tắt các đề cương nghiên cứu về cung ứng thuốc bệnh viện và hướng nghiên cứu của đề tài (34)
      • 1.5.1. Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc bệnh viện (34)
      • 1.5.2. Tổng quan về hướng nghiên cứu của luận văn (36)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (37)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (37)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu hoạt động của Bệnh viện đa khoa, (37)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả (38)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (38)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (38)
    • 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (38)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (39)
    • 2.5. Các biến số nghiên cứu (40)
    • 2.6. Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc (41)
      • 2.6.1. Đánh giá hoạt động sử dụng thuốc (41)
      • 2.6.2. Đánh giá hoạt động tồn trữ thuốc (41)
    • 2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Mô tả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng năm 2022 (44)
      • 3.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (44)
      • 3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc (47)
      • 3.1.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc (61)
      • 3.1.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc (68)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022 (71)
      • 3.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự (71)
      • 3.2.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện (72)
      • 3.2.3. Số lượng bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu (74)
      • 3.2.4. Số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị bằng Tây Y và Y học cổ truyền tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu năm 2022 (75)
      • 3.2.5. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022 (76)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (77)
    • 4.1. Mô tả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022 (77)
      • 4.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc (77)
      • 4.1.2. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (77)
      • 4.1.3. Hoạt động mua sắm thuốc (78)
      • 4.1.4. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc (81)
      • 4.1.5. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc (82)
    • 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022 (83)
      • 4.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự (83)
      • 4.2.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện (83)
      • 4.2.3. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Liên Chiểu (84)
      • 4.2.4. Số lượt bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện quận Liên Chiểu (85)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN LÊ ANH ĐỨC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA, TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC[.]

TỔNG QUAN

Hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện

Cung ứng thuốc bệnh viện là tổng thể các hoạt động: lựa chọn, mua sắm, tồn trữ và cấp phát, sử dụng thuốc Theo tổ chức khoa học sức khoẻ Hoa Kỳ, hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện có thể được khái quát theo sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [46]

Như vậy, các hoạt động của quá trình cung ứng thuốc bệnh viện có sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, mỗi một hoạt động này được hình thành và xây dựng từ một hoạt động trước đó và đến lượt mình nó lại hình thành và là cơ sở cho một hoạt động khác Các hoạt động này nằm trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời và đều chịu sự tác động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

1.1.1 Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Lựa chọn thuốc là quá trình tuyển chọn vào danh mục thuốc sẽ cung ứng của bệnh viện trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định Việc lựa chọn thuốc phù hợp là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện Trong quá trình lựa chọn thuốc phải tiến hành hồi cứu các dữ liệu về sử dụng thuốc của bệnh viện và các thông tin về thuốc, phác đồ điều trị được áp dụng tại bệnh viện Theo quy định Bộ Y tế việc lựa chọn thuốc được thực hiện bởi Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện [25].

Tồn trữ, bảo quản, cấp phát thuốcMua dụngSử

Lựa chọn Để giúp cho thầy thuốc có căn cứ kê đơn thuốc hợp lý - an toàn - hiệu quả, trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán để áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh Danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán là căn cứ cho các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn xây dụng danh mục thuốc bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, quy định thanh toán của quỹ BHYT và khả năng chi trả của người bệnh.

 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện [25]:

- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật, chi phí thuốc dùng điều trị trong bệnh viện.

- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật

- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.

- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.

- Thống nhất danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu Bộ Y tế ban hành.

- Ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

Tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dụng danh mục thuốc bệnh viện [25]:

- Lựa chọn thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.

- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.

- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.

- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.

- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.

- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng.

Như vậy, Hội đồng thuốc và điều trị phải xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện dựa trên các đặc điểm riêng của mỗi bệnh viện và các tiêu chí lựa chọn thuốc đã được Bộ Y tế quy định như trên, do đó Danh mục thuốc sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh viện.

1.1.2.1 Xác định nhu cầu thuốc

Xác định nhu cầu thuốc bệnh viện là xác định số lượng thuốc cần sử dụng cho công tác khám chữa bệnh Xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào: số lượng thuốc tồn trữ, số lượng sử dụng thực tế của năm trước, mô hình bệnh tật, khí hậu, trình độ chuyên môn và kỹ thuật dịch vụ y tế, giá cả, kinh phí mua thuốc của bệnh viện.

1.1.2.2 Lựa chọn phương thức mua thuốc Để đảm bảo quá trình mua thuốc của bệnh viện được thống nhất, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các qui định của pháp luật về mua sắm hàng hóa, cần thực hiện theo một số hướng dẫn trong Luật Dược, Luật số 105/2016/QH13 ban hành ngày 06 tháng 04 năm 2016 [40]; Luật Đấu thầu số luật đấu thầu số 12 ngày 04/07/2019 [38]; Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Thông tư số 05/2018/TT-BKHĐT ban hành ngày 10 tháng 12 năm

2018 [6]; Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ban hành ngày 31 tháng 05 năm 2022 [7]; Quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập, Thông tư số 15/2019/TT - BYT, ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2019 [20] Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa chọn được nhà cung ứng thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.

1.1.2.3 Dự trù , nhận, kiểm nhập và thanh toán

Căn cứ vào nội dung tại hợp đồng, bệnh viện sẽ dự trù theo đúng số lượng đã được Giám đốc bệnh viện phê duyệt Bên cung ứng sẽ cung cấp đúng yêu cầu về chủng loại thuốc theo dự trù của bệnh viện, giao hàng tại kho chính của khoa dược theo đúng cam kết tại hợp đồng Trước khi thuốc được nhập kho phải kiểm nhập theo quy định, quá trình nhận thuốc và kiểm nhập do Hội đồng kiểm nhập làm theo đúng trình tự [5]

- Nhận hàng và đối chiếu số lượng thực tế với hoá đơn, phiếu báo xuất kho về tên thuốc, nước sản xuất, quy cách đóng gói, nồng độ hàm lượng, số lô, hạn dùng,

- Kiểm tra nguyên vẹn của bao bì đóng gói.

- Kiểm tra chất lượng thực tế bằng cảm quan.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc bệnh viện

1.2.1 Mô hình bệnh tật của bệnh viện Đây là số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị Tài liệu duy nhất để xác định mô hình bệnh tật đó chính là hồ sơ bệnh án, do đó hồ sơ bệnh án cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin chủ yếu, những chẩn đoán cụ thể và chi tiết để lựa chọn được mã số thích hợp Mô hình bệnh tật là căn cứ khoa học quan trọng để xác định nhu cầu thuốc, cơ sở để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện đáp ứng nhu cầu điều trị Đặc điểm về khí hậu, thời tiết của mỗi vùng miền ở Việt Nam đều liên quan mật thiết đến sự phát sinh, phát triển dịch bệnh trong khu vực đó Hiện nay, mô hình bệnh tật cũng có sự thay đổi theo mức sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu và tác động của công việc, tiếng ồn.

Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cung ứng thuốc bệnh viện chỉ sắp sau yếu tố tự nhiên xã hội Với một bệnh viện có đầy đủ nguồn nhân lực, cán bộ dược có trình độ, kinh nghiệm cao thì công tác cung ứng thuốc sẽ gặp nhiều thuận lợi Ngược lại nếu thiếu hụt nguồn nhân lực hoặc chất lượng không cao thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho hoạt động cung ứng thuốc hoặc có thể không thể thực hiện được công việc.

1.2.3 Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị

Trước khi điều trị, bác sĩ cần phải khám bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải, căn cứ vào chẩn đoán đó để đưa ra quyết định sử dụng thuốc Nếu do thiếu năng lực hay trang thiết bị mà việc chẩn đoán bệnh không chính xác thì việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng không chính xác Mặt khác, ngay cả khi chẩn đoán đúng bệnh thì đôi khi bác sĩ cũng có thể cho ra một số chỉ định dùng thuốc có phần thiếu chính xác Như vậy, hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ trong bệnh viện.

Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu

1.3.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu

Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu được thành lập tại Quyết định số 356/QĐ-UB ngày 24 tháng 02 năm 1997 trên cơ sở tổ chức lại phòng khám Đa khoa khu vực Hòa Khánh trực thuộc Bệnh viện huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu là đơn vị sự nghiệp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND Quận đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo kinh phí và nhân lực của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Bệnh viện Quận Liên Chiểu được thể hiện qua hình 1.1 như sau:

Hình 1.1 Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu

Cơ sở hoạt động ban đầu của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu là phòng khám Đa khoa khu vực cũ có diện tích sử dụng là 80m2 và có tổng cộng 73 cán bộ Đến tháng 10 năm 2022, toàn trung tâm đã có 24 khoa, phòng, trạm với diện tích đất 11.985 m2, tổng số cán bộ là 348 người; trong đó có 96 Bác sĩ (01 Bác sĩ chuyên khoa II, 15 Bác sĩ chuyên khoa I và 05 thạc sĩ) Trung tâm toạ lạc tại

525 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà nẵng có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho hơn 153.000 người dân của quận, ngoài ra còn chăm sóc sức khỏe cho hơn 40.000 dân của 4 xã cánh Bắc Huyện Hoà Vang và hơn 50.000 công nhân, sinh viên, học sinh trên địa bàn quận.

Cơ sở hạ tầng của Trung tâm ngày càng được mở rộng nâng cấp, trang thiết bị ngày càng hiện đại bao gồm:

Bệnh viện đa khoa hạng 2

- Biên chế 250 giường bệnh với 289 cán bộ CBYT (82 bác sĩ).

- Tổ chức thành các khoa, phòng (08 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng và

04 phòng chức năng) phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

- Bảo đảm tiếp nhận, cấp cứu, chẩn đoán, thu dung điều trị thực thụ nội, ngoại trú.

Ba danh hiệu/phần thưởng cao nhất của bệnh viện đã đạt được tính đến năm 2018: +Tập thể lao động tiên tiến: Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2015

+Có thành tích tiêu biểu trong hoạt động bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh, giai đoạn 2012-2018

+Đạt tiêu chuẩn bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2010

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa, TTYT Quận Liên Chiểu

Cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác

-Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

-Đào tạo cán bộ y tế

-Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành y tế

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế

Bệnh viện đã tổ chức được 5 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 3 khoa khối dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiếp nhận tất cả trường hợp bệnh nhân từ ngoài vào chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú

- Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh

1 Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS

2 Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng

3 Khoa An toàn thực phẩm

1 Khoa Kiểm soát SÀNG nhiễm khuẩn

2 Khoa Dược – Trang thiết bị Vật tư y tế

4 Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh

2 Khoa phòng khám- cấp cứu

3 Khoa Liên chuyên khoa4 Khoa Gây mê - Hồi sức cấp cứu

8 Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng

1 Phòng Tổ chức – Hành chính

2 Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ

3 Phòng Tài chính – Kế toán

01 GIÁM ĐỐC; 03 PHÓ GIÁM ĐỐC trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.

- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được trưng cầu.

- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.

- Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.

- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông trường, xí nghiệp trên địa bàn quận.

- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

- Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện và các đơn vị y tế thuộc Bệnh viện theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo quy định pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận giao.

1.3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội

Một số nét về tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới năm 2011 chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2005/2006 dao động trong khoảng từ 7,61

USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước có thu nhập cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho dược phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình và 16% dân số sống ở các nước có thu nhập cao trên thế giới, riêng nhóm dân số này đã chiếm hơn 78% chi phí sử dụng thuốc trên toàn cầu Từ năm 1995 trở lại đây, ở tất cả các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình, chi phí sử dụng thuốc ở khối tư nhân đều tăng lên [42].

Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có thói quen sao chép các đơn thuốc dùng trong bệnh viện- đây là điều đáng lo ngại Tại các bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị là một diễn đàn để có tất cả các bên có liên quan cùng hợp tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Ở các nước phát triển, Hội đồng hoạt động có hiệu quả giúp bệnh viện giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, hội đồng này không có tồn tại hoặc có tồn tại nhưng hoạt động không hiệu quả [44].

Tại Châu Phi, việc tiếp cận với thuốc mỗi năm khó khăn gây ra hàng triệu ca tử vong và những đau khổ Chưa kể ở đây, lao và sốt rét - tất cả đều có thể điều trị được bằng các loại thuốc hiện có - ước tính giết chết khoảng 6 triệu người mỗi năm,chủ yếu ở châu Phi cận Sahara Gánh nặng chủ yếu rơi vào người nghèo, phụ nữ và đặc biệt là trẻ em Nghèo đói, địa lý đa dạng và biến động xã hội đều góp phần vào vấn đề tiếp cận Hệ thống cung ứng của khu vực công đang bị cản trở bởi nguồn tài chính không đủ, hệ thống quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm giải trình và sự giảm sút nghiêm trọng của lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe Khu vực tư nhân chính thức thường giới hạn ở khu vực thành thị Dựa trên niềm tin và các dịch vụ phi chính phủ khác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường hoạt động tốt, nhưng thường chiếm chưa đến 15% thị trường dược phẩm của một quốc gia [49].

Cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân vẫn luôn là mục tiêu phấn đấu của Ngành Dược, đặc biệt ưu tiên đảm bảo đủ thuốc cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, thảm hoạ

Theo nhiều báo cáo, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh đối với các sản phẩm dược phẩm, rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài hiện tại và trong tương lai gần Tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt trung bình 17–20% trong giai đoạn 2010–2015, khiến nó trở thành một trong những thị trường nhanh nhất trong khu vực Tăng trưởng chi tiêu thuốc bình quân đầu người liên tục và ổn định Chi tiêu thuốc bình quân trên đầu người là 9,85 USD vào năm 2005 là 22,25 USD vào năm 2010 và lên đến 44 USD vào năm 2015 Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,7% trên năm từ 2005 đến 2010 và 14,6% trong giai đoạn 2010 - 2015 Giả sử chi duy trì tốc độ tăng trưởng ít nhất 14% trên năm đến năm 2025, ước tính chi tiêu thuốc bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi, lên 85 USD vào năm 2020 và tăng gấp bốn lần lên 163 USD vào năm 2025 [45].

Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ngoài hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế có kinh nghiệm, thì cung ứng thuốc là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Lượng thuốc tiêu thụ tại các bệnh viện vừa nhiều về danh mục, số lượng, chiếm 70-80% giá trị tiền thuốc tiêu thụ trên thị trường Vì vậy, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện.

Sau gần 30 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước ta đã có những bước tiến nhất định và gặt hái được nhiều thành công Hệ thống cấp phát thuốc được hoàn thiện hơn, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng, giúp cung ứng thuốc đến được tay người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2018, tiêu thụ thuốc bình quân đầu người liên tục tăng từ mức 20

USD năm 2009 lên 59,58 USD năm 2019,thị trường thuốc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân 17%/năm trong giai đoạn 5 năm gần đây từ 2014 đến

2018 [24] Qua đó ta thấy, người dân Việt Nam đang dần chú tâm hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe Do vậy, nhà nước ta luôn đề ra mục tiêu trọng tâm là cung ứng đầy đủ, kịp thời, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn thuốc cho người sử dụng. Chú trọng cung ứng thuốc cho các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, về cơ bản ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân nhờ xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh Ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất thuốc thành lập và chủ yếu sản xuất thuốc generic, do vậy thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm Việt Nam Thuốc sản xuất tại Việt Nam có giá thành thấp hơn so với thuốc nhập ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh Ngoài ra, hệ thống cung ứng thuốc thay đổi đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tại các bệnh viện trong cả nước, Hội đồng thuốc và điều trị đã được thành lập và hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ Điều này giúp cho việc quản lý hoạt động cung ứng thuốc đạt hiệu quả cao. Để đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý, an toàn thuốc tại các khoa lâm sàng cần xây dựng một danh mục thuốc cung ứng trong bệnh viện Những thuốc được đưa vào danh mục thuốc bệnh viện phải là những thuốc thực sự cần thiết, tránh đưa những thuốc không có hiệu quả điều trị vì nếu có nhiều thuốc trong danh mục sẽ khó kiểm soát và có thể gây ảnh hưởng cho người bệnh Do đó, các cơ sở khám chữa bệnh đã không ngừng bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc bệnh viện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Về hoạt động mua thuốc: Các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện mua thuốc thông qua hình thức đấu thầu: tuỳ theo tình hình của từng địa phương mà công tác tổ chức đấu thầu thuốc có khác nhau, thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi, hay đấu thầu tập trung tại Sở Y tế của tỉnh Tuy còn nhiều bất cập nhưng việc mua sắm thuốc trong bệnh viện cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Về hoạt động cấp phát thuốc: khoa Dược của các bệnh viện xây dựng quy trình cấp phát thuốc và thực hiện kiểm tra, đối chiếu đầy đủ đúng theo quy chế khi cấp phát thuốc Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc cấp phát nhầm thuốc đã xảy ra tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhằm kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các vi phạm tái diễn, Bộ Y tế đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Về giám sát sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc vẫn còn thiếu sót, thầy thuốc vẫn còn thói quen kê đơn thuốc theo tên biệt dược, bệnh án chưa ghi đầy đủ, tên thuốc viết khó đọc, không đúng danh pháp Tình trạng lạm dụng vitamin và kháng sinh, kê tên thuốc theo biệt dược, kê đơn thuốc vượt quá yêu cầu điều trị, không phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân Vì vậy, HĐT&ĐT của mỗi bệnh viện phải có kế hoạch hoạt động thường xuyên, từ lựa chọn thuốc, kiểm tra giám sát kê đơn của bác sỹ, đến theo dõi kháng thuốc, tiêu thụ kháng sinh, những tác hại, tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gây ra trong quá trình sử dụng Đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện.Dược sĩ lâm sàng tham gia xuyên suốt toàn bộ quá trình từ tham gia xây dựng danh mục thuốc, xây dựng quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát sử dụng thuốc, tư vấn, giám sát kê đơn thuốc và sử dụng thuốc, theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh Đẩy mạnh hướng dẫn, giám sát sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh của dược sĩ lâm sàng bằng cách tập trung kiểm tra, giám sát trực tiếp trên đơn thuốc với một tỷ lệ đơn thuốc nhất định tùy theo tình hình thực tế của đơn vị.

Hoạt động thông tin thuốc: Công tác thông tin thuốc trong bệnh viện và hoạt động dược lâm sàng các bệnh viện đều được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự được chú trọng Đến nay nhiều Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện vẫn chưa triển khai đầy đủ các nhiệm vụ đã được quy định mới Đa số các bệnh viện tuyến quận Dược sĩ lâm sàng chỉ là kiêm nhiệm, không thường xuyên làm việc tại các khoa lâm sàng.

Tổng quan tóm tắt các đề cương nghiên cứu về cung ứng thuốc bệnh viện và hướng nghiên cứu của đề tài

và hướng nghiên cứu của đề tài

1.5.1 Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc bệnh viện

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Các đề tài tập trung nghiên cứu về bốn nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như: Đề tài phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạn của Nguyễn Trung Nghĩa năm 2019 đã thu được một số kết quả sau đây: Thực trạng công tác tồn trữ và bảo quản thuốc tại bệnh viện chưa đạt yêu cầu cao Tổng số thuốc hết hạn trung bình trong quý và số thuốc nhầm lẫn trong quá trình cấp phát chiếm tỷ lệ cao. Kinh phí mua kháng sinh nhóm beta lactam chiếm tỷ lệ cao 65% trong tổng kinh phí mua kháng sinh Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp lên việc tồn trữ và cấp phát thuốc thì công tác bảo quản được đảm bảo, giảm tỷ lệ cấp phát nhầm thuốc và tổng số thuốc hết hạn sử dụng Bệnh viện đã xây dựng được ban quản lý sử dụng kháng sinh, chương trình quản lý kháng sinh để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện [36]. Đề tài phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhThanh Hóa của Đỗ Tú Anh năm 2013 đã thu được một số kết quả sau đây: Danh mục thuốc lựa chọn hằng năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều trị của Bệnh viện Nhưng vẫn còn một số bất cập: tỉ lệ thuốc ngoại còn rất cao về cả số lượng thuốc chiếm 62,2% và giá trị sử dụng chiếm 75,8%, các thuốc đa thành phần còn chiếm số lượng lớn; Việc rà soát lại Danh mục thuốc hằng năm chưa được thực hiện một cách khoa học do đó, số lượng thuốc trong danh mục hằng năm vẫn tăng nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt hàng không sử dụng đến; Quy trình nhập thuốc của bệnh viện không đúng yêu cầu của Bộ Y tế; Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong nhiều kho không đạt yêu cầu; chưa thực hiện được theo nguyên tắc FEFO và FIFO [26]. Đề tài phân tích hoạt động cung ứng thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa quận Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ năm

2012 của Lê Quang Hậu đã thu được một số kết quả sau đây: Bệnh viện đã xây dựng được danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và khả năng tài chính của bệnh viện Kinh phí mua thuốc chiểm 37,1% nguồn kinh phí chung Hoạt động cấp phát còn thực hiện một cách thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phát Việc sử dụng thuốc là hợp lý so với mô hình bệnh tật

Về cơ cấu, tổ chức nhân lực của bệnh viện và khoa dược chưa đủ nhưng cơ bản vẫn đảm bảo thực hiện được chức năng nhiệm vụ đề ra Hội đồng thuốc và điều trị chưa thể hiện được hết vai trò Hoạt động khám, chữa bệnh đạt kết quả cao, tổng số bệnh nhân khám bệnh 157.092 lượt, đạt 120,0% so kế hoạch, điều trị nội trú 10.503 lượt, đạt 124,0%, so kế hoạch, công xuất sử dụng giường bệnh, đạt 119,0% [31].

Mir Javid Iqba và cộng sự đã nghiên cứu đề tài quản lý thuốc trong bệnh viện tại Ấn Độ góc nhìn liên quan đến cung ứng thuốc năm 2017 Các nhà nghiên cứu đã thấy được rằng hiệu quả của hệ thống quản lý thuốc phụ thuộc vào việc tuân thủ các chính sách (các tuyên bố chung, triết lý chung) và các thủ tục (hướng dẫn chi tiết để thực hiện chính sách) Thẩm quyền thực thi chính sách đấu thầu thuốc và các thủ tục phải xuất phát từ quản lý của tổ chức, với sự chứng thực của y tế nhân viên, thông qua ủy ban Thuốc và Trị liệu hoặc các ủy ban thích hợp khác Quản lý thuốc là một hoạt động mang tính chuyên môn và kỹ thuật cao điều đó chỉ có thể đạt được nhờ nguồn nhân lực có trình độ phù hợp, được đào tạo đầy đủ, đủ kỹ năng ở cả cấp quản lý và cấp cơ sở, Các biện pháp thích hợp cần được thực hiện dưới các hình thức quyết định, hành động đặc biệt là lựa chọn, định lượng, dự báo, mua sắm, phân phối và sử dụng thuốc phù hợp để làm cho chuỗi cung ứng phát triển hơn mạnh mẽ và hiệu quả Tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý thuốc và chuỗi cung ứng cần được thực hiện theo tiêu chuẩn hướng dẫn [47].

1.5.2 Tổng quan về hướng nghiên cứu của luận văn

Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu với quy mô là bệnh viện hạng II, được thành lập tại Quyết định số 356/QĐ-UB ngày 24 tháng 02 năm 1997.

Từ khi thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tôi phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện Quận Liên Chiểu,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc tại TTYTQuận Liên Chiểu một cách tốt nhất.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài đã thu thập số liệu hoạt động của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu trong thời gian từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc thông qua:

- Báo cáo tổng kết hoạt động

- Báo cáo tổng kết công tác Dược

- Hồ sơ về tổ chức, nhân lực

- Tình hình khám chữa bệnh

+Hồ sơ về tổ chức, nhân lực

+Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+Hoạt động lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc sử dụng

+Hoạt động mua sắm thuốc: quy trình, hồ sơ mua thuốc, nguồn mua thuốc +Báo cáo nhập, xuất, tồn Quy trình cấp phát thuốc, tồn trữ, bảo quản thuốc +Báo cáo công tác Dược lâm sàng: báo cáo ADR, báo cáo bình bệnh án, báo cáo giám sát kê đơn sử dụng thuốc, báo cáo hoạt động thông tin thuốc

- Phòng kế hoạch nghiệp vụ, tài chính kế toán: Báo cáo, sổ sách có liên quan, kinh phí mua thuốc,

- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Các bác sỹ, dược sĩ và cán bộ y tế tại các khoa phòng điều trị

- Các Luật, nghị định, thông tư, quyết định hướng dẫn của Bộ Y tế

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu : Đề tài được thực hiện tại: Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

2.1.3 Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu hoạt động của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu trong thời gian từ ngày 01/01/2022 -31/12/2022.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả

- Hồi cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu bao gồm: Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, hoạt động mua sắm thuốc, hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc.

- Hồi cứu cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình bệnh tật, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, hoạt động khám chữa bệnh và các vấn đề liên quan đến công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.

- Hồi cứu các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Quận Liên Chiểu.

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.2.2.1 Cỡ mẫu: Tất cả số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu trong năm 2022.

2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu: Thu thập tất cả số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu trong năm 2022 theo thứ tự thời gian.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Tìm hiểu quy trình thực hiện danh mục thuốc bệnh viện, hoạt động giao nhận, cấp phát, tồn trữ và bảo quản thuốc tại khoa Dược và tình hình cung ứng, thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Qua thu thập tài liệu: Danh mục thuốc bệnh viện, báo cáo về kinh phí mua thuốc, báo cáo về tình hình bệnh tật, hồ sơ mua thuốc, bản dự trù và biên bản kiểm nhập thuốc, cấp phát, bảo quản thuốc, báo cáo nhập, xuất, tồn tại khoa Dược, biên bản giám sát sử dụng thuốc, báo cáo công tác Dược lâm sàng, biên bản họp của hội đồng thuốc và điều trị, hồ sơ về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị,

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel với các kỹ thuật phân tích:

- Dữ liệu được nhập và xử lý bằng Excel

- Phương pháp phân tích so sánh, tính tỷ trọng: Là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng nghiên cứu Từ đó có thể phân tích được các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể.

- Phương pháp phân tích ABC: Áp dụng đối với phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2022.

- Phương pháp phân tích VEN.

- Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

- Phương pháp vẽ biểu đồ: dùng biểu đồ hình cột, hình tròn thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh các chỉ tiêu.

Nội dung nghiên cứu

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

Biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả cung ứng thuốc

Tồn tại Thuận lợi, khó khăn

Cơ cấu tổ chức, nhân lực của trung tâm y tế Quận Liên Chiểu

- Cơ cấu tổ chức, nhân lực của khoa dược

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa dược

- Tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Hoạt động khám chữa bệnh

- Mô hình bệnh tật của trung tâm

- Hoạt động lựa chọn và xây dựng

+ Quy trình lựa chọn thuốc

+ Danh mục thuốc bệnh viện

- Hoạt động mua sắm thuốc

+ Hình thức giao nhận, thanh toán

- Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát.

+ Công tác tồn trữ thuốc

+ Quy trình cấp phát thuốc

- Hoạt động giám sát sử dụng thuốc.

+ Giám sát thực hiện DMTBV

+ Công tác dược lâm sàng

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc

Mô tả hoạt động cung ứng thuốc

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Loại biến Định nghĩa biến Phương pháp thu thập

* Tồn trữ, cấp phát thuốc

1 Thời gian cấp phát thuốc Rời rạc Thời gian từ khi nhận đơn đến khi bệnh nhân nhận được đầy đủ thuốc

2 Thuốc được cấp phát thực tế Nhị phân

Có: khoản mục thuốc được phát đúng với khoản mục thuốc được kê trong đơn

3 Số thuốc của mỗi nhóm Rời rạc Số thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Hồi cứu

4 Giá trị tiêu thụ thuốc của từng nhóm Rời rạc Giá trị tiêu thụ theo nhóm tác dụng dược lý Hồi cứu

5 Thuốc sản xuất trong nước Nhị phân Là những thuốc sản xuất trong nước Hồi cứu

6 Thuốc nhập khẩu Nhị phân Là những thuốc nhập khẩu Hồi cứu

7 Thuốc đơn thành phần Nhị phân Là những thuốc có một hoạt chất Hồi cứu

8 Thuốc đa thành phần Nhị phân Là những thuốc có từ hai hoạt chất trở lên Hồi cứu

9 Thuốc mang tên gốc Nhị phân Là những thuốc mang tên chung quốc tế hoặc tên khoa học Hồi cứu

10 Thuốc mang tênbiệt dược Nhị phân

Là những thuốc có tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế

11 Tuổi Rời rạc Tính theo năm dương lịch Phỏng vấn

12 Giới tính Nhị phân Giới tính (nam, nữ) Phỏng vấn

13 Tham gia bảo hiểm y tế Nhị phân Có tham gia hoặc không tham gia BHYT Phỏng vấn

14 Thái độ làm việc của nhân viên y tế Phân hạng Bình thường, quan tâm, lạnh nhạt Phỏng vấn

Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc

2.6.1 Đánh giá hoạt động sử dụng thuốc

Hồi cứu báo cáo sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2022, báo cáo công tác khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2022, phần mềm quản lý sử dụng thuốc

Thu thập thông tin chi tiết (tên biệt dược, tên hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước sản xuất đơn giá, số lượng) của toàn bộ thuốc tân dược sử dụng tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022 từ các thông tin chi tiết từ phần mềm quản lý nhập - xuất - tồn của TTYT. Đánh giá thuốc sử dụng theo cơ cấu sau:

- Cơ cấu thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý: Phân loại dựa theo nhóm tác dụng dược lý quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BYT [11].

- Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần hay đa thành phần.

- Cơ cấu thuốc mang tên gốc hay tên thương mại: Panadol (Paracetamol, Zinnat (Cefuroxim).

- Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng bào chế: Thuốc uống, thuốc tiêm - tiêm truyền, thuốc dùng ngoài…

2.6.2 Đánh giá hoạt động tồn trữ thuốc Để đánh giá tồn trữ thuốc một cách có hiệu quả hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo hướng dẫn các cơ sở sử dụng kỹ thuật phân tích ABC và phân tích VEN vào dự trữ thuốc [13] Ngoài ra, theo hướng dẫn của WHO thì lượng thuốc tồn trữ được ước tính dựa trên lượng thuốc tiêu thụ hàng tháng, thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến kho thuốc, khoảng thời gian giữa hai lần nhập và lượng tồn kho an toàn.

2.6.2.1 Áp dụng phương pháp phân tích ABC: Đối với phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2022 Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.

Phân tích dựa trên cơ sở báo cáo sử dụng thuốc năm 2022 lưu tại khoa dược.Công cụ hỗ trợ phân tích là phần mềm Excel for Windows Các bước tiến hành phân tích như sau:

Bước 1: Trích xuất các thông tin sau từ báo cáo sử dụng thuốc năm 2022 của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu: tên thuốc, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng.

Bước 2: Tính số tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi thuốc.

Bước 3: Tính giá trị % cho mỗi thuốc bằng cách lấy số tiền của mỗi thuốc chia cho tổng số tiền.

Bước 4: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự % giảm dần.

Bước 5: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị của mỗi thuốc: bắt đầu với % giá trị thuốc số 1 sau đó cộng với % giá trị thuốc tiếp theo trong danh sách Tiếp tục tiến hành như vậy cho đến hết.

Bước 6: Phân hạng ABC đối với từng thuốc:

+ Thuốc hạng A: Thuốc có giá trị chiếm 70%-80% so với tổng giá trị tiền thuốc. + Thuốc hạng B: Thuốc có giá trị chiếm từ 15%- 20% so với tổng giá trị tiền thuốc. + Thuốc hạng C: Thuốc có giá trị chiếm từ 5%- 10% so với tổng giá trị tiền thuốc.

Phân hạng Thuốc hạng A Thuốc hạng B Thuốc hạng C

Tỷ lệ % so tổng giá trị tiền thuốc 70-80% 15- 20% 5- 10%

Từ số liệu bảng đã xử lý, tiến hành phân tích:

- Cơ cấu các nhóm thuốc tiêu thụ thuộc hạng A

- Cơ cấu tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh thuộc hạng A

2.6.2.2 Phân tích theo phân loại VEN.

- Khái niệm: Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ cácloại thuốc như mong muốn Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: a Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. b Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. c Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc

+Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện.

+Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu.

+Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau (khác với phân tích ABC chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị).

Vấn đề đạo đức nghiên cứu

Đề tài đã được thông qua Hội đồng đạo đức Trường Đại học Duy Tân và Hội đồng đạo đức Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu đồng ý cho thực hiện Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng năm 2022

3 1 1 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

3.1.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc

Giống với các bệnh viện khác trong cả nước việc xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu được thực hiện hàng năm Hội đồng thuốc và điều trị chịu trách nhiệm tư vấn cho giám đốc Trung tâm để xây dựng danh mục thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh trong toàn bệnh viện và cả trạm y tế Cơ sở lựa chọn và quy trình xây dựng danh mục thuốc được trình bày ở Sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1 Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc

Nhận xét: Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc theo đúng quy trình của Bộ Y tế qui định.

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHÊ DUYỆT DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Dự thảo danh mục thuốc bệnh viện

- Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT

- Danh mục kỹ thuật được thực hiện

- Danh mục thuốc bệnh viện năm trước

- Khả năng tồn trữ, bảo quản

- Các số liệu thống kê về sử dụng thuốc của năm trước

- Xây dựng mô hình và cơ cấu bệnh tật của địa phương

- Điều kiện cụ thể của bệnh viện

- Kinh phí từ ngân sách

- Phác đồ, tình hình điều trị

- Nhu cầu thuốc về số lượng, chủng loại

3.1.1.2 Kết quả lựa chọn thuốc theo DMT BVĐK quận Liên Chiểu năm 2022

Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu cho tuyến quận và tuyến xã được sắp xếp vào 27 nhóm lớn theo tác dụng điều trị, được trình bày trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm năm 2022

1 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 20 4,30 32 62,50

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 12 2,58 20 60,00

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 05 1,08 34 14,71

5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 04 0,86 12 33,33

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 93 20,00 176 52,84

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu 01 0,22 04 25,00

8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 00 0,00 81 00,00

9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 01 0,22 07 14,29

11 Thuốc tác dụng đối với máu 10 2,15 46 21,74

13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 16 3,44 47 34,04

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 06 1,29 06 100,00

18 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 36 7,74 64 56,25

19 Huyết thanh và globulin miễn dịch 02 0,43 05 40,00

20 Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase 04 0,86 09 44,44

21 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 18 3,87 60 30,00

22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 06 1,29 11 54,55

23 Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu 0 0,00 03 0,00

24 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 26 5,59 53 49,06

25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 17 3,66 32 53,13

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

Nhận xét: Có 27 nhóm thuốc trong cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm tại Bệnh viện đa khoa Quận Liên Chiểu Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 20%.

3 1.1.3 Tổng hợp kết quả lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc Bệnh viện năm 2022

Cơ cấu DMT YHCT của Bệnh viện đa khoa Liên Chiểu năm 2022 phân loại theo vị thuốc, chế phẩm được trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2 Cơ cấu thuốc Y học cổ truyền trong Danh mục thuốc của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022

TT Phân loại SL % Số nhóm %

Nhận xét: Cơ cấu thuốc Y học cổ truyền trong Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa Quận Liên Chiểu năm 2022 có 47 vị thuốc và 30 chế phẩm

3.1.2 Hoạt động mua sắm thuốc

* Sơ đồ quy trình mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình mua sắm thuốc của BVĐK, TTYT Quận Liên Chiểu năm 2022 [20]

Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng tổng hợp danh mục thuốc bệnh viện mới, trình giám đốc phê duyệt

Giám đốc bệnh viện ký hợp đồng với công ty trúng thầu

Hội đồng thuốc và điều trị họp lựa chọn danh mục thuốc trúng thầu, nhà cung ứng

Sở Y tế chuyển kết quả về trung tâm

Khoa dược dự trù thuốc hàng tháng

Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ quy trình nhập thuốc của Bệnh viện năm 2022

Nhận xét: Khoa Dược có trách nhiệm lập dự trù mua sắm, thông qua phê duyệt của GĐBV Khoa Dược làm việc với nhà cung cấp để ký kết hợp đồng cung ứng Khi nhà cung ứng giao hàng cho BV, Khoa Dược đề xuất thành lập Hội đồng kiểm nhập để tiến hành kiểm nhập thuốc Trong quá trình kiểm nhập, Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các thông tin sau: Đối với vị thuốc: Kiểm tra tên vị thuốc, số lượng, hạn dùng, tên nhà cung ứng; Kiểm tra cảm quan về chất lượng thuốc; đối chiếu giá nhập kho và giá trúng thầu; Đối với chế phẩm: Kiểm tra tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, số đăng ký, số lô sản xuất, hạn dùng, đối chiếu giá nhập kho và giá trúng thầu, đảm bảo thuốc nhập kho đúng chủng loại, qui cách, số lượng, chất lượng chế phẩm.

Sau khi kiểm tra đúng thông tin thì khoa Dược sẽ nhập xuất, sử dụng thuốc.

3.1.2.1 Kinh phí chi cho mua thuốc

Sau khi xây dựng danh mục thuốc, Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu tiến hành tham gia đấu thầu tập trung do Sở Y tế tổ chức, sau khi trúng thầu Bệnh viện tiến hành ký hợp đồng mua thuốc Để tìm hiểu về kinh phí mua thuốc tại Bệnh viện, cần khảo sát tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc hóa dược, sinh phẩm với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, và tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc so với kinh phí bệnh viện, được trình bày trong bảng 3.3 như sau:

Hóa đơn và Hợp đồng Hội đồng kiểm nhập

Khoa Dược lập dự trù

Nhà Cung cấp Khoa Dược Đặt Hàng

Phòng Tài chính kế toánGiám Đốc ký

Bảng 3.3 Tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc năm 2022

Số lượng các nhóm thuốc Tổng kinh phí mua

Nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%

Thuốc hóa dược và sinh phẩm 465 85,79 22.607.067.34

Nhận xét: Kinh phí mua thuốc hóa dược và sinh phẩm của Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 81,81% trong 3 nhóm thuốc.

3.1.2.2 Kinh phí giữa các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu

Chi tiết kinh phí của từng nhóm thuốc trong danh mục hóa dược và sinh phẩm được trình bày cụ thể trong bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4 Tỷ lệ kinh phí giữa các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm

STT Nhóm thuốc Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ%

1 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 125.115.700 0,55

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn 259.429.500 1,15

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 8.513.976 0,04

5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 6.372.000 0,03

STT Nhóm thuốc Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ%

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 9.050.645.400 40,03

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu 2.520.000 0,01

8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 0 0,00

9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 110.095.200 0,49

11 Thuốc tác dụng đối với máu 255.330.320 1,13

13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 103.937.600 0,46

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 41.432.640 0,18

18 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 3.266.804.600 14,45

19 Huyết thanh và globulin miễn dịch 0 0,00

20 Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase 422.140.000 1,87

21 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng 1.067.607.300 4,72

22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 117.265.024 0,52

23 Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu 0 0,00

24 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 1.036.631.400 4,59

25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 558.765.095 2,47

Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền khác

Nhận xét: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 40,03% trong danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022

% theo nhóm tác dụng dược lý theo bảng 3.3 và bảng 3.6

Tỷ lệ % theo số lượng Tỷ lệ % theo tiền

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

3.1.2.3 Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần

Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu năm 2022 như sau:

Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần

Thuốc đơn thành phần 391 68,60 391 84,09 18.448.520.748 81,61 Thuốc đa thành phần 179 31,40 74 15,91 4.158.546.600 18,39

Nhận xét: Thuốc đơn thành phần có tỷ lệ hoạt chất 68,6% chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc đa thành phần 31,4%; số lượng thuốc đơn thành phần 84,09% cao hơn gấp 4 lần số lượng thuốc đa thành phần 15,91%; GTTT thuốc đơn thành phần 81,61% cao hơn thuốc đa thành phần 18,39% -> Phù hợp với khuyến cáo WHO.

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần và đa thành phần

3.1.2.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng

SL Tỷ lệ (%) SK Tỷ lệ

Nhận xét: Thuốc dùng dạng uống có tỷ lệ hoạt chất cao nhất 67,02%, thứ 2 là thuốc dùng dạng tiêm 18,24%, còn lại là thuốc dùng dạng khác 14,74% Số lượng thuốc dùng dạng uống có tỷ lệ 64,95% với tỷ lệ GTTT 75,83% là cao nhất, còn lại là các dạng dùng thuốc khác.

Thuốc uống Thuốc Tiêm Khác

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng

3.1.2.5 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Hạng Số thuốc Thành tiền (đơn vị: VNĐ)

Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

Nhận xét: Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích phân hạng ABC được kết quả là 24,73% thuốc hạng A (chiếm tỷ lệ GTTT 80,65%); 24,52% thuốc hạng B (chiếm tỷ lệ GTTT 14,51%) và 50,75% thuốc hạng C (chiếm tỷ lệ GTTT 4,84%).

Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý

STT Nhóm dược lý Số lượng Thành tiền

Số khoản mục Tỷ lệ

% Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 1 0,87 53.020.800 0,29 2

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các

STT Nhóm dược lý Số lượng Thành tiền

Số khoản mục Tỷ lệ

% Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ % bệnh xương khớp

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

4 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 38 33,04 8.108.872.500 44,47

5 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 01 0,87 110.095.200 0,6

6 Thuốc tác dụng đối với máu 2 1,74 182.000.000 1,0

9 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 15 13,04 2.958.078.000 16,22

10 Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase 2 1,74 360.640.000 1,98

11 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 3 2,61 824.970.000 4,52

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

14 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 3 2,61 307.095.000 1,68

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác

STT Nhóm dược lý Số lượng Thành tiền

Số khoản mục Tỷ lệ

% Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %

Nhận xét: Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo tác dụng dược lý, nhóm dược lý

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ GTTT cao nhất 44,47%, nhóm dược lý Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ chiếm tỷ lệ GTTT thấp nhất 0,29%.

Số khoản mục giá trị tiêu thụ

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ % cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý

Bảng 3.9 Kháng sinh trong hạng A sử dụng tại BVĐK Quận Liên Chiểu

STT Tên phân nhóm kháng sinh

Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %

Nhận xét: Nhóm kháng sinh trong hạng A được sử dụng tại Bệnh viện quận

Liên Chiểu, nhóm kháng sinh Beta-lactam với số lượng 29 khoản mục chiếm tỷ lệ GTTT cao nhất 85,26%, nhóm kháng sinh Macrolid với số lượng 4 khoảng mục chiếm tỷ lệ thứ hai 11,11%.

Beta-lactam Nitroimidazol Macrolid Quinolon Tetracyclin

Số khoản mục Giá trị tiêu thụ

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ % kháng sinh trong hạng A sử dụng tại BVĐK

3.1.2.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

Cơ cấu Chỉ tiêu Số khoản

Giá trị tiêu thụ (VNĐ)

Nhận xét: Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích VEN: chỉ tiêu V chiếm 29,46% về số khoản và chiếm 25,37% GTTT; chỉ tiêu E chiếm 48,17% về số khoản và chiếm 55,38% GTTT; chỉ tiêu N chiếm 22,37% về số khoản và chiếm19,25% GTTT 3.1.2.7 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ma trận ABC/VEN

Bảng 3.11 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân hạng ABC và VEN

Bảng 3.12 Kinh phí sử dụng thuốc năm 2022 theo ma trận ABC/VEN

Nhận xét: Phân tích ABC/VEN phân loại thành 3 nhóm:

Nhóm 1 gồm AV+AE+AN+BV+CV chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng tổng 87,33% bao gồm 226 loại thuốc Nhóm này bao gồm các thuốc cấp cứu hoặc thuốc quan trọng trong việc khám chữa bệnh của bệnh viện.

Nhóm 2 gồm BE+ BN+ CE chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng tổng 11,79% bao gồm

175 loại thuốc Nhóm này gồm các thuốc dùng cho các trường hợp bệnh lý ít nghiêm trọng nhưng vẫn quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

Nhóm 3 gồm CN chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng ít nhất là 0,88% bao gồm 64 loại thuốc, là nhóm thuốc dùng cho bệnh nhẹ/ có thể tự khỏi.

Chi tiết danh mục phân tích ABC/VEN Bảng 3.12

Tỷ lệ % theo số khoản thuốc

Biểu đồ 3.6 Thể hiện tỷ lệ số khoản thuốc theo phân tích ma trận ABC/VEN

Biểu đồ 3.7 Thể hiện tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc theo phân tích ma trận

3.1.2.8 Danh sách một số nhà cung ứng thuốc cho BVĐK quận Liên Chiểu

Danh sách một số nhà cung ứng được trình bày trong bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13 Danh sách một số công ty cung ứng thuốc năm 2022

STT Tên công ty cung ứng Giá trị

1 Công ty CP SPM - Việt Nam 321.100.000 3,07%

2 Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam - Việt Nam 264.000.000 2,53

4 Công ty CP dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco - Việt

5 Công ty CPDP Minh Dân 328.545.000 3,15

6 Công ty CP Pymepharco - Việt Nam 540.000.000 5,17

7 Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco -

8 Công ty CP Pymepharco - Việt Nam 260.000.000 2,49

9 Công ty CPDP Minh Dân - Việt Nam 477.792.000 4,57

Nhận xét: Công ty CP Pymepharco – Việt Nam là công ty cung ứng nhiều nhất với 5,17%

3.1.2.9 Hoạt động giao nhận thuốc và thanh toán

Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, hàng tháng các công ty sẽ cung ứng thuốc cho Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu Nhà cung ứng vận chuyển và bàn giao thuốc tại khoa Dược, tất cả các thuốc nhập vào khoa Dược đều phải được kiểm nhập và kiểm soát với sự tham gia của Hội đồng kiểm nhập gồm: Giám đốc Trung tâm,Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng khoa Dược, kế toán Dược, thủ kho Hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất và đối chiếu hoá đơn của công ty với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ, đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất Nếu có nghi ngờ về chất lượng của thuốc hội đồng sẽ tiến hành lấy mẫu để gửi về Trung tâm kiểm nghiệm thành phố Đà Nẵng để tiến hành kiểm tra Sau đó lập biên bản kiểm nhập trong đó thuốc kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc) làm biên bản kiểm nhập riêng Biên bản kiểm nhập phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng.

3.1.3 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc

3.1.3.1 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khoa Dược

Cơ sở hạ tầng khoa Dược

Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc (đặc biệt là hoạt động bảo quản thuốc) Cơ sở hạ tầng khoa Dược được trình bày cụ thể dưới bảng 3.14 như sau:

Bảng 3.14 Cơ sở hạ tầng khoa Dược

STT Khoa Dược Diện tích (m 2 )

1 Phòng hành chính, thống kê 30,2

6 Kho phếliệu và WCnhân viên 21,7

Nhận xét: Cơ sở hạ tầng khoa Dược tương đối rộng rãi, đủ để bỏ các thuốc sử dụng hàng tuần, tháng, năm.

Trang thiết bị của khoa Dược

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện quận Liên Chiểu, đó chính là yếu tố con người Kết quả khảo sát cơ cấu nhân lực của Trung tâm được trình bày cụ thể dưới bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.23 Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa, TTYT quận Liên Chiểu

STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

1 Bác sĩ chuyên khoa II 01 0,3%

4 Bác sĩ Thạc sĩ 01 0,3% Đại học 147 51%

6 Bác sĩ Y học dự phòng 09 3,1%

10 Cử nhân nữ hộ sinh 16 5,5%

11 Kỹ thuật y (Cử nhân xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) 8 2,8%

14 Kỹ thuật viên, kỹ thuật y 35 12%

15 Dược sĩ cao đẳng, trung cấp 11 3,8%

16 Điều dưỡng cao đẳng trung cấp, sơ cấp 35 12%

Nhận xét: Nhân sự của Bệnh viện cơ bản đủ cho công tác khám chữa bệnh và kiểm soát bệnh tật (thực hiện các chương trình dự phòng và kiểm soát bệnh tật) cho nhân dân trên địa bàn quận và hỗ trợ một phần cho các đơn vị khác, khách vãng lai đi qua địa bàn.

Bảng 3.24 Cơ cấu nhân lực khoa Dược TTYT quận Liên Chiểu

STT Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ %

3.2.2 Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu được trình bày trong bảng 3.25 như sau:

Bảng 3.25 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Quận Liên

STT Chương bệnh Mã ICD Tần suất mắc bệnh

2 Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết M00-M99 22.496 8,63

STT Chương bệnh Mã ICD Tần suất mắc bệnh

3 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00-B99 29.173 11,19

5 Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài S00-T98 22.532 8,64

6 Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hoá E00-E90 15.114 5,8

7 Bệnh của hệ thần kinh G00-G99 8.231 3,16

8 Bệnh mắt và bệnh phụ H00-H59 8.306 3,19

9 Bệnh tai và xương chủm H00-H95 6.178 2,37

10 Bệnh của da và mô dưới da L00-L99 10.694 4,10

11 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 696 0,27

13 Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục N00-N99 10.736 4,12

14 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 1.247 0,48

15 Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm R00-R99 6.258 2,40

16 Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ quan y tế Z00-Z99 9.379 3,60

18 Chửa đẻ và sau đẻ O00-O99 3.716 1,43

19 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và miễn dịch D50-D89 672 0,26

20 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể Q00-Q99 255 0,10

21 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh P00-P96 292 0,11

Nhận xét: 3 chương bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là bệnh nhân về bệnh hô hấp chiếm (18,71%), kế tiếp là bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật (11,19%), và bệnh hệ tiêu hoá (10,84%) Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tếQuận Liên Chiểu năm 2022 khá phức tạp, cần được đánh giá và theo dõi qua hàng năm để chuẩn bị danh mục, cơ số thuốc phù hợp và đủ để sử dụng

Tỷ lệ % tần suất mắc bệnh

Tỷ lệ % tần suất mắc bệnh

Biểu đồ 3.8 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận

Liên Chiểu năm 2022 3.2.3 Số lượng bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thể hiện thông qua tỷ lệ bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT đến khám tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu được trình bày trong bảng 3.26 như sau:

Bảng 3.26 Số lượng bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị tại BVĐK, TTYT

Quận Liên Chiểu Đối tượng khám chữa bệnh

Khám chữa bệnh ngoại trú Khám chữa bệnh nội trú

Số lượt khám Tỷ lệ % Số lượt khám Tỷ lệ %

Nhận xét: Đối tượng khám chữa bệnh tham gia BHYT và không tham gia

BHYT về tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú và khám chữa bệnh nội trú ở BVĐK Quận Liên Chiểu có sự chênh lệch lớn Tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị tham gia BHYT cao hơn không tham gia BHYT (93,72% so với 6,28% đối với bệnh ngoại trú và 95,87% so với 4,13% đối với bệnh nội trú).

Tham gia BHYT Không tham gia BHYT

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ số lượng bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia

BHYT đến khám và điều trị tại BVĐK Quận Liên Chiểu

3.2.4 Số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị bằng Tây Y và Y học cổ truyền tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu năm 2022

Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bằng Y học cổ truyền và Tây y tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu được trình bày chi tiết trong bảng 3.27 như sau:

Bảng 3.27 Tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị trong các lĩnh vực Tây y và Y học cổ truyền tại BVĐK quận Liên Chiểu

Lĩnh vực Số lượng Tỷ lệ

Y học cổ truyền (kể cả kết hợp YHHĐ) 11.341 4,35%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại BVĐK quận Liên Chiểu về Tây Y

(95,65%) có sự chênh lệch rõ ràng so với Y học cổ truyền (4,35%)

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ lượt khám Tây Y và Y học cổ truyền của BN tại BVĐK

Quận Liên Chiểu 3.2.5 Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022

Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu được thể hiện trong bảng 3.28 như sau:

Bảng 3.28 Thống kê tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu năm 2022

TT Nội dung Số lượng

1 Số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú 247.209

2 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú 13.513

3 Tổng số ngày điều trị nội trú 77.376

4 Số ngày điều trị trung bình 5,7 ngày/bệnh nhân

5 Tổng số giường bệnh được giao 270 giường

6 Công suất sử dụng giường bệnh 79,0%

Nhận xét: Công suất sử dụng giường bệnh năm 2022 đạt 79% là chưa hết công suất Số ngày điều trị trung bình không dài 5,7 ngày/bệnh nhân là rất tốt, tiết kiệm kinh phí và tâm lý tốt cho bệnh nhân chứng minh hiệu quả điều trị tại Bệnh việnBệnh viện đa khoa Liên Chiểu cao.

BÀN LUẬN

Mô tả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022

4.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc

Giống với các bệnh viện khác trong cả nước việc xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện đa khoa Quận Liên Chiểu được thực hiện hàng năm Hội đồng thuốc và điều trị chịu trách nhiệm tư vấn cho giám đốc Trung tâm để xây dựng danh mục thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh trong toàn bệnh viện và cả trạm y tế.

4.1.2 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Xây dựng DMT bệnh viện là trọng tâm của hoạt động lựa chọn thuốc Một danh mục hợp lý sẽ là nền tảng quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm Bệnh viện quận Liên Chiểu rất quan tâm đến vấn đề làm sao để xây dựng được danh mục thuốc đảm bảo cung ứng cho nhu cầu điều trị hợp lý an toàn, chủ động và có kế hoạch Việc lựa chọn thuốc cho danh mục được bắt đầu tiến hành hàng năm vào tháng 11 của năm trước Trung tâm căn cứ vào những yếu tố cơ bản như: mô hình bệnh tật, kinh phí, danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toánBHYT Ngoài ra, còn dựa vào phác đồ điều trị để bám sát nhu cầu khám, chữa bệnh tại các khoa lâm sàng, dựa vào năng lực, khả năng chẩn đoán, áp dụng đúng phác đồ điều trị của thầy thuốc, dựa vào những danh mục kỹ thuật mà Trung tâm được thực hiện, dựa vào quy mô giường bệnh, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị và dựa vào các số liệu thống kê về sử dụng thuốc 03 năm trước Khoa Dược tiến hành tổng hợp các số liệu và báo cáo về Hội đồng thuốc và điều trị Sau đó, Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng dự thảo DMTBV theo hoạt chất Dự thảo DMTBV được Giám đốc Trung tâm phê duyệt Khoa dược căn cứ vào DMTBV và danh mục thuốc trúng thầu năm 2022 lập dự trù mua thuốc hàng tháng Quy trình lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện hoàn toàn phù hợp, đúng quy trình Tuy nhiên, việc phân tích đánh giá sử dụng thuốc chỉ bằng thống kê đơn giản, chưa tiến hành phân tích đánh giá một cách chi tiết việc sử dụng, tồn trữ thuốc để thu được số liệu chính xác và khách quan hơn Tương tự nghiên cứu của các tác giả Ngô Thị Việt Trinh

(2022), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng năm 2022, luận văn Thạc Sĩ Dược học [37], [30].

Danh mục thuốc năm 2022 của bệnh viện Liên Chiểu gồm, 570 hoạt chất và

465 thuốc, chia làm 27 nhóm tác dụng dược lý Nếu so sánh với các bệnh viện đa khoa khác thì ta thấy số lượng hoạt chất trong danh mục bệnh viện Liên Chiểu không thấp hơn bao nhiêu so với các bệnh viện đa khoa khác như: bệnh viện Hữu nghị năm 2010 là 413 hoạt chất và 735 khoản mục[32], bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2012 là 717 thuốc [26], bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng với 484 hoạt chất và 819 khoản mục [29],… Như vậy, so với các bệnh viện khác thì danh mục thuốc của Bệnh viện Liên Chiểu tương đối đầy đủ cả về số lượng hoạt chất và nhóm tác dụng dược lý.

4.1.3 Hoạt động mua sắm thuốc

Bệnh viện quận Liên Chiểu thực hiện việc mua thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung do Sở Y tế tổ chức cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, không có thuốc thuộc danh mục đấu thầu Quốc Gia, danh mục thuốc đàm phán giá và không có thuốc tự mua sắm Căn cứ vào kết quả đấu thầu tập trung, Trung tâm ký hợp đồng với các nhà cung ứng trúng thầu với mục đích cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho cơ sở khám chữa bệnh [15] Hình thức đấu thầu tập trung mang lại nhiều lợi ích như rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí tổ chức đấu thầu cho các cơ sở y tế, tập trung nhu cầu của tất cả cơ sở y tế trong thành phố, dẫn đến các mặt hàng được đặt mua với số lượng lớn, tạo điều kiện cho nhà thầu có thể cung ứng thuận tiện, với giá bán hợp lý Mặt khác, khi giá thuốc có tính tương đồng giữa các bệnh viện giúp cho việc thanh toán, quyết toán với BHYT có nhiều thuận lợi hơn Ngoài ra, hình thức đấu thầu tập trung tại sở y tế được thực hiện công khai, minh bạch giúp Sở y tế dễ kiểm soát công tác đấu thầu, tránh lãng phí Trong danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 20% (bảng 3.3) Số liệu tại bệnh viện Quận Liên Chiểu có tính tương đồng, phù hợp với công bố trước đây, Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới

2021 của tác giả Nguyễn Thị Hiền (2022) [34], và đề tài Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trường cao đẳng Y Tế Quảng Nam năm 2022 của tác giả Nguyễn Văn Chương (2020) [27].

Một trong các tiêu chí được WHO khuyến cáo khi lựa chọn thuốc là nên chọn thuốc được bào chế ở dạng đơn chất [25].Thuốc sử dụng tại bệnh viện Liên Chiểu năm 2022 chủ yếu là thuốc đơn thành phần (chiếm 68,6% tổng hoạt chất, 84,09% tổng số khoản thuốc tiêu thụ và 81,61% tổng giá trị tiêu thụ) Tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Hợp tại Bệnh viện A Thái nguyên, tỷ lệ thuốc đơn thành phần năm 2013 tổng hoạt chất và số khoản thuốc và tổng giá trị tiêu thụ là ( 80,1% - 85,1% - 82,7%) [35] Đa số các thuốc đa thành phần là thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất Đây cũng là những nhóm thuốc hay được các nhà sản xuất bào chế dưới dạng thuốc phối hợp Theo WHO, thuốc phối hợp chỉ được lựa chọn sử dụng khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất [25] Tuy nhiên để đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu cần có các dữ liệu, thông tin đáng tin cậy về hiệu quả của các loại thuốc này

Tỷ lệ thuốc dùng dạng uống trong nghiên cứu chiếm 67,02 % hoạt chất, 64,95% tổng số khoản và 75,83% GTTT Tỷ lệ này tương đương so với nghiên cứu của Đào Nguyễn Thùy Dương (2022) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng 2022[29] Kết quả thuốc đường dùng uống cao nhất, chứng tỏ khi xây dựng danh mục thuốc HĐT & ĐT bệnh viện Liên Chiểu đã xem xét kỹ đến giá thành của các loại thuốc dùng đường tiêm, phù hợp với xu hướng do tiện dùng cho bệnh nhân, để tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như bệnh nhân. Kết quả phân tích ABC cho thấy danh mục thuốc bệnh viện có 24,73% thuốc hạng A (chiếm 80,65% GTTT); 24,52% thuốc hạng B (chiếm 14,51% GTTT) và 50,75% thuốc hạng C (chiếm 4,84% GTTT) Kết quả này cao hơn về số thuốc hạng

A và số thuốc hạng B và ít hơn về số thuốc hạng C so với kết quả của Huỳnh Trung

Hiền (2012) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân Dân 115 có 9,2% thuốc hạng A (chiếm 69,9% GTTT); 16,9% thuốc hạng B (chiếm 20,0% GTTT) và 73,9% thuốc hạng C (chiếm 10,1% GTTT) [33]. Kết quả này chưa phù hợp theo khuyến cáo của thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện: sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%.

Nhóm V có 137 thuốc, chiếm 29,46% về số khoản và chiếm 25,37% GTTT. Nhóm E có 224 thuốc, chiếm 48,17% về số khoản và chiếm 55,38 % GTTT Nhóm

N có ít thuốc và giá trị sử dụng ít nhất, với 104 thuốc, chỉ chiếm 22,37 % về chủng loại và 19,25 % GTTT Điều này là phù hợp vì nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị, dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.

Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN của bệnh viện Liên Chiểu có 48,6% thuốc nhóm I, có 37,64% thuốc nhóm II và 13,76% thuốc nhóm III Kết quả này so với nghiên cứu của Đào Nguyễn Thùy Dương (2022) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng 2020 [29] thì Nhóm I, III cao hơn lần lượt 44,5%; 0,1% và nhóm II thấp hơn 55,4%.

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích VEN các thuốc trong nhóm A Các thuốc nhóm A được phân tích nằm trong nhóm V và E chiếm tỷ trọng cao về số loại thuốc (26,45% thuốc AV, có 55,37% thuốc thuộc AE) Nhóm N chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (18,18% thuốc AN) Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Minh Hiền (2012) tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2010 [32] cho kết quả

AV và AE có nhiều thuốc hơn AN (4,3% thuốc AV; 92,5% AE và 3,2% AN) Sau khi có các số liệu về chủng loại, giá trị tiêu thụ, số lượng tiêu thụ của các thuốc không thiết yếu, đề tài sẽ đề xuất HĐT & ĐT can thiệp trong sử dụng thuốc như thông tin cho các bác sỹ về tác dụng của các thuốc, giám sát hạn chế kê đơn, giảm ngân sách cho các thuốc nhóm N; tăng ngân sách cho các thuốc nhóm V và E giúp sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hạn hẹp của bệnh viện.

4.1.4 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc

Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu được xây dựng từ nguồn dự án ADB duyên hải miền Trung cộng với sự đầu tư của thành phố Đà Nẵng Bệnh viện có diện tích rộng và khuôn viên ngoại cảnh xanh sạch đẹp Trong đó, Khoa Dược được bố trí ở tầng 1, 2 với tổng diện tích là 389,2 m 2 Khoa Dược được bố trí ở vị trí thuận tiện và diện tích khá lớn giúp công tác bảo quản, xuất nhập thuốc, vật tư y tế, hóa chất được dễ dàng, về cơ bản, cơ sở hạ tầng của khoa Dược đã đảm bảo cho hoạt động bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng Khoa Dược của Trung tâm đã có đầy đủ các kho thuốc và phân loại các kho một cách hợp lý thuận tiện cho quá trình bảo quản và cấp phát thuốc như kho nội trú, kho ngoại trú, kho TTB, kho VTYT, kho trạm y tế, kho chương trình, kho vaccine, kho đông y Hoạt động cấp phát, bảo quản thuốc Đông y được thực hiện tại quầy thuốc đông y Phòng pha chế thuốc chủ yếu dùng để pha chế thuốc dùng ngoài (dung dịch sát khuẩn) Quầy thuốc dịch vụ để cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú không tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, khoa Dược còn có khu để kiểm nhập thuốc và khu vực kiểm soát nhiễm khuẩn Cơ sở hạ tầng đầy đủ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hệ thống kho thuốc tại khoa Dược của Bệnh viện quận Liên Chiểu áp dụng theo tiêu chuẩn GSP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo thông tư 36/2018/TT- BYT [19] Các thủ kho đã tuân thủ quy trình bảo quản theo GSP, đảm bảo thuốc được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất Công tác vệ sinh kho luôn được quan tâm đảm bảo thuốc không bị nhiễm bẩn, nhiễm chéo Tủ thuốc trực các khoa được dán nhãn đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, có sổ bàn giao trực, tất cả điều dưỡng đều tuân thủ nguyên tắc xuất hàng FIFO, FEFO đảm bảo không có hàng hết hạn trong tủ trực. Các quy định về quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần luôn được đảm bảo Tất cả các khoa tủ thuốc trực được đặt ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào Các khoa đều có nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ trong quá trình bảo quản Đã có dụng cụ bảo quản hàng yêu cầu bảo quản lạnh khi lĩnh từ khoa Dược về khoa lâm sàng Tủ thuốc trực đều được bảo quản tại phòng có máy điều hòa nhiệt độ và hoạt động liên tục Kho được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị bảo quản thuốc như: ẩm kế, nhiệt kế, giá, kệ, phương tiện phòng, chống cháy, Nhiệt độ và độ ẩm được theo dõi ghi chép ngày 2 lần, kiểm tra định kỳ chất lượng thuốc 1 lần/tháng Để đảm bảo cung ứng thuốc một cách đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân Bệnh viện quận Liên Chiểu phải xác định được số lượng thuốc tồn trữ một cách hợp lý tránh trường hợp thiếu thuốc hoặc thừa quá nhiều thuốc gây lãng phí

Bệnh viện quận Liên Chiểu đã xây dựng quy trình cấp phát thuốc ngoại trú nhằm đảm bảo việc phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú theo đúng qui chế chuyên môn, tránh sai sót, nhầm lẫn Hoạt động cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại rất chặt chẽ, qua mỗi khâu điều phải trải qua bước kiểm tra nghiêm ngoặt Mỗi bảng kê chỉ phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú điều phải được kiểm tra đầy đủ các thông tin: tên bệnh nhân, số ID, mã số khám thẻ khám chữa bệnh, hạn thẻ BHYT, nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu, chẩn đoán bệnh, phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của đại diện cơ sở khám chữa bệnh, người lập bảng (kế toán viện phí), xác nhận người bệnh Trường hợp có sai lệch ở giai đoạn nào thì trả lại cho đối tượng chịu trách nhiệm tương ứng Trong trường hợp số tiền thuốc vượt trần quy định, thủ kho 1 phải kiểm tra xem người bệnh đã duyệt như quy định hay chưa Trong trường hợp vượt trần nhưng chưa duyệt thì trả lại kế toán viện phí.

4.1.5 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng năm 2022

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện quận Liên Chiểu, đó chính là yếu tố con người Nhân sự của Bệnh viện cơ bản đủ cho công tác khám chữa bệnh và kiểm soát bệnh tật (thực hiện các chương trình dự phòng và kiểm soát bệnh tật) cho nhân dân trên địa bàn quận và hỗ trợ một phần cho các quận bạn cũng như khách vãng lai đi qua địa bàn Về tổ chức bộ máy khoa Dược theo cơ cấu qui định tuyến Trung tâm y tế quận, huyện của Bộ

Dược sĩ Đại học và sau đại học mới chiếm 31,3% cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo trên 50% nhân lực Khoa Dược bệnh viện có trình độ đại học.

4.2.2 Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện quận Liên Chiểu có đầy đủ 21 chương bệnh theo phân loại Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe lần thứ 10 của Bộ Y tế với sự đồng thuận của Tổ chức Y tế Thế giới Trong đó, bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 18,71% bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, hơn nữa trong những năm gần đây, khí hậu biến đổi bất thường kèm theo ô nhiễm môi trường do sự phát triển công nghiệp, tình trạng hút thuốc lá góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp Tiếp theo đó là bệnh của Bệnh hệ tiêu hoá chiếm tỷ lệ 11,19% Tỷ lệ bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao hơn, tỷ lệ bệnh hệ tiêu hóa thì tương tự nhau so với nghiên cứu của Đào Nguyễn Thùy Dương (2022) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng năm 2020 [29]

Bệnh viện quận Liên Chiểu ngoài việc xác định được danh mục thuốc phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cho bệnh nhân thì cần đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông phòng chống kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh không lây nhiễm cho người bệnh Ngoài ra, mô hình bệnh tật tại bệnh viện rất đa dạng, phân tán, có hơn một nữa các chương bệnh chiếm tỷ lệ thấp gây khó khăn cho công tác cung ứng thuốc như khó mua thuốc với số lượng ít hoặc dễ dẫn đến tình trạng lãng phí (Bảng 3.25).

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu năm 2022 khá phức tạp, cần được đánh giá theo dõi qua hàng năm để chuẩn bị danh mục, cơ số thuốc phù hợp và đủ để sử dụng Mô hình bệnh tật sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng danh mục thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện quận Liên Chiểu cũng như bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào, việc xác định được chính xác mô hình bệnh tật sẽ giúp đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân và nâng cao chất lượng khám chữa bênh Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các nội dung của cung ứng thuốc tại Bệnh viện như chủng loại thuốc phục vụ cho điều trị.

4.2.3 Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Liên Chiểu

Bệnh viện đa khoa Liên Chiểu có đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao Bên cạnh đó, bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, trang bị nhiều kỹ thuật mới, phù hợp với các phương pháp điều trị hiện đại, có hiệu suất làm việc cao Điều này dẫn tới việc ban giám đốc bệnh viện đã tập trung mối quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Chất lượng dịch vụ của bệnh viện ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của người dân, dẫn đến số lượng bệnh nhân đông hơn so với năm 2018 [4], yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc cung ứng và sử dụng thuốc của Bệnh viện

4.2.4 Số lượt bệnh nhân tham gia BHYT và không tham gia BHYT đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện quận Liên Chiểu

Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện quận Liên Chiểu đa phần là đối tượng bệnh nhân tham gia BHYT chiếm 93,72% đối với Ngoại trú và 95,87% đối với Nội trú; chỉ có một tỷ lệ rất thấp 6,28% đối với Ngoại trú và 4,14% đối với Nội trú là không tham gia BHYT Đối với các cơ sở y tế công lập nói chung và BVĐK, TTYT quận Liên Chiểu nói riêng, điều này có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động cung ứng thuốc, sử dụng thuốc BHYT nhiều hơn thuốc ngoài danh mụcBHYT theo nhu cầu điều trị của bệnh nhân, do việc thanh toán chi trả viện phí chủ yếu từ nguồn kinh phí của BHYT, không phụ thuộc vào kinh tế bệnh nhân, nên việc lựa chọn thuốc cung ứng ổn định theo các phác đồ đã xây dựng và giúp xác định được cụ thể danh mục thuốc phù hợp để sử dụng Hơn nữa, tỷ lệ người dân tham giaBHYT càng cao sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân khi ốm đau,bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

1 Đã mô tả được một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng năm 2022.

- Danh mục thuốc gồm 27 nhóm thuốc trong cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm; 465 khoản mục và 570 hoạt chất

- Kinh phí mua thuốc hóa dược và sinh phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất 81,81%.

- Có 47 vị thuốc và 30 chế phẩm thuốc Y học cổ truyền trong Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.

- Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ GTTT cao nhất 40,03%, nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 14,45% và nhóm thuốc đường tiêu hoá 8,28%.

- Thuốc đơn thành phần có tỷ lệ hoạt chất 68,6%; thuốc đa thành phần 31,4%; số lượng thuốc đơn thành phần 84,09%; thuốc đa thành phần 15,91%; GTTT thuốc đơn thành phần 81,61%; thuốc đa thành phần 18,39% -> Phù hợp với khuyến cáo WHO.

- Thuốc dùng dạng uống có tỷ lệ hoạt chất cao nhất 67,02%, thuốc dùng dạng tiêm 18,24%, còn lại là các dạng thuốc khác.

- Phân tích ABC: 24,73% thuốc hạng A; 24,52%; hạng B và 50,75% thuốc hạng C.

- Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ GTTT cao nhất 44,47%; nhóm thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ chiếm tỷ lệ GTTT thấp nhất 0,29%.

- Phân tích VEN: Nhóm V chiếm 29,46%; Nhóm E chiếm 48,17%; N chiếm 22,37%.

- Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ma trận ABC/VEN:

+ Nhóm 1 gồm AV+AE+AN+BV+CV chiếm tỷ lệ GTTT 87,33% bao gồm

+ Nhóm 2 gồm BE+ BN+ CE chiếm tỷ lệ GTTT 11,79% bao gồm 175 loại thuốc

+ Nhóm 3 gồm CN chiếm tỷ lệ GTTT 0,88% bao gồm 64 loại thuốc.

- Quy trình cấp phát thuốc điều trị nội trú đã đầy đủ với 9 bước

- Số lần báo cáo ADR 4 lần là chưa nhiều có thể do chưa có nhiều phản ứng có hại xảy ra.

2 Đã phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng năm 2022.

- Bệnh viện Liên Chiểu có đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao có ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến khám bệnh và mô hình bệnh tật cũng như mức độ cung ứng thuốc.

- Công suất sử dụng giường bệnh năm 2022 đạt 79% là chưa hết công suất Số ngày điều trị trung bình 5,7 ngày/bệnh nhân là không dài, đã tiết kiệm kinh phí và tâm lý tốt cho bệnh nhân có ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa Liên Chiểu.

- Mô hình bệnh tật của Bệnh viện quận Liên Chiểu có đầy đủ 21 chương bệnh Trong đó, bệnh hô hấp cao nhất với 18,71%; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật11,19% và bệnh hệ tiêu hoá 10,84% Việc xác định được mô hình bệnh tật ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng thuốc cần sử dụng tại bệnh viện.

1 Về lựa chọn danh mục thuốc

- Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu cần thực hiện đúng các qui trình xây dựng danh mục thuốc theo mô hình bệnh tật của Bệnh viện và có tính đến tỷ lệ biến động theo mùa và theo tình hình biến động cả thành phố.

- Mô hình bệnh tật của Quận Liên Chiểu khá phức tạp, cần được đánh giá và theo dõi qua hàng năm để chuẩn bị danh mục, cơ số thuốc phù hợp và đủ để sử dụng.

2 Về bảo quản, tồn trữ, cấp phát

- Việc xuất nhập thuốc và sử dụng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc cần tiến hành đầy đủ các bước

- Khoa Dược cần xây dựng quy trình thao tác chuẩn trong bảo quản cấp phát thuốc.

- Cần bổ sung nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị của hệ thống kho thuốc cùng với việc lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ.

3 Về tổ chức, hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- HĐT&ĐT cần hướng dẫn thực hiện các phác đồ điều trị chuẩn để xây dựngDMT ngày càng hoàn thiện hơn.

[1] Báo Lao động (2019), “Bệnh viện thiếu thuốc Bảo hiểm y tế: Người khám bệnh chịu thiệt thòi”, ngày 14 tháng 12 năm 2019.

[2] Báo Sức khỏe và đời sống (2017), “Bộ Y tế thông tin chính thức vụ VN Pharma”, ngày 26 tháng 10 năm 2017

[3] Bệnh viện Quận Liên Chiểu (2015), Lịch sử hình thành, website: http://ttytlienchieu.org.vn

[4] Bệnh viện Quận Liên Chiểu (2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác y tế năm 2018 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

[5] Bệnh viện Quận Liên Chiểu (2020), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác y tế năm 2019 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

Ngày đăng: 29/05/2023, 23:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[35] Trần Thị Bích Hợp (2014), “Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện A Thái nguyên”, Luận văn thạc sĩ dược học – Trường Đại học Dược Hà nội&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh việnA Thái nguyên
Tác giả: Trần Thị Bích Hợp
Năm: 2014
[42] Alexandra Cameron và các cộng sự (2009), "Medicine prices, availability, and affordability in 36 developing and middle-income contries: a secondary analysis"", the lancet., 373(9659), pp. 240-249&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medicine prices, availability, andaffordability in 36 developing and middle-income contries: a secondaryanalysis
Tác giả: Alexandra Cameron và các cộng sự
Năm: 2009
[43] Angelino A., et al. (2017), "Pharmaceutical industry in Vietnam: sluggish sector in a growing market", International journal of environmental research public health. 14(9), pp. 976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmaceutical industry in Vietnam: sluggishsector in a growing market
Tác giả: Angelino A., et al
Năm: 2017
[46] Management Sciences for Health (2012), “Managing Access to Medicines and Health Teachnologies, ed. 3” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing Access to Medicines andHealth Teachnologies, ed. 3
Tác giả: Management Sciences for Health
Năm: 2012
[48] Quick J. D., et al. (2005), “Medicines supply in Africa”, Bmj. 331(7519), pp.709-710 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medicines supply in Africa
Tác giả: Quick J. D., et al
Năm: 2005
49] Rankin J (2012), "An Analyzing and controlling pharmaceutical expenditures ", Managing Access to medicines and health technologies. 1st ed. Arlington, VA:Management Sciences for Health, pp&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Analyzing and controlling pharmaceutical expenditures
Tác giả: Rankin J
Năm: 2012
[50] U4 Anti-Corruption Resource Centre (2008). “Corruption in the health sector” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corruption in the health sector
Tác giả: U4 Anti-Corruption Resource Centre
Năm: 2008
[14] Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện quận, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Thông tư số 37/2016/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2016 Khác
[15] Bộ Y tế (2017), Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Thông tư 20/2017/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 05 năm 2017 Khác
[16] Bộ Y tế (2017), Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, Thông tư 52/2017/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2017 Khác
[17] Bộ Y tế (2018), Danh mục thuốc thiết yếu, Thông tư số 19/2018/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 08 năm 2018 Khác
[18] Bộ Y tế (2018), Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Thông tư số 30/2018/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2018 Khác
[19] Bộ Y tế (2018), Thông tư về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Thông tư số 36/2018/TT-BYT ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2018 Khác
[20] Bộ Y tế (2019), Quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập, Thông tư số 15/2019/TT - BYT, ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2019 Khác
[22] Bộ Y tế (2019), Báo cáo số 1611 /BC-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2019 về Tổng kết công tác y tế năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020 Khác
[25] Tổ chức y tế thế giới WHO (2014), Hội đồng thuốc và điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực hành Khác
[26] Đỗ Tú Anh (2013), Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Dược học Khác
[27] Nguyễn Văn Chương (2020), Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa trường cao đẳng Y Tế Quảng Nam năm 2019 [28] Trương Quốc Cường (2009), Báo cáo Tổng kết công tác dược năm 2008, triểnkhai kế hoạch năm 2009, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế Khác
[29] Đào Nguyễn Thùy Dương (2022), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng năm 2020, luận văn Thạc sĩ Khác
[30] Nguyễn thị Thái Hằng, Lê Việt Hùng (2007), Quản lý và kinh tế dược, nhà xuất bản y học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w