1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay

231 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘ

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Xuân Cần MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 35 2.1 Quan niệm năng lực sáng tạo, năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội 35 2.2 Nhân tố cơ bản quy định năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội 58 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 81 3.1 Thực trạng năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 81 3.2 Vấn đề đặt ra đối với năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 104 Chương 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 123 4.1 Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo theo hướng phát 123 triển năng lực sáng tạo cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 4.2 Xây dựng môi trường dân chủ, đề cao khoa học, đổi mới, sáng tạo trong học tập, rèn luyện nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 138 4.3 Phát huy nhân tố chủ quan của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay trong phát triển năng lực sáng tạo 151 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 180 5 MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài luận án Năng lực sáng tạo là một trong những năng lực rất quan trọng của con người, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, nhằm tạo ra cái mới, có tính hữu dụng về cả vật chất và tinh thần phục vụ cho đời sống con người Năng lực sáng tạo không chỉ có ở các vĩ nhân, các nhà khoa học lớn, mà luôn được tiềm ẩn trong mỗi con người Đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, năng lực sáng tạo có vai trò quan trọng, giúp họ phán đoán, suy xét và đưa ra những quyết định nhanh chóng đối với vấn đề nảy sinh từ thực tiễn học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học Từ đó, tạo ra cái mới trong học tập, rèn luyện, góp phần hiện thực hóa chuẩn đầu ra, trở thành người sĩ quan cấp phân đội có phẩm chất, năng lực toàn diện, tham gia xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi” [30, tr 136], trong quá trình đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các nhà trường quân đội đã quan tâm đến việc phát triển năng lực sáng tạo cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Kết quả đạt được đã góp phần xây dựng đội ngũ sĩ quan cấp phân đội có sự nhạy bén, sáng tạo, vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào thực tiễn quản lý, chỉ huy, huấn luyện bộ đội, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trên từng cương vị công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị trong toàn quân Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội còn một số hạn chế, bất cập nhất định Một số học viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện; còn biểu hiện rập khuôn, máy móc, ngại đổi mới, thậm chí ngại học, ngại rèn dẫn đến kết quả học tập, rèn luyện và thực hiện các nhiệm vụ được giao còn thấp 6 Hiện nay, trước những tác động mạnh mẽ của tình hình quân sự, quốc phòng trên thế giới, khu vực, của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ số; sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hướng đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội Trong đó, phải không ngừng phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, để sau khi tốt nghiệp ra trường họ có tri thức chuyên sâu về chuyên ngành, có khả năng và phẩm chất khoa học cần thiết, biết vận dụng tri thức vào phát hiện và giải quyết đúng đắn, sáng tạo những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình quản lý, chỉ huy, giáo dục, huấn luyện bộ đội, đóng góp vào việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới Do vậy, việc nghiên cứu về “Năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay” là vấn đề cơ bản và cấp thiết 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải một số vấn đề lý luận, thực trạng năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án - Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội - Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định một số vấn đề đặt ra đối với năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 7 - Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện ở các nhà trường quân đội - Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát những vấn đề liên quan năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học (văn bằng 1) ở một số nhà trường quân đội, gồm: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân I, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Biên phòng - Về thời gian: Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu từ năm 2016 đến nay (Là năm bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X) 4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về vấn đề con người, về năng lực con người, về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng; Nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về lãnh đạo công tác giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội trong tình hình mới Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội và thực trạng năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân 8 đội hiện nay; những đánh giá, nhận định, số liệu trong các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các nhà trường quân đội Đồng thời, sử dụng số liệu khảo sát và điều tra xã hội học của tác giả và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án Phương pháp nghiên cứu Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận án tập trung sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành như: lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; trừu tượng hoá và khái quát hoá, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, thu thập và xử lý thông tin, tổng kết thực tiễn để làm rõ vấn đề dưới góc độ triết học 5 Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra quan niệm và xác định nhân tố cơ bản quy định năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội - Phân tích, làm rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay 6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy ở các nhà trường quân đội trong việc phát triển năng lực sáng tạo của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội hiện nay 9 Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan cho các đối tượng ở các nhà trường quân đội 7 Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến năng lực, sáng tạo, năng lực sáng tạo Lê Huy Hoàng (2002), Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay [47] Đây là công trình trực tiếp nghiên cứu về sáng tạo dưới góc độ triết học duy vật mácxít, nhấn mạnh đến học thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tính cách là cơ sở triết học của sáng tạo Công trình đã hệ thống hóa những quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về sáng tạo, trình bày quan niệm mácxít về sáng tạo và bản chất của sáng tạo, khẳng định: sáng tạo là loại hoạt động đặc thù theo các quy luật khách quan và chỉ có ở con người Từ đó, tác giả quan niệm: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người, trên cơ sở nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan, tạo nên những giá trị tinh thần và vật chất mới về chất, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội” [47, tr 39] Để kích thích sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay, cần phải quan tâm đến những điều kiện chủ yếu như môi trường xã hội và chính sách xã hội khoa học Công trình là cơ sở để nghiên cứu sinh tìm hiểu quan niệm mácxít về sáng tạo nói chung, năng lực sáng tạo của con người nói riêng và điều kiện cần thiết để phát triển năng lực sáng tạo của con người Hồ Bá Thâm (2003), Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay [116] Ở góc độ tiếp cận triết học, tác giả đã khẳng định năng lực sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lao động khoa học, lao động nghệ thuật và lao động quản lý Tác giả cho rằng: “Sáng tạo là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố tri thức, cảm xúc, sự minh mẫn, lôgích, trực giác, kinh nghiệm, sự kiên trì, lòng dũng cảm trong quá trình lao động lâu dài” [116, tr 11 44] Tác giả nhấn mạnh đến các điều kiện để có sự sáng tạo, đó là có động cơ đúng, trong sáng, vì sự tiến bộ của xã hội và con người; phải tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật thông tin; luôn suy nghĩ, mài sắc năng lực tư duy, kiên trì hướng nghiên cứu đã chọn; có bản lĩnh tìm chân lý; có môi trường lao động, học tập dân chủ, khuyến khích sáng tạo Đồng thời, để có được sáng tạo phải khắc phục được các lực cản tâm lý như thái độ bi quan, sợ thất bại, sức ép tâm lý vượt qua những quy định lỗi thời, không để giả thiết đánh lừa, tránh sai lầm về lôgích, tránh tự ti cho bản thân thiếu sáng kiến, không có sự táo bạo trong suy nghĩ và hành động, dựa vào tư duy lý luận để suy nghĩ và giải quyết vấn đề Kết quả nghiên cứu của công trình giúp nghiên cứu sinh hướng tiếp cận nghiên cứu về quan niệm sáng tạo, năng lực sáng tạo và những điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo của con người Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo [120] Các tác giả đã khẳng định sáng tạo là hoạt động cao cấp nhất của con người, chỉ rõ nguồn gốc và cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động sáng tạo Các tác giả nhấn mạnh đến năng lực sáng tạo của con người bao gồm các năng lực chủ yếu là năng lực tư duy - sáng tạo, năng lực quan sát và sáng tạo, năng lực tưởng tượng và liên tưởng, năng lực phát triển vấn đề, năng lực đọc Trong đó khẳng định vai trò quan trọng của năng lực tư duy: “không chỉ giúp học tập tốt ở trường học mà còn giúp trở thành người công dân tốt trong việc đưa ra những quyết định thông minh, có ý thức, suy nghĩ sâu sắc để tìm ra những giải pháp sáng tạo, thích hợp tối ưu cho mọi vấn đề xã hội yêu cầu” [119, tr 60] Công trình đã giúp nghiên cứu sinh tiếp cận một số nội dung quan trọng trong quan niệm về sáng tạo, năng lực sáng tạo, các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển năng lực sáng tạo của con người Michael Michalko (2009), “Đột phá sức sáng tạo” [88], từ sự nghiên cứu về những nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới thông qua những bản ghi chép, thư từ, trao đổi và các ý tưởng của họ, tác giả đã phát hiện ra những chiến lược tư duy phổ biến, đặc trưng cho phép thiên tài tạo ra vô vàn ý tưởng mới

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w