1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay

285 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Tác giả Lê Hồng Cường
Người hướng dẫn PGS, TS Đỗ Duy Mụn, TS Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Học viện Chính trị
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN1.1 Những nghiên cứu liên quan đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội 14 1.2 Giá trị của các công trình kho

Trang 1

LÊ HỒNG CƯỜNG

TH¸I §é NGHÒ NGHIÖP QU¢N Sù CñA HäC VI£N §µO T¹O SÜ QUAN CÊP PH¢N §éI ë C¸C HäC VIÖN,

TR¦êNG SÜ QUAN QU¢N §éI HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 4

cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận

án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận án

Lê Hồng Cường

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Những nghiên cứu liên quan đến thái độ nghề nghiệp quân sự

của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội 141.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ NGHỀ

NGHIỆP QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC HỌC VIỆN,

2.2 Lý luận về thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ

quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 472.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của

học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội 68

Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 88

3.3 Mức độ thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo

sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân

104

Trang 6

NGHỀ NGHIỆP QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

4.1 Thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào

tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan

4.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp

quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 135

4.4 Biện pháp tâm lý phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự

cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện,

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

Trang 7

Bảng 2.1 Các chỉ báo về mặt nhận thức về nghề nghiệp quân sự 64Bảng 2.2 Các chỉ báo về mặt tình cảm với nghề nghiệp quân sự 65Bảng 2.3 Các chỉ báo về mặt hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp

Bảng 3.2 Chỉ báo về các mức độ thái độ nghề nghiệp quân sự 106Bảng 4.1 So sánh nhận thức của học viên đào tạo sĩ quan cấp

Bảng 4.2 So sánh nhận thức về nghề nghiệp quân sự theo đơn vị

Bảng 4.3 So sánh nhận thức của học viên đào tạo sĩ quan cấp

phân đội với cán bộ, giảng viên về nghề nghiệp quân sự 119Bảng 4.4 So sánh tình cảm với nghề nghiệp quân sự của học

viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo 121Bảng 4.5 So sánh thực trạng tình cảm với nghề nghiệp quân sự

của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn

Bảng 4.6 So sánh tình cảm của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân

đội với cán bộ, giảng viên về nghề nghiệp quân sự 124Bảng 4.7 So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề

Bảng 4.8 So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề

nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp

Bảng 4.9 So sánh thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học

viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo 131Bảng 4.10 So sánh thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của

học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn vị

133

Trang 8

viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội với cán bộ, giảng viên 134Bảng 4.12 Bảng ma trận xoay và hệ số ma trận thành phần của nội

dung các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệpquân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội 136Bảng 4.13 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề

Bảng 4.16 Hệ số hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng 146

Sơ đồ 2.1 Các mặt biểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự 67

Sơ đồ 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp

Sơ đồ 4.1 Tương quan giữa các nội dung nhận thức nghề nghiệp

quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội 116

Sơ đồ 4.2 Tương quan giữa các biểu hiện thái độ nghề nghiệp

Sơ đồ 4.3 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ

nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan

Biểu đồ 4.1 Thực trạng nhận thức của học viên đào tạo sĩ quan

cấp phân đội về nghề nghiệp quân sự 111Biểu đồ 4.2 Thực trạng tình cảm của học viên đào tạo sĩ quan cấp

Biểu đồ 4.3 Thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự 124Biểu đồ 4.4 Thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Thái độ nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết địnhchất lượng hoạt động nghề nghiệp và sự thành công trong công việc củangười lao động Thái độ nghề nghiệp vừa là mục đích, vừa là điều kiện củahoạt động Chính vì vậy, có thái độ nghề nghiệp đúng là cơ sở của quá trìnhtiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất, từ đó đảm bảo cho người lao động cóthể định hướng một cách đúng đắn trong thế giới hiện đại, trong kỷ nguyêncủa sự toàn cầu hóa Nhiều nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp đã chỉ ra rằng:Thái độ nghề nghiệp tích cực có tỉ lệ thuận với thành công trong công việc,thái độ nghề nghiệp tích cực sẽ là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động hiệuquả hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao và ngược lại thái độ nghềnghiệp không tích cực hoặc tiêu cực dẫn tới hoạt động một cách đối phó,thiếu tinh thần trách nhiệm, để lại những hậu quả nặng nề về đôi khi là cả tínhmạng của con người

“Trong bất cứ nghề nghiệp nào, ba yếu tố để dẫn đến thành công là kiếnthức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thái độ nghề nghiệp Có thểngười ta nhận biết nhau qua kiến thức và kỹ năng vì đó là phần nổi, cònthái độ nghề nghiệp là cái khó mà nhận ra, đó là những giá trị chuẩnmực, cách phê phán, sự hợp tác, động lực lao động, đạo đức và niềm tin.Những điều này làm nên thái độ con người, tác động đến hành vi cư xử,giao tiếp và hình thành thói quen ứng xử tích cực hay tiêu cực trong cuộcsống Có nghiên cứu kết luận rằng, thái độ làm việc biểu hiện thành cônghơn chỉ số thông minh (IQ) và nền tảng học vấn” [107, Tr 120]

Trang 10

Hoạt động quân sự có tính đặc thù và mang ý nghĩa xã hội to lớn Ở hoạtđộng này, người cán bộ là nhân tố quyết định đến sức mạnh của quân đội:“Quânđội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”[63, tr 483] Xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động quân sự như vậy, nênviệc giáo dục và đào tạo đội ngũ sĩ quan có chất lượng các học viện, trường sĩquan quân đội không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Một nhân tốkhông thể thiếu góp phần thực hiện mục tiêu đó là phát triển thái độ nghề nghiệpquân sự cho học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động của mặt trái cơ chếthị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự nghiệp xây dựng quânđội theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấyxây dựng về chính trị làm cơ sở đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao và toàndiện đối với các học viện, trường sĩ quan quân đội về chất lượng giáo dục

và đào tạo Bảo đảm cung cấp cho quân đội những sĩ quan không nhữnggiỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực lãnh đạo, chỉ huy mà còn phải

có lòng nhiệt huyết với công việc, yên tâm gắn bó với nghề nghiệp quân

sự Rõ ràng, chất lượng giáo dục và đào tạo cả các nhà trường quân độihiện nay không chỉ được đánh giá ở trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ xảonghiệp vụ quân sự của học viên, mà còn được đánh giá dựa trên thái độthực sự say sưa, hứng thú, yên tâm và sẵn sàng bước vào nghề nghiệp quân

sự mà họ đã lựa chọn

Khác với sinh viên ở môi trường đào tạo ngoài quân đội, việc bướcvào môi trường học tập ở đại học chỉ mới dừng lại ở việc học một nghề nhấtđịnh Với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ

Trang 11

quan quân đội, khi bước vào môi trường đào tạo cũng chính là lúc họ bắt đầuvới hoạt động nghề nghiệp của mình Với tính chất đặc thù của hoạt độngquân sự, họ gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại cả về mặt thể chất và tinhthần, chính vì vậy không ít học viên sau một thời gian học tập, rèn luyện đãthể hiện thái độ chán nản, thậm chí một số trường hợp không thể hoàn thànhđược nhiệm vụ dẫn tới viết đơn xin ra quân hoặc chấp hành nhiệm vụ mộtcách chống đối, hời hợt.

Nhiều năm trở lại đây, ở trong nước cũng như trên thế giới, các nhà tâm

lý học đã quan tâm nghiên cứu nhiều đến thái độ và thái độ nghề nghiệp củangười lao động Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nàonghiên cứu về thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấpphân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Với những lý do trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu cả về lý luận vàthực tiễn thái độ nghề nghiệp quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phânđội là vấn đề cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo củacác học viện, trường sĩ quan quân đội, đảm bảo cho đội ngũ sĩ quan sau khi ratrường hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao Vì thế, chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ

quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay".

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thái độ nghề nghiệp quân

sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, từ đó đề xuất các biện pháp tâm

lý phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự tích cực cho học viên đào tạo sĩ

Trang 12

quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, góp phần nâng caochất lượng đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quanđến thái độ, thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đàotạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thái độ nghề nghiệp, thái độ nghềnghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự,thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của họcviên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; phân tích chân dung tâm lý về thái độ nghềnghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội hiện nay

Đề xuất một số biện pháp tâm lý phát triển thái độ nghề nghiệp quân sựtích cực cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, giảng viên và cán bộ quản lý ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội

Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệpquân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩquan quân quân đội hiện nay

Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

Về nội dung

Luận án tập trung nghiên cứu thái độ nghề nghiệp quân sự tích cực củahọc viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân độitrên 3 mặt biểu hiện là: nhận thức về nghề nghiệp quân sự, tình cảm với nghềnghiệp quân sự và hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự; những yếu tốảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấpphân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát trên 450 học viên (Học viên

năm thứ nhất = 112; Học viên năm thứ hai = 113, Học viên năm thứ ba =

112, Học viên năm thứ tư = 113 ), 60 cán bộ và 52 giảng viên thuộc 4 cơ sở

đào tạo: Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Học viện Kỹthuật quân sự và Học viện Hậu cần

Về thời gian

Các số liệu sử dụng nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra,tổng hợp từ năm 2018 - 2023

4 Giả thuyết khoa học

Thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức tích cực cao, songchưa có sự đồng đều giữa các mặt biểu hiện

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ nghề nghiệp quân sự giữacác nhóm học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các năm đào tạo khác nhau

Trang 14

Có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến thái độ nghềnghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trong đó các yếu tốchủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan.

Có thể phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự cho học viên đào tạo sĩquan cấp phân đội bằng các biện pháp tác động như: Tiếp tục giáo dục nângcao nhận thức về nghề nghiệp quân sự; phát triển động cơ nghề nghiệp quânsự; thực hiện tốt chính sách thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho họcviên; tổ chức các hoạt động rèn luyện ý chí cho học viên; xây dựng môitrường sư phạm thuận lợi cho việc phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm củaĐảng về giáo dục đào tạo; các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý họcmác xít: Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắctiếp cận nhân cách; nguyên tắc tiếp cận hệ thống; nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Thái độ nghề

nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội được hình thành vàbiểu hiện thông qua các hoạt động thực tiễn Vì vậy, để đánh giá mức độ vàbiểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phânđội phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn của học viên như:hoạt động huấn luyện, hoạt động học tập, các hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ của học viên

Trang 15

Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: Nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp

cận với từng con người cụ thể với toàn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý củacon người cả mặt ưu điểm và nhược điểm của họ Khi nghiên cứu tâm lý conngười theo quan điểm tiếp cận nhân cách, phải nhìn nhận mỗi một nhân cách cụthể chính là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, là sản phẩm của giáo dụctrong môi trường hoạt động quân sự, quá trình rèn luyện và tự rèn luyện củachính mỗi học viên như thế tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận với những họcviên cụ thể đang sống và hoạt động tại các học viện, trường sĩ quan quân đội Do

đó, khi nghiên cứu thái độ nghề nghiệp quân sự cần tiếp cận toàn diện nhân cáchcủa họ theo chuẩn mực chung về phẩm chất nhân cách quân nhân nói chung, họcviên của các học viện, trường sĩ quan nói riêng, theo quy định của điều lệnh quản

lý bộ đội và yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của người học viên

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống:

Con người là một trong những hệ thống phức tạp nhất của hệ thống tựnhiên và xã hội Thái độ của con người chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốkhác nhau Vì vậy, thái độ nghề nghiệp quân sự phải được xem xét như là kếtquả tác động của nhiều yếu tố Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh khácnhau, các yếu tố có sự tác động khác nhau, có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tốtác động gián tiếp, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít Việc xácđịnh đúng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là rất cần thiết.Trong nghiên cứu này, thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên được xem xéttrong các mối quan hệ về nhiều mặt trong các hoạt động khác nhau Các yếu tốthuộc về học viên như: động cơ, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp, trình độ

Trang 16

chuyên môn, ; các yếu tố thuộc về các học viện, trường sĩ quan và xã hội như:môi trường học tập, đánh giá ghi nhận lãnh đạo, chỉ huy; chế độ đãi ngộ.

Nguyên tắc phát triển:

Các hiện tượng tâm lý của con người đều có quá trình nảy sinh, vậnđộng, phát triển biến đổi chứ không phải là cái cố định và bất biến Bởi vậy,khi nghiên cứu, đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý con người hay nhómngười phải đặt trong sự vận động, phát triển biến đổi, sự tác động qua lại củahiện tượng cũng như các yếu tố tâm lý tạo thành chúng Do đó, khi nghiêncứu thái độ nghề nghiệp quân sự phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi

và phát triển liên tục từ thấp đến cao, phù hợp với sự vận động và phát triểncủa hoạt động quân sự, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của học viên

5.2 Cơ sở thực tiễn

Luận án nghiên cứu dựa trên Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộquốc phòng về giáo dục, đào tạo; thực tiễn hoạt động học tập, rèn luyện củahọc viên và thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Đây cũng là cơ sở thực tiễn để đề xuấtbiện pháp tâm lý phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự cho học viên đào tạo

sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong Tâm líhọc với 8 phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia;

Trang 17

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

Phương pháp quan sát;

Phương pháp phỏng vấn sâu;

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;

Phương pháp phân tích chân dung tâm lí;

Phương pháp xử lí và phân tích số liệu bằng thống kê toán học (qua sử

Trang 18

hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự; đề xuất một số biện pháp tâm lý pháttriển thái độ nghề nghiệp quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Có thể làm tài liệu tham khảocho các lãnh đạo, chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan trong giáo dục, rènluyện, quản lý học viên đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của đơn vị.

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Thái độ nghề nghiệp quân sự đã được nhiều công trình nghiên cứu ở cácgóc độ khác nhau, nhưng chưa có một nghiên cứu nào riêng biệt về thái độ nghềnghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Kết quả nghiên cứuluận án sẽ bổ sung, phát triển lý luận khoa học tâm lý, tâm lý học sư phạm nóichung tâm lý học sư phạm quân sự nói riêng đối với việc phát triển thái độ nghềnghiệp quân sự của quân nhân và phát triển thái độ nghề nghiệp quân sự của họcviên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Trang 19

học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, cũng như giúp học viên đào tạo sĩ quancấp phân đội điều chỉnh thái độ nghề nghiệp quân sự của mình.

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu thamkhảo, cấu trúc luận án bao gồm: 4 chương; 12 tiết

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Những nghiên cứu liên quan đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về thái độ

Thái độ (attitude) được xem như là một trong những phạm trù trung tâmcủa Tâm lý học Ngay từ đầu thế kỷ XX, thái độ đã được nghiên cứu một cáchnghiêm túc, khoa học cả về lý luận và thực tiễn Từ những nghiên cứu ban đầu,các nhà nghiên cứu đã tiếp cận phạm trù này dưới nhiều góc độ khác nhau

1.1.1.1 Hướng nghiên cứu cơ sở, nguồn gốc của thái độ

Preston, S D.; de Waal, F B (2002), Empathy: Its ultimate and

proximate bases [130] (Sự thấu cảm: Cơ sở cuối cùng và gần nhất của nó), cho

rằng nguồn gốc của thái độ là nền tảng sinh học, chính là hệ thống gen của conngười, theo nhóm tác giả thái độ kích hoạt vùng vỏ não chịu trách nhiệm về vậnđộng và đến lượt mình, phần vỏ não sẽ hỗ trợ cho những hành vi nhất định, haynói cách khác thái độ giúp con người sẵn sàng hành động và chúng được lưu trữtrong trí nhớ Tesser, A (1993), “The importance of heritability in psychologicalresearch” [135] (Tầm quan trọng của hệ số di truyền trong nghiên cứu tâm lýhọc), trên cơ sở nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng trong các môitrường khác nhau có thái độ giống nhau hơn cả những cặp song sinh khác trứng.Như vậy, khả năng gen có ảnh hưởng chung đến các đặc điểm cá nhân như khíchất, và từ khí chất ảnh hưởng đến thái độ Các nghiên cứu phần nào đã khẳngđịnh nguồn gốc của thái độ chính là yếu tố bẩm sinh di truyền

Trang 21

Hovland, C.L., Janis, I.L., Kelley, H.H (1953), Communications and

persuasion: Psychological Studies of opinion change [115] (Giao tiếp và

thuyết phục: Nghiên cứu Tâm lý về sự thay đổi quan điểm), cho rằng phầnlớn thái độ được hình thành bởi trải nghiệm, trong đó thuyết học tập còn gọi

là tập quen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thái độ Nguyên tắc

cơ bản nhất là tập quen qua các liên tưởng Ý tưởng này xuất phát từ lý thuyếttạo tác cổ điển, con người học những thái độ của mình qua những liên tưởngtương tự qua thời gian Các nhà tâm lý học nghiên cứu theo hướng này chorằng, các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, tôngiáo quy định thái độ chủ quan của con người, thể hiện trong các hoạt động

Các nhà nghiên cứu Stephen Worchel - Wayne Shebillsue (2007), Tâm lý

học nguyên lý và ứng dụng [94], R.S Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong Tâm lý học [20], nghiên cứu thái độ cá nhân với tư cách là sự cảm nhận của

cá nhân do học được và tương đối ổn định, trong các quan hệ xã hội như quan hệvới cha mẹ; với bạn bè hoặc qua trải nghiệm Thái độ có quan hệ mật thiết vớinhận thức, hành vi, niềm tin, sự đánh giá người khác của cá nhân trong cuộc sống

Nghiên cứu về thái độ của cá nhân của A.Ph Lazuski (1932), Tâm lý học

đại cương và thực nghiệm [53], đã đề cập đến thái độ chủ quan của con người với

môi trường Theo ông, đời sống tâm lý của con người được chia thành hai lĩnhvực: Cái tâm lý bên trong mang tính bẩm sinh của nhân cách, bao gồm: Tính cách,khí chất, và một loạt các đặc điểm tâm sinh lý khác; Cái tâm lý bên ngoài là hệthống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh Như vậy, thái độ cánhân, theo như A.Ph Lazuski, là sự biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý, phản ứngvới sự tác động của môi trường xung quanh Môi trường xung quanh vừa là biểuhiện, lại vừa là nguồn gốc của những thái độ chủ quan của con người

Trang 22

Từ những quan điểm ban đầu của A.Ph Lazuski, một nhà Tâm lý học

người Nga là V.N Miaxisev (1973), Học thuyết thái độ nhân cách [62], học

thuyết là tổ hợp các khái niệm về mặt lý luận, cho rằng hạt nhân tâm lý nhâncách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có ý thức - chọnlọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan Hệ thống thái độđược hình thành theo cơ chế chuyển dịch “từ ngoài vào trong”, thông quakinh nghiệm tác động qua lại (do hoạt động và giao tiếp) với những ngườikhác trong những điều kiện xã hội mà chủ thể đang sống và hoạt động TheoV.N Miaxisev thì chính hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm cảmxúc, nhận thức cảm tính về hiện thực khách quan cũng như sự phản ứng tronghành vi với những tác động từ bên ngoài Điều đó có thể thấy rằng, với họcthuyết thái độ nhân cách đã được tiếp thu của A.Ph Lazurxki, V.N Miaxisev

đã đưa quan điểm Mácxít vào xem xét và giải quyết vấn đề nghiên cứu theohướng khả thi hơn

Các công trình nghiên cứu này đã mở ra một hướng mới cho việc nghiêncứu thái độ một cách sâu sắc và toàn diện hơn và là cơ sở để chúng tôi có thể kếthừa nghiên cứu đề tài này đó là: Nghiên cứu thái độ phải chú trọng đến cơ sở,nguồn gốc của thái độ Các kinh nghiệm dương tính hay âm tính với đối tượng là

cơ sở hình thành hệ thống thái độ tương ứng bên trong của cá nhân

Như vậy, ở các nghiên cứu khác nhau về thái độ đã chỉ ra sự phong phú

về cơ sở, nguồn gốc của thái độ như: nguồn gốc di truyền, nguồn gốc từ cácmối quan hệ xã hội, từ hoạt động học tập, giao tiếp…Mỗi cách tiếp cận đều cónhững điểm tích cực và hạn chế, tuy nhiên các nghiên cứu cuối cùng đều nhìnnhận được cơ sở xã hội chính là nguồn gốc sâu xa của thái độ

Trang 23

1.1.1.2 Hướng nghiên cứu cấu trúc và biểu hiện của thái độ

Đa số các nghiên cứu về thái độ đều đề cập tới cấu trúc và biểu hiện củathái độ Vì vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, có thể khái quátthanh các hướng chính sau:

Quan điểm nghiên cứu thái độ gồm 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi do M Smith (1942) và sau này Krech, Crutchfield &Ballachey (1962) đưa ra được đông đảo các nhà tâm lý học thừa nhận như:Breckler, (1984); Mc Guire, (1985); Rosselli, Skelly & Mackie (1995); Tesser

-& Martin (1996); Petty, Wegener -& Fabrigar (1997) Trong đó: 1) Nhận thức:Thể hiện sự hiểu biết, quan điểm và sự đánh giá của cá nhân về đối tượng; 2)Xúc cảm - tình cảm: thể hiện sự rung động, hứng thú của cá nhân về đốitượng, là thành phần nội dung của thái độ; 3) Hành vi: Là ý định hành động vàhành động, là sự thể hiện thái độ của cá nhân đối với đối tượng thông qua xuhướng hành động và hành động thực tế Các nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ cácthành phần nêu trên trong các loại thái độ có sự khác nhau, tùy theo từng tìnhhuống và điều kiện cụ thể mà một thành phần nào đó tham gia vào thái độchiếm ưu thế chi phối hành vi của cá nhân

P.N Sikhirev (1973), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách [75], nghiên

cứu về tâm thế xã hội cũng đưa ra cấu trúc 3 thành phần gồm: Thành phầnnhận thức (tri giác, thông tin) như là sự tự ý thức khách thể của tâm thế; thànhphần cảm xúc (rung động, xúc cảm) là những rung động, đồng cảm với kháchthể tâm thế; thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục ổn định củahành vi thực đối với khách thể của tâm thế

Trang 24

Theo Ajzen, I (1991), “The theory of planned behavior” [99] (Lýthuyết hành vi dự kiến) cho rằng, thái độ gồm 3 thành phần cấu thành, tácđộng qua lại với nhau Thành phần đầu tiên là tình cảm, là thành phần liênquan đến việc một cá nhân thích hoặc không thích đối tượng của thái độ;Thành phần thứ hai là nhận thức, bao gồm các quan điểm về đối tượng củathái độ, một quan điểm là bất kỳ câu phát biểu nào đi sau mệnh đề: “Họcviên tin rằng, Học viên cho rằng” Một trong những quan điểm quan trọng;nhất trong thành phần nhận thức là quan điểm về mối quan hệ mà một đốitượng của thái độ có được đối với một mục đích quan trọng nào đó, đốitượng của thái độ giúp đỡ hay cản trở việc đạt mục đích đó; Cuối cùng làthành phần hành vi của thái độ, đây là hành vi thực sự của cá nhân đối với đốitượng của thái độ, là yếu tố kết nối thái độ và hành vi.

Eagly, A.H., Chaiken, S (1998), Attitude Structure and function [107]

(Cấu trúc và chức năng của thái độ) Tác giả cho rằng, thái độ được xác địnhbởi sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng của thái độ thể hiệnqua 3 thành phần Thành phần nhận thức là tri giác, niềm tin của chúng ta vềnơi làm việc Thành phần xúc cảm là việc cá nhân thích hay không thích côngviệc của mình Cuối cùng, thành phần hành vi là phản ứng ngấm ngầm hoặccông khai đối với tổ chức (nơi làm việc) thể hiện qua việc lao động tích cựchơn hoặc tìm việc khác thay thế

Tác giả Nguyễn Văn Long (2015), Thái độ học tập các môn lý luận

chính trị của sinh viên đại học hiện nay [60], đã đề cập đến cấu trúc 3 mặt và

cũng là 3 mặt biểu hiện của thái độ là: Nhận thức, xúc cảm và hành vi Kếtquả nghiên cứu cho thấy, thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh

Trang 25

viên đại học hiện nay được biểu hiện qua nhận thức, xúc cảm và hành vi vớimức độ không đồng đều, trong đó biểu hiện ở mặt nhận thức là tích cực nhất

và biểu hiện ở mặt hành động là ít tích cực nhất

Như vậy, với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước đã chỉ ra các thành phần, vị trí, ý nghĩa của các thành phần là khácnhau trong cấu trúc cũng như biểu hiện của thái độ Tựu chung lại, các nghiên cứuđều hướng tới thống nhất cấu trúc và biểu hiện của thái độ gồm ba thành phầnchính là: Nhận thức (hiểu biết), Cảm xúc - Tình cảm, Hành vi (hành động) Trên

cơ sở nghiên cứu các cách tiếp cận về cấu trúc và biểu hiện của thái độ của các tácgiả trong và ngoài nước, là cơ sở để chúng tôi xác định các mặt biểu hiện cụ thểcủa thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội đó là: Nhận thức, tình cảm và hành vi

1.1.1.3 Hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ

Prema Muthuswamy; R Vanitha; C Suganthan; P S Ramesh (2017), “Astudy on attitude towards research among the doctoral students” [129] (Nghiêncứu về thái độ đối với nghiên cứu của nghiên cứu sinh) Nghiên cứu này tập trungvào các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thái độ của các học giả nghiên cứu Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tham gia chương trình Tiến sĩ của đáp viên

Có 6 yếu tố ảnh hưởng được đưa ra trong bảng câu hỏi nhằm đánh giá mức độ ảnhhưởng của chúng đến việc lựa chọn tham gia chương trình Tiến sĩ của đáp viên.Các khía cạnh là: i) Sở thích cá nhân; ii) Cha mẹ/vợ/chồng/gia đình học viên; iii)Giáo viên của học viên; iv) Nhiệt tình người giám sát/cố vấn; v) Bạn bè của họcviên; vi) Một nhà khoa học nổi tiếng trong khu vực của học viên Trong nghiêncứu đã chỉ ra các yếu tố đã được xác định đều có ảnh hưởng mạnh đến thái độ, vàmức độ ảnh hưởng là khác nhau

Trang 26

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên (2009), Thái độ của cha mẹ đối với

con có hội chứng tự kỷ [57] Đề tài nghiên cứu chỉ ra được yếu tố ảnh hưởng

nhất đến thái độ của cha mẹ trẻ tự kỷ là sự nhận thức không đúng và thiếuchính xác về bản chất tự kỷ của phần đông khách thể là cha mẹ trẻ tự kỷ Tuynhiên, đề tài chưa đi sâu thực nghiệm các giải pháp như giải pháp truyềnthông đã có sự tác động như thế nào đến thái độ của cha mẹ trẻ tự kỷ

Tác giả Đỗ Thị Nga (2015), Thái độ của học sinh trung học phổ thông

đối với hành vi bạo lực học đường [66] Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt

nhận thức học sinh đã có nhận thức tương đối đúng đắn trong đó nhận thức vềmặt thể chất được học sinh nhận thức rõ nhất và có thái độ đúng đắn nhất Vềmặt thái độ: học sinh tỏ thái độ cảm xúc tích cực với bạo lực thể chất và kinh

tế và về mặt hành động của học sinh đa số thực hiện là thông báo với bạn bè.Một bộ phận nhỏ học sinh kết thành phe phái Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ

rõ yếu tố nhận thức của học sinh về bản chất của hành vi bạo lực học đường làyếu tố ảnh hưởng mạnh nhất Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ sự tương quan củacác yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của học sinh trung học phổthông đối với vấn đề bạo lực học đường

Như vậy, mặc dù các tác giả nghiên cứu thái độ trên các đối tượng khácnhau, cách tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng đã đề cập đến các yếu tố kháchquan và chủ quan ảnh hưởng đến thái độ Tuy nhiên, còn một số công trìnhchưa làm rõ yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ của khách thểnghiên cứu Do đó, trong luận án này sẽ tập trung tìm hiểu nhóm các yếu tốảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấpphân đội và đo lường yếu tố chi phối mạnh nhất đến thái độ này

Trang 27

1.1.1.4 Hướng nghiên cứu các phương pháp đo lường thái độ

Từ những năm 1920 - 1930 đã có rất nhiều phương pháp đo lường thái độđược đưa ra và ngày nay một số phương pháp vẫn đang tiếp tục được sử dụng.Bogardus, E.S (1925), “Measuring social distance” [103] (Đo lường khoảngcách xã hội), là một trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp đo lườngđịnh lượng trong lĩnh vực tâm lý học xã hội Ông đã đưa ra thang đo 7 mức độvới những khoảng cách bằng nhau Ông cho rằng có thể sử dụng thang đo này đểxác định thái độ đối với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc Những cải tiến của kỹthuật này cho phép đo lường thái độ đối với bất cứ một nhóm nào, không chỉ làcác nhóm dân tộc mà còn mở rộng ra nhiều lựa chọn khác Thurstone, L.L

(1929), The Measurement of attitudes [137] (Đo lường thái độ), đề xuất phương

pháp đo lường thái độ trái ngược với thang đo của Bogardus Thurstone pháttriển một phương pháp dùng chỉ số thay cho việc chỉ ra chính xác con số khác

biệt về thái độ giữa những người trả lời Likert, R (1932), A technicque for the

measurement of attitude [119] (Một kỹ thuật để đo lường thái độ), đã xây dựng

thang đo thái độ, có thể yêu cầu khách thể nghiên cứu dựa trên chính thái độ của

họ để nghiên cứu Thang đo này đã khắc phục được điểm yếu của thang đoThurston, đó là tiết kiệm thời gian xây dựng thang đo nhưng vẫn đảm bảo được

độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo Hiện nay, thang đo Likert vẫn được sửdụng rộng rãi trong các nghiên cứu tâm lý học và xã hội học

Triadis, (1964), “Exploratory factor analyses of the behavioralcomponent of social attitudes” [139, tr 420 - 430] (Các phân tích nhân tốkhám phá về thành phần hành vi của thái độ xã hội), đã mở rộng phạm vinghiên cứu về lĩnh vực này Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố, ông đãtìm ra 5 mức độc lập tương đối của thái độ đối với phân loại các tầng lớp

Trang 28

trong xã hội và ông đã phát triển thang đo có một vài mệnh đề để đo từngmức độ một Dưới đây là 5 mức độ với các mệnh đề cho từng mức: 1)Ngưỡng mộ - khâm phục tư tưởng của người này 2) Chấp nhận hôn nhân -yêu người này 3) Chấp nhận tình bạn - ăn uống cùng người này 4) Cókhoảng cách xã hội - coi những người này như những người hàng xóm 5) Sựđịnh đoạt tuyệt đối - ra lệnh cho người này Thang đo này thể hiện sự tiến bộđáng kể so với những đo lường về khoảng cách xã hội trước đó.

Petty, R.E., Fabrigar, L.R (1997), Attitudes and attitude change [127]

(Thái độ và sự thay đổi thái độ), đưa ra thang đo về thái độ nhận thức và thái độxúc cảm Trong thang đo này, các tác giả đã xây dựng hai loại thang đo với cùngđối tượng, đó là “con rắn” và “máy hút bụi” Thang đo số 1, đo thành phần tìnhcảm, xúc cảm của thái độ đối với con rắn Thang đo số 2, đo thành phần nhậnthức của thái độ Các tác giả đã đưa ra kết luận: đa số thái độ đối với con rắn dựatrên cảm xúc hơn là nhận thức và tổng số điểm của câu 1 sẽ cách khá xa điểm 0(về phía tiêu cực) so với điểm của câu 2 Bây giờ quay sang yêu cầu người trả lờiquay trở lại với các câu hỏi một lần nữa, nhưng thay từ “con rắn” bằng từ “máyhút bụi” Đa số thái độ đối với đồ vật thiết thực như máy hút bụi dựa trên nhậnthức nhiều hơn cảm xúc và điểm của câu 2 sẽ cách xa điểm 0 hơn là tổng sốđiểm của câu 1 Như vậy, thái độ sẽ dựa trên cảm xúc nhiều hơn hay dựa trênnhận thức nhiều hơn tùy thuộc vào đối tượng của thái độ là ai? Là cái gì?

Phân tích các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, những nghiên cứunày bước đầu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, phân tích đượccác mặt biểu hiện của thái độ cơ bản trên ba thành phần: nhận thức, xúc cảm –tình cảm và hành vi (hành động) Đồng thời, các công trình cũng đã chỉ ra

Trang 29

được những biện pháp cơ bản hình thành và phát triển thái độ tích cực đối vớicác đối tượng cụ thể nhằm mục đích cuối cùng là hình thành và phát triển thái

độ tích cực đối với các hoạt động

1.1.2 Những nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự

1.1.2.1 Hướng nghiên cứu cơ sở, nguồn gốc của thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự

Bùi Thị Thanh Hà (1996), “Thái độ với lao động của công nhân trong

các xí nghiệp quốc doanh tại Hà Nội” [23], đã nhận định: Sự hứng thú đối với

nghề nghiệp của công nhân chưa cao Sự hứng thú này có sự khác biệt giữa cácngành, các độ tuổi và giới tính Công nhân trẻ ít hứng thú hơn công nhân già;Nam công nhân ít hứng thú hơn nữ công nhân Nguyên nhân chính của sựkhác biệt là giữa các ngành nghề có sự khác nhau về việc làm và thu nhập Lớpcông nhân trẻ hiện nay chỉ quan tâm đến thu nhập và các điều kiện sản xuất mà

ít quan tâm đến ý nghĩa nghề nghiệp Thái độ với nghề nghiệp được tác giả chỉ

ra cơ sở, nguồn gốc trên một loạt các nhân tố như: giới tính, độ tuổi, lợi ích, thunhập của người lao động

Việc nghiên cứu thái độ nghề nghiệp được coi là quan trọng vì ít nhấtmột số bằng chứng liên quan cho thấy chúng có thể được sử dụng như những

yếu tố dự đoán hành vi nghề nghiệp Theo Pigge, Marso (1997), A seven year

longitudunal multi-factor assessment of teaching concerns development through preparation and early years of teaching [128] (Một đánh giá đa yếu

tố theo chiều dài bảy năm về việc giảng dạy liên quan đến sự phát triển trongquá trình chuẩn bị và những năm đầu giảng dạy), thái độ tiêu cực đối với việcgiảng dạy dẫn đến sự kiệt sức của giáo viên, trong khi thái độ tích cực đối với

Trang 30

việc giảng dạy dẫn đến hành vi tích cực trong lớp học Nghiên cứu chỉ ra cơ

sở của thái độ tích cực dẫn tới việc giảng dạy tích cực của giáo viên đó chính

là những trạng thái cảm xúc thăng hoa của họ với việc giảng dạy trên

Hodge, S.R., Jansma, P (2000), Physical education majors' attitudes

toward teaching students with disabilities [114] (Thái độ của giáo viên thể chất

đối với việc giảng dạy học sinh khuyết tật), nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên

sư phạm nữ có thái độ tích cực hơn đối với học sinh khuyết tật so với sinh viên sư

phạm nam Stronge (2002), Qualities of effective teachers [134] (Các phẩm chất

của giáo viên hiệu quả), đã chỉ ra rằng trong giáo dục thái độ tích cực đối với việcgiảng dạy được coi là dấu hiệu của tiềm năng giảng dạy hiệu quả Qua nhữngphân tích trên cho thấy những điều kiện về mặt thể chất là những tiền đề cơ bảntạo ra thái độ tích cực hay tiêu cực với một nghề nghiệp nhất định trong xã hội

Abric, J.C., (2002), Psihologia comunicari [97] (bệnh tâm thần giao tiếp) coi

thái độ là một trạng thái sinh lý thần kinh và tinh thần được quyết định bởi kinhnghiệm và có tác dụng ảnh hưởng năng động lên cá nhân, chuẩn bị cho anh ta hànhđộng theo một cách cụ thể Điều đó chứng minh rằng, thái độ của người lao động

có nguồn gốc từ những đặc điểm sinh lý thần kinh của họ, những đặc điểm này quyđịnh tính năng động trong thái độ đối với công việc lao động của họ

CAPT David, G., Smith, Judith E., Rosenstein (2016), Gender and the

Military Profession [106] (Giới và nghề nghiệp quân sự) Khi số lượng phụ nữ

được tuyển dụng vào Hải quân Hoa Kỳ ngày càng tăng, việc duy trì nữ giới (đặcbiệt là trong các chuyên ngành chiến đấu) bị tụt lại phía sau nam giới Dữ liệu chỉ

ra rằng phụ nữ và nam giới rời Hải quân vì ảnh hưởng đến gia đình của họ Sựthiếu bền bỉ trong nghề nghiệp của phụ nữ trong các ngành nghề phi truyền thốngnhư khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cũng được cho là do các yếu tố

Trang 31

tâm lý xã hội bao gồm niềm tin vào năng lực bản thân, mối đe dọa định kiến vàthành kiến Họ đã xây dựng dựa trên nghiên cứu này để xem xét sự xã hội hóa củaphụ nữ trong các học viện quân sự và dịch vụ thành một nghề truyền thống củanam giới thông qua ảnh hưởng của hình mẫu Các cuộc khảo sát được thu thập từcác sinh viên tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ về kỳ vọng của họ trong công việc vàgia đình Kết quả cho thấy sự khác biệt về giới tính trong thái độ với nghề nghiệp

và ảnh hưởng của các đồng nghiệp nam và nữ không thuộc Học viện Hải quânHoa Kỳ Trong nghề nghiệp quân sự thì sự khác biệt về giới cũng là một phần tạo

ra sự khác biệt trong thái độ với nghề nghiệp quân sự của quân nhân

Inmaculada Valor - Segura, Ginés Navarro - Carrillo, Natalio Extremera,Luis M Lozano, Carlos García-Guiu, María Isabel Roldán-Bravo and Antonia

Ruiz-Moreno (2020), Predicting Job Satisfaction in Military Organizations:

Unpacking the Relationship Between Emotional Intelligence, Teamwork Communication, and Job Attitudes in Spanish Military Cadets [116] (Dự đoán mức

độ hài lòng trong công việc trong các tổ chức quân sự: Khai thác mối quan hệ giữatrí tuệ cảm xúc, giao tiếp làm việc theo nhóm và thái độ công việc trong học viênquân sự Tây Ban Nha) Nghiên cứu đã kiểm tra rộng rãi mối liên hệ của trí tuệ cảmxúc (EI) với các thái độ công việc khác nhau (ví dụ: sự hài lòng trong công việc),theo kinh nghiệm và hệ thống cuộc điều tra về mối liên hệ này trong các tổ chứcquân sự đã thu được ít hơn đáng kể chú ý Nghiên cứu hiện tại đã phân tích mốiquan hệ giữa EI, làm việc theo nhóm giao tiếp và sự hài lòng trong công việc giữacác học viên quân đội Tây Ban Nha Các tác giả đã thử nghiệm đóng góp tiềm năngduy nhất của EI đối với sự hài lòng trong công việc so với nhân khẩu học (tức là giớitính và tuổi tác), tính cách chủ động và khả năng phục hồi Như vậy, thái độ nghề

Trang 32

nghiệp quân sự của quân nhân, qua nghiên cứu được nhìn nhận trong mối quan hệvới trí tuệ cảm xúc, nói cách khác trị tuệ cảm xúc tạo ra sự hài lòng với nghề nghiệpquân sự, từ đó là điều kiện để có thái độ tích cực với nghề nghiệp quân sự.

Như vậy các tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu tiếpcận dưới góc độ cơ sở, nguồn gốc của thái độ nghề nghiệp nói chung, thái độnghề nghiệp quân sự nói riêng Hầu hết các tác giả đều chỉ ra được những cơ

sở, nguồn gốc của thái độ của con người với công việc, của quân nhân với nghềnghiệp quân sự đó chính là: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, hứng thú,cảm xúc, tình cảm với nghề nghiệp

1.1.2.2 Hướng nghiên cứu cấu trúc và biểu hiện của thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự

Các tác giả như McGuire (1989), “The structure of individual attitudes,and attitude systems” [120] (Cấu trúc của thái độ cá nhân và hệ thống thái độ)

và Wood (2000), Persuasion and social influence [142], (Thuyết phục và ảnhhưởng xã hội) tin rằng thái độ được hình thành và biểu hiện ở cấp độ ba chiều

cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành vi Thành phần nhận thức của thái độ baogồm nhận thức, niềm tin và giả định về các sự kiện và sự kiện riêng lẻ Thànhphần tình cảm mô tả trải nghiệm cảm xúc và phản ứng cảm xúc với các sự kiện

và sự kiện khác nhau Về thành phần hành vi, nó thể hiện ý định và dự đoán vềcách một người có thể hành động liên quan đến một sự việc hoặc sự kiện dựatrên giả định của anh ta và niềm tin

Phan Thị Ngọc Anh và các cộng sự (1994), Thái độ nghề nghiệp của học

sinh học nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp trong quá trình đào tạo ở trường nghề [3] đã chỉ ra rằng: Thái độ nghề nghiệp có cấu trúc

khá phức tạp Thái độ tích cực sẽ như động lực quan trọng thúc đẩy người học

Trang 33

nhiệt tình, hăng say rèn luyện, phấn đấu học và hành nghề Cấu trúc mới của nhâncách người học sinh học nghề chỉ có thể hình thành và phát triển vững chắc khi cả

3 mặt: Kiến thức nghề, thái độ và kỹ năng cùng phát triển hòa quyện vào nhau

Heinecken, L., (1997), Stress and Change in the Military Profession

Attitudes of Officer Students at the South African Military Academy [112]

(Căng thẳng và thay đổi trong thái độ nghề nghiệp của sinh viên sĩ quan tạiHọc viện quân sự Nam Phi), nghề nghiệp quân sự trên toàn thế giới đã bị căngthẳng nghiêm trọng, không chỉ do bản chất thay đổi của nghề quân sự, mà còn

là kết quả của sự suy giảm toàn cầu về vị thế của nghề nghiệp quân sự Cáclực lượng vũ trang đột nhiên thấy mình phải biện minh cho sự tồn tại của họ

và chi phí họ nhận được, và điều này đã tác động sâu sắc đến thái độ của binhlính đối với việc làm của họ trong quân đội Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ

ra những biểu hiện cụ thể của những thái độ tiêu cực mà học viên thể hiệntrong quá trình thực hành nghề nghiệp quân sự, đó là sự khó khăn trong hoạtđộng ảnh hưởng đến điều kiện thể chất và tinh thần; là sự khó khăn, trở ngại

về mặt tâm lý như sự không hài lòng về những chính sách, những khó khăn vềkhông gian thời gian hoạt động

Nguyễn Thị Thoa (2021), Thái độ của nhân viên công tác xã hội đối

với hoạt động trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ [82], luận án chỉ rõ, thái độ

của nhân viên công tác xã hội là trạng thái tâm lý thể hiện sự phản ứng tíchcực hay không tích cực của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động trợgiúp trẻ tự kỷ thể hiện qua nhận thức, cảm xúc và hành vi Như vậy, theo tácgiả nhận định thái độ của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ là cáchnhìn nhận cũng như những cảm xúc, tình cảm của những người đang hoạt

Trang 34

động trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ mà chúng có vai trò định hướng và ảnhhưởng đến hành vi của họ trong quá trình làm việc.

Khi nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự, cáchướng nghiên cứu chủ yếu tiếp cận dưới góc độ những biểu hiện hoặc cấu trúc củathái độ nghề nghiệp cụ thể Cả về cấu trúc cũng như biểu hiện đều được thể hiện ở

ba thành phần chính là: Nhận thức – Cảm xúc, tình cảm – hành vi (hành động).Đây cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn phương án tiếp cận cho đề tài luận án

1.1.2.3 Hướng tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự

Thái độ của người lao động đối với nghề nghiệp bị ảnh hưởng bởinhiều nhân tố khác nhau Các tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnthái độ hoạt động nghề nghiệp hoặc chất lượng công việc

Các nhà nghiên cứu tâm lý học đặt ra câu hỏi Tại sao người làm việc tỏ

ra bất bình? Họ có thỏa mãn trong công việc hay không? Liệu rằng thái độcủa họ có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc hay không? Những yếu tố nào đãtác động đến thái độ của họ? Đã có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu vềnhững yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp sau đó Một số tác giả đã lýgiải về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ với nghề như:

Simon (1947), Public knowledge of and attitudes to social work in

Scottland [133] (Kiến thức và thái độ của công chúng đối với công tác xã hội

ở Scotland) trong công trình nghiên cứu của mình đã tìm ra những yếu tố gópphần tạo ra thái độ nghề nghiệp tích cực và tạo ra thái độ hài lòng thỏa mãnnghề Ông đã nghiên cứu những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn thu hút người laođộng trong công việc và đưa ra thuyết hấp dẫn Theo thuyết này, các yếu tốhấp dẫn với sự làm việc tạo cho con người thái độ nghề nghiệp tích cực, yên

Trang 35

tâm, thỏa mãn với công việc làm như Mức lương, sự đánh giá đúng về cánhân, thừa nhận uy tín và những giá trị cá nhân của họ.

Lawrence, Tunner (1965), Employee attitudes and job satisfaction

[118] (Thái độ của nhân viên và sự hài lòng trong công việc), nghiên cứucủa hai tác giả đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa người lao động trong công việc Trong đó yếu tố nhận thức của ngườiquản lý tác động không nhỏ tới thái độ tích cực hoặc tiêu cực của người laođộng Bên cạnh đó còn có các yếu tố môi trường, văn hóa tổ chức, tính chấtcông việc là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng nói riêng và thái độ làmviệc nói chung của người lao động Các tác giả chỉ ra mối quan hệ giữacảm xúc và hiệu quả công việc bằng một nhận định: “Một người lao độngvui vẻ là một người làm việc hiệu quả”

Mortimer, J.T., Finch, M., Shanahan, M., Ryu, S (1992), Work experienceand psychological functioning: An assessment of adolescence [124] (Kinh nghiệmlàm việc và chức năng tâm lý: Đánh giá tuổi vị thành niên), nghiên cứu mối quan

hệ giữa hành động của người lao động với sự hài lòng nghề nghiệp Những pháthiện của nghiên cứu này cho thấy rằng sự hài lòng nghề nghiệp rất quan trọngtrong việc dự đoán hành động của người lao động

Michael, D., Matthews, John, R., Hyatt (2000), Factors Affecting the

Career Decisions of Army Captains [109], (Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

nghề nghiệp của đội trưởng quân đội) Nghiên cứu thông qua phỏng vấn để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của họ bao gồm: 17 độitrưởng của Fort Benning đã nộp giấy tờ của họ để tách khỏi quân đội (người rờibỏ), 15 đội trưởng của Fort Benning là người dự định ở lại quân đội (những người

ở lại), và 15 đội trưởng từ bốn đồn Bộ binh đã tách khỏi quân đội nhưng gần đây

Trang 36

đã trở lại nghĩa vụ tại ngũ (những người trở về) Kết quả nghiên cứu cho thấy: sựkhông hài lòng / thất vọng trong công việc, các vấn đề gia đình và nhận thức vềcác cơ hội việc làm dân sự mạnh mẽ là lý do chính khiến các thuyền trưởng rời đi.Lương và lợi ích không nằm trong số các yếu tố hàng đầu được đề cập Nhữngngười rời đi cũng ít hài lòng hơn với mức độ hài lòng về công việc nội tại và cơhội thăng tiến hơn những người ở lại hoặc trở về Người ở lại và người trở về coitrọng những phẩm chất nội tại của công việc và cuộc sống của quân đội.

Phạm Minh Hạc (2007), Công trình nghiên cứu giá trị nhân cách theo

phương pháp Neo Pir cải biên [28], đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng thái độ

với công việc của người lao động trẻ và đưa ra nhận định: Những người lao độngtrẻ có thái độ tương đối tích cực với công việc, song chỉ có trên 50% muốn tiếptục làm nghề hiện nay còn lại là muốn đổi nghề hoặc đứng giữa ngã ba đường,tiếp tục theo nghề cũng được mà chuyển nghề cũng được; những người có trình

độ học vấn thấp từ THPT xuống ít gắn bó với nghề hơn những người khác; nhữngngười lao động là nông dân, công nhân và doanh nghiệp cũng là những người ítgắn bó với nghề hơn cả Trong nghiên cứu, các tác giả cũng khẳng định: Sự cảmnhận ý nghĩa xã hội của nghề, sự phù hợp với nghề chưa phải là những điều kiện

đủ để người lao động gắn bó với nghề nghiệp của mình

Tác giả Trần Thị Thanh Hương (2009) "Những yếu tố ảnh hưởng đến tínhtích cực lao động của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay"[45, tr.17-20], đã chỉ ra rằng: Một bộ phận công chức hiện nay thiếu tinh thần tựgiác làm việc, thể hiện ở "sức ỳ" của công chức Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đếntính tích cực lao động của công chức Trong đó, các yếu tố khách quan như: tiềnlương, chế độ đãi ngộ; điều kiện làm việc; phẩm chất, năng lực của người lãnh

Trang 37

đạo quản lý; các yếu tố chủ quan như: kiến thức trình độ chuyên môn; ý thứctrách nhiệm đối với công việc của cán bộ công chức; lòng yêu nghề…

Marlies Maes, Janne Vanhalst, Annette, W.M., Spithoven (2016), A

Person-Centered Approach, Loneliness and Attitudes Toward Aloneness in Adolescence [122] (Phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm, Sự cô

đơn và Thái độ đối với sự cô đơn ở tuổi vị thành niên) đã đưa ra kết quả

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề gồm 04 biến số cơ bản là:1) Những yếu tố trực tiếp do công việc đem lại như thu nhập, tiền lương, tiềnthưởng, trợ cấp và tập thể này làm việc, vị trí của họ trong tổ chức, đóng góp

uy tín của họ với tổ chức làm việc 2) Cảm xúc thích thú, hài lòng hoặc chánghét ở mức độ nào đối với công việc 3) Sự đánh giá của người lao động đốivới tổ chức 4) Sự đánh giá của tổ chức với người lao động Đối với người cóthái độ tính cực thì 4 biến số trên sẽ tỉ lệ thuận với thái độ nghề nghiệp; cònnhững người có thái độ thờ ơ thì quy luật trên không đúng Và những ngườichán nghề có thái độ tiêu cực thì quy luật trên bị đảo ngược Nhìn chung, cáctác giả cho rằng thái độ ảnh hưởng nhiều từ động cơ Các công trình nghiêncứu đã chỉ ra được hệ thống động cơ tích cực như nhận thức về ý nghĩa củanghề, giá trị nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính tích cực học tập cao, độc lập,chủ động trong hoạt động, tích cực hoạt động xã hội

Tác giả Vũ Thị Thanh Hiển (2019), Thái độ với nghề nghiệp của giáo

viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên [37], tác giả đã chỉ hệ thống các yếu tố

ảnh hưởng đến thái độ với nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồmnhững yếu tố như: Trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên mầm non; Trình

độ chuyên môn của giáo viên mầm non; Thành tích thi đua; Tuổi đời và kinhnghiệm nghề nghiệp của giáo viên mầm non; Chế độ lương, đãi ngộ của nhà

Trang 38

nước đối với giáo viên; Đánh giá, ghi nhận, tôn vinh của nhà trường, phụhuynh và xã hội…Tác giả đi đến kết luận: Các yếu tố trên có quan hệ mậtthiết cùng tác động đến việc nâng cao nhận thức, xúc cảm và hành động trongthái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên Tuy nhiên, cácyếu tố này đều có tính hai mặt và tác động đến thái độ với nghề của giáo viênmầm non theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Nếu các nhà quản lý biếtphát huy những mặt mạnh của nó sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao thái độvới nghề tích cực hơn Ngược lại nếu không khống chế được những mặt hạnchế sẽ làm cho thái độ với nghề của giáo viên mầm non trở thành tiêu cực.

Với mỗi loại hình nghề nghiệp khác nhau thì sẽ có những yếu tố khácnhau ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp của họ Trong các nghiên cứu của cáctác giả, cuối cùng đều có thể chỉ ra hai hệ thống các yếu tố ảnh hưởng là nhữngyếu tố thuộc về điều kiện khách quan và những yếu tố thuộc về điều kiện chủquan Tùy ở mỗi loại hình nghề nghiệp khác nhau mà có thể yếu tố chủ quan ảnhhưởng mạnh hơn yếu tố khách quan và ngược lại với thái độ nghề nghiệp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp, thái độ nghềnghiệp quân sự Tụm chung lại các yếu tố này chia thành hai hệ thống lànhững yếu tố thuộc về chủ thể và những yếu tố thuộc về khách thể Đối vớimỗi loại hình nghề nghiệp khác nhau thì vai trò và mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố là khách nhau đên thái độ nghề của cá nhân

1.1.2.4 Hướng nghiên cứu phương pháp đo lường thái độ nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp quân sự

Marina Solesvik (2007), Attitudes towards future career choice [123] (thái

độ đối với lựa chọn nghề nghiệp tương lai), Nghiên cứu này là một nghiên cứumang tính khám phá nhằm mục đích điều tra ý định trở thành một doanh nhân

Trang 39

trong số sinh viên Ukraine Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hoạch định hành vi(TPB), lý thuyết về năng lực bản thân và nghiên cứu chấp nhận rủi ro Dữ liệuthực nghiệm này nghiên cứu này bắt nguồn từ một cuộc khảo sát được thực hiệntại ba trường đại học ở Ukraine vào năm 2007 Phân tích thành phần chính và kỹthuật hồi quy phân cấp được sử dụng để phân tích dữ liệu nhận được Các kếtquả cho thấy khả năng của lý thuyết hành vi có kế hoạch trong giải thích sự khácbiệt trong ý định trở thành doanh nhân Thang đo để đo thái độ là được xây dựngtrên thang đo Gundry và Welch (2001) và Kolvereid & Isaksen (2006) Nhữngmục này bao gồm các câu hỏi sau: (1) “Là một doanh nhân có nhiều thuận lợihơn là bất lợi đối với tôi”; (2) “Nghề doanh nhân rất hấp dẫn đối với tôi”; (3)

“Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi rất thích khởi nghiệp”; (4) “Làm doanh nhântôi rất hài lòng”; (5) “Trong số nhiều lựa chọn khác nhau, tôi muốn trở thànhmột doanh nhân hơn” Với mỗi nội dung, học sinh trả lời theo Thang đo Likertbảy điểm (1 = “hoàn toàn không đồng ý”; 4 = “không đồng ý cũng không khôngđồng ý”; 7 = “hoàn toàn không đồng ý”) Phân tích thành phần chính cho thấy tất

cả các mục được tải một thành phần Một thước đo tóm tắt về thái độ đã đượcthực hiện bằng cách sử dụng điểm yếu tố Hệ số Cronbach’s alpha cho trườnghợp này đo là 0,867, cho thấy độ tin cậy cao

Rifat Efe, Behcet Oral và Hulya Aslan Efe (2012), Student teachers'

attitudes toward the teaching [132] (Thái độ của sinh viên sư phạm đối với nghề

dạy học), nghiên cứu này đã điều tra thái độ của sinh viên sư phạm đối với nghềgiảng dạy Những người tham gia là 1645 (742 nam, 903 nữ) sinh viên của tất cảcác năm đã đăng ký khóa học giáo viên tại khoa giáo dục trong năm học 2010 -

2011 tại đại học Dicle ở Thổ Nhĩ Kỳ Bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giáthái độ của sinh viên đối với nghề dạy học Phân tích dữ liệu cho thấy sinh viên

Trang 40

nữ có thái độ tích cực hơn đối với nghề giáo hơn là sinh viên nam Ngoài ra, cácsinh viên đã chọn theo đuổi bằng cấp giảng dạy là ưu tiên hàng đầu của họ sau

kỳ thi tuyển sinh đại học có thái độ tích cực hơn đối với việc giảng dạy so vớicác sinh viên mà bằng cấp giảng dạy không được ưu tiên cao

Faseeh Shahab, Hamid Hussain, Arslan (2013), Attitudes of medicalstudents towards their career [110] (Thái độ của sinh viên y khoa với nghề nghiệpcủa họ), nghiên cứu nhằm tìm hiểu động cơ lựa chọn nghề y của sinh viên và thái

độ của họ đối với nghề nghiệp tương lai của họ Nghiên cứu cắt ngang được thựchiện tại Khyber Medial College, Peshawar, Pakistan, từ ngày 15 - 30 tháng 2011,bao gồm 200 sinh viên y khoa trong cả 5 năm của khóa học MBBS Lấy mẫungẫu nhiên phân tầng là được sử dụng và 20 nam và 20 nữ mỗi năm đã trả lời mộtbảng câu hỏi gồm 15 câu hỏi Tổng số điểm tích cực là tính toán SPSS 16 đãđược sử dụng để phân tích thống kê Kết quả: Bỏ qua bảng câu hỏi chưa hoànchỉnh, tỷ lệ phản hồi là 99,5% Trong đó có 132 (66%) sinh viên cho biết họ đãchọn nghề y theo ý mình; 129 (64,8%) có bác sĩ trong gia đình trực tiếp Hầu hếtsinh viên muốn theo học chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể (n=185; 93%),nhưng đa số (n=103; 56%) đã có không chọn một lĩnh vực cụ thể tại thời điểmkhảo sát Ngoài ra, 140 (70%) sinh viên muốn chọn một trong hai ngành hoặcphẫu thuật, trong khi chỉ có 9 (4,5%) sinh viên quan tâm đến Y tế công cộng

Ben Wadham, Grace Skrzypiec and Phillip Slee (2014), YoungAustralians’ Attitudes to the Military and Military Service [102] (Thái độ củaThanh niên Úc đối với Quân đội và nghĩa vụ quân sự) Công cụ khảo sát được

sử dụng trong nghiên cứu này hiện được gọi là Thái độ của thanh niên Úc đốivới Bảng câu hỏi nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ quân sự (YAAMMS) Tác giảđặc biệt được cung cấp thông tin bằng các câu hỏi tập trung vào vai trò của

Ngày đăng: 27/04/2024, 07:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến thái - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến thái (Trang 8)
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến thái độ - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến thái độ (Trang 8)
Bảng 2.1. Các chỉ báo về mặt nhận thức về nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 2.1. Các chỉ báo về mặt nhận thức về nghề nghiệp quân sự (Trang 81)
Bảng 2.2. Các chỉ báo về mặt tình cảm với nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 2.2. Các chỉ báo về mặt tình cảm với nghề nghiệp quân sự (Trang 82)
Bảng 2.3. Các chỉ báo về mặt hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 2.3. Các chỉ báo về mặt hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự (Trang 84)
Sơ đồ 2.1. Các mặt biểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Sơ đồ 2.1. Các mặt biểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự (Trang 85)
Sơ đồ 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Sơ đồ 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự (Trang 105)
Bảng 4.1. So sánh nhận thức của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.1. So sánh nhận thức của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo (Trang 141)
Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các nội dung nhận thức nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các nội dung nhận thức nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội (Trang 142)
Bảng 4.2. So sánh nhận thức về nghề nghiệp quân sự theo đơn vị đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.2. So sánh nhận thức về nghề nghiệp quân sự theo đơn vị đào tạo (Trang 144)
Bảng 4.4 . So sánh tình cảm với nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.4 So sánh tình cảm với nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo (Trang 148)
Bảng 4.5 So sánh thực trạng tình cảm với nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn vị đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.5 So sánh thực trạng tình cảm với nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn vị đào tạo (Trang 150)
Bảng 4.7 . So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự theo năm đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.7 So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự theo năm đào tạo (Trang 156)
Bảng 4.8.  So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn vị đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.8. So sánh thực trạng hành vi hiện thực hóa nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo đơn vị đào tạo (Trang 157)
Bảng 4.9.  So sánh thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.9. So sánh thực trạng thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội theo năm đào tạo (Trang 160)
Sơ đồ 4.2. Tương quan giữa các biểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Sơ đồ 4.2. Tương quan giữa các biểu hiện thái độ nghề nghiệp quân sự (Trang 164)
Bảng 4.12. Bảng ma trận xoay và hệ số ma trận thành phần của nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.12. Bảng ma trận xoay và hệ số ma trận thành phần của nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên (Trang 165)
Bảng 4.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến   thái độ nghề nghiệp quân sự - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp quân sự (Trang 167)
Sơ đồ 4.3. Tương quan ảnh hưởng của các yếu đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Sơ đồ 4.3. Tương quan ảnh hưởng của các yếu đến thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội (Trang 175)
Bảng 4.16. Hệ số hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng - thái độ nghề nghiệp quân sự của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bảng 4.16. Hệ số hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng (Trang 177)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w