1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Công nghệ thông tin TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- VÕ THỊ CHƯƠNG NÂNG CAO KẾT QUẢ GDLG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÂU CHUYỆN CT VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- mầm non, giáo viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo- Th.S Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, giáo viên và các cháu lớp lớn 1, lớn 2 trường mầm non Tiên Hà – Tiên Phước - Quảng Nam đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn thân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tam kỳ, ngày 19 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Võ Thị Chương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 CBGVMN GVMN GD CB NV GV GDLG LG CT BP MN SL TL Cán bộ giáo viên mầm non Giáo viên mầm non Giáo dục Cán bộ Nhân viên Giáo viên Giáo dục lễ giáo Lễ giáo Cổ tích Biện pháp Mầm non Số lượng Tỷ lệ MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và khách thểnghiên cứu .................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 5.1. Các phóm phương pháp nghiên cứu về lý luận............................................... 3 5.2. Các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn ...................................................... 3 6. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 3 7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 5 8. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 9. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 5 Đề tài gồm có 3 chương: ........................................................................................ 5 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 6 1.1 Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 6 1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục lễ giáo........................................................... 7 1.3. Nội dung giáo dục lễ giáo ............................................................................... 8 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lễ giáo ở trẻ ........................................ 11 1.5. Tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo .................................................... 12 1.6. Truyện cổ tích với việc giáo dục lễ giáo của trẻ 5 đến 6 tuổi ....................... 13 1.7. Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 17 CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIÊN HÀ, TIÊN PHƯỚC, ............................. 18 QUẢNG NAM...................................................................................................... 18 2.1. Vài nét về trường Mầm non Tiên Hà, Tiên Phước, Quảng Nam. ................. 18 2.2. Thực trạng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam ở trường mẫu giáo Tiên Hà ......................................... 22 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên .................................................................. 27 2.4.Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 28 CHƯƠNG3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ THÔNG QUA CÁC CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIÊN HÀ, TIÊN PHƯỚC, QUẢNG NAM ........................................................................... 30 3.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lễ giáo .................... 30 3.2. Thực nghiệm ................................................................................................. 39 3.4. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 47 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 48 1.Kết luận: ............................................................................................................ 48 2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 48 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 50 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của GD Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức và sức khỏe để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau, làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là “Vốn văn hóa của dân tộc Việt” trong thời đại mới thì việc GD cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải GD trẻ biết giữ được truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần tập trung trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Như chúng ta đã biết GDLG cho trẻ là một phạm trù quan trọng trong nội dung GD trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội. Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo,biết xin lỗi và nhận lỗi khi sai, vì vậy muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc GDLG cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, rất cần thiết và có ý nghĩa. Vấn đề GDLG không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đề mà các nhà GD, nhà tâm lý học và GD học luôn quan tâm. Các nhà nghiên cứu này đánh giá rất cao vai trò của việc GDLG trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt hơn đối với trẻ MN đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước nên việc GD trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn ngay từ đầu, nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, hoặc có điều kiện về kinh tế nên giao 2 hẳn cho người giúp việc, trong khi đó ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép, trả lời trống không với người lớn,bạn bè và cô giáo. Trước thực trạng đó, là một GV mầm non trong tương lai, người sẽ trực tiếp chăm sóc, GD trẻ, tôi không thề không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc GDLG cho trẻ mẫu giáo hiện nay đang là vấn đề cấp bách, là việc làm rất cần thiết đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó, tôi thấy nếu cho trẻ tiếp xúc với truyện CT càng sớm càng tốt, bởi truyện CT của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa, nó là một môi trường đắc địa để những bài học đạo đức, luân lý được đưa đến cho trẻ một cách tự nhiên. Hiện nay cuộc sống hiện đại nên có nhiều phương tiện giải trí vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh thường lệ thuộc vào đó, thường khi con đi học về là bố mẹ mở băng đĩa siêu nhân hay trò chơi “Game” cho con xem nhưng thông qua các thể loại ấy thì làm sao có thể đánh thứcđược trẻ về những tình cảm đạo đức như tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết,… hay những hành vi đúng đắn như lễ phép với người lớn, cư xử đúng mực với bạn bè,…nhưng thông qua những câu truyệnCT có thể giúp cho trẻ nhận thức sâu sắc được những hành vi đó, chính vì những lí do trên, nó đã thôi thúc tôitìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao kết quả GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua câu chuyện CT Việt Nam ” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài Chỉ ra thực trạng của việc GDLG, phân tích nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất một số BP nâng cao chất lượng GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. 3. Đối tượng và khách thểnghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua câu chuyện CT Việt Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trẻ 5 – 6 tuổi và các cô giáo mầm non đang dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước Quảng Nam. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc GDLG tại trườ ng MN thông qua các câu chuyệ n CT. 4.2. Tìm hiểu rõ thực trạng của việc GDLG thông qua các câu chuyệ n CT. 4.3. Đề xuất các BP nâng cao hiệu quả GDLG thông qua các câu chuyện CT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Các phóm phương pháp nghiên cứu về lý luận 5.1.1. Nghiên cứu các loại sách, tài liệu, tạp chí có liên quan đến việ c GDLG cho trẻ 5.1.2. Chương trình chăm sóc GD trẻ từ 5 đến 6 tuổi 5.2. Các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện xúc cảm tình cảm của trẻ trong và sau khi chơi. - Quan sát GV: Quan sát cách tổ chức, cách dạy của GV 5.2.2. Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với trẻ 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Hoạt động của trẻ 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài. 6. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của văn học và truyện CT đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của truyện CT trong việc GD tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Có lẽ đối với trẻ thơ không món quà nào hấp dẫn bằng truyện CT. Vai trò của truyện CT từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như: M.K Bogoliup Xkaia và V.v septsenk với tác phẩm: “Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” (Liên Xô cũ, 1967).Các tác giả tập trung nhấn mạnh đến các vấn đề cơ bản của người GV trong việc đọc và kể truyện văn học ở trường mẫu giáo. Tuy chưa có ý thức rõ ràng về thi pháp của 4 thể loại truyện CT nhưng các tác giả đã lưu ý giáo viên cần chú ý vào giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện dân gian như những biện pháp tự sự với âm điệu lạc quan, tính duyên dáng mà giản dị của ngôn ngữ, với sự xuất hiện những câu văn vần, ca khúc và những câu đối thoại đơn giản. Công trình cũng nhấn mạnh không khí CT, môi trường diễn xướng dân gian, thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và sự giao cảm trực tiếp của người đọc và sự đáp lại của người nghe. Tập thể giáo viên mẫu giáo Hans Joachim, Horst, Cholothauer tác phẩm: “Về văn học cho trẻ mẫu giáo” (Cộng hòa dân chủ Đức, 1976). Công trình này đã trở thành cuốn sách giáo khoa nổi tiếng được tái bản lại nhiều lần. Cuốn sách đã quán triệt tư tưởng GD cơ bản là: đề cao vai trò to lớn của môi trường văn hóa nghệ thuật và những ấn phẩm góp phần phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Vai trò to lớn và tác dụng lâu dài của truyện CT trong việc GD trẻ thông qua chức năng xã hội, thẩm mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai được nhấn mạnh đặc biệt trong công trình này. Trong công trình tác giả xem trọng đặc trưng ngôn ngữ CT và việc khai thác và phát triển năng lực ngôn ngữtrẻ. Tập thể tác giả Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie tác phẩm: “Văn hóa văn học ở trường mẫu giáo” (Ba Lan). Các tác giả đã nhìn thấy rõ sự cần thiết phải tạo không khí văn học kết hợp với các hình thức giao tiếp với trẻ, cổ vũ trẻ tập trung nhìn nhận, đánh giá về nhân vật văn học góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ. Tác giả Nguyễn Thu Thủy tác phẩm: “GD trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” (1986). Cuốn sách chưa đi sâu vào nội dung GD của truyện CT. Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến, “Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB giáo dục. Cuốn sách đã đề cập đến mục đích, nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học. Đồng thời đãlựa chọn và mang đến cho trẻ những truyện kể dân gian phù hợp và hấp dẫn. Một số cuốn sách sưu tầm truyện cổ tích như: “100 truyện CT nổi tiếng thế giới”, NXB Văn hóa thông tin 5 “100 truyện CT thế giới Ngọc Ánh sưu tầm và biên soạn”, NXB Dân trí “100 truyện CT Việt Nam hay nhất”, NXB nhà văn, do tác giả Thái ĐắcXuânsưutầm... Qua tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đó đều là những công trình nghiên cứu mang tính lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về GD tình cảm đạo đức thông qua truyện CT tại một trường mầm non cụ thể. Song đó là những tài liệu tham khảo có giá trị giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài GDLG cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích. 7. Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến GDLG cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Tìm hiểu được thực trạng GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam. Đề ra biện pháp GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam. 8. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi bài viết này tôi nghiên cứu xây dựng một số BP GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam. 9. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam. Chương 2: Thực trạng của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam. Chương 3: BP nâng cao hiệu quả của việc GDLG và thực nghiệm sư phạm ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – QuảngNam. 6 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Giáo dục GD là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách cả thầy và trò bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại. 1.1.2. Lễ giáo Là GD con người biết được lễ nghi, phép tắc ứng xử trong xã hội con người làm cho cái phần con nhỏ đi cái phần người lớn lên. Nếu là “người” trước hết phải là lễ, nếu không có lễ thì người chỉ có phần “con”. 1.1.3. Giáo dục lễ giáo Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới. 1.1.4. Truyện cổ tích Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa GD con người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo. Tích truyện xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Nội dung của truyện CT thường bao gồm các điểm sau đây: Phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, lí tưởng xã hội thẫm mỹ của nhân dân, triết lí sống và đạo lí làm người và ước mơ công lí của nhân dân. 7 Tinh thần lạc quan trong chuyện CT chính là long yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện CT đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề về giáo dục đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm nền tảng. 1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục lễ giáo Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ ,hậu học văn “Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt nên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức LG của con người. Việc GD đạo đức, LG, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ còn rất hạn chế. GDLG cho trẻ mầm non là một phần rất quan trọng trong nội dung GD trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ khác biệt là tuổi mầm non.Vì vậy, trong mục tiêu GD trẻ mầm non ghi rõ. Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khoẻ mạnh nhanh nhẹn, phát triển hài hoà, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số khả năng: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thương chiều con quá mức thích gì chiều đấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hết việc chăm sóc cho người giúp việc. Việc dạy trẻ trong trường MNkhông còn được chú trọng con em trẻ nhà chỉ tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, trẻ còn đang nói ngọng, chưa biết kính trọng, lễ phép vì người lớn tuổi và bạn bè.Trẻ 5 - 6 tuổi ở thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, nhanh nhớ nhớ và nhanh quên. Nếu trẻ được GD trong một môi trường lành mạnh tức là gia đình, xã hội, nhà trường GD trẻ về LG thì trẻ phát triển sẽ tốt hơn và ngược lại nếu gia đình mà không chú trọng vào việc GDLG để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy mọi người nói những ngôn từ không đẹp thì trẻ sẽ bắt trước ngay. 8 Là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, GD trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việcGDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề lôi cuốn toàn xã hội , việc GDLG nhằm tăng cường hiểu biết mối quan hệ giao tiếp vì cộng đồng nhằm vào trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng 1.3. Nội dung giáo dục lễ giáo 1.3.1. Nội dung chương trình giáo dục mầm non nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi Trong chương trình GD mầm non là chương trình khung, có kế thừa những ưu việc của các chương trình chăm sóc GD trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đáp ứng sự đa dạng của các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Giáo viên GDLG cho trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động đón trẻ, trả trẻ, hoạt động học tâp,... trong các hoạt động ở trường mầm non GV tận dụng linh hoạt, mọi tình huống để đưa vào nội dung GDLG cho trẻ. Bảng 1. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục mầm non nhằm GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi Nội dung: Nội dung Trẻ 5- 6 tuổi Phát triển tình cảm: -Ý thức về bản thân -Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người - Sở thích, khả năng của bản thân - Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học - Thực hiện công việc được giao - Chủ động và độc lập trong một số công việc - Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc( vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ giọng nói,... - Bày tỏ trạng thái phù hợp với cảm xúc của người 9 khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. -Mối quan hệ giữa hành vi giao tiếp trẻ và cảm xúc của người khác. Phát triển kĩ năng xã hội: Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự. Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn Nhận xét và bày tỏ thái độ và hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”. Kết quả mong đợi Kết quả mong đợi Trẻ 5 – 6 tuổi 1. Ý thức về bản thân 1.1.Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại. 1.2. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được. 1.3. Biết mình là con, cháu, anh, chị em trong gia đình. 1.4. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, làm những việc vừa sức. 2. Thể hiện sự tự tin, tự lực 2.1. Tự làm một số công việc đơn giản hằng ngày 2.2. Cố gắng hoàn thành công việc được giao 3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người 3.1. Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, xấu hổ, ngạc nhiên, sợ hãi,...qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. 3.2. Biết biểu lộ cảm xúc, vui, buồn, xấu hổ,... 3.3. Biết an ủi, chia vui với người thân và bạn bè 3.4. Thể hiện tình cảm qua bài thơ, câu chuyện,... 4. Hành vi và quy tắc 4.1. Biết vâng lời ông bà, cha mẹ anh chị muốn đi đâu 10 ứng xử xã hội phải xin phép. 4.2. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, lễ phép 4.3. Chú ý khi nghe cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. 4.4. Biết chờ đến lượt. 4.5. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, hòa thuận, chia sẽ với bạn. 4.6. Biết tìm cách giải quyết mâu thuẩn( dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn). 1.3.2. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo từ 1 đến 6 tuổi nói chung Các chương trình nghiên cứu GD trẻ em tuổi mẫu giáo từ 1 đến 6 tuổi trên thế giới đều cho rằng sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai cho cả cuộc đời trẻ. Đây là thời kì chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tình trạng sức khỏe đến nội dung phương pháp GD. Có thể khẳng định rằng trẻ em tuổi mẫu giáo nói chung là nhóm trẻ đặc biệt quan trọng, là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc GD trẻ trong những năm này thì việc giáo dục sau này cho trẻ là hết sức khó khăn và phức tạp. Như chúng ta đã biết GDLG cho trẻ là một phần quan trong trong nội dung GD trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vấn đề GDLG không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng điều quan trọng làm thế nào để GDLG có hiệu quả tốt nhất. Đây cũng là vấn đề mà các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh luôn quan tâm. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mẫu giáo đặt điểm của trẻ là rất dễ nhớ nhưng mau quên và tính hay bắt chước nên việc GDLG phải được thực hiện. 1.3.3. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo từ 5 đến 6 tuổi nói riêng Giai đoạn trẻ từ 5 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn mà trẻ đã biết và nắm bắt được những yêu cầu cơ bản, biết được nề nếp của lớp học và các quy định cơ bản trên cơ sở đó, giáo viên tiếp tục GD trẻ để trẻ hình thành những thói quen và tính 11 nề nếp. Đặc biệt, có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động cùng cô như cất đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh nhóm lớp, tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây cảnh, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp trường. Đây có thể nói là giai đoạn mà GV có thể hoàn toàn yên tâm về trẻ của mình, vì lúc này trẻ đã có ý thức nề nếp, song không vì lẽ đó mà GV sao nhãng để cho trẻ tự do thoải mái trong các hoạt động mà GV vẫn thường xuyên nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi và cần động viên, khen ngợi khi trẻ có hành động đúng và thái độ tốt. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lễ giáo ở trẻ 1.4.1. Yếu tố di truyền Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan.... những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh) Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể...) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. 1.4.2. Yếu tố môi trường Trong sự hình thành và phát triển nhân cách (phẩm chất đạo đức, tính cách, lối sống, phép tắc ứng xử...) môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ. Sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu cá nhân, học hỏi...., nhờ đó giúp trẻ 12 chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình. 1.4.3. Yếu tố giáo dục Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất và nhân cách của trẻ. GD có thể mang lại những tiến bộ mà những nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền, hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước thực hiện và thúc đẩy nó phát triển, GD thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú, và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân. Bên cạnh đó, GD có tầm đặt biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho trẻ. GD còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho trẻ phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. 1.5. Tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách và quá trình tâm lý của trẻ Giáo dục lễ giáo bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp khi tiếp xúc với các bài thơ, câu chuyện,... hay qua giao tiếp hằng ngày sẽ hình thành ở trẻ những hiểu biết đối với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng mà không cần phải nhắc nhở. Bên cạnh đó, GDLG ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua GDLG vơi nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và sẽ học theo sự thể hiện của từng nhân vật trong các bài thơ, các câu chuyện... thông qua đó, sẽ hình thành ở trẻ sự hiểu biết, trẻ biêt phân biệt đúng sai, biết cư xử đúng mực... Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạc lạc, có văn hóa trong từng câu nói và hành động đối với mọi người. 13 Qua các hình thức GDLG có tác động rất mạnh đến sự phát triển trong đời sông tình cảm của trẻ đối với mọi người đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp Qua GDLG trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ và tình cảm bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung GD trẻ cao và qua giao tiếp với bạn bè, cô giáo, đây là phương tiện GD nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng và lễ phép với người thân của mình. Vì vậy, GDLG cho trẻ mầm non có tầm quan trọng rất lớn, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Việc GDLG cho trẻ không chỉ có tác dụng uốn nắn khuôn khổ cho trẻ từ nhỏ mà còn giúp trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời và quan trọnglà biết nghĩ tới mọi người hơn thay vì nghĩ tới cái “tôi” cá nhân trẻ. Bên cạnh đó, GDLG giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh nhanh nhẹn, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thương và giữ gin cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số khả năng như nhẹ nhàng khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi,... 1.6. Truyện cổ tích với việc giáo dục lễ giáo của trẻ 5 đến 6 tuổi 1.6.1. Đặc điểm của truyện cổ tích Truyện CT là loại truyền miệng nhân gian, có nguồn gốc xa xưa nhưng chủ yếu ra đời trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh những nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật bất hạnh… Truyện CT chia thành 3 loại: truyện CT về loài vật, truyện CT thần kì và truyện CT thế tục. Trước hết, truyện CT về loài vật thường có nội dung giải thích nguồn gốc của những đặc điểm riêng của từng con vật. chẳng hạn tại sao con trâu có cái nốt ở cổ, tại sao con quạ có long đen, con lươn cứ rúc trong bùn… Về truyện CT thần kì kể lại những sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội, truyện CT thần kì không chỉ có thế giới trần tục của con người mà còn có cả thế giới có tính chất siêu nhiên như thượng giới, thủy cung, yêu tinh, mụ 14 phù thủy… loại truyện CT thần kì có những nhân vật tài giỏi, khả năng đặc biệt đôi khi phi thường và mang tính chất siêu nhiên. Bên cạnh đó, truyện CT thần kì còn có những nhân vật bất hạnh, ví dụ như truyện Thạch Sanh kể về kẻ mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa, bị hất ra lề đường; truyện Tấm Cám kể về người con riêng hiền lành bị mụ dì ghẻ ác độc ngược đãi và hành hai đến chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ… Truyện cổ tích cuối cùng là truyện CT thế tục kể về những con người và sự việc xảy ra trong thế giới trần tục với hai kiểu nhân vật đó là nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. Truyện kể về nhân vật thông minh thường ca ngợi sự nhanh trí, cách xử lí tài tình của các nhân vật, về nhân vật ngốc nghếch cũng tạo nên một nhóm truyện riêng, có loại nhân vật ngốc thực sự và nhân vật giả ngốc. 1.6.2. Ý nghĩa của các câu chuyện cổ tích đối với trẻ Đối với trẻ mẫu giáo,truyện CT như món ăn tinh thần không thể thiếu, trong mỗi trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu những điều kì lạ và huyền bí. Trẻ có thể hòa mình vào nhân vật của câu chuyện như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, vui sướng, hả hê… mọi cung bậc tình cảm được trẻ thể hiện một cách tự nhiên, trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới truyện cổ tích, với những bà tiên tốt bụng, với những mụ phù thủy độc ác luôn ghen ghét, đố kỵ… Vì vậy thông qua các câu chuyện CTkhông những giúp trẻ có những suy nghĩ sâu sắc hơn mà trẻ còn có thể rút ra những bài học bổ ích trong cuộc sống của mình. Nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 Albert Einstein đã từng nói “Nếu muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện CT, nếu muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện CT hơn nữa”. Không phải ngẫu nhiên mà Albert Einstein đã nói như vậy, nhà bác học đã cảm nhận được lợi ích của các câu chuyện CT đối với tâm hồn của trẻ thơ. Nghe truyện CT giúp cho trẻ hình thành những tư tưởng về cuộc sống, giúp trẻ phân biệt được thiện ác, dạy cho trẻ cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Nghe truyện cổ tích còn có tác động giúp trẻ đương đầu với những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống thay vì chọn cách chạy trốn hoặc dựa dẫm 15 vào người khác. Bởi vì trẻ còn quá nhỏ nên chúng ta không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, tình yêu, cuộc sống, bạn bè nhưng thông qua những câu chuyện CT trẻ lại học được rằng trong cuộc sống phải yêu thương, giúp đỡ người khác, luôn biết phấn đấu vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, các câu chuyện CT còn là tiếng nói phê phán những thói hư tật xấu của con người, qua đó giúp cho trẻ đúc rút cho mình những bài học cuộc sống quý giá. 1.6.3. Vai trò của các câu chuyện cổ tích trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga V.A Xu KhomlinXki đã từng rất đề cao vai trò của truyện CT đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em “Truyện CT là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ”. Ngoài ra Maria Tatar, một giáo sư trường cao đẳng Harvard chuyên nghiên cứu và giảng dạy về truyện CT cũng nói rằng “Những câu chuyện CT có một vai trò rõ ràng trong việc khơi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. Mặc dù chúng có thể chứa nhiều bạo lực, mưu đồ độc ác, đáng sợ nhưng điều đo không quan trọng, vai trò hỗ trợ chúng luôn luôn tồn tại”. Những câu chuyện CT giúp xâu chuỗi lại các tình huống trẻ được nghe kể để trẻ có các ý tưởng giải quyết những vấn đề mình gặp phải: Cái gì tốt, cái gì là xấu? Ai tốt bụng, ai độc ác?Trẻ sẽ gặp nhiều may mắn nếu trẻ là người tốt hay người xấu? Làm thế nào tìm thấy tình yêu khi người ta lớn? Làm thế nào lớn lên và rời khỏi mái ấm gia đình khi đủ lớn? Mỗi câu chuyện CT là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về những cách xử tinh khôn cần có để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những người xung quanh. Bên cạnh đó, truyện CT còn giúp trẻ có niềm tin vào cuộc sống và tạo ra sự lạc quan với trẻ qua những nhân vật như các bà tiên, ông bụt giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, từ đó các trẻ sẽ có tư tưởng về luật nhân quả “ở hiền gặp lành”. Ở các câu chuyện ấy đều có chung một thông điệp giản dị và đáng khích lệ “Các khó khăn trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Thay vì chạy trốn ta cần phải vững vàng đối mặt với những thử thách, chịu đựng những điều bất công gặp phải. Cuối cùng, chúng ta sẽ vượt qua được các trở ngại và nhận được những gì chúng ta mong muốn” 16 Trẻ tin vào các câu chuyện kể hơn là những bài truyết trình bởi những câu chuyện ấy dành cho trẻ dưới một hình thức rất quen thuộc: hình thức kì diệu. Theo các nhà khoa học, cho tới tận lúc dậy thì đối với trẻ ranh giới giữa vật sống và vô tri, người và vật, tưởng tượng và thực tế là rất mơ hồ. 1.6.4. Một số câu chuyện cổ tích thường được sử dụng cho trẻ 5 – 6 tuổi Lứa tuổi mẫu giáo 5 đến 6 tuổi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ. Và đối với trẻ truyện CT như là một người bạn thân thiết, gắn bó trong cuộc sống của mình. Các câu chuyện CT với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân văn giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với người xung quanh như: ở hiền gặp lành trong truyện Tấm cám; người mẹ vì thương nhớ con mà ốm đến chết, vậy mà khi chết đi rồi bà vẫn hóa thành cây vú sữa chắt những giọt sữa tinh khiết nhất của mình cho con trong truyện “ sự tích cây vú sữa”; cô bé đã không quãng đưỡng xa, giá rét đi tìm bông hoa cúc trắng đem về chữa bệnh cho mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo đối với người mẹ trong truyện “Sự tích hoa cúc trắng, hay nhữngkẻ ác sẽ bị trừng trị, dũng cảm đối mặt với những thử thách và trở ngại, biết hi sinh quên mình để giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn và khó khăn,.. Những câu chuyện CT thường được sử dụng cho trẻ 5 – 6 tuổi theo chủ đề: + Chủ đề gia đình: Tấm cám, Tích Chu, Sự tích bông hoa cúc trắng, Ăn khế trả vàng,... +Chủ đề nghề nghiệp: Thằng bờm, Cây tre trăm đốt,.. +Chủ đề động vật: Bác gấu đen và hai chú thỏ, Dê đen và dê trắng,... +Chủ đề thực vật: Cây tre trăm đốt, Quả bầu tiên, Sự tích cây vú sữa,... Trong những câu chuyện CT luôn xuất hiện những nhân vật thiện và ác, chính diện và phản diện đối lập nhau, đấu tranh quyết liệt, những nhân vật thiện và chính diện thường chịu thiệt thòi nhưng sau đó bằng sự nhanh trí, thông minh, cần cù, chịu khó cung với sự giúp đỡ của người tốt nên họ đã chiến thắng, còn những nhân vật ác và phản diện đều bị trừng phạt và bị mọi người lên án. Chính 17 vì thế mà truyện CT là cơ sở, là tiền đề để mở ra một thế giới huyền ảo cho tâm hồn trẻ hướng vào những ước mơ đẹp trong cuộc sống của mình. 1.7. Tiểu kết chương 1 Qua chương này tôi đã làm rõ được một số khái niệm cơ bản liên quanđến đề tài, bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu được vai trò, nội dung và phương pháp GDLG cho trẻ mẫu giáo. Từ đó, làm cơ sở lý luận để đưa ra các BP GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. 18 CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIÊN HÀ, TIÊN PHƯỚC, QUẢNG NAM. 2.1. Vài nét về trường Mầm non Tiên Hà, Tiên Phước, Quảng Nam. 2.1.1. Quá trình thành lập trường Trường MN Tiên Hà là nơi đầu tiên để trẻ tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè và cô giáo.Vì vậy, trường MN có tầm quan trọng đối với lứa tuổi MN. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành từ một ngôi trường còn nhiều khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ GV…. Đến năm 2008, được sự quan tâm của các cấp, trường đã có sự thay đổi rất nhiều. Đóng trên địa bàn xã Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam, trường MN được xây dựng khang trang hơn bên cạnh trạm y tế. Trường có hệ thống tường rào bao quanh, phong cảnh phù hợp với lứa tuổi MN. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Hằng năm, nhà trường luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Ban giám hiệu luôn gần gũi, năm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của từng GV, xây dựng được mối đoàn kết trong nhà trường. Những bữa ăn hằng ngày của trẻ được thiết kế khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, có một số GV cũng thường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy trẻ phù hợp. 2.1.2. Về cơ sở vật chất Trường MN Tiên Hà có tổng trẻ là 148 cháu, có 6 lớp3 nhóm lớp mẫu giáo trong đó có 1 lớp mẫu giáo bé, 3 lớp mẫu giáo nhỡ và 2 lớp mẫu giáo lớn. STT LỚP TỔNG SỐ GIỚI TÍNH Nam Nữ 1 Bé 28 18 10 1 Nhỡ 1 22 10 12 2 Nhỡ 2 23 9 14 3 Nhỡ 3 23 11 12 1 Lớn 1 26 15 11 2 Lớn 2 26 12 14 Nhìn chung thì tình hình cơ sở vật chất các lớp học ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước tương đối đảm bảo. 19 Sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, có nhiều khu vui chơi và cây xanh để trẻ khám phá. Các phòng học rộng rãi đạt tiêu chuẩn về diện tích, thoáng mát, sạch sẽ, có bóng điện, có máy quạt đảm bảo nhu cầu của trẻ. Hệ thống nhà vệ sinh khép kín, sàn nhà vệ sinh được trải gai nhựa, đảm bảo luôn khô ráo và an toàn. Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, các loại thuốc. Nhân viên y tế có chuyên môn cao. Mỗi trẻ được trang bị riêng đồng phục sinh hoạt, giường ngủ, mền, gối, khăn, ly, chén, bàn chải... Tuy nhiên các phòng chức năng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi ngoài trời không đủ để trẻ vui chơi. 2.1.3. Đội ngũ giáo viên Tổng số CBGVNV: 23 + Ban giám hiệu: 03 + GV: 12 trong đó: Tổ mẫu giáo bé: 01 lớp, 02giáo viên, cô Diễm tổ trưởng Tổ mẫu giáo nhỡ: 03 lớp, 06 giáo viên, cô Nhung tổ trưởng Tổ mẫu giáo lớn: 02 lớp, 04 giáo viên, cô Chi tổ trưởng Tổng NV: 08, trong đó có: + NV văn phòng – hành chính: Bảo vệ: 01, văn thư: 01, y tế: 01, kế toán: 01 +NV cấp dưỡng: 04 Tất cả CBGVNV trong và ngoài biên chế đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, được tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hôi đầy đủ. Nhìn chung trường MN Tiên Hà Huyện Tiên Phước có đội ngũ GV tương đối ít, trình độ học vấn của GV còn chưa cao, hoặc chưa có đủ điều kiện để tham gia các lớp tập huấn, đào tạo liên thông lên đại học. Nhiều GV còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ GV rất nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có quan hệ giao tiếp, ứng xử tốt với đồng nghiệp, phụ 20 huynh và mọi người xung quanh, có đạo đức nghề nghiệp và lối sống đúng đắn, đối với trẻ thì gần gũi nhẹ nhàng và thân thiện. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc GDLG cho trẻ đạt hiệu quả. Những thuậnlợi: Về cơ sở vật chất: - Đã có đủ phòng học cho trẻ. Một số phòng học được xây mới nên sạch sẽ, thoáng mát. - Đã có một số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy. Đối với giáo viên: - 80 GV có trình độ chuyên môn chuẩn theo yêu cầu. - Một số GV đứng lớp lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Có một số GV trẻ nên đã có những sự linh hoạt , sáng tạo trong giảng dạy Đối với trẻ: Số lượng trẻ đi lớp đông và chuyên cần. Hầu hết trẻ đều đến trường từ độ tuổi nhà trẻ nên đã phần nào thích nghi với trường lớp, bè bạn. Đối với phụ huynh : Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc GDLG cho trẻ và đã phần nào nhận thức được nội dung, ý nghĩa của GDLG cho trẻ. Những khó khăn: Về cơ sở, vật chất: - Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn ít.Tài liệu để giáo viên tham khảo dạy trẻ còn chưa phong phú. Chưa có nhiều thơ ca, truyện kể có nội dung về GDLG. - Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Lớp học còn chật, ẩm thấp. - Môi trường vệ sinh còn chưa đảm bảo. Môi trường học tập của trẻ còn chật chội , ồn ào. Về phía trẻ; 21 - Trong thực tế hiện nay trẻ MN chưa thực sự có nề nếp LG tốt. Nhiều trẻ trong giao tiếp còn nói thiếu chủ ngữ với người lớn tuổi, hay nói trống không, với bạn bè còn nói tục chửi bậy. Chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Quan hệ của trẻ với môi trường xã hội còn chưa sâu sắc. Chưa thực sự có tình cảm với các ngày hội, ngày lễ, chưa có nhiều hành vi thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người trong các ngày hội, ngày lễ. Trẻ chưa thực sự có nhiều cảm xúc với thế giới động vật và môi trường thiên nhiên, từ đó dẫn đến trẻ chưa có nhiều hành vi văn minh trong việc bảo vệ môi trường.. Sự hiểu biết về truyền thống quê hương dân tộc còn chưa sâu sắc. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến việc phát triển tòàn diên nhân cách cho trẻ. - Số lượng trẻ giữa các lớp không đồng đều, có lớp số lượng trẻ quá đông vì chưa đủ phòng học nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, GV khó có thể bao quát được tới tất cả trẻ. Đối với giáo viên: - Trong thực tế hiện nay vấn đề này chưa được GV coi trọng và quan tâm nhiều.GV chưa có nhiều hình thức sáng tạo, thiết thực để GDLG cho trẻ. GV còn lúng túng, cảm thấy khó thực hiện nội dung này. Phần vì kiến thức của GV về GDLG cho trẻ còn hạn chế, phần vì đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chưa cao. Nội dung GDLG trong chương trình chăm sóc GD trẻ còn hạn chế, nặng về lý thuyết, ít cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Trẻ ít có sơ hội được thực hành, ứng xử, giải quyết tình huống - Trong quá trình GDLG cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc ,máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi LG của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. Một số GV do tuổi cao nên khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế. - Đôi lúc GV còn chưa thực sự mẫu mực trong lời nói và việc làm - GV chưa có nhiều hình thức thi đua khen thưởng, động viên kịp thời trong quá trình giáo dục trẻ. 22 - Khả năng vận dụng thơ ca, truyện kể có nội dung GDLG của GV trong quá trình GD trẻ còn hạn chế. - Nhiều GV chưa nhận rõ tầm GDLG cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung này. Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều trẻ, luôn đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ. Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến việc GDLG cho trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó dẫn đến việc GDLG của GV đối với trẻ tại trường gặp nhiều khó khăn. 2.2. Thực trạng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam ở trường mẫu giáo Tiên Hà 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam Bảng 2. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo ( Phụ lục 1) Tổng số Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 12 SL TL SL TL SL TL 8 66,7 4 33,3 0 0 Qua bảng 2 cho thấy 66,7 ý kiến GV đều cho rằng việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết, 33,3 cho việc GDLG cho trẻ chỉ ở mức độ cần thiết. Như vậy, GV đã có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng giai đoạn tuổi MN là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo Bảng 3. Các nhiệm vụ giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam (Phụ lục 1) Tổng số Nhiệm vụ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 12 Hình thành xúc cảm, 4 33,3 8 66,7 0 0 23 tình cảm đạo đức Hình thành thói quen, hành vi đạo đức 5 41,7 7 58,3 0 0 Hình thành những biểu tượng, chuẩn mực đạo đức sơ đẳng 4 33,3 7 58,3 1 8,4 Qua bảng 3 ta thấy hầu hết GV đã nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ GDLG cho trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của GDLG cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, kĩ năng và thói quen hành vi đạo đức như lễ phép, đi thưa về chào, ... Bảng 4. Nội dung, ý nghĩa giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam (Phụ lục 1) TS Nội dung, ý nghĩa giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 12 Giáo dục lòng nhân ái 4 33,3 6 50 2 16,7 Giáo dục thói quen hành vi đạo đức 5 41,6 7 58,4 0 0 Giáo dục ý thức đạo đức 4 33,3 7 58,3 1 8,4 Giáo dục cho trẻ tình đoàn kết bạn bè 6 50 5 41,6 1 8,4 Giáo dục thói quen văn minh khi chơi với bạn bè và mọi người xung quanh 5 41,6 6 50 1 8,4 Bảng 5. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo (Phụ lục 1) Tổng số Mức độ 12 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 8 66,7 4 33,3 0 0 24 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy 66,7 ý kiến GV cho rằng việc GDLG cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Như vậy GV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Bảng 6. Nhận thức của giáo viên về mức độ hiệu quả của phương tiện giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua truyện cổ tích. (Phụ lục 1) Tổng số Mức độ 12 Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả SL TL SL TL SL TL 7 58,3 5 41,7 0 0 Quan bảng số liệu trên ta có thể thấy hầu hết các GV cho rằng GDLG thông qua CT đem lại hiệu quả rất cao cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Bảng 7. Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam. (Phụ lục 1) Tổng số Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả SL TL SL TL SL TL 12 Xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền cho trẻ 6 50 5 41,7 1 8,3 Lồng ghép các câu chuyện cổ tích vào hoạt động vui chơi 7 58,3 5 41,7 0 0 Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học làm quen các câu chuyện cổ tích 5 41,7 7 58,3 0 0 Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học 4 33,3 5 41,7 3 25 25 Bảng 8. Khi tổ chức hoạt động thông qua các câu chuyện cổ tích nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thường gặp những khó khăn. (Phụ lục 1) Tổng số Số lượng trẻ quá đông Đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú Trẻ không hứng thú SL TL SL TL SL TL 12 3 25 3 25 6 50 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hầu hết các GV vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc GDLG cho trẻ thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Bảng 9. Mức độ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích tại trường mầm non. (Phụ lục 1) Tổng số Mức độ 12 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không cần thiết SL TL SL TL SL TL 0 0 7 58,3 5 41,7  Kết luận chung: Qua xử lý kết quả từ phiếu điều tra nhận thức của 12 GV mẫu giáo trường MN Tiên Hà huyện Tiên Phước về việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Tôi có một vài nhận xét sau: Nhìn chung GV mẫu giáo tại trường MN Tiên Hà huyện Tiên Phước đã có nhận thức đúng về mức độ cần thiết của việc GDLG cho trẻ thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn chưa đánh giá đúng về mức độ quan trọng của các nhiệm vụ hay nội dung, ý nghĩa GDLG cho trẻ và gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Vì vậy, nên việc lựa chọn và sử dụng các BP GDLG chưa phù hợp. Bên cạnh đó, GV chưa biết cách khai thác triệt để các BP một cách sâu sắc và khoa học nên dẫ đến hiệu quả giảng dạy không cao. 26 2.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động kể chuyện cổ tích cho trẻ 5 – 6 tuổ i nhằm rèn luyện giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Tiên Hà, Tiên Phướ c, Quảng Nam 2.2.2.1. Nội dung tiết dạy (phụ lục 2,3) 2.2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế a. Ưu điểm Về phía GV: - Thực hiện đầy đủ các bước dạy, đúng với quy trình trong chương trình giáo dục mầm non - GV có áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đẹp mắt kích thích hứng thú ở trẻ - GV lựa chọn các câu chuyện CT phù hợp với độ tuổi, chủ điểm và hoạt động. Đặc biệt các câu chuyện CT Việt Nam có nội dung hấp dẫn, cô đọng, có giá trị nghệ thuật, giàu tình cảm, giàu hình tượng và có khả năng kích thích và phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ. - GV biết phối hợp các phương pháp dạy khác nhau. Về phía trẻ: - Trẻ nhớ tên, hiểu được nội dung câu chuyện - Đa số trẻ có tinh thần tự giác tham gia hoạt động tích cực b. Hạn chế Về phía GV: - Đinh hướng vào bài khá cứng nhắc và dập khuôn - GV chuẩn bị đồ dùng trực quan dạy học còn sơ sài - GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc GDLG cũng như hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ trong cuộc sống sau này - GV đặt câu hỏi đàm thoại về nội dung câu chuyện nhưng không để trẻ trả lời mà GV khái quát ngay nội dung câu chuyện đó và nêu lên nội dung giáo dục rất sơ sài. Đây là một hạn chế, nếu GV đặt câu hỏi gợi mở và để trẻ trẻ trả lời như vậy sẽ kích thích nhận thức của trẻ và mang lại kết quả tốt hơn. Về phía trẻ: 27 - Nhiều trẻ không tập trung, đa số trẻ còn lúng túng khi trả lời bài 2.2.2.3. Nội dung ngoài tiết học (phụ lụ c 4) 2.2.2.4. Những ưu điểm và hạn chế a. Về ưu điểm Về phía GV: - GV đi đúng tiến trình của một tiết học - GV chuẩn bị tốt về giáo án, đầu đĩa, băng đĩa phù hợp với các chủ đề, chủ điểm - Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơiđầy đủ, kỹ càng, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực và thỏa mái, giúp trẻ cảm nhận tốt nội dung câu chuyện. - Lựa chọn các câu chuyện CTphù hợp với chủ điểm giáo dục, giàu cảm xúc, phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ. - Giao tiếp giữa GV và trẻ nhẹ nhàng, cởi mở, thân thiện, tự nhiên, mang lại cho trẻ tâm lý thoải mái, hứng thú tham gia khi hoạt động Về phia trẻ: - Trẻ tham gia tiết học hào hứng và sôi nỗi - Đa số tr

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON - - VÕ THỊ CHƯƠNG NÂNG CAO KẾT QUẢ GDLG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÂU CHUYỆN CT VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- mầm non, giáo viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo- Th.S Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, giáo viên và các cháu lớp lớn 1, lớn 2 trường mầm non Tiên Hà – Tiên Phước - Quảng Nam đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn thân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình làm đề tài Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam kỳ, ngày 19 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Võ Thị Chương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT TẮT Cán bộ giáo viên mầm non 1 CBGVMN Giáo viên mầm non 2 GVMN Giáo dục 3 GD Cán bộ 4 CB Nhân viên 5 NV Giáo viên 6 GV Giáo dục lễ giáo 7 GDLG Lễ giáo 8 LG Cổ tích 9 CT Biện pháp 10 BP Mầm non 11 MN Số lượng 12 SL Tỷ lệ 13 TL MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Đối tượng và khách thểnghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Khách thể nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 5.1 Các phóm phương pháp nghiên cứu về lý luận 3 5.2 Các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn 3 6 Lịch sử nghiên cứu 3 7 Đóng góp của đề tài 5 8 Phạm vi nghiên cứu 5 9 Cấu trúc của đề tài 5 Đề tài gồm có 3 chương: 5 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1 Một số khái niệm liên quan 6 1.2 Cơ sở lý luận của việc giáo dục lễ giáo 7 1.3 Nội dung giáo dục lễ giáo 8 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lễ giáo ở trẻ 11 1.5 Tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo 12 1.6 Truyện cổ tích với việc giáo dục lễ giáo của trẻ 5 đến 6 tuổi 13 1.7 Tiểu kết chương 1 17 CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIÊN HÀ, TIÊN PHƯỚC, 18 QUẢNG NAM 18 2.1 Vài nét về trường Mầm non Tiên Hà, Tiên Phước, Quảng Nam 18 2.2 Thực trạng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam ở trường mẫu giáo Tiên Hà 22 2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên 27 2.4.Tiểu kết chương 2 28 CHƯƠNG3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ THÔNG QUA CÁC CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIÊN HÀ, TIÊN PHƯỚC, QUẢNG NAM 30 3.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lễ giáo 30 3.2 Thực nghiệm 39 3.4 Tiểu kết chương 3 47 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 48 1.Kết luận: 48 2 Khuyến nghị 48 PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của GD Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện về phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức và sức khỏe để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai Trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau, làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là “Vốn văn hóa của dân tộc Việt” trong thời đại mới thì việc GD cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải GD trẻ biết giữ được truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần tập trung trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay Như chúng ta đã biết GDLG cho trẻ là một phạm trù quan trọng trong nội dung GD trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo,biết xin lỗi và nhận lỗi khi sai, vì vậy muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc GDLG cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, rất cần thiết và có ý nghĩa Vấn đề GDLG không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đề mà các nhà GD, nhà tâm lý học và GD học luôn quan tâm Các nhà nghiên cứu này đánh giá rất cao vai trò của việc GDLG trong việc phát triển nhân cách cho trẻ Đặc biệt hơn đối với trẻ MN đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước nên việc GD trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn ngay từ đầu, nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, hoặc có điều kiện về kinh tế nên giao 1 hẳn cho người giúp việc, trong khi đó ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép, trả lời trống không với người lớn,bạn bè và cô giáo Trước thực trạng đó, là một GV mầm non trong tương lai, người sẽ trực tiếp chăm sóc, GD trẻ, tôi không thề không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc GDLG cho trẻ mẫu giáo hiện nay đang là vấn đề cấp bách, là việc làm rất cần thiết đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách cho trẻ Bên cạnh đó, tôi thấy nếu cho trẻ tiếp xúc với truyện CT càng sớm càng tốt, bởi truyện CT của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa, nó là một môi trường đắc địa để những bài học đạo đức, luân lý được đưa đến cho trẻ một cách tự nhiên Hiện nay cuộc sống hiện đại nên có nhiều phương tiện giải trí vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh thường lệ thuộc vào đó, thường khi con đi học về là bố mẹ mở băng đĩa siêu nhân hay trò chơi “Game” cho con xem nhưng thông qua các thể loại ấy thì làm sao có thể đánh thứcđược trẻ về những tình cảm đạo đức như tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết,… hay những hành vi đúng đắn như lễ phép với người lớn, cư xử đúng mực với bạn bè,…nhưng thông qua những câu truyệnCT có thể giúp cho trẻ nhận thức sâu sắc được những hành vi đó, chính vì những lí do trên, nó đã thôi thúc tôitìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao kết quả GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua câu chuyện CT Việt Nam” để nghiên cứu 2 Mục tiêu của đề tài Chỉ ra thực trạng của việc GDLG, phân tích nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất một số BP nâng cao chất lượng GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam 3 Đối tượng và khách thểnghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua câu chuyện CT Việt Nam 3.2 Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trẻ 5 – 6 tuổi và các cô giáo mầm non đang dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước Quảng Nam 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Xây dựng cơ sở lý luận của việc GDLG tại trường MN thông qua các câu chuyện CT 4.2 Tìm hiểu rõ thực trạng của việc GDLG thông qua các câu chuyện CT 4.3 Đề xuất các BP nâng cao hiệu quả GDLG thông qua các câu chuyện CT 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Các phóm phương pháp nghiên cứu về lý luận 5.1.1 Nghiên cứu các loại sách, tài liệu, tạp chí có liên quan đến việc GDLG cho trẻ 5.1.2 Chương trình chăm sóc GD trẻ từ 5 đến 6 tuổi 5.2 Các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn 5.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện xúc cảm tình cảm của trẻ trong và sau khi chơi - Quan sát GV: Quan sát cách tổ chức, cách dạy của GV 5.2.2 Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với trẻ 5.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Hoạt động của trẻ 5.2.4 Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài 6 Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của văn học và truyện CT đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của truyện CT trong việc GD tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Có lẽ đối với trẻ thơ không món quà nào hấp dẫn bằng truyện CT Vai trò của truyện CT từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến các tác giả như: M.K Bogoliup Xkaia và V.v septsenk với tác phẩm: “Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” (Liên Xô cũ, 1967).Các tác giả tập trung nhấn mạnh đến các vấn đề cơ bản của người GV trong việc đọc và kể truyện văn học ở trường mẫu giáo Tuy chưa có ý thức rõ ràng về thi pháp của 3 thể loại truyện CT nhưng các tác giả đã lưu ý giáo viên cần chú ý vào giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện dân gian như những biện pháp tự sự với âm điệu lạc quan, tính duyên dáng mà giản dị của ngôn ngữ, với sự xuất hiện những câu văn vần, ca khúc và những câu đối thoại đơn giản Công trình cũng nhấn mạnh không khí CT, môi trường diễn xướng dân gian, thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và sự giao cảm trực tiếp của người đọc và sự đáp lại của người nghe Tập thể giáo viên mẫu giáo Hans Joachim, Horst, Cholothauer tác phẩm: “Về văn học cho trẻ mẫu giáo” (Cộng hòa dân chủ Đức, 1976) Công trình này đã trở thành cuốn sách giáo khoa nổi tiếng được tái bản lại nhiều lần Cuốn sách đã quán triệt tư tưởng GD cơ bản là: đề cao vai trò to lớn của môi trường văn hóa nghệ thuật và những ấn phẩm góp phần phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo Vai trò to lớn và tác dụng lâu dài của truyện CT trong việc GD trẻ thông qua chức năng xã hội, thẩm mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai được nhấn mạnh đặc biệt trong công trình này Trong công trình tác giả xem trọng đặc trưng ngôn ngữ CT và việc khai thác và phát triển năng lực ngôn ngữtrẻ Tập thể tác giả Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie tác phẩm: “Văn hóa văn học ở trường mẫu giáo” (Ba Lan) Các tác giả đã nhìn thấy rõ sự cần thiết phải tạo không khí văn học kết hợp với các hình thức giao tiếp với trẻ, cổ vũ trẻ tập trung nhìn nhận, đánh giá về nhân vật văn học góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ Tác giả Nguyễn Thu Thủy tác phẩm: “GD trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” (1986) Cuốn sách chưa đi sâu vào nội dung GD của truyện CT Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến, “Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB giáo dục Cuốn sách đã đề cập đến mục đích, nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học Đồng thời đãlựa chọn và mang đến cho trẻ những truyện kể dân gian phù hợp và hấp dẫn Một số cuốn sách sưu tầm truyện cổ tích như: “100 truyện CT nổi tiếng thế giới”, NXB Văn hóa thông tin 4 “100 truyện CT thế giới Ngọc Ánh sưu tầm và biên soạn”, NXB Dân trí “100 truyện CT Việt Nam hay nhất”, NXB nhà văn, do tác giả Thái ĐắcXuânsưutầm Qua tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đó đều là những công trình nghiên cứu mang tính lí luận và thực tiễn Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về GD tình cảm đạo đức thông qua truyện CT tại một trường mầm non cụ thể Song đó là những tài liệu tham khảo có giá trị giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài GDLG cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích 7 Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến GDLG cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam Tìm hiểu được thực trạng GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam Đề ra biện pháp GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam 8 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi bài viết này tôi nghiên cứu xây dựng một số BP GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam 9 Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam Chương 2: Thực trạng của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam Chương 3: BP nâng cao hiệu quả của việc GDLG và thực nghiệm sư phạm ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước – QuảngNam 5

Ngày đăng: 08/03/2024, 07:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w