CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lễ giáo
Để có một kết quả tốt về GDLG cho trẻ, đầu năm học giáo viên cần lên kế hoạch GDLG cho trẻ theo từng tháng.
Đối với mỗi chủ điểm ta cần phải lựa chọn các câu chuyên CT phù hợp với tâm sinh lý trẻ 5 – 6 tuổi và phải có nội dung mang ý nghĩa GDLG cho trẻ.
Sau đó lên kế hoạch lồng ghép nội dung GDLG thông qua các câu chuyện CT.
Khi lập kế hoạch GV cần xác định được với chủ điểm này thì mục tiêu cần đạt ở trẻ về LG là cái gì? ...
Chương trình có thể có 10 chủ điểm.Với số lượng truyện CT Việt Nam còn rất ít và đưa vào giờ hoạt đông chung cũng rất ít.Trong khi đó kho tàng truyện CT của chúng ta rất phong phú .Truyện CTdù ở thể loại nào :Truyện CTvề loài vật ,truyện cổ tích thần kỳ hay truyện CT sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm,nêu được những bài học cuộc sốngcho các em ở lứa tuổi mẫu giáo.
TT Chủ đề Các câu chuyện
cổ tích Nội dung giáo dục
1 Gia đình Câu chuyện “Tích chu”
Câu chuyện
“Bông hoa cúc trắng”
+ Giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy trẻ yêu các thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh
+ Nói về lòng hiếu thảo của bạn nhỏ, khi người mẹ bị ốm cô đã chăm sóc mẹ, rất lo lắng cho mẹ của mình. Thông qua câu chuyện, giáo dục trẻ tình yêu gia đình, giáo dục trẻ phải biết chăm sóc, giúp đỡ người thân của mình những lúc khó khăn, hoạn nạn giống như tình cảm cô
31 bé dành cho mẹ trong câu chuyện.
2 Nghề
nghiệp
Câu chuyện
“Thằng bờm”
Câu chuyện “Cây tre trăm đốt”
Câu chuyện nói về cậu bé sống tốt bụng nên được Bụt tặng cho cái quạt thần.
Giáo dục cho trẻ ở hiền sẽ gặp lành, và cái thiện luôn thắng cái ác
Câu chuyện nói về một chàng trai nhà nghèo hiền lành ở đợ cho một lão nhà giàu nhưng luôn bị ông chủ lừa gạt.
Nhưng vì ở hiền lành nên chàng trai được bụt giúp đỡ. Giáo dục cho trẻ phải hiền lành vì những người hiền lành, tốt bụng luôn được giúp đỡ
3 Động vật Câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”
Câu chuyện “Dê đen và dê trắng”
+ Qua câu chuyện nhắc nhở các bạn nhỏ phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh những lúc khs khăn, hoạn nạn, có như vậy thì lúc mình gặp khó khăn mới có những người bạn tốt mới giúp đỡ mình.
Câu chuyện nói về chú đê trắng dũng cảm, tuy nhỏ bé nhưng vẫn dũng cảm đối mặt với những điều xấu.
4 Thực vật Câu chuyện “sự tích cây vú sữa”
Câu chuyện “Cây tre trăm đốt”
+ Câu chuyện giúp trẻ biết được phải nghe lời cha mẹ, không làm điều sai trái khiến bố mẹ buồn lòng giống câu bé trong truyên. Biết yêu thương chăm sóc và giúp đỡ bố mẹ.
+ Giáo dục trẻ biết yêu cái thiện, ghét cái ác, người làm điều thiện sẽ nhận lại được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận lại được cái ác.
32 3.1.2. Xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền cho trẻ
Ở góc lễ giáo cần phải trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung GDLG dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh nên cho trẻ đến xem và trò chuyện GD hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh, đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp
Ví dụ: Tôi dán lên tường một bức tranh một em bé đang mời ông uống nước hoặc một em bé tặng quà cho bà bằng hai tay trẻ nhìn tranh và biết được hành động của em bé này ngoan hay hư nên làm theo hay không làm theo nội dung của bức tranh.
33 Ở góc tuyên truyền tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, hoặc có thể là một bài thơ, một câu chuyện cổ tích có nội dung phù hợp. Thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ về những hình ảnh đó để qua đó giáo dục trẻ những hành vi văn minh.
34 Đây là những hình ảnh nhằm tuyên truyền đến phụ huynh để cùng giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép, chơi ngoan cùng bạn, biết khi ngáp hay ho phải che miệng, chơi xong biết cất dọn đồ chơi, không ngồi gần khi xem ti vi….
Hoặc là, những hành vi biết quan tâm giúp đỡ mọi người, yêu thiên nhiên, thích lao động, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi…
35 Tuy đây chỉ là những việc làm nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này của trẻ.
Bên cạnh đó, tôi gợi ý cho trẻ về nhà sưu tầm những hình ảnh về LG để dán vào góc tuyên truyền, điều này sẽ giúp trẻ nhận biết được hành vi đúng sai để trẻ học tập và giúp trẻ luôn tích cực hơn trong hoạt động này.
3.1.3. Lồng ghép các câu chuyện cổ tích vào trong hoạt động vui chơi Lồng ghép các câu chuyện cổ tích để GDLG vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen hành vi có văn hóa
Ví dụ: Qua câu chuyện cổ tích tấm cám, cô giáo có thể đàm thoại với trẻ:
Trong truyện con những nhân vật nào?
Các con thích nhân vật nào?
Nhân vật nào xấu? Vì sao?
36 Nhân vật nào hiền lành? Vì sao?
Cô giáo nên trò chuyện với trẻ về nỗi bất hạnh của nhân vật trong truyện để thông qua đó, GV dễ dàng GDLG cho trẻ, từ đó trẻ sẽ biết yêu thương, thông cảm cho những số phận của các nhân vật hiền lành, đồng thời căm giận và khinh ghét những nhân vật xấu và ác độc, từ đó hình thành nên nhân cách tốt cho trẻ.
+Đối với giờ học tạo hình:
Vẽ các nhân vật trong truyện cổ tích “Tấm cám”, cô có thể đàm thoại với trẻ:
Truyện gồm những nhân vật nào?
Tấm Cám là người như thế nào?
Vậy các con có học tập được những gì từ Tấm không?
Con định vẽ về nhân vật nào trong truyện?
Nếu vẽ Tấm con sẽ vẽ như thế nào?
Nếu vẽ Cám con sẽ vẽ như thế nào?
Qua giờ tạo hình đó, cô GD trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với những nhân vật tốt, bên cạnh đó khinh ghét những nhân vật xấu.
Ví dụ: Khi vẽ 2 nhân vật Tấm Cám, vì Tấm hiền lành và tốt bụng nên trẻ sẽ tô má hồng cho Tấm, còn nhân vật Cám ác độc nên khi vẽ trẻ sẽ vẽ nhân vật Cám xấu xí hoặc bôi râu vào mặt Cám.
Vì vậy, truyện CTđóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách , nhận thức về hành vi của trẻ. Mỗi câu CT là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về những cách xử tinh khôn cần có để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những người xung quanh. Bên cạnh đó, truyện CT còn giúp trẻ có niềm tin vào cuộc sống và tạo ra sự lạc quan với trẻ qua những nhân vật như các bà tiên, ông bụt giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, từ đó các trẻ sẽ có tư tưởng về luật nhân quả “ở hiền gặp lành”.
3.1.4. Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học làm quen với các câu chuyện cổ tích
Truyện cổ tích, đặc biệt là truyện CT Việt Nam luôn chứa đựng những bài học đạo đức giản dị, gần gũi mà đậm nét nhân văn cao cả. Thông qua nội dung
37 truyện dẫn đến GDLG cho trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao đối với trẻ.
Trước hết để cho nội dung lôgíc và phù hợp với chủ đề, cô giáo xây dựng kế hoạch làm quen với văn học cho trẻ ngay từ đầu năm. Truyện CT dù ở thể loại nào: truyện CT về loài vật, truyện CT thần kỳ hay truyện CT sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi MN. Chính vì vậy cô giáo cần sưu tầm lựa chọn một số truyện CT phù hợp với từng độ tuổi, chủ đề để đưa vào chương trình cho trẻ.
Trẻ mầm non rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy trẻ. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào. Chính vì vậy việc GD các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác GDLG và được thực hiện liên tục, thường xuyên làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ .
Ví dụ:
Qua chuyện "Tích Chu".
Cô đàm thoại cùng trẻ:
- Tích Chu là cậu bé như thế nào?
- Tích Chu có yêu thương bà không?
- Cuối cùng Tích Chu có nhận ra lỗi của mình không?
- Tích chu đã làm gì khi nhận ra lỗi của mình?
- Các con nghĩ gì về bạn Tích Chu trong câu chuyện này?
Qua truyện “ Sự tích hoa cúc trắng”
Cô đàm thoại cùng trẻ
‐ Cô bé trong truyện là người như thế nào?
‐ Cô bé có yêu thương mẹ của mình không?
‐ Cô bé đã làm gì để cứu mẹ khi mẹ bị bênh?
- Con học tập được gì ở cô bé này?
38 Từ các câu chuyện CT Việt Nam chúng ta cho trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hiếu thảo với ba mẹ và những người thân thương của mình, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
Thông qua các câu chuyện CT cô đã hình thành cho trẻ tình yêu mến với mọi người xung quanh, đoàn kết với bạn bè.
3.1.5. Phối hợp với các bậc phụ huynh
GDLG không thể tách rời khỏi gia đình vì GD tình yêu là nội dung cơ bản của GD lòng nhân ái cho trẻ. Cùng với mục tiêu xã hội hoá GD thì phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc GD trẻ. GVmạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của GDLG đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vì đây là lứa tuổi trẻ bắt chước rất nhanh, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và một số phim ảnh, trò chơi giải trí không lành mạnh… đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn hóa của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau một đoạn phim hành động, trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ khi không đồng ý theo yêu cầu nào đó của trẻ. Để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên và cùng nhà trường GD trẻ thì việc phối hợp với phụ huynh trong công tác GV trẻ là vấn đề rất cần thiết. GV luôn trò chuyện, tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung GDLG để phụ huynh phối hợp rèn và dạy trẻ tại gia đình.
Phụ huynh ở đây phần đông làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách GDLG phù hợp đối với trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc GDLG đối với trẻ. Để từ đó phụ huynh dành thời gian chăm sóc con cái, quan tâm đến con cái nhiều hơn và cùng với nhà trường nuôi dạy và GD trẻ tốt hơn.
Do đó, phụ huynh xưng hô đúng mực, luôn mẫu mực trong giao tiếp để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với bạn bè, đối với người lớn.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hằng tháng thông qua sổ liên lạc về sự tiến bộ của mỗi cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ
39 rõ rệt như: xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học".
Như chúng ta đã biết, trẻ lứa tuổi này rất hiếu động, trẻ học rất nhanh nhưng qua những phim ảnh trên thị trường thì có những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, bây giờ có rất nhiều phương tiện giải trí vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh thường lệ thuộc vào đó, thường khi con đi học về là bố mẹ mở băng đĩa siêu nhân hay trò chơi “Game” cho con xem nhưng thông qua các thể loại ấy thì làm sao có thể đánh thứcđược trẻ về những tình cảm đạo đức như tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, … hay những hành vi đúng đắn như lễ phép với người lớn, cư xử đúng mực với mọi người, bạn bè,…nhưng thông qua những câu chuyện CT có thể giúp cho trẻ nhận thức sâu sắc được những hành vi đó, Chính vì thế tôi cũng tuyên truyền đến phụ huynh nên cho trẻ đọc và xem những câu chuyện CTphù hợp với lứa luổi của trẻ để qua đó trẻ học được những cái hay, cái đúng, trẻ biết phân biệt đúng sai,…
qua đó giúp trẻ dần hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình.