Vài nét về trường Mầm non Tiên Hà, Tiên Phước, Quảng Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 23 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về trường Mầm non Tiên Hà, Tiên Phước, Quảng Nam

2.1.1. Quá trình thành lp trường

Trường MN Tiên Hà là nơi đầu tiên để trẻ tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè và cô giáo.Vì vậy, trường MN có tầm quan trọng đối với lứa tuổi MN. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành từ một ngôi trường còn nhiều khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ GV….

Đến năm 2008, được sự quan tâm của các cấp, trường đã có sự thay đổi rất nhiều. Đóng trên địa bàn xã Tiên Hà – Tiên Phước – Quảng Nam, trường MN được xây dựng khang trang hơn bên cạnh trạm y tế. Trường có hệ thống tường rào bao quanh, phong cảnh phù hợp với lứa tuổi MN. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Hằng năm, nhà trường luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Ban giám hiệu luôn gần gũi, năm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của từng GV, xây dựng được mối đoàn kết trong nhà trường. Những bữa ăn hằng ngày của trẻ được thiết kế khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, có một số GV cũng thường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy trẻ phù hợp.

2.1.2. V cơ s vt cht

Trường MN Tiên Hà có tổng trẻ là 148 cháu, có 6 lớp/3 nhóm lớp mẫu giáo trong đó có 1 lớp mẫu giáo bé, 3 lớp mẫu giáo nhỡ và 2 lớp mẫu giáo lớn.

STT LỚP TỔNG SỐ GIỚI TÍNH

Nam Nữ

1 Bé 28 18 10

1 Nhỡ 1 22 10 12

2 Nhỡ 2 23 9 14

3 Nhỡ 3 23 11 12

1 Lớn 1 26 15 11

2 Lớn 2 26 12 14

Nhìn chung thì tình hình cơ sở vật chất các lớp học ở trường MN Tiên Hà – Tiên Phước tương đối đảm bảo.

19 Sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, có nhiều khu vui chơi và cây xanh để trẻ khám phá.

Các phòng học rộng rãi đạt tiêu chuẩn về diện tích, thoáng mát, sạch sẽ, có bóng điện, có máy quạt đảm bảo nhu cầu của trẻ.

Hệ thống nhà vệ sinh khép kín, sàn nhà vệ sinh được trải gai nhựa, đảm bảo luôn khô ráo và an toàn.

Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, các loại thuốc. Nhân viên y tế có chuyên môn cao.

Mỗi trẻ được trang bị riêng đồng phục sinh hoạt, giường ngủ, mền, gối, khăn, ly, chén, bàn chải...

Tuy nhiên các phòng chức năng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi ngoài trời không đủ để trẻ vui chơi.

2.1.3. Đội ngũ giáo viên Tổng số CBGVNV: 23 + Ban giám hiệu: 03 + GV: 12 trong đó:

Tổ mẫu giáo bé: 01 lớp, 02giáo viên, cô Diễm tổ trưởng Tổ mẫu giáo nhỡ: 03 lớp, 06 giáo viên, cô Nhung tổ trưởng Tổ mẫu giáo lớn: 02 lớp, 04 giáo viên, cô Chi tổ trưởng Tổng NV: 08, trong đó có:

+ NV văn phòng – hành chính: Bảo vệ: 01, văn thư: 01, y tế: 01, kế toán: 01 +NV cấp dưỡng: 04

Tất cả CBGVNV trong và ngoài biên chế đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, được tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hôi đầy đủ.

Nhìn chung trường MN Tiên Hà Huyện Tiên Phước có đội ngũ GV tương đối ít, trình độ học vấn của GV còn chưa cao, hoặc chưa có đủ điều kiện để tham gia các lớp tập huấn, đào tạo liên thông lên đại học. Nhiều GV còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ GV rất nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có quan hệ giao tiếp, ứng xử tốt với đồng nghiệp, phụ

20 huynh và mọi người xung quanh, có đạo đức nghề nghiệp và lối sống đúng đắn, đối với trẻ thì gần gũi nhẹ nhàng và thân thiện. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc GDLG cho trẻ đạt hiệu quả.

Những thuậnlợi:

* Về cơ sở vật chất:

- Đã có đủ phòng học cho trẻ. Một số phòng học được xây mới nên sạch sẽ, thoáng mát.

- Đã có một số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy.

* Đối với giáo viên:

- 80% GV có trình độ chuyên môn chuẩn theo yêu cầu.

- Một số GV đứng lớp lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Có một số GV trẻ nên đã có những sự linh hoạt , sáng tạo trong giảng dạy

* Đối với trẻ:

Số lượng trẻ đi lớp đông và chuyên cần. Hầu hết trẻ đều đến trường từ độ tuổi nhà trẻ nên đã phần nào thích nghi với trường lớp, bè bạn.

* Đối với phụ huynh:

Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc GDLG cho trẻ và đã phần nào nhận thức được nội dung, ý nghĩa của GDLG cho trẻ.

Những khó khăn:

* Về cơ sở, vật chất:

- Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động còn ít.Tài liệu để giáo viên tham khảo dạy trẻ còn chưa phong phú. Chưa có nhiều thơ ca, truyện kể có nội dung về GDLG.

- Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Lớp học còn chật, ẩm thấp.

- Môi trường vệ sinh còn chưa đảm bảo. Môi trường học tập của trẻ còn chật chội , ồn ào.

* Về phía trẻ;

21 - Trong thực tế hiện nay trẻ MN chưa thực sự có nề nếp LG tốt. Nhiều trẻ trong giao tiếp còn nói thiếu chủ ngữ với người lớn tuổi, hay nói trống không, với bạn bè còn nói tục chửi bậy. Chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Quan hệ của trẻ với môi trường xã hội còn chưa sâu sắc. Chưa thực sự có tình cảm với các ngày hội, ngày lễ, chưa có nhiều hành vi thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người trong các ngày hội, ngày lễ. Trẻ chưa thực sự có nhiều cảm xúc với thế giới động vật và môi trường thiên nhiên, từ đó dẫn đến trẻ chưa có nhiều hành vi văn minh trong việc bảo vệ môi trường.. Sự hiểu biết về truyền thống quê hương dân tộc còn chưa sâu sắc. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến việc phát triển tòàn diên nhân cách cho trẻ.

- Số lượng trẻ giữa các lớp không đồng đều, có lớp số lượng trẻ quá đông vì chưa đủ phòng học nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, GV khó có thể bao quát được tới tất cả trẻ.

* Đối với giáo viên:

- Trong thực tế hiện nay vấn đề này chưa được GV coi trọng và quan tâm nhiều.GV chưa có nhiều hình thức sáng tạo, thiết thực để GDLG cho trẻ. GV còn lúng túng, cảm thấy khó thực hiện nội dung này. Phần vì kiến thức của GV về GDLG cho trẻ còn hạn chế, phần vì đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chưa cao. Nội dung GDLG trong chương trình chăm sóc GD trẻ còn hạn chế, nặng về lý thuyết, ít cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Trẻ ít có sơ hội được thực hành, ứng xử, giải quyết tình huống

- Trong quá trình GDLG cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc ,máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi LG của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. Một số GV do tuổi cao nên khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế.

- Đôi lúc GV còn chưa thực sự mẫu mực trong lời nói và việc làm

- GV chưa có nhiều hình thức thi đua khen thưởng, động viên kịp thời trong quá trình giáo dục trẻ.

22 - Khả năng vận dụng thơ ca, truyện kể có nội dung GDLG của GV trong quá trình GD trẻ còn hạn chế.

- Nhiều GV chưa nhận rõ tầm GDLG cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung này.

* Đối với phụ huynh:

Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều trẻ, luôn đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ. Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến việc GDLG cho trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó dẫn đến việc GDLG của GV đối với trẻ tại trường gặp nhiều khó khăn.

2.2. Thực trạng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam ở trường mẫu giáo Tiên Hà

2.2.1. Nhn thc ca giáo viên v vic giáo dc l giáo cho tr thông qua các câu chuyn c tích Vit Nam

Bảng 2. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo ( Phụ lục 1)

Tổng số Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

12 SL TL SL TL SL TL

8 66,7% 4 33,3% 0 0%

Qua bảng 2 cho thấy 66,7% ý kiến GV đều cho rằng việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết, 33,3% cho việc GDLG cho trẻ chỉ ở mức độ cần thiết. Như vậy, GV đã có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng giai đoạn tuổi MN là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo Bảng 3. Các nhiệm vụ giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam (Phụ lục 1)

Tổng

số Nhiệm vụ Rất quan trọng Quan trọng Không

quan trọng

SL TL SL TL SL TL

12 Hình thành xúc cảm, 4 33,3% 8 66,7% 0 0%

23 tình cảm đạo đức

Hình thành thói quen, hành vi đạo đức

5 41,7% 7 58,3% 0 0%

Hình thành những biểu tượng, chuẩn mực đạo đức sơ đẳng

4 33,3% 7 58,3% 1 8,4%

Qua bảng 3 ta thấy hầu hết GV đã nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ GDLG cho trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của GDLG cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, kĩ năng và thói quen hành vi đạo đức như lễ phép, đi thưa về chào, ...

Bảng 4. Nội dung, ý nghĩa giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam (Phụ lục 1)

TS Nội dung, ý nghĩa giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam

Rất quan trọng

Quan trọng Không quan trọng

SL TL SL TL SL TL

12 Giáo dục lòng nhân ái 4 33,3% 6 50% 2 16,7%

Giáo dục thói quen hành vi đạo đức

5 41,6% 7 58,4% 0 0%

Giáo dục ý thức đạo đức 4 33,3% 7 58,3% 1 8,4%

Giáo dục cho trẻ tình đoàn kết bạn bè

6 50% 5 41,6% 1 8,4%

Giáo dục thói quen văn minh khi chơi với bạn bè và mọi người xung quanh

5 41,6% 6 50% 1 8,4%

Bảng 5. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo (Phụ lục 1)

Tổng số Mức độ

12 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

SL TL SL TL SL TL

8 66,7% 4 33,3% 0 0%

24 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy 66,7% ý kiến GV cho rằng việc GDLG cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Như vậy GV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc GDLG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam.

Bảng 6. Nhận thức của giáo viên về mức độ hiệu quả của phương tiện giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua truyện cổ tích. (Phụ lục 1)

Tổng số Mức độ

12 Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả

SL TL SL TL SL TL

7 58,3% 5 41,7% 0 0%

Quan bảng số liệu trên ta có thể thấy hầu hết các GV cho rằng GDLG thông qua CT đem lại hiệu quả rất cao cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Bảng 7. Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam. (Phụ lục 1)

Tổng số

Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi

Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả

SL TL SL TL SL TL

12 Xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền cho trẻ

6 50% 5 41,7% 1 8,3%

Lồng ghép các câu chuyện cổ tích vào hoạt động vui chơi

7 58,3% 5 41,7% 0 0%

Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học làm quen các câu chuyện cổ tích

5 41,7% 7 58,3% 0 0%

Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học

4 33,3% 5 41,7% 3 25%

25 Bảng 8. Khi tổ chức hoạt động thông qua các câu chuyện cổ tích nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thường gặp những khó khăn. (Phụ lục 1)

Tổng số Số lượng trẻ quá đông

Đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú

Trẻ không hứng thú

SL TL SL TL SL TL

12 3 25% 3 25% 6 50%

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hầu hết các GV vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc GDLG cho trẻ thông qua các câu chuyện CT Việt Nam.

Bảng 9. Mức độ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện cổ tích tại trường mầm non. (Phụ lục 1)

Tổng số Mức độ

12 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không cần thiết

SL TL SL TL SL TL

0 0% 7 58,3% 5 41,7%

 Kết luận chung:

Qua xử lý kết quả từ phiếu điều tra nhận thức của 12 GV mẫu giáo trường MN Tiên Hà huyện Tiên Phước về việc GDLG cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Tôi có một vài nhận xét sau:

Nhìn chung GV mẫu giáo tại trường MN Tiên Hà huyện Tiên Phước đã có nhận thức đúng về mức độ cần thiết của việc GDLG cho trẻ thông qua các câu chuyện CT Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn chưa đánh giá đúng về mức độ quan trọng của các nhiệm vụ hay nội dung, ý nghĩa GDLG cho trẻ và gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Vì vậy, nên việc lựa chọn và sử dụng các BP GDLG chưa phù hợp. Bên cạnh đó, GV chưa biết cách khai thác triệt để các BP một cách sâu sắc và khoa học nên dẫ đến hiệu quả giảng dạy không cao.

26 2.2.2. Thc trng vic t chc hot động k chuyn c tích cho tr 5 – 6 tui nhm rèn luyn giáo dc l giáo ti trường mm non Tiên Hà, Tiên Phước, Qung Nam

2.2.2.1. Nội dung tiết dạy (phụ lục 2,3) 2.2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế a. Ưu điểm

* Về phía GV:

- Thực hiện đầy đủ các bước dạy, đúng với quy trình trong chương trình giáo dục mầm non

- GV có áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đẹp mắt kích thích hứng thú ở trẻ

- GV lựa chọn các câu chuyện CT phù hợp với độ tuổi, chủ điểm và hoạt động. Đặc biệt các câu chuyện CT Việt Nam có nội dung hấp dẫn, cô đọng, có giá trị nghệ thuật, giàu tình cảm, giàu hình tượng và có khả năng kích thích và phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ.

- GV biết phối hợp các phương pháp dạy khác nhau.

* Về phía trẻ:

- Trẻ nhớ tên, hiểu được nội dung câu chuyện

- Đa số trẻ có tinh thần tự giác tham gia hoạt động tích cực b. Hạn chế

* Về phía GV:

- Đinh hướng vào bài khá cứng nhắc và dập khuôn - GV chuẩn bị đồ dùng trực quan dạy học còn sơ sài

- GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc GDLG cũng như hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ trong cuộc sống sau này

- GV đặt câu hỏi đàm thoại về nội dung câu chuyện nhưng không để trẻ trả lời mà GV khái quát ngay nội dung câu chuyện đó và nêu lên nội dung giáo dục rất sơ sài. Đây là một hạn chế, nếu GV đặt câu hỏi gợi mở và để trẻ trẻ trả lời như vậy sẽ kích thích nhận thức của trẻ và mang lại kết quả tốt hơn.

* Về phía trẻ:

27 - Nhiều trẻ không tập trung, đa số trẻ còn lúng túng khi trả lời bài

2.2.2.3. Nội dung ngoài tiết học (phụ lục 4) 2.2.2.4. Những ưu điểm và hạn chế

a. Về ưu điểm

* Về phía GV:

- GV đi đúng tiến trình của một tiết học

- GV chuẩn bị tốt về giáo án, đầu đĩa, băng đĩa phù hợp với các chủ đề, chủ điểm

- Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơiđầy đủ, kỹ càng, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực và thỏa mái, giúp trẻ cảm nhận tốt nội dung câu chuyện.

- Lựa chọn các câu chuyện CTphù hợp với chủ điểm giáo dục, giàu cảm xúc, phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ.

- Giao tiếp giữa GV và trẻ nhẹ nhàng, cởi mở, thân thiện, tự nhiên, mang lại cho trẻ tâm lý thoải mái, hứng thú tham gia khi hoạt động

* Về phia trẻ:

- Trẻ tham gia tiết học hào hứng và sôi nỗi

- Đa số trẻ hứng thú khi tham gia tiết học ngoài trời b. Về hạn chế

* Về phíaGV:

- GV chưa bao quát được trẻ

- GV chủ yếu hướng dẫn trẻ vận động minh họa những trình tiết các câu chuyện còn việc lồng ghép các nội dung GD hầu như giáo viên ít đề cập đến.

* Về phía trẻ:

- Trẻ còn chạy lộn xộn, ít tập trung vào tiết học

- Trả lời câu hỏi còn lúng túng, sợ sệt, chưa dứt khoát.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)