Nhận thức được tầm quan trọng củahoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống xã hội nói chung và đối với toàn hệ thốngNgân hàng nói riêng, sao một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Ki
Trang 1MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 6
1.1.1 Khái niệm về Cho vay tiêu dùng 6
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng 7
1.1.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng 9
1.1.4 Qui trình cho vay tiêu dùng 12
1.1.5 Lợi ích của việc cho vay tiêu dùng 15
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 17
1.2.1.Doanh số cho vay: 17
1.2.2 Dư nợ cho vay: 17
1.2.3 Nợ xấu 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi Nhánh Đà Nẵng 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 20
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 20
2.2.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 21
2.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank-Chi Nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 21
2.2.2 Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 46
Trang 22.3.1 Những thành tích đạt được của NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 48
2.3.2 Những tồn tại trong cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 49
2.4.3 Khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 51
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 53
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG 53
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG 53
3.2.1.Giải pháp về dịch vụ 53
3.2.2.Giải pháp về điều kiện và quy trình CVTD 57
3.2.3.Giải pháp về Marketing 59
3.2.4.Giải pháp về công nghệ 61
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Hình 2.1 Cho vay tiêu dùng chung 23
Hình 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo 27
Hình 2.3 Cho vay theo đối tượng 32
Hình 2.4 Cho vay tiêu dùng theo phương thức vay 36
Hình 2.5 Cho vay theo phương theo mục đích 40
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp 9
Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp 10
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng 20
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cho vay tiêu dùng chung 24
Biểu đồ 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo 28
Biểu đồ 2.3 Cho vay theo đối tượng 33
Biểu đồ 2.4 Cho vay tiêu dùng theo phương thức vay 37
Biểu đồ 2.5 Cho vay theo phương theo mục đích 41
Trang 4CVTD Cho vay tiêu dùng
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Trang 5
MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trong những năm vừa qua đã tạo ranhiều thay đổi lớn về môi trường kinh tế quốc tế Trong điều kiện đó, nền kinh tế ViệtNam được hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập vào các tổ chứckinh tế lớn: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực thương mại tự doASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tếChâu Á – Thái Bình Dương (APEC), WTO (Tổ chức thương mại thế giới), Hiệp địnhđối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trong, nền kinh tế năng động và đầycạnh tranh này, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế -
xã hội luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược và chínhsách kinh tế của mỗi quốc gia Với vai trò là một trung gian tài chính, kênh dẫn vốnquan trọng cho toàn bộ nền kinh tế, để có thể đứng vững trên thị trường tài chính – tiền
tệ thì các ngân hàng thương mại cần không ngừng tự hoàn thiện phù hợp với quy luậtphát triển chung
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, từng địa phương cũng như toàn bộ nềnkinh tế cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước thông qua hoạtđộng cho vay của các Ngân hàng thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội,thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, nhu cầu mở rộng hoạt độngcho vay là tất yếu trong giai đoạn hiện nay
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngàycàng cao và tài chính trở thành vấn đề rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó.Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà không tiêu thụ được do người dân không có nhucầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu
sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn Từ thực tế đó chothấy, khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là đốitượng cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhâncũng là những người cần vốn và hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời để đáp ứng nhu
Trang 6cầu tiêu dùng của người dân Cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập chochính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiệncuộc sống của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy việc thực hiện chínhsách kích cầu của Chính phủ, tạo công ăn việc làm, giúp người lao động có thu nhậpcao hơn, nâng cao đời sống xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều bước chuyển mình, ngành ngân hàngvới vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọnggóp phần thúc đẩy tiến trình đó Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống conngười ngày một tăng cao, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng ngày một lớn.Những năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng mang một vai trò quan trọng trongdịch vụ ngân hàng, cho vay tiêu dùng đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ tronghoạt động cho vay của ngân hàng Người tiêu dùng với mức thu nhập ngày càng ổnđịnh và được cải thiện, cùng với trình độ dân trí và mức sống cao, hứa hẹn sẽ thúc đẩyhoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển Nhận thức được tầm quan trọng củahoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống xã hội nói chung và đối với toàn hệ thốngNgân hàng nói riêng, sao một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Kiên Long – ChiNhánh Đà Nẵng, kết hợp với những kiến thức trong quá trình học tập, em đã chọn
“Nghiên cứu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Chi Nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 “ làm đề tài nghiên cứu của mình
Long-1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích và chỉ ra những vấn đề nảysinh, cần giải quyết trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long-Chi Nhánh Đà Nẵng, đề tài đề xuất những giải pháp giúp NH TMCP Kiên Long -Chinhánh Đà Nẵng mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng, góp phần phát triển ngân hàngcũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Kiên Long -Chi nhánh ĐàNẵng trong giai đoạn tiếp theo
Trang 71.3 Mục tiêu nguyên cứu
- Làm rõ những cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
- Phân tích được sự phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long-Chi nhánh Đà Nẵng, nhất là đánh giá kết quả, những hạn chế của hoạt động cho vaytiêu dùng tại ngân hàng này
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùngtại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng trong những năm tiếp theo
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thôngtin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quátrình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên của ngânhàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp phân tích sử dụng cácthông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa
ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Kiên Long - ChiNhánh Đà Nẵng
1.5 Giả thuyết nghiên cứu
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung của hoạt động cho vay tiêu dùng và tiêu chí đánh giá hoạt động chovay tiêu dùng là gì?
- Thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh ĐàNẵng ra sao?
Trang 8- Những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng TMCPKiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng?
1.7 Phạm vi nguyên cứu
- Về không gian : Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long – Chi Nhánh ĐàNẵng
- Về thời gian : Từ năm 2017 đến năm 2019
- Khoá luận tập trung nghiên cứu sâu về tình hình cho vay tiêu tại ngân hàngTMCP Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng để biết được những thành công cũng nhưnhững tồn tại chưa khắc phục được của ngân hàng trong hoạt động này Từ đó đưa ra ýtưởng và giải pháp để khắc phục và phát triển nó một cách có hiệu quả hơn
1.8 Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thuthập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.Nguồn tài liệu sơ cấp được sử dụng bao gồm: các báo thường niên, báo cáo tài chính,báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán của NH TMCP Kiên Long -Chi Nhánh Đà Nẵng
Nguồn tài liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những tài liệu sơ cấp đãđược phân tích, giải thích, thảo luận là nguồn dữ liệu được thu thập và xử lý cho mụctiêu nào đó, được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu củamình Dữ liệu thứ cấp của luận văn được lấy là các công trình nghiên cứu khoa học liênquan đến hoạt động cho vay tiêu dùng như các luận án Tiến sĩ, luận văn, bài báo, báocáo khoa học như: Luận văn Thạc sỹ “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngânhàng TMCP Phương Đông chi nhánh Trung Việt TP Đà Nẵng”, tác giả Lê Hồ TuyếtMinh, 2011; Luận văn Thạc sỹ“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tạingân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng, tác giả Lê Thị HồngÁnh, 2011; Luận văn Thạc sỹ “Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
Trang 9Ngoại Thương Việt Nam”, tác giả Lê Minh Sơn, 2009; Luận văn Thạc sỹ “Phát triểncho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng’, tác giảĐinh Thị Mỹ Lệ, 2017.
1.9 Kết cấu của khoá luận
Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương như sau :
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ
phần Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hoạt động cho tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.1 Khái niệm về Cho vay tiêu dùng
Trong khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển với đa dạng các mẫu
mã, chủng loại hàng hoá, hình thức cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ
do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắpvốn lưu động thiếu hụt
Trước tiên, xét về cơ sở để tiến hành cho vay tiêu dùng ta căn cứ trên 2 giác độ:
- Trên giác độ người tiêu dùng, nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng gia tăngmạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền càng được mở rộng (nhà cửa,phương tiện đi lại, nội thất hay nhu cầu du lịch) Đồng thời, người tiêu dùng có thunhập ổn định để trả nợ ngân hàng Khi mức thu nhập đạt tới mức khá hoặc cao, ngườitiêu dùng có xu hướng muốn nâng cao mức sống của mình (tiêu dùng các mặt hàng tốtchất lượng cao, ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại) hay là tăng khảnăng được đào tạo bản thân để giúp mình có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc với mứcthu nhập cao hơn hiện tại
- Trên giác độ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức tự tài trợ chủ yếu bằngphát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàngtrong cho vay làm thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút Điềunày đã buộc chính ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng để tăng thunhập
Như vậy, người ta đã đưa ra khái niệm cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng:Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân hộ gia đình.Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng có
Trang 11thể trang trải cho nhu cầu trong cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinhhoạt, học tập, du lịch…trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng
- Đối tượng của các khoản cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình Nhu cầuvay của họ phụ thuộc vào tình hình tài chính Đối với các cá nhân, hộ gia đình có mứcthu nhập thấp thì nhu cầu tín dụng thường không cao, chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu giađình tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu Đối với cá nhân, hộ gia đình có mức thunhập trung bình thì nhu cầu tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh do ý muốn vay mượn
để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoản tiền dự phòng của mình Đối với những người cómức thu nhập cao thì nhu cẩu tín dụng tiêu dùng nảy sinh nhằm tăng thêm khả năngthanh toán hoặc một khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu khi mà nguồn vốn của họ
đã nằm trong tài khoản đầu tư
Đồng thời, những cá nhân và hộ gia đình này phải là những người có đầy đủ nănglực pháp lý và mục đích vay rõ ràng Mục đích vay của khách hàng phải phục vụ chonhu cầu tiêu dùng của họ, như: xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng giađình…
- Một khoản vay tiêu dùng có tính chu kỳ: Nhu cầu cho vay tiêu dùng của kháchhàng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh
tế vào những giai đoạn cụ thể
Vào giai đoạn nền kinh tế phát triển, người dân cảm thấy lạc quan vào tương lai,đặc biệt họ kì vọng thu nhập của mình được nâng cao Vì vậy, điều tất yếu là họ sẽ tăngnhu cầu hưởng thụ nên các khoản vay tiêu dùng có xu hướng tăng thêm
Vào giai đoạn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, người dân cảm thấy không tintưởng vào tương lai và tình trạng thất nghiệp tăng lên Do đó, người dân tất yếu sẽ hạnchế tiêu dùng ở thời điểm hiện tại
- Chi phí một khoản vay tiêu dùng cao: Khoản cho vay tiêu dùng thường khônglớn trong khi ngân hàng lại tốn rất nhiều thời gian và nhân lực để điều tra thu thậpthông tin của khách hàng vay tiền Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải quản lý các
Trang 12khoản cho vay nhỏ lẻ chiếm khối lượng khá lớn Do đó, chi phí cho vay tiêu dùng cólãi suất thường lớn hơn cho vay thương mại.
- Lãi suất của khoản vay tiêu dùng cao và khá cứng nhắc Lãi suất của một khoảnvay tiêu dùng là lãi suất cố định Khách hàng kém nhạy bén với lãi suất, họ chỉ quantâm đến khoản lãi phải trả hàng tháng hơn là lãi suất ghi trên hợp đồng Tuy nhiên, lãisuất không phải là yếu tố quan trọng để cá nhân, hộ gia đình quan tâm khi quyết đinhvay nhiều hay ít Yếu tố được coi là quan trọng hơn đó là mức thu nhập và trình độ dântrí, cụ thể: những người có mức thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn mứcthu nhập hàng tháng; còn đối với những người có trình độ dân trí cao thì việc vaymượn là để đạt được mức sống mong muốn chứ không phải chỉ là để lựa chọn dùngtrong trường hợp khẩn cấp
Chính vì chi phí và rủi ro của các khoản vay tiêu dùng lớn nên hầu hết các ngânhàng thường đặt ra lãi suất áp dụng đối với cho vay tiêu dùng là khá cao Lãi suất nàybao gồm cả phần bù rủi ro đến mức mà chi phí và tỉ lệ tổn thất phải tăng lên đáng kể thìcác khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận
- Nguồn trả nợ của khách hàng có thể biến động lớn: Khi khoản vay để kinhdoanh, nguồn trả nợ là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khi khoản vay để tiêudùng, đó là khoản thu nhập của khách hàng
- Rủi ro cao do chất lượng thông tin tài chính của khách hàng thường không cao,khách hàng gian lận hay rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên
Trên phương diện rủi ro lãi suất, ta biết lãi suất “cứng nhắc” được áp dụng chocác khoản vay tiêu dùng trong khi các khoản cho vay kinh doanh hiện nay thường ápdụng lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường Do đó, một sự tăng lên trong chi phíhuy động vốn ngân hàng cúng sẽ gặp rủi ro lãi suất
Trên phương diện rủi ro từ phía khách hàng có thể được chia thành hai loại: rủi rochủ quan và rủi ro khác quan Rủi ro chủ quan là khi khách hàng không có thiện chí trả
nợ cho ngân hàng, cung cấp thông tin không trung thực, chính xác Rủi ro khách quan
Trang 13là khi khách hàng bị chết, ốm, mất việc và ngân hàng ngay lập tức sẽ gặp khó khăntrong việc thu hồi được nợ.
- Quy mô của các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ nhưng số lượng các khoảnvay tiêu dùng này lại rất lớn
1.1.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được phân chia thành nhiều loại theo các chỉ tiêu khác nhau
1.1.3.1 Căn cứ vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và kháchhàng gặp nhau trực tiếp để tiến hành thủ tục vay mượn
Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp
1 Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay mượn
2 Người vay vốn trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ
3 Ngân hàng thanh toán nốt số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
4 Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
5 Người tiêu dùng thanh toán nợ vay cho ngân hàng
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay mà trong đó ngân hàng vàkhách hàng không gặp nhau trực tiếp để tiến hành thủ tục vay mượn mà thông qua mộtbên thứ ba Ngân hàng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá (thựcchất đây là hình thức tài trợ bán trả góp)
Người tiêu dùng
3
4 1
Trang 14
Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp
1 Ngân hàng và công ty bán lẻ kí kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồngngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiềnbán chịu tối đa và loại tài sản được bán chịu
2 Công ty bán lẻ và người tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá,thông thường người tiêu dùng trả trước một phần giá trị tài sản
3 Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
4 Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng
5 Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
6 Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
1.1.3.2 Căn cứ vào mục đích vay
- Cho vay tiêu dùng bất động sản là các khoản cho vay nhằm mục đích dùng vàocác khoản bất động sản như mua mới, sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa, đất đai Qui
mô trung bình của một món vay tiêu dùng bất động sản thường lớn hơn so với qui môtrung bình của một món vay tiêu dùng thông thường, kỳ hạn dài hơn hẳn nên độ rủi rocủa món vay tiêu dùng bất động sản cũng lớn hơn
- Cho vay tiêu dùng thông thường là các khoản cho vay nhằm mục đích hỗ trợ tàichính cho các hoạt động thiết yếu, nhu cầu trong cuộc sống của con người, như: chovay du học, mua xe hơi hay du lịch,…
Ngân hàng
Công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
Trang 151.1.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
- Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó khách hàngtrả nợ cho ngân hàng thành nhiều lần (định kỳ trong thời hạn cho vay, phụ thuộc vàoquy định của ngân hàng), mỗi lần trả nợ khách hàng sẽ tiến hành trả nợ cả gốc và lãicủa kỳ đó
- Cho vay tiêu dùng trả một lần là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó kháchhàng trả nợ cho ngân hàng một lần duy nhất (thời điểm đáo hạn khoản vay), tất cả gốc
và lãi đều được trả khi đến hạn
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó kháchhàng được phép vay, trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn cho ngân hàng theo một hạnmức tín dụng nhất định (bằng thẻ tín dụng, phát hành séc được phép thấu chi dựa trêntài khoản vãng lai)
1.1.3.4 Căn cứ vào cách đảm bảo tiền vay
- Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay tiêu dùng mà trong đó để vayđược tiền cho mình thì khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình
để đảm bảo cho khoản vay Nếu trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thìngân hàng có quyền tịch thu tài sản đảm bảo để hạn chế tổn thất cho mình
- Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay tiêu dùng mà trong đókhách hàng không cần phải cầm cố, thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảocho khoản vay Ngân hàng cho vay dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng,không căn cứ vào tài sản đảm bảo
1.1.3.5 Căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khí khách hàng bắt đầu nhậnvốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay được thoả thuận trong hợp đồng tíndụng giữa ngân hàng và khách hàng
Căn cứ vào thời hạn cho vay, CVTD được chia thành ba loại :
- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn
Trang 16Là hình thức cấp tín dụng có thời hạn 01 năm trở xuống được sử dụng để đáp ứngcác nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của các cá nhân và hộ gia đình
- Cho vay tiêu dùng trung hạn
Là hình thức cấp tín dụng từ 01 năm đến 05 năm Hình thức cho vay này thườngđược sử dụng chủ yếu để đầu tư sửa chữa nhà cửa , đổi mới thiết bị , phương tiện vậntải…
- Cho vay tiêu dùng dài hạn
Là hình thức cấp tín dụng từ 05 năm trở lên Mục đích của hình thức cho vaynày thường nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn như mua nhà , xây dựng nhà cửa vànhững khoản chi tiêu lớn khác
1.1.4 Qui trình cho vay tiêu dùng
*Bước 1: Nhận hồ sơ tín dụng.
Khi khách hàng có nhu cầu vay thì đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn Tại đây,cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng cách lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và đúngqui định của bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay tiêu dùng: hồ sơ pháp lý, hồ sơkinh tế và hồ sơ vay
*Bước 2: Thẩm định tín dụng về nhân thân khách hàng và người bảo lãnh (nếu
có), mục đích vay tiền, tình hình tài chính và khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo.Đây là khâu quan trọng trong quá trình cho vay tiêu dùng, quyết định đến chấtlượng tín dụng Nếu cán bộ tín dụng thẩm định sai sẽ đưa ra quyết định sai Ví dụ như:khi khách hàng không có tiềm lực nhưng cán bộ tín dụng lại cho rằng họ có đủ khảnăng vay vốn và quyết định cho vay Khoản tín dụng này dễ rơi vào rủi ro, gây thiệt hạicho ngân hàng
Các khâu trong thẩm định tín dụng bao gồm:
- Thẩm định đặc điểm của nguồn đi vay: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định xemnăng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và tư cách pháp lý của khách hàng có đápứng đủ yêu cầu mà ngân hàng đặt ra không Khâu này rất quan trọng vì nó giúp ngân
Trang 17hàng xác định được khách hàng có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả nợ đầy
đủ, đúng hạn cho ngân hàng hay không? Để tránh bất kì tổn thất nào, bất cứ ngân hàngnào cũng phải thận trọng với việc thẩm định đặc điểm của người đi vay
- Thẩm định mục đích sử dụng tiền vay: Mục đích vay tiền của khách hàng phải
rõ ràng và phù hợp với quy định của ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đánh giá vàkiểm tra xem khách hàng có dấu hiệu đảo nợ (vay tiền của người này để trả tiền chongười khác) hay không?
- Thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán: Tiêu chí tạo sự thuận lợicho khách hàng trong việc đi vay tiêu dùng là khách hàng phải có nguồn thu nhập ổnđịnh, nếu nguồn thu nhập này càng cao thì càng được ngân hàng đánh giá cao Cán bộtín dụng sẽ kết hợp với cơ quan nơi khách hàng làm việc để đánh giá chính xác thunhập của khách hàng Ngoài ra, ngân hàng sẽ tính đánh giá cả số dư tiền gửi trung bìnhhàng ngày của khách hàng bằng cách liên hệ với các ngân hàng có liên quan Tuynhiên, không chỉ có yếu tố thu nhập mới đánh giá hết tình hình tài chính và khả năngthanh toán của khách hàng, ngân hàng còn căn cứ vào sự ổn định trong việc làm và nơi
cư trú của khách hàng Những khách hàng mới chỉ làm việc ở chỗ làm hiện tại trongmột thời gian ngắn (vài tháng) sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng, nhất
là đối với những khoản vốn vay lớn Còn những khách hàng thường xuyên thay đổi chỗ
ở cho thấy sự bất ổn định trong cuộc sống của họ, điều này sẽ trở thành yếu tố bất lợiđối với ngân hàng khi quyết định cho vay Cuối cùng, năng lực hoàn trả của kháchhàng còn được ngân hàng đánh giá dựa trên tiêu chí: tuổi đời nghề nghiệp, sức khoẻ,năng lực làm việc ở cơ quan nơi khách hàng đang làm việc
- Thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo của khách hàng thường là từ nhiềunguồn khác nhau, ví dụ như: bất động sản, tài sản có giá trị lớn, … Riêng với tài sản làbất động sản, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý cũng như giá trị của bấtđộng sản Bất động sản phải đảm bảo giá trị nhất định cho món vay, phòng trường hợpkhông trả được nợ ngân hàng thì tài sản đảm bảo đem thanh lý lại không mang lại cho
Trang 18nguồn bù lỗ tối thiếu cho ngân hàng Đối với các tài sản có giá trị lớn cũng vậy, ngânhàng kiểm tra mức độ giá trị còn lại của tài sản, số năm đã sử dụng tài sản.
Sau khi tiến hành thẩm định tín dụng hết các khâu, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trìnhkhái quát chung nhất về khách hàng và đưa ra đánh giá của mình có nên cho kháchhàng vay hay không? Nếu đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ghi đầy đủ các thông tinkèm theo (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và điều kiện để cho vay)
*Bước 3: Xét duyệt và quyết định cho vay.
Sau khi lập tờ trình, cán bộ tín dụng sẽ đưa đến trưởng phòng tín dụng Trưởngphòng tín dụng sẽ xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích và bổ sung nếuthiếu sót Tiếp theo, tờ trình đó sẽ được trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt Nếuquyết định cho vay ngân hàng phải lập 1 văn bản thông báo cho khách hàng về quyếtđịnh cho vay của ngân hàng Trong trường hợp không cho vay thì vẫn phải lập 1 vănbản thông báo cho khách hàng biết về quyết định từ chối cấp tín dụng của ngân hàng
và trong văn bản này nêu rõ lý do từ chối tín dụng
*Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý trước khi giải ngân
Dưới đây là một số thủ tục pháp lý mà ngân hàng cần phải làm trước khi giảingân:
- Kí kết hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng chính thức cam kết trêngiấy tờ về khoản vay của khách hàng, về các điều kiện yêu cầu từ hai phía
- Thoả thuận phương thức cho vay: Ngân hàng và khách hàng cùng đưa raphương thức cho vay phù hợp nhất cho cả hai phía, sao cho phương thức này khôngquá khó khăn đối với khách hàng và cũng không gây bất lợi cho ngân hàng
- Kì hạn trả nợ: Khách hàng có thể lựa chọn kì hạn trả nợ của mình: trả định kìhay cuối kì trả
Khi thủ tục pháp lý đã được hoàn tất, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho kháchhàng
*Bước 5: Kiểm tra trong quá trình cho vay.
Trang 19Sau khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát xem khách hàng có
sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không bằng cách thu thập thông tin của kháchhàng Quá trình này diễn ra theo định kì của ngân hàng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm haykiểm tra bất ngờ), quá trình này phụ thuộc vào chính sách, kế hoạch của ngân hàngtrong từng thời kì Các thông tin mà ngân hàng thường tiến hành kiểm tra ở khách hànglà: sự ổn định về tài chính của khách hàng, mục đích cho vay có đúng như trong hợpđồng kê khai, kiểm tra lại tài sản đảm bảo và sự nghiêm túc trong quá trình trả nợ.Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hiện xem nhu cầu mới của khách hàng để phục vụ
Đối với việc thu thập thông tin, ngân hàng quy định:
- Tất cả thông tin phản ánh theo chiều hướng tốt thì có nghĩa là chất lượng tíndụng đang được đảm bảo
- Nếu chất lượng khoản vay đang bị đe doạ thì ngân hàng cần có biện pháp xử lýkịp thời
- Ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên đi vay viphạm hợp đồng tín dụng
*Bước 6: Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới.
Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hết nợ và lãi Tuy nhiên bên cạnhnhững khoản tín dụng an toàn, đảm bảo (hoàn trả đầy đủ và đúng hạn) luôn tồn tạinhững khoản tín dụng đến thời điểm hoàn trả nhưng không có khả năng thanh toánbuộc ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân Những nguyên nhân đó có thể là:
- Khách hàng lừa đảo, sử dụng tiền không đúng mục đích thì hàng sẽ thu hồingay khoản nợ
- Khách hàng gặp một số khó khăn mà bị chậm trễ trong việc trả nợ thì ngân hàng
có thể gia hạn thời gian cho khách hàng
1.1.5 Lợi ích của việc cho vay tiêu dùng
Đối với ngân hàng, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ tạo thói quen cho người dântiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng Đây cũng là cách để đa dạng hoá cáclĩnh vực đầu tư của ngân hàng nhằm nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro Thông qua cho
Trang 20vay tiêu dùng, ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng và từ đó tăng khả năng huyđộng vốn của ngân hàng.
Đối với khách hàng, khi được ngân hàng cung cấp hoạt động cho vay tiêu dùng,khách hàng được hưởng các dịch vụ tiện ích trước khi họ có đủ nguồn tài chính đặcbiệt trong trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế, giáo dục, … Ngoài ra,khách hàng còn được hưởng một số lợi ích khác như:
- Khách hàng sẽ có một khoản tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và có thểhoàn trả dần từ thu nhập trong tương lai của mình
- Với những trường hợp khẩn cấp, khách hàng có thể vay ngân hàng với lãi suấthợp lý thay vì phải vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao hơn nhiều
- Ngân hàng cho phép thời hạn cho vay và phương thức trả nợ linh hoạt, tất cảcăn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng Họ không phải lorằng mình không thể trả nợ được, bên cạnh đó họ đạt được mong ước của mình là nângcao mức sống và tăng khả năng được đào tạo…giúp họ có nhiều cơ hội để tìm kiếmnhững công việc với mức lương cao hơn
- Điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức tạpcho khách hàng Họ chỉ cần xác minh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trêncùng địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có chi nhánh của ngân hàng mà họ định vay tiền hoạtđộng Ngoài ra, khách hàng cần xác nhận mức thu nhập hàng tháng ổn định và đảm bảođược khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp lý
Về mặt kinh tế - xã hội, cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, gópphần giảm chi phí giao dịch xã hội thông qua tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngânhàng và khách hàng Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng là đòn bẩy kích thích nềnsản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần thực hiệnviệc xoá đói giảm nghèo Hiện nay, nạn cho vay nặng lãi đang trở thành một vấn đềnhức nhối trong xã hội, vì vậy việc ngân hàng tiến hàng cho vay tiêu dùng với thủ tụctương đối đơn giản, nhanh gọn đã góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi
Trang 21Mặt khác, dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt cải thiện môitrường tiêu dùng xây dựng nền văn minh thanh toán Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô,dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm nănglớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiềnmặt và tiết kiệm chi phí về thời gian và tiền bạc cho xã hội.
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.1.Doanh số cho vay:
Doanh số của hoạt động CVTD năm n
Tốc đọ tăng doanh số CVTD= - -1x100 Doanh số của hoạt động CVTD năm n-1
- Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng cho vay trong một giai đoạn (thường
là 1 năm)
- Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số của hoạt động CVTD năm (n)
so với năm (n-1) Khi chỉ tiêu này tăng lên , nó thể hiện rằng doanh số hoạt độngCVTD qua các năm của Ngân hàng đã tăng lên về số tương đối , đồng thời chứng tỏhoạt động CVTD đang được mở rộng
1.2.2 Dư nợ cho vay:
Dư nợ CVTD năm n
Tốc độ tăng dư nợ CVTD = - -1 x 100
Dư nợ CVTD năm n-1
- Dư nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay tại một thời điểm
- Tổng dư nợ của một Ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản , khả năng đápứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó
- Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng vàkhách hàng nói trên
- Chỉ tiêu này cho biết tốc tăng trưởng dư nợ CVTD năm (n) so với năm 9(n-1) Khi chỉ tiêu này tăng lên , nó thể hiện rằng dư nợ CVTD qua các năm của ngân hàng
đã tăng lên về số tương đối , đồng thời hoạt động CVTD đang mở rộng
Trang 221.2.3 Nợ xấu
Nợ xấu của CVTD
Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động CVTD= -x100
Tổng dư nợ CVTD
Nợ xấu ( hay nợ có vấn đề , nợ không lành mạnh , nợ khó đòi , nợ không thể đòi
…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau :
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khí các cam kếtnày đã hết hạn
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khảnăng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi
- Tài sản đảm bảo ( thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãikhông đủ trang trải nợ và lãi
- Các khoản nợ xấu bao gồm : Nợ dưới tiêu chuẩn ; Nợ nghi ngờ ; Nợ có khảnăng mất vốn
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc mở rộng hoạt động CVTD
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG.
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi Nhánh Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng đã được thành lập theo quyếtđịnh số 515/QĐ – NHKL ký ngày 17/07/2007 và chính thức đi vào hoạt động29/10/2007 Trụ sở của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng đặt tại158-160 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Từ khi thành lập đến nay Chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạtđộng, cung ứng dịch vụ, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của khách hàngmột cách tốt nhất
Tên tiếng việt : NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
Gọi tắt :NGÂN HÀNG KIÊN LONG
Tên tiếng anh : KIEN LONG BANK
Vốn điều lệ : Ngày 6/9/2016 đạt 3000 tỷ đồng
Trong suốt 5 năm qua, chi nhánh Đà Nẵng đã không ngừng phát triển và mở rộng
từ mô đến các sản phẩm dịch vụ của NHTM như : huy động vốn, cho vay, bảo lãnh,thanh toán quốc tế Về mạng lưới hoạt động, tổng số đơn vị trực thuộc của chi nhánh
Đà Nẵng tỉnh đến cuối năm 2017 là14 đơn vị gồm 1 chi nhánh và 03 phòng giao dịchtrực thuộc Tổng số nhân sự là hơn100 người đều có trình độ chuyên môn tốt
Trang 24Về vị trí địa lý, chi nhánh Đà Nẵng hiện đặt trụ sở tại khu vực trung tâm thànhphố, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại Điều này giúp ngân hàng dễ dàng thu hút
và tạo niềm tin nơi khách hàng Đồng thời, địa điểm này rất thuận lợi cho chi nhánhtiếp cận các khách hàng lớn ở khu vực quận Hải Châu, quận Thanh Khê,
Với sự cố gắng của đội ngũ CB - CNV của chi nhánh, Kiên Long đã khẳng địnhđược vị thế của một ngân hàng hoạt động hiệu quả Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh
Đà Nẵng đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, thu hút được các tầng lớp dân cưđến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng lướiđược mở rộng, đến nay chi nhánh đã có 3 phòng giao dịch trực thuộc Ngoài ra, ngânhàng đã chuyển tải vốn đến tận tay người dân có nhu cầu vay vốn, sản xuất kinh doanhcũng như tiêu dùng một cách hiệu quả
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước tổnggiám đốc Ngân hàng Kiên Long và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình.Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy chế và quyđịnh của Ngân hàng đưa ra
Giám Đốc
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng
cá nhân Phòng kế toán
ngân quỹ
Tổ chức hành chính
Trang 25Phó Giám Đốc chi nhánh: là người dưới quyền Giám đốc chi nhánh, thay mặtGiám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng, điều hành đơn vịnhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ như là bộ phận kinh doanh đem về thu nhập chochi nhánh Cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm dự án, phương ánkhả thi của khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn hướng dẫn kháchhàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn Chịu trách nhiệm vềkhoản vay do mình thực hiện Bao gồm 2 phòng nhỏ là: Phòng khách hàng cá nhân vàPhòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng kế toán ngân quỹ: những nhân viên làm việc trong bộ phận này có tráchnhiệm thực hiện các công việc sau:
- Hoạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tàichính, quản lý các hoa vốn, tài sản của chi nhánh
- Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục và chi trả tiềngui tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; dịch vụ chi trả kiều hối
- Tổ chức việc thu, chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá bảo quản an toàn tiềnbạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng
- Thực hiện công tác điện toán, xử lý thông tin
- Bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố do phòng tín dụng chuyển sang
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu
Trang 262.2.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank-Chi Nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019
2.1.1.1 Cho vay tiêu dùng chung
Với những biển động liên tục về kinh tế vĩ mô, tác động của thị trường thể giới đối với nền kinh tế trong nước, tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát xây ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế quốc gia và địa phương
nói chung và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng Bên cạnh những kết quảđạt được, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng chứa đựng nhiều rủi ro
Để đánh giá được tình hình về cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong giai đoạn
2017-2019 nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng quản trị về cho vay tiêu dùngphù hợp, để tài tiếp cận trên các phương diện: về cho vay tiêu dùng theo mục đích, vềcho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo, về cho vay tiêu dùng theo phương thức vay
và về cho vay tiêu dùng theo đôi tượng khách hàng Và các chỉ tiêu phản ánh về cho vay tiêu dùng được sử dụng phố biên nhất là nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu.
Trang 27Hình 2.1 Cho vay tiêu dùng chung
Đơn vị tính: triệu đồng
Tỷ Trọng Số Tiền
Tốc
1 DSCV 172,052 100% 203,743 100% 321,732 100% 31,691 18.42% 117,989.00 57.91% -CVTD 37,564 21.83% 45,754 22.46% 74,278 23.09% 8,190 21.80% 28,524.00 62.34% -Khác 134,488 78.17% 157,989 77.54% 247,454 77% 23,501 17.47% 89,465.00 56.63%
2 DSTN 148,243 100% 175,372 100% 294,023 100% 27,129 18.30% 118,650.76 67.66% -CVTD 28,323 19.11% 31,065 17.71% 67,834 23.07% 2,742 9.68% 36,769.00 118.36% -Khác 119,920 80.89% 144,307 82.29% 226,189 76.93% 24,387 20.34% 81,881.76 56.74%
3 DƯ NỢ BQ 100,287 100% 112,064 100% 130,728 100% 11,777 11.74% 18,664.00 16.65% -CVTD 21,675 21.61% 27,110 24.19% 25,652 19.62% 5,435 25.07% 1,458.00) -5.38% -Khác 78,612 78.39% 84,954 75.81% 105,076 80.38% 6,342 8.07% 20,122.00 23.69%
4 Nợ xấu 642 100% 975 100% 128 100% 333 51.90% (846.96) -86.87% CVTD 152 23.68% 230 23.59% 32 25.00% 78 51.32% 198.00) -86.09% Khác 490 76.32% 745 76.41% 96 75.00% 255 52.08% 648.96) -87.11%
Trang 28Biểu đồ 2.1 Cho vay tiêu dùng chung
Qua bảng số liệu cho thấy: Trong 3 năm gần đây, do có biến động tình hình kinh
tế đã làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùngnói riêng, nhưng nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc qua các năm Cho vay tiêu dùngcũng chiếm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm trong tổng hoạt động cho vay của Ngânhàng Kiên Long Chi Nhánh Đà Nẵng Nhìn thấy được tiềm năng trong hoạt động chovay tiêu dùng, xu hướng nền kinh tế hiện nay thì ngân hàng Kiên Long nói chung,Ngân hàng Kiên Long Chi Nhánh Đà Nẵng nói riêng đang đẩy mạnh cho vay tiêudùng Tỷ lệ khách hàng lựa chọn cách vay này ngày càng nhiều do thủ tục xét duyệtđơn giản và nhanh chóng
Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm trên 20% trong tổng doanh số cho vay vào 3năm gần đây Năm 2019 CVTD là 74,278 triệu đồng tăng 28,524 so với năm 2018, tươngứng tăng 62.34% Năm 2018 CVTD là 45,754 triệu đồng tăng 8,190 so với năm 2017,
Trang 29tương ứng với tốc độ tăng 21.80 % Từ đó cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng không ngừngtăng lên qua mỗi năm vì mức thu nhập và nhu cầu của con người ngày càng nhiều.Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm tỷ
lệ tương đương, cao nhất vào năm 2019 lên đến 23.07 % tổng DSTN Năm 2018 doanh
số thu nợ CVTD đạt 31,065 triệu đồng tăng 2,742 so với năm 2017, tương ứng với tốc
độ tăng trưởng 9.68 % Năm 2019 doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng là 67,834 triệuđồng tăng 118.36 % Qua những điều trên có thể nói rằng công tác thu nợ và chất lượngtín dụng của Kiên Long Banks chi nhánh Đà Nẵng khá tốt cần tiếp tục và phát huyđiểm này, đây là kết quả của sự nổ lực không ngừng của toàn cán bộ nhân viên gópphần giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận của ngân hàng
Năm 2018, dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng là 27,110 triệu đồng tằng 25.07% sovới năm 2017 Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng năm 2019 đạt 25,652 triệu đồng giảm1,458 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với giảm 5.38 % Dư nợ bình quân cho vaytiêu dùng góp phần vào việc gia tăng dư nợ chung Kết quả này là do ngân hàng đã tìmkiếm khách hàng mới để cho vay Song đời sống người dân hiện nay nhình chung đượcnâng lên thì dư nợ bình quân sẽ có chiều hướng tăng nếu ngân hàng có chính sách thuhút khách hàng phù hợp
Nợ xấu đánh giá được rủi ro của ngân hàng trong từng nghiệp vụ, từng món vay
và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu từ hoạt động vay Nợ xấu CVTD năm 2018 chiếm tỷtrọng 23.59% Năm 2018 tăng 78 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng
là 51.32% Nhưng tỷ lệ nợ xấu năm 2019 giảm 198 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng giảm 86.09% Nợ xấu của CVTD giảm qua các năm, công tác quản ký nợ của ngân hàngngày càng được nâng cao
Nhận xét
Đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của cuộc sốngngày càng đa dạng đời sống của mỗi người càng tăng thì để đáp ứng nhu cầu mỗingười thì việc hỗ trợ cho hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày ngày phát triển Cũngnhờ sự nỗ lực của cá nhân viên cùng với sự lãnh đạo tài giỏi đã giúp ngân hàng càng
Trang 30phát triển mạnh hơn, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu còn cao Điều này không những do về phíatrả nợ mà cũng cần phải xem xét lại công tác thu nợ và xử lý nợ xấu của cán bộ chinhánh vẫn còn nhiều tồn tại Cán bộ tín dụng chưa thực sự chủ động, linh hoạt trongviệc xử lý nợ xấu, bên cạnh đó lãi suất cho vay lại làm hạn chế khả năng trả nợ củakhách hàng, ngân hàng cần tìm giải pháp khắc phục, phòng tránh rủi ro.
Trang 312.1.1.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo
Hình 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo
Trang 32Biểu đồ 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo
Tại Kiên Long Bank cho vay tiêu dùng đảm bảo không bằng tài sản chiếm tỷtrọng cao trong hoạt động CVTD của ngân hàng Theo bảng số liệu ta có thể thấydoanh số cho vay đối với các khoản vay không đảm bảo bằng chiếm tỷ trọng cao và có
xu hướng tăng qua các năm Tốc độ tăng trưởng của các khoản vay không có đám báobằng tài sản cũng tăng nhanh hơn các khoàn vay có đảm bảo bằng tài sản Doanh sốcho vay đảm bảo không bằng tài sản năm 2018 là 33.992 triệu đồng tức tăng 4.949triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 17.04% Năm 2019 doanh số cho vay tiêu dùng đảm bảokhông bằng tài sản tăng vọt 25.654 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 75.47% tốc độ tăngnhiều so với năm trước Doanh số cho vay đảm bảo bằng tài sản năm 2018 tăng từ8.521 triệu đồng lên tới 11.762 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 21.8% Năm 2019 DSCVđảm bảo bằng tải sản tăng 2.870 triệu đồng tương ứng tăng 24.4% so với năm 2018.Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng chỉ tậptrung cho vay đổi với cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định, đảm bảo khảnăng trả nợ từ nguồn lương của mình Sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích như khôngcần tài sản đảm bảo mà nguồn trả nợ lại dựa vào nguồn thu nhập ổn định hàng tháng
Trang 33của mình, Vì vậy CVTD theo hình thức này chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với hìnhthức đảm bảo bằng tài sản.
Cũng giống như doanh số cho vay, trong tổng cơ cầu doanh số thu nợ thi doanh
số thu nợ không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay có tài sảnđảm bảo
Doanh số thu nợ đảm bảo không bằng tài sản năm 2018 tăng 2.336 triệu đồngtương ứng tỷ lệ là 10.23% Năm 2019 doanh số cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằngtài sản tăng vọt lên 31.409 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 124.75% so với 2018 Trongkhi đó doanh số thu nợ đảm bảo bằng tài sản năm 2018 tăng 406 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ là 7.41% Năm 2019 doanh số thu nợ đảm bảo bằng tài sản tăng 5.360 triệu đồngtương ứng tỷ lệ 91.05% Khả năng thu hồi nợ của các món vay đảm bảo không bằng tàisản có phần tốt hơn so với vay đảm bảo bằng tài sản cho vay đảm bảo không bằng tàisản chủ yếu tập trung vào đối tượng cán bộ công nhân viên chức với nguồn thu nhập ổnđịnh hàng tháng Khả năng trả nợ của khách hàng cũng sẽ có phân bị ảnh hướng bởigiá hàng hóa hay chi phí sinh hoạt tăng Tuy nhiên, đối tượng cán bộ công nhân viên cónhững nguồn thu nhập ổn định cùng với sự hồ trợ của cản bộ tín dụng trong công tácthu nợ giúp cho khách hàng có ý thức hơn trong việc trả nợ Cán bộ tín dụng thườngxuyên nhắc nhở khách hàng khi sắp đến hạn trả nợ tránh trường hợp đôi lúc kháchhàng quên hoặc chưa cân đối được thu chi khi đến kì hạn trả nợ Nhờ vậy công tác thuhồi nợ đối với khoản vay này cũng vì vậy mà hiệu quả hơn Trong khi đó các khoảnvay có tài sản đảm bảo thường là những khoản vay có giá trị lớn, thời gian vay cũngtương đối dài Tuy nhiên nguồn thu nhập trả nợ các khoản vay này đổi khi lại không ổndịnh Bên cạnh đó vẫn có một một số khách hàng trả nợ không đúng hạn, chỉ đợi khingân hàng đốc thúc, thúc dục mới chịu trả Tuy vậy, nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằngcông tác thu nợ đã được ngân hàng thực hiện khá tốt, doanh số thu hồi nợ qua các nămđều tăng
Dư nợ bình quân đảm bảo không bằng tài sản năm 2018 tăng 4.591 triệu đồngtuơng ứng tỷ lệ là 26.33% Năm 2019 dư nợ bình quân đảm bảo không bằng tài sản
Trang 34giảm xuống 577 triệu đồng tưởng ứng với tỷ lệ 2.62% so với 2018 Trong khi đó dư
nợ bình quân đảm bảo bằng tài sàn năm 2018 tăng 844 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là19.9% Năm 2019 dư nợ bình quân đảm bảo bằng tài sản giảm 881 triệu đồng tướngứng với tỷ 17.33% là so với 2018 Nhìn chung dư nợ bình quân cho vay đảm bảo bằngtài sản và đảm bảo không bằng tài sản thì từ năm 2017- 2018 có tăng nhưng đến năm
2019 có xu hướng giảm
Nhìn vào bảng số liệu ta thây rằng tỷ trọng nợ xấu của cho vay có tài sản đảm bảo
và cho vay không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm mạnh qua các năm Nợ xấuđảm bảo bằng tài sản năm 2018 tăng 12 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 39.69 % so vớinăm 2017 Năm 2019 nợ xấu cho vay tiêu dùng dảm bảo bằng tài sản giảm 36 triệuđồng tương ứng với tỷ lệ giảm 86.61% là so với 2018 Trong khi đó nợ xấu đảm bảokhông bằng tải sản năm 2018 tăng 66 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 54.18% so với năm
2017 Năm 2019 nợ xấu không đảm bảo bằng tài sản cũng giảm xuống 162 triệu đồngtướng ứng với tỷ lệ 85.97% là so với 2018 Bởi vì cho vay tiêu dùng vốn là một hoạtđộng nhiều rủi ro, bên cạnh đó cho vay không có tài sản đảm bảo lại có rủi ro cao hơn
và doanh số CVTD của đảm bảo không bằng tài sản lại cao hơn rất nhiều nên nợ xấu sẽcao hơn
Chính vì vậy mà hình thức cho vay này ngân hảng thường rất thận trọng, kiểmsoát chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định
Có thể kết luận rằng, ngân hàng với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đã
cố gắng đưa ra những gói cho vay ưu đãi hơn, đối tượng rộng hơn, cho vay chủ yếudựa vào uy tín căn cứ theo mức thu nhập của khách hàng chứ không cần phải tuần thủđúng theo nguyên tắc có tài sản đảm bảo đối với bất kỳ một khoản vay Nhưng KiênLong Bank chi nhánh Đà Nẵng cần phải chú trọng hơn nữa công tác thẩm định hồ sơvay để hạn chế nợ xấu không tăng cao
Qua đó ta có thể thấy rằng, tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảocủa ngân hàng mà chủ yếu là cho vay không bằng tài sản đối với CBNV thuộc ngânhàng và CBNV không thuộc ngân hàng, đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân
Trang 35hàng đang hướng tới, vì khả năng thu hồi nợ nhóm đối tượng này được đảm bảo và thuhồi được nhanh, vì thế ngân hàng Kiên Long Bank, đang đưa ra nhiều chính sách mởrộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng này Vì điều này vừa tạođiều kiện cho CBNV có cuộc sống tốt và có thể làm việc hiệu quả hơn.
Trang 362.1.1.3 Cho vay theo đối tượng
Hình 2.3 Cho vay theo đối tượng