1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning

239 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Sinh Viên Ngành Kỹ Thuật Điện Trong Phương Thức Đào Tạo B-Learning
Tác giả Vũ Thị Kim Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ thuật điện
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 7,46 MB

Nội dung

Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo BLearning

Trang 1

Vũ Thị Kim Nhung

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC

ĐÀO TẠO B-LEARNING

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

Vũ Thị Kim Nhung

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC

ĐÀO TẠO B-LEARNING

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

Mã số: 9140110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các sốliệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Nộidung và kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đạihọc Bách khoa Hà Nội và sự giúp đỡ, những đóng góp quý báu của Ban lãnh đạo,quý thầy cô Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục - Đại học Bách khoa Hà Nội đãtạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoànthành luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Hải Dương, quý thầy côKhoa Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học HảiDương đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiêncứu và thực hiện đề tài Trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy,

cô giáo và các bạn sinh viên ở Trường Đại học Hải Dương và một số trường đại học

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khảo sát và thực nghiệm nội dungnghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô

Tứ Thành, người hướng dẫn khoa học đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các chuyên gia giáo dục, cácnhà khoa học trong và ngoài Đại học Bách khoa Hà Nội đã dành thời gian đọc vàgóp ý cho luận án của tôi

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới gia đình thân yêu của tôi, bạn

bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2024

Nghiên cứu sinh

Vũ Thị Kim Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT … viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, CÔNG THỨC x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Định hướng đổi mới giáo dục đào tạo 1

1.2 Sự tác động mạnh mẽ của các công nghệ số đối với quá trình đào tạo 2 1.3 Sự cần thiết về phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning 3

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Khách thể nghiên cứu 5

3.2 Đối tượng nghiên cứu 5

3.3 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Giả thuyết khoa học 6

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7

6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ 8

7 Ý nghĩa khoa học của luận án 8

7.1 Về lí luận 8

7.2 Về thực tiễn 8

8 Cấu trúc của Luận án 9

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO B-LEARNING 10

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.1.1 Phát triển năng lực tự học 10

1.1.2 Dạy học trên môi trường số, dạy học theo hình thức B-Learning 13

1.1.3 Phát triển năng lực tự học với B-Learning 14

Trang 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 17

1.2.1 Tự học 17

1.2.2 Năng lực tự học 18

1.2.3 B-Learning 21

1.2.4 Năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning 23

1.3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học trong phương thức đào tạo B-Learning 24

1.3.1 Đặc điểm phương thức đào tạo B-Learning 24

1.3.2 Đặc điểm, vai trò của việc phát triển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning trên môi trường số 29

1.3.3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning 32

1.3.4 Một số lí thuyết học tập phát triển năng lực tự học cho người học trong phương thức đào tạo B-Learning 34

1.3.5 Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning 40

Kết luận Chương 1 50

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO B-LEARNING 51

2.1 Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning 51

2.1.1 Mục đích khảo sát 51

2.1.2 Đối tượng, phạm vi khảo sát 51

2.1.3 Phương pháp khảo sát 51

2.1.4 Nội dung khảo sát 52

2.1.5 Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá 53

2.2 Điều kiện phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning 69

2.2.1 Xây dựng khung năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning và các tiêu chí đánh giá 69

2.2.2 Các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning 79

Kết luận Chương 2 86

Trang 7

Chương 3 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH

KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO B-LEARNING, THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI HỌC PHẦN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG, THỰC

NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ … 87

3.1 Thiết kế khóa học B-Learning phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện 87

3.1.1 Lập kế hoạch phát triển khóa học kết hợp 87

3.1.2 Xây dựng đề cương học phần/ môn học theo B-Learning 89

3.1.3 Lên kịch bản, phát triển học liệu cho khoá học 89

3.1.4 Tổ chức các hoạt động học tập trên Hệ thống quản lý học tập LMS 90

3.1.5 Triển khai khoá học trên hệ quản trị học tập LMS 91

3.1.6 Đánh giá 92

3.2 Thí điểm khóa học phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện theo B-Learning đối với học phần Thiết kế hệ thống nhúng 93

3.2.1 Đặc điểm học phần Thiết kế hệ thống nhúng trong Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật điện 93

3.2.2 Vận dụng dạy học dự án theo phương thức đào tạo B-Learning trong khóa học học phần Thiết kế hệ thống nhúng phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện 94

3.2.3 Thiết kế đề cương, kịch bản dạy học vận dụng dạy học dự án trong phương thức đào tạo B-Learning phát triển năng lực tự học học phần “Thiết kế hệ thống nhúng” 103

3.2.4 Phát triển học liệu cho khóa học Thiết kế hệ thống nhúng 108

3.2.5 Triển khai khóa học Thiết kế hệ thống nhúng trên Hệ thống quản lý học tập LMS 109

3.2.6 Một số hoạt động nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên trong khóa học 115

3.3 Thực nghiệm sư phạm và đánh giá 117

3.3.1 Mục đích thực nghiệm và đánh giá 117

3.3.2 Nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 117

3.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 119

3.3.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm 121

3.3.5 Tổ chức thực nghiệm 122

3.3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm 122

Trang 8

3.3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm 129

3.3.8 Đánh giá của chuyên gia về hiệu quả và tính khả thi 131

Kết luận Chương 3 134

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 136

1 Kết luận 136

2 Khuyến nghị 137

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

PHỤ LỤC 149

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO SINH VIÊN 1

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN 6

PHỤ LỤC 3 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 9

PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA 11

PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VỀ KHUNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG PHƯƠNG THỨC B-LEANRING 12

PHỤ LỤC 6 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỌC PHẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG NHÓM…… 14

PHỤ LỤC 7 THEO DÕI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỌC PHẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG NHÓM…… 15

PHỤ LỤC 8 PHIẾU GIAO BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔ PHỎNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG: BÀI SỐ 1 17

PHỤ LỤC 9 PHIẾU GIAO BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔ PHỎNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG: BÀI SỐ 2 18

PHỤ LỤC 10 PHIẾU GIAO BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔ PHỎNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG: BÀI SỐ 3 19

PHỤ LỤC 11 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN THIẾT KẾ 20

HỆ THỐNG NHÚNG 20

PHỤ LỤC 12 ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC B-LEARNING .27 PHỤ LỤC 13 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN: CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG NHÚNG 45 PHỤ LỤC 14 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN : ỨNG DỤNG, ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHÚNG 47 PHỤ LỤC 15 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN: CÁC THÀNH PHẦN

Trang 9

CƠ BẢN TRONG KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG HỆ THỐNG NHÚNG 49 PHỤ LỤC 16 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN : MỘT SỐ NỀN PHẦN CỨNG NHÚNG THÔNG DỤNG 50 PHỤ LỤC 17 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN: CÁC CÔNG NGHỆ CHÌA KHÓA CỦA HỆ THỐNG NHÚNG 51 PHỤ LỤC 18 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN : PHẦN MỀM NHÚNG

53

PHỤ LỤC 19 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN: HỆ ĐIỀU HÀNH NHÚNG 54 PHỤ LỤC 20 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN: KỸ THUẬT LẬP TRÌNH NHÚNG 55 PHỤ LỤC 21 CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP CHƯƠNG 1: CẤU TRÚC PHẦN CỨNG

HỆ THỐNG NHÚNG 58 PHỤ LỤC 22 CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM VÀ KỸ THUẬT LẬP TRÌNH NHÚNG 59 PHỤ LỤC 23 CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP PHẦN CỨNG

VÀ PHẦN MỀM 61 PHỤ LỤC 24 PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY ĐỐI VỚI SINH VIÊN 62 PHỤ LỤC 25 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

64

PHỤ LỤC 26 ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG (THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÒNG 1) 66 PHỤ LỤC 27 ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG (THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÒNG 2) 68

PHỤ LỤC 28 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA 70

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

* Từ viết tắt tiếng Việt

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 11

* Từ viết tắt tiếng Anh

ABET Accreditation Board for Engineering and Technology Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ

thuật - công nghệ

CDIO Conceive - Design - Implement -

Operate

Hình thành ý tưởng - Thiết kế ý tưởng - Thực hiện - Vận hành

LMS Learning Management System Hệ thống quản lý

học tập

ICT Information & Communication Technologies Công nghệ thông tin và Truyền thôngSPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, CÔNG THỨC

Bảng 1.1 Biểu hiện của người có NLTH (nguồn: [76]) 19 Bảng 1.2 Biểu hiện của người có NLTH (nguồn: [77]) 20

Bảng 2.1 Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động tự học của SV

(nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 54

Bảng 2.2 Kĩ năng làm việc trực tuyến của SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên

cứu sinh) 59 Bảng 2.3 Cấu trúc khung năng lực tự học của SV ngành Kỹ thuật điện trong

phương thức đào tạo B-Learning 75 Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy, học trong các bước của quy trình

DHDA theo mô hình B-Learning với việc phát triển NLTH của SV 99 Bảng 3.2 Chuẩn đầu ra của học phần Thiết kế hệ thống nhúng 103 Bảng 3.3 Phân phối thời gian giảng dạy học phần Thiết kế hệ thống nhúng 105 Bảng 3.4 Bảng phân bố tần số kết quả học tập học phần Thiết kế hệ thống nhúng

(Vòng 1) 125 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định "Independent t-test" cho kết quả học tập thực nghiệm sư

phạm vòng 1 126 Bảng 3.6 Bảng phân bố tần số kết quả học tập học phần Thiết kế hệ thống nhúng

(Vòng 2) 128 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định "Independent t-test" cho kết quả học tập thực nghiệm sư

phạm vòng 2 129 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về hiệu quả và tính khả thi 132 Biểu đồ 3.1 Kết quả học tập học phần Thiết kế hệ thống nhúng (Thực nghiệm sư

phạm Vòng 1) 125 Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập học phần Thiết kế hệ thống nhúng (Thực nghiệm sư

phạm Vòng 2) 128 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ kết quả ý kiến về đề cương chi tiết học phần, bài giảng điện tử

học phần Thiết kế hệ thống nhúng theo phương thức đào tạo B-Learning 133 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ kết quả ý kiến của chuyên gia về hiệu quả, tính khả thi thiết kế

khóa học học phần Thiết kế hệ thống nhúng theo B-Learning đối với việc phát triển các thành tố trong NLTH của SV 133

Công thức 3.1 Công thức tính kích thước mẫu (nguồn: [118]) 118

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1 Các công nghệ

số……… 2

Hình 1.1 Tư tưởng của hình thức học tập kết hợp (nguồn: [80]) 22

Hình 1.2 Các mô hình B-Learning cơ bản (nguồn: [89]) 27

Hình 1.3 Các hình thức dạy học B-Learning (nguồn: [89]) 28

Hình 1.4 Thang đo nhận thức Bloom (nguồn: [90]) 29

Hình 1.5 Mô hình học tập theo thuyết nhận thức (nguồn: [99]) 35

Hình 1.6 Đặc điểm của DHDA (nguồn [99]) 41

Hình 1.7 Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (nguồn: [109]) 46

Hình 2.1 Nhận thức của SV về vai trò tự học (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 53

Hình 2.2 Tần suất thời gian tự học của SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 53

Hình 2.3 Những khó khăn của SV trong quá trình 01 học phần ngành Kỹ thuật điện (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 54

Hình 2.4 Mức độ thường xuyên truy cập Internet của SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 56

Hình 2.5 Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động khi truy cập Internet: giải trí, trò chuyện với người thân; tìm kiếm thông tin/tài liệu phục vụ học tập; trao đổi với thầy cô, bạn bè để học tập (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 56

Hình 2.6 Điều kiện trang thiết bị của SV để tự học (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 57

Hình 2.7 Mức độ sử dụng các thiết bị, công cụ học trực tuyến của SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 57

Hình 2.8 Khó khăn khi SV sử dụng các thiết bị, công cụ (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 58

Hình 2.9 Khả năng sử dụng các phần mềm của SV phục vụ tự học trực tuyến và trực tiếp (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 58

Hình 2.10 Quan điểm của SV đối với việc dạy học theo phương thức đào tạo 60

Hình 2.11 Mong muốn của SV về tỉ lệ % học trực tuyến và % học giáp mặt trực tiếp trên lớp học đối với một học phần/ môn học ngành Kỹ thuật điện (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 61

Hình 2.12 Kết quả khảo sát số lần mong muốn học giáp mặt trực tiếp với GV của SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 61

Trang 14

Hình 2.13 Các công cụ để học tập theo B-Learning của SV (nguồn: Kết quả khảo

sát của nghiên cứu sinh) 62

Hình 2.14 Tỉ lệ SV lựa chọn phương tiện, học liệu học tập trên MTS (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 62

Hình 2.15 Nhận định của GV về vai trò của việc phát triển NLTH cho SV ở trường đại học hiện nay (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 63

Hình 2.16 Nhận thức và việc áp dụng phương thức đào tạo B-Learning của GV trong dạy học phát triển NTTH cho SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 63

Hình 2.17 Mức độ việc DH trực tuyến của GV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 64

Hình 2.18 Quan điểm của GV về ưu điểnm DH theo B-Learning phát triển NLTH cho SV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 64

Hình 2.19 Khó khăn của dạy học truyền thống trong thời kì công nghệ 4.0 (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 65

Hình 2.20 Nhu cầu về hình thức dạy học kết hợp của giảng viên giảng dạy ngành Kỹ thuật điện (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 66

Hình 2.21 Lựa chọn của GV về tỉ lệ kết hợp hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 66

Hình 2.22 Kĩ năng công nghệ thông tin của GV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 67

Hình 2.23 Các cách tổ chức dạy học trực tuyến của GV (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 67

Hình 2.24 Mức độ sử dụng các công cụ của GV để tổ chức dạy học trực tuyến (nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh) 68

Hình 2.25 Quy trình xây dựng khung NLTH (nguồn: [8]) 72

Hình 2.26 Mô hình tháp học tập (nguồn: [115]) 80

Hình 2.27 Mô hình B-Learning giữa phần thực (trái) và phần số (phải) 81

Hình 3.1 Các bước xây dựng khoá học theo hình thức kết hợp (B-Learning) 87

Hình 3.2 Mô hình LIPE (nguồn: TOPICA UNI) 91

Hình 3.3 Diễn đàn thảo luận C5 (nguồn: TOPICA UNI) 91

Hình 3.4 Thông tin chung về khóa học trên hệ thống LMS 92

Hình 3.5 Nội dung học tập theo từng tuần/theo chủ đề 92

Hình 3.6 Tiến trình dạy học dự án phát triển NLTH theo mô hình B-Learning 95

Hình 3.7 Giao diện khóa học Thiết kế hệ thống nhúng trên hệ thống LMS 109

Trang 15

Hình 3.8 Danh sách SV lớp KTĐTN1 đăng kí khóa học 110 Hình 3.9 Bài giảng đồng bộ video, slide học phần Thiết kế hệ thống nhúng 110 Hình 3.10 Bài tập trực tuyến trên khóa học Thiết kế hệ thống nhúng 111 Hình 3.11 Kết quả làm bài tập trắc nghiệm và phản hồi câu hỏi trả lời sai trên

khóa học 112 Hình 3.12 Mẫu xây dựng và theo dõi kế hoạch thực hiện dự án nhóm Thiết kế hệ

thống nhúng trên khóa học LMS 112 Hình 3.13 Phiếu giao bài tập thực hành mô phỏng thiết kế hệ thống nhúng trên

LMS 113 Hình 3.14 Các tài liệu, thông tin của học phần Thiết kế hệ thống nhúng trên LMS

113 Hình 3.15 Học liệu dạng video bài giảng học phần Thiết kế hệ thống nhúng 114 Hình 3.16 Học liệu định dạnh pdf câu hỏi ôn tập các chương học phần Thiết kế hệ

thống nhúng trên hệ thống LMS 114 Hình 3.17 Hoạt động tương tác thảo luận trên lớp học online Thiết kế hệ thống

nhúng 115 Hình 3.18 Các nhóm trao đổi, thảo luận chia sẻ phần dự án đã làm tại lớp học trực

tiếp 115

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), chuyển đổi số đang diễn ra mạnh

mẽ trong mọi mặt của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực Giáo dục Bối cảnh đó đặt ranhững thách thức đối với ngành Giáo dục trong việc đào tạo thế hệ trẻ, đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng được những đòi hỏi xã hội và thịtrường lao động trong thời kỳ chuyển đổi số Nhà trường không thể chỉ giới hạn ởviệc trang bị cho người học một lượng tri thức nhất định mà cần đào tạo ra nguồnlao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và hội nhập quốc tế Đặc biệt là đối với các trường đại học, không chỉ trang bịcác kiến thức khoa học cần thiết mà còn là cả một khối lượng kiến thức, năng lực(NL), tư duy về ngành nghề đào tạo Vấn đề quan trọng hơn nữa là Nhà trường cầnphải chú trọng đến việc bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên (SV) phương pháphọc tập, phương pháp khai thác và xử lý tri thức, đặc biệt là phát triển năng lực chosinh viên Đối với sinh viên các ngành kỹ thuật, phát triển năng lực càng trở nênquan trọng hơn rất nhiều bởi đặc thù ngành nghề được đào tạo, không chỉ thànhthạo về mặt lí thuyết mà còn thành thạo về kĩ năng, thao tác thực hành Việc pháttriển năng lực tự học và thói quen tự học sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có đủkhả năng để tự mình làm giàu vốn tri thức của mình, phục vụ tốt hơn cho hoạt độngthực tiễn nghề nghiệp được đào tạo, tạo tiền đề để người học có khả năng học tậpsuốt đời

1.1 Định hướng đổi mới giáo dục đào tạo

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongnên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [0] đã chỉ

rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy

và học” Việc đổi mới giáo dục từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, nặng về lý

thuyết, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục mới, chú trọng việc hình thành NL,trong đó có năng lực tự học (NLTH) là một trong những định hướng cơ bản củaĐảng và Nhà nước ta hiện nay, qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người

học Tại Điều 5 Luật Giáo dục (2019) cũng khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [0]. Việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) nói riêng và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói chung là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục hiện nay, đặt ra yêu cầu đối với đốivới giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải không ngừng đổi

Trang 17

mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giúp ngườihọc có khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp.Tiếp đó, ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyểnđổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”

[0], với mục tiêu cụ thể: “Đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động thiết yếu hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học” Điều này cho thấy tầm

quan trọng của việc tăng cường công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong

giáo dục và đào tạo nói chung và thúc đẩy các cơ sở giáo dục đào tạo đại học nói

riêng đổi mới, sáng tạo hoạt động đào tạo trên môi trường số

Theo đó, giáo dục đại học cần tiên phong trong việc đổi mới nội dung, phươngpháp đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực chongười học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo dục trong bối cảnh toàncầu đang bước vào kỷ nguyên số Vậy làm thế nào để phát triển được năng lực tựhọc của người học trên môi trường số? việc tự học trên môi trường số sẽ diễn ra nhưthế nào? ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học như thế nào?… là cácvấn đề đặt ra đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể và cũng là nội dung mà luận ánhướng tới thực hiện

1.2 Sự tác động mạnh mẽ của các công nghệ số đối với quá trình đào tạo

Công nghệ số (CNS) với sự xuất hiện của các công nghệ mới mang tính đột phácủa CMCN 4.0 bao gồm: Internet vạn vật (IoT); Điện toán đám mây (Cloudcomputing); 5G; Dữ liệu lớn (Big data); Khoa học dữ liệu (Data science); Trí tuệnhân tạo (AI - Artificial Intelligence); Học sâu (deep learning); Học máy (deeplearning); Hệ thống thực - ảo CPS (Cyber Physical System) kết nối không gian số -thực thể mà điện thoại thông minh Smart phone là một thành phần trong CPS; Công

nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality); Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality)… như Hình 1 có thể xem như là những công nghệ mà khi

ứng dụng vào giảng dạy sẽ có vai trò thúc đẩy giáo dục mở, giúp hoạt động đào tạođạt hiệu quả cao hơn [0]

Hình 1 Các công nghệ số

Trang 18

Trong kỷ nguyên số với các CNS, TH (tự học) trở nên vô cùng quan trọng bởithông tin trong tăng theo cấp số nhân mà khả năng tìm hiểu cũng như tốc độ

học tập của mỗi người đều có giới hạn Alvin Toffler cho rằng “người mù chữ của thế kỷ XXI không phải là người không biết đọc, không biết viết mà là người không biết học hỏi, từ chối học hỏi và từ chối học lại [0] Để giải quyết những

thách thức tự học với sự phát triển như vũ bão của các CNS đòi hỏi người họcphải có tư duy mới về cách tiếp thu kiến thức và kĩ năng cũng như thích ứng đểtheo kịp nền kinh tế tri thức Thực tiễn cho thấy nhiều hình thức tự học, phươngpháp dạy học (PPDH) cũ đã gặp phải các hạn chế nhất định Trong bối cảnh đó, nhờứng dụng thành tựu của CNS vào quá trình dạy học (QTDH) mà hình thức dạy học(DH) trực tuyến (E-Learning) được đánh giá là một hình thức học tập triển vọng,phù hợp với yêu cầu thời đại và là một tiến bộ của khoa học công nghệ Tuynhiên nếu chỉ thực hiện học tập hoàn toàn trực tuyến thì kết quả thường không cao

vì động lực học tập không ổn định, người học dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn vàkhông được hỗ trợ kịp thời Ngoài ra, người học phải trưởng thành về kĩ năng họctập hay nói khác đi bị giới hạn bởi độ tuổi người học, các khóa học này phù hợp vớigiáo dục người lớn nhiều hơn Tổ chức UNESCO đã đưa ra khuyến cáo đối với

giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của thế kỷ XXI là: “Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau [0] Với

khuyến cáo đó, nhiều hướng nghiên cứu mới trong giáo dục đã được thực hiện,một trong những thành tựu nổi bật nhất của GD&ĐT trong thời gian qua là việckết hợp giữa mô hình học tập trực tuyến (E-Learning) và mô hình học tập giápmặt truyền thống đó là học tập kết hợp hay Blended Learning (B-Learning) Đây làmột trong những hình thức DH góp phần khắc phục được những hạn chế của

DH trực tuyến và DH giáp mặt, phát huy được vai trò của CNTT theo hướng kíchthích hứng thú học tập của người học, đáp ứng nhu cầu cá nhân, phát triển đatrí tuệ và khuyến khích học tập kiến tạo, phát triển được NL của người học.Ngoài ra, hình thức học tập này còn góp phần rèn luyện khả năng TH, học từ xa vàhọc suốt đời cho SV Bên cạnh việc đổi mới PPDH của GV, SV phải khôngngừng học tập, nâng cao NLTH và trong xu hướng hiện nay, một trong nhữngcách tốt nhất là TH, nhất là khai thác các CNS tham gia TH trực tuyến trên môitrường số (MTS) Trên MTS, với hình thức đào tạo B-Learning, GV càng có điềukiện để phát triển NLTH cho người học Ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ củaCMCN 4.0 thì những nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn để nâng cao chất lượngđào tạo, áp dụng những phương thức học tập hiện đại, cải tiến phương thức đào tạoB-Learning để giúp người học dễ dàng tiếp cận quá trình học mọi lúc, mọi nơi; tạo

ra môi trường học tập linh hoạt, khuyến khích tinh thần sáng tạo và sự độc lập tronghọc tập và phát triển năng lực tự học là một nghiên cứu cần thiết Khi sinh viên cónăng lực tự học tốt, có thể tự quản lý thời gian học tập và tận dụng tài liệu trựctuyến, đây có thể làm giảm áp lực đào tạo trực tiếp, giúp giảng viên tập trung vàoviệc hỗ trợ và tư vấn học tập cá nhân hơn

1.3 Sự cần thiết về phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning

Nghiên cứu và phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học trong phươngthức đào tạo B-Learning là cần thiết vì những lợi ích đặc biệt mà B-Learning manglại cho cơ sở đào tạo, giảng viên và sinh viên [0]

Trang 19

Trước hết, B-Learning là sự kết hợp tốt nhất của hai phương thức: trực tiếp vàtrực tuyến Điều này giúp sinh viên trải nghiệm lợi ích từ cả hai phương thức Họ có

cơ hội tương tác trực tiếp với giảng viên trong lớp học trực tiếp, đồng thời họ họcđược cách tự quản lý thời gian và tự học khi tham gia vào học trực tuyến B-Learning cung cấp sự linh hoạt cho giảng viên để tạo ra nhiều tài liệu học tập đadạng Điều này giúp sinh viên tập trung vào các nội dung mà họ cảm thấy cần cảithiện và phát triển khả năng tự học theo cách phù hợp với họ

Sự linh hoạt trong quản lý thời gian: B-Learning cho phép sinh viên quản lý thờigian học tập một cách linh hoạt hơn so với các phương thức đào tạo truyền thống vàtrực tuyến hoàn toàn Sinh viên có thể chọn thời điểm và địa điểm học tập phù hợpvới lịch trình và phong cách cá nhân

B-Learning tạo cơ hội cho sự tương tác giữa sinh viên với sinh viên, giữa giảngviên với sinh viên thông qua các nền tảng trực tuyến Điều này khuyến khích thảoluận, chia sẻ kiến thức và làm việc nhóm Đây là những kĩ năng quan trọng cho sựphát triển cá nhân và nghề nghiệp

Phù hợp với môi trường học tập hiện đại: Trong MTS, sinh viên hiện nay có kĩnăng sử dụng công nghệ số (Hình 1) tốt và thích ứng với học trực tuyến B-Learningkhai thác được kĩ năng này để khuyến khích họ phát triển năng lực tự học thông quaviệc sử dụng các công cụ và tài liệu trực tuyến

Các phương thức đào tạo khác như giáp mặt truyền thống hoặc trực tuyến hoàntoàn cũng có thể giúp sinh viên phát triển năng lực tự học Tuy nhiên, chúng cónhững hạn chế như các lớp học trực tiếp thường giới hạn về thời gian, không gian

và không linh hoạt Sinh viên có ít thời gian để tự nghiên cứu và rất khó để học theotốc độ cá nhân Còn các lớp học trực tuyến hoàn toàn lại tạo áp lực lớn lên sự tựquản lý thời gian và tính kỉ luật của sinh viên, không có tương tác trực tiếp vớigiảng viên, điều này có thể làm mất đi sự hỗ trợ và tương tác cần thiết trong quátrình học tập Việc nghiên cứu phát triển năng lực tự học trong phương thức đào tạoB-Learning sẽ phát huy tối đa lợi ích của cả hai hình thức học tập trực tuyến và trựctiếp trong việc giúp sinh viên phát triển năng lực tự học một cách hiệu quả và linhhoạt

Ngành Kỹ thuật điện là một ngành học đặc thù thuộc lĩnh vực kỹ thuật côngnghệ, nghiên cứu và áp dụng những vấn đề liên quan đến hệ thống điện, điện tử vàđiện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điện, hệthống điều khiển, xử lý tín hiệu Ngành Kỹ thuật điện luôn phát triển với tốc độnhanh, công nghệ và kiến thức liên quan thường thay đổi liên tục Để theo kịp sựphát triển này, sinh viên cần có khả năng tự học để cập nhật kiến thức mới và thíchnghi với công nghệ tiến tiến Người kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điệncần có khả năng giải quyết vấn đề và đề xuất ra các giải pháp kỹ thuật mới Nănglực tự học của sinh viên giúp họ khi ra trường tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, và thửnghiệm cập nhật các công nghệ mới Năng lực tự học giúp họ không chỉ học tập ởlớp học mà có thể khả năng học tập suốt đời Trong môi trường kinh doanh cạnhtranh, sinh viên ngành Kỹ thuật điện có năng lực tự học sẽ có lợi thế trong tìm việclàm và thăng tiến trong sự nghiệp Hình thức học tập trực tuyến hay giáp mặt truyềnthống, kiến thức SV được truyền thụ chủ yếu một chiều, tài liệu học tập tham khảo

Trang 20

chủ yếu ở thư viện, sách vở…, giờ thực hành ở lớp với thời gian hạn chế của họcphần là một trong những khó khăn không nhỏ đối với SV ngành Kỹ thuật điện Với

sự hỗ trợ của các CNS cùng với phương thức đào tạo B-Learning sẽ góp phần khắcphục được những khó khăn trên Đồng thời, phát huy khả năng TH, tự tìm kiếmkiến thức và phát triển NLTH của SV Khi năng lực tự học của sinh viên được nângcao, nó có thể được áp dụng rộng rãi trong ngành Kỹ thuật điện và các ngành khác

Từ thực tiễn cũng cho thấy có nhiều SV ngành Kỹ thuật điện gặp khó khăn khithực hiện TH một học phần chuyên ngành đặc thù trong chương trình đào tạo dokiến thức về ngành kỹ thuật khó, do SV chưa biết cách TH như thế nào,… Trongbối cảnh sự thay đổi, phát triển không ngừng của công nghệ cùng với phương thứcđào tạo B-Learning, việc phát triển NLTH sẽ giúp sinh viên ngành Kỹ thuật điệnthích nghi nhanh chóng với sự thay đổi và tiến bộ về khoa học, kỹ thuật Theo hiểubiết của NCS, đến nay trên thế giới đã một số nghiên cứu liên quan đến năng lực tựhọc của sinh viên kỹ thuật trong môi trường B-Learning trong cơ sở dữ liệu GoogleScholar, ERIC và Scopus nhưng số lượng các nghiên cứu được tìm thấy là khôngnhiều và cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho

SV ngành Kỹ thuật điện Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam đã có những công trìnhnghiên cứu về dạy học B-Learning để bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học cho họcsinh trung học phổ thông, một số luận án tiến sĩ gần đây nghiên cứu về phát triển,bồi dưỡng năng lực cho học sinh vận dụng B-Learning như luận án của NguyễnQuang Đại [0], Nguyễn Thị Lan Ngọc [0], tuy nhiên cũng chưa có đề tài luận ántiến sĩ nào nghiên cứu về vận dụng mô hình, phương thức đào tạo B-Learning pháttriển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện ở các trường đại học

Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn đóng góp một nghiên cứu mới trong các trường đại học có đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật điện, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành

Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho sinhviên bậc đại học ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning.Trên cơ sở đó đề xuất khung năng lực tự học, các giải pháp hỗ trợ phát triểnNLTH, thiết kế khóa học B-Learning, xây dựng kịch bản dạy học và triển khai thíđiểm khóa học đối với học phần “Thiết kế hệ thống nhúng” nhằm phát triểnNLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy và học phát triển năng lực tự học của sinh viên ngành Kỹ thuậtđiện tại các trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phương thức đào tạo B-Learning trong việc phát triển năng lực tự học cho sinhviên ngành Kỹ thuật điện

Trang 21

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu đề xuất khung NLTH và các giải pháp phát triểnNTTH cho sinh viên bậc đại học ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning; thiết kế khóa học B-Learning, thí điểm đối với học phần Thiết kế hệthống nhúng

- Về địa bàn nghiên cứu: Giảng viên và sinh viên ngành Kỹ thuật điện củaTrường Đại học Hải Dương, các trường đại học có đào tạo bậc đại học ngành Kỹthuật điện tại tỉnh Hải Dương và một số tỉnh khu vực phía Bắc

Thực nghiệm sư phạm tại Trường Đại học Hải Dương trực thuộc tỉnh HảiDương, nơi NCS công tác và giảng dạy đồng thời hiện nay đang đào tạo ngành Kỹthuật điện Thí điểm khóa học B-Learning đã thiết kế đối với học phần Thiết kế hệthống nhúng, là học phần chuyên ngành đặc thù, tiêu biểu trong Chương trình đàotạo ngành Kỹ thuật điện

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến năm 2023

4 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng phương thức đào tạo B-Learning kết hợp dạy học dự án, đề xuấtđược khung năng lực tự học và các giải pháp pháp hỗ trợ phát triển NLTH, thiết

kế khóa học phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện thí điểm đối vớihọc phần Thiết kế hệ thống nhúng, sẽ phát triển được NLTH cho sinh viên ngành

Kỹ thuật điện

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học trong phương thức đàotạo B-Learning:

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về phát triển năng lực

tự học trong phương thức đào tạo B-Learning

+ Phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài

+ Nghiên cứu các lý thuyết học tập nền tảng, các phương pháp dạy học tích cựcphù hợp với phương thức đào tạo B-Learning nhằm phát triển năng lực tự học chongười học

- Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹthuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning

- Trên cơ sở lí luận, thực tiễn và đặc điểm chương trình đào tạo ngành Kỹ thuậtđiện trình độ đại học, đề xuất các điều kiện phát triển năng lực tự học cho sinh viênngành Kỹ thuật điện, cụ thể:

+ Xây dựng khung năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trongphương thức đào tạo B-Learning và các tiêu chí đánh giá

+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹthuật điện trong phương thức đào tạo này

- Thiết kế khóa học B-Learning định hướng phát triển năng lực tự học cho sinhviên ngành Kỹ thuật điện vận dụng dạy học dự án (DHDA), xây dựng kịch bản dạy

Trang 22

học và thí điểm khóa học đối với học phần Thiết kế hệ thống nhúng, triển khai khóahọc Thiết kế hệ thống nhúng trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá: Tổ chức dạy học phát triển NLTHcho sinh viên ngành Kỹ thuật điện học phần Thiết kế hệ thống nhúng trong phươngthức đào tạo B-Learning trên hệ thống LMS đối với một số lớp sinh viên tại khoa

Kỹ thuật và Công nghệ Trường Đại học Hải Dương, đánh giá kết quả đạt được

- Đề xuất công cụ đánh giá NTTH của SV ngành Kỹ thuật điện: phiếu tự đánhgiá NLTH của SV, phiếu đánh giá của GV; đánh giá kết quả học tập kết thúc họcphần của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm; xin ý kiến chuyên gia; đánhgiá qua biên bản thảo luận nhóm, quan sát Từ đó phân tích xử lí số liệu và kiểmđịnh phương sai, độ lệch chuẩn của các lớp đối chứng và thực nghiệm để kiểmchứng tính khả thi, hiệu quả phát triển NLTH cho SV, đánh giá tính khả thi của đềtài

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố ởtrong nước và thế giới về năng lực tự học, phát triển năng lực tự học, dạy học pháttriển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning, các lí thuyết nền tảng

và các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phát triển cho người học, làm

cơ sở xây dựng khung lí thuyết của đề tài, định hướng cho triển khai nghiên cứuthực tiễn Phương pháp này được dùng trong tổng quan các cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng TH, NLTH,

năng lực sử dụng CNTT, nhu cầu TH, thực trạng dạy học B-Learning với 02 mẫuphiếu dành cho SV và GV ngành Kỹ thuật điện tại Trường Đại học Hải Dương, cáctrường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận; tìm hiểu về thựctrạng DH giáp mặt, DH B-Learning, CNTT trong phát triển NLTH cho SV Sửdụng phiếu lấy ý kiến GV đánh giá NLTH của SV và và phiếu tự đánh giá NLTH B-Learning để khảo sát ý kiến SV và GV vào các thời điểm trước và sau khi thực hiệnthí điểm khóa học học phần Thiết kế hệ thống nhúng trong phương thức đào tạo B-Learning phát triển NLTH cho SV, để lấy thông thông tin bổ sung, làm rõ hơn vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia lĩnh vực điện, điện tử, lí

luận phương pháp dạy học đại học cố vấn, đánh giá khung NLTH của SV ngành Kỹthuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning; tính khả thi, hiệu quả của phươngthức đào tạo B-Learning trong việc phát triển NL tự học cho SV ngành Kỹ thuậtđiện; đánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy, đề cương chi tiết, bài giảng điện

tử, kế hoạch dạy học… của khóa học học phần Thiết kế hệ thống nhúng trongphương thức đào tạo B-Learning để làm rõ thêm hiệu quả phát triển năng lực tự họccho SV

- Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn: Thu thập những thông tin bổ sung để làm rõ

hơn hiệu quả của khóa học phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuậtđiện, sự hứng thú và năng lực tự học của SV trong giờ học giáp mặt trực tiếp, trực

Trang 23

tuyến, giờ học thực hành, làm dự án… thông qua phỏng vấn, trao đổi với GV, SVsau buổi học.

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm (TN) sư phạm học phần Thiết kế hệ

thống nhúng tại các lớp sinh viên đại học ngành Kỹ thuât điện có đối chứng (ĐC)

để khẳng định tính khả thi của việc phát triển NLTH cho SV ngành Kỹ thuật điệntrong phương thức đào tạo B-Learning Từ đó, đánh giá một cách khách quan vềkhung NLTH, khóa học phát triển NLTH đã xây dựng

6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

Sử dụng Phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích số liệu sau khảo sátthực trạng ở Chương 2 và xử lí số liệu thực nghiệm tại Chương 3 Từ đó rút ra cácnhận xét, kết luận; đánh giá định lượng và định tính tác động của giải pháp sau thựcnghiệm, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép, phần mềmđược dùng là SPSS, Excel

7 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án sau khi được hoàn thành, sẽ có hai đóng góp quan trọng:

7.1 Về lí luận

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực tựhọc, phát triển năng lực tực học trong phương thức đào tạo B-Learning cho SV đạihọc nói chung và SV ngành Kỹ thuật điện nói riêng

- Xây dựng khung NLTH của SV ngành Kỹ thuật điện và đề xuất một số giảipháp nhằm hỗ trợ phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điệntrong phương thức đào tạo B-Learning

7.2 Về thực tiễn

- Làm rõ thực trạng TH, NLTH, năng lực sử dụng CNTT, vấn đề phát triểnNLTH và nhu cầu TH của SV, vận dụng phương thức đào tạo B-Learning trongphát triển NLTH trên cơ sở khảo sát SV và GV ngành Kỹ thuật điện ở Trường Đạihọc Hải Dương và một số trường đại học có đào tạo ngành Kỹ thuật điện khu vựcphía Bắc Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở thực tiễn để đề xuất khung NLTH vàcác giải pháp hỗ trợ phát triển NLTH cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trongphương thức đào tạo B-Learning

- Thiết kế khóa học phát triển năng lực tự học cho SV ngành Kỹ thuật điện trongphương thức đào tạo B-Learning, xây dựng kịch bản dạy học và thí điểm khóa họcđối với học phần “Thiết kế hệ thống nhúng” bằng việc kết hợp dạy học dựa vào dự

án và phương thức đào tạo B-Learning; xây dựng và triển khai khóa học trên hệthống LMS của Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục (trước đây là Viện Sư phạm

kỹ thuật) - Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội

- Xây dựng bài giảng trực tuyến, hệ thống bài tập hướng dẫn tự học, tài liệu họctập trực tuyến, học phần Thiết kế hệ thống nhúng gồm 12 video bài giảng 3chương của học phần, 8 bài kiểm tra trắc nghiệm, các mẫu kế hoạch lập dự án, theodõi tiến độ dự án học tập, phiếu giao bài tập thực hành mô phỏng, 1 bài giảng trựctuyến, 3 hệ thống câu hỏi ôn tập của 3 chương học phần Thiết kế hệ thống nhúng đượcđồng bộ hóa trên hệ thống LMS

Trang 24

- Tổ chức đào tạo học phần Thiết kế hệ thống nhúng cho sinh viên ngành Kỹthuật điện theo thiết kế khóa học đã xây dựng, đề xuất công cụ kiểm tra và đánh giánăng lực tự học của SV sau khóa học.

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (09 tranggồm 118 tài liệu), Danh mục các công trình đã công bố (5 công trình) và Phụ lục, nộidung Luận án gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning

Chương 2 Thực trạng và điều kiện phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning

Chương 3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện trong phương thức đào tạo B-Learning, thí điểm đối với học phần Thiết kế hệ thống nhúng, thực nghiệm sư phạm và đánh giá

Trang 25

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TỰ HỌC TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO B-LEARNING

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Phát triển năng lực tự học

1.1.1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề tự học, năng lực tự học và phát triển năng lực tự học đã được nhiều tácgiả trong và ngoài nước nghiên cứu

Trên thế giới, ở phương Tây ngay từ rất sớm đã chú ý đến ý tưởng DH coi trọng

và trao quyền tự chủ cho người học [0] thể hiện trong các quan điểm của Aristote(384 - 322 TCN), Socrate (469 - 399 TCN) và Heraclitus (530 - 475 TCN) Trongnền giáo dục cổ đại phương Đông, Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN) đã có ý tưởngcoi trọng việc tự tìm hiểu, tự phát hiện của học trò để phát triển tư duy và trí tuệ của

họ Thầy là người nâng đỡ giúp trò cái thiết yếu nhất, còn trò phải từ đó mà tự tìm

ra mọi vấn đề khác, người thầy không được làm thay học trò [0]

Đến nền giáo dục cận đại, Rubakin N.A.(1862 - 1946) nhấn mạnh “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời, đó là phương pháp TH”

[0] Komensky (1592 - 1670) người đặt nền móng về hoạt động dạy TH đã khẳng

định:“Không có khát vọng học tập thì không trở thành tài” và đưa ra tư tưởng dạy học chính là “Dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm” [7].

Trong nền giáo dục hiện đại, vấn đề phát triển NLTH cũng đã được quan tâm từđầu thế kỷ XXI Smith [0] chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến sự TH là mục tiêu học tập,tài liệu, các giai đoạn học tập, phương pháp và kỹ thuật, thời gian và địa điểm, qui

trình đánh giá Tác giả James H Stronge với công trình “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” đã nhấn mạnh đến việc GV tạo lập một môi trường học

tập hiệu quả cho SV, trong đó có việc khuyến khích và phát triển NLTH đáp ứngnhững nhu cầu cá nhân của các nhóm SV chuyên biệt trong lớp học Ông chútrọng việc hỗ trợ các hoạt động tích cực của SV thông qua thủ thuật đặt câu hỏi vàthảo luận [0] León J., Medina-Garrido E., và Ortega Viera M [0] đã chỉ ra việcquản lý học tập và tương tác với SV của GV ảnh hưởng đến động lực học tập và sựtham gia của SV Shayer và Adey [0] đã đưa ra nhiều biện pháp giúp SV học tậpmột cách thông minh và nhấn mạnh việc tìm hiểu nhu cầu để đưa ra những gì cầngiúp đỡ trong quá trình TH của SV

Trong cuốn “Nền giáo dục cho thế kỷ 21- Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương” tác giả Raja Roy Singh đã đưa ra những nghiên cứu về vai trò của

NLTH trong việc học tập thường xuyên và học tập suốt đời [0] Tác phẩm đề caovai trò cố vấn của GV trong việc hướng dẫn SV học tập thường xuyên, học tập suốtđời và hình thành phát triển NLTH Với quan niệm “học tập do người học điềukhiển”, tác giả nhấn mạnh hoạt động học, vai trò của người học trong hoạt độnghọc Tác giả cho rằng làm thế nào để cá nhân hóa quá trình học tập, để cho tiềmnăng của mỗi cá nhân được bộc lộ, phát triển đầy đủ đang là thách thức chủ yếu đốivới giáo dục Tác giả Robert J Marzano đã đưa ra được năm định hướng trong dạy

Trang 26

học (DH) và vận dụng chúng vào trong QTDH trong nghiên cứu “Dạy học theo những định hướng của người học” [0] Ông đã đề cao vai trò “lấy người học là

trung tâm”, thông qua đó, SV được rèn luyện NL tự mở rộng và tinh lọc kiến thức,rèn luyện các thói quen tư duy Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan

trọng trong phát triển NLTH của SV Trong một công trình khác có tên “Nghệ thuật và Khoa học dạy học”, tác giả Robert J Marzano tiếp tục đề cập đến việc hình

thành NLTH của SV thông qua việc trả lời các câu hỏi lớn trong mỗi chương.Những câu hỏi này tập trung vào việc hình thành thái độ học tập tích cực cho SV,

NL vận dung kiến thức và kiểm nghiệm các giả thuyết về kiến thức mới và làm thếnào để xây dựng bài học một cách hiệu quả [0]

Như vậy, các nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học trên thế giới đều đã khẳng định vai trò của TH trong việc học của mỗi cá nhân, các biểu hiện và kĩ năng

TH cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của GV trong việc định hướng, tổ chức dạy học phát triển NLTH cho người học Qua đó cho thấy việc phát triển NLTH là

vô cùng cần thiết, ảnh hưởng to lớn tới khả năng học tập và TH suốt đời của người học.

1.1.1.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thời phong kiến việc học chủ yếu được thực hiện qua việc ngườithầy truyền thụ kiến thức một chiều và trò học bằng cách bắt chước người thầy vàghi nhớ bài học Thời kì Pháp đô hộ, nền giáo dục vẫn còn lạc hậu, phương pháphọc chủ yếu vẫn là thuộc lòng, ít tư duy, ghi nhớ nội dung bài học mà không cầnphân tích hay suy luận, TH và phát triển NLTH cho người học vẫn chưa đượcnghiên cứu trong giai đoạn này [0]

Trang 27

Khi cách mạng Tháng Tám thành công, vấn đề TH được khởi xướng bởi Chủ tịch

Hồ Chí Minh với quan điểm “còn sống thì còn phải học”, “cách học phải lấy tự học làm cốt” [0] và thực sự được nghiên cứu nghiêm túc và rộng rãi Người đặc biệt coi

trọng vai trò của việc tự học, lấy tự học làm cốt yếu, cốt lõi để có động lực và quyếttâm học tập Từ đó đến đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về TH làm rõtính cấp thiết, các cơ sở khoa học của TH và tính khả thi của dạy cách TH, tiêu biểunhư: Dương Huy Cẩn [0], Nguyễn Thị Nguyệt [0] đã nghiên cứu các biện pháp phát

triển NLTH cho sinh viên Nghiên cứu của Thái Duy Tuyên bàn về vấn đề này qua

tác phẩm “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” [0] Từ những hình

thức TH mà tác giả đã đề xuất, những nghiên cứu sau này đã kế thừa và đưa ranhững hình thức TH mới, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Tác giả đã làm rõkhái niệm TH, đưa ra một số phương pháp để SV có thể TH sau khi tìm hiểu nhữngyếu tố ảnh hưởng đến việc TH của SV, bên cạnh đó, tác giả đưa ra những thành tố

cần thiết để SV có thể TH qua bài viết “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”[0] Mặc dù vậy, với tốc độ tăng đột biến nguồn tri thức như hiện nay thì việc

học với sách vở chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của mỗi người học Tác giả Nguyễn

Cảnh Toàn và cộng sự nghiên cứu việc hướng dẫn SV TH với tài liệu “Quá trình dạy - tự học” đưa ra các kết quả nghiên cứu và luận giải giải vấn đề “thầy dạy - trò

tự học” theo phuơng pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm từ việchọc, tự học đến dạy - tự học; từ dạy - tự học ở nhà trường đến dạy - tự học trong giađình… cũng như những giải pháp và kinh nghiệm khắc phục khó khăn để việc tự

học đạt kết quả cao [0] Phan Trọng Luận trong bài viết “Tự học một chìa khóa vàng của giáo dục” đã nhấn mạnh đến vai trò của TH nói chung, NLTH nói riêng

trong công tác đào tạo và phát triển con người, nêu nên bản chất của việc TH,những điều kiện của TH và việc giáo dục NLTH của SV, thể hiện vai trò của TH

trong quá trình phát triển của đất nước [0] Tác phẩm “Tự học của sinh viên” của

Hoàng Anh và Đỗ Thị Châu trong cho rằng kĩ năng TH là phương thức hành độngtrên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện cókết quả mục tiêu học tập đã đặt ra và phù hợp với những điều kiện cho phép thôngqua việc đề xuất ba nhóm kĩ năng TH mà người học cần phải có để TH có hiệu quả[0]

Bàn về NTTH và phát triển NLTH cho sinh viên trong bài viết “Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam”, tác giả Trịnh Quốc Lập cho rằng NLTH

không chỉ là một phẩm chất dành cho người thuộc thế giới phương Tây và về bảnchất, sinh viên Châu Á không phải là không có NLTH, hệ thống giáo dục ở cácnước Châu Á chưa tạo đủ điều kiện để sinh viên phát triển NLTH, kết quả nghiêncứu của tác giả đã chứng minh rằng trong hoàn cảnh Việt Nam NLTH có thể đượcphát triển thông qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh [0] Đặng Thị Oanh và

Dương Huy Cẩn với bài viết “Tổ chức seminar theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên” đã đưa ra phương pháp

seminar theo tài liệu hướng dẫn làm tăng tính độc lập, chủ động hoạt động củangười học, tăng dần hành động trực tiếp của người học vào nội dung học tập, tư duysáng tạo và sự phát triển của người học [0] Tác giả Dương Huy Cẩn đề cập đếnviệc phát triển NLTH của sinh viên, cách dạy của GV và một số biện pháp phát

huy tính tích cực học tập, TH của sinh viên qua bài viết “Vai trò bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên của giảng viên trong tổ chức dạy học” [0] Bài viết “Tăng

Trang 28

cường khả năng tự học của sinh viên qua hướng dẫn sinh viên cách học” của Đặng

Thị Thanh Mai và Nông Thị Hà đã đề cập đến loại TH có hướng dẫn, loại hoạt động

TH của người học để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng dưới sự tổchức, hướng dẫn, chỉ đạo của GV [0] Nguyễn Văn Hiền tiếp tục đưa ra một số vấn

đề lý luận cơ bản về phát triển NLTH dành cho sinh viên sư phạm thông qua nghiêncứu của mình, đồng thời đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho sinh viênqua E-Learning [0]

Bàn về vấn đề đánh giá NLTH hai tác giả Phạm Thị Hồng Tú, Bùi Thị Minh Thu

đã đưa ra các PPDH hướng tới phát triển NL của người học, các tác giả cũng chorằng việc đánh giá NLTH cũng phải được thực hiện theo hướng phát triển NL củangười học [0] Phan Thị Hồng Vinh và Nguyễn Đức Giang đã giới thiệu tiêu chuẩn

và tiêu chí đánh giá NLTH của sinh viên, quy trình tổ chức TH theo tiếp cận NLthực hiện trong các trường đại học sư phạm trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, tổchức và đánh giá hoạt động TH trong trường đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo

hệ thống tín chỉ [0]

Qua các nghiên cứu điển hình về vấn đề TH, NLTH và phát triển NLTH cho người học của các tác giả trong và ngoài nước, NCS nhận thấy rằng nền giáo dục hiện nay đã chuyển từ nền giáo dục nặng về lý thuyết, hàn lâm, chưa gắn liền nhiều với thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng vai trò của TH, hình thành NL, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, khẳng định vai trò quan trọng TH

và đã đề xuất được một số biện pháp để phát triển NLTH cho người học Tuy vậy,

để phát triển NLTH cho người học nhất là đối với sinh viên tại các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển như vũ bão của CNTT, các công nghệ số như hiện nay, cần đề xuất những giải pháp cụ thể và vận dụng những giải pháp đó vào DH cho SV, giúp SV phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển NLTH, NL hành động, NL cộng tác làm việc.

1.1.2 Dạy học trên môi trường số, dạy học theo hình thức B-Learning

1.1.2.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

Dạy học trên môi trường số có nguồn gốc phát triển bắt đầu từ những năm

1980 với sự ra đời của máy tính cá nhân Trong những năm gần đây, dạy học trênmôi trường số đã trở nên phổ biến hơn với sự phát triển của Internet và các thiết

bị điện tử di động với các hình thức dạy học hiện đại như B-Learning, học tập trảinghiệm, ứng dụng AI trong học tập và giảng dạy, …

Trên thế giới, theo Dawn Garbett và Alan Ovens [0] dạy học trên môi trường sốđược định nghĩa là "sự sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trongmôi trường giáo dục” với các mô hình và phương pháp dạy học trên môi trường sốkhác nhau như: dạy học trực tuyến là một hình thức dạy học hoàn toàn dựa trên môitrường số, dạy học kết hợp là sự kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trựctuyến, dạy học sử dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin để

hỗ trợ cho quá trình dạy học truyền thống Trong đó có thể thấy dạy học B-Learning

là hình thức dạy học phổ biến trên thế giới, tiếp đó là ứng dụng công nghệ AI trongdạy học

Thuật ngữ “Blended Learning (B-Learning)” được sử dụng lần đầu bởi Friesen,ông định nghĩa B- Learning là việc DH trực tuyến hoàn toàn hoặc chỉ DH trực tuyến

Trang 29

một phần kiến thức nào đấy hoặc chỉ DH truyền thống để SV tiếp cận với lý thuyếttheo các hình thức trên [0] Theo Chew, Jones và Turner việc DH kết hợp liênquan đến sự kết hợp của hai lĩnh vực quan tâm: Giáo dục và công nghệ giáo dục[0] Những hiểu biết trước đó về B-Learning chưa có sự thống nhất, sau đó, các nhàgiáo dục bắt đầu có chung quan điểm về B-Learning Graham đã đưa ra định nghĩaban đầu rằng: “Các hệ thống dạy học kết hợp kết hợp hướng dẫn trực tiếp với hướngdẫn gián tiếp qua máy tính” [0] Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều côngtrình của các tác giả trên thế giới nghiên cứu về B-Learning Nhóm tác giả Staker và

Horn đã hoàn thiện định nghĩa và phân loại B- Learning qua bài viết “Classifying K-12 Blended Learning” Các tác giả cho rằng có sáu mô hình học tập B-Learning

nhìn từ góc độ người học, bài viết đã giới thiệu một số thay đổi với cách phân loại

đó và cập nhật những phát triển của B-Learning cho phù hợp với yêu cầu chung của

xã hội, đặc biệt các tác giả đã loại bỏ hai trong sáu mô hình kết hợp [0] HarveySingh đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về B-Leaning và thảo luận PPDH kết hợpcủa chương trình học tập kết hợp, đồng thời đưa ra một mô hình kết hợp học tập có

ý nghĩa qua bài viết “Building effective Blended Learning programs” [0] Trong bài viết “Blended learning: Uncovering its transformative potential in higher education” của Randy D Garrison và Heather Kanuka đã dựa trên mô tả về B-

Learning, những tiềm năng mà nó hỗ trợ cho học tập để có cuộc thảo luận về tiềmnăng của DH B-Learning trong bối cảnh có những thách thức đối với giáo dục đạihọc [0]

1.1.2.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ban đầu, B-Learning chỉ được nghiên cứu và triển khai trong cáctrường đại học tại Việt Nam Tiếp đó, có nhiều nghiên cứu về dạy học theo B-Learning bắt đầu được thực hiện Những nghiên cứu bước đầu của Nguyễn Văn

Hiền về B-Learning qua bài viết “Tổ chức “Học tập hỗn hợp” biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho sinh viên trong dạy học sinh học” [0] chỉ ra rằng sự phát triển của CNTT và Internet đã làm thay đổi hình thức

tổ chức DH truyền thống, CNTT lúc này không chỉ là phương tiện hỗ trợ QTDH

nữa Trong bài viết “Tổ chức hoạt động dạy học theo B-Learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau năm 2015” của Trần Huy

Hoàng và Nguyễn Kim Đào đã xem B-Learning như là một hệ thống giáo dục mở.Nhóm tác giả đã khai thác và và ứng dụng B-Learning vào từng bài học cụ thể [0].Nhóm tác giả Lê Thanh Huy, Nguyễn Thị Huyền Trang [0] chỉ ra rằng việc dạy họcvới sự hỗ trợ của Facebook vận dụng hình thức dạy học B-Learning góp phần rènluyện kĩ năng tự học của HS, kích thích hứng thú học tập, giúp HS tích cực, chủđộng trong học tập Theo Phạm Thị Thu Huyền [0] mô hình B-Learning vừa pháthuy được ưu điểm của phương thức dạy học truyền thống vừa giúp người dạy vàngười học có thời gian để làm quen dần với mô hình trực tuyến, trên cơ sở phân tíchnhững thuận lợi và khó khăn của mô hình B-Learning khi áp dụng vào giảng dạybậc đại học tại Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệuquả của mô hình này khi áp dụng vào thực tế Vũ Thị Thu Minh [0] cho rằng B-Learning giúp giảng viên sáng tạo hơn, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy.Giảng viên phải thiết kế giáo án dựa trên nhu cầu học tập của sinh viên gồm: phongcách, sở thích và khả năng học tập.Tuy vậy, để B-Learning trở thành một tiến trình

Trang 30

khoa học thì việc vận dụng đó còn phụ thuộc vào yếu tố con người và cở sở vật chấtcủa cơ sở đào tạo.

Có thể thấy hình thức dạy học trên môi trường số, dạy học theo B-Learning từ khi ra đời đã được rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu và tùy vào đối tượng người học khác nhau mà các tác giả đã có những đề xuất mô hình DH kết hợp B-Learning phù hợp Đây là những tài liệu quý giá để NCS kế thừa và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn DH theo B-Learning đối với ngành Kỹ thuật điện cho phù hợp Thông qua việc tìm hiểu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước, NCS cũng nhận thấy hình thức DH B-Learning là hình thức DH phù hợp để có thể vận dụng để có những nghiên cứu mới trong phát triển năng lực tự học của người học, góp phần có một bước đi mới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy giáo dục và đào tạo phát triển.

1.1.3 Phát triển năng lực tự học với B-Learning

1.1.3.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nghiên cứu về B-Learning và những ảnh hưởng của hình thứcdạy học này tới việc DH phát triển năng lực cho người học bắt đầu bùng nổ từnhững năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI Purnima Valiathan đưa ra giải pháp và

mô tả các hoạt động học tập theo mô hình B-Learning qua bài viết “Blended Learning Models”, tác giả đã cụ thể mỗi phương pháp kết hợp, những tình huống

và kĩ thuật kết hợp để nâng cao việc học [ 0 ] Garrison & Kanuka (2004) [ 0 ] chorằng B-Learning mang lại lợi ích về cả hiệu quả và năng suất DH được tạo nên từviệc triển khai đa dạng các phương pháp (PP) và phương tiện (PT) DH, cá nhân hoáhọc tập ở mức độ cao hơn, tăng cường sự tương tác giữa SV với nhau ở môi trườngbên ngoài lớp học, tăng cường kiểm soát và trách nhiệm SV, giúp những SV có biểuhiện năng lực hành động tốt hơn [0] Sự “ảo hóa” DH khắc phục được các hạn chế

về thời gian và không gian của lớp học, giảm chi phí đi lại, cơ sở vật chất và chi trảcho GV [0] Tuy nhiên, hiệu quả của B-Learning cũng chịu ảnh hưởng không chỉcủa yếu tố CNTT mà còn của các yếu tố khác như: hoạt động của các bên liên quan(người dạy, người tổ chức, cơ quan quản lý), kĩ năng và các yếu tố của người học(động lực, kỹ năng TH và tự quản lý), văn hoá (định hướng, nguyên tắc giảng dạy,

hỗ trợ học tập của cơ sở đào tạo…) và các nguồn lực tài chính dành cho thiết kế vàtriển khai B-Learning [0],[0] Trong bài viết “Maximizing Competency Educationand Blended Learning” [0], hai tác giả Susan Patrick và Chris Sturgis cùng 23 cộng

sự đã đưa ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình dạy học truyềnthống sang mô hình dạy học kết hợp dựa trên năng lực và cá nhân hóa người họcnhằm tối đa hóa giáo dục năng lực và học tập kết hợp Nhóm tác giả GunawanSetiadi, Soetarno Joyoatmojo, Sajidan & Soeharto trong một nghiên cứu [0] đãkhẳng định sự phát triển của năng lực tự học trên cơ sở vận dụng B-Learning trongcác hoạt động ở lớp học, điều này có thể cải thiện hiệu quả dạy học của giáo viêntrong việc dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh

Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và cùng với nhu cầu nâng cao năng lực tựhọc của SV trong thời đại công nghệ, đã có một số nghiên cứu về áp dụng phươngthức đào tạo kết hợp B-Learning trong đào tạo SV khối ngành kỹ thuật Năm 2020,

Trang 31

ông Ożadowicz A trong bài viết của mình [0] đã đề xuất áp dụng phương pháp họctập kết hợp sửa đổi trong đào tạo kỹ sư tự động hóa tại một trường đại học kỹ thuậtcùng với các công cụ và phương pháp học tập từ xa phát huy được tính tích cực củangười học Một nghiên cứu mới đây nhất của nhóm tác giả David Evenhouse,Yonghee Lee, Edward Berger, Jefrey F.Rhoads and Jennifer DeBoer đã nghiên cứu

về trải nghiệm của sinh viên kỹ thuật và sự tự định hướng trong việc triển khai họctập kết hợp, SV có thể lựa chọn hình thức tham gia học tập phù hợp với cá nhânmang phong cách riêng với các cơ hội đổi mới cách học của mình [0]

Như vậy, Phát triển năng lực tự học cho người học với B-Learning đã và đang là

xu hướng giáo dục mới và một hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học, giáo dục trên thế giới Các nghiên cứu khá đa dạng ở mức độ khác nhau đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá kết quả vận dụng B-Learning trong tổ chức DH phát triển năng lực,cá nhân hóa người học ở cả cấp đại học và phổ thông Các nghiên cứu đều đưa ra các nhận định khá thống nhất về hiệu quả tích cực của B- Learning đối với nhận thức, năng lực tự học và kết quả học tập của người học, tuy nhiên để phù hợp với từng đối tượng và điều kiện học tập sẽ cần phải có những mô hình B-Learning cụ thể khác nhau.

1.1.3.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về DH với sự hỗtrợ của CNTT nói chung và vận dụng B-Learning nói riêng nhằm phát triển NLTH.Nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Liên và Lưu Thanh Tuấn đã sử dụng mô hìnhlớp học đảo ngược vào DH nhằm phát triển NLTH cho SV được thể hiện qua

nghiên cứu “Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy học Hóa học hữu cơ (Hóa học 9) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh” [0] Nhóm tác giả đã đi

sâu phân tích về đặc điểm, những ưu và nhược điểm của mô hình lớp học đảongược để GV cân nhắc khi sử dụng, xây dựng bài giảng theo mô hình lớp học đảongược trong DH Cùng nghiên cứu về lớp học đảo ngược, Nguyễn Mậu Đức đưa ramột số kết quả nghiên cứu việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào DH thông

qua bài giảng E-Learning qua công trình “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài “Oxi - Ozon” (Hóa học 10) thông qua bài giảng E-learning” [0],

với sự hỗ trợ của CNTT giúp học sinh chủ động, tích cực trong TH, tự ôn tập củng

cố kiến thức

Nghiên cứu về nâng cao năng lực tự học trong học tập môn khoa học tự nhiêncủa học sinh trung học phổ thông theo mô hình B-Learning, tác giả Nguyễn Thị LanNgọc và các cộng sự đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tự học Vật lý chohọc sinh phổ thông theo mô hình học tập kết hợp Bài viết cho thấy mô hình học tậpkết hợp hoàn toàn phù hợp trong việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh, gópphần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý [0] Nhóm tác giả Dương Hữu Tòng, BùiPhương Uyên, Lư Kim Ngân đã nghiên cứu hiệu quả của học tập kết hợp đến thànhtích học tập, kỹ năng tự học và thái độ học tập của học sinh trong dạy học mônToán chủ đề tọa độ trong mặt phẳng [0] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng học tập kết hợplàm tăng sự tương tác của sinh viên với giáo viên và cải thiện thành tích học tập,khả năng tự học và thái độ học tập của sinh viên

Trang 32

Ngoài ra, trong một số năm gần đây có một số luận án nghiên cứu về phát triểnNLTH vận dụng hình thức B-Learning hay DH theo định hướng trải nghiệm cho

SV, tiêu biểu có thể kể đến Luận án tiến sĩ (2021): “Bồi dưỡng năng lực tự học củahọc sinh theo B-Learning trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11” củaNguyễn Thị Lan Ngọc [9] đã làm rõ thêm lý luận về phát triển NLTH của học sinh

và đề xuất tiến trình tổ chức DH theo hướng bồi dưỡng NLTH của SV theo Learning Luận án tiến sĩ gần đây nhất tháng (5/2023) “Dạy học môn Toán ứngdụng theo định hướng trải nghiệm cho sinh viên khối Kỹ thuật và Công nghệ trường

B-Đại học Hàng hải Việt Nam” [0] đã đưa ra quan niệm về dạy học trải nghiệm

(DHTN) cho đối tượng SV, về DHTN môn Toán ứng ứng dụng với đối tượng SV;

đề xuất được quy trình thiết kế DHTN cho SV khối kỹ thuật công nghệ, phát triểnNLTH được xem là một điểm tựa để triển khai DHTN đạt hiệu quả

Trong hai bài viết của tác giả Lê Văn Nhương: “ Vận dụng mô hình Blended Learning trong tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực ở bậc Đại học”,

“Vận dụng mô hình Blended Learning trong tổ chức dạy học cho sinh viên Sư phạm Địa lí theo hướng phát triển năng lực” [0], [0] thông qua việc thiết kế khóa học

gồm 4 bước xác định mục tiêu, chủ đề của khóa học, thiết kế công cụđánh giá năng lực người học, thiết kế và thực hiện các hoạt độnghọc tập, đánh giá và trải nghiệm, tác giả đã chỉ ra hiệu quả củaviệc vận dụng B-Learning trong tổ chức dạy học phát triển nănglực tự học cho sinh viên

Tại các cơ sở đại học ở Việt Nam như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thăng Long… đã triển khai hệ thống B-Learning từ rất sớm Đến nay đã có hàng trăm khóa học B-Learning được thực hiệnđáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học trong thời kỳ công nghệ phát triểnnhanh, mạnh như hiện nay

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên có thể thấy phát triển NLTH theo B-Learning là hướng nghiên cứu đã và đang được các tác giả quan tâm, đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, cá nhân hóa, nâng cao năng lực tự học của người học trong thời kỳ chuyển đổi số Tuy nhiên, theo NCS tổng hợp cho thấy chưa có những nghiên cứu cụ thể về phát triển năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning cho sinh viên bậc đại học nói chung và sinh viên ngành Kỹ thuật điện nói riêng Đây cũng là điều mà luận án hướng tới thực hiện

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

Trang 33

trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ, cải tiến kinhnghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến trithức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo của bản thânchủ thể” Định nghĩa về tự học của Malcolm I'Shepherd Knowles được sử dụng

nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về giáo dục học, đó là: “Tự học là một quá trình

mà người học tự thực hiện các hoạt động học tập, có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, dự đoán được nhu cầu học tập của bản thân, xác định được mục tiêu học tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, con người giúp ích được cho quá trình học tập, biết lựa chọn và thực hiện chiến lược học tập và đánh giá được kết quả thực hiện” [0].

Theo tác giả Thái Duy Tuyên [24] “TH là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh trithức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các NL trí tuệ cùngcác phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào

đó hay kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhận loại, biến nó thành sở hữu của chínhbản thân người học” Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng “Tự học là hình thức hoạtđộng nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chínhbản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theochương trình và sách giáo khoa đã được quy định” [0] Tác giả Nguyễn Cảnh Toàncho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các NL trí tuệ và có khi

cả cơ bắp và các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thếgiới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnhvực đó thành sở hữu của mình” [0] Theo Nguyễn Ngọc Bảo thì TH là việc ngườihọc có thể tự mình tìm ra kiến thức, khai thác kiến thức bằng hành động của chínhmình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức họat động học, tự kiểmtra, đánh giá, tự điều chỉnh họat động học của mình [0] Theo Nguyễn Thị Nguyệt[23]: TH là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phântích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bảnthân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòngsay mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếmlĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của

mình” Theo Lê Khánh Bằng [0] “TH là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lí để chiếmlĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định” Theo

Đặng Thành Hưng [0], TH là chiến lược học tập cá nhân độc lập, không phụ thuộctrực tiếp vào người dạy hay học chế nhất định, do người học tự mình quyết định và

tự nguyện tiến hành học tập kể từ mục đích, nội dung, cách thức, phương tiện, môitrường và điều kiện học tập cho đến kế hoạch và nguồn lực học tập

Từ những quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước về tự học, theo NCS Tự học được hiểu là quá trình người học tự giác, chủ động trong học tập để tự chiếm lĩnh và tiếp thu kiến thức, tri thức mà có thể có hoặc không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác Đó là một hoạt động mang tính tích cực nhằm đạt được mục tiêu học tập của người học Bản thân người học phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy… Khi ấy người học mới làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả thời

lượng học, khối lượng kiến thức phải thu nhận được cùng phương pháp học

Tự học của người học có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục vàđào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi nhà trường Đổi mới PPDH theohướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

Trang 34

của người học trong việc lĩnh hội kiến thức

1.2.2 Năng lực tự học

Để thực hiện được việc TH thì bản thân người học phải có NLTH Năng lực tựhọc là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố Trong nghiêncứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau mộtquá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã xác định những dấu hiệu của năng lực tựhọc được bộc lộ ra ngoài NLTH là NL quan trọng nhất cần hình thành và phát triểncho người học ở mọi bậc học, nó có vai trò quyết định đến kết quả học tập và là nềntảng để người học có thể tự học suốt đời

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về NLTH Theo Knowles M S:NLTH là một quá trình mà người học có khả năng tự thực hiện các hoạt động họctập, có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, xác định được mục tiêuhọc tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, giúp ích, hỗ trợ cho quá trình học tập, biết lựachọn và thực hiện chiến lược học tập và đánh giá được kết quả thực hiện, giáo viênđóng vai trò như là người hướng dẫn học tập [67] Còn V A Cruchetxki thì chorằng “Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khóa tiếpnhận tri thức với quan niệm của thời đại là học suốt đời Có năng lực tự học mới cóthể tự học suốt đời Năng lực tự học bao gồm tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo” [0].Theo Trinh & Rijlaarsdam: NLTH được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúngđắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độtích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập vàđánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợptác với người khác [0]

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: Năng lực tự học được hiểu là một thuộctính kĩ năng rất phức hợp Nó bao gồm kĩ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động

cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu

mà công việc đặt ra NLTH là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác độngđến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau [0] Theo Nguyễn ThịLan Ngọc: Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách

tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập và nỗ lực phấn đấu để thực hiệnmục tiêu; có phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế củabản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý củagiáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập [9].Trong quá trình nghiên cứu về NLTH các tác giả như: Linda Leach,Guglielmino Candy, Taylor, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Trịnh QuốcLập, đã đưa ra định nghĩa về khái niệm NLTH Nhìn chung các tác giả đều chorằng NLTH không chỉ dừng ở mức độ chủ động thu nhận kiến thức, có thái độ và

kĩ năng phù hợp mà còn nhấn mạnh vào khả năng vận dụng thực tế NLTH là những khả năng và kĩ xảo học được của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định hoặc NLTH là khả năng thực hiện các hoạt động tự học [20, 29, 75, 76].

Từ những quan niệm trên, theo NCS có thể hiểu: Năng lực tự học là thuộc tính của cá nhân (kiến thức, kĩ năng, động cơ, hứng thú, tình cảm, ý chí ) thể hiện ở khả năng tự xác định được nhiệm vụ học tập một cách chủ động và tự giác; tự đặt được mục tiêu học tập và nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu đó; áp dụng các

Trang 35

phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.

Để đánh giá và phát triển NLTH của người học cần xác định được cấu trúc và mô

tả được những biểu hiện của NLTH Theo Taylor [0], người có NLTH được biểu

hiện qua 16 thành tố với ba nhóm biểu hiện về: (1) thái độ; (2) tính cách và (3) kĩnăng được mô tả như Bảng 1.1

Bảng 1.1 Biểu hiện của người có NLTH (nguồn: [76])

3 Mong muốn được thay đổi

4 Mong muốn được học

Tínhcách

14 Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập

15 Có kĩ năng quản lí thời gian học tập

6 Có năng lực giao tiếp xã hội

7 Mạo hiểm/ sáng tạo

8 Tự tin/ tích cực

9 Có khả năng tự học Phương

pháphọc

10 Có kĩ năng tìm kiếm và thu thập thông tin

11 Có kiến thức để thực hiện hoạt động học tập

12 Có năng lực đánh giá, kỹ năng xử lí thông tin

và giải quyết vấn đề

Trang 36

Từ quan điểm của các tác giả nêu trên có thể thấy NLTH chịu ảnh hưởng của yếu

tố tâm lí, thể chất, năng lực nhận thức, môi trường sống, môi trường học tập và khảnăng hoạt động của bản thân trong bối cảnh cụ thể Có thể phân chia các thành tốNLTH của người học thành hai nhóm:

- Nhóm đặc điểm bên ngoài: là phương pháp học của người học, chứa đựng kĩnăng học tập cần phải có của người tự học, chủ yếu được hình thành và phát triểntrong quá trình học, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đếnphương phương pháp học của trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trìNLTH

- Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách): được hình thành và phát triển chủ yếuthông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối nhiều bởi yếu

tố tâm lí Vì vậy, người dạy nên tạo môi trường để người học được thử nghiệm vàkiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhậnđược lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cốgắng tự học

NLTH có nguồn gốc từ phản xạ có điều kiện, đòi hỏi người học phải có rất nhiều

kĩ năng, ngoài việc phải có khả năng học tập, người học cần phải có ý chí vàphương pháp học tập phù hợp Khả năng tự học của mỗi người khác nhau sẽ là khácnhau, tuy nhiên khả năng tự học có thể được cải thiện nếu như người học được hoạtđộng trong môi trường thuận lợi, ở đó họ được trải nghiệm, thử sức, động viên,được rèn luyện để trau dồi các kĩ năng học tập NLTH chỉ tồn tại và phát triển thôngqua các hoạt động mang tính tự chủ của bản thân Những thành tố và biểu hiện củaNLTH gồm: NLTH được biểu hiện thông qua kết quả học tập đạt được, kĩ tự lập kếhoạch, kĩ năng đánh giá, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành, kĩ năng giaotiếp xã hội, khả năng sáng tạo, tự điều chỉnh trong học tập

Với sinh viên đại học, họ là tầng lớp trí thức của xã hội, với sự phát triển hoànthiện về mặt thể chất tác động tới sự phát triển về đức, trí tuệ, thẩm mỹ và tính cách

Sự phát triển nhận thức của sinh viên đã có sự thay đổi về chất so với khi còn ở độtuổi thanh thiếu niên ở bậc THPT, SV dần thích nghi được môi trường học tập, sinhhoạt mới và đã dần tự ý thức được bản thân mình cần làm gì và đề ra những kếhoạch, mục đích học tập cần phấn đấu cho mình ở thời điểm hiện tại và sau khi tốt

nghiệp Theo tác giả Đoàn Văn Khái [0], năng lực tự học của sinh viên là khả năng

tư duy, sử dụng kiến thức, vận dụng kĩ năng và những phẩm chất cần thiết trong quátrình độc lập, chủ động, tự giác, sáng tạo trong học tập, khám phá và nghiên cứunhằm nắm bắt, trau dồi, nâng cao tri thức và kỹ năng Các yếu tố tác động đến nănglực tự học của sinh viên gồm các yếu tố bên trong thuộc về bản thân sinh viên (như

sự nhận thức về mục đích, động cơ học tập, vốn tri thức hiện có, năng lực trí tuệ và

tư duy, phương pháp học tập, ) và các yếu tố bên ngoài là môi trường nhà trường,gia đình, bạn bè Các yếu tố này sẽ tác động tốt tới năng lực tự học của sinh viênnếu đó là những yếu tố tích cực, phù hợp, thuận lợi, làm nâng cao năng lực tự họccủa họ, giúp họ đạt kết quả và hiệu quả cao trong quá trình tự học Ngược lại, nhữngyếu tố đó nếu tiêu cực, hạn chế, không phù hợp thì sẽ kìm hãm năng lực tự học, gâykhó khăn đối với người học, người học rơi vào tình trạng thụ động trong học tập, tưduy,…Vì vậy, cần phát huy tốt tính tích cực của các yếu tố trên và giảm tối thiểu

ảnh hưởng tiêu cực Còn tác Nguyễn Anh Tuấn [0], thì cho rằng “Năng lực tự học

Trang 37

của sinh viên là khả năng sinh viên vận dụng một cách linh hoạt, chủ động nhữngkiến thức, kĩ năng hiện có để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập bằng cách tựxây dựng kế hoạch học tập; thực hiện kế hoạch học tập và tự đánh giá, điều chỉnhquá trình học tập bản thân để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra”

Theo NCS, năng lực tự học của sinh viên đại học được hiểu là khả năng SV tựmình nâng cao các thành tố năng lực kiến thức, kĩ năng, động cơ, hứng thú, tìnhcảm, ý chí,… Mỗi sinh viên có năng lực này khác nhau, nó phụ thuộc vào môitrường xung quanh và phương pháp đào tạo/giảng dạy và phụ thuộc vào chính bảnthân mỗi sinh viên (năng lực cá nhân) Việc đánh giá năng lực tự học của SV làđánh giá phần SV thu nhận được thông qua các thành tố năng lực trên (hiểu biết, kĩnăng, ý thức,…) Như vậy, NLTH của SV không chỉ biểu hiện qua kĩ năng, phươngpháp TH mà còn qua các yếu tố thái độ và tính cách Để phát triển được NLTH đòihỏi SV phải kiên trì, tự chủ, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động học tập có tínhphức hợp, GV cần tích cực kết hợp các phương thức tổ chức TH và có biện phápquản lý và khích lệ hoạt động TH của SV Ngoài ra để đánh giá hiệu quả của cácbiện pháp phát triển NLTH, GV cũng cần phải mô tả rõ ràng, cụ thể các mức độbiểu hiện NLTH tương ứng với các hoạt động TH mà GV tổ chức

1.2.3 B-Learning

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin vàtruyền thông (ICT), sự phát triển của các loại hình phương tiện dạy học (chươngtrình dạy học, môi trường học tập điện tử, cổng đào tạo trực tuyến…) mà các hìnhthức giảng dạy giáp mặt truyền thống trong đào tạo và đào tạo tiếp tục có thể đượcthay thế hoàn toàn bằng các hình thức dạy học “ảo” (trực tuyến qua mạng) Ngườihọc tiếp nhận học liệu từ các giờ học, khóa học này dưới nhiều định dạng khác nhaunhư văn bản, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, hoạt hình, phim, câu hỏi ôn tập, các ví dụminh họa, bài tập, các bài kiểm tra cũng như kế hoạch học tập thông qua máy tính,Internet Người học sẽ được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập thông qua ngườihướng dẫn (tutor) và bằng các hình thức truyền thông trực tuyến như chat, diễnđàn… Tuy nhiên hình thức thay thế này lại chưa nhận được nhiều sự ủng hộ rộngrãi do những lý do khác nhau Một trong những lý do cơ bản nhất là thông qua việcdạy học trực tuyến chúng ta có thể tiếp thu được một số kiến thức nhất định, tuynhiên sự tiếp thu kiến thức này lại không được gắn kết với quá trình xã hội hóa vàquá trình hình thành những tình cảm, tri giác, cảm giác mà điều này lại rất quantrọng trong dạy học Một điều dễ nhận thấy là sự hình thành ban đầu những khảnăng của người học như bao quát tổng thể, lập kế hoạch hành động, đưa ra nhữnggiải pháp đánh giá cũng như tự đánh giá, khả năng tự quyết định không thể đượcthực hiện thông qua những chương trình học tập trên máy tính hoặc trên mạng.Những khả năng này đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân trong các hoạt động chungmang tính tập thể khi tiến hành các buổi tranh luận, trong các quá trình tìm kiếm lờigiải cho những vấn đề học tập và trong việc đánh giá, thể hiện cũng như diễn đạt ýkiến cá nhân Chính vì thế mà hiện nay trong lĩnh vực đào tạo (đào tạo hàn lâm, đàotạo nghề) đã đưa ra cũng như phát triển những giải pháp, phương pháp giảng dạynhằm tăng cường khả năng hành động của người học như hình thức đóng vai, họctập theo tình huống (case study) hay phương pháp dự án Các khóa học, giờ họctrực tuyến thuần túy luôn không có được sự gặp mặt trực tiếp, sự giao tiếp mang

Trang 38

tính xã hội cũng như sự tương tác giữa những thành viên tham gia, bên cạnh đó khảnăng giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên cũng không được thể hiện rõ Cácthành viên trong khóa học luôn mong muốn được làm quen, trao đổi, tiếp xúc vớinhau cũng như với giáo viên Ngoài ra họ còn mong muốn rằng, việc tìm hiểu,nghiên cứu những nội dung học tập của mình (quá trình tư duy và hình thành trithức) được gắn kết, kết nối với những người khác thông qua việc thông tin trực tiếp(liên lạc, giao tiếp, sự thống nhất, thỏa thuận về những nội dung kiến thức đó) cũngnhư những sự hợp tác cùng nghiên cứu nội dung học tập (sự cộng tác, cùng hìnhthành tri thức) Từ những lí do nêu trên, mô hình kết hợp giữa dạy học giáp mặt vàdạy học trực tuyến ra đời, mô hình này được gọi là dạy học kết hợp (hoặc hỗn hợp)

- Blended Learning Tư tưởng của hình thức dạy học này được Heinze và Procter

đưa ra trong Hình 1.1

Hình 1.1 Tư tưởng của hình thức học tập kết hợp (nguồn: [0])

Thuật ngữ B-Learning (Blended Learning) có nghĩa là học tập kết hợp, hình thứchọc tập này ra đời trong thời kỳ chuyển đổi số, kỷ nguyên số đang diễn ra hiện nay,buộc hình thức đào tạo và học tập cũng cần phải chuyển đổi để giải quyết được cácbài toán về tối ưu chất lượng, hiệu quả Đây là hình thức học tập kết hợp giữa việchọc truyền thống trên lớp và cách học trực tuyến qua mạng, là sự kết hợp của việcthiết kế học tập/đào tạo trực tuyến và trực tiếp để truyền tải kiến thức, kĩ năng đếnngười học nhằm tối ưu được hiệu quả đào tạo, quản lý B-Learning đang là xuhướng học tập của nhiều quốc gia trên thế giới, được nghiên cứu bởi đại họcCambridge và hiện đang được áp dụng tại nhiều trường đại học danh tiếng Tại ViệtNam, khái niệm B-Learning thời gian trước đây còn khá mới mẻ tuy nhiên đến nayhình thức giáo dục B-Learning đã bắt đầu được nhiều cơ sở giáo dục đưa và giảngdạy, đặc biệt là những cơ sở giáo dục cấp đại học

B Ross và K Gage cho rằng B-Learning sẽ trở thành “hình thức học tập mới” [ 0 ] hoặc “quá trình học tập bình thường mới” [0] Một số khái niệm về B-Learning điển hình có thể nhắc đến như: “B-Learning là việc sử dụng các giải pháp đào tạo hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu học tập sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn” [0] , “B-Learning để chỉ cách học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E-Learning” [0] Theo Laura Staley thì “B- Learning là sự kết hợp (hay pha trộn) giữa các chế độ học tập trực tuyến khác

Giáp mặt

(học giáo khoa, truyền thống)

Trực tuyến

(hoàn toàn)

Thời gian học trực tuyến

Trang 39

nhau hoặc học trực tiếp và học trực tuyến Học tập kết hợp ngày càng trở nên phổ biến với sự san sẻ của cả hai lựa chọn học tập trực tuyến đồng bộ và không đồng bộ” [0] “Tác giả S Alvarez cho rằng “B-Learning là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nham tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể” [0] Tác giả

Nguyễn Văn Hiền đưa ra khái niệm“học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp

giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập quamạng [43] Theo Tôn Quang Cường và Phạm Kim Chung thì B-Learning là “sự

phối hợp giữa dạy học giáp mặt trực tiếp với các mô hình dạy học trực tuyến hiện nay” [0].

Như vậy, theo NCS “B-Learning là một phương thức tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy học giáp mặt truyền thống và dạy học trực tuyến qua qua mạng Internet, kết hợp các tài liệu giáo dục trực tuyến và cơ hội tương tác trực tuyến với các phương pháp lớp học thực tế nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi phương thức, tạo điều kiện tốt cho người học đạt được các mục tiêu học tập đề ra khi chiếm lĩnh cùng một nội dung trong chương trình học tập, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất”.

1.2.4 Năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning

Từ khái niệm năng lực tự học và B-Learning, theo NCS Năng lực tự học trongphương thức đào tạo B-Learning là khả năng của cá nhân người học tự chủ và tựquản lý quá trình học tập theo mô hình B-Learning trên nền tảng các công nghệ số,bao gồm việc sử dụng CNTT và các nguồn tài liệu trực tuyến để tiếp thu kiến thức,phát triển kĩ năng và thúc đẩy sự học tập, nghiên cứu độc lập Những yếu tố cơ bản

đối với người học có năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning là: tự

chủ và tự quản lý gồm khả năng tổ chức thời gian, đặt mục tiêu, tạo lịch trình vàduy trì sự kiên nhẫn trong quá trình học trên môi trường số; sử dụng công nghệ sốgồm khả năng sử dụng máy tính, thiết bị di động, ứng dụng và phần mềm để truycập, tìm kiếm, tổ chức và chia sẻ thông tin học tập; tìm kiếm và đánh giá nguồn tàiliệu trực tuyến gồm khả năng tìm kiếm thông tin học tập từ các trang web, cơ sở dữliệu và các nguồn tài liệu trực tuyến khác, cũng như khả năng đánh giá tính tin cậy

và chất lượng của các nguồn tài liệu này; học tập tương tác, giao tiếp và hợp tác trựctuyến gồm khả năng tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận, trao đổi thông tin

và hợp tác với người khác để học hỏi và chia sẻ kiến thức; sáng tạo và áp dụng kiếnthức gồm khả năng sử dụng kiến thức học tập để giải quyết vấn đề, thực hiện dự án

và tạo ra sản phẩm hoặc nội dung sáng tạo

Năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning cũng phụ thuộc vào nộidung của học phần/ môn học với nội dung nào học trực tuyến và nội dung nào họctrực tiếp trên lớp học Thông thường, phần trực tuyến (nghe các bài giảng, nghe cáchướng dẫn từ các nội dung được GV ghi sẵn) là những phần có nội dung bắt buộc,đảm bảo đủ hiểu biết với môn học/ học phần và nội dung không có những thay đổitheo hoàn cảnh Ví dụ kiến thức nền tảng thì chỉ cần nghe các bài giảng online vàgiải thích trực tiếp từ giảng viên Với kiến thức phức tạp, chuyên sâu khác nhau thìthời lượng hướng dẫn và giải thích trực tiếp ở các thành tố năng lực “kiến thức, kỹnăng, ý thức” nhiều hay ít Dành bao nhiêu thời gian với GV thì phụ thuộc vào năng

Trang 40

lực của sinh viên (theo trường, theo lớp, theo hệ…); mỗi môn học/học phần đặc thùkhác nhau thì sẽ có những thời lượng khác nhau

Như vậy, năng lực tự học trong phương thức đào tạo B-Learning là khả năngngười học tự chủ động và tích cực sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông(ICT) để đạt được mục tiêu học tập và phát triển các thành tố năng lực kiến thức,

kỹ năng, ý thức dưới sự hướng dẫn của GV B-Learning là một hình thức học tậphiện đại mà trong đó người học sử dụng các công nghệ số để tự tìm kiếm kiến thức,truy cập, và tương tác với nội dung, tài liệu học tập, và các nguồn kiến thức khácnhau dưới dự dẫn dắt, định hướng của GV Tự học theo B-Learning là một năng lựcquan trọng trong thời đại công nghệ số Việc phát triển khả năng tự học trên môitrường số cho sinh viên là một yêu cầu quan trọng để đáp ứng với những thay đổicủa xã hội và chuẩn bị cho sinh viên thành công trong tương lai

1.3 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học trong phương thức đào tạo B-Learning

1.3.1 Đặc điểm phương thức đào tạo B-Learning

B-Learning có rất nhiều đặc điểm ưu điểm vượt trội so với các phương thức họctập truyền thống như: phát huy năng lực TH của người học và định hướng kết quảđầu ra Trong hoạt động TH, người học đóng vai trò chủ đông dưới sự hướng dẫncủa GV, với B-Learning, SV phải tích cực tham gia vào thực hiện trọn vẹn hoạtđộng học trên lớp trực tuyến và giáp mặt B-Learning có tính chất mở và linh hoạt

về không gian, thời gian trên nền tảng công nghệ [70] Hoạt động dạy và học đượcdiễn ra mọi lúc, mọi nơi phù hợp với từng nội dung, khả năng, nhu cầu và hứng thúhọc tập của từng SV, sử dụng các phương pháp, phương tiện công nghệ hiện đại,khai thác tối ưu tiện ích máy tính và Internet trong DH Kết quả là SV không chỉtiếp thu các tri thức hóa học mà còn rèn luyện được các kỹ năng tiếp cận và làm chủcông nghệ

B-Learning đóng vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích trong giáo dục đàotạo ở các cấp học, bậc học, phản ánh giá trị giáo dục của thế kỷ XXI Đối với DH ở cáctrường đại học, việc vận dụng B-Learning có vai trò và đem lại những lợi ích sau:

Tạo và tăng cơ hội để phát triển NLTH và các NL khác cho SV, SV làm việc nhiều hơn và tự kiểm tra đánh giá trước, trong, sau khi học SV phải tự nghiên cứu

tài liệu GV gửi trước, thường xuyên thảo luận qua môi trường mạng và trên lớp học

để hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó sẽ tạo điều kiện để phát triển NL cho SV,đặc biệt là NLTH, NL tự nghiên cứu, NL sử dụng công nghệ, NL làm việc nhóm,giải quyết vấn đề và sáng tạo [0] Mặt khác SV sẽ phải tự học ở nhà trước khi lênlớp qua các nguồn học liệu có trên mạng và tương tác trực tuyến với các thành viênkhác, từ đó trên lớp SV sẽ có nhiều thời gian để báo cáo, làm bài tập, thực hành, thínghiệm,… củng cố kiến thức Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để GV áp dụngcác PPDH tích cực yêu cầu nhiều thời gian, nâng cao kết quả học tập [67] Như vậy,vai trò nổi bật của B-Learning là giúp cho SV cơ hội để học tập độc lập, năng động

và tương tác nhiều hơn, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời Tuy nhiên, Learning đòi hỏi GV, SV phải có đầy đủ công cụ và trình độ tin học nhất định vàcũng đặt ra thách thức về các biện pháp quản lí hoạt động TH của SV trong môi

Ngày đăng: 07/03/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w