Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦNMÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆĐỀ BÀI : Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự sao chép một bả
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ BÀI :
Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân” và
“ trích dẫn hợp lý mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”?
Thực trạng của vấn đề này trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
Các chế tài áp dụng và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của vấn đề này?
Hà Nội, 2022
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Đức Tiến
Trang 2MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 3
B.NỘI DUNG 3
I Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân” và “ trích dẫn hợp lý mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình” 3
1 Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân” 3
2 Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “trích dẫn hợp lý mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình” 5
II Thực trạng của vấn đề trên trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội 9
III Các chế tài áp dụng và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của vấn đề này 11
1 Biện pháp hành chính 12
2 Biện pháp hình sự 12
3 Biện pháp dân sự 13
C KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật SHTT: Luật Sở hữu trí tuệ
Hiệp định CPTPP: Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương QTG: Quyền tác giả
Trang 3A.MỞ ĐẦU
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng
đã và đang trở thành điều kiện bắt buộc trong hội nhập kinh tế quốc tế Càng ở những quốc gia phát triển, vấn đề bản quyền càng được coi trọng và được coi như động lực phát triển kinh tế tri thức ở quốc gia đó và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó Thế nhưng trên thực tế vẫn còn một số hành vi xâm phạm quyền tác giả xuất hiện với tần số lớn, điển hình trong đó là việc sao chép tài liệu không phù hợp với quy định của luật hay là trích dẫn không hợp lý từ đó làm sai ý của chủ sở hữu tác phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề em xin lựa chọn đề bài trên để làm rõ được những vấn đề liên quan Bài làm của em còn nhiều thiếu sót,
em mong thầy/cô có thể góp ý để em có thể hoàn thiện bản thân mình hơn Em xin chân thành cảm ơn
B.NỘI DUNG
I Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự
sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân” và “ trích dẫn hợp lý mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”.
1 Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “ tự
sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân”.
Theo điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT quy định: “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” là một trong những
Thêm vào đó cụm từ “sao chép” được giải thích theo Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT
như sau: “sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản
ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử” Như vậy, để vận dụng vào thực tế quyền tự do sử
dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25 Luật SHTT đối với hành vi sao chép, người sao chép một bản sao tác phẩm cho mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Trang 4Thứ nhất, điều kiện đầu tiên và tiên quyết là tác phẩm được sao chép đã được công
bố Trường hợp tác phẩm chưa công bố, mọi hành vi sao chép nếu không được phép của chủ sở hữu đều xâm phạm quyền tài sản theo Điều 20 Luật SHTT Điều này một lần nữa cho thấy, việc quy định các giới hạn quyền tác giả tại Điều 25 Luật SHTT nói chung và đối với hành vi sao chép nói riêng xuất phát từ nguyên tắc cốt lõi về cân bằng lợi ích, trong khi vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội Việc xác định điều kiện để tác phẩm được xem là đã công bố theo pháp luật của mỗi quốc gia có
sự khác nhau Tại Việt Nam, công bố tác phẩm là phát hành đến công chúng số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, nhưng không bao gồm việc trình diễn, trưng bày tác phẩm trước công chúng như một số nước
Thứ hai, việc sao chép bị giới hạn với một bản sao duy nhất Điều này đảm bảo
cho công chúng có quyền tự do sử dụng, nhưng số lượng bản sao không quá lớn để
có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể sáng tạo Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, đối với các tác phẩm được sáng tạo cho mục đích đào tạo, mặc dù
số lượng bản sao trên một chủ thể sao chép không lớn, nhưng việc bất kỳ ai cũng
có thể thực hiện quyền này rõ ràng sẽ gây thiệt hại tổng hợp là rất lớn và ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích của chủ thể sáng tạo
Thứ ba, việc sao chép phải nhằm mục đích cá nhân Đối với điều kiện này, khoản 1
Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP khi giải thích Điều 25 đã quy định thêm, việc sao chép một bản sao tác phẩm cho các mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy phải không nhằm mục đích thương mại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP đã đặt
ra thêm một điều kiện mới so với Điều 25 của Luật SHTT, đó là “không nhằm mục đích thương mại” đi kèm với mục đích cá nhân Ở đây em có ý kiến rằng quy định thêm điều kiện mới như vậy là chưa phù hợp, bởi lẽ trái với nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa văn bản luật và văn bản hướng dẫn
Cuối cùng, việc sao chép này phải nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc giảng
dạy Điều này có nghĩa là dù đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, nhưng nếu bản sao được
sử dụng nhằm mục đích khác, ví dụ như học tập, thì cũng bị xem là hành vi sao chép bất hợp pháp nếu chưa xin phép và trả thù lao cho tác giả Điều này đúng với các tác phẩm được sáng tạo ra dùng cho mục đích giảng dạy (sách giáo khoa, sách hướng dẫn, giáo trình, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở đào tạo), nhưng lại chưa hợp lý đối với các loại tác phẩm còn lại, bởi lẽ việc kiểm soát mục đích học tập hay nghiên cứu khoa học rất khó thực hiện trên thực tế, vì ranh giới giữa học tập và nghiên cứu khoa học lại khá mờ nhạt: trong học tập có nghiên cứu và ngược lại
Trang 5Nhìn chung, quy định về quyền tự do sử dụng tác phẩm đối với hành vi sao chép trong pháp luật Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật SHTT và được hướng dẫn bởi Nghị định số 22/2018/NĐ-CP khá phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại các Điều ước quốc tế Theo đó, khoản 1 Điều 18.65 Hiệp định CPTPP trao quyền giới hạn quyền tác giả cho các quốc gia thành viên, nhưng nhấn mạnh việc giới hạn này không được ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm cũng như không được gây phương hại bất hợp lý đến lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả và phù hợp với quy định của TRIPS và Bern
Tuy nhiên, để đạt được sự cân bằng lợi ích thật sự giữa quyền sở hữu của chủ thể sáng tạo với việc sử dụng tự do tác phẩm thì dường như Việt Nam vẫn chưa đạt được Thật vậy, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn còn khá dè dặt trong việc trao nhiều lợi ích hơn cho cho cộng đồng so với việc bảo vệ quyền tác giả, khi một mặt quy định giới hạn quyền tác giả, mặt khác lại ràng buộc rất nhiều điều kiện được xem là khắt khe hơn so với pháp luật một số nước, qua đó làm hạn chế quyền tự do sử dụng tác phẩm hợp lý của các chủ thể có nhu cầu Nhưng trên thực tế, việc tạo bản sao dùng cho mục đích đa dạng của cá nhân lại không thể kiểm soát, vô hình trung làm cho quy định của pháp luật xa rời thực tiễn, không mang tính thực thi cao Hiệp định CPTPP tại Điều 18.66 cũng đã
có hướng dẫn các quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đạt sự cân bằng hợp lý trong hệ thống quyền tác giả bằng cách giới hạn hoặc ngoại lệ phù hợp quyền tác giả phù hợp với Điều 18.65 của Hiệp định, bao gồm trong đó có mục đích học tập, nghiên cứu, giảng dạy
Ví dụ minh họa: giảng viên có thể sao chép một số khảo sát thực tế được thực hiện trong các dự án mục đích và ghi nguồn để cho sinh viên có thể nắm rõ được bài hơn trong quá trình học tập
2 Phân tích và lấy ví dụ minh họa Quy định của pháp luật về việc “trích dẫn hợp lý mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT quy định rằng: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình” Trong đó điều kiện tiên quyết vẫn là tác phẩm mà người sử dụng chọn
để trích dẫn phải là tác phẩm đã được công bố Ngoài ra còn phải đáp ứng hai điều kiện theo Điều 23 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy định về việc trích dẫn hợp lý tác phẩm như sau:
Trang 6- Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn
đề được đề cập trong tác phẩm của mình
- Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn
Từ những căn cứ pháp lý trên có thể thấy, trích dẫn hợp lý tác phẩm là hành vi hợp pháp, được pháp luật cho phép nhưng khi trích dẫn phải đảm bảo được một số nội dung cơ bản như sau:
Về mặt nội dung, việc trích dẫn lại một đoạn, một phần văn bản (mà không phải toàn bộ) tác phẩm hoặc ý tưởng nhưng phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối
Về yếu tố kỹ thuật, việc trích dẫn phải tạo ra sự khác biệt đoạn văn bản được trích dẫn với các nội dung xung quanh bằng các hình thức định dạng cụ thể
Về mục đích, việc trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình Có thể hiểu rằng, phần trích dẫn không được trở thành phần chính hay nội dung trọng tâm của tác phẩm mới
Về yêu cầu, việc trích dẫn không làm sai ý tác giả, không gây phương hại quyền tác giả có tác phẩm được trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn
Như vậy, hành vi trích dẫn hợp lý tác phẩm chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải tuân theo những chuẩn mực nhất định Trong môi trường giáo dục đại học, tuân thủ các quy định trích dẫn hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cụ thể:
Đầu tiên, bảo đảm tính khoa học của tác phẩm cũng như uy tín, đạo đức của người
thực hiện tác phẩm: một cuốn sách, đề tài hàng chục, hàng trăm trang mà không có bất kỳ nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn hay trích dẫn mơ hồ thì liệu có bảo đảm tính khoa học? Tác phẩm đó liệu có tạo ra sự tin tưởng đối với người đọc, người học không, nhất là đối với các tác phẩm có tính hàn lâm hoặc chứa đựng nhiều thông tin mang tính dữ liệu? Do đó, việc công khai minh bạch những nội dung trích dẫn không những nâng cao giá trị khoa học cho chính tác phẩm, mà còn bảo đảm nguồn kiểm chứng rõ ràng Bên cạnh đó, hành vi trích dẫn hợp lý thể hiện ý
Trang 7thức pháp luật, thái độ làm việc nghiêm túc, đạo đức và trung thực; phản ánh trình
độ, năng lực của người nghiên cứu cũng như, thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả
có tác phẩm được trích dẫn
Thứ hai, đối với người sử dụng tác phẩm là sinh viên, khi được tiếp xúc với tác
phẩm có giá trị về mặt khoa học, bao gồm những trích dẫn hợp lý sẽ giúp sinh viên được định hướng kỹ năng nghiên cứu khoa học Qua đó, biết cách trích dẫn, khai thác, sử dụng thông tin tư liệu trong sách, đề tài phục vụ việc học tập, nghiên cứu Ngoài ra, việc trích dẫn hợp lý còn định hình tính trung thực trong học tập, thi cử cũng như việc hành nghề sau này Bởi lẽ, tính trung thực trong môi trường giáo dục đại học phải được bắt đầu từ những hành vi cụ thể, mà trước hết là thông qua việc trích dẫn
Thứ ba, đối với tác phẩm cũng như tác giả có tác phẩm được trích dẫn: Việc trích
dẫn hợp lý tác phẩm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích vật chất, tinh thần cũng như uy tín khoa học và thành quả lao động, sáng tạo của tác giả có tác phẩm được trích dẫn Để dễ hình dung hơn, chúng ta thử đặt vào bối cảnh khi mình có một tác phẩm nhưng được nhiều, rất nhiều tác giả khác trích dẫn hợp lý ở những khía cạnh, mức độ khác nhau sẽ thấy rất rõ ý nghĩa của việc trích dẫn đối với tác giả có tác phẩm được trích Nói cách khác, tác phẩm có chỉ số, tỷ lệ được trích dẫn khác nhau phản ánh được nhiều vấn đề của tác phẩm cũng như tác giả
Cuối cùng, đối với các cơ sở giáo dục đại học cũng như nền giáo dục đại học
Trước hết, khác với giáo dục phổ thông, ở bậc học đại học vừa giáo dục, vừa đào tạo nên đề cao tính chủ động, tinh thần sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu với yêu cầu:“Sinh viên, học viên có nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định” Đối với giảng viên không chỉ thực hiện việc giảng dạy thuần túy mà còn có nghĩa vụ “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo” Ngoài ra, theo Nghị định số 73/2015/NĐ-CP, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Như vậy, trong bối cảnh pháp luật đề cao vai trò nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học, việc nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật QTG trở nên cấp thiết Bởi lẽ, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi tư duy độc lập, sáng tạo kết hợp tham khảo, kế thừa, phát triển những tri thức đã có nhưng tuyệt nhiên phải bảo đảm tôn trọng pháp luật QTG bằng những hành vi cụ thể, trong đó có hành vi trích dẫn Nền giáo dục liêm chính và khai phóng phải tuyệt đối ngăn chặn những kiểu hành vi “Sáng
Trang 8tạo lại trên sự sáng tạo của người khác” bằng những thủ thuật bất chấp đạo lý, đạo đức, pháp luật Qua đó, chúng ta tạo dựng được niềm tin với bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế của nền giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế; thu hút vào Việt Nam các nguồn lực giáo dục quốc tế có chất lượng, trình độ cao Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn chưa được làm rõ, như hiện tại hiểu thế nào là trích dẫn hợp
lý tác phẩm vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, giới hạn giữa trích dẫn hợp lý và chưa hợp lý vẫn còn rất mù mờ trong khái niệm của người sử dụng Đối với định nghĩa pháp lý cũng không đưa ra như thế nào là trích dẫn hợp lý chỉ là nêu lên được trích dẫn xem là hợp lý khi sử dụng nhằm mục đích làm gì Có quan điểm cho rằng trích dẫn hợp lý “là sự tái tạo chính xác một đoạn văn bản mà không có sửa chữa gì, phân biệt với đoạn văn bản xung quanh bằng dấu trích dẫn hoặc các yếu tố định dạng, dựa theo một nguồn đáng tin cậy” Một số quan điểm khác cho rằng, trích dẫn còn được hiểu là việc sử dụng một phần tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc của tác phẩm Tuy vậy, trên thực tế, một số học giả trích dẫn toàn bộ nội dung của một tác phẩm nào đó cũng có thể được xem là trích dẫn hợp lý
Như vậy, việc trích dẫn ngoài việc không làm sai ý của tác giả, không gây phương hại đến quyền tác giả và phù hợp với đặc điểm của tác phẩm được sử dụng để trích dẫn thì việc trích dẫn đó phải không nhằm mục đích thương mại Chính việc trích dẫn một cách nghiêm túc đối với tác phẩm sẽ hạn chế được vấn đề đạo văn, hiện đang là một vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam Bên cạnh đó, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về cách trích dẫn ra sao, và việc chú thích trích dẫn đó như thế nào cho phù hợp, tên tác giả trước hay tên tác phẩm trước; trường hợp trích dẫn liên quan đến số trang thì ghi trang tài liệu được trích dẫn trước (trang số mấy) hay ghi số trang sau cùng, sử dụng bao nhiêu từ thì phải trích dẫn Vì vậy hệ thống pháp luật cần cần có những quy định rõ ràng hơn liên quan đến trích dẫn hợp lý tác phẩm Nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm: Biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm Tuy nhiên, trên thực tế, để xác định loại vi phạm pháp luật nào được áp dụng và áp dụng như thế nào đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn Phải có các chế tài đủ mạnh và xử lý thật nghiêm túc các trường hợp sử dụng tác phẩm của người khác mà không trích dẫn hoặc trích dẫn
Trang 9nhưng làm sai ý nghĩa của tác phẩm được trích dẫn để có sự răn đe và để mọi người thấy được sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, và giá trị của tài sản vô hình này
Ví dụ minh họa: khi làm bài tập sinh viên có thể tham khảo, trích dẫn và ghi nguồn một số khái niệm trong giáo trình
II Thực trạng của vấn đề trên trong hoạt động học tập, nghiên cứu
khoa học của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội.
Việc học tập trong ngôi trường đào tạo Luật hàng đầu của Việt Nam thì về cơ bản sinh viên đã năm được những phần cốt lõi của quyền tác giả cũng như quy định của pháp luật Việt Nam đối với quyền này.Bên cạnh những điểm tích cực mà Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT mang lại như sinh viên sẽ được tiếp cận với những thành tựu khoa học của những thế hệ đi trước từ đó tạo tiền đề săn chắc cho những lập luận trong bài của mình, thì còn tồn tại một bộ phận sinh viên vẫn còn đang có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng quyền này trong hoạt động học tập cũng như nghiên cứu khoa học, biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực tế việc giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên
thường được thực hiện thông qua các sản phẩm là các tác phẩm như các bài giảng của giảng viên (dưới hình thức là các bản words hoặc slides, các bản ghi âm, ghi hình) hoặc các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên mà giảng viên được nhà trường ra quyết định phân công hướng dẫn Vậy, hành vi sao chép của sinh viên đối với các tác phẩm của giảng viên gắn với hoạt động giảng dạy là tự ý sao chép hoặc cho các bạn khác sao chép các bài giảng này có phải là hành vi xâm phạm QTG không? Nếu đối chiếu với trường hợp ngoại lệ do Luật SHTT quy định đối với QSC thì thấy, đây là hành vi sao chép để phục vụ cho hoạt động học tập nhưng nó có làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm hay không thì lại là một nội dung cần làm sáng tỏ Với quy định này của pháp luật và theo cách diễn giải ngữ nghĩa của chúng, thì thấy rằng, trước hết, tác phẩm đó phải đang được đưa vào khai thác thương mại và việc sao chép này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình khai thác đó Đối với tác phẩm là giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo… tức là, đã được xuất bản và đang được phân phối qua các kênh thương mại để tiêu thụ, thì đó là các tác phẩm đang được đưa vào khai thác thương mại Do đó, việc các sinh viên tự sao chép các tác phẩm trên với số lượng lớn, tại một thời điểm, địa điểm, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường
Trang 10của tác phẩm Bởi lẽ, theo quy định, đối với các tài liệu tham khảo bắt buộc được ghi trong đề cương chi tiết môn học, thì sinh viên bắt buộc phải có; nên việc sinh viên của một khóa học sao chép loại tài liệu này là tất yếu, với số lượng là hầu hết sinh viên của khóa học đó Hơn nữa, mục đích của sinh viên sao chép là để học tập, chứ không phải là phục vụ cho hoạt động nghiên cứu hay giảng dạy Nghiên cứu được hiểu là quá trình tìm kiếm các nguồn thông tin để đưa ra các ý tưởng trong một tác phẩm mới của người nghiên cứu Trong học tập thì cũng có nghiên cứu, nhưng nghiên cứu để hiểu bài học, để làm bài thi, thì nghiên cứu lại là yếu tố thuộc
về học tập, chứ không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học có tính độc lập như tinh thần của điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT quy định Theo đó, việc các sinh viên trong trường tự đi sao chép, photocopy giáo trình là loại tài liệu tham khảo bắt buộc trong các đề cương môn học không được coi là hành vi sao chép hợp pháp, theo em tìm hiểu được thì photo sẽ rẻ hơn rất nhiều so với những sách gốc nên khi đứng trước hai sự lựa chọn thì để tiết kiệm chi phí mặc dù biết là vi phạm nhưng sinh viên vẫn chọn phương pháp này Còn đối với tác phẩm thể hiện dưới dạng bài giảng, slides, video, thì tác giả chỉ chứng minh được tác phẩm đang đưa vào khai thác thương mại khi đó là tài liệu giảng dạy trong các khóa đào tạo mà tác giả có ký kết hợp đồng giảng dạy có thù lao Điều này chủ sở hữu của QTG phải chứng minh thì mới có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình Còn trường hợp sinh viên đi sao chép bài giảng của giảng viên để bán lấy tiền thì rõ ràng đó là hành vi xâm phạm QTG Đối với chương trình giảng dạy có sử dụng chương trình gửi tài liệu cho sinh viên, trong đó, có thể có bài giảng của giảng viên, thì giảng viên có thể gửi bài giảng cho sinh viên tùy mức độ, do giảng viên quyết định (thường có những giảng viên chỉ gửi các thông tin cơ bản, tóm tắt mà không gửi hết toàn bộ bài giảng) để nhằm bảo vệ bản quyền đối với bài giảng của mình Do đó, việc sinh viên ghi âm hay ghi hình, chụp ảnh slides bài giảng của giảng viên trên lớp, thì phải xin phép và phải được sự đồng ý của giảng viên Tương tự, nếu giảng viên phát slides bài giảng của mình cho sinh viên, sau đó sinh viên tự đi sao chép để bán cho những sinh viên khác, những người quan tâm hoặc tự đưa bài giảng đó lên mạng Internet (có thu tiền hoặc không thu tiền đối với những người download thông tin) mà không có sự cho phép của giảng viên cũng là hành vi xâm phạm QTG đối với bài giảng của giảng viên Hành vi này mặc dù chỉ xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của giảng viên nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường