Đồng thời, phạm vi của thiệt hại này không thể vượt quá tổn thất mà bên bán đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm kí kết hợp đồng.1Nguyên tắc tính thiệt hại được áp
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: “Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán Phân tích một án lệ
điển hình để minh họa”
NHÓM SỐ : 05 LỚP : N03 - TL1
Hà Nội, 2023
Trang 2VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 05
Môn: Luật Thương mại quốc tế
Lớp: N03-TL1
Trường: Đại học Luật Hà Nội
tên
Điểm (số) Điểm (chữ)
GV
kí tên
1 451537 Nguyễn Phương Anh X
2 451539 Lê Nguyễn Hải Anh X
3 451541 Nguyễn Thị Lan Anh X
4 451542 Tô Phạm Vân Khánh X
5 451543 Nguyễn Hiền Anh X
6 451544 Nguyễn Diệp Anh X
7 451545 Nguyễn Thị Mai Phương X
9 451547 Phạm Hoàng Nhật Linh X
- Kết quả điểm bài viết: ……
- Kết quả điểm thuyết trình: ……
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2023
TRƯỞNG NHÓM
Phạm Hoàng Nhật Linh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát chung về vấn đề bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên bán vi phạm hợp đồng 1
1 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường và nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán 1
2 Hậu quả pháp lí của việc bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên bán vi phạm hợp đồng 2
II Phân tích thông qua án lệ 3
1 Tóm tắt án lệ 3
2 Lập luận của các bên 5
2.1 Lập luận của bị đơn 5
2.2 Lập luận của nguyên đơn 6
2.3 Lập luận của cơ quan tài phán 6
III Một số đánh giá, bình luận liên quan đến án lệ và liên hệ bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 8
1 Đánh giá, bình luận liên quan đến án lệ 8
2 Liên hệ thực tiễn, kinh nghiệm cho Việt Nam 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4L ỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hội nhập và kết nối ngày nay, việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa thương nhân của các quốc gia ngày càng phát triển Điều này đặt ra nhu cầu tồn tại một khung pháp lí để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này, giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh
chấp Do đó, nhóm 5 chúng em xin trình bày về đề tài “Trình bày khái quát
quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán và p hân tích một án lệ điển hình để minh họa” để làm rõ hơn vấn đề này
1 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường và nguyên tắc bồi thường thiệt
h ại do vi phạm hợp đồng của bên bán
Về nguyên tắc, nếu người bán vi phạm hợp đồng mà đã gây ra thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo Điều 74 CISG, thiệt hại này được tính là tổng số các tổn thất (bao gồm cả những lợi ích đã mất) mà bên mua phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng do bên bán gây ra Đồng thời, phạm vi của thiệt hại này không thể vượt quá tổn thất mà bên bán đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm kí kết hợp đồng.1
Nguyên tắc tính thiệt hại được áp dụng như sau:
Điều 75 CISG đã quy định về một trường hợp rất thường gặp trong thực
tế, đó là trường hợp khi người bán không giao hàng dẫn đến việc người mua phải mua hàng thay thế Điều 75 quy định rất rõ ràng trong trường hợp này,
Trang 5người mua có thể đòi người bán bồi thường chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế Quy định này khá dễ áp dụng, giúp bên mua - cũng như cơ quan tài phán có thể tính toán ngay lập tức khoản tiền đòi bồi thường
Nếu sau khi hợp đồng bị hủy mà người mua không mua hàng thay thế,
thì thiệt hại lúc này được tính là phần chênh lệch giữa giá hàng hóa ấn định trong hợp đồng và giá hàng hóa hiện hành vào lúc hủy hợp đồng
Theo Điều 79.(4) CISG nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bán có nghĩa
vụ thông báo cho bên mua về trở ngại và hậu quả của trở ngại đó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình Nếu bên mua không nhận được thông báo trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện nghĩa vụ biết hoặc lẽ ra phải biết về trở ngại thì sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra do việc không nhận được thông báo Trong trường hợp bên mua đã nhận được thông báo và gia hạn cho bên bán một khoảng thời gian hợp lí để thực hiện nghĩa vụ, bên mua vẫn không mất đi quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (theo Điều 47)
2 H ậu quả pháp lí của việc bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên bán vi ph ạm hợp đồng
Nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng, bên mua (đáp ứng đủ các điều kiện trong hợp đồng) có quyền yêu cầu một khoản bồi thường thiệt hại từ bên bán, dù hành vi vi phạm là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, hay do vi phạm cơ bản,
Dựa trên quan điểm “hợp tình hợp lí”, Điều 77 CISG quy định bên mua phải áp dụng những phương pháp hợp lý, căn cứ vào các tính huống cụ thể để tính toán mức thiệt hại mà họ phải gánh chịu, bao gồm cả những lợi ích bị mất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, để hạn chế phải chịu thêm nhiều tổn thất Nếu bên mua không làm được điều này, bên bán hoàn toàn có quyền yêu cầu bên mua giảm bớt một khoản bồi thường thiệt hại - tương đương với mức tổn thất mà lẽ ra bên mua có thể không phải chịu
Trang 6Trong trường hợp bên bán chứng minh được mình được miễn trách nhiệm khi chứng minh sự kiện đó xảy ra vì trở ngại dựa trên các dấu hiệu: (1) Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên; (2) Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng; (3) Những trở ngại này không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra Khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm
Như vậy nếu bên bán chứng minh việc mình được miễn trách nhiệm dựa trên ba dấu hiệu nêu trên, sẽ được coi là trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát và
không phải chịu trách nhiệm pháp lí, dựa theo Điều 79 CISG: “Một bên không
chịu trách nhiệm […] nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là
do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ…”
1 Tóm t ắt án lệ: Án lệ số 155/1994 ngày 16 tháng 3 năm 1995 2
+ Nguyên đơn (Bên mua): Người mua Đức
+ Bị đơn (Bên bán): Người bán Nga
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án Trọng tài Thương mại Quốc tế tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga
đã được ký kết giữa người bán Nga (sau đây gọi là bên bán) và người mua Đức (sau đây gọi là bên mua) về việc cung cấp một số lượng cụ thể natri kim loại trong một khoảng thời gian đã được ấn định (quý IV/1992) Hàng hóa lô thứ 2
đã không được giao cho bên mua trong thời gian này Từ tháng 1 đến tháng 5
2 https://iicl.law.pace.edu/sites/default/files/cisg_files/950316r1.html?fbclid=IwAR0tkU0ws31CBFLtfTWiBGj f_6wbHGRQByTvmBMcHCU815JB718di6SO0ng
Trang 7năm 1993, bên mua đã nhiều lần thông báo với bên bán rằng họ nhất quyết yêu cầu hàng phải được giao theo hợp đồng đã ký kết và sẵn sàng gia hạn thời hạn giao hàng, tuy nhiên bên bán không có phản hồi Bên mua đã phải mua hàng hóa từ bên thứ ba với giá cao hơn, đồng thời yêu cầu bên bán thanh toán khoản
lỗ của mình hoặc giao 500 tấn natri kim loại như được nêu trong Phụ lục số 1 Bên bán, tuy vậy, tiếp tục không giao hàng và không thực hiện nghĩa vụ giao
hàng
Ngày 20/5/1994, bên mua đã kiện bên bán vì vi phạm hợp đồng, những thiệt hại đó bao gồm sự chênh lệch giữa giá hàng hóa được xác định trong hợp đồng với giá mà bên mua có nghĩa vụ phải trả khi mua hàng hóa từ bên thứ ba
Trong thư trả lời khiếu nại ngày 5/1/1995, bên bán khẳng định rằng họ nên được miễn trừ trách nhiệm với lý do không thể giao hàng vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, cụ thể là do phải ngừng sản xuất khẩn cấp tại nhà máy sản xuất mặt hàng quy định trong hợp đồng
- Vấn đề pháp lý:
(i) Phạm vi áp dụng của CISG đối với hợp đồng giữa bên mua và bên bán (ii) Quyền đòi bồi thường thiệt hại của bên mua khi bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng
(iii) Điều kiện để bên bán được miễn trừ trách nhiệm vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát
Trong vụ án này Toà án kết luận rằng theo Điều 166 của Các nguyên tắc của Luật Dân sự Liên Xô năm 1991, các mối quan hệ nói trên được điều chỉnh bởi luật của Quốc gia Bên bán Vì những lý do trên, luật Liên bang Nga sẽ được áp dụng kể từ khi giao dịch được thực hiện tại Moscow và vì bên bán là một pháp nhân được thành lập và thực hiện các hoạt động của mình theo luật của Liên bang Nga
Trang 8Bên cạnh luật Liên bang Nga, đã quyết định lựa chọn Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) để giải quyết tranh chấp giữa bên mua và bên bán:
- Do vào vào thời điểm hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên được ký kết,
cả Liên bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức đều là các Quốc gia ký kết CISG (theo Điều 1(1)(a) và Điều 4 CISG)
- Căn cứ Điều 15 Hiến pháp Liên bang Nga, điều ước quốc tế của Liên bang Nga là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Liên bang Nga Theo Điều 6 và Điều 7(2) CISG, các vấn đề không được giải quyết rõ ràng trong Công ước này và không thể giải quyết theo các nguyên tắc chung mà Công ước này dựa vào, sẽ được giải quyết theo luật dân sự trong nước của Nga
2 L ập luận của các bên
2.1 L ập luận của bị đơn
Để trả lời cho những khiếu nại của nguyên đơn, bên bán giải thích rằng việc họ không thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến việc giao phần còn lại của hàng hóa là do những trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát (tức việc nhà cung cấp của bên bán đã ngừng việc sản xuất natri kim loại)
Thứ hai, về giá trị của yêu cầu bồi thường, bên bán cho rằng bên mua đã không đưa ra được bằng chứng về số tiền thiệt hại mà họ phải gánh chịu
Thứ ba, bên bán cho rằng bên mua đã không đưa ra khiếu nại trong thời hạn hai tháng theo khoản 6 của Điều khoản Bán hafng Tiêu chuẩn trong hợp đồng
và việc này đã khiến bên mua bị tước mất quyền được bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài
Thứ tư, bên bán lập luận rằng lí do cho việc không thể giao hàng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, cụ thể là do giấy phép xuất khẩu của bên bán bị hủy bỏ Thứ năm, trong lá thư ngày 3/2/1995, bên bán cũng tuyên bố rằng Phụ lục số 1 không phải là một hợp đồng, mà chỉ có vai trò xác minh giá cho lô thứ hai
Trang 92.2 L ập luận của nguyên đơn
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua đã nhiều lần gửi thư khiếu nại yêu cầu bên bán thực hiện việc giao hàng Tất cả những khiếu nại này đều được gửi trong thời hạn 2 tháng kể từ thời hạn ấn định giao hàng (tức
từ sau quý IV năm 1992) Tuy nhiên, bên bán không phản hồi lại những lá thư này và cũng không thực hiện việc giao hàng
Thứ hai, thời hạn 2 tháng quy định trong khoản 6 của Điều khoản Tiêu chuẩn
là để áp dụng đối với các khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa, không phải áp dụng trong trường hợp bên bán không giao hàng (điều này được nhắc đến trong khoản 5) Mục đích của việc quy định thời hạn 2 tháng này là để đảm bảo với người bán hàng hóa mà bên họ giao đã được chấp nhận nếu người mua không nộp đơn khiếu nại trong thời hạn này
Thứ ba, bên mua đã gửi các bức thư chứa yêu cầu cũng như các tuyên bố sơ bộ ngay lập tức Tuy nhiên, bức thư khiếu nại cuối cùng của họ (bao gồm khiếu nại cuối cùng và lời đe dọa) chỉ được gửi sau khi nhận ra bên bán sẽ không thực hiện việc bù đắp cho những vi phạm của mình, cũng như sau khi bên mua tính toán thiệt hại của mình khi phải mua hàng từ bên thứ ba Bên mua cho rằng mong đợi những điều này diễn ra trong vòng 2 tháng là vô lí
Thứ tư, bên mua chỉ ra rằng pháp luật Nga quy định việc giới hạn khoảng thời gian mà các bên phải nộp đơn khiếu nại liên quan đến việc vi phạm hợp đồng
là không hợp lệ Bên mua có thời hạn đầy đủ 3 năm để nộp đơn yêu cầu của mình (bất kể quy định trái ngược nào khác trong hợp đồng) theo quy định của
Bộ luật Dân sự Liên bang Nga
2.3 L ập luận của cơ quan tài phán
(sau đây gọi là “Tòa Trọng tài” hoặc “Hội đồng Trọng tài”)
Trang 10Thứ nhất, Tòa Trọng tài cho rằng Phụ lục của Hợp đồng ngày 28/4/1992 liên quan đến việc giao lô hàng thứ hai gồm 500 tấn natri kim loại nên được công nhận là một bản hợp đồng mua bán riêng biệt có tính ràng buộc giữa các bên Thứ hai, về hậu quả pháp lý của việc bên mua bỏ lỡ khoảng thời gian mà lẽ ra các khiếu nại phải được đưa ra theo khoản 6 của Điều khoản Tiêu chuẩn (theo như lập luận của bên bán), Hội đồng Trọng tài thấy rằng điều khoản đó không thể hạn chế quyền hợp pháp của bên mua để đưa ra một hành động bắt nguồn
từ vi phạm hợp đồng của bên bán
Thứ ba, Tòa Trọng tài bác bỏ quan điểm của bên bán rằng không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng do trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát Căn cứ theo Điều 79 CISG, Hội đồng Trọng tài kết luận rằng bên bán phải chịu trách nhiệm về việc không giao hàng vì họ không thể chứng minh được việc nhà sản xuất từ chối cung cấp hàng hóa có thể coi là trở ngại để miễn trừ trách nhiệm Ngay từ khi
ký hợp đồng, họ phải lường trước được những trở ngại thế này và phải tự khắc phục hậu quả của nó (ví dụ tìm đến nguồn cung cấp từ nhà sản xuất khác) Thứ tư, Tòa Trọng tài cho rằng sự khác biệt giữa giá ghi trong Phụ lục 1 của Hợp đồng và giá của hàng hóa từ bên thứ ba, là bằng chứng đầy đủ về số tiền thiệt hại mà bên mua phải gánh chịu Bên cạnh đó, cơ quan tài phán cho rằng bên bán phải trả số tiền thiệt hại như trên bởi tại thời điểm hợp đồng được thực hiện, họ lẽ ra phải thấy trước được mọi hậu quả bất lợi có thể xảy ra khi không thực hiện nghĩa vụ của mình Đồng thời Tòa Trọng tài cũng đã tính đến việc bên bán không đưa ra được bằng chứng cho thấy tại thời điểm vi phạm xảy ra, bên mua có thể mua hàng hóa từ nơi khác với giá thấp hơn
Thứ năm, về yêu cầu bồi thường của bên mua, Hội đồng Trọng tài thấy rằng số tiền tổn thất nên được xác định theo Điều 74 CISG Theo đó, bên bán phải thanh toán cho bên mua tổn thất do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng với số tiền 205.000 USD Bên cạnh đó, bên mua cũng có thể thu hồi số tiền lãi
Trang 115%/năm trên số tiền nói trên kể từ ngày 1/2/1993 theo Điều 66 Bộ luật Dân sự Liên Xô 1991
1 Đánh giá, bình luận liên quan đến án lệ
Trong án lệ trên, việc không giao hàng của bên bán chính là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, là vi phạm thường thấy của các bên khi xảy ra tranh chấp
Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, các bên nên thêm vào hợp đồng cách xác định cụ thể thời hạn đưa ra khiếu nại, cả trong trường hợp không giao hàng hoặc một bên vi phạm nghĩa vụ nào đó Trong tranh chấp trên, bên bán Nga lập luận rằng bên mua Đức đã không khiếu nại trong vòng 2 tháng kể từ khi giao hàng căn cứ theo khoản 6 của Điều khoản Tiêu chuẩn trong hợp đồng Thông thường khoảng thời gian 2 tháng sẽ được tính thời hạn
là kể từ khi bên mua nhận được hàng Tuy nhiên, trong trường hợp trên, thực tế bên bán đã không giao hàng lần thứ hai Nếu bên mua chờ đợi bên bán giao đợt hàng thứ hai, mà thực tế lại không nhận được hàng, khi đó điều khoản về thời hạn 2 tháng để khiếu nại sẽ gây khó khăn cho bên mua (dù thực tế là quy định thời hạn 2 tháng trong hợp đồng là để khiếu nại về chất lượng của hàng hóa) Điều này cũng gây khó khăn cho Tòa án khi xác định thời hạn thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên
Sau khi xem xét các tài liệu được xuất trình và sau khi nghe lập luận của các bên, Tòa án nhận thấy rằng đã có sự vi phạm nghĩa vụ của người bán theo Phụ lục của Hợp đồng Cần chú ý rằng Hội đồng Trọng tài cho rằng Phụ lục số 1 được ký cùng ngày với hợp đồng nên được là một bản hợp đồng riêng biệt quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, chứ không phải chỉ với mục đích
“xác minh giá mới cho lô thứ hai” như bên bán lập luận Hành vi của bên bán -