Tuy nhiên thiệt hại này không thể vượt quá tổn thất màbên bán đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợpđồng Điều 74.Về phạm vi thiệt hại được bồi thường: The
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHÓM : 05
Trang 2THÔNG TIN THÀNH VIÊN Nhóm: 05
Lớp thảo luận: N07
Thành viên:
1 Nguyễn Thị Thu Hường - MSSV: 452353 - Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thúy Huyền - MSSV: 452345
3 Nguyễn Hiếu Ngân – MSSV: 452346
4 Nguyễn Khánh Linh – MSSV: 452347
5 Vũ Thị Như Quỳnh – MSSV: 452348
6 Tạ Tuyết Nhung – MSSV: 452349
7 Nguyễn Khánh Linh – MSSV: 452350
8 Nguyễn Thu Hiền Thảo – MSSV: 452351
9 Nguyễn Thị Thu Phương – MSSV 452352
10 Triệu Văn Bằng – MSSV: 452354
11 Bàn Tòn Trẹ - MSSV: 452355
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I K HÁI QUÁT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 4
1 K HÁI NIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MBHHQT _4
2 Q UY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BTTH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN BÁN 4
II Á N LỆ SỐ 8128 NĂM 1995: 6
1 T ÓM TẮT VỤ VIỆC : _6 1.1 Thông tin: _6 2.2 Tóm tắt án lệ: 6
2 LẬP LUẬN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ : 7
2.1 Về việc huỷ hợp đồng của nguyên đơn: _7 2.2 Về tính toán khoản bồi thường thiệt hại 8 2.3 Về việc áp dụng lãi suất _9
III N HẬN ĐỊNH CỦA NHÓM _10
1 V Ề VIỆC H UỶ BỎ HỢP ĐỒNG CỦA N GUYÊN ĐƠN 10
2 V ẤN VỀ TÍNH HỢP LÝ CỦA GIAO DỊCH THAY THẾ 11
3 V ẤN VỀ ÁP DỤNG LÃI SUẤT _13
KẾT LUẬN _ 14
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở pháp lý trong hoạt động giao thương quốc
tế được xác lập dựa trên những quy định riêng của các quốc và luật chung mà cácquốc gia cùng tham gia Theo thống kê, hầu hết các quốc gia có xuất nhập khẩu lớnnhất đều là các quốc gia kí kết CISG Trên thực tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế chiếm phần lớn các hợp đồng quốc tế liên quan đến thương mại Trong quan hệhợp đồng thương mại quốc tế, vấn đề bồi thường thiệt hại (BTTH) luôn là vấn đềliên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của các bên Tuy nhiên, các hệ thống phápluật khác nhau đã dẫn tới những khác biệt trong cách quy định về vấn đề này Vì vậy,CISG đã giúp việc giải quyết các tranh chấp về BTTH đối với những Hợp đồng quốc
tế trở nên dễ dàng hơn nhưng vẫn tồn tại những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.Qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi xin phép trình bày những phân tích về cácquy định “Bồi thường thiệt hại” trong CISG (Công ước Viên 1980) thông qua bàitiểu luận này
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái quát về bồi thường thiệt hại
1 Khái niệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng MBHHQT
Theo Điều 74 CISG quy định về việc BTTH: “Thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu
do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào thời điểm đó” Từ quy định trên ta có thể hiểu BTTH do vi phạm hợp
đồng là biện pháp khắc phục, nhằm bù đắp những tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ làhậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị
vi phạm
Trang 5Về trách nhiệm BTTH: nếu Bên bán vi phạm hợp đồng mà đã gây ra thiệt hại cho
Bên mua thì Bên bán phải có trách nhiệm BTTH đó Thiệt hại này là tổng số các tổnthất (bao gồm cả lợi ích đã mất) mà bên mua phải chịu do hậu quả của việc vi phạmhợp đồng do bên bán gây ra Tuy nhiên thiệt hại này không thể vượt quá tổn thất màbên bán đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợpđồng (Điều 74)
Về phạm vi thiệt hại được bồi thường: Theo CISG, có hai loại thiệt hại được bồi
thường bao gồm: tổn thất trực tiếp được đo bằng sự chênh lệch giữa giá trị cho bên
bị thiệt hại của việc thực hiện mà lẽ ra phải nhận được và giá trị mà bên đó thực sựnhận được và khoản lợi bị bỏ lỡ (lợi tức bị mất) đối với bên bị vi phạm, là hậu quảcủa sự vi phạm hợp đồng
Về tính dự đoán trước: Theo CISG, các thiệt hại được bồi thường không thể cao
hơn những tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên vi phạm có khả năng đã dự liệuđược vào lúc giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng,
có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết
Về giá trị tính toán các khoản BTTH: Điều 75 CISG đưa ra cách tính toán các
khoản thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợpđồng thay thế Lúc này, bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữagiá theo hợp đồng và giá của hàng hóa thay thế Điều 76 đưa ra cách tính toán thiệthại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồngthay thế Bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá ấn định theohợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng
Về nguyên tắc hạn chế tổn thất: Theo Điều 77 CISG thì trong trường hợp hợp
đồng đã bị vi phạm và gây ra những tổn thất thì bên bị vi phạm hợp đồng phải ápdụng các biện pháp thích hợp để hạn chế những tổn thất đó Nếu bên bị vi phạmkhông thực hiện nghĩa vụ này thì bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớtmức BTTH bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được
Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại : Quyền được BTTH của Bên mua theo điểm
b khoản 1 Điều 45 và quyền được bồi thường của Bên bán theo điểm b khoản 1 Điều
Trang 661 xuất phát từ nghĩa vụ tương ứng của các bên do hợp đồng quy định Ngoài ra, viphạm nghĩa vụ bồi hoàn khi hủy bỏ hợp đồng, khi trốn tránh dẫn đến trách nhiệmpháp lý theo Điều 74 Tuy nhiên, CISG không quy định về tính xác thực của thiệt hại
và xác định mức độ mà bên bị thiệt hại cần chứng minh về tổn thất được đền bù
Về tiền lãi và đồng tiền tính toán thiệt hại được bồi thường : CISG không đưa
ra dấu hiệu về các trường hợp nên được hưởng lãi trước khi xét xử và không xácđịnh cụ thể cách tính lãi Ngoài ra, về tính toán thiệt hại cũng không có hướng dẫn
cụ thể và không có điều khoản quy định về đồng tiền
Nguyên đơn: (Bên mua) Trụ sở: Thuỵ Sĩ (thành viên của CISG)
Bị đơn: (Bên bán) Trụ sở: Áo (thành viên của CISG)
Hàng hoá tranh chấp: phân bón hoá học
Các điều khoản CISG liên quan: Article 6, Article 7(2), Article 25, Article
26, Article 49(1)(a), Article 51(1), Article 73, Article 74, Article 75, Article 78,Article 79(2)
2.2 Tóm tắt án lệ:
Trang 7Bên mua (trụ sở tại Thụy Sĩ) đã nộp đơn khởi kiện Bên bán (trụ sở tại Áo) lênTrung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán phân bón hóahọc Lý do khởi kiện là Bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng, không thực hiệnnghĩa vụ giao hàng Bên mua mua hàng thay thế với một giá cao hơn Bên mua yêucầu Bên bán phải BTTH cho mình, bao gồm: chi phí số bao tải đã cung cấp cho Bênbán, thiệt hại phát sinh từ việc mua hàng thay thế, lãi suất áp dụng theo lãi suất dongân hàng quốc tế London cung cấp (LIBOR) là cộng 2%
Nội dung vụ án
Bên mua (Thuỵ Sĩ) ký kết một hợp đồng mua bán với một công ty, bán cho họ sảnphẩm là phân bón hoá học Để thực hiện hợp đồng này thì Bên mua đã ký kết mộthợp đồng mua bán với Bên bán (Áo) để mua số hàng hoá này Bên bán (Áo) để thựchiện hợp đồng với Bên mua, phải mua một phần hàng hoá của một nhà cung cấp trụ
sở tại Ukraine
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Bên mua (Thuỵ Sĩ) thực hiện nghĩa vụ cungcấp bao bì đóng gói được sản xuất theo chỉ dẫn của Bên bán (Áo) theo Hợp đồng, vàgửi số túi này cho Bên bán và công ty Ukraine Tuy nhiên, bao bì đóng gói nàykhông phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của ngành công nghiệp hoá phẩm Ukrainenên công ty cung cấp này không thể thực hiện đóng gói được Kết quả là Bên bán(Áo) không thể giao hàng đúng thời hạn hợp đồng
Bên mua (Thuỵ Sĩ) đã gửi văn bản Bên bán (Áo) yêu cầu xác định rõ thời điểm sốhàng sẽ được giao, và nếu không có một cam kết rõ ràng, họ sẽ huỷ bỏ hợp đồngvới số hàng chưa được giao Do câu trả lời của Bên mua không rõ ràng nên Bên bán
đã huỷ bỏ hợp đồng Để có thể thực hiện Hợp đồng đã giao kết với bên thứ ba, Bênmua phải mua hàng thay thế với giá cao
Theo đó, Bên mua khởi kiện yêu cầu BTTH, bao gồm cả chi phí của các bao tải họ
đã cung cấp cho Bên bán cũng như tổn thất phát sinh từ việc mua hàng hóa thay thế.Bên mua yêu cầu áp dụng lãi suất theo lãi suất LIBOR là cộng 2%
2 Lập luận và quyết định của toà:
Trang 82.1 Về việc huỷ hợp đồng của nguyên đơn:
Bên mua lập luận rằng: Bên bán đã vi phạm một số VPCBHĐ theo Điều 49.1.a
và Điều 25 của CISG Theo tuyên bố của Tổng giám đốc phía nhà cung cấp, nhữngchiếc túi đựng được cung cấp bởi Bên mua đến Bên bán không phù hợp với các quytắc kỹ thuật sản xuất được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất của Ukraine.Một trong những nghĩa vụ tối thiểu của Bên bán là đưa ra hướng dẫn để Bên muasản xuất các túi mà nhà cung cấp phân bón hóa học có thể đựng sản phẩm vào đó.Bên bán đã vi phạm nghĩa vụ này
Bên bán lập luận rằng: Việc thực hiện sai hợp đồng không phải là lỗi của phía
bị đơn Vào thời điểm ký kết hợp đồng bên bán không thể nào dự đoán được trướcnhững yếu tố có thể gây cản trở tới việc thực hiện hợp đồng Phía bị đơn khẳng định
họ không thể ngăn chặn sự việc này xảy ra hay khắc phục được hậu quả của nó
Toà nhận định: Hợp đồng này là một hợp đồng mua bán tuân thủ đúng quy
định Hợp đồng được các bên ký kết tuân thủ các điều kiện của Điều 1.1.a của CISG,theo đó nó áp dụng cho các hợp đồng mua bán giữa các bên có địa điểm kinh doanh
ở các Quốc gia khác nhau đều là thành viên của công ước Vì vậy, các quy định củaCISG được áp dụng cho vụ tranh chấp này
Theo Điều 49.1.a của CISG, toà quyết định Bên mua có thể tuyên bố hủy hợp
đồng khi Bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc Công ước này dẫn đến VPCBHĐ
Bên bán không được miễn trừ trách nhiệm với lý do đến từ vấn đề không thể thựchiện hợp đồng của nhà cung cấp, căn cứ Điều 79(2) của CISG Bên bán có nghĩa vụđảm bảo trước rằng nhà cung cấp của mình có thể sử dụng túi đựng mà mình đã quyđịnh Ngay cả khi phía bị đơn hỏi nhà cung cấp và nhà cung cấp đã cung cấp thôngtin sai lệch thì điều này cũng không miễn trừ cho Bên bán khỏi nghĩa vụ của họ BởiBên bán đã chọn nhà cung cấp để thực hiện hợp đồng của mình nên họ phải chịutrách nhiệm về hành vi của nhà cung cấp
Trang 9Sự chậm trễ giao hàng của Bên bán thực chất không cấu thành hành vi VPCBHĐtheo Điều 25 của CISG trong trường hợp Bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàngtrong khoảng thời gian bổ sung hợp lý mà Bên mua đưa ra Bên bán đã biết donhững thông tin được in trên túi mà Bên mua đã cung cấp rằng sản phẩm khôngdành cho Bên mua mà dành cho khách hàng của họ Và rằng sự chậm trễ của Bênbán đã khiến khách hàng của họ yêu cầu giao hàng đúng thời hạn, đe dọa Bên mua
sẽ phải trả tiền phạt hợp đồng và các chi phí bổ sung đối với số hàng hoá chưa đượcgiao theo đúng thỏa thuận
Trên cơ sở giải nghĩa hợp lý, Bên mua đã tuyên bố trong thư thông báo rằng hợpđồng sẽ bị hủy bỏ một phần, trừ khi Bên mua nhận được trước một cam kết chắcchắn về thời điểm giao hàng của Bên bán Yêu cầu này đã chuyển đổi hành vi chậmtrễ của việc giao hàng thành một VPCBHĐ sau khi Bên mua nhận được thư thôngbáo của Bên bán Do câu trả lời của Bên bán không rõ ràng, tòa xác định Bên bán đã
vi phạm trên cơ sở Điều 25 của CISG
Ngoài ra, Hợp đồng giữa các bên là hợp đồng giao hàng theo từng đợt Có thểhủy bỏ một phần theo Điều 51(1) của Công ước trong trường hợp hợp đồng giaohàng theo từng đợt nếu có VPCBHĐ đối với một đợt được quy định tại Điều 73 củaCISG Để giải thích các tuyên bố và hành vi của một bên thì cần phải xác định ýthức thực sự của bên đó nếu bên kia có thể nhận biết được điều đó hay không Vàtrong trường hợp này thì Bên mua đã nêu rõ trong thư yêu cầu gửi cho Bên bán nênBên mua cũng không cần phải tuyên bố lại việc Hợp đồng bị hủy bỏ một phần
2.2 Về tính toán khoản bồi thường thiệt hại
Bên bán lập luận rằng: Bên mua không bị thiệt hại gì từ việc giao túi, rằng những
chiếc túi vẫn còn và sẵn sàng được sử dụng bất cứ lúc nào, nên Bên mua đã khôngchứng minh được việc phải chịu các chi phí không cần thiết Ngoài ra, đối với hànghóa thay thế mà Bên mua đã mua có độ tinh khiết và hàm lượng nước chênh lệch vớihàng hóa của Bên bán nên không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cần thiết đểmua hàng hóa thay thế của Bên mua
Trang 10Toà nhận định: Lập luận của Bên bán không phù hợp với nguyên tắc thiện chí
quy định tại Điều 7(1) của CISG Bên mua có thể yêu cầu BTTH dưới hình thức
chi phí phải chịu đối với những chiếc túi mà họ đã cung cấp theo Điều 49(1), 74
và 75 của CISG Bên mua cũng có thể yêu cầu chi phí bổ sung cần thiết để mua hàng hóa thay thế từ bên thứ ba
Bên mua có thể mua hàng hóa thay thế trong trường hợp bên bán thực hiện thiếuhoặc không đúng Hợp đồng Tuy nhiên, theo Điều 75 của CISG, điều này dẫn đếnviệc vô hiệu toàn bộ hợp đồng hoặc sẽ vô hiệu hoá hợp đồng đối với một hoặc một
số lần giao hàng như đã nêu trong Điều 73(1) của Công ước Vì vậy, Bên mua có thểyêu cầu các chi phí phát sinh từ việc mua hàng hóa thay thế nếu giao dịch thay thế làhợp lý Đối với giao dịch này, điều kiện đầu tiên là hàng hóa thay thế phải cùngchủng loại và chất lượng Thông số kỹ thuật của phân bón hóa học mua thay thế hơikhác so với thông số kỹ thuật trong Hợp đồng Nhưng sự khác biệt là nhỏ và khôngquan trọng Bên mua hàng thay thế không có nghĩa vụ phải tiến hành điều tra sâu để
có được hàng hóa thay thế giống hoàn toàn Việc mua hàng thay thế phải được thựchiện trong một khoảng thời gian rất ngắn để hàng hóa có thể được giao cho kháchhàng đúng theo các điều khoản của Hợp đồng, đương nhiên giá cả cũng sẽ cao hơn
Do đó, Bên mua có thể nhận được từ Bên bán các chi phí bổ sung sau khi mua hàngthay thế (Điều 49(1)(a), 73(1) và 75 của Công ước) Bên mua theo Điều 78 củaCISG có thể đòi tiền lãi đối với các khoản bồi thường từ Bên bán Yêu cầu thu hồichi phí túi xuất hiện tại thời điểm hủy bỏ một phần Hợp đồng; tiền lãi phải được tínhbắt đầu từ ngày này Chi phí bổ sung phát sinh từ việc mua hàng thay thế bắt đầu từthời điểm ngân hàng thanh toán giá hàng thay thế cho bên thứ ba thay cho Bên mua;
do đó, tiền lãi cho các chi phí này bắt đầu vào ngày này
2.3 Về việc áp dụng lãi suất
Lãi suất không được xác định bởi Điều 78 của CISG Trong khuôn khổ của Điều
78 của CISG, có thể áp dụng lãi suất quốc tế như LIBOR, lãi suất này thông thườngđược áp dụng cho hoạt động liên ngân hàng trên thị trường Luân Đôn Nguyên tắcUNIDROIT quy định tại Điều 7.4.9 (2) rằng lãi suất tương ứng với lãi suất cho vayngắn hạn trung bình của ngân hàng đối với các công ty Điều này tương ứng với
Trang 11Điều 9.508(1) của PECL được thông qua bởi Ủy ban về Luật Hợp đồng Châu Âu.Trọng tài cho rằng việc áp dụng các quy tắc đồng nhất trong Nguyên tắc UNIDROIT
và PECL đối với tranh chấp là các nguyên tắc chung theo nghĩa của Điều 7(2) củaCISG là hợp lý
Toà nhận định: lãi suất LIBOR cộng với 2% mà Bên mua yêu cầu tương ứng với
lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với các công ty Do đó, Bên mua đượchưởng mức lãi suất này
III Nhận định của nhóm
1 Về việc Huỷ bỏ hợp đồng của Nguyên đơn
Theo như quy định của CISG, bên mua có thể tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng khi đápứng một trong hai điểm (a) hoặc (b) quy định tại Điều 49(1) Trong án lệ này, mặc
dù bên bán vi phạm nghĩa vụ không giao hàng, toà án vẫn xác định người mua tuyên
bố huỷ bỏ hợp đồng trên cơ sở Điểm (a) là VPCBHĐ Để xác định huỷ bỏ hợp đồngtheo điểm (b) thì phải có sự gia hạn thời gian giao hàng dẫn chiếu theo Điều 47(1)luật này Tuy nhiên trong vụ việc này không có khoảng thời gian bổ sung (gia hạn)nào đối với nghĩa vụ giao hàng, thay vào đó các tình tiết cho thấy sự cấu thành hành
vi VPCBHĐ của bên bán, để từ đó bên mua huỷ bỏ hợp đồng trên cơ sở Điểm (a)Điều 49(1)
Căn cứ Điều 25 CISG, ta xét liệu hành vi có phải là hành vi VPCBHĐ hay khôngdựa trên 3 yếu tố:
Thứ nhất, Bên bán đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ
giao hàng của mình đúng thời hạn quy định trong hợp đồng
Thứ hai, do sự chậm trễ giao hàng của Bên bán mà Bên mua mất đi điều mà họ
mong muốn Tại đây toà đã khẳng định rằng sự chậm trễ trong việc giao hàng không
đủ để cấu thành hành vi VPCBHĐ, tuy nhiên, hành vi vi phạm của bên bán khiếnbên mua không thể thực hiện được mục đích của họ khi tham gia giao kết hợp đồng,chính là để bán lại cho một bên thứ ba;
Trang 12Thứ ba, mục đích của bên mua được thể hiện rõ khi họ gửi thông báo cho bên
bán yêu cầu họ xác định thời điểm giao hàng rằng hàng hoá của họ là dành chokhách hàng của họ, vậy thì Bên bán hoàn toàn có khả năng tiên liệu trước về hậu quả
sẽ xảy ra khi họ không giao hàng
Trong trường hợp họ đưa ra một thời điểm giao hàng cụ thể, thì sẽ có khoảng thờigian bổ sung, và nếu họ không thể giao hàng trong khoảng thời gian này thì mới huỷ
bỏ hợp đồng theo điểm (b) Điều 49(1) Người bán không đưa ra được một cam kết
về thời điểm giao hàng, đặt người mua vào nguy cơ không thực hiện được nghĩa vụcủa mình với một bên thứ ba, với hậu quả tiên liệu được trước rằng họ sẽ bị phạt viphạm hợp đồng và các chi phí bổ sung trong trường hợp họ không giao được hàng,khiến họ không thể thực hiện được mục đích khi tham gia ký kết hợp đồng, chínhnhững yếu tố này đã chuyển đổi sự chậm trễ của việc giao hàng thành VPCBHĐ khingười bán nhận được thư thông báo của người mua
Bên bán không được miễn trừ trách nhiệm vì không thoả mãn đồng thời hai điềukiện quy định tại Điều 79(2) CISG: (a) Bên bán lựa chọn nhà cung cấp của mình,theo đó họ có nghĩa vụ đảm bảo nhà cung cấp của mình có thể sử dụng túi đựngmình đã quy định, đây không phải trở ngại nằm ngoài kiểm soát của họ, cũng khôngphải là không thể dự đoán được; (b) Nhà cung cấp biết trước sẽ sử dụng túi Bên báncung cấp cũng đã có thể cung cấp cho họ thông tin về quy tắc kỹ thuật về túi đựngtại nước mình Tuy nhiên kể cả trong trường hợp nhà cung cấp có cung cấp thông tinsai lệch cho Bên bán đi chăng nữa thì theo tinh thần của Điều 79(2) Bên bán cũngvẫn phải chịu trách nhiệm đối với nhà cung cấp của mình
2 Vấn về tính hợp lý của giao dịch thay thế
Đối với giao dịch này, điều kiện đầu tiên là hàng hóa thay thế phải cùng chủng loại
và chất lượng Thông số kỹ thuật của phân bón hóa học mua thay thế hơi khác so vớithông số kỹ thuật trong Hợp đồng Nhưng sự khác biệt là nhỏ và không quan trọng
Sở dĩ Tòa nhận định như vậy bởi Tòa cho rằng, việc mua hàng hóa thay thế phảithực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn để thực hiện đúng hợp đồng với kháchhàng nên bên mua không có thời gian để tiến hành điều tra sâu tìm được hàng hóathay thế đúng loại và chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng
Trang 13Liên quan đến vấn đề BTTH, để áp dụng được các điều kiện BTTH tại điều 75,việc hủy hợp đồng của bên mua phải thỏa mãn hai điều kiện đó là (i) phải tồn tại mộtgiao dịch thay thế (ii) hợp đồng thay thế đó phải được thực hiện một cách hợp lý,trong một thời gian hợp lý:
Thứ nhất, Bên mua trên thực tế đã thực hiện một giao dịch thay thế sau khi hợp đồng
bị hủy, giao dịch này xảy ra một cách nhanh chóng, gấp gáp để tránh vi phạm nghĩa
vụ với bên thứ ba
Thứ hai, xét tính hợp lý của hợp đồng thay thế cần xem xét hai sự hợp lý sau:
Về cách thực hiện “hợp lý”, Tòa án giải thích một cách khá cụ thể tính “hợp lý"
bao gồm tính tương đương về chất lượng hàng hóa và độ chênh lệch của giá cả hànghóa thay thế Theo tinh thần quy phạm điều 75 CISG, việc mua lại hàng hóa thay thếphải thực hiện với mức giá thấp nhất có thể, việc bán lại hàng phải thực hiện vớimức giá cao nhất có thể căn cứ theo hoàn cảnh hoặc ngược lại (Theo quan điểm 2.3của Hội đồng tư vấn CISG1), tuy nhiên, đây chỉ là tinh thần quy phạm, trên thực tếcác bên mua bán rất khó để thực hiện như vậy Vì vậy, cách thực hiện hợp lý ở đây làphải tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, trong trường hợp này, bên mua phải tìm đượcmột mức giá mua không quá cao có thể chấp nhận được, và phải thực hiện “khoảngmột thời gian ngắn" nên họ đã phải chấp nhận giá cao hơn so với giá của hợp đồng.Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng còn cần phải xem xét xem mức chênh lệch đó
có phù hợp không, điều này không thấy được toà nhắc đến
Về thời gian hợp lý, được hiểu là khoảng thời gian sau khi hủy hợp đồng bên
mua thực hiện giao dịch thay thế trong khoảng thời gian hợp lý Không có sự giảithích của toà về việc xác định thế nào là khoảng thời gian hợp lý, tại quan điểm củahội đồng tư vấn cũng chỉ nhắc đến tính thông thường của hàng hoá trên thị trường2
và trong trường hợp này thì không được nhắc đến Có một số quan điểm cho rằngtoà nhận định một khoảng thời gian ngắn là khoảng thời gian hợp lý, tuy nhiên điềunày là không đúng Theo quan điểm của nhóm, thì toà đã đưa ra nhận định rất rõràng về tính cấp bách của hợp đồng, do bên mua phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng
1 CISG Advisory Council: Opinion No 8