Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phám...3 Trang 5 MỞ ĐẦUTrong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, để bảo vệ quyềnlợi của mình, các bên rất quan tâm đ
Trang 1NHÓM : 06
Hà Nội, 2023
BÀI TẬP NHÓM
MÔN:
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI:
Trình bày khái quát quy định của CISG về việc BTTH do VPHĐ của bên bán.
Phân tích một án lệ điển hình để minh hoạ
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2Nhóm: 6
Lớp: N07 – TL1
Tóm tắt quá trình làm việc của nhóm:
- Tìm và lựa chọn án lệ.
- Họp bàn ý tưởng, xây dựng khung luận điểm chung của cả bài, phân công công việc cho từng thành viên.
- Tổng hợp bài làm các thành viên lần 1, họp nhận xét, đánh giá để bổ sung và sửa bài làm lần 1.
- Tổng hợp bài làm đã sửa chữa lần 2, họp nhận xét, đánh giá để bổ sung và sửa bài làm lần 2.
- Tổng hợp bài làm đã sửa chữa lần 3, họp nhận xét, đánh giá để bổ sung và sửa bài làm lần cuối.
- Chốt bài làm chính thức, nhóm trưởng thực hiện tổng hợp, làm bảng đánh giá hoạt động nhóm.
2 Phân chia công việc và họp nhóm:
STT Họ và tên Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luận Xếp loại
Có Không Không
tốt
Trung Bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
1 Lê Nguyên Quỳnh
(452359)
Lập dàn ý, phân công công
việc Trình bày phần đánh giá,
bình luận Chỉnh sửa nội dung và hình
thức toàn bài
2 Nguyễn Thị Linh Chi
(452356)
Trình bày phần tóm tắt lập
Trang 34 Phạm Thu Hà Phương
(452358)
Trình bày phần tóm tắt tranh
5 Nguyễn Thế Ngọc
(452360)
Trình bày phần đánh giá,
6 Dương Lan Chi
(452361)
Làm PowerPoint
7 Trần Nhật Phương
(452362)
Làm PowerPoint
8 Cao Phạm Phương Linh
(452363)
Trình bày phần khái quát
9 Bùi Thị Minh Nhật
(452364)
Trình bày phần khái quát
10 Phạm Bích Diệp
(452365)
Trình bày phần tóm tắt lập
11 Vũ Thanh Thuỷ
(452366)
Trình bày phần tóm tắt lập
Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2023 Nhóm trưởng
Lê Nguyên Quỳnh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG BÀI LÀM 1
I Khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán 1
1 Cơ sở về trách nhiệm BTTH do VPHĐ của bên bán 1
2 Nguyên tắc BTTH 1
3 Tính toán thiệt hại 2
4 Căn cứ miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng 2
4.1 Miễn trách nhiệm trong trường hợp một bên VPHĐ gặp trở ngại 2
II Phân tích án lệ 3
1 Tóm tắt vụ tranh chấp phân bón phức hợp (30-01-1996) 3
2 Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phám 3
3 Đánh giá bình luận của nhóm 6
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTH: Bồi thường thiệt hại VPHĐ: Vi phạm hợp đồng BKK: Bất khả kháng UBTT: Uỷ ban Trọng tài
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên rất quan tâm đến vấn đề trách nhiệm pháp lý do VPHĐ Đây cũng chính là một nội dung được quy định cụ thể trong Công ước Viên
1980 – Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (CISG), trong đó có vấn đề BTTH cho bên mua do VPHĐ của bên bán Thông qua bài
tập nhóm: “Trình bày khái quát quy định của CISG về việc BTTH do VPHĐ
của bên bán Phân tích một án lệ điển hình để minh hoạ” với vụ tranh chấp
phân bón phức hợp giữa Trung Quốc và Úc năm 1996, nhóm chúng em xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề này
NỘI DUNG BÀI LÀM
I Khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán.
1 Cơ sở về trách nhiệm BTTH do VPHĐ của bên bán
Theo điểm b khoản 1 Điều 45 CISG: “If the seller fails to perform any of his
obligations under the contract or this Convention, the buyer may claim damages as provided in articles 74 to 77” Quy định cho thấy trách nhiệm
BTTH khi VPHĐ của bên bán đối với bên mua được ấn định tại hợp đồng và CISG Bên cạnh đó, Điều 74 CISG cho thấy trách nhiệm BTTH đặt ra khi: (1)
Có hành vi VPHĐ; (2) Có thiệt hại xảy ra; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
2 Nguyên tắc BTTH
Theo Điều 74, “thiệt hại do VPHĐ” được xác định là tất cả các thiệt hại, (a
sum equal to the loss, including loss of profit, suffered by the other party as a consequence of the breach), theo đó việc BTTH phải theo 2 nguyên tắc:
BTTH đầy đủ (may not exceed the loss) và giới hạn thiệt hại theo quy tắc “có thể thấy trước” (foresaw or ought to have foreseen) Thiệt hại được bồi
Trang 6thường còn phải là những thiệt hại mà bên được bồi thường không thể hạn
chế dù đã thực hiện các biện pháp hợp lý (measures as are reasonable) để
giảm thiểu theo Điều 77
3 Tính toán thiệt hại
3.1 Tính toán các khoản thiệt hại thực tế xảy ra
Bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường thêm khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế hoặc giá hiện hành của hàng hoá vào thời điểm huỷ bỏ hợp đồng tuỳ theo vụ việc rơi vào trường hợp Điều 75 hay Điều 76
3.2 Tính toán các khoản mất lợi nhuận sẽ có trong tương lai
CISG không quy định cụ thể nhưng trong thực tiễn xét xử, việc tính toán lợi nhuận thường do các chuyên gia thực hiện và thể hiện kết quả tính toán trong một báo cáo
3.3 Tính toán khoản tiền lãi
Theo Điều 78 CISG, nếu một bên không trả tiền hàng hoá hoặc bất kỳ khoản tiền nào khác còn nợ, bên còn lại được hưởng lãi suất trên khoản tiền còn nợ
4 Căn cứ miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng
4.1 Miễn trách nhiệm trong trường hợp một bên VPHĐ gặp trở ngại
Khoản 1 Điều 79 quy định 3 dấu hiệu của trở ngại (impediment): (1) Nằm
ngoài sự kiểm soát của các bên; (2) Bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng; (3) Không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra
4.2 Miễn trách nhiệm do bên thứ ba gặp trở ngại
Theo Khoản 2 Điều 79 CISG, bên VPHĐ được miễn trách nhiệm trong trường hợp VPHĐ do lỗi của người người được bên vi phạm giao cho hoàn thành hợp đồng không hoàn thành nghĩa vụ của mình và gây thiệt hại
4.3 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm
Trang 7Theo Điều 80 CISG bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm
II Phân tích án lệ
1 Tóm tắt vụ tranh chấp phân bón phức hợp (30-01-1996)
1.1 Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp
- Nguyên đơn: Xiamen XX Trust (Group) Stock Corporation (Bên mua)
- Bị đơn: Australia Công ty TNHH Quốc tế XX (Bên bán)
- Tranh chấp được giải quyết bởi Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế của Trung Quốc
1.2 Sự kiện pháp lý
Ngày 24 tháng 3 năm 1994, bên mua và bên bán ký kết Hợp đồng số 94 ITTD
003 F, trong đó quy định bên bán giao 20.000 tấn phân bón hỗn hợp N.P, K 16-16-16 Bên bán đã không giao hàng Bên mua đã gửi đơn đăng ký trọng tài của mình tới Ủy ban Trọng tài
1.3 Vấn đề pháp lý
- Sự phù hợp của sự kiện BKK: Trường hợp bên bán không giao hàng
-vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có được coi là BKK và hưởng miễn trừ không ?
- Hợp đồng có vô hiệu, nghĩa vụ của các bên được xử lý ra sao?
- Xem xét yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại mà bên mua đưa ra
1.4 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
Theo nội dung án lệ, các bên không quy định luật áp dụng trong hợp đồng Vì
Trung Quốc và Úc là các bên tham gia CISG và các tài liệu biện hộ và đơn của các bên trích dẫn các Điều khoản của CISG nên CISG được áp dụng cho trường hợp này Căn cứ pháp lý theo các Điều chính của CISG: Điều 8; Điều 25; Điều 26; Điều 49(1); Điều 51(2); Điều 72; Điều 74; Điều 76; Điều 77
2 Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phám
2.1 Lập luận của Nguyên đơn (Người mua)
Trang 8Sau khi không giao hàng theo đúng hạn, bị đơn yêu cầu miễn trừ trách nhiệm
vi phạm do BKK, nhưng theo nguyên đơn không có vấn đề nào cấu thành BKK trong thời gian giao hàng được quy định trong hợp đồng Nguyên đơn cũng đã thực hiện các biện pháp để tránh thiệt hại lớn hơn, nhưng không thể thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào Nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường những thiệt hại sau
+ Phí phát hành L/C, nhân dân tệ [RMB] 42.408,75
+ Lãi trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C, US $35.122,93
+ Lợi nhuận dự kiến, 1.800.600 RMB
+ Chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường là 260.000 đô la Mỹ
2.2 Lập luận của Bị đơn (Người bán)
Do Tập đoàn Tectrade Ý không giao hàng nên bị đơn không thể giao hàng đúng hạn Bị đơn đã thông báo cho nguyên đơn trước thời điểm vận chuyển rằng đây là sự kiện BKK có thể cấu thành lý do miễn trách nhiệm BTTH
Bị đơn đã yêu cầu nguyên đơn có biện pháp giảm thiểu thiệt hại, nhưng nguyên đơn không thực hiện nên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại
Với khiếu nại đòi BTTH của nguyên đơn, bị đơn không đồng ý, bởi lẽ:
- Phí phát hành và lãi trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C: Nếu nguyên đơn đòi lợi nhuận bị mất thì không được đòi khoản phí và lãi này
- Lợi nhuận dự kiến: Lợi nhuận mà nguyên đơn yêu cầu là quá cao và không đủ bằng chứng; việc nguyên đơn bán hàng là quá hạn ngạch nhập khẩu
- Chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường: Nguyên đơn không tuyên bố hủy hợp đồng, nên không có quyền khiếu nại với phần chênh lệch
2.3 Lập luận của cơ quan tài phán
* Trách nhiệm của bị đơn khi VPHĐ và biện pháp phòng vệ BKK
Theo Điều 25 CISG, việc bị đơn không giao hàng khiến nguyên đơn mất đi đáng kể những gì họ có quyền mong đợi theo hợp đồng, là một vi phạm cơ
Trang 9bản
* Vô hiệu hợp đồng và tuyên bố vô hiệu
UBTT nhận định ý đồ của các bên nhằm vô hiệu hợp đồng là rõ ràng:
- Vào 2/6/1994, bị đơn đã viết thư cho nguyên đơn nêu rõ:" Không thể
giao hàng được ” Theo khoản 3 Điều 72 của CISG, trong trường hợp như
vậy, bên có ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng không cần thông báo cho bên kia
- Nguyên đơn thông báo cho bị đơn: “Do không thể giao hàng nguyên
đơn chính thức yêu cầu bị đơn BTTH”, nghĩa là yêu cầu bồi thường.
- Vào 3/6/1994, bị đơn lại gửi thư cho nguyên đơn yêu cầu giải quyết vấn đề giao hàng theo Điều khoản BKK và viết thư cho nguyên đơn đề nghị hủy bỏ L/C theo hợp đồng, thể hiện bị đơn đã tự nguyện yêu cầu hoặc đồng ý nguyên đơn hủy bỏ L/C và không cần thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Kết luận: Nghĩa vụ cơ bản của các bên đã bị từ chối hoặc hủy bỏ
* Lời cáo buộc của nguyên đơn về lợi nhuận cắt cổ và lời cáo buộc về hành
vi bất hợp pháp (được cho là do hạn ngạch nhập khẩu)
- Theo tính toán của bị đơn, nguyên đơn đã mua hàng hóa với lợi nhuận gộp
là 19,21% và lợi nhuận ròng là 6,41% Tuy nhiên, bị đơn đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh khẳng định của mình
- Hạn ngạch nhập khẩu đối với các biện pháp quản lý tạm thời đối với hàng hóa chung cấm bán hạn ngạch nhập khẩu mà không được phê duyệt, nhưng không cấm công ty có hạn ngạch nhập khẩu bán lại hàng hóa đã nhập khẩu để Điều chỉnh thiếu hoặc bổ sung
* Nghĩa vụ giảm nhẹ thiệt hại của nguyên đơn
Theo tài liệu liên quan đến việc mua hàng hóa thay thế do nguyên đơn cung cấp, nguyên đơn đã nỗ lực giảm thiểu thiệt hại nhưng không thành công
* Khiếu nại của nguyên đơn
Trang 10(1) Lệ phí phát hành L/C và thư từ: Nguyên đơn khấu trừ các khoản phí như chi phí để tính toán lợi nhuận dự kiến, vì vậy các khoản phí đó sẽ không được bồi thường như một khoản lỗ Khiếu nại này bị bác bỏ
(2) Lãi trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C: Yêu cầu của nguyên đơn về tiền lãi cho khoản vay không được hỗ trợ, vì không có luật nào hỗ trợ Điều đó Khiếu nại này bị bác bỏ
(3) Chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường Theo Điều 76 CISG, bằng chứng của nguyên đơn cho việc vô hiệu giá thị trường không có thẩm quyền
và không phản ánh đúng giá thị trường Do đó, không thể hỗ trợ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn về khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường Khiếu nại này bị bác bỏ
(4) Lợi nhuận dự kiến Theo Điều 74 CISG, bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị thiệt hại về thiệt hại thực tế, bao gồm cả thiệt hại về lợi nhuận dự kiến Sau khi xem xét các tài liệu được gửi bởi cả hai bên, Tòa án Trọng tài ủng hộ yêu cầu của nguyên đơn về khoản lợi nhuận dự kiến, 1.800.600 RMB Khiếu nại này được chấp nhận
3 Đánh giá bình luận của nhóm
Dựa trên nội dung án lệ, nhận thấy một số vấn đề như sau:
3.1 Về luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Do trong hợp đồng không có thỏa thuận về luật áp dụng, mà Trung Quốc và Australia là các bên tham gia Công ước Viên CISG nên trong trường hợp này
sẽ áp dụng CISG, được giải thích theo Điều 1.1(a) CISG Ở Trung Quốc, CISG có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1988; còn ở Australia vào ngày 1 tháng 1 năm 1989
Ngoài ra, vì Trung Quốc và Australia đều không bảo lưu Công ước (Điều 6 CISG), nên hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Trung Quốc và Australia không thuộc phạm vi không được áp dụng CISG, hơn nữa đối tượng hàng hoá mua
Trang 11bán không phải hàng hoá quy định tại Điều 2, 3 của Công ước1 Quyết định của UBTT không thảo luận về vấn đề luật áp dụng Do đó, luật áp dụng cho việc hình thành hợp đồng trong vụ việc này là CISG Liên kết lại, bên mua cũng như người bán đã tuyên bố rằng CISG có thể áp dụng cho trường hợp này
Như vậy, việc áp dụng CISG vào giải quyết tranh chấp này là phù hợp
3.2 Cơ sở BTTH của nguyên đơn
Theo nội dung án lệ, nhận thấy bên mua có đầy đủ các căn cứ để yêu cầu bên bán BTTH Cụ thể:
- Có hành vi vi phạm: Theo lập luận của nguyên đơn, đơn hàng phải được xuất trước ngày 15/6/1994, sau hai lần thúc giục thì cho đến thời điểm mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bị đơn vẫn không giao hàng Hành
vi này của bị đơn được cho là hành vi VPHĐ
- Có thiệt hại thực tế xảy ra từ hành vi vi phạm của bị đơn: Hành vi giao hàng chậm đã gây tổn thất rất lớn cho nguyên đơn và nguyên đơn yêu cầu BTTH Theo quan điểm của UBTT, việc bị đơn không giao hàng theo đúng thời hạn
đã thỏa thuận theo hợp đồng với nguyên đơn là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng Hành vi này đã khiến nguyên đơn chịu tổn thất Do đó, bị đơn phải BTTH cho nguyên đơn để khắc phục những tổn thất mà bên bị đơn
đã gây ra
Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 CISG thì người bán (bị đơn) đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, cụ thể là nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn cho người mua; người mua có quyền yêu cầu đòi BTTH
Có thể kết luận: cơ sở yêu cầu BTTH của nguyên đơn là hợp pháp và phán quyết của UBTT là hoàn toàn đúng đắn.
1 Hàng hóa không được xem là các loại hàng hóa đặc biệt theo Điều 2 và hợp đồng được xác định là hợp
đồng mua bán hàng hóa (mỹ phẩm) nên không được xem là hợp đồng có yếu tố dịch vụ là chủ yếu theo Điều 3.
Trang 123.3 Tính hợp lý của các khoản thiệt hại và sự tuân thủ nguyên tắc BTTH
- Phí phát hành L/C và lãi trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C: Lệ phí
phát hành L/C và thư từ là một khoản tiền mà bên mua đã phải bỏ ra để thực hiện hợp đồng với bên bán Khi hợp đồng phải hủy do vi phạm của bên bán, đây có thể xem là một thiệt hại thực tế của bên mua Thiệt hại này cũng đáp ứng “tính dự đoán trước” bởi khi giao kết hợp đồng thì bên bán đã có thể biết
được bên mua sẽ phát hành L/C để thanh toán cho mình Theo nội dung phần
lập luận của UBTT, khoản phí này đã được bên mua khấu trừ như chi phí để tính toán lợi nhuận dự kiến, tức là bên mua không đòi khoản này một cách riêng lẻ nữa mà tính vào cùng lợi nhuận dự kiến Tuy nhiên nếu xét về mặt lý thuyết, đây là một khoản thiệt hại của người mua do VPHĐ của người bán mà người bán cần bồi thường Như vậy, kết luận của UBTT về vấn đề này là phù hợp
Về lãi trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C, như nhận định của UBTT, có thể thấy việc bên mua vận động nguồn vốn để mua hàng của bên bán từ đâu là vấn đề của bên mua mà không liên quan gì đến hợp đồng mua bán của 2 bên, nên nếu có phát sinh lãi từ trái phiếu bảo lãnh phát hành L/C thì cũng không liên quan đến bên bán Chính vì lẽ đó, khoản tiền này không đáp ứng các điều kiện để trở thành một khoản thiệt hại của bên mua do VPHĐ của bên bán Do
đó việc UBTT bác bỏ yêu cầu bồi thường khoản này của nguyên đơn là hợp
lý
- Lợi nhuận dự kiến: Dựa trên nguyên tắc BTTH tại Điều 74 CISG, đây
có thể xác định là khoản lợi nhuận bị mất - “loss of profit”, một khoản thiệt
hại trong tương lai mà bên bán buộc phải thấy trước khi giao kết hợp đồng với bên mua Việc đòi bồi thường khoản tiền này là hợp lý, đáp ứng các Điều kiện tại Điều 74 Do đó, khoản thiệt hại này được UBTT chấp nhận Điều này là đúng đắn, bởi theo nội dung án lệ thì bên mua cũng đã cho thấy sự tính toán