1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hướng dẫn xây dựng Khung năng lực trong cơ quan nhà nước

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn xây dựng Khung năng lực trong cơ quan nhà nước
Thể loại Document
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,43 MB
File đính kèm Huong dan xay dung khung nang luc Can bo cong chuc.rar (1 MB)

Nội dung

Hướng dẫn xây dựng Khung năng lực cho cán bộ công chức PHẦN 1 3 I. Khái niệm năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng 3 II. Kết cấu, nội dung 4 1. Năng lực chung 4 2. Năng lực quản lý 4 3. Năng lực chuyên môn. 4 III. Phạm vi áp dụng 7 1. Xây dựng vị trí việc làm 8 2. Tuyển dụng 10 3. Đánh giá để đào tạo, phát triển nghề nghiệp 11 4. Quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự 12 PHẦN 2 13 I. Năng lực chung 13 1. Đạo đức và trách nhiệm công vụ. 13 2. Tổ chức thực hiện công việc. 14 3. Soạn thảo và ban hành văn bản:. 15 4. Giao tiếp ứng xử. 16 5. Quan hệ phối hợp. 17 6. Sử dụng CNTT. 18 II. Năng lực quản lý 19 1. Tầm nhìn và định hướng chiến lược. 19 2. Quản lý sự thay đổi. 21 3. Ra quyết định theo thẩm quyền … 23 4. Quản lý nguồn lực 25 5. Phát triển nhân viên 27 III. Năng lực chuyên môn 28 1. Kiến thức chuyên ngành 28 2. Sử dụng ngoại ngữ. 29 PHỤ LỤC 31

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 3

I Khái niệm năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng 3

II Kết cấu, nội dung 4

1 Năng lực chung 4

2 Năng lực quản lý 4

3 Năng lực chuyên môn 4

III Phạm vi áp dụng 7

1 Xây dựng vị trí việc làm 8

2 Tuyển dụng 10

3 Đánh giá để đào tạo, phát triển nghề nghiệp 11

4 Quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự 12

PHẦN 2 13

I Năng lực chung 13

1 Đạo đức và trách nhiệm công vụ 13

2 Tổ chức thực hiện công việc 14

3 Soạn thảo và ban hành văn bản: 15

4 Giao tiếp ứng xử 16

5 Quan hệ phối hợp 17

6 Sử dụng CNTT 18

II Năng lực quản lý 19

1 Tầm nhìn và định hướng chiến lược 19

2 Quản lý sự thay đổi 21

3 Ra quyết định theo thẩm quyền … 23

4 Quản lý nguồn lực 25

5 Phát triển nhân viên 27

III Năng lực chuyên môn 28

1 Kiến thức chuyên ngành 28

2 Sử dụng ngoại ngữ 29

PHỤ LỤC 31

Trang 2

THÔNG TƯ SỐ 03/2014/TT-BTTTT CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG NGÀY 11/3/2014 QUY ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 31

THÔNG TƯ SỐ 01/2014/TT-BGDĐT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÀY 24/01/2014 BAN HÀNH KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM 74

Trang 3

Khung năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng

PHẦN 1:

Khái niệm, nội dung và phạm vi áp dụng

I Khái niệm năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng

Khung năng lực (Competencesframework) là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức,

kỹ năng, thái độ và đặc điểm cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc Khung năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng được xây dựng nhằm cụ thể hóa nội dung này theo quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP Khung năng lực này là một trong những công cụ quản lý nhân sự khoa học, giúp định hướng những tố chất, năng lực cần có ở công chức nhằm đạt mục tiêu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tạo nên một nền hành chính “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả”1 tại thành phố Đà Nẵng Khung năng lực sẽ được sử dụng như một kim chỉ nan cho tất cả công chức thuộc những ngành nghề, lĩnh vực, vị trí, công việc khác nhau cùng hướng về một mục đích chung là giúp UBND thành phố xây dựng, triển khai các chính sách đúng đắn, khả thi và cung ứng các dịch vụ công tốt hơn cho người dân

Theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management) của Mỹ, năng

lực được hiểu là đặc tính có thể do lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ

và các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ Năng lực có thể phát

triển, nâng cao và duy trì thông qua các khóa tập huấn, việc luân chuyển vị trí, kinh nghiệm thực tiễn, quá trình học tập hoặc tự bản thân phát triển Việc có đạt được cấp

độ nào đó của một năng lực được đánh giá thông qua khả năng áp dụng năng lực đó trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau Trong khung năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng, một năng lực sẽ được xác định gồm 3 thành phần chính:

- Năng lực (competency): Là danh nghĩa hay tên của năng lực, ví dụ tầm nhìn

và định hướng chiến lược, giao tiếp hiệu quả…

- Mô tả năng lực (competency descriptor): Là định nghĩa hay mô tả năng lực

Ví dụ: Quản lý xung đột thể hiện năng lực kiểm soát, điều hòa và giải quyết những

1 Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án

"Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" và Quyết định số 5599/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ngày 15/8/2013 ban hành Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của thành phố giai đoạn 2013 – 2015

Trang 4

bất đồng, xung đột về quan điểm, lợi ích… để nâng cao sự hiểu biết, tạo sự đồng

thuận để hướng tới mục tiêu, nhiệm vụ chung

- Những chỉ số hành vi (Behavioural indicators): Là những biểu hiện một

công chức được kỳ vọng phải thể hiện nhằm chứng minh một năng lực cụ thể Ví dụ, Giao tiếp hiệu quả biểu hiện qua khả năng lắng nghe người khác; truyền đạt thông tin

rõ ràng, chính xác; nắm bắt được tâm lý, cảm xúc của đối tượng hướng tới…

II Kết cấu, nội dung

Theo Bộ Năng lượng của Mỹ, khung năng lực là một tập hợp các năng lực hướng đến việc hoàn thành nhiệm vụ cho một công việc, vị trí cụ thể Khung năng lực có thể được xây dựng cho các công việc cụ thể, các nhóm công việc, tổ chức, ngành nghề hoặc các ngành, lĩnh vực Khung năng lực dành cho công chức thành phố

Đà Nẵng sẽ gồm 3 nhóm:

1 Năng lực chung: Là những phẩm chất, đặc tính cần phải có ở một người công chức Đây là những năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí, được xác định dựa trên giá trị cốt lõi của nền hành chính công của thành phố

a Đạo đức và trách nhiệm công vụ

b Tổ chức thực hiện công việc

c Soạn thảo và ban hành văn bản

d Giao tiếp ứng xử

e Quan hệ phối hợp

f Sử dụng công nghệ thông tin

2 Năng lực quản lý: Đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí

cụ thể trong một cơ quan, đơn vị và được xác định dựa vào nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của vị trí

a Xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược

b Quản lý sự thay đổi

c Ra quyết định

d Quản lý nguồn lực

e Phát triển nhân viên

3 Năng lực chuyên môn: Đây là những kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần thiết để hoàn thành công việc theo đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực.

a Năng lực chuyên môn

b Sử dụng ngoại ngữ

Mỗi năng lực được phân chia thành 5 cấp bậc (từ thấp đến cao).Việc phân chia

mức độ năng lực dựa trên mức độ phức tạp, độ thành thạo và qui mô/phạm vi triển

Trang 5

khai của năng lực Người có cấp độ năng lực cao được mặc định là đáp ứng được yêu cầu của những cấp độ năng lực thấp hơn

Các cấp độ trong khung năng lực dành cho công chức hành chính của thành phố Đà Nẵng được quy định như sau:

Mức độ cấp

độ năng lực Quy định cấp độ của từng năng lực

Có thể áp dụng thành thạo năng lực này để hoàn thành công việc được giao ở tầm định hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn cho cả

cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương…;

Được xem như “chuyên gia” trong và ngoài cơ quan, đơn vị về

năng lực này;

Có thể hướng dẫn cho người khác hoàn thiện hơn năng lực này

Có thể áp dụng thành thạo năng lực này để hoàn thành công việc được giao ở tầm xác định mục tiêu, kế hoạch của một lĩnh vực và/hoặc mảng chuyên môn phụ trách…;

Được xem như “người tư vấn” trong cơ quan, đơn vị khi có

những vấn đề, tình huống khó phát sinh liên quan đến năng lực này;

Có thể hướng dẫn cho người khác phát triển năng lực này

Có thể áp dụng năng lực này để hoàn thành công việc được giao

ở tầm xác định kế hoạch, chương trình của phòng (tương đương) và/hoặc mảng chuyên môn phụ trách…;

Có thể hỗ trợ hướng dẫn cho người khác phát triển năng lực này

Có thể áp dụng năng lực này để hoàn thành công việc được giao theo mục tiêu, quy định, tiêu chuẩn đã xác định và/hoặc ở tầm xây dựng kế hoạch, triển khai nghiệp vụ chuyên môn của một nhóm, bộ phận;

Tập trung áp dụng và trau dồi năng lực; đôi lúc cần thêm sự hướng dẫn

Có thể áp dụng năng lực này để thực hiện những công việc đơn giản hoặc sự vụ theo quy trình, chỉ định được hướng dẫn trước; Tập trung học hỏi, phát triển năng lực này; cần hướng dẫn, giám sát từ người khác

Lưu ý: Nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong việc áp dụng

khung năng lực trong việc mô tả vị trí việc làm, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo…,

Trang 6

mức độ các cấp của năng lực chung và năng lực chuyên môn chủ yếu sẽ được phân chia mức độ theo hệ thống ngạch, bậc trong khi việc phân chia mức độ của năng lực quản lý chủ yếu dựa vào cấp bậc vị trí, chức vụ Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối và cần có sự linh hoạt trong quá trình áp dụng tùy theo những trường hợp cụ thể

Ví dụ: Yêu cầu năng lực quản lý và năng lực chuyên môn đối với Giám đốc và

Trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Sở Ngoại vụ có thể được xây dựng như sau:

III Năng lực chuyên

môn

Trang 7

vị xây dựng một khung năng lực phản ánh được đặc thù ngành nghề, lĩnh vực quản lý

và định hướng phát triển nhân lực riêng Đặc biệt, nội dung năng lực chuyên môn cần được quy định rõ và các năng lực thuộc nhóm năng lực chung, năng lực quản lý có thể được điều chỉnh, cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị

Trang 8

Trong giai đoạn đầu, khung năng lực sẽ chủ yếu được triển khai ở các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện Để tạo sự đồng bộ trong quản lý nhân sự toàn thành phố, khung năng lực sẽ tiếp tục được áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp trong các khâu của công tác nhân sự

1 Xây dựng vị trí việc làm

Khung năng lực giúp phân tích, mô tả yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phẩm chất cho từng vị trí việc làm một cách dễ dàng, khoa học; góp phần tạo nên một bản mô tả vị trí việc làm hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của

vị trí.Nhìn chung, một công chức không nhất thiết phải có đủ tất cả các năng lực được nêu trong khung năng lực Tùy theo từng vị trí việc làm cụ thể, công chức có thể thảo luận với cấp trên trực tiếp để xác định một số năng lực cốt yếu, cần thiết nhất và mức

độ yêu cầu của từng năng lực cho vị trí của mình

Ví dụ, khung năng lực của Chánh văn phòng Sở Ngoại vụ có thể bao gồm:

I Năng lực chung/cơ bản

II Năng lực quản lý

III Năng lực chuyên môn

Lưu ý: Trong trường hợp một số ngành, cơ quan, đơn vị có khung năng lực

đặc thù riêng do Bộ quy định như ngành Tài nguyên môi trường, Giáo dục và Đào

Trang 9

tạo, Thông tin và Truyền thông…, khung năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng nên được áp dụng kết hợp cùng với khung năng lực đặc thù

Sau khi chuẩn hóa được việc mô tả vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị có thể

sử dụng Thẻ năng lực để hỗ trợ cho công chức nắm bắt những phẩm chất cá nhân,

kiến thức, kỹ năng, khả năng chuyên môn quan trọng nhất cho từng vị trí Mỗi Thẻ năng lực mô tả định nghĩa, những biểu hiện hành vi đáp ứng được 05 cấp độ của năng lực cho một loại năng lực Theo đó, mỗi công chức sẽ được cung cấp những thẻ năng lực liên quan đến năng lực yêu cầu của vị trí việc làm đang đảm nhiệm Công cụ này tuy rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc truyền đạt những thông điệp,

kỳ vọng của cơ quan, đơn vị đến đội ngũ nhân sự và giúp nâng cao ý thức tự rèn luyện, phát triển bản thân để đáp ứng tốt nhu cầu công việc của mỗi công chức Đồng thời, đây còn là kim chỉ nan giúp công chức tự đánh giá năng lực so với mức độ yêu cầu công việc để từ có định hướng đào tạo, bồi dưỡng hoặc lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp

Thẻ năng lực được sử dụng tại bang Victoria, Úc

Trang 10

2 Tuyển dụng

Khi tổ chức tuyển dụng, các cơ quan, đơn vị cần xác định rõ những yêu cầu cho vị trí cần tuyển nhằm đảm bảo tuyển được ứng viên phù hợp Khác với tuyển dụng nội bộ (tuyển dụng công chức, viên chức), khi tuyển dụng người mới, cơ quan, đơn vị thường không có bằng chứng về khả năng làm việc của người dự tuyển Vì thế, người tuyển dụng thường căn cứ vào trình độ học vấn, kinh nghiệm cuộc sống và làm việc, khả năng tư duy, giải quyết tình huống… để đánh giá mức độ phù hợp với công việc và văn hóa làm việc ở cơ quan, đơn vị của các ứng viên Tuyển dụng nhân

sự dựa trên năng lực là phương pháp giúp đánh giá ứng viên khoa học và đang được

áp dụng rộng rãi hiện nay

Khung năng lực giúp xác định các tiêu chí trọng yếu để lựa chọn ứng viên phù hợp với từng vị trí làm việc và chiến lược của cơ quan, đơn vị Người tuyển dụng cần phân tích các nhiệm vụ cụ thể, kết quả đầu ra, kiến thức, kinh nghiệm xử lý thành danh sách các năng lực và biểu hiện hành vi cần có để hoàn thành công việc Dựa vào cấp độ yêu cầu tối thiểu cho từng năng lực, người tuyển dụng có thể xây dựng một bảng mô tả vị trí tuyển dụng rõ ràng và phân định rõ tính chất của năng lực để thiết

kế, lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp như bảng hỏi, bài kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm…Tính chất của năng lực có thể được phân chia như sau:

• Năng lực “bẩm sinh” (Natural competencies): tính cách, phẩm chất;

• Năng lực “tích lũy” (Acquired competencies): những năng lực một cá nhân phát triển và trau dồi thông qua quá trình học tập hoặc kinh nghiệm;

• Năng lực “vận dụng” (Adapting competencies): cách thức một cá nhân đã vận dụng các năng lực vào công việc, hoàn cảnh thực tế

Ví dụ, năng lực liên quan đến phẩm chất, đạo đức, tính cách của ứng viên có thể được đánh giá thông qua bài kiểm tra tính cách và các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.Trong khi đó, năng lực “xây dựng quan hệ và làm việc nhóm” có thể được đánh giá thông qua việc quan sát ứng viên trong phần phỏng vấn nhóm và các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp thiết kế dựa trên những biểu hiện hành vi tương ứng tương ứng với từng mức độ năng lực yêu cầu của vị trí việc làm đó…

Sau khi xác định được tiêu chí lựa chọn cơ bản, tức danh mục các năng lực và mức độ yêu cầu của từng năng lực cho vị trí tuyển dụng, người tuyển dụng có thể xây dựng một bài kiểm tra, phỏng vấn dựa vào cơ sở dữ liệu câu hỏi tuyển dụng của thành phố Tóm lại, khung năng lực có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị do hạn chế được những quyết định tuyển dụng sai lầm, phát triển được đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, khuyến khích động lực làm việc, sự gắn bó với công việc của nhân viên và chuẩn bị nguồn lực cho mục tiêu dài hạn Khung năng lực chung dành cho công chức thành phố Đà Nẵng sẽ được hoàn thiện và từng bước được

áp dụng trong tuyển dụng công chức, viên chức và tuyển dụng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng do những ưu điểm sau:

Trang 11

• Xác định tiêu chí lựa chọn trọng yếu dễ dàng hơn;

• Cải thiện quá trình tuyển chọn và tăng khả năng chọn đúng người cho vị trí tuyển dụng;

• Tiếp cận thị trường nhân lực dồi dào hơn do các tiêu chí ứng tuyển vào các

vị trí việc làm trong lĩnh vực công ngày càng được minh bạch, cụ thể;

• Giảm chi phí phát sinh từ những quyết định tuyển dụng sai lầm;

• Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại cho nền hành chính công của thành phố Đà Nẵng;

• Tạo tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ, công cụ quản lý, luân chuyển, phát triển đội ngũ nhân lực công tại thành phố

3 Đánh giá để đào tạo, phát triển nghề nghiệp

Trước đây, các cơ quan, đơn vị thường dùng khái niệm “đánh giá công chức”, tức xem công chức là đối tượng đánh giá dẫn đến trọng tâm đánh giá là tính cách, thói quen, tư tưởng, đạo đức, cách giao tiếp, mối quan hệ… của cá nhân đó Đà Nẵng đang định hướng đánh giá kết quả làm việc của công chức, tức khía cạnh được đánh giá sẽ nghiêng về kết quả, hiệu quả và thành tích đạt được trong công việc của công chức Hiện nay, việc đánh giá kết quả làm việc đã có lồng ghép đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý đối với các công chức có giữ chức vụ Trong thời gian tới, việc đánh giá sẽ được triển khai theo hướng đánh giá kết quả công việc theo yêu cầu của

vị trí việc làm nhằm phát triển năng lực và nghề nghiệp cho công chức Đây được coi

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm lãnh đạo, quản lý bởi nó không chỉ giúp thu hút, giữ chân người tài mà còn nâng cao được chất lượng và mức

độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự

Những biểu hiện về năng lực ở từng cấp độ cụ thể sẽ cung cấp một công cụ hữu dụng cho cán bộ, công chức trong việc đánh giá năng lực, kết quả công việc của bản thân và đồng nghiệp Việc so sánh giữa biểu hiện thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn của từng vị trí giúp đánh giá được mức độ phù hợp và hoàn thành yêu cầu công việc của từng công chức đối với vị trí đảm nhiệm Đồng thời, cấp trên trực tiếp sẽ có cơ sở xác định được những năng lực nào cấp dưới cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm nhằm hoàn thành công việc tốt hơn; từ đó có sự phản hồi, góp ý, nhận xét trong quá trình đánh giá Đây cũng là cơ sở để cơ quan, đơn vị xây dựng khung chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của công việc, của tổ chức cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp của từng công chức

Ví dụ, trong trường hợp của anh Nguyễn Văn A, so sánh giữa yêu cầu tiêu chuẩn của vị trí phụ trách thẩm định đầu tư và biểu hiện công việc thực tế sẽ giúp bản thân công chức và cấp trên trực tiếp quản lý nhận ra anh A cần được bồi dưỡng thêm

về năng lực Định hướng dịch vụ/khách hàng (mức 3), Xây dựng quan hệ và làm việc nhóm (mức 3), Sử dụng ngoại ngữ (mức 4), Sử dụng CNTT (mức 3) và Thẩm định

Trang 12

đầu tư (mức 5) Theo đó, bản thân công chức A, cấp trên và cơ quan, đơn vị quản lý

có thể xây dựng kế hoạch và lựa chọn các phương án phù hợp để nâng cao năng lực của anh A, giúp công chức đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc như tạo điều kiện tham gia các khóa tập huấn, chương trình bồi dưỡng, bố trí người hướng dẫn

4 Quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự

Trên cơ sở đánh giá, phân tích yêu cầu về năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của công chức, cơ quan, đơn vị có thể sử dụng khung năng lực như công cụ để xác định những tiêu chí, đối tượng phù hợp cho vị trí cần quy hoạch, bổ nhiệm nhân

sự bên cạnh những tiêu chí cứng theo quy định Đối với quy hoạch cán bộ, ngoài yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ, các tiêu chí về “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”, “Năng lực thực tiễn”, “Chiều hướng, triển vọng phát triển” được nêu trong nội dung đánh giá theo Hướng dẫn 15-HD/BTCTW của do Ban Tổ chức Trung ương ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW và Kết luận 24-KL/TW có thể áp dụng khung năng lực để đánh giá

Tương tự, cơ quan, đơn vị có thể linh động áp dụng khung năng lực để xây dựng tiêu chí cho vị trí bổ nhiệm và đánh giá năng lực của đối tượng ứng cử đối với

bổ nhiệm cán bộ theo phương thức truyền thống Đối với bổ nhiệm theo hình thức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý, cơ quan, đơn vị có thể sử dụng khung năng lực để xác định tiêu chí tuyển dụng (danh mục các năng lực và mức độ yêu cầu của từng

Trang 13

năng lực) cho vị trí bổ nhiệm và lựa chọn công cụ kiểm tra, phương pháp phỏng vấn, đánh giá ứng viên phù hợp

PHẦN 2:

Mô tả chi tiết khung năng lực dành cho công chức thành phố Đà Nẵng

I Năng lực chung/cơ bản

1 Đạo đức và trách nhiệm công vụ: Thể hiện thái độ, nghĩa vụ trong quá

thi hành công việc nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội được quy định rõ tại Điều 8, 9, 10, 15, 18, 19, 20 Chương II của Luật Cán bộ, công chức 2008

- Ý thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Thể hiện sự liêm chính, chuẩn mực trong suốt quá trình xử lý công việc

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân;

- Trung thực báo cáo thông tin đến cấp trên và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp

để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị

- Tự nhận trách nhiệm khi không đạt được kết quả đầu ra như yêu cầu (về tiến độ, chất lượng, chi phí…)

3 Trách nhiệm cao

đối với nhiệm vụ

được giao, gương

mẫu trong thi

- Thiết lập, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành công vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức công vụ, chuẩn tắc nghề nghiệp của công chức trong cơ quan, đơn vị

5 Tạo dựng văn hóa

dẫn dắt việc thực

hiện đạo đức công

vụ

- Tâm huyết với công việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của

cơ quan, đơn vị

- Tạo được văn hóa làm việc hăng say, tác phong chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị; đi đầu, làm gương trong việc giữ gìn các tiêu chuẩn đạo đức công vụ, chuẩn tắc nghề nghiệp

- Giám sát và có những cách thức điều chỉnh kịp thời những biểu hiện có khả năng dẫn tới hành vi trái với đạo đức công vụ, chuẩn tắc nghề nghiệp của cấp

Trang 14

dưới

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền

2 Tổ chức thực hiện công việc: Thể hiện năng lực hiểu biết về nhu cầu

của tổ chức, công dân nhằm tổ chức thực hiện công việc theo hướng ngày càng nâng

cao chất lượng dịch vụ công cung ứng

- Cập nhật các thay đổi trong chính sách, thủ tục, quy trình cung cấp dịch vụ hoặc triển khai công việc nhằm tạo điều kiện để tổ chức, công dân, đồng nghiệp, nắm bắt thông tin một cách kịp thời và sử dụng dịch vụ công hiệu quả hơn

2 Linh hoạt trong

- Xây dựng kế hoạch, xác định được quy trình, nhiệm vụ và nguồn lực cần thiết

để hoàn thành công việc; xác định, thực hiện những công việc cần ưu tiên và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai công việc nhằm đảm bảo các sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu, giải quyết thủ tục cho công dân, tổ chức đúng/sớm hẹn

- Xây dựng các hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính hoặc đề xuất hợp lý hóa thủ tục dựa trên thông tin phản hồi của đồng nghiệp, công dân, tổ chức

- Thiết kế và triển khai khảo sát sự hài lòng của khách hàng hoặc kế hoạch của cấp trên nhằm đề ra những cải tiến cần thiết cho chất lượng dịch vụ công

- Chủ động đề ra các giải pháp nhằm cải thiện những mặt còn hạn chế trong công việc, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đồng nghiệp, công dân, tổ chức

4 Nhận biết trước

và thích ứng với

yêu cầu mới của

tổ chức, công dân

- Xác định rõ, theo dõi và điều chỉnh kịp thời những mục tiêu, cách thức sắp xếp

tổ chức, ưu tiên trong công việc, nguồn lực bên trong và bên ngoài cần thiết để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan, đơn vị

- Dự đoán sự thay đổi trong nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của công dân, tổ chức để tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ công

- Xây dựng các nhóm bao gồm các bên liên quan và các bên trung gian để phát triển các giải pháp cho các rào cản ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

- Thường xuyên đưa ra các ý tưởng khả thi để cải tiến chất lượng dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý

5 Đưa ra các định

hướng chiến lược

- Xác định rõ mục tiêu, ưu tiên trong công việc và sắp xếp tổ chức khoa học những công việc có quy mô toàn thành phố/ tính chất phức tạp, cần huy động

Trang 15

hướng khách

hàng

nguồn lực lớn cả bên trong và bên ngoài cơ quan, đơn vị

- Phát triển các sáng kiến đột phá cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng

- Dự đoán những rào cản vô hình/hữu hình để đưa ra những kế hoạch dự phòng hiệu quả, đảm bảo được chất lượng kết quả đầu ra

3 Soạn thảo và ban hành văn bản: Ở các cấp độ thấp, năng lực này thể

hiện sự am hiểu và đáp ứng được các quy định về thể thức trình bày văn bản Ở các cấp độ cao hơn, năng lực thể hiện hiểu biết về vai trò, tác động xã hội của chính sách;

từ đó có phân tích, đánh giá, phản biện, hoạch định chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế

Soạn thảo và ban

1 Nắm được các

quy định về văn

bản hành chính,

áp dụng vào công

việc chuyên môn

- Nắm được các quy định thể thức trình bày văn bản hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

- Nghiên cứu và áp dụng văn bản, chính sách… vào công việc chuyên môn

- Dự thảo các văn bản thông thường bằng khả năng nghiên cứu và sự tư vấn cũng người có quyền lợi/trách nhiệm liên quan

- Nghiên cứu các thông tin có liên quan và khả năng áp dụng chính sách do các

cơ quan hoặc cá nhân khác đề xuất/ban hành

4 Hiểu biết về vai

Trang 16

hoạch định chính

sách

đủ, chính xác; bố cục và nội dung rõ ràng, chặt chẽ, khoa học;

- Xây dựng chính sách có mức tác động sâu rộng đến lĩnh vực, ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị

- Thiết lập khung chương trình đánh giá tác động của chính sách, thực hiện điều chỉnh chính sách trên cơ sở đánh giá tác động và nghiên cứu về xã hội, nhân khẩu học, đối tượng tác động…

4 Giao tiếp ứng xử: Thể hiện thái độ, nghĩa vụ trong quá thi hành công

việc nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội được quy định rõ tại Điều 16, 17

Chương II của Luật Cán bộ, công chức 2008

1 Nghe và trình

bày thông tin

một cách rõ

ràng

- Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ và lắng nghe phản hồi

- Thái độ lịch sự, hòa nhã, lịch sự khi giao tiếp với công dân và tổ chức

- Nhận thức được việc mỗi người có cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau đối với cùng thông tin, sự kiện; từ đó kiểm soát được cảm xúc, sẵn sàng lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng và giải đáp các câu hỏi, thắc mắc đơn giản của công dân, tổ chức kịp thời;

2 Thúc đẩy giao

tiếp hai chiều

- Truyền đạt thông tin, ý kiến một cách tự tin, rõ ràng và đầy đủ; hiểu được đối tượng truyền đạt thông tin (cung cấp đúng thông tin cho đúng đối tượng)

- Trao đổi cởi mở và có tính chất xây dựng về các cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau đối với một vấn đề; công bằng, khách quan khi nhận xét, đánh giá và chủ động tìm hiểu quan điểm của người khác để tránh hoặc làm rõ xung đột, bất đồng

- Có những điều chỉnh hợp lý về nội dung, ngôn từ, cách thức truyền đạt…và dự phòng trước cách hài hòa ý kiến bất đồng để đạt được sự đồng thuận từ đối tượng hướng tới

3 Giao tiếp tốt với

tổ chức, công

dân và trong nội

bộ cơ quan, đơn

- Trình bày lưu loát một bài thuyết trình, phát biểu truyền tải được nội dung hướng đến và có sự trao đổi để đạt được sự đồng thuận từ người nghe

4 Giao tiếp trong

và ngoài cơ

quan, đơn vị

- Có thể giao tiếp một cách tự tin với nhiều loại đối tượng giao tiếp khác nhau ở trong và ngoài cơ quan, đơn vị về công việc, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc mảng lĩnh vực phụ trách

- Truyền đạt, trình bày thông tin, ý tưởng phức tạp hoặc mang tính chiến lược một cách đơn giản, súc tích và lôi cuốn

- Nhận biết được trạng thái cảm xúc/sử dụng thông tin phản hồi từ đối tượng giao tiếp để kịp thời điều chỉnh cách thức truyền đạt, trao đổi thông tin nhạy cảm/ phức tạp; đảm bảo đạt được mục đích giao tiếp

5 Giao tiếp về vấn

đề mang tính

- Có thể giao tiếp một cách tự tin với nhiều loại đối tượng giao tiếp khác nhau ở trong và ngoài nước liên quan đến công việc, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

Trang 17

chiến lược - Truyền đạt niềm tin về tầm nhìn, chiến lược chung của cơ quan, đơn vị khiến

nhân viên, đồng nghiệp, tổ chức, công dân muốn cam kết và cùng đóng góp xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển hơn (truyền cảm hứng)

5 Quan hệ phối hợp: Thể hiện năng lực tạo dựng được sự tin tưởng,

chuyên nghiệp và điều hòa những bất đồng, xung đột về quan điểm, lợi ích, tính chất công việc… trong phối hợp tổ chức, xử lý công việc với đồng nghiệp, các bên có liên

quan trong và ngoài cơ quan, đơn vị để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chung

1 Tạo mối quan hệ

- Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, công việc với đồng nghiệp, các bên liên quan để hiểu được quan điểm, cách nhìn nhận

- Linh động điều chỉnh kế hoạch, phương pháp làm việc của cá nhân khi cần, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của phòng/nhóm

- Chủ động dành thời gian cùng xác định nhiệm vụ, mục tiêu của nhóm/bộ phận

để đảm bảo sự thống nhất cao; hỗ trợ đồng nghiệp giải quyết vướng mắc phát sinh khi cần

- Thể hiện tinh thần hợp tác; ghi nhận những đóng góp và xây dựng sự tin tưởng giữa các bên có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận chung

- Tiếp thu góp ý và đề xuất/có những điều chỉnh kịp thời trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc, đảm bảo sự ủng hộ, phối hợp của đồng nghiệp và các bên có liên quan

3 Tìm kiếm cơ hội

- Đại diện cho phòng/nhóm (tương đương) lắng nghe, tiếp thu ý kiến cởi mở, chân thành, trao đổi và thuyết phục nhằm đạt được sự đồng thuận chung trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động liên phòng, đảm bảo được mục tiêu/kết quả đầu ra

- Duy trì, mở rộng quan hệ với các bộ phận khác nhau trong và ngoài cơ quan, đơn vị để cùng triển khai thực hiện công việc thuộc mảng lĩnh vực phụ trách và hoàn thành mục đích, nhiệm vụ chung

- Tạo dựng được uy tín cá nhân và mạng lưới quan hệ, hợp tác với các chuyên gia cùng lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị ở nhiều cấp thông qua chia sẻ thông tin và nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung

Trang 18

- Tạo được một nhóm làm việc hiệu quả, thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp; thúc đẩy cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng, thảo luận, đưa ra các đề xuất và giải pháp hữu hiệu;

5 Thiết lập các định

hướng quan hệ

đối tác chiến lược

- Tạo được uy tín, mối quan hệ với các chuyên gia cùng lĩnh vực, các lãnh đạo chủ chốt từ các các cơ quan, đơn vị, địa phương khác để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung, cải thiện chất lượng dịch vụ hoặc nâng cao hiệu quả quản lý các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được quy định

- Giải quyết hiệu quả các xung đột gay gắt trong và ngoài cơ quan, đơn vị phát sinh từ việc cạnh tranh mục tiêu, nguồn lực hạn chế, xung đột trong tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ hoặc khác nhau về quan điểm, lợi ích…

6 Sử dụng CNTT: Đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Thông tư số

03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11/3/2014 quy định

Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

- Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01)

- Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01)

- Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục

Trang 19

03/2014/TT-dụng một số phần

mềm nâng cao,

quản trị cơ sở dữ

liệu

BTTTT gồm 05 mô đun sau:

- Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao (Bảng 01, Phụ lục số 02)

- Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao (Bảng 02, Phụ lục

- Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh (Bảng 06, Phụ lục số 02)

- Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử (Bảng 07, Phụ lục số 02)

- Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin (Bảng 08, Phụ lục

II Năng lực quản lý

1 Tầm nhìn và định hướng chiến lược: Thể hiện sự am hiểu các yếu tố

ngoại cảnh cũng như chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để xác định được định hướng phát triển ưu tiên trong dài hạn Đối với công chức nói chung, tầm nhìn và định hướng chiến lược thể hiện ở mức độ những nhiệm vụ, kết quả công việc của cá nhân đáp ứng được những mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị và xu hướng của nền hành chính công Ở cấp lãnh đạo, quản lý, năng lực này đòi hỏi sự bao quát tình hình

Trang 20

chính trị, cân nhắc những tác động khi xây dựng chiến lược dài hạn trên diện rộng nhằm tối ưu hóa chất lượng dịch vụ công và tạo sự phát triển bền vững cho cơ quan,

đơn vị/ ngành, lĩnh vực/ địa phương

- Hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

cơ cấu tổ chức, chính sách, quy trình làm việc chung… của cơ quan, đơn vị quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương

- Chủ động cập nhật thông tin về xu hướng liên quan đến lĩnh vực chuyên trách nhằm góp ý, đề xuất kế hoạch trung hạn của phòng/bộ phận

- Luôn ý thức, cân nhắc và xây dựng kế hoạch,

tổ chức triển khai công việc, nhiệm vụ cá nhân phù hợp với những mục tiêu, kế hoạch, bối cảnh chung của phòng, cơ quan, đơn vị

- Không am hiểu hoặc quan tâm về những hoạt động chung hoặc ưu tiên chiến lược của cơ quan, đơn vị

- Thiếu sự liên kết công việc, nhiệm vụ cá nhân với kế hoạch, nhiệm vụ của các cá nhân khác/nhóm có liên quan

- Chủ động tìm hiểu và chia sẻ những thông tin,

xu hướng chung liên quan đến lĩnh vực chuyên trách với đồng nghiệp/ nhóm/ bộ phận

- Đảm bảo nhiệm vụ, hoạt động bộ phận/nhóm phù hợp với chiến lược, mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị

- Hiểu biết và cân nhắc các mối liên hệ trong công việc giữa các phòng/bộ phận khi xây dựng

kế hoạch công việc cho bộ phận/ nhóm để cùng

hỗ trợ cho việc hoàn thành được mục tiêu, định hướng chung của cơ quan, đơn vị

- Thiếu nhạy cảm đối với những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến chính sách, hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực chuyên trách

- Không am hiểu hoặc quan tâm về những hoạt động chung hoặc ưu tiên chiến lược của cơ quan, đơn vị dẫn đến xây dựng nhiệm vụ, hoạt động bộ phận/nhóm không phù hợp

- Định hướng, xây dựng, triển khai công việc, nhiệm vụ mâu thuẫn hoặc chồng lấn với công việc, nhiệm vụ của những nhóm/bộ phận khác

- Nắm được các chiến lược, định hướng của cơ quan, đơn vị và những ưu tiên chính trị nhằm xây dựng các kế hoạch công việc, hoạt động phù hợp

- Xây dựng được các chính sách, kế hoạch, dịch

vụ công đáp ứng được nhu cầu da đạng của công dân dựa trên việc cập nhật kiến thức về

- Không nắm bắt những xu thế vận động, thay đổi trong mảng lĩnh vực phụ trách

- Thiếu sự liên kết trong kế hoạch, định hướng triển khai công việc thuộc mảng phụ trách với mục tiêu, định hướng chung của cơ quan, đơn vị hoặc kế hoạch, định hướng công việc của các phòng, bộ phận, đơn vị có liên quan

- Tiếp tục áp dụng những phương pháp, quy trình thực hiện công việc không còn phù hợp, không đảm bảo được chất lượng

Trang 21

nhu cầu, xu hướng mới hoặc những kinh nghiệm triển khai thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, địa phương, quốc gia khác

dịch vụ và yêu cầu của công dân

- Định hướng mục tiêu của lĩnh vực phụ trách phù hợp với mục tiêu, chiến lược chung chung củacơ quan, đơn vị

- Am hiểu về hệ thống chính trị, nền công vụ;

đối tượng công dân, các loại dịch vụ, cộng đồng, thị trường… liên quan đến mảng lĩnh vực phụ trách; từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công và sự hài lòng của người dân

- Xây dựng các kế hoạch hỗ trợ hoặc triển khaichiến lược, mục tiêu dài hạn của cơ quan, đơn vị

- Chậm trong việc nắm bắt những xu thế vận động, thay đổi trong lĩnh vực phụ trách

- Thiếu cái nhìn tổng thể về những vấn đề liên quan đến cơ quan, đơn vị hoặc bối cảnh của địa phương, ngành, lĩnh vực khi xây dựng kế hoạch, định hướng hoặc xử

lý các vấn đề, công việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Không cân nhắc tác động của các kế hoạch, định hướng phát triển của mảng lĩnh vực phụ trách đến quyền lợi của công dân, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng

- Có tầm nhìn hạn hẹp khiến các mục tiêu, định hướng, kế hoạch của lĩnh vực phụ trách không phù hợp, thậm chí đi ngược lại chiến lược, định hướng chung của cơ quan, đơn vị

- Nhận thức và định vị chiến lược phát triển của

cơ quan, đơn vị trong mối tương quan với mục tiêu chung của thành phố hoặc định hướng chiến lược của các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Xây dựng những chiến lược dài hạn nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công và tạo những biến chuyển, cải tiến bền vững trong nội bộ cơ quan, đơn vị

- Chủ yếu tập trung vào các mục tiêu ngắn hoặc trung hạn, sao lãng việc xây dựng mục tiêu, chiến lược dài hạn cho cơ quan, đơn vị

- Thiếu nhạy cảm trong việc nắm bắt xu hướng vận động của xã hội, lĩnh vực quản lý dẫn đến không đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra

- Chỉ tập trung vào lĩnh vực quản lý, thiếu cái nhìn tổng quan và tương quan với những ngành, lĩnh vực hay cơ quan, đơn vị có liên quan

- Tập trung duy trì những hoạt động theo khung mẫu cũ dựa vào những ưu tiên ngắn hạn, thiếu định hướng về chất lượng dịch vụ công

2 Quản lý sự thay đổi: Đối với công chức nói chung, năng lực này thể

hiện sự chủ động nắm bắt những thay đổi Ở mức độ lãnh đạo, quản lý, năng lực này đòi hỏi sự nhạy bén trong việc nhận diện các nhân tố, biến động, xu hướng vận động của ngành, lĩnh vực (việc ban hành các quy định mới của chính phủ, tình hình kinh tế-ngân sách, ứng dụng công nghệ mới v.v )…ảnh hưởng đến hoạt động, quy trình

Trang 22

làm việc của cơ quan, đơn vị để có những giải pháp, điều chỉnh hợp lý và đảm bảo

được hiệu quả hoạt động

vi công việc phụ trách

- Chủ động điều chỉnh phương pháp làm việc/

kế hoạch công việc hoặc thông báo cho cấp trên

và kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp

- Làm việc dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết có sẵn; không cập nhật những kiến thức, tư duy mới; duy trì những tư duy, lề lối làm việc, công nghệ đã không còn phù hợp, làm giảm hiệu quả công việc

- Có thái độ bảo thủ, không quan tâm đến những ý tưởng, kế hoạch tiến hành thay đổi, cải tổ của phòng hoặc cơ quan, đơn vị/địa phương

- Xác định được những nhân tố cản trở sự thay đổi và thông báo cho cấp trên hoặc chủ động đưa ra phương án giải quyết

- Trao đổi thông tin với đồng nghiệp để cùng chuẩn bị và hỗ trợ tiến hành thay đổi, cải tổ

- Thiếu nhạy cảm, nhanh nhạy trong việc nắm bắt những nhân tố, sự kiện, xu hướng, nhu cầu cho sự thay đổi trong công việc phụ trách

- Bảo thủ, không thay đổi cách tiếp cận,

tổ chức, triển khai công việc để phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn

- Đề xuất những phương án ứng phó với

sự thay đổi không phù hợp với thực tế, yêu cầu của tổ chức- công dân

- Có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời đối với những thay đổi thuộc phạm vi quản lý

- Hỗ trợ cấp trên trong quản lý sự thay đổi của

cả cơ quan, đơn vị

- Không quan tâm hoặc phản ứng chậm với sự thay đổi trong công nghệ, phương pháp triển khai công việc mới… giúp cải tiến chất lượng dịch vụ của mảng lĩnh vực phụ trách

- Có thái độ bảo thủ, không mạnh dạn tiến hành thay đổi hoặc áp dụng những phương pháp làm việc mới để phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn

- Thiếu sự đánh giá đến tác động của việc thay đổi trong mảng lĩnh vực phụ trách đến công việc, hoạt động của những phòng và các bên có liên quan khác

- Nhanh chóng xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với yếu tố, sự kiện

có tác động lớn đến hoạt động, dịch vụ của các

- Chỉ tập trung ứng phó sự thay đổi trong các lĩnh vực phụ trách mà thiếu quan tâm, đánh giá tác động của thay đổi này đến công việc chung hoặc lĩnh vực khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

- Áp dụng những phương pháp, lộ trình

Trang 23

thay đổi không phù hợp, gây nên những xáo trộn, rối loạn trong việc sắp xếp nhiệm vụ ưu tiên, quy trình làm việc…

- Phản ứng nhanh với những thay đổi, biến động; mạnh dạn thay đổi những tư duy, lề lối làm việc cũ và giải trình với các cơ quan cấp trên về những đề xuất thay đổi, cải tổ của cơ quan, đơn vị/địa phương

- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi

và tư duy tích cực về thay đổi trong cơ quan, đơn vị

- Đánh giá, cải tổ lại các phương pháp, quy trình làm việc cơ quan, đơn vị và cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo hướng đơn giản, minh bạch hóa

- Phản ứng chậm với những thay đổi về quy định, định hướng chỉ đạo của cấp trên, đổi mới công nghệ… khiến cơ quan,

vị không thích ứng được với những thay đổi, yêu cầu mới của thực tiễn

- Duy trì những tư duy, lề lối làm việc đã không còn phù hợp, làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị/ địa phương

- Có thái độ né tránh những cải tổ cần thiết cho hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm tránh những vấn đề hoặc biểu hiện, phản ứng chống lại sự thay đổi trong nội bộ

- Ưu tiên ủng hộ những thay đổi, cải tiến nhỏ, rời rạc, tức thời hơn là những cải tổ mang tính hệ thống, đột phá và bền vững

3 Ra quyết định theo thẩm quyền: (giải quyết tình huống và ra quyết định) Đối với công chức, năng lực này thể hiện khả năng suy nghĩ thấu đáo, vạch ra

những ưu tiên, phân tích và sử dụng những chứng cứ, luận điểm để đánh giá các phương án lựa chọn trước khi đưa ra một quyết định phù hợp Ở cấp lãnh đạo, quản

lý, năng lực này thể hiện khả năng đưa ra căn cứ dẫn tới quyết định dựa vào mục tiêu, định hướng chiến lược của cơ quan, đơn vị, địa phương; đánh giá tác động, rủi ro của các phương án lựa chọn và các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính, môi

- Nhận biết được các thứ tự ưu tiên trong quy

- Không tìm được thông tin hoặc xác nhận được bản chất vấn đề dẫn đến đề xuất/đưa ra những quyết định, phương

án xử lý không hợp lý

- Bỏ qua những thông tin, chứng cứ quan trọng hoặc đưa ra phán xét, quyết

Trang 24

trình xử lý thông tin theo hướng dẫn có sẵn

- Phân tích, liên kết thông tin với những quyết định đã có tiền lệ hoặc quy trình có sẵn để đưa

- Đánh giá và đề xuất lựa chọn phương án tối

ưu cho những tình huống nảy sinh bất ngờ, cần

xử lý gấp

- Giải trình một cách rõ ràng quá trình, căn cứ đưa ra quyết địnhbằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp

- Nhanh chóng đưa ra các quyết định đã có tiền

lệ hoặc dựa trên quy trình có sẵn và chịu trách nhiệm về quyết định đó

- Đưa ra lời tư vấn hoặc thông tin phản hồi để giúp đồng nghiệp đưa ra những quyết định đúng trong xử lý công việc

- Không mạnh dạn đưa ra quyết định trong quyền hạn của mình và luôn đẩy việc ra quyết định cho cấp trên

- Chưa thận trọng cân nhắc tác động, hệ quả của quyết định đưa ra

- Cung cấp thông tin, phản hồi không rõ ràng hoặc sai lệch dẫn khiến đồng nghiệp, nhóm đưa ra những nhận định, quyết định thiếu chuẩn xác

và cân nhắc các chi phí, lợi ích, rủi ro, tác động của những phương án này

- Nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, nguồn lực, thông tin hiện có ngay cả trong những trường hợp khó và chưa có tiền lệ

- Chịu trách nhiệm giải trình về những quyết định của phòng/lĩnh vực/nhóm phụ trách và quy định rõ quyền hạn quyết định của cấp dưới

- Kịp thời điều chỉnh quyết định khi có những dấu hiệu cho thấy cách giải quyết trước đó có thể không hiệu quả

- Đánh giá sai về những nguồn thông tin, căn cứ cần xử lý hoặc không mời chuyên gia tham gia tư vấn đúng thời điểm, đúng đối tượng…

- Bỏ lỡ cơ hội và thời điểm đưa ra quyết định do chần chừ và thiếu quyết đoán

- Không thông báo kịp thời cho đồng nghiệp về những điều chỉnh trong quyết định dẫn đến việc chậm trễ, nhầm lẫn trong việc thực hiện quyết định

- Nắm bắt nhanh các thông tin, vấn đề phức tạp;

đánh giá được các mối liên kết, ý nghĩa vàcác thông tin ngầm ẩn trong điều kiện thiếu nguồn tham khảo, căn cứ rõ ràng để đưa ra những phương án lựa chọn và cân nhắc các mục tiêu của cơ quan/đơn vị, chi phí, lợi ích, rủi ro, tác động của những phương án này

- Đưa ra những quyết định hiệu quả trong phạm

vi lĩnh vực phụ trách phù hợp với định hướng,

- Phải thường xuyên xem xét lại các quyết định do thiếu hoặc chưa đầy đủ những phân tích, căn cứ

- Không tham khảo, hỏi thông tin, tư vấn đầy đủ khi phải đưa ra những quyết định quan trọng do thiếu cẩn trọng hoặc chủ quan dựa vào kinh nghiệm

- Thiếu quyết đoán, tự tin khi đưa ra các quyết định trong phạm vi lĩnh vực phụ

Trang 25

mục tiêu chiến lược của cơ quan, đơn vị dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh thực

tế, nguồn lực, thông tin hiện có dù đang chịu áp lực và chịu trách nhiệm về những trách nhiệm này

- Chủ động tham gia, hỗ trợ cấp trên trong quá trình đưa ra những quyết định có mức độ ảnh hưởng lớn đến uy tín, hoạt động của cơ quan, đơn vị

trách và giải trình quyết định này với cấp trên

từ những thông tin trái chiều nhau để xác định phương án lựa chọn

- Xem xét các rủi ro và đưa ra quyết định bất

chuẩn tắt (unpopular decisions) có mức độ ảnh hưởng lớn đến uy tín, hoạt động của cơ quan, đơn vị một cách chính xác, kịp thời dựa

trên kinh nghiệm, mục tiêu chung của tổ chức, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, nguồn lực hiện

có dù đôi khi chưa có đầy đủ thông tin cần thiết… và giải trình quyết định này với các cấp trên khi được yêu cầu

- Phối hợp, liên kết chặt chẽ các đối tác, các bên

có liên quan trong suốt quá trình ra quyết định

- Mạnh dạn trao quyền quyết định và theo dõi, điều chỉnh quá trình ra quyết định của cấp dưới

- Thiếu quyết đoán, tự tin khi đưa ra quyết định trong những tình huống khẩn cấp, chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ thông tin

- Đưa ra quyết định khi chưa có những đánh giá rủi ro và phương án lựa chọn thấu đáo

- Thiếu kiên định với quyết định đã đưa

ra, liên tục thay đổi quyết định khi có những ý kiến trái chiều

- Không mạnh dạn trao quyền quyết định cho cấp dưới hoặc thiếu sự giám sát, tư vấn trong quá trình trao quyền

4 Quản lý nguồn lực: Đối với công chức, năng lực này thể hiện ý thức

tiết kiệm, bảo vệ các tài sản của cơ quan, đơn vị và sự chủ động nghiên cứu, đề xuất,

áp dụng những phương pháp tổ chức công việc đảm bảo được chất lượng đầu ra những hiệu quả về chi phí Ở cấp lãnh đạo, quản lý, năng lực này thể hiện sự linh hoạt trong việc kết hợp, tận dụng các nguồn lực bên trong và ngoài cơ quan, đơn vị như tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ, nhân sự, uy tín… để thực hiện được các mục

tiêu, chiến lược đề ra

- Chưa có ý thức tiết kiệm hoặc thiếu cẩn trọng trong việc rà soát, kết hợp các nguồn lực trong thực hiện công việc dẫn đến lãng phí hoặc phát sinh những chi phí không đáng có

Trang 26

- Lập kế hoạch chính xác cho những yêu cầu

về nguồn lực cho từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của nhóm/bộ phận

- Coi trọng lợi ích và sự tiện dụng hơn việc sử dụng chi phí hiệu quả

- Thiếu cẩn trọng trong việc xác định và lập kế hoạch cho những nguồn lực cần thiết cho để thực hiện nhiệm vụ, công việc của nhóm/bộ phận

- Đánh giá và hợp lý hóa quy trình, cách thức

tổ chức công việc để đảm bảo phát huy tốt được các nguồn lực thuộc phạm vi quản lý, chất lượng dịch vụ hoặc kết quả đầu ra của công việc

- Khuyến khích cấp dưới sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm, hợp lý; Giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của cấp dưới để kịp thời góp ý, điều chỉnh

- Có tư tưởng cục bộ, không muốn chia

sẻ nguồn lực trong tổ chức thực hiện công việc

- Áp dụng, lựa chọn những quy trình, phương án xử lý công việc không phù hợp, gây lãng phí nguồn lực (vật chất, nhân lực, tài chính, công nghệ, thời gian….) của cơ quan, đơn vị

- Không quản lý được việc sử dụng nguồn lực của phòng/bộ phận gây lãng phí cho cơ quan, đơn vị

- Có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý vào các hoạt động, chương trình phục vụ lợi ích, chiến lược lâu dài của cả cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực phụ trách

- Chủ động tìm kiếm, vận động những nguồn lực từ bên ngoài để kết hợp, bổ sung với nguồn lực của cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo duy trì hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ, kết quả đầu ra

- Không quan tâm đến việc xác định năng lực cốt lõi hoặc nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực phụ trách

- Thiếu cẩn trọng khi phân bổ nguồn lực vào các hoạt động, chương trình của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc lĩnh vực phụ trách hoặc phân bổ với tầm nhìn ngắn hạn

- Thiếu chủ động hoặc linh hoạt trong việc tìm kiếm, vận động những nguồn lực

từ bên ngoài để kết hợp, bổ sung với nguồn lực của cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ

- Chú trọng việc áp dụng những phương pháp khoa học để quản lý và phát triển nguồn lực (về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, công nghệ…) của cơ quan, đơn vị

- Tạo nên văn hóa, ý thức làm việc hướng đến chất lượng, hiệu quả công việc bằng cách phát huy tốt nguồn lực (về tài chính, nhân sự, cơ sở

- Thiếu nhạy cảm trong việc nắm bắt nhu cầu về các nguồn lực tài chính, nhân sự, công nghệ, vật chất của cơ quan, đơn

vị

- Có tầm nhìn ngắn hạn hoặc chỉ cân nhắc những lợi ích trước mắt khi đưa ra các quyết định mà bỏ qua lợi ích lâu dài, bền vững dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hợp lý cho các hoạt động, mục tiêu của cơ quan, đơn vị

- Thiếu quan tâm đến việc dụng những phương pháp khoa học để quản lý và phát

Trang 27

vật chất, công nghệ…) trong cơ quan, đơn vị triển nguồn lực (về tài chính, nhân sự, cơ

sở vật chất, công nghệ…) của cơ quan, đơn vị

5 Phát triển nhân viên: Đối với công chức, năng lực này thể hiện sự cởi

mở, sẵn sàng chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm hoặc tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp để

họ trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn, kỹ năng nhằm thực hiện công việc tốt hơn Ở cấp lãnh đạo, quản lý, năng lực này thể hiện sự quan tâm tạo điều kiện, môi trường làm việc giúp công chức phát triển, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kinh

nghiệm phục vụ cho mục tiêu dài hạn của cơ quan, đơn vị

- Chủ động chia sẻ kiến thức, chuyên môn đồng nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy nhau học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

- Sẵn sàng hướng dẫn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghệp

- Không quan tâm học hỏi hoặc thể hiện

sự tiếp thu ý kiến góp ý từ đồng nghiệp

để hoàn thiện, phát triển năng lực của bản thân

- Thụ động hoặc né tránh việc chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm; góp ý mang tính xây dựng với đồng nghiệp

- Không quan tâm hoặc có thái độ né tránh việc hướng dẫn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng nghiệp

- Quan tâm đến mong muốn, nhu cầu phát triển bản thân của đồng nghiệp và tạo điều kiện để

họ tham gia các hoạt động, nhiệm vụ giúp phát triển kỹ năng, nghiệp vụ… đó

- Quan sát để ghi nhận, đánh giá kết quả làm việc của cấp dưới

- Chỉ quan tâm đến công việc, nhiệm

vụ, kế hoạch phát triển của cá nhân

- Phân công nhiệm vụ không phù hợp, không hướng dẫn, tạo điều kiện để cấp dưới tiếp cận công việc hoặc thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách hiệu quả

- Thiếu trung thực, khách quan trong đánh giá kết quả làm việc của cấp dưới

- Áp dụng các hình thức động viên, công nhận kịp thời đối với các công chức có hiệu quả làm việc xuất sắc

- Cùng nhân viên xác định mục tiêu công việc

và lập kế hoạch phát triển cá nhân; Đánh giá

- Chỉ tiến hành đánh giá kết quả làm việc nhưng không đưa ra phản hồi giúp cấp dưới biết được thế mạnh cần phát huy hoặc những điểm cần khắc phục

- Không kịp thời hoặc thiếu công bằng trong việc động viên, công nhận thành tích làm việc xuất sắc của cấp dưới

- Chỉ tạo cơ hội phát triển những nhân viên có sẵn năng lực, thế mạnh

Trang 28

các chương trình đào tạo hiện có; tạo điều kiện cho cấp dưới tham gia các chương trình và cơ hội học tập, làm việc để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ

- Bố trí nhân viên mới và nhân viên có kinh nghiệm cùng làm việc để tạo điều kiện cho nhân viên mới hiểu biết về công việc, lĩnh vực

- Không quan tâm đến nhu cầu học tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng… của nhân viên

- Thiếu nhạy cảm hoặc chủ động trong việc tạo ra sự đa dạng trong năng lực, động lực làm việc cho nhân viên trong phòng/bộ phận/nhóm phụ trách

4 Tạo cơ hội

- Nhận diện tiềm năng và hướng dẫn nhân viên phát triển khả năng đó bằng cách giới thiệu các nguồn thông tin, các khóa đào tạo hoặc giao các công việc phù hợp

- Không tạo được môi trường, động lực

để cấp dưới áp dụng hoặc chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có lợi cho hiệu quả công việc, hoạt động của lĩnh vực phụ trách

- Duy trì hệ thống khen thưởng thiếu công bằng, khách quan, nặng về hình thức và không dựa trên kết quả công việc thực tế của CBCCVC

- Có tầm nhìn ngắn hạn hoặc thiếu quan tâm yêu cầu về năng lực cần thiết cho hoạt động của lĩnh vực phụ trách

- Định hướng mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự của cơ quan, đơn vị trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng công chức nhằm cung cấp dịch vụ và thực hiện nhiệm vụ đạt được chiến lược chung

- Nắm bắt được tâm tư, yêu cầu phát triển nghề nghiệp của CBCCVC để thu hút và giữ chân những người có chuyên môn cao

- Có tầm nhìn chiến lược về nhu cầu năng lực cần thiết cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị trong tương lai để phát hiện và phát triển lớp CBCCVC lãnh đạo kế cận

- Không tạo được môi trường làm việc thúc đẩy việc học tập, phát triển, chia sẻ kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm trong cơ quan, đơn vị

- Thiếu quan tâm hoặc ít dành thời gian

để phát hiện và phát triển lớp CBCCVC lãnh đạo kế cận

- Thiếu sự quan tâm đến tâm tư, yêu cầu phát triển nghề nghiệp của CBCCVC dẫn đến việc những người có năng lực, chuyên môn cao không thể yên tâm công tác và rời bỏ cơ quan, đơn vị

- Thiếu quan tâm, quyết liệt trong việc chỉ đạo áp dụng những phương pháp quản lý nhân sự mới

III Năng lực chuyên môn:

1 Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức

Trang 29

2 Cấp 2 - Nắm được các kiến thức, nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp

vụ, mục tiêu quản lý của các ngành, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp

- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đó

- Hiểu biết cơ bản về đường lối, chủ trường của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực chuyên môn

3 Cấp 3 - Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực

quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan

- Nắm chắc đường lối, chủ trường của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan

- Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý

- Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới

lý nghiệp vụ lĩnh vực đó và biết những hệ thống quản lý liên quan

- Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực đó trong nước và thế giới

- Có năng lực soạn thảo tài liệu hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý toàn ngành

một lĩnh vực chuyên môn

- Am hiểu kiến thức, những nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ mới ở trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn

2 Sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh): Đáp ứng được quy định về Khung

năng lực ngoại ngữ và mô tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24/01/2014 ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Sử dụng

1 Giao tiếp

cơ bản

Đáp ứng được các yêu cầu của Bậc 2 theo quy định về Khung năng lực ngoại ngữ và mô

tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT

- Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm)

- Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày

- Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu

2 Trao đổi,

trình bày

thông tin

ngắn gọn

Đáp ứng được các yêu cầu của Bậc 3 theo quy định về Khung năng lực ngoại ngữ và mô

tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT

- Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng

về các chủ đề quen thuộc trong công việc, xã hội, v.v

- Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó

Trang 30

- Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm

- Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện…và có thể trình bày ngắn gọn các lý

do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình

Đáp ứng được các yêu cầu của Bậc 4 theo quy định về Khung năng lực ngoại ngữ và mô

tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT

- Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân

- Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ

- Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau

4 Giao tiếp

trôi chảy,

linh hoạt

Đáp ứng được các yêu cầu của Bậc 5 theo quy định về Khung năng lực ngoại ngữ và mô

tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT

- Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng

- Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt

- Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật

Đáp ứng được các yêu cầu của Bậc 6 theo quy định về Khung năng lực ngoại ngữ và mô

tả các kỹ năng trong Thông tư Số 01/2014/TT-BGDĐT

- Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết

- Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic

- Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp

Trang 31

PHỤ LỤC THÔNG TƯ SỐ 03/2014/TT-BTTTT CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG NGÀY 11/3/2014 QUY ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

QUY ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Thông tư này quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), bao gồm:

a) Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản;

b) Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao

2 Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT

Điều 2 Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT

1 Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:

a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01)

b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01)

c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01)

d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01)

đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục số 01)

e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01)

2 Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:

a) Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao (Bảng 01, Phụ lục số 02)

b) Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao (Bảng 02, Phụ lục số 02)

c) Mô đun kỹ năng 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao (Bảng 03, Phụ lục số 02)

Trang 32

d) Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Bảng 04, Phụ lục số 02) đ) Mô đun kỹ năng 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều (Bảng 05, Phụ lục số 02)

e) Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh (Bảng 06, Phụ lục số 02)

g) Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử (Bảng 07, Phụ lục số 02)

h) Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin (Bảng 08, Phụ lục số 02)

i) Mô đun kỹ năng 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (Bảng 09, Phụ lục số 02)

3 Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của tất cả các mô đun quy định tại Khoản 1 Điều này Cá nhân đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 03 mô đun trong số các mô đun quy định tại Khoản 2 Điều này

Điều 3 Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 4 năm 2014

Điều 4 Tổ chức thực hiện

1 Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

2 Trong quá trình thực hiện, có phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để kịp thời giải quyết./

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Kho bạc Nhà nước;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Đơn vị chuyên trách CNTT các Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông

tin;

- Ban Chỉ đạo CNTT cơ quan Đảng;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các

cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cổng thông tin điện tử

Trang 33

PHỤ LỤC SỐ 01

CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin

Nội dung/Yêu cầu cần đạt

cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng

IU01.1.1.1 Hiểu khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân Phân biệt máy để bàn, máy xách tay,

máy tính bảng

IU01.1.1.2 Hiểu khái niệm thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động, điện thoại thông

minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và công dụng của chúng

IU01.1.1.3 Hiểu thuật ngữ phần cứng máy tính Phân biệt thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi

Biết các thiết bị ngoại vi chính: Thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông Biết các thiết bị ngoại vi được nối với thiết bị trung tâm qua các cổng IU01.1.1.4 Biết các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ

trong Biết các đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM) Biết các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ trong như

KB, MB, GB Biết đơn vị đo tốc độ truy cập của bộ nhớ trong như Hz, MHz, GHz IU01.1.1.5 Biết các loại phương tiện lưu trữ chính: Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa

quang (CD, DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động Biết các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như bit, byte, KB, MB, GB, TB Biết các đơn vị đo tốc độ quay của của ổ cứng (rpm

- rounds per minute) và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ (bps - bits per second) Biết khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tệp tin trực tuyến

IU01.1.1.6 Biết các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Bàn phím, chuột,

bi lăn (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển (joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô (micro), máy quét ảnh (scanner)

IU01.1.1.7 Biết một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Màn hình,

màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

IU01.1.1.8 Biết các cổng thông dụng: Cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng

IU01.1.2.2 Hiểu chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng (ví

dụ: Ubuntu, Linux, Windows, Mac OS)

Trang 34

IU01.1.2.3 Biết chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: Xử lý văn bản, bảng

tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính và một số phần mềm khác

IU01.1.2.4 Hiểu khái quát cách thức và quá trình tạo ra phần mềm

IU01.1.2.5 Biết khái niệm phần mềm nguồn mở, phân biệt được phần mềm thương mại và phần

mềm nguồn mở Biết tên và chức năng của một số phần mềm nguồn mở thông dụng

xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh

IU01.1.3.1 Biết khái niệm hiệu năng của máy tính: tốc độ bộ xử lý trung tâm ( ví dụ: MHz,

GHz), dung lượng RAM, tốc độ ổ cứng, vai trò của bộ xử lý đồ họa

IU01.1.3.2 Hiểu ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy và

tác dụng của giải pháp đóng bớt các ứng dụng đó

IU01.1.4.1 Hiểu khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính Phân biệt mạng cục

bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) Hiểu khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ

IU01.1.4.2 Hiểu khái niệm truyền dữ liệu trên mạng, tốc độ truyền và các số đo (ví dụ: bps,

kbps, Mbps, Gbps)

IU01.1.4.3 Hiểu khái niệm phương tiện truyền thông (media) và khái niệm băng thông

(bandwidth) Phân biệt các phương tiện truyền dẫn: có dây (ví dụ: cáp điện thoại, cáp đồng trục, cáp quang), không dây (ví dụ: sóng vô tuyến)

IU01.1.4.4 Hiểu khái niệm mạng Internet, intranet, extranet

IU01.1.4.5 Hiểu khái niệm tải các nội dung từ mạng xuống (download) và tải các nội dung lên

mạng (upload)

IU01.1.4.6 Biết phân biệt giữa “dịch vụ kết nối Internet” (ví dụ: Dial-up, ADSL, FTTH) và

“phương thức kết nối Internet” (ví dụ: bằng đường dây thoại, điện thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh)

IU01.2.1.1 Hiểu các dịch vụ Internet khác nhau dành cho người dùng: Thương mại điện tử

(e-commerce), ngân hàng điện tử (e-banking), chính phủ điện tử (e-government) IU01.2.1.2 Biết khái niệm học tập trực tuyến (e-learning), đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa,

“làm việc từ xa” (teleworking), hội nghị trực tuyến (teleconference), một số ưu điểm

và nhược điểm của các phương thức này

IU01.2.2.1 Hiểu thuật ngữ thư điện tử (e-mail) và công dụng của nó

IU01 2.2.2 Hiểu và phân biệt các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” (SMS) và “nhắn tin tức

thời” (IM)

IU01 2.2.3 Hiểu thuật ngữ “nói chuyện (đàm thoại) qua giao thức Internet” (VoIP – Voice over

IP) và một số ứng dụng của nó

IU01 2.2.4 Hiểu các thuật ngữ “mạng xã hội”, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến

IU01 2.2.5 Biết khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử Hiểu được cách phân loại

trang tin điện tử (báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử nội bộ, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành) Hiểu các thuật ngữ “trang tin cá nhân” (weblog, blog), chia sẻ nội dung trực tuyến

Trang 35

IU01.3.1 An toàn lao động

IU01.3.1.1 Biết một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài

như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa Biết các quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính và các thiết bị kèm theo

IU01.3.1.2 Biết cách chọn phương án chiếu sáng (ví dụ: cường độ, hướng chiếu), chọn kiểu,

kích thước bàn ghế và sắp xếp vị trí bàn ghế, thiết bị phù hợp với bản thân Biết cách chọn tư thế làm việc đúng, hiểu tác dụng của việc tập thể dục, giải lao, thư giãn khi làm việc lâu với máy tính

IU01.3.2.1 Hiểu công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi

không còn sử dụng

IU01.3.2.2 Biết cách thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn

hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy

IU01.4.1.1 Hiểu khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name), mật khẩu (password) khi

truy nhập mạng và Internet

IU01.4.1.2 Biết cách sử dụng mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên,

chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, xen lẫn giữa chữ cái và số)

IU01.4.1.3 Biết cách đề phòng khi giao dịch trực tuyến: Không để lộ (che dấu) hồ sơ cá nhân,

hạn chế gửi thông tin cá nhân, cảnh giác với người lạ, cảnh giác với thư giả mạo IU01.4.1.4 Biết khái niệm và tác dụng của tường lửa (firewall)

IU01.4.1.5 Biết cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu bằng cách khóa máy tính, khóa phương tiện

lưu trữ khi rời nơi làm việc Hiểu tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu dự phòng

IU01.4.2.1 Hiểu, phân biệt được các thuật ngữ phần mềm độc hại (malware) như virus, worms,

trojan, spyware, adware Biết cách thức mã độc xâm nhập, lây lan trong hệ thống máy tính

IU01.4.2.2 Hiểu các cách phòng, chống phần mềm độc hại và tầm quan trọng của việc cập nhật

phần mềm an ninh mạng, phần mềm diệt virus thường xuyên

IU01.5.1.1 Hiểu thuật ngữ bản quyền/quyền tác giả (copyright), sự cần thiết tôn trọng bản

quyền Biết một số khái niệm tổng quan của luật pháp Việt Nam và quốc tế liên quan đến bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung và sở hữu trí tuệ

IU01.5.1.2 Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: mã (ID) sản phẩm, đăng ký sản phẩm,

giấy phép (license) sử dụng phần mềm

IU01.5.1.3 Hiểu thuật ngữ ”thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” (end-user license

agreement) Phân biệt được phần mềm dùng chung (shareware), phần mềm miễn phí (freeware), phần mềm mã nguồn mở (open source software)

IU01.5.2.1 Hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan như dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu IU01.5.2.2 Biết một số quy định cơ bản về luật pháp của Việt Nam liên quan đến quyền bảo vệ

dữ liệu, trách nhiệm quản lý, bảo vệ dữ liệu ở Việt Nam

Trang 36

BẢNG 02

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 02: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN (IU02)

Mã tham

IU02.1.1.1

Biết trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy tính: Mở máy và đăng nhập vào hệ thống, sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết, lưu lại hoặc đưa các kết quả công việc ra ngoài, và kết thúc làm việc, tắt máy

IU02.1.1.2

Biết sự cần thiết phải thao tác đúng cách trong các trường hợp mở/tắt máy, mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt một ứng dụng bị treo (non-

responding)

IU02.1.1.3 Biết một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với máy móc, thiết bị: An

toàn điện, an toàn cháy nổ, và các lưu ý an toàn lao động khác

IU02.1.2.1

Biết các cách khởi động (mở) máy Biết sử dụng tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập máy tính (đăng nhập hệ thống) một cách an toàn Biết các cách để khởi động lại máy

IU02.1.2.2 Biết các chế độ tắt máy tính thông thường Biết hậu quả của việc mất điện khi đang

làm việc hoặc tắt máy đột ngột

IU02.1.2.3 Biết cách gõ bàn phím đúng cách Biết các phím chức năng và phím tắt thường

dùng Biết cách kích hoạt và tắt bàn phím ảo

IU02.1.2.4 Biết chức năng và cách dùng các phím của chuột: phím trái, phím phải, phím (con

lăn) giữa Biết cách dùng bảng chạm (touchpad)

IU02.2.1.1

Hiểu vai trò của màn hình làm việc (desktop) Nhận biết được các thành phần đầu tiên của màn hình làm việc như biểu tượng (icon), thanh nhiệm vụ (taskbar), thanh công cụ (toolbar)

IU02.2.1.2 Biết cách thay đổi cấu hình màn hình làm việc của máy tính, cách lựa chọn ngôn

ngữ của bàn phím (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Việt)

IU02.2.1.3 Biết cách thay đổi hình nền, thay đổi giao diện, cài đặt, gỡ bỏ một phần mềm ứng

IU02.2.2.3 Hiểu khái niệm cửa sổ (window) và chức năng của nó Nhận biết được các thành

phần sau đây của một cửa sổ: thanh tiêu đề, thanh chọn chức năng (menu), thanh

Trang 37

Mã tham

công cụ (toolbar), thanh thể hiện trạng thái (status bar), thanh cuộn màn hình (scroll bar), và công dụng của chúng

IU02.2.2.4

Biết cách mở một cửa sổ mới, kích hoạt một của sổ hiện có Biết cách thu hẹp, mở rộng, phục hồi, thay đổi kích thước, di chuyển, đóng một cửa sổ Biết cách di chuyển từ cửa sổ này sang cửa sổ khác

IU02.3.1.1

Hiểu khái niệm tệp tin (file) và công dụng của nó Các đặc trưng của tệp: tên, nơi lưu trữ, kiểu, kích thước Biết số đo kích thước tệp như Kb, Mb Biết các kiểu tệp thông dụng: Tệp dùng cho văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình chiếu; các tệp pdf, ảnh, âm thanh, video; tệp tin nén, tệp tạm thời, tệp chương trình

IU02.3.1.2

Hiểu khái niệm thư mục (directory, folder) Biết về cấu trúc phân cấp khi lưu trữ thư mục và tệp Hiểu khái niệm đường dẫn (path) đến thư mục và tệp, và khái niệm đường tắt (shortcut)

IU02.3.1.3

Biết và phân biệt được các thiết bị dùng lưu giữ thư mục và tệp: đĩa cứng, ổ lưu trữ trên mạng (ổ mạng), ổ USB, đĩa quang (CD, DVD) Biết tác dụng của việc sao lưu tệp thường xuyên tới một thiết bị lưu trữ di động Hiểu tác dụng của việc lưu trữ tệp tin trực tuyến (online)

tắt đến nơi lưu giữ thư mục, tệp

IU02.3.2.1

Biết cách mở cửa sổ để xem thông tin về các đặc trưng của tệp, thư mục, ổ đĩa như tên, kích thước, vị trí Biết cách mở rộng, thu hẹp cửa sổ hiển thị thông tin về ổ đĩa, thư mục

IU02.3.2.2 Biết cách sắp xếp tệp tin theo trật tự khi hiển thị: Theo tên, kiểu, kích thước, ngày

tạo/ngày sửa đổi gần nhất

IU02.3.2.3 Biết cách chuyển tới (nơi lưu giữ) một thư mục, một tệp tin cụ thể Biết cách tạo và

xóa một biểu tượng đường tắt đến thư mục và tệp trên màn hình làm việc

thái và hiển thị thông tin về tệp

IU02.3.3.1 Biết cách tạo một thư mục và các thư mục con của nó

IU02.3.3.2 Biết cách dùng một phần mềm ứng dụng để tạo một tệp, đặt tên và lưu tệp vào một

IU02.3.4.1 Biết cách chọn một tệp, thư mục (riêng lẻ hoặc theo nhóm)

IU02.3.4.2 Biết cách sao chép tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác IU02.3.4.3 Biết cách di chuyển tệp, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác IU02.3.4.4 Biết cách chia sẻ tệp, thư mục trên mạng LAN

IU02.3.5.1 Biết cách xóa tệp tin, thư mục, cho vào thùng rác (xóa tạm thời)

Trang 38

Mã tham

IU02.3.5.2 Biết cách khôi phục tệp tin, thư mục từ thùng rác

IU02.3.5.3 Biết cách dọn sạch thùng rác (xóa vĩnh viễn)

IU02.3.6.1 Biết cách sử dụng công cụ tìm (find, search) để tìm một tệp hay thư mục

IU02.3.6.2 Biết cách tìm tệp theo tên, theo nội dung, theo ngày tạo, ngày cập nhật, theo kích cỡ,

kiểu

IU02.3.6.3 Biết cách sử dụng ký tự đại diện để tìm thư mục và tệp

IU02.4.1.1 Hiểu ý nghĩa của việc nén tệp tin Biết cách nén tệp tin trong một thư mục

IU02.4.1.2 Biết cách giải nén các tệp tin

IU02.4.2.1 Biết một số phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng thông dụng

IU02.4.2.2 Sử dụng được phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tệp tin cụ thể Sử dụng

được phần mềm an ninh mạng để phòng chống, phát hiện và loại bỏ mã độc

IU02.4.2.3 Biết cách cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên

IU02.4.3.1 Biết cách chuyển đổi định dạng các tệp văn bản sang kiểu rtf, pdf và ngược lại IU02.4.3.2 Biết các định dạng tệp âm thanh phổ biến và chuyển đổi tệp âm thanh sang các định

dạng này

IU02.4.4.1 Hiểu khái niệm phương tiện truyền thông (media), đa phương tiện (multimedia) IU02.4.4.2 Biết cách dùng một số tiện ích về xử lý và quản lý ảnh số

IU02.4.4.3 Biết cách dùng một số tiện ích đa phương tiện tổng hợp: Ghi âm, nghe nhạc, xem

phim

IU02.5.1.1 Hiểu khái niệm các bộ mã tiếng Việt như Unicode, TCVN

IU02.5.1.2 Hiểu khái niệm phông chữ (font) và biết một số phông chữ Việt thông dụng

IU02.5.1.3 Biết các cách thức gõ tiếng Việt

IU02.5.2.1 Biết dùng các giải pháp hỗ trợ cài sẵn bên trong một số hệ điều hành

IU02.5.2.2 Biết về các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng và cách thức cài đặt, sử dụng chúng

IU02.5.3.1 Biết cách xử lý sự không thống nhất về phông chữ

IU02.5.3.2 Biết sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng

IU02.5.4.1 Biết cách chuyển đổi từ bàn phím sang tiếng Việt và ngược lại

IU02.5.4.2 Biết cách đưa một đoạn văn bản bằng ngôn ngữ khác vào văn bản gốc tiếng Việt

IU02.6.1.1 Biết cách thay đổi máy in mặc định từ một danh sách máy in cài sẵn Biết cách chia

Trang 39

Nội dung/Yêu cầu cần đạt

IU03.1.1.1 Hiểu khái niệm văn bản theo nghĩa thông thường

IU03.1.1.2 Biết cách tổ chức và định dạng một văn bản

IU03.1.2.1 Biết các thao tác thông thường để có được một văn bản theo yêu cầu: Soạn thảo nội

dung (tạo mới hoặc sử dụng nội dung có sẵn), biên tập văn bản (thêm bớt, sửa chữa nội dung, thay đổi định dạng, thêm minh họa, tạo các liên kết, tham chiếu, hoàn chỉnh văn bản), lưu giữ văn bản, in ấn và phân phối văn bản

IU03.1.2.2 Biết một số phần mềm xử lý văn bản khác nhau như LibreOffice Writer, OpenOffice

Writer, Microsoft Word

IU03.1.2.3 Biết chức năng chính của một phần mềm xử lý văn bản

IU03.2.1.1 Biết các cách mở, đóng phần mềm xử lý văn bản trực tiếp và gián tiếp

IU03.2.1.2 Nhận biết các yếu tố trong giao diện làm việc của phần mềm như thanh chức năng,

thanh công cụ, các cửa sổ Biết cách thay đổi giao diện của phần mềm như ẩn/hiện các thanh công cụ Sử dụng được tính năng trợ giúp

IU03.2.1.3 Biết cách thay đổi kích thước cửa sổ, mở nhiều cửa sổ và sắp xếp chúng trên màn

hình làm việc

IU03.2.1.4 Biết cách thay đổi một số thiết đặt ban đầu (ví dụ: ngôn ngữ làm việc, thư mục lưu

văn bản mặc định) để thuận tiện và nâng cao năng suất làm việc

IU03.2.2.1 Biết cách tìm và mở một văn bản có sẵn Biết cách phóng to, thu nhỏ văn bản IU03.2.2.2 Biết cách chuyển một tài liệu từ các định dạng khác (bảng tính, trang trình chiếu,

văn bản tạo từ các phần mềm khác) thành văn bản làm việc

IU03.2.2.3 Biết cách soạn thảo một tài liệu mới: gõ bàn phím, gõ dấu tiếng Việt, chèn một số

ký tự, ký hiệu đặc biệt như ©, ®, ™, các chữ cái Hy Lạp vào văn bản

IU03.2.2.4 Biết cách lưu tài liệu đang mở vào một thư mục với tên cũ hoặc đổi tên mới Biết

cách lưu văn bản vào thư mục khác, ổ đĩa khác

Trang 40

Mã tham

chiếu

Nội dung/Yêu cầu cần đạt

IU03.2.2.5 Biết các kiểu tệp tin khác nhau dùng để lưu văn bản, tài liệu

IU03.2.2.6 Biết cách mở nhiều văn bản cùng lúc Biết cách sắp xếp các cửa sổ văn bản trên màn

hình Biết cách kích hoạt một văn bản để làm việc và chuyển từ văn bản làm việc này sang văn bản làm việc khác

IU03.2.2.7 Biết cách xóa một văn bản

IU03.2.3.1 Biết xác định các đơn vị văn bản như ký tự, từ, cụm từ (dòng, câu), đoạn văn, các

đối tượng nhúng vào văn bản (bảng, đối tượng đồ họa), trang và toàn bộ văn bản Biết cách chọn (đánh dấu) các đơn vị văn bản và toàn bộ nội dung văn bản

IU03.2.3.2 Biết cách di chuyển đến các trang văn bản khác nhau (trang trước, trang sau, nhảy

IU03.2.3.5 Biết cách cắt, dán, sao chép, di chuyển một đơn vị, một phần văn bản bên trong một

tài liệu sang các tài liệu đang mở khác

IU03.2.3.6 Biết cách sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo)

IU03.2.4.1 Biết cách loại bỏ các hiệu ứng điều chỉnh tự động (autocorrect) có sẵn trong phần

mềm soạn thảo đối với văn bản tiếng Việt

IU03.2.4.2 Biết cách loại bỏ các hiển thị không mong muốn (ví dụ: đường sóng) xuất hiện trong

văn bản tiếng Việt Biết cách xử lý lỗi khi sao chép và dán (smart cut and paste)

IU03.3.1.1 Biết cách thay đổi phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), các kiểu hiển thị khác nhau (đậm,

nghiêng, gạch dưới) IU03.3.1.2 Biết cách ghi chỉ số dưới (subscript), chỉ số trên (superscript)

IU03.3.1.3 Biết cách thay đổi màu ký tự và màu nền văn bản

IU03.3.1.4 Biết cách chuyển đổi chữ hoa /chữ thường

IU03.3.1.5 Biết cách ngắt từ (hypernation) khi xuống dòng

IU03.3.2.1 Hiểu khái niệm đoạn văn (paragraph) Biết cách chọn (đánh dấu) một đoạn văn IU03.3.2.2 Biết cách thêm, bỏ các dấu đoạn (paragraph mark), dấu ngắt dòng (line break) IU03.3.2.3 Biết cách thụt lề (indent), căn lề (trái, giữa, phải, đều hai biên)

IU03.3.2.4 Hiểu công dụng, biết cách thiết lập, gỡ bỏ và sử dụng nhảy cách (tab) (ví dụ: căn

trái, căn giữa, căn phải)

IU03.3.2.5 Biết cách điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn

IU03.3.2.6 Biết cách điều chỉnh khoảng cách dãn dòng trong đoạn văn

IU03.3.2.7 Biết cách tạo/bỏ tạo một danh sách đồng mức bằng cách dùng đánh dấu tự động

(bullet) hoặc đánh số tự động (numbering) Biết cách thay đổi các kiểu dấu tự động, kiểu đánh số tự động khác nhau Đánh số tự động các đoạn văn bản

IU03.3.2.8 Biết cách tạo đường viền, bóng/nền cho một đoạn văn

Ngày đăng: 05/03/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w