1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Về Chế Định Tòa Án Nhân Dân Trong Luật Hiến Pháp Năm 2013.Pdf

27 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Định Tòa Án Nhân Dân Trong Luật Hiến Pháp Năm 2013
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 220,15 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trải qua những lần thay đổi trong các bản Hiếp pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, có thể nói Hiến pháp năm 2013 là một bản Hiến pháp vừa kếthừa được các giá trị to lớn,

Trang 1

MỤC LỤC

BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6

6 Kết cấu của tiểu luận 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 7

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP 2013 7

1.1 Khái niệm chế định Tòa án nhân dân trong khoa học pháp lý 7

1.2 Vai trò của Tòa án nhân dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam .8

1.2.1 Vai trò đối với xã hội 8

1.2.2 Vai trò bảo đảm kiểm soát quyền lực, xây dựng nhà nước pháp quyền 10

CHƯƠNG 2 11

NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỊNH TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 11

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân 11

2.1.1 Chức năng thực hiện quyền tư pháp 11

Trang 2

2.1.2 Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công

dân 13

2.2 Các nguyên tắc hoạt động Tòa án nhân dân 16

2.2.1 Nguyên tắc độc lập tư pháp 16

2.2.2 Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia 17

2.2.3 Nguyên tắc xét xử công khai 18

2.2.4 Nguyên tắc xét xử tập thể 18

2.2.5 Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử 19

2.2.6 Nguyên tắc xét xử hai cấp 20

2.2.7 Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ pháp lý của các bên 21

2.3 Cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 21

2.3.1 Tòa án nhân dân tối cao 21

2.3.2 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán Tòa án nhân dân 23

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua những lần thay đổi trong các bản Hiếp pháp năm 1946, 1959,

1980 và 1992, có thể nói Hiến pháp năm 2013 là một bản Hiến pháp vừa kếthừa được các giá trị to lớn, vừa thể chế hóa được các quan điểm, phươnghướng, nội dung phát triển đã được đề cập đến trong Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, phản ánh được ý chí, nguyệnvọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Hiến pháp năm 2013 đã tạo nênmột nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ,phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ phát triển mới

Ngoài việc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với nhà nước và xã hội, quy định rõ hơn về các lĩnh vực đời sống, xãhội, kinh tế, chính trị, Hiếp pháp sửa đổi năm 2013 cũng chú trọng đến việctạo cơ sở, bước tiến trong tư duy lập hiến Việt Nam Đặc biệt, đối với các chếđịnh về Tòa án nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước có vai trò tư pháp đặcbiệt Sự hình thành và phát triển qua từng năm tháng của Tòa án nhân dânluôn gắn liền với quá trình thay đổi của bộ máy nhà nước Cùng với các cơquan nhà nước khác, Tòa án nhân dân ngày càng khẳng định được tầm quantrọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hiểu được tầm ảnh hưởng to lớn của những chế định Tòa án nhân dân,

em xin phép được chọn đề bài số 10 “Chế định Toàn án nhân dân trong

Hiến pháp năm 2013” để trình bày bài tiểu luận của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài tiểu luận thông qua việc tìm hiểu các chế định Tòa án nhân dântrong Hiến pháp 2013 để xác định được một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn,

cơ cấu tổ chức cũng như nội dung về Tòa án nhân dân được quy định tại cácđiều khoản trong Hiến pháp 2013

Trang 5

Phân tích được những chế định đó ảnh hưởng như thế nào đến việcthực thi quyền lực Tòa án nhân dân trên thực tế Ngoài ra cần phải chỉ ra đượcnhững ưu điểm, nhược điểm của các chế định đó so với các quy định trongnhững bản Hiến pháp trước đây.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Những chế định về Tòa án nhân dân được quy định trong các điều luậttại Hiến pháp năm 2013

* Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các điều luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn… của Tòa án nhân dân được quy định tại Hiến pháp 2013 Kết hợp vớitìm hiểu những quy định này trong các bản Hiến pháp trước đó

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa trên những định nghĩa, giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳngđịnh, những kết luận đã được nghiên cứu dựa trên ý tưởng, kiến thức và sựquan sát thực tế về chế định Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các nội dung chế địnhpháp lý để phát hiện ra bản chất của những quy định về Tòa án nhân dân, từ

đó thấy được những bao quát của nội dung các chế định

Phương pháp quy nạp và diễn giải: Từ những phân tích riêng lẻ có thểtìm ra được những điểm chung trong việc xây dựng chế định Tòa án nhândân, đồng thời chỉ ra được biểu hiện của các chế định trong hệ thống phápluật Việt Nam

Trang 6

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Bài tiểu luận không chỉ giúp mỗi người đọc hình dung được một cách

cụ thể, hiểu biết sâu hơn về các chế định Tòa án nhân dân trong Hiến pháp

2013 mà còn từ những hiểu biết đó phản ánh việc thực hiện các chế định trênthực tế Khi đã hiểu rõ quy định thì người đọc sẽ nhận biết được vấn đề đódưới nhiều góc độ

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luậngồm ba phần chính như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về chế định Tòa án nhân dân trong Hiếnpháp năm 2013

Chương 2 Nội dung của chế định Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG

HIẾN PHÁP 2013

1.1 Khái niệm chế định Tòa án nhân dân trong khoa học pháp lý

Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật được chia ra các ngành luật Cácngành luật được chia ra các phân ngành luật và các chế định pháp luật Cácphân ngành luật và các chế định pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật

Trong khoa học pháp lý chế định hay chế định pháp luật là môt nhóm các quy

phạm pháp luật có những điểm tương đồng với nhau được tập hợp lại nhằmđiều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một lĩnh vựcpháp lý hoặc nhiều lĩnh vực pháp lý Cách hiểu rộng của chế định là nhữngyếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội hoặc hiểu một cách cụ thể

là tổng hợp những quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý

Chế định pháp luật về Tòa án nhân dân (TAND) là tổng hợp những quyphạm pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh tổ chức hoạt động, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vị trí, vai trò của TAND trong cơ cấu bộmáy quyền lực nhà nước Trong phạm vi bài tiểu luận này tập trung tìm hiểu

về các chế định về TAND được quy định tại bản Hiến pháp năm 2013 Vì vậynên những cơ sở pháp lý đều sẽ dựa trên các điều khoản được quy định tạibản Hiến pháp này

Hiến pháp vốn là đạo luật cơ bản của đất nước, chính vì vậy, nhiệm vụcủa hiến pháp là phản ánh một cách biện chứng, khách quan những bướcchuyển mình trong nhận thức lý luận và kết quả suy luận thực tiễn của quátrình cải cách bộ máy quyền lực nhà nước nói chung và cụ thể hơn là cải cách

tư pháp Bản Hiến pháp năm 2013 ngoài những chế định Quốc hội, Chínhphủ, chính quyền địa phương; chế định bầu cử hay quyền còn người thì còn

có một chế định riêng đối với TAND, được thể hiện từ Điều 102 đến Điều

Trang 8

106 Trong đó ngoài việc tiếp thu, kế thừa những thành tựu lập hiến của cácbản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 trước đây thì còn có sự thay đổi,phát triển thêm một số điểm nổi bật đề phù hợp hơn với công cuộc đổi mớiđất nước trong giai đoạn hiện nay Bản Hiến pháp 2013 là cơ sở nền tảng, lànhững hiến định quan trọng thiết yếu cho công cuộc đổi mới toàn diện ở mọilĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội trên đất nước ta nói chung, tổ chức và hoạtđộng của TAND trong tiến trình đổi mới cơ chế, cải cách hoạt động tư phápnói riêng.

1.2 Vai trò của Tòa án nhân dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam

1.2.1 Vai trò đối với xã hội

Xã hội vốn là một tập thể lớn với nhiều những tầng lớp, giai cấp khácnhau cùng tồn tại, sinh sống Một xã hội càng phức tạp, dân số đông đúc thìviệc xảy ra va chạm, phát sinh xung đột là điều không thể tránh khỏi

Nói cách khác, xung đột giữa người với người, giữa người dân với cơquan nhà nước là hiện tượng khách quan, ở đâu cũng có và bất kì thời kì nàocũng có Xã hội không có xung đột chỉ là xã hội lí tưởng hóa Tất nhiên, cocnngười ai cũng có nhu cầu cơ bản nhất là được sinh sống trong một môi trườnghòa bình, một xã hội có trật tự và yên ấm Xã hội cũng không thể tồn tại vàphát triển được nếu không duy trì được trật tự, ổn định, đặc biệt là sự yên bìnhtrong điều kiện sự va chạm, xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội lúcnào cũng có thể xảy ra (Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật

Hà Nội, Nxb Tư pháp, 2019, tr 507)

Để bảo đảm trật tự công lý trong xã hội, TAND cần phải là cơ quan đạidiện Nhà nước đứng lên giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong

xã hội một cách công bằng, văn minh Nếu không có TAND, việc người dân

xử lý mọi xung đột theo cách bộc phát, bất bình đẳng, kẻ mạnh tấn công kẻyếu, mọi tranh chấp phát sinh được giải quyết bằng vũ lực, giết chóc thì xãhội đó sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng bất bình ổn, mất trật tự Bằng cơ chế

Trang 9

tổ chức hoạt động của mình, TAND buộc mọi tranh chấp phải được giải quyếttrên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng lẽ phải, công bằng chứ không căn cứ vàosức mạnh, quyền lực của đôi bên Khi đứng trước tòa án, hai bên không phâncấp địa vị, quyền hạn mà hoàn toàn bình đẳng và có quyền đưa ra những lí lẽ

cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Ngoài ra, TAND có quyền triệutập bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có liên quan đến vụ việc, người trình diệnđược yêu cầu trình bày mọi câu hỏi một cách chân thật, không phân biệt là cánhân hay cơ quan nhà nước Với cơ chế này, công lý, lẽ phải được thực thi vàcác tranh chấp được giải quyết một cách thỏa đáng

TAND đóng vai trò giải quyết các mâu thuẫn cho từng vụ việc cụ thểđồng thời đem lại công lí chung cho toàn xã hội Việc bảo đảm quyền lợi củamỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra xung đột là một khía cạnh cho thấy Tòa ántôn trọng bình đẳng, công lí, giúp người dân tin vào lẽ phải, khẳng định đó làmột cơ chế quyền lực có thể bảo vệ họ Những kẻ xâm phạm vào quyền lợicủa mỗi cá nhân, tổ chức đều sẽ phải nhận những trừng phạt thích đáng chohành động của mình Điều này sẽ giúp cho dòng chảy của pháp luật được khaithông, công lý được duy trì, tồn tại bền vững trong xã hội Người dân từ đóhiểu ra được, công lý, lẽ phải không phải thứ gì đó quá xa vời mà luôn hiệndiện bên cạnh mỗi người, pháp luật là thứ gần gũi, có hiệu lực và khả thitrong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ phát luật Ổn định vàtrật tự nhờ đó cũng được duy trì trong xã hội

Đây chính là vai trò riêng biệt, chủ chốt của TAND mà không một cơquan nào khác có thể có được đầy đủ đặc quyền đề thực thi pháp lý, bảo đảm

ổn định và trật tự, bình yên cho xã hội Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩavới việc TAND phải ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh cao cả của mình làduy trì trật tự xã hội một cách không ngừng nghỉ, nếu sự duy trì cân bằng đókhông được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực thì sẽ dẫn đến việcnhân dân mất niềm tin vào nhà nước, các tranh chấp trong xã hội sẽ không

Trang 10

còn được tiến hành dựa trên cơ chế quyền lực của nhà nước mà sẽ theo cơ chế

tự phát sinh, tự giải quyết, khiến xã hội trở nên hỗn loạn

1.2.2 Vai trò bảo đảm kiểm soát quyền lực, xây dựng nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền được hình thành dựa trên việc mọi chủ thể tồn tạitrên phạm vi lãnh thổ đó đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật Mọi vi phạmpháp luật, mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức đều nhận trừng phạt thích đáng Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệquyền lợi của cá nhân, tổ chức, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệpháp luật bằng việc nhân danh công lý.“Như vậy, tòa án có vai trò trực tiếpđảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền.”

Điều này được thể hiện rõ nét nhất thông qua chính từ việc xét xử các

vụ việc, vụ án hành chính Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành hệthống cơ quan lớn nhất trong bộ máy nhà nước với nhiều công chức và đầumới cơ quan từ trung ương tới địa phương Hoạt động của hệ thống này tácđộng trực tiếp, hàng ngày và mọi mặt đời sống người dân Với tính chất nhưvậy, cơ quan hành chính thường gây nhiều khúc mắc, khiếu kiện nhất vớingười dân Khi vụ kiện hành chính xảy ra tức là đã có người dân cho rằngviệc thực thi công lý của TAND không được đảm bảo, đã có sự xâm phạmquyền, lợi ích hợp pháp của họ Tòa án trong trường hợp đó không thể thựchiện thay cơ quan hành chính mà chỉ xử liệu hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước có trong khuôn khổ pháp luật cho phép Như vậy, cho dù phánquyết của tòa án như thế nào thì cơ quan này cũng đã thực hiện công việckiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước chứ không vượt rangoài khuôn khổ pháp luật Người dân nhờ thế, cũng được bảo vệ trước sựlạm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước (Giáo trình Luật Hiến phápViệt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, tr 511, 512)

Hiện nay, vai trò này của Tòa án đang gặp phải những trở ngại bởi

Trang 11

quyền hủy bỏ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật trái với cấp trên.Đồng thời, chưa có một văn bản chính thức nào được ban hành nhằm chỉ rõTòa án có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các hoạt động cơ quan nhànước Điều này hiện nay vẫn là một khúc mắc khiến cho việc kiểm soát quyềnlực nhà nước, bảo đảm pháp quyền chưa thực sự được phát huy trong vai tròcủa tòa án.

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỊNH TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP

NĂM 2013

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

2.1.1 Chức năng thực hiện quyền tư pháp

Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng thực hiện quyền tư pháp.Quyền tư pháp của Tòa án có những đặc điểm sau:

- Là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án theo phương thức tàiphán

- Là bộ phận của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội và chỉ được thựchiện khi có vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý cần đến phán quyết của Nhànước

- Quyền tư pháp được thực hiện bằng nhiều hoạt động độc lập với cácchức năng riêng, diễn ra liên tục theo một quy trình chặt chẽ, tuân thủ cácnguyên tắc, thủ tục nghiêm ngặt dựa trên phương thức đặc thù là tài phán,phục vụ hoạt động trung tâm là xét xử của Tòa án (Vũ Thị Linh, Địa vị pháp

lý của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013, Luận văn thạc sĩ luật học)

Cơ chế quyền lực nhà nước được phân làm ba nhánh bao gồm: cơ quanlập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện đủ ba yếu tố phân công, phốihợp và kiểm soát giữa các cơ quan một cách chặt chẽ Kể từ sau Hiến phápnăm 1946, Hiến pháp năm 2013 đã có sự khẳng định rõ ràng: Quyền lập pháp

Trang 12

thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính Phủ và quyền tư phápđược xác định cho TAND Tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Đặc trưng cho quyền hành tư pháp của Tòa án là chức năng xét xử,được thể hiện trong tất cả các bản Hiến pháp trước đây Tòa án là cơ quan duynhất được thực hiện chức năng xét xử một cách toàn diện Khi xảy ra tranhchấp, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải hoặc trọngtài, tuy nhiên hai phương thức này chỉ là phương thức thay thế và tính phánquyết không cao như Tòa án, thậm chí, nếu như trong trường hợp một bêntham gia tranh chấp không đồng ý với quyết định của trọng tài và hòa giải thì

có thể đưa ra Tòa án và lúc này, với tư cách đại diện cao nhất của hệ thống tưpháp, Tòa án có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng có giá trị tối cao

Đây cũng là lần đầu tiên Hiến pháp 2013 tạo ra sự khác biệt so với cácbản Hiến pháp trước đó khi trao riêng cho Tòa án sứ mệnh cao cả là “thựchiện quyền tư pháp” Hoạt động tư pháp hiểu theo nghĩa rộng là việc bao gồmtất cả những hoạt động bảo vệ pháp luật (điều tra, xét xử, công tố, thi hành án)trong đó phán quyết xét xử của Tòa án là trung tâm của hoạt động Việc ghinhận Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp là một bước đột phá, là điểmnhấn cho thấy vị trí, tầm quan trọng của TAND trong hệ thống pháp luật ViệtNam Với quy định này, Tòa án chính là đại diện chủ trì quá trình thực hiệnquyền tư pháp Các cơ quan nhà nước khác có tham gia, phối hợp điều tra nhưViện kiểm sát mặc dù có thể thực hiện việc xử lý, giải quyết, tuy nhiên không

có quyền hành tư pháp mà chỉ được coi là có hoạt động tư pháp Quy định nàycủa Hiến pháp 2013 đã mở rộng thêm thẩm quyền của Tòa án trong việc xét

xử các vụ án, Tòa án sẽ là cơ quan áp dụng thống nhất pháp luật và đây là mộtđiều cần thiết, tất yếu khi một xây dựng nhà nước pháp quyền

Trang 13

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa, phát huy những nộidung tiến bộ của bản Hiến pháp 1992 trước đó về hiệu lực của phán quyết mà

Tòa án đưa ra Điều 106 Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của

Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” Tòa án đóng vai trò là nơi thể hiện quyền lực nhà nước một cách mạnh

mẽ, bản án, phán quyết cùa Tòa án được nhân danh Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam để tuyên bố, vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức, không phânbiệt cơ quan tổ chức nào đều phải tuyệt đối tôn trọng, có giá trị bắt buộc vàđược đảm bảo thi hành

Với nội dung nêu trên, TAND còn mang ý nghĩa thực tiễn và là minhchứng cho việc TAND có thẩm quyền giải quyết những vụ biệc liên quan đếnviệc hạn chế quyền nhân thân của công dân, đây là những việc hiện đangđược các cơ quan hành chính thực hiện Ví dụ như việc ra quyết định áp dụngnhững biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc quyết định đưa người vào các trungtâm giáo dưỡng, cai nghiện…

2.1.2 Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Hiểu một cách đơn giản, cơ bản từ góc độ chính trị, pháp lý, công lý là

lẽ phải, lẽ công bằng chung cho tất cả mọi người, được xã hội thừa nhận và đạt được thông qua thực thi pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 3 Điều 102: “Tòa án nhân dân

có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Các bàn Hiến pháp trước đây chưa có quy định nhiệm vụ bảo vệ công

lý của Tòa án, chỉ đến khi Hiến pháp năm 2013 ra đời thì khái niệm công lý

và Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ thực thi công lý mới được khẳng định một

Ngày đăng: 04/03/2024, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w