Bài tiểu luận đề bài sự trỗi dậy của văn minh phương tây

23 0 0
Bài tiểu luận  đề bài sự trỗi dậy của văn minh phương tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN---

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -🙞🙞🙞🙞🙞 - BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ BÀI: SỰ TRỖI DẬY CỦA VĂN MINH PHƯƠNG TÂY Sinh viên thực NGUYỄN THỊ THANH HOA hiện: Khóa: QH – X - 2022 Khoa/Bộ môn: VĂN HỌC Môn: Lịch sử văn minh thế giới Giảng viên hướng PGS.TS DƯƠNG VĂN HUY dẫn: 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2022 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Sự Trỗi Dậy Của Văn Minh Phương Tây Sinh Viên:Nguyễn Thị Thanh Hoa Mã sinh viên: 22031405 Khoa/Ngành: Văn học Tóm tắt: Với sự vươn lên không ngừng nghỉ các xã hội Tây phương gần như đã bỏ xa các xã hội Đông phương và sức mạnh của nền văn minh phương Tây khi đặt trong mối quan hệ với các nền văn minh khác gần như là “sự thống trị” Văn minh phương Tây nắm ưu thế về kinh tế, an ninh chính trị với một nền quân sự bất khả xâm phạm “Qua IMF và các thể chế kinh tế quốc khác, phương Tây thúc đẩy các lợi ích kinh tế của bản thân và áp đặt lên các nước những chính sách kinh tế mà nó cho là phù hợp” Sự vươn lên không ngừng nghỉ của các xã hội phương Tây đã đưa nền văn minh của họ lên một đỉnh cao mới của nhân loại, và dường như chính sự trỗi dậy của nền văn minh này đã mở ra một kỉ nguyên mới, một nền văn minh cho thế giới Điều này khiến bất cứ ai đã và đang được chứng kiến sự vượt trội này của văn minh phương Tây không khỏi tò mò, thắc mắc “điều gì làm cho văn minh phương Tây trở nên vượt trội” Từ khóa: trỗi dậy, thống trị, vượt trội Mở đầu: Hàng triệu năm trước, với tư duy ý thức của mình con người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần tuy nhiên ở thời sơ cổ ấy nền văn hóa mà con người tạo ra chưa đạt tới sự phát triển cao nhất Do đó mà thời kỳ văn minh khi công xã nguyên thủy lần đầu tiên sụp đổ vào cuối thiên niên kỉ IV TCN ở Ấn Độ và nhà nước ra đời Nền văn minh xuất hiện lần đầu tiên ở phương Đông với những thành tựu rực rỡ Có thể thấy văn minh phương Đông đã phát triển vô cùng mạnh mạnh mẽ với bốn nền văn minh lớn Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc Ở phương Đông, nền văn minh đầu tiên xuất hiện muộn hơn với nền văn minh Hy Lạp cổ xong không đạt được nhiều thành tựu nổi bật như phương Đông Ấy vậy mà vào những năm 1500 một vài quốc gia ở miền 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 viễn Tây của liên lục địa Âu Á lại trỗi dậy nắm quyền thống trị phần còn lại của thế giới trong đó có cả những xã hội nằm ở phía đông lục địa Âu Á Và trong gần 500 năm qua phương Tây đã được hưởng những lợi thế thực sự và liên tục so với phần còn lại của thế giới Sức mạnh to lớn trong quá khứ của phương Tây đã dự báo một tương lại của nền văn minh ấy với sự trỗi dậy mạnh mẽ gần như “thống trị” các nền văn minh khác.Bài viết được cấu thành bởi hai phần chính: phần một viết về sự trỗi dậy mạnh mẽ của phương Tây với những công cuộc cải tiến, đấu tránh khám phá nhằm đưa văn minh phương Tây bước lên một đỉnh cao mới phần thứ hai chúng ta sẽ đi vào trả lời câu hỏi “tại sao văn minh phương Tây lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như vậy?” hoặc “Tại sao phương Tây vượt trội?” 1 Sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn minh phương Tây Châu Âu hiện đại sớm Nền văn minh phương Tây có nguồn gốc từ Châu Âu sau đó lan rộng ra toàn thế giới đặc biệt bắt đầu từ thời kì cận đại (thế kỉ XV – XVI) Sự lan tỏa rộng rãi ấy đã khiến cho văn minh phương Tây ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong lịch sử thế giới thậm chí các xã hội, các nền văn minh khác trong khu vực cũng như trên thế giới đều bị nền văn minh này ảnh hưởng sâu sắc Bắt đầu từ đầu thế kỉ XV, nền văn minh phương Tây có những bước thay đổi to lớn mang tính cách mạng Thương mại được mở rộng, những thành tựu khoa học như in ấn và thuốc súng của Trung Quốc đã cập bến Châu Âu Quân đội đã sử dụng thuốc sung khiến các quyền lực phong kiến bắt buộc phải nhường chỗ cho chế độ quân chủ tập quyền với sự tập trung quyền lực vào tay nhà vua hoặc hoàng hậu và các quan dưới trướng nhà vua thực hiện các mệnh lệnh hoàng gia Hơn nữa thời kì Phục Hưng (XV – XVII) xuất hiện những cái nhìn đầy khác biệt nghiêm ngặt đầy tính khoa học về thế giới Chính bởi thế mà lúc bấy giờ mặc dù phần lớn Châu Âu bị tàn phá bởi chiến tranh giữa người Tin lành và người Công giáo nhưng sự trỗi dậy của các thành phố thương mại vào thế kỉ XVII đã làm biến đổi chính trị và kinh tế châu Âu “Giữa những cuộc chiến tranh tôn giáo, một vài thành phố đã học được rằng sự khoan dung làm gia tăng sự thịnh vượng của họ 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tiền bạc, thương mại, lợi nhuận, doanh nghiệp – không có chúng, bộ máy của nhà nước không thể hoạt động, và hầu hết số tiền đó được tạo ra ở đây – là những nơi như Venice, Antwerp, Amsterdam, nơi tự do được đánh giá cao và thế giới hiện đại được sinh ra.”1 Có thể thấy, thứ tồn tại ở nền văn Hình: Cảnh quan của thị trấấn minh phương Tây mà không xuất hiện ở Delft, Hà Lan (Họa sĩ Vermeer veẽ 1660–61) nền văn minh phương Đông không phải là thương mại, khí hậu hay công nghệ cũng không phải là những tư tưởng triết lý mà đó chính là thể chế chính trị Khi mà các xã hội Tây phương đã đặt một chân vào thời kì hiện đại vô cùng sớm thì xã hội Đông phương vẫn tiếp tục đi theo chế độ phong kiến với đầy rẫy những sự lỗi thời lạc hậu Đồng thời trong thời kì này điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp đã manh nha hình thành Đó chính là các cuộc phát kiến địa lý của các nhà thám hiểm; sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản (thế kỉ XVI – XVIII); và trong công cuộc cải tiến kĩ thuật ngành dệt nước Anh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Tiền đề cuộc cách mạng công nghiệp Theo bước chân của các nhà thám hiểm là những kẻ chinh phục, những thương nhân những người định cư Họ đã ra đi và mang đến những vùng đất sự ảnh hưởng sâu sắc của xã hội trong nền văn minh phương Tây Ta có thể kể đến ba cuộc phát kiến địa lý lớn như: cuộc hành trình của Vaxco đơ Gama (men theo bờ biển châu Phi đặt chân nên cực Nam vượt qua Ấn Độ Dương cập bến Ấn Độ Sau đó nhà thám hiểm này đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông đến Trung Hoa và Nhật); chuyến đi vượt Đại Tây Dương rộng lớn của Crixtop Côlong và Veexxpuxo Amerigo (chuyến đi này là đã để lại một phát hiện quan trọng đối với lịch sử nhân loại Hai thám hiểm gia này đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là “Tân Thế giới”); cuộc thám hiểm của Magienla đã vượt qua Thái Bình Dương đến quần đảo ở Đông Nam Á, Philippin…Những cuộc phát kiến địa lý của các nhà thám hiểm đã khiến cho kinh tế Châu Âu có sự tăng trưởng mạnh mẽ Chính những điều này đã đặt mầm mống cho sự thống trị của nền văn minh Châu Âu trên toàn thế giới 1 https://zaidap.com/van-minh-phuong-tay-su-troi-day-cua-cac-thanh-pho-thuong-mai-chau- au-the-ky-nbsp-17-d402385.htm 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Bắt đầu từ thời kì này, một số quốc gia ở châu Âu đã thực hiện các cuộc mở rộng và xây dựng đế chế ở nước ngoài Ngay trong giai đoạn đầu, toàn bộ lục địa Nam Mỹ và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada ngày nay) đều là của người Châu Âu Người Bồ Đào Nha chính là những người Châu Âu tiên phong tiến ra đại dương rộng lớn để chinh phục và xây dựng đế chế ở bên ngoài Năm 1415, những người Bồ Đào Nha đã có lãnh thổ hải ngoại đầu tiên là thị trấn Ceuta ở Bắc Phi Trong những thập kỉ tiếp theo người Bồ Đào Nha đã thiết lập được một tuyến hàng hải chuyên cung cấp những gia vị giá cao đến những nơi họ đã đặt chân tới trên con đường trở về Châu Âu Năm Hình: Hành trình khám phá con 1450, các con tàu của Bồ Đào Nha đường gia vị mới bằằng cách đi vòng qua đã trở về với những chuyến hàng chấu Phi của những người Bồằ Đào Nha béo bở: vàng bạc, ngà voi và hàng trăm hàng nghìn nô lệ Chưa dừng lại ở đó, những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tiếp tục lên chuyến tàu đi vòng quanh Châu Phi từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương Năm 1488, những thám hiểm gia này đã đặt chân đến với Ấn Độ - thiên đường của các loại hương liệu và gia vị Khi đặt chân lên Ấn Độ và được những cư dân bản địa hỏi điều gì đã đưa ông tới đây, Vasco da Gama đã trả lời "vì Chúa và vì gia vị" Tuyến đường gia vị đã được thông và kể từ đó cảng Lisbon, thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha tràn ngập gia vị từ châu Á Khoảng 2000 tấn gia vị đã được nhập khẩu mỗi năm vào Bồ Đào Nha từ Ấn Độ trong thế kỷ XVI Tuy nhiên ngay sau đó, những người Bồ Đào Nha đã đi xa hơn về phía Đông và tiếp cận với quần đảo gia vị bí mật tại Hình: các loại gia vị phong phú đa dạng của Maluku, Indonesia, một nguồn người ẤẤn Độ cung cấp gia vị khác ngoài Ấn Độ 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đã bị các thương nhân Ả Rập giấu kín trong gần 10 thế kỷ Mặc dù những chuyến tàu buôn kéo dài tổn thất không nhỏ nhưng những thủy thủ Bồ Đào Nha đã không bỏ cuộc mà tiếp tục phát triển lan tỏa trên khắp thế giới Như vậy trong vài thập niên người Bồ Đào Nha đã thiết lập một chuỗi các trạm buôn bán kiên cố dọc theo bờ biển Tây và Đông Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á Thông qua mạng lưới dày đặc này, những người Bồ Đào Nha đã thống trị việc buôn bán gia vị và các hàng hóa khác bằng đường biển đến Châu Âu Chính điều này đã khiến cho Bồ Đào Nha trở thành một đế chế hàng hải trong suốt bốn thập kỉ sau đó Sau khi người Bồ Đào Nha vượt biển thành công, người Tây Ban Nha không muốn bỏ lỡ bất cứ một “món hời” nào Năm 1492, được Christopher tài trợ, Columbus đã bắt đầu chuyến hành trình tới Ấn Độ của mình Tuy nhiên, nơi mà Columbus đã đặt chân tới không phải là thiên đường của các loại gia vị mà đó chính là đảo Guanahani thuộc một quần đảo ở Châu Mỹ Trở về với chuyến đi đầu tiên của mình, Colombus đã đem về rất nhiều vàng bạc và gia vị tuy nhiên đó không phải là hạt tiêu của người Ấn mà đó chỉ là ớt Tuy nhiên sự nhầm lẫn tưởng chừng như tai hại ấy đã mang lại cho vị thám hiểm gia ấy sự giàu vô cùng và vô tình đã giúp người Châu Âu khám phá ra Tân thế giới, một lục địa mới Chính điều ấy đã biến Tây Ban Nha trở thành một đế chế thương mại hàng hải Những thị trường thương mại hình thành trên quy mô toàn thế giới đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia đặc biệt là các nước hai bên bờ Đại Tây Dương Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải có những chính sách quản lý mới nhằm thúc đẩy sự phát triển ấy Tuy nhiên thời kì lúc bấy giờ thể chế chính trị là chế độ quân chủ tập quyền với quyền lực tập trung vào tay nhà vua điều đó đã kìm hãm sự phát triển mở rộng của các hoạt động thương mại Chính nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại đã thôi thúc tầng lớp thị dân tiến hành cuộc đấu tranh chống ách thống trị của nền quân chủ dẫn đến phong trào cách mạng tư sản nổ ra ở châu Âu và Bắc Mỹ Những “cuộc phiêu lưu” của các thám hiểm gia, đã đem về cho Tây Ban Nha những mối thông thương, giao lưu buôn bán với các xã hội phương Tây Không những vậy, những cuộc phát kiến địa lý này đã làm xuất hiện những cuộc chiếm đất khai phá thuộc địa ở Trung Nam Mỹ, Châu Mỹ và Nam Phi Tất thảy những điều đó đã giúp cho Tây Ban Nha 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 có một thời hưng thịnh Nhưng chỉ vài thế kỉ sau, đât nước này đã phải lùi bước trước sự phát triển nhanh chóng của Hà Lan, Anh và nhiều nước Âu Mỹ khác Vị thế trên mặt biển dần bị suy giảm, nhu cầu mở rộng thương mại ngày càng cao, chế độ quân chủ tập quyền đã không còn phù hợp Chính điều này đã tạo cơ hội cho cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của nhà nước cũ phát triển mạnh mẽ Năm 1581, Tây Ban Nha đã thành lập nhà nước cộng hòa độc lập mang tính chất tư sản đầu tiên trong lịch sử Tuy nhiên cuộc cách mạng tư sản thực sự làm chuyển biến sâu sắc nền kinh tế xã hội là cuộc cách mạng tư sản do Ôlivo Cromoen lãnh đạo giữa thế kỉ XVII Cuộc cách mạng này đã làm xuất hiện chế độ trang trại với tầng lớp trại chủ sản xuất nông phẩm nhằm cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước và thế giới Cuộc cách mạng tư sản đã kéo theo cuộc cách nông nghiệp Điều này không những làm tăng sản lượng mà còn thay đổi tính chất của nền kinh tế nông thôn thành kinh tế hàng hóa gắn liền với sự biến động của thị trường bên ngoài Mặc dù cuộc cách mạng này phù hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhưng nó đã tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ: nông dân di cư ra thành phố (một số người trở thành công nhân, một số người rời bỏ quê hương đi sang Bắc Mỹ tìm kế sinh nhai) Làn sóng nhập cư của người Anh tràn vào Bắc Mỹ đã biến vùng lãnh thổ ven bờ Đại Tây Dương trở thành 13 xứ thuộc địa của Anh Như vậy, việc di cư sang Bắc Mỹ cùng với cuộc chinh phục Ấn Độ và sự phát hiện ra châu Úc đã tạo ra cho nước Anh một địa bàn hoạt động thương mại rộng lớn giúp cho nền kinh tế khởi sắc và phát triển mạnh mẽ Chính bởi vậy mà, nước Anh dã đần dần vượt qua các đối thủ lớn vươn lên dẫn đầu thế giới Bên cạnh đó, cuộc cách mạng tư sản Pháp cũng đã gây nên sự chuyển biến sâu sắc đối với nước Pháp và gây nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nhiều nước châu  khác Cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của nền quân chủ chuyên chế cùng những biện pháp xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển nhanh chóng Sự chuyển biến này đã giúp Pháp vươn ra thị trường thị thế giới, mở rộng phạm vi thuộc địa và trở thành kẻ kình địch hàng đầu đối với nước Anh Phong trào cách mạng tư sản ở châu Âu đã ảnh hưởng không nhỏ đến với các nước phương Đông Sự thành công của phong trào này như một bước đà thúc đẩy giai cấp tư sản của xã hội Đông phương đứng lên 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đấu tranh Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc đã lớn mạnh lên rất nhiều Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc Hơn nữa công cuộc cải tiến kỹ thuật ngành dệt ở nước Anh với những phát minh vĩ đại không chỉ làm tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần mà còn giảm bớt sức lao động của con người Máy móc ra đời đã giúp năng suất lao động, chất lượng hàng hóa tăng lên đáng kể Điều này đã khiến cho nền kinh tế của nước Anh nói riêng cũng như phương Tây nói chung có sự tăng trưởng mạnh mẽ mở đầu cho thời kì văn minh công nghiệp Cách mạng công nghiệp Năm 1769, James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước song đến năm 1784 mới hoàn thiện và trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước Việc hoàn thiện và sử dụng máy hơi nước trong sản xuất đã tạo nên một chuyển biến vô cùng lớn Đó chính là sự mở đầu cho quá trình cơ giới hóa mang ý nghĩa “cách mạng công nghiệp” Máy hơi nước đã làm giảm nhẹ việc sử dụng sức lao động bằng cơ bắp của con người và thay vào đó là sử dụng máy móc trong sản xuất Hơn nữa, việc sử dụng máy móc trong sản xuất chính là yếu tố cơ bản của công nghiệp hóa Như vậy, điều này đã đánh dấu bước nhảy vọt của lịch sử nhân loại, đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của văn minh thế giới: từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp Động cơ máy hơi nước Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thúc của James Watt đẩy nền kinh tế nước Anh tăng trưởng mạnh mẽ nhờ ứng dụng hiệu quả năng lượng hơi nước vào các thiết bị cơ khí Vào cuối thế kỉ XVII, phần lớn cảnh quan vùng Midlands và miền Bắc nước Anh xuất hiện những thay đổi choáng ngợp: các thị trấn công nghiệp, hàng trăm nhà máy sản xuất sản xuất ra số lượng lớn hàng hóa, những con kênh giờ đây đã trở thành những tuyến đường sắt Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nhiên liệu ngày càng tăng cao đã làm cho ngành khai mỏ như khai thác than và kim loại phát triển nhanh chóng Năm 1735 phương pháp luyện than cốc ra đời đã đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng đã làm tăng lên gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại khiến cho các cầu ở nước Anh dần dần được thay bằng cầu sắt, các nhà máy dần dần được trang bị các loại máy công cụ và máy công tác cụ thể Đầu thế kỉ XIX, sự mở rộng kinh tế ở Anh vẫn tiếp tục kéo dài Tuy nhiên sự mở rộng này đã bắt đầu lan sang Bắc Mỹ và toàn Châu Âu (đặc biệt là sau khi cuộc chiến tranh Cách mạng kết thúc) Chính sự lan tỏa rộng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp, cách tuyển đường sắt đã được trải dài trên nước Anh, Châu Âu và Bắc Mỹ Điều này đã trở thành động lực mạnh mẽ để Bắc Mỹ mở rộng hơn nữa nền kinh tế của mình Ở Mỹ, năm 1820 và 1830 đã có một cuộc cách mạng giao thông vận tải đáng chú ý với các đường rẽ, kênh đào chạy bằng hơi nước và sau năm 1828 đường sắt đã được đưa vào sử dụng… “Đến đầu thế kỉ XIX, ở nước Anh, việc sử dụng máy hơi nước trở thành phổ biến trong các nhà máy Ở Pháp số lượng máy hơi nước tăng lên nhanh chóng: năm 1820 - 65 máy, 1830 - 616 máy, 1848 - 4853 máy Sản lượng sắt thép 1832 - 148 ngàn tấn, 1846 - 373 ngàn tấn Ở Mỹ, trong khoảng 1830 - 1837, lượng gang tăng 51%, than tăng 266%.”2 Bên cạnh đó, cùng với khoảng thời gian này, các tàu hơi nước đã bắt thay thế các thuyền buồm trên các tuyến đường hàng hải Với sự ra đời của hệ thống làm lạnh thịt và các thực phẩm dễ hư hỏng đã làm cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các lục địa và thế giới đã được liên kết với nhau bằng một mạng lưới thương mại dày đặc hơn bao giờ hết Chủ nghĩa đế quốc Xây dựng đế chế là một chủ đề cũ trong lịch sử thế giới Các xã hội đã tìm cách thống trị các nước láng giềng yếu hơn từ lâu như Lưỡng Hà cổ đại và Ai Cập, cho đến tận hiện tại Động lực cũng tương tự - để có được tài nguyên thiên nhiên, khuất phục kẻ thù, tích lũy của cải, giành quyền lực và vinh quang - nhưng cho đến khi phương Tây trỗi dậy, hầu hết các đế chế đã mở rộng sang các vùng lãnh thổ bên cạnh biên giới của họ Với sự kết hợp của sức mạnh trên biển, các chính phủ tập trung và các nền kinh tế công nghiệp hóa, các quốc gia châu Âu bắt đầu xây dựng các đế chế trên toàn thế giới Hơn nữa, cuộc cách mạng công 2 Giáo trình “Lịch sử văn minh thế giới” – Vũ Dương Ninh, tr326 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nghiệp diễn ra mạnh mẽ, những nhu cầu về nguyên nhiên liệu trong lòng các nước đế quốc ngày càng tăng cao Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa nên giữa thế kỉ XIX các xã hội phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu của chính quốc Chính bởi vậy mà chủ nghĩa đế quốc đã tràn sang những châu lục khác để khai thác sức người sức của Trong thời đại này, hầu như tất cả Châu phi và phía nam và đông nam Châu Á đã bị thuộc địa hóa Giữa năm 1450 và 1750 người châu Âu đã có những hoạt động buôn bán thương mauh với châu Phi, nhưng họ đã thành lập rất ít thuộc địa Đến năm 1850, chỉ có một vài thuộc địa tồn tại dọc theo bờ biển châu Phi, chẳng hạn như Algeria (Pháp), Thuộc địa Cape (Anh,) và Angola (Bồ Đào Nha) Thay vào đó, các quốc gia châu Phi tự do tiếp tục giao lưu buôn bán với các nước Châu Âu Đặc biệt là sau khi kết thúc buôn bán nô lệ vào đầu những năm 1800, một cuộc trao đổi sôi nổi đã diễn ra giữa người châu Âu và các quốc gia châu Phi như: Vương quốc Hồi giáo Sokoto; Ai Cập Họ kinh doanh hàng hóa sản xuất lấy vàng, ngà voi, dầu cọ (một chất được sử dụng trong xà phòng, nến và chất bôi trơn) Dưới sự lãnh đạo của Muhammad Ali̧ và cháu trai ismaiļ Ai Cập đã trở thành quốc gia Hồi giáo mạnh nhất của thế kỷ 19, sản xuất bông để xuất khẩu và sử dụng công nghệ và phương pháp kinh doanh của phương Tây Họ được hưởng lợi từ Nội chiến Hoa Kỳ, khi các lô hàng bông từ miền nam Hoa Kỳ bị cắt đứt, nhưng thị trường bông Ai Cập đã sụp đổ sau khi các chuyến hàng của Mỹ được nối lại sau khi Nội chiến kết thúc Tuy nhiên, vào nửa sau của thế kỷ 19, những thay đổi mạnh mẽ đã xảy ra, khi người châu Âu bắt đầu khám phá nội địa của châu Phi Đến năm 1914, hầu như toàn bộ các quốc gia trên đại lục Châu Phi đã trở thành thuộc địa của một hoặc vài quốc gia Châu Âu Suốt nhiều thập kỉ các nhà thám hiểm cùng các nhà truyền giáo đã đi khắp thế giới không chỉ để khám phá những vùng đất mới, mở rộng hoạt động thương mại mà còn để tuyên truyền những tư tưởng tôn giáo của xã hội phương Tây đến với các xã hội các Năm 1840, một nhà truyền giáo Scotland đã đặt chân tới Châu Phi và ông đã dành ba thập kỉ để khám phá về đại lục này Không chỉ vậy, nhà truyền giáo ấy đã thu nhận được một lượng lớn các tín đồ của Châu Phi và thiết lập các “tiền đồn” truyền giáo từ trung tâm Châu Phi đến thuộc địa Cape ở mũi phía Nam Không bao lâu sau, nhà truyền giáo này đã mất liên lạc quê hương, nhà báo Henry Stanley trong một chuyến du lịch đến Châu Phi đã tìm thấy Livingstone Chính 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 những bài báo của Henry đã biến Châu Phi trở thành điểm quan tâm của những nhà thám hiểm theo sau cũng như của những người theo chủ nghĩa đế quốc Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên tài trợ cho các cuộc thám hiểm xuyên lục để phát triển mở rộng các hoạt động thương mại Và không lâu sau đó dưới sự chỉ đạo của Vua Leopold II, nhà nước tự do Congo đã trở thành thuộc địa của Bỉ Chính sự kiện đã “châm ngòi” cho cuộc chiến tranh giành Châu Phi của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Ý) với Bỉ Hội nghị Berlin, trong nỗ lực tránh chiến tranh, đã cho phép các nhà ngoại giao châu Âu “vẽ đường” trên bản đồ và “khắc” châu Phi vào các thuộc địa Kết quả là một sự chuyển đổi của châu Phi chính trị và kinh tế, với hầu như tất cả các phần của lục địa bị đô hộ vào năm 1900 Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc không chỉ xuất hiện ở các xã hội trên đại lục Châu Phi mà còn xuất hiện trong Ấn Độ Nền văn minh Ấn Độ đã phải chịu sự cai trị của đế quốc Anh từ giữa thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX, các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh mới hoàn toàn độc lập Gần hai thế kỉ, Ấn Độ phải sống trong ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với những chính sách cai trị hà khắc, dã man Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc thực dân Anh đã áp dụng chính sách “chia để trị”, ”dùng người Ấn trị người Ấn” Không những thế, chủ nghĩa thực dân còn tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa khiến cho đời sống nhân dân đói khổ lầm than, và chỉ trong vòng 25 năm ( 1875 - 1900) đã có 15 triệu người chết đói Ngoài những chính sách về kinh tế, chính trị, thực dân Anh còn thi hành những biện pháp về văn hoá - xã hội nhằm đưa xã hội Ấn Độ vào “vùng ngu tối” Không những thế, những chính sách biện pháp cai trị đã để lại hệ lụy cho tới ngày nay Ấn Độ vốn là một quốc gia với nền văn minh phát triển nhưng nó đã bị chia thành hai quốc gia Ấn Độ và Paskitan Đây chính là “kết quả” của kế hoạch Maobatton do người Anh ban hành nhằm chia cắt Ấn Độ Sự cai trị của chủ nghĩa đế quốc đã làm “suy thoái” một nền văn minh đang trên đà phát triển rực rỡ Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn minh phương Tây và sự ảnh hưởng sâu sắc của nó khi “đặt chân” tới các nền văn minh khác Bên cạnh đó, các nước đế quốc cũng đã cảm nhận được suy thoái của triều đại Trung Quốc, và bắt đầu thúc đẩy các quyền thương mại mà 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Trung Quốc đã miễn cưỡng cấp trong thời gian trước đó Sự hiện diện “thống trị” của chủ nghĩa đế quốc trong xã hội Trung Quốc đó chính là các cuộc chiến tranh thuốc phiện (1839 – 1842) Công ty Đông Ấn của Anh đã trồng thuốc phiện ở Ấn Độ và vận chuyển nó đếnTrung Quốc Kết quả là, thương mại bùng nổ, đặc biệt là khi người Trung Quốc nghiện ma túy Chính phủ yếu kém của nhà Thanh đã không hành động, ngay cả sau khi một số quan chức Trung Quốc bắt đầu hỗ trợ thương mại bằng cách nhận hối lộ Năm 1838, với khoảng 40.000 rương thuốc phiện được đưa vào quảng châu năm đó, chính phủ cuối cùng đã cố gắng ngăn chặn nó Và các cuộc chiến tranh thuốc phiện bắt đầu sau khi nhà Thanh từ chối lắng nghe sự phản đối của người Anh về lệnh cấm buôn bán Người Anh đã gửi bộ binh và pháo hạm được trang bị tốt để tấn công các ngôi làng ven biển đầu tiên của Trung Quốc, và cuối cùng là các thị trấn dọc theo bờ biển Người Anh đã sử dụng kênh đào để tiếp cận các khu vực nội địa, chiến đấu với những người dân làng được trang bị kém đến hoàn toàn khi nhà Thanh đầu hàng Người Anh tuy không nắm chính quyền nhưng buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước cho phép thông thương Như vậy, có thể thấy, chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới hình thái chủ nghĩa đế quốc kinh tế (đây là hình thức chủ nghĩa đế quốc này cho phép khu vực này hoạt động như một quốc gia riêng của mình, nhưng quốc gia đế quốc gần như kiểm soát hoàn toàn thương mại và các hoạt động kinh doanh khác Ví dụ, nó có thể áp đặt các quy định cấm buôn bán với các quốc gia khác, hoặc các công ty đế quốc có thể sở hữu hoặc có độc quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của nó) Quá trình công nghiệp hóa không chỉ tạo ra những ảnh hướng đối với kinh tế chính trị xã hội của các xã hội phương Tây mà quân sự quân đội và hải quân châu Âu và Mỹ đều bị ảnh hưởng bởi quá trinh này Đó là sự ra đời của những vũ khí hạng nặng, sự xuất hiện của thủy lôi, ngư lôi và tàu ngầm,…Chính những sự đổi mới này mang đến cho quân đội phương Tây một ưu thế vượt trội có thể nói là không có đối thủ Do đó, vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX sự mở rộng của các đế chế phương Tây đã bao phủ hầu hết trên toàn thế giới Mạng lưới thương mại được mở rộng phạm vi tiếp cận nhờ sự lan tỏa rộng rãi của hệ thóng đường sắt trên toàn cầu (điều này gần như đã phá vỡ hết tất cả các nền kinh tế địa phương) Nhờ các hoạt động truyền giáo Kito giáo mà nhiều nơi đã áp dụng phương pháp giáo dục, kiến trúc phương Tây Ngay cả, những vùng đất không đặt dưới sự thống trị trực tiếp của phương Tây 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 như Trung Quốc, Thái và Iran cũng đã chịu ảnh hưởng và đã bị dung hòa vào nền kinh tế toàn cầu do phương Tây thống trị (theo một cách nào đó, những quốc gia đã bị tước đi phần lớn sự độc lập chính trị của mình) Quốc gia duy nhất thâm nhập thành công vào thế giới phương Tây theo cách riêng của mình là Nhật Bản Không những thế Nhật Bản thực sự đã sớm tạo ra một đế chế của riêng mình Châu Âu trong những năm chiến tranh lạnh “Khi bụi mù của những trái bom sau cùng đã lắng xuống trên các thành phố Âu châu thì cũng là lúc người ta ghi nhận những tàn phá Hàng triệu người sống sót không nhà không cửa, không người thân Hàng triệu người từ chiến trường và các trại tập trung trở về quê nhà để sống trên Hình: Một công trình ở Châu Âu bị tàn những đống đổ nát với những thưng phá sau thếế chiếến tích không thể chữa lành Họ không công ăn việc làm; họ chẳng có cái gì để ăn Khẩu phần trong thời bình giảm thấp hơn mức thời chiến Không như sự mất mát về nhân mạng hoặc tổn tại về thể lý có một điều không thể tính được qua các con số thống kê – ít nữa là tỏng tức thời – đó là sự tàn phá về mặt tâm lý nối tiếp sau những mất mát do chiến tranh gây ra Người ta không thể trở lại với đời sống như bình thường Đối với nhiều người, chiến tranh có vẻ dịu dàng hơn là hòa bình Đối với những người phải chiến đấu trong thời bình – thường là phụ nữ và trẻ con – thì bươn chải và sống còn là trận chiến lớn lao hơn tất thảy.” 3 Sau thế chiến thứ hai, các nước Châu Âu bị tổn thất nặng nề Kinh tế suy thoái Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, tiền mặt khan hiếm, và tình trạng vô gia cư và nạn đói hoành hành trên khắp các nước bị chiến tranh tàn phá Không chỉ thế mà hệ thống thuộc địa bị suy giảm đáng kể cũng bị suy giảm đáng kể Tưởng chừng văn minh phương Tây cũng theo đó mà suy thoái từ đây nhưng nghịch lý thay, trong những năm chiến tranh lạnh lan rộng toàn thế giới, nhân loại đã được chứng kiến những bước tiến vượt bậc về kinh tế, kỹ thuật, khoa học,…đặc biệt là ở các xã hội phương Tây 3 “Nền tảng văn minh phương Tây”, tr935 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Ngày 3 tháng 4 năm 1948, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman đã thông qua “Kế hoạch Marshall (Mác san), viện trợ 12 tỉ đô la Mỹ (tương đương với 160 tỉ đôla hiện nay) để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau thế chiến thứ hai Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin tuyên bố rằng Kế hoạch Marshall là “dây cứu sinh cho những người đang đuối nước” (“a lifeline to sinking men”) Nhờ sự viện trợ của Mỹ mà chỉ trong vào hai năm tức vào năm 1950 nền kinh tế Tây Âu phục hồi và đạt mức trước chiến tranh Kinh tế phục hồi, các nước Tây đã tìm cách tái chiếm thuộc địa cũ nhằm lấy lại vị thế của mình trên thế giới Vào những thập kỉ tiếp theo nền kinh tế các nước này phát triển nhanh chóng và đến đầu thập niên 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới với trình độ khoa học ngày càng phát triển vượt bậc Bên cạnh đó, ngày 8 tháng 1 năm 1949, Liên Xô cũng đã thành lập Hội đồng tương trợ Kinh tế gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc Sau này, có thêm các nước Đức, Mông Cổ, Cu Ba và Việt Nam Mục đích của tổ chức là củng cố hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế kĩ thuật và không ngừng nâng cao mức sống của các nước thành viên Chính nhờ sự viện trợ này mà nền kinh tế của các nước Đông Âu xuất hiện sự khởi sắc và ngày càng phát triển Kinh tế khối Đông Âu được tiến hành theo mô hình phát triển công nghiệp nặng của Liên Xô Năm 1955, Đông Đức tăng gấp đôi sản lượng công nghiệp Trong giai đoạn này, Czechoslovakia, Bulgaria, Romania và Nam Tư đạt mức phát triển công nghiệp đáng kể Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự đổi mới lớn về công nghệ, chẳng hạn với những tiến bộ trong lĩnh vực hàng không quân sự dẫn đến du lịch hàng không và du lịch đại chúng Một cuộc chạy đua vào không gian, bắt nguồn từ những nỗ lực của Mỹ và Nga nhằm xây dựng kho tên lửa hạt nhân tầm xa, đã kết thúc với việc người Mỹ đưa một người lên mặt trăng Nó cũng dẫn đến việc đặt nhiều vệ tinh trên quỹ đạo khắp thế giới, đặt nền móng cho những tiến bộ vượt bậc trong thông tin liên lạc dân sự, điều hướng, khảo sát đất đai và các mục đích sử dụng khác Sự cạnh tranh quân sự đã kích thích những tiến bộ đáng kinh ngạc trong lĩnh vực điện tử, thu nhỏ và điện toán, đặt nền móng cho cuộc cách mạng tự động hóa tại nơi làm việc bắt đầu tăng tốc vào những năm 1980, cũng như sự xuất hiện của một ngành giải trí hoàn toàn mới 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Một nền văn minh toàn cầu Sau cuộc chạy đua vũ trang kéo dài, Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng, Mỹ đang mất dần vị thế của mình trên thế giới khi mà các xã hội khác đang vươn lên mạnh mẽ như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu,… Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn kết thúc và chấm dứt hoàn toàn khi toàn bộ hệ thống của Liên Xô sụp đổ rất đột ngột vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 Vào thời gian này, Liên Minh Châu Âu – EU (được hình thành và phát triển trong những năm chiến tranh lạnh) đã trở thành đại diện chính cho các giá trị của nền kinh tế thị trường tự do ở phương Tây và từ đó, nền dân chủ phương Tây đã sớm được mở rộng để tiếp nhận các quốc gia cộng sản cũ ở Trung Âu Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nền dân chủ phương Tây đã lan rộng ra nhiều quốc gia ở Châu Phi, Đông Á, Đông Nam Á và Nam Mỹ Bên cạnh đó, việc mở rộng kinh tế cũng đã diễn ra ở nhiều quốc gia khiến cho tỉ lệ đói nghèo trên toàn thế giới đã giảm đáng kể Tuy nhiên, các mối đe dọa mới đã sớm xuất hiện Một căn bệnh mới đáng sợ, AIDS, đã bắt đầu giết chết hàng triệu người trên khắp thế giới Đặc biệt ở Châu Phi, hàng triệu nhân mạng ra đi vì căn bệnh quái ác này Hơn nữa, vấn đề mối môi trường đang trở thành mối quan tâm đặc biệt khi các nhà khoa học bắt đầu lên tiếng lo ngại rằng việc sử dụng nhiên liệu dựa trên carbon đang gây ra biến đổi khí hậu thảm khốc trên quy mô toàn cầu Việc tìm kiếm các dạng năng lượng thay thế dựa trên các nguồn tài nguyên tái tạo đã trở thành một cấp bách mới Đáng sợ nhất là sự xuất hiện của một phong trào Hồi giáo cực đoan, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố như một vũ khí để truyền bá đạo Hồi Nhiều người Hồi giáo coi sự thống trị toàn cầu của cái mà họ coi là nền văn minh phương Tây thế tục hung hăng là mối đe dọa hiện hữu đối với tôn giáo và lối sống của họ, và một số coi bạo lực là phản ứng thích hợp duy nhất đối với điều này Sự thù địch của nhiều người Hồi giáo đối với phương Tây ngày càng trở nên rõ ràng hơn bởi sự ủng hộ nhất quán của phương Tây đối với Israel trong các cuộc đấu tranh chống lại người Ả Rập Năm 2001, một nhóm nhỏ “các chiến binh” Hồi giáo đã thực hiện một cuộc tấn công ngoạn mục vào một địa danh chính ở New York, giết chết ba nghìn người Chính phủ Mỹ phẫn nộ đã tuyên bố “Cuộc chiến chống khủng bố”, và ngay sau đó các lực lượng phương Tây đã tham gia vào các cuộc 16 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 giao tranh ác liệt ở Afghanistan và Iraq Các cuộc tấn công khủng bố tiếp theo diễn ra thường xuyên, ở Madrid, London, Kenya và các quốc gia khác Chủ nghĩa khủng bố khiến các xã hội dân chủ khiếp đảm điều này khiến cho khắp phương Tây diễn ra cuộc tranh luận về cách hòa nhập hiệu quả với những người không có nguồn gốc phương Tây vào xã hội của họ Bất chấp những khó khăn này, tính đến năm 2005, phương Tây vẫn là nền văn minh thống trị trên hành tinh Nó thiết lập các điều khoản của thương mại toàn cầu, và là nguồn gốc của hầu hết các đổi mới công nghệ, tiến bộ khoa học và xu hướng văn hóa 2 Điều gì làm cho phương Tây trở nên vượt trội? Thế giới phương Tây đã có vô số đóng góp cho thế giới và cách mạng hóa hầu hết mọi lĩnh vực, từ Khoa học và Công nghệ, đến Luân lý và Đạo đức, từ Chính trị và Nghệ thuật đến Kinh tế và Công nghiệp, 500 năm qua của Quyền bá chủ phương Tây là thời đại đổi mới nhất trong tất cả Lịch sử Vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, rất nhiều người phương Tây cho rằng người da trắng đã tiến hóa xa hơn so với bất cứ chủng tộc nào khác Phải chăng đây chính là nguyên do khiến cho phương Tây vượt trội hơn so với các nền văn minh khác vươn lên thống lĩnh thế giới Tuy nhiên nếu Phương Tây thực sự là chủng người thượng đẳng về mặt di truyền so với các chủng người khác thì có lẽ các xã hội phương Đông đã không thể dẫn đầu thế giới về phát triển xã hội trong thời kì sơ cổ Đầu thế kỉ XVI là thời điểm phương Tây bắt đầu vượt qua phần còn lại của thế giới Thế giới phương Tây đã phát minh hoặc cách mạng hóa vô số kỹ thuật và công nghệ trong hầu hết mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, một số trong đó cứu mạng sống trong khi những kỹ thuật khác tạo ra nguồn tài nguyên dồi dào, còn những kỹ thuật khác hỗ trợ nhân loại vượt qua ranh giới của Công nghệ và Khoa học đã biết và những gì có thể tiến tới Ô tô, máy bay, tàu cao cấp và lớn hơn, vinh vật biến đổi gen, vaccine, động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, máy tính, kính viễn vọng, phương pháp khoa học, lý thuyết vi trùng, nhiếp ảnh, quay phim, và nhiều, nhiều hơn nữa Tất cả đều là đóng góp trong Khoa học và Công nghệ có thể ít nhất một phần nhờ vào bộ não phương Tây Trong khi đó vào thời điểm, chế độ phong kiến ở phương Đông đã qua thời kì hoàng kim và bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái khủng hoảng 17 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 trong lòng giai cấp thống trị khiến cho đời sống nhân dân đói khổ lầm than Chính bởi vậy mà những cuộc khởi nghĩa của nhân dân, những cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do nổ ra ở khắp nơi Xã hội phương Đông điêu đứng rơi vào thời kì suy thoái trầm trọng Như chúng ta đã biết chế độ nô lệ, chủ nghĩa thực dân,… bắt nguồn từ phương Tây tuy nhiên bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên chính là đến từ xã hội phương Tây cụ thể là Pháp Họ là những người đầu tiên nhận ra sự thật rằng Nhân quyền tồn tại và nó không thể được cấp hoặc lấy đi bởi bất kỳ ai Cuối tháng 8 năm 1789, Quốc hội Pháp đã thông qua bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” với khẩu Hình: Bản “Tuyên ngôn hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” Chính Nhân quyền và Dân phương Tây đã giải phóng phụ nữ và đã công quyền” nhận quyền bình đẳng của những người đồng tính nam và đồng tính nữ Thế giới phương Tây cũng là những người đầu tiên cấm chế độ nô lệ dưới mọi hình thức Arthur Schlesinger đã nhận xét, “Khi các sinh viên Trung Quốc khóc và chết vì dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, họ không mang theo những hình tượng của Khổng Tử hay Đức Phật mà là một mô hình của Tượng Nữ thần Tự do” Hàng triệu người mạo hiểm mạng sống của họ để cố gắng đến được phương Tây chứ không phải đến Ả- rập Xê-út, Iran hay Pakistan Họ chạy trốn khỏi các chế độ thần quyền hoặc toàn trị khác để tìm kiếm sự khoan dung và tự do ở phương Tây, nơi cuộc sống là một cuốn sách mở Đối với họ, phương Tây như một miền đất hứa, nơi mà họ có thể tự do thực hiện quyền bình đẳng bất kể giới tính, sắc tộc, sở thích tình dục hay tôn giáo Hay đã từng có “một tác giả tổng kết về phương Tây như sau: sở hữu và vận hành hệ thống ngân hàng quốc tế; kiểm soát tất cả các loại ngoài tệ mạnh, là những khác hàng chủ yếu của thế giới; cung cấp phần lớn sản phẩm của thế giới, thống lĩnh các thị trường vốn quốc tế; tạo ra ảnh hưởng đáng kể về đạo đức trong nhiều xã hội; có khả năng can thiệp quân sự với quy mô lớn; kiểm soát các tuyền hàng hải; tiến hành hầu hết các nghiên cứu và phát triển kỹ thuật tiên tiến; kiểm soát đào tạo chuyên môn cao; thống lĩnh cơ hội tiếp cận vũ trụ; thống lĩnh ngành công 18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nghiệp vũ trụ; thống lĩnh giao thông liên lạc quốc tế; thống lĩnh ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao.”4 4 “Sự va chạm giữa các nền văn minh” - tr112,113 19 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Chúng ta sẽ không thể đưa ra một sự lý giải xác đáng nào về sự trỗi dậy của nền văn minh phương Tây Nhưng suốt bao thập kỉ qua chúng ta đã và đang được chứng kiến sự cải tiến liên tục của các quốc gia phương Tây nhằm giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng nhiều hơn Nhưng cho tới thời hiện đại, khi mà các nền văn minh khác ngoài phương Tây cũng đang trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ đặc biệt là Trung Quốc, liệu có khi nào văn minh phương Tây sẽ bị suy giảm vị thế Hiện nay mặc dù các xã hội phương Tây vẫn thuộc top đầu trên thế giới nhưng trong lòng các xã hội Tây phương vâẫn tồồn tại những sự suy thoái do chia sẻ sức mạnh kinh tếế, chính trị, quân sự… Đồnồ g thời cũng phải đồếi mặt với những vâến đếồ nội bộ kinh tếế tăng trưởng chậm, dân sồế già, nạn thâết nghiệp…Điếồu đó có thể dâẫn tới vếồ vị thếế của phương Tây ngày càng suy giảm, mong muồến và sự tự tin thồếng lĩnh của phương Tây cũng theo đó mà biếến mâết… Kết luận: Có thể thấy, theo dòng thời gian, đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở các khu vực phía tây của thế giới Ở đó những cuộc xâm lược trong lịch sử cổ đại đã giúp các xã hội Tây phương khẳng định uy thế của mình Sau thời trung cổ, họ đã phát triển thương mại và buôn bán với các quốc gia Trung Đông để nâng cao uy quyền của mình Và từ thế kỷ XVI và XVII trở đi, họ đã tạo ra một số thuộc địa và áp dụng nguyên tắc chủ nghĩa đế quốc, do đó Châu Phi và Châu Á trở thành đối tượng chính của họ Đồng thời ở các xã hội phương Tây còn xuất hiện những cuộc cách mạng có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới như: cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp,… Những cuộc cách mạng ấy với những phát minh và những phát hiện vĩ đại của phương Tây không chỉ giúp cho các xã hội của nền văn minh này trỗi dậy mạnh mẽ mà còn đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên hiện đại mới 20 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan