Trải qua hai năm học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân. Hôm nay tôi đã hoàn thành khóa học và được hội đồng trường chấp nhận cho bảo vệ luận văn thạc sĩ để hoàn tất thủ tục tốt nghiệp với lòng biết ơn sâu sắc đối với nhà trường. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô ở Trường Đại học Duy Tân đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt khóa học cao học. Đặc biệt, tôi xin được nói lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Đức Toàn, thầy đã nhiệt tình truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, Lãnh đạo Ủy Ban Nhân dân Tp. Hà Tiên, KG, các cơ quan ban ngành liên quan đã cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, các bạn học cùng lớp, các anh chị sinh viên các khoá trước đã cung cấp một số tài liệu và những thông tin hữu ích đóng góp cho bài làm của tôi. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hết lòng quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để hoàn thành chương trình cao học. Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi cũng đã hết sức cố gắng để hoàn thiện, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯƠNG QUỐC HIỂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ
HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀ NẴNG, NĂM 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯƠNG QUỐC HIỂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ
HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Đức Toàn
ĐÀ NẴNG, NĂM 2022
Trang 3Chapter 1 LỜI CẢM ƠN
Trải qua hai năm học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đạihọc Duy Tân Hôm nay tôi đã hoàn thành khóa học và được hội đồng trườngchấp nhận cho bảo vệ luận văn thạc sĩ để hoàn tất thủ tục tốt nghiệp với lòngbiết ơn sâu sắc đối với nhà trường
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô ở Trường Đạihọc Duy Tân đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trongsuốt khóa học cao học
Đặc biệt, tôi xin được nói lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Lê ĐứcToàn, thầy đã nhiệt tình truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và hướng dẫn
để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhKiên Giang, Lãnh đạo Ủy Ban Nhân dân Tp Hà Tiên, KG, các cơ quan banngành liên quan đã cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, các bạn học cùnglớp, các anh chị sinh viên các khoá trước đã cung cấp một số tài liệu và nhữngthông tin hữu ích đóng góp cho bài làm của tôi
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hết lòngquan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để hoàn thành chương trình cao học
Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi cũng đã hết sức cố gắng
để hoàn thiện, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng gópcủa các thầy cô và bạn bè Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phảnhồi từ quý thầy cô và các bạn
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tác giả luận văn
Trương Quốc Hiển
Trang 4Chapter 2 LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản lý vốn dự án đầu tư công tại UBND Tp Hà Tiên, KG, tỉnh Kiên Giang” là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiêncứu này
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tác giả luận văn
Trương Quốc Hiển
Trang 5Chapter 3 MỤC LỤC
Đề mục
trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục luận văn 3
6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 6 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư, vốn dự án đầu tư
6
1.1.2 Khái quát về quản lý dự án đầu tư
9
Trang 61.1.3 Khái niệm, các nguyên tắc quản lý vốn dự án đầu tưcông12
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn dự án đầu tưcông16
1.2 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯCÔNG 201.2.1 Lập và phân bổ kế hoạch vốn dự án đầu tư công
TẾ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 302.1.1 Đặc điểm tự nhiên
30
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố HàTiên 31
Trang 72.1.3 Kết quả quản lý nguồn vốn dự án đầu tư công từ năm2016-2020 342.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN DỰ ÁNĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊNGIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020 362.2.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý vốn dự án đầu tư tạiUBND thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 362.2.2.Thực trạng công tác quản lý vốn dự án đầu tư công tạiUBND thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 402.3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG CHỨC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ HÀ TIÊN TỈNHKIÊN GIANG 582.3.1 Mục đích, đối tượng, quy trình và phương pháp khảo sát
58
2.3.2.Kết quả đánh giá của công chức về công tác quản lý vốn
dự án đầu tư công tại UBND thành phố Hà Tiên, tỉnh KG 602.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁNĐẦU TƯ CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
71
2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn dự
án đầu tư công
712.4.2 Một số hạn chế trong công tác quản lý vốn dự án đầu tưcông72
2.4.3.Phân tích nguyên nhân dẫn tới những mặt còn tồn tại, hạnchế 75
Trang 8CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, TỈNHKIÊN GIANG 793.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 793.1.1 Định hướng chung về công tác quản lý vốn dự án đầu tưcông giai đoạn 2021-2025 793.1.2 Kế hoạch đầu tư công tại thành phố Hà Tiên giai đoạn2021-2025 813.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊNGIANG 823.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ vốn dự ánđầu tư công 823.2.2.Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn dự ánđầu tư công 853.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán vốn dự án đầu tư công
89
3.2.4 Các giải pháp khác
91
3.3 KIẾN NGHỊ 953.3.1 Kiến nghị với UBND thành phố Hà Tiên
95
3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Kiên Giang
97
KẾT LUẬN 99TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Kiên Giang
Trang 11Chapter 6 DANH MỤC CÁC
HÌNH
Số hiệu
2.1 Biểu đồ tổng hợp kết quả thẩm định dự án ĐTC giaiđoạn 2016-2020 43
Trang 12Chapter 7 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ở ven biển miền tây với
đa dạng các loại địa hình như vùng vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hảiđảo tạo nên nhiều cảnh quan tươi đẹp, hùng vỹ Nơi đây có rất nhiều điểm
du lịch thu hút khách trong và ngoài nước tới tham quan làm cho Hà Tiên trởthành địa điểm du lịch lý tưởng và là thành phố biên giới phát triển với nềnkinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển đa dạng Trong những nămqua, nền KT-XH của thành phố đã đạt được nhiều thành tựu tích cực về tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều công trình với dự án đầu tư xâydựng thành phố ngày càng phát triển Trong đó, việc đầu tư xây dựng đượcthực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng vốn đầu tư công luôn làmột nguồn lực tài chính hết sức quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của
cả nước nói chung và Tp Hà Tiên, KG nói riêng
Trong giai đoạn hiện nay, nên Kinh tế đất nước nói chung và tỉnh KiênGiang nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do suy thoái kinh
tế vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Bên cạnh đó với sự xuất hiện của nhiều nhân
tố mới và yêu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của tỉnh và cả nước cũngtạo nên nhiều thách thức trong nhiều lĩnh kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt làlĩnh vực đầu tư Cùng với sự phát triển chung đó, Tp Hà Tiên, KG đã nhậnđược sự quan tâm của tỉnh, trung ương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đầu tưcác dự án, công trình bố trí vốn từ nguồn NSNN Tính đến nay nhiều dự án đãhoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy được hiệu quả đầu tư, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân trong thành phố Tuy nhiên, công tác quản lý vốn
dự án ĐTC trên địa bàn Tp Hà Tiên, KG trong thời gian qua vẫn tồn tại nhiều
Trang 13hạn chế như tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, dễ phát sinh tiêu cực trongcông tác quản lý, công tác lập, bố trí vốn dự án ĐTC còn phân tán, dàn trải,tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kéo dài do vướng công tác bồi thường giảiphóng mặt bằng Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTC trên địa bàn Tp Hà Tiên, KG để gópphần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua là vấn đề hết sứccấp thiết Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn dự án đầu tư công tại Ủy ban
Nhân nhân thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp
của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý và sử dụng vốn dự ánĐTC
Đánh giá kết quả công tác quản lý vốn dự án đầu tư công tại UBND Tp
Hà Tiên, KG trong thời gian qua, nêu lên những tồn tại, hạn chế và tìm ra cácnguyên nhân
Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi để gópphần khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý vốn dự
án đầu công tại UBND Tp Hà Tiên, KG
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn công tác quản lý vốn dự án ĐTC(theo luật đầu tư công năm 2014) tại UBND Tp Hà Tiên, KG
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài nghiên cứu thực nghiệm tại UBND Tp Hà Tiên,
KG
Trang 14Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2021 đến tháng
8/2021 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2016–2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các lý thuyết về ĐTC, luật đầu
tư công và các lý thuyết đã được các nhà khoa học công bố và một số côngtrình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến nghiên cứu này Bên cạnh đó,nghiên cứu dựa trên cơ sở các quy trình, các văn bản quy phạm pháp luật củanhà nước, kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây về công tác QLNN vềvốn ĐTC
Nguồn số liệu cho nghiên cứu này chủ yếu là số liệu thứ cấp Các sốliệu này có được thông qua các số liệu thống kê báo cáo từ các cơ quan banngành như: Đề án dự thảo xây dựng Hà Tiên trở thành đô thị thông minh; Báocáo dự án đầu tư Tp Hà Tiên, KG từ năm 2016 -2020; Phụ lục số liệu Kinhtế- Xã hội- An ninh quốc phòng-Hệ thống chính trị từ năm 2016-2020 Các sốliệu thống kê phục vụ cho phân tích thực trạng quản lý vốn dự án đầu tư côngtại Tp Hà Tiên, KG trong giai đoạn 2016-2020
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logic,phương pháp quan sát, thống kê, khảo sát đồng thời kết hợp với tổng kết rútkinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt racủa đề tài
Trang 15Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn dự án đầu tưcông tại UBND Tp Hà Tiên, KG.
6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay có khá nhiều các công trình hoa học, luận văn nghiên cứu vềcác vấn đề quan đến công tác quản lý vốn đầu tư nguồn vốn NSNN đã đượccông bố Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này nghiên cứu chitiết một trong những nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư Những côngtrình khoa học được tác giả được tiếp cận làm nền tảng cho việc nghiên cứucủa đề tài này như sau:
Nghiên cứu của Trương Hồng Quang (2015) “Hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” Nghiên cứu đã tập trung đánh giá thực trạng tình
hình đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN ởhuyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 Nghiên cứu đãphân tích thực trạng sử dụng nguốn vốn đầu tư XDCB tại huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2015 và đề xuất một số giải pháp đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN trên địa bàn huyệnThăng Bình, nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giaiđoạn tới
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Hùng Lực (2011) “Hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư công tại thành phố KonTum ” Nghiên cứu đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận liên quan đến Luật đầu tư công và quản lý dự án đầu tưcông, ứng dụng các phương pháp phân tích kết hợp nhiều phương nhằm đánhgiá tình hình quản lý và thực trạng về công quản đầu tư công tại thành phốKonTum Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu phân tích công tác quản lý vốn đầu tưcông và chưa chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đầu tư
Trang 16công cũng như đề xuất chi tiết trong phần giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý chi vốn đầu tư công
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hải (2015) “Giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý án đầu từ xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam” Nghiên cứu đã thành
công trong việc đánh giá được thực trạng vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựngcủa ban quản lý dự án cấp huyện Xây dựng, hoạch định được một số giải pháp
cụ thể nhằm khắc phục khó khăn, hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Tuy nhiên nghiên cứu chưa
đi sâu phân tích công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhànước, chưa đánh giá sâu vào các nội dung về phân bổ nguồn lực đầu tư cũng nhưcông tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đạt đượcmục tiêu đặt ra ban đầu, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt racủa đề tài Hệ thống hóa các lý luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và hiệuquả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách, phân tích thực trạng và đềxuất các giải pháp trong việc sử dụng vốn đầu tư Tuy nhiên các nghiên cứutrên chỉ đưa ra nguồn số liệu thứ cấp làm căn cứ để phân tích thực trạng hiệuquả sử dụng vốn đầu tư Mặc khác, các nghiên cứu phân tích thực trạng chỉdựa trên cơ sở phân tích số liệu thứ cấp, dựa những qui trình, công việc đangthực hiện để phân tích thực trạng quản lý, sử dụng vốn Đa số các nghiên cứuchưa thực hiện khảo sát các cán bộ làm trong công tác quản lý các dự án đầu
tư làm cơ sở để đưa ra các nhận định chung để đề xuất các giải pháp hoànthiện công tác quản lý vốn dự án Để khắc phục những khoản trống đã nêu
nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý vốn dự án đầu tư công tại Ủy ban
Nhân nhân thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” ngoài việc phân tích thực
Trang 17trạng dựa trên số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn tiến hành khảo sát các các cán
bộ công chức đang công tác trong các lĩnh vực dự án liên quan tại các sở, ban,ngành để tìm hiểu sâu hơn về những nhận định của những người đang thựchiện trong công tác này làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tácquản lý vốn dự án đầu tư công tại Tp Hà Tiên, KG
Trang 18Chapter 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư, vốn dự án đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với phạm trù kinh
tế, xã hội của đất nước Có nhiều cách hiểu về khái niệm này,theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, baogồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mụctiêu nhất định trong tương lai Trong hoạt động kinh tế, đầu tưmang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợinhuận
Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhấtđịnh vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốnlớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định Đầu tư là việcnhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theoquy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật
có liên quan [4]
Trang 19Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạntheo tiêu thức quan hệ hoạt động quản lý của chủ đầu tư, cóhai loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trựctiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏvốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Chẳng hạn như nhà đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, tráiphiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán: Trongtrường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích như
cổ tức, tiền lãi trái phiếu,… nhưng không được tham gia quản
lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trựctiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lựcmới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sốngcủa xã hội Đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng,sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trangthiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo
Các hoạt động đầu tư thường được tiến hành theo dự án,vậy thế nào là một dự án, nên tiến hành quản lý dự án nhưthế nào
1.1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư
Về mặt lý thuyết, dự án được hiểu là một công việc vớicác đặc tính sau: Cần tới nguồn lực (con người, máy móc, vật
tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ thể; phải được hoàn thành vớithời gian và chất lượng định trước; có thời điểm khởi đầu vàkết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cần thực hiện cụ thể;
Trang 20có ngân sách hạn chế và sự kết nối hợp lý của nhiều phần việclại với nhau.
Dự án đầu tư được hiểu là tập hợp các đề xuất để thực
hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêuhay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trênnguồn vốn xác định [10] Hay nói cách khác dự án đầu tư làmột lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải đượcthực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một
kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thể thực mới
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặcdài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trênđịa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định [8]
Nếu xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư là một tập hồ
sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạtđộng, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả
và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp cáchoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạtđược các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thểtrong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng cácnguồn lực xác định
Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụquản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kếtquả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài Nhưvậy, dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động liên kết đượctạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách
và thời gian xác định
Trang 211.1.1.3 Vốn dự án đầu tư công
Vốn đầu tư công được sử dụng để đầu tư vào các chươngtrình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào cácchương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội
Theo điều 4 Luật Đầu tư Công (2013): “Đầu tư công làhoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự ánxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào cácchương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.” Nhưvậy, vốn đầu tư công là khái niệm dùng để chỉ nguồn vốn màNhà nước chi tiền ngân sách ra, để đầu tư vào các dự án cầnthiết phục vụ đời sống của nhân dân và sự phát triển củacộng đồng
Theo Luật Đầu tư Công, vốn đầu tư công bao gồm: vốnngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếuChính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tàitrợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cânđối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngânsách địa phương để đầu tư,…
1.1.2 Khái quát về quản lý dự án đầu tư
1.1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Theo Giáo trình quản lý dự án của tác giả PGS.TS TừQuang Phương: “Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điềuphối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của
dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu
Trang 22đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằngnhững phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.[11]
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổchức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra(Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành cácmục tiêu đã định [17]
Quản lý dự án đầu tư là việc áp dụng những kiến thức, kỹnăng, phương tiện và kỹ thuật trong quá trình hoạt động của
dự án để đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của ngườichủ đầu tư cho dự án Trong thực tế, quản lý dự án luôn gặpvấn đề gay cấn vì những lý do về quy mô của dự án, thời gianhoàn thành, chi phí và chất lượng
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ cáccông việc phải được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chấtlượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữcho phạm vi dự án không bị thay đổi Ba yếu tố: thời gian, chiphí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơbản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuymối quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,giữa các thời kì của một dự án, nhưng nói chung để đạt kếtquả tốt đối với mục tiêu này thường phải “ hy sinh” một hoặchai mục tiêu kia Do vậy, trong quá trình quản lý dự án cácnhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa cácmục tiêu của quản lý dự án
Dù tiếp cận theo góc độ nào thì quản lý dự án cũng baogồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kế hoạch, điều phốithực hiện và giám sát
Trang 23Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác
định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án
và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thốngnhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệthống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống
Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối
nguồn lực bao gồm: tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệtquan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạnnày chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc vàtoàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở
đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị cho phù hợp
Giám sát: Đây là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự
án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đềxuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trìnhthực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự
án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rútkinh nghiệm, kiến nghị các pha của dự án
1.1.2.2 Mục đích của quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự
nỗ lực, tính tập thể, yêu cầu hợp tác…vì vậy nó có tác dụngrất lớn, dưới đây trình bày một số mục đích chủ yếu như sau:
Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án.Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên,gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhàcung cấp đầu vào cho dự án
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõtrách nhiệm của các thành viên tham gia dự án
Trang 24Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắcnảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điềukiện không dự án được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trựctiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng caohơn
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoànthành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật vàchất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến
độ thời gian cho phép
1.1.2.3 Quá trình quản lý dự án đầu tư
Công tác QLDA các dự án có một quá trình bao gồmnhiều công việc Chủ đầu tư hoặc Ban QLDA Nhà nước trựctiếp hoặc gián tiếp giao vốn để thực hiện Dự án từ khâu chuẩn
bị đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa vào khai thác sửdụng với mục đích cuối cùng là tạo ra những sản phẩm đápứng yêu cầu đề ra, sử dụng có hiệu quả Để làm được điềunày cơ quan được giao nhiệm vụ QLDA phải làm tốt các côngviệc sau:
Lập và xin phê duyệt quy hoạch; lập báo cáo đầu tư (dự
án nhóm quan trọng Quốc gia), lập Dự án đầu tư; các bướcthiết kế; đấu thầu; chỉ định thầu; các thủ tục cần thiết để đủđiều kiện khởi công được công trình; quản lý chất lượng côngtrình; thanh toán vốn đầu tư; đưa Dự án vào khai thác sửdụng Đối với mỗi dự án có quy mô, tính chất khác nhau nêncông tác QLDA cũng khác nhau, có sự phối hợp với các cơquan ban ngành khác nhau
Trang 25Quá trình QLDA đầu tư gồm các giai đoạn: Chủ trương, ýtưởng đầu tư, Chuẩn bị đầu tư; kết thúc đầu tư; kết thúc xâydựng đưa công trình vào quản lý khai thác sử dụng.
Trang 26Chapter 9 Hình 1.1 Quá trình
quản lý dự án đầu tư
Hoạt động đầu tư đòi hỏi phải tuân thủ trình tự các bướctheo từng giai đoạn của dự án Vi phạm trình tự đầu tư trongquá trình xây dựng sẽ gây ra lãng phí, thất thoát và tạo sơ hởcho tham nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng
1.1.3 Khái niệm, các nguyên tắc quản lý vốn dự án đầu tư công
1.1.3.1 Khái niệm đầu tư công
ĐTC là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chươngtrình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và đầu tư vào cácchương trình, dự án phục vụ phát triển KT-XH.[4]
Tại Việt Nam, Luật ĐTC quy định: ĐTC là hoạt động đầu
tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượngĐTC là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liênquan đến hoạt động ĐTC, quản lý và sử dụng vốn ĐTC VốnĐTC bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN); vốn từ nguồnthu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
Chủ trương, ý tưởng đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Xác định chủ đầu tư
Dự án được phê duyệt
Kết thúc đầu tư
Dự án được nghiệm thu
Trang 27công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật Nhưvậy, tại Việt Nam, vốn ĐTC bao gồm: Vốn đầu tư thuộc NSNN;vốn trái phiếu chính phủ; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạchnhà nước; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực nhà nước)
và vốn đầu tư của DN nhà nước (vốn tự có) Trong đó, vốn đầu
tư thuộc NSNN chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất
Dự án ĐTC là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc mộtphần vốn ĐTC Cơ quan chuyên môn quản lý ĐTC là đơn vị cóchức năng quản lý ĐTC thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đối vớicác địa phương cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quanchuyên môn quản lý dự án ĐTC
Hoạt động ĐTC bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủtrương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự ánđầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thựchiện kế hoạch ĐTC; quản lý, sử dụng vốn ĐTC; theo dõi vàđánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự ánĐTC [4]
Do từ trước đến nay, hoạt động ĐTC chưa có một vănbản quy phạm pháp luật thống nhất điều chỉnh, mà được điềuchỉnh theo nhiều quy định tại các văn bản quy phạm phápluật khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư,Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Phòng,chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãngphí, các Nghị định, Thông tư và các quyết định, Chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ,ngành, Do vậy, Luật ĐTC ra đời đã thống nhất điều chỉnhviệc quản lý, sử dụng nguồn vốn ĐTC như:
Trang 28Khắc phục các tồn tại hạn chế như các quy phạm phápluật quy định không đầy đủ, không rõ ràng, chồng chéo,mâu thuẫn ; góp phần cải cách các thủ tục hành chínhtrong quản lý nguồn vốn ĐTC; giảm thiểu tối đa các loại vănbản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quanvẫn bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn ĐTC được thốngnhất và ngày càng chặt chẽ hơn.
Luật ĐTC là công cụ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành
và địa phương phải xem xét, cân nhắc kỹ hơn từ khâu phêduyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dự án phảixác định được nguồn vốn và bảo đảm khả năng cân đối vốn
để hoàn thành chương trình, dự án theo đúng mục tiêu, tiến
độ đã được phê duyệt; khắc phục được tình trạng đầu tư phântán, dàn trải hiện nay
Đồng thời với các quy định của Luật ĐTC là công cụ thểtheo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng kế hoạch, chươngtrình, dự án sử dụng ĐTC
Với các quy định chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm củatừng khâu, từng cấp góp phần nâng cao vai trò định hướng,tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư phát triển; góp phầncủng cố niềm tin của xã hội đối với các cơ quan công quyềnnói chung, cơ quan quản lý nhà nước về ĐTC nói riêng;
Góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, tạo cơ sở
để thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác, đặc biệt sẽ tạo điềukiện để các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc góp vốncùng nhà nước đầu tư vào các dự án ĐTC; khuyến khích các
Trang 29nhà đầu tư bỏ vốn để nhận quyền kinh doanh, khai thác thulợi các dự án ĐTC khi có điều kiện.
Luật ĐTC góp phần tích cực vào công cuộc chống thamnhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư
Vốn đầu tư bao gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước
- Vốn công trái quốc gia
- Vốn trái phiếu Chính phủ
- Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của cácnhà tài trợ nước ngoài
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN
- Các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư
Trang 301.1.3.2 Các nguyên tắc quản lý vốn dự án đầu tư công
Vấn đề tái cấu trúc ĐTC luôn gắn với việc nâng cao hiệuquả đầu tư là việc làm cần thiết không chỉ nhằm kiềm chế lạmphát mà vấn đề quan trọng hơn là góp phần nâng cao chấtlượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tếquốc dân[9]
Để tận dụng hiệu quả lan tỏa của ĐTC đối với việc nuôidưỡng kích thích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân nóichung, cần tiến hành cải cách Doanh nghiệp Nhà nước mộtcách triệt để nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh tự dobình đẳng thực chất Cải cách không chỉ vì sức ép hội nhập
mà phải thay đổi vì sự phát triển của quốc gia Do đó, việcquản lý ĐTC cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sửdụng vốn ĐTC
+ Phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch pháttriển KT-XH và quy hoạch phát triển ngành
+ Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơquan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản
lý và sử dụng vốn ĐTC
+ Quản lý việc sử dụng vốn ĐTC theo đúng quy định đốivới từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chấtlượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực;không để thất thoát, lãng phí
+ Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ĐTC
Trang 31+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặcđầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạtầng KT-XH và cung cấp dịch vụ công.
Trang 321.1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn dự
án đầu tư công
1.1.4.1 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý phân bổ vốn dự án đầu tư công
Để đánh giá công tác quản lý phân bổ vốn ĐTC có thể sửdụng một số tiêu chí như sau:
+ Tỷ lệ số lượng dự án, công trình trong năm đượcUBND thành phố dự trù phân bổ vốn đầy đủ (thông qua việcgiải ngân không bị thừa hay thiếu hụt)
Tiêu chí này có thể được xác định qua công thức nhưsau:
+ A0: là số lượng dự án, công trình trong năm đượcUBND thành phố phân bố vốn (số dự án, công trình)
Nếu giá trị A càng lớn càng thể hiện việc phân bổ nguồnvốn của UBND thành phố cho các dự án, công trình trong nămcàng tốt
+ Chi phí thừa hoặc thiếu hụt của dự án, công trình xâydựng do UBND thành phố thẩm định và phân bổ vốn trongnăm
Trang 33Tiêu chí này có thể được xác định qua công thức nhưsau:
B = B1 – B0 (đồng) (2.2)
Trong đó:
+ B: là lượng vốn thừa hoặc thiếu hụt của dự án, côngtrình xây dựng do UBND thành phố thẩm định và phân bố vốntrong năm (đồng)
+ B1: là lượng vốn giải ngân, thanh toán thực hiện thực
tế ở cuối năm cho dự án, công trình (đồng)
+ B0: là lượng vốn do UBND thành phố thẩm định vàphân bổ vốn trong đầu năm (đồng)
1.1.4.2 Tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý sử dụng vốn dự án đầu tư công
Do hiệu lực quản lý sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ởnăng lực triển khai kế hoạch vốn đầu tư đã giao trong thực tếnên cần xác định các tiêu chí phản ánh đánh giá hiệu lực.Theo tiêu chí đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu lực hay khôngthì có thể sử dụng các tiêu chí định tính và định lượng sauđây:
Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị:
Tiêu chí này là tỷ lệ% so sánh giữa mức độ kế hoạch đạt đượccủa từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch;
Mức độ thực hiện mục tiêu (theo hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của chính quyền các cấp:
Tiêu chí này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu quy định trong cácNghị quyết của chính quyền cấp huyện Tiêu chí này được xácđịnh bằng tỷ lệ % giữa tiêu chí thực hiện so với tiêu chí quyđịnh trong các Nghị quyết;
Trang 34Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng: Đây là tiêu
chí định tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặcđịnh hướng đầu tư của chính quyền cấp huyện trong từng thờikỳ;
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý): Tiêu chí này được thể
hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trongtổng số các thành phần của toàn hệ thống kinh tế địa phương
Trang 351.1.4.3 Tiêu chí phản ánh kết quả quản lý sử dụng vốn dự án đầu tư công
Kết quả quản lý sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở khốilượng vốn đầu tư thực hiện, ở các tài sản cố định được huyđộng hoặc năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm
Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: Tiêu chí này là tỷ lệ
% giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch
đã bố trí Tiêu chí này càng cao có nghĩa là việc sử dụng vốnđầu tư đạt kết quả tốt và ngược lại
Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm: Xác định bằng
cách so sánh giữa tài sản cố định hình thành trong năm vớitổng vốn đầu tư trong năm để đầu tư ra tài sản đó:
Tiêu chí hệ số huy động tài sản cố định hàng năm là tiêuchí tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tưđược tập trung hay phân tán Hệ số huy động tài sản cố địnhcao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiệnđầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắnthời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công vàngược lại
1.1.4.4 Tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội
Các tiêu chí sử dụng để đánh giá hiệu quả KT-XH Để xácđịnh hệ số đầu tư tăng trưởng người ta thường hay sử dụngphương pháp số tuyệt đối ICOR Ý nghĩa của tiêu chí này làcần bao nhiêu đơn vị vốn để gia tăng một đơn vị sản lượng.Chỉ số ICOR sẽ cho biết một đồng vốn đầu tư phát triển tạo rabao nhiêu sản lượng Qua đó ta có thể thấy được vốn đầu tưphát triển so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thếnào đối với tăng sản lượng ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu
Trang 36tư càng quan trọng Trong khi đó, ICOR cao có thể hàm ý vaitrò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đangtăng vai trò của mình đối với tăng trưởng, hoặc hiệu quả đồngvốn bỏ ra thấp Hệ số ICOR còn dùng để so sánh hiệu quả sửdụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ hoặc giữa cácnền kinh tế Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nềnkinh tế đó sử dụng vốn kém hơn.
- Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản phải nộp vàongân sách như thuế doanh thu, thuế đất,…);
- Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (nâng caomức sống của dân cư do thực hiện dự án);
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Cho biết mức độ đónggóp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt độngđầu tư
- Một số tiêu chí khác có thể sử dụng đánh giá như:
+ Tiêu chí gây tác động cải tạo môi trường;
+ Tiêu chí khả năng nâng cao trình độ kỹ thuật của sảnxuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động;
+ Tiêu chí về các tác động trong lĩnh vực kinh tế, xãhội, suất đầu tư, tổng lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn đầu
tư, tỷ suất lợi nhuận, điểm hòa vốn,… và nhiều tiêu chí bổsung khác tùy theo mục tiêu, yêu cầu của sự đánh giá
1.1.4.5 Tiêu chí đánh giá mức độ lãng phí và thất thoát vốn
Lãng phí là những chi phí đã được đưa vào thực hiện dự
án, công trình nhưng vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độquy định hoặc những chi phí bỏ ra nhưng không mang lại hiệu
Trang 37quả hoặc không thực hiện được mục tiêu của dự án, côngtrình đã được xác định trước.
Thất thoát vốn là những chi phí mất mát đi ngoài dự kiếnban đầu, đồng thời cũng không mang lại hoặc mang lại khôngđáng kể lợi ích cho chủ đầu tư Các tiêu chí làm căn cứ đểxem xét, đánh giá lãng phí và thất thoát nguồn vốn trong đầu
tư là:
+ Tổng chi phí đầu tư bỏ ra vượt quá tiêu chuẩn, địnhmức quy định hoặc đầu tư vào các công trình không đúngmục đích, sai về chủ trương không phát huy tác dụng trongthực tế;
+ Tổng số chi phí đầu tư vào các công trình hữu íchnhưng vượt quá mức cần thiết hoặc sai phạm trong quá trìnhthực hiện đầu tư như chi cho khối lượng công tác thiết kế sai,tính trùng lắp hoặc quá tiêu chuẩn quy định, chi vượt quáđịnh mức đơn giá dự toán quy định, chi liên quan đến việc kéodài thời gian thực hiện đầu tư quá thời gian quy định trongquyết định đầu tư hoặc thời gian xây dựng, chi cho khối lượngcông tác phá đi làm lại do không đảm bảo chất lượng…
+ Tổng số chi phí đầu tư mất hẳn mà không đem lạihoặc đem lại không đáng kể cho chủ đầu tư
1.1.4.6 Tiêu chí đánh giá tính minh bạch, công khai trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Để các dự án đầu tư thực hiện có hiệu quả nguồn vốn sửdụng không thể thiếu tính công khai, minh bạch của chủ đầu
tư trong quá trình thực hiện Các tiêu chí này có được xác địnhnhư sau:
Trang 38+ Số lượng dự án đầu tư được công khai, minh bạch thựchiện đúng trình tự trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (trường hợp đơn vị dựtoán cấp I được cấp trên phân cấp phân bổ) phân bổ chi tiếtvốn đầu tư cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngànhkinh tế (loại, khoản) ban hành kèm theo Thông tư số324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định
Hệ thống mục lục NSNN[16]
Đối với vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau, saukhi được Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh, cấp huyệnquyết định (theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ), các Bộ, ngành Trungương và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (nếu được phâncấp) thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của các
dự án cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấpdưới
Trang 39Trên cơ sở giao kế hoạch vốn đầu tư của UBND các cấp,đơn vị dự toán ở địa phương thực hiện phân bổ chi tiết kếhoạch vốn đầu tư của các dự án cho các chủ đầu tư trực thuộc
và cấp dưới; đồng gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để kiểm traphân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, các Bộ, ngành vàUBND các cấp gửi văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu
tư đến cơ quan tài chính, KBNN cùng cấp để triển khai thựchiện kế hoạch ngân sách nhà nước theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; đơn vị dựtoán cấp I ở địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồnggửi KBNN cùng cấp để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, tổnghợp, báo cáo
Các Bộ, ngành và địa phương giao chỉ tiêu kế hoạch vốnchi tiết cho các chủ đầu tư đầy đủ các tiêu chí qui định và ghichi tiết kế hoạch vốn đầu tư: kế hoạch giao đầu năm, vốn ứngtrước, kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh, kế hoạch vốn đầu tưkéo dài, đồng thời gửi KBNN nơi mở tài khoản để có căn cứkiểm soát thanh toán vốn
Các Bộ, cơ quan Tài chính, KBNN có trách nhiệm nhập
kế hoạch vốn đầu tư theo hướng dẫn tại Thông tư số123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
tổ chức vận hành, dựa vào văn bản số 4754/BTC-KBNN ngày11/4/2017 về việc hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dựtoán, hạch toán kế toán, ghi thu, vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài
Trang 40Việc phân bổ vốn cho các dự án, công trình phải đượcthực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Các dự án, công trình phải phục vụ cho các mục tiêuphát triển KT-XH của địa phương, của ngành đã đề ra
- Các dự án, công trình được bố trí vốn phải nằm trongquy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theoquy định về quản lý đầu tư và xây dựng
- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm bảo hiệu quả đầu tư Ưutiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng Quốc gia và các dự
án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kếhoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; không bố trí vốn chocác dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn
- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứngtrước năm kế hoạch
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trongphân bổ vốn đầu tư phát triển
Việc lập kế hoạch đầu tư công phải tuân thủ các nguyêntắc sau:
- Phải bám sát các mục tiêu, chủ trương của Đảng bộ cáccấp và hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH trongthời gian tới, quy hoạch phát triển KT-XH và các quy hoạchngành trong, từng lĩnh vực của địa phương
- Xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch ĐTCnăm phù hợp với hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trunghạn 5 năm quy định tại Công văn 2713/UBND-TH ngày23/9/2019 của UBND tỉnh; Việc lập kế hoạch ĐTC phải thựchiện theo các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật