Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Biểu hiện rõ ràng nhất về thành tựu đổi mới là quá trình đô thị hóa, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước. Kết cấu hạ tầng phát triển là tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần hiệu quả trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp xây dựng được thành lập rất nhiều. Việc tham gia vào thị trường xây dựng không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Đầu tư xây dựng là một ngành có phạm vi rộng và đa dạng, chịu nhiều tác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, của sản phẩm xây dựng, có liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên. Hoạt động đầu tư xây dựng rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư thấp. Nguyên nhân của tình trạng này do nhều yếu tố khác nhau. Trong đó, một nguyên nhân rất quan trọng là do quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao, cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu trong tiến trình mới. Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (Tập đoàn) là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hoạt động lĩnh vực xây dựng. Có năng lực tư vấn, thiết kế, thi công nhiều dự án lớn. Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở Công ty trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực và đạt được những thành quả lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề bất cập, hạn chế trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Công ty, nên việc hoàn thiện hệ thống quản lý và xây dựng giải pháp nâng cao năng lực quản lý là rất cần thiết. Bản thân học viên đang công tác tại Ban quản lý dự án thuộc Công ty sau khi tiếp thu được các kiến thức từ khóa học tôi nhận thấy cần thiết phải lựa chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ ĐỨC TOÀN
Đà Nẵng – Năm 2019
Trang 3kết quả nêu trong luận văn là trung thực Luận văn kế thừa có chọn lọc nhữngcông trình nghiên cứu liên quan tới đề tài Những kết luận khoa học của luậnvăn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Vân Sơn
Trang 4trường Đại học Duy Tân tổ chức tại tỉnh Kiên Giang Em đã được quý thầy,
cô của trường truyền đạt những kiến thức chuyên môn sâu sắc, lĩnh hội thêmnhững kiến thức cơ bản các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội … là hành tranggiúp cho bản thân kết nối giữa kiến thức vào thực tiễn một cách khoa học,nhằm từng bước hoàn thiện kỹ năng làm việc của mình, với mong ước đạttrình độ chuyên nghiệp trong tương lai
Quyển Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành là nhờ sự dày công truyềnđạt những kiến thức quý báu của quý thầy cô, Ban Giám hiệu trường Đại họcDuy Tân, sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn
Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang, Ban Quản lý dự án thuộc Tập đoàn, tạothuận lợi cho em nghiên cứu những tài liệu cơ sở, tiếp cận một số cán bộ quản
lý giàu kinh nghiệm chia sẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong thực tiễnhoạt động của doanh nghiệp
Đặc biệt, em xin gởi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến giảng viênhướng dẫn: PGS.TS Lê Đức Toàn của quý Trường, đã luôn quan tâm, nhiệttình trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ
Kính chúc Ban Giám hiệu trường Đại học Duy Tân, quý thầy, cô giáo,dồi dào sức khoẻ, thành công trong công việc Kính chúc Ban Tổng Giám đốcCông ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang và tập thểdoanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trường
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Đỗ Vân Sơn
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 6
6 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 8
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng 8
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 11
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 16
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án 17
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án 19
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng 27
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 28
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thể chế kinh tế 29
1.3.2 Vai trò của các chủ thể liên quan quá trình quản lý dự án đầu tư 32
1.3.3 Những yếu tố về năng lực doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
Trang 62.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KIÊN GIANG 36
2.1.1 Thông tin cơ bản về Công ty 36
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty 38
2.1.3 Hệ thống tổ chức của Công ty 41
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty 2014 - 2018 43
2.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊN GIANG 47
2.2.1 Quá trình phát triển hoạt động đầu tư xây dựng các dự án 47
2.2.2 Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Công ty 51
2.2.3 Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Công ty giai đoạn 2014 – 2018 58
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 82
2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang 82
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý dự án đầu tư xây dựng Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng KG 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 88
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊN GIANG 89
3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐẾN NĂM 202289 3.1.1 Phương hướng phát triển của Công ty 89
Trang 7DỰNG KIÊN GIANG 91
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý trong các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng 91
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Công ty 102
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 106
3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ 106
3.3.2 Đối với Bộ Xây dựng 107
3.3.3 Đối với các Bộ, ngành liên quan 108
KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8BQLDACN : Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
BQLDAĐTXD : Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
CTCP : Công ty cổ phần
DAĐTXD : Dự án đầu tư xây dựng
ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình
HĐQT : Hội đồng quản trị
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
QLDA : Quản lý dự án
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TĐTM : Tác động môi trường
TNMT : Tài nguyên Môi trường
XDCT : Xây dựng công trình
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty và đối thủ cạnh tranh 40
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Công ty 44
Bảng 2.3 Danh mục dự án đầu tư theo hình thức sử dụng quỹ đất 48
tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương 48
Trang 9Kiên Giang là nhà thầu thi công, giai đoạn 2014 – 2018 51
Bảng 2.6 Tình hình nguồn nhân lực BQL dự án công ty 56
Bảng 2.7 Phương tiện làm việc của BQL dự án công ty 57
Bảng 2.8 Quy mô đầu tư các dự án Công ty giai đoạn 2014 – 2018 59
Bảng 2.9 Vốn đầu tư các dư án Công ty giai đoạn 2014 – 2018 60
Bảng 2.10 Tình hình Bồi thường giải tỏa các dư án giai đoạn 2014 – 2018 67
Bảng 2.11 Thời gian thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư dư án 68
Bảng 2.12 Chất lượng trong công tác chuẩn bị dự án giai đoạn 2014 – 2018 70
Bảng 2.13 Kinh phí bồi thường giải toả điều chỉnh tại các dư án 71
Bảng 2.14 Tình hình giao đất, định giá đất các dư án 72
Bảng 2.15 Chi phí khảo sát địa hình, địa chất Khu ĐTM lấn biển Tây Bắc 73
Bảng 2.16 Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán HTKT 74
Dự án Khu ĐTM lấn biển Tây Bắc thành phố Rạch Giá 74
Bảng 2.17 Tình hình triển khai thi công các dư án giai đoạn 2014 – 2018 75
Bảng 2.18 Thống kê khối lượng thi công các dư án giai đoạn 2014 – 2018 76
Bảng 2.19 Thống kê tiến độ đầu tư các dư án giai đoạn 2014 – 2018 77
Bảng 2.20 Tình hình tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư giai đoạn 2014 – 2018……….80
Bảng 2.21 Tình hình Quyết toán vốn đầu tư công trình giai đoạn 2014 – 2018 81
Trang 10Hình 2.2 Doanh thu và mức tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2014-2018 45Hình 2.3 Nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập người lao động giai đoạn 2014 –2018 46
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả cáclĩnh vực Biểu hiện rõ ràng nhất về thành tựu đổi mới là quá trình đô thị hóa,phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước Kết cấu hạ tầng phát triển là tiền
đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Việc xây dựng hệ thốngkết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơcấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, gópphần hiệu quả trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp xây dựng đượcthành lập rất nhiều Việc tham gia vào thị trường xây dựng không chỉ có cácdoanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy,
sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt
Đầu tư xây dựng là một ngành có phạm vi rộng và đa dạng, chịu nhiềutác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, của sản phẩm xây dựng, cóliên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên Hoạt động đầu tư xây dựngrất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượng sản phẩm vàhiệu quả đầu tư thấp Nguyên nhân của tình trạng này do nhều yếu tố khácnhau Trong đó, một nguyên nhân rất quan trọng là do quy trình quản lý chưachặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao, cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoànthiện và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án đầu tưxây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu trong tiến trình mới
Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (Tậpđoàn) là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hoạt động lĩnh vực xây dựng
Có năng lực tư vấn, thiết kế, thi công nhiều dự án lớn Công tác quản lý các
dự án đầu tư xây dựng ở Công ty trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích
Trang 12cực và đạt được những thành quả lớn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệnvẫn còn một số vấn đề bất cập, hạn chế trong công tác quản lý các dự án đầu
tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Công ty, nên việc hoànthiện hệ thống quản lý và xây dựng giải pháp nâng cao năng lực quản lý là rấtcần thiết Bản thân học viên đang công tác tại Ban quản lý dự án thuộc Công
ty sau khi tiếp thu được các kiến thức từ khóa học tôi nhận thấy cần thiết phải
lựa chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang”
cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về công tác Quản lý dự án đầu tư đã có các công trìnhnghiên cứu và lý luận theo nhiều chủ đề cũng như các quá trình hoạt độngQuản lý dự án đầu tư Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứu tập trungchủ yếu ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân tích đánh giá dự án, nộidung ở tầm quản lý vĩ mô và tập trung vào công tác hoàn thiện quản lý dự ánđầu tư cấp Bộ và Ban quản lý dự án của các Tổng công ty như:
- Nguyễn Mạnh Hà (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại họcQuốc Gia Hà Nội, Đại học khoa học và kỹ thuật Long Hoa), “Hoàn thiện hệthống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốcphòng” Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tưxây dựng cơ bản, phân tích những nguyên nhân thực hiện công tác đầu tư xâydựng cơ bản không hiệu quả, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống quản lý các đầu tư xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng tham mưu - BộQuốc phòng
- Nguyễn Văn Sênh (2011), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại họcNông nghiệp I Hà Nội), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi,tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 1- Bộ Nông nghiệp và phát triển
Trang 13Nông thôn” Đề tài đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình thủy lợi, tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1- BộNN&PTNT, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý
dự án đầu tư và xây dựng các công trình thủy lợi
- Phạm Hữu Vinh (2011), Luận văn thạc sỹ kinh tế ( Trường Đại học
Đà Nẵng), “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 5” Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạngquản lý dự án của Tổng công ty, chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý,nguyên nhân của những tồn tại đó từ đó đã xây dựng hệ thống các quan điểm
và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự ánđầu tư của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
Đối với đề tài hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Banquản lý ở cấp huyện có tác giả Nguyễn Ngọc Hải (2016), Luận văn thạc sỹkinh tế (Trường Đại Học Duy Tân- Đà Nẵng), “Giải pháp hoàn thiện công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng côngtrình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” Đề tài đánh giá thực trạng vấn đềquản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án huyện Duy Xuyên,những kết quả đã đạt được và những hạn chế, khó khăn, khiếm khuyết đangcòn tồn tại Từ đó xây dựng, hoạch định một số giải pháp cụ thể nhằm khắcphục khó khăn, hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Banquản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
Luận văn trên được thực hiện trong giai đoạn Luật Xây Dựng năm
2003 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật này còn hiệu lực.Trong quá trình thực hiện tác giả đã có kế thừa, học tập những ưu việt của cáccông trình nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình trên cơ sởLuật Xây Dựng năm 2014 và các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn hiện hành
Trang 14đặc biệt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng.
Phạm Tấn Tài (2013), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Trường Đại học Thủylợi Hà Nội): “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự ánđầu tư xây dựng công trình của Công ty Cổ phần Đầu tư Tây Bắc”
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tạiCông ty Cổ phần Đầu tư Tây Bắc, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phầnvào việc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư của Công tytrong thời gian tới
Tạ Ngọc Duy (2013), Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh (trườngĐại học Bách khoa – Hà Nội): “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
dự án dầu tu xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nuớc trong nôngnghiệp tại Hải Phòng”
Tác giả tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về công tácquản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nuớc trongnền kinh tế quốc dân Vận dụng những cơ sở dó để phân tích thực trạng quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều, thủy lợi sử dụng vốn từ ngânsách Nhà nuớc và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều, thủy lợi sử dụng vốn ngân sáchNhà nuớc trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trên cơ sở đó, đề xuất các giảipháp, hoàn thiện quy trình các chính sách quản lý đầu tư xây dựng nhằm nângcao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nuớc tronggiai đoạn tới
Trần Thị Vân (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế (trường Đại học Báchkhoa – Hà Nội): “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư
Trang 15Phát triển Xây dựng” Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản, về côngtác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đề tài tập trung vào việc nghiêncứu phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án tại Tổng Công ty Cổphần Đầu tư Phát triển Xây dựng, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần vàoviệc hoàn thiện công tác quản lý dự án của Tổng công ty.
Trần Công Khoa, Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (trường Đạihọc Duy Tân - Đà Nẵng): “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Điện Bàn, tỉnh QuảngNam” Tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đầu tư dự án xâydựng công trình của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Điện Bàn Đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng, tăng cường năng lực quản lý dự án, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ vàmột số công cụ phần mềm trong quá trình quản lý các dự án
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Banquản lý dự án) thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựngKiên Giang (Tập đoàn) Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nănglực quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu
cụ thể sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tưXây dựng Kiên Giang
Trang 16- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng, tăng cường năng lực quản lý dự án, áp dụng các kỹ thuật, côngnghệ và một số công cụ phần mềm trong quá trình quản lý các dự án
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác quản lý dự án của Banquản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng thuộc Công ty
Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án Công ty từ năm 2014đến 2018
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duyluận biện chứng, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách củaNhà nước, dựa trên các lý thuyết kinh tế - tài chính cũng như kế thừa kết quảcủa các nghiên cứu trước đây
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều phương pháp chuyên ngành đãđược sử dụng như: Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập chủyếu qua các tài liệu, số liệu của CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng KiênGiang từ năm 2014 đến 2018 và các phương tiện khác như tạp chí, đài báo,Internet nhằm thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạnghoạt động quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc CTCPTập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2018
Trang 17Phương pháp thống kê số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tổnghợp để phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu thực hiện của từng năm nhằm
để làm rõ hơn kết quả quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựnggiai thuộc CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang giai đoạn
2014 – 2018
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong doanhnghiệp
Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng 2014, khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tưxây dựng (CĐT) phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặcBáo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, đánh giá hiệu quả tàichính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó
dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định Thông qua việc thựchiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của
nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ Dự án bao gồm nhiều công việc
mà tất cả đều phải kết thúc bằng một sản phẩm giao nộp - sản phẩm, kếhoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà muốn có đều đòi hỏi những quyết định, điềuhoà các mặt yêu cầu, các chi phí và sự chấp nhận rủi ro [25]
Đầu tư được hiểu đơn giản là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên
và lao động để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằmthu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội [19] Theo nghĩa đầy đủ, đầu tư là
sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó, nhằmthu về các kết quả nhất định trong tương lai với mong muốn kết quả lớn hơncác nguồn lực đã bỏ ra [19]
Mục đích của đầu tư là sinh lợi, khả năng sinh lợi là điều kiện tiênquyết để đầu tư Mà dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt
Trang 19chẽ, tập trung để sử dụng nguồn lực giới hạn nhằm đạt tới mục tiêu kỳ vọngtrong tương lai (đối với dự án đầu tư, đó là sinh lợi) Vì thế, dự án được hiểunhư một luận chứng đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúpcho đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết Vì vậy, hiểu theo cách chung nhất thì dự
án chỉ là một công cụ của đầu tư [16]
Theo Ngân hàng thế giới, Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt
động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được nhữngmục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định
Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất
bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanhtrên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định [16]
Dự án đầu tư xây dựng là một loại dự án phổ biến nhất trong các loại
dự án Một dự án đầu tư xây dựng chính là một dự án đầu tư tài sản cố định,bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án cải tạo nâng cấp Dự án đầu
tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, cần một lượng đầu
tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự như ra quyết định và thực thi [21]
Theo Luật Xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đềxuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng đểxây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chiphí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thểhiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tưxây dựng [20] Dự án đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung là dự án đầu tư
và hoạt động xây dựng Việc đầu tư xây dựng luôn được tiến hành trên mộtkhông gian nhất định Vì vậy, dự án đầu tư xây dựng có những đặc điểm khácbiệt so với các dự án khác
Trang 20Luận văn cho rằng, dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng các công trình mới,
mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,duy trì nâng cao chất lượng cng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thờigian nhất định
1.1.1.2 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đóbao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, giải phápxây dựng, tổ chức thi công và có một số đặc điểm sau:
Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn
định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thựcthi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồnnhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất…và bên ngoài như môi trườngchính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật …và điều kiện kinh tế xã hội
Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại
được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, khônggian, thời gian và môi trường luôn thay đổi
Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm
khởi đầu, kết thúc rõ ràng và có một số kỳ hạn liên quan, được khống chếkhoảng thời gian nhất định, là cơ sở để phân bổ các nguồn lực hợp lý và hiệuquả nhất Quy mô mỗi dự án là khác nhau, được thể hiện rõ ràng trong mỗi dự
án vì điều đó quyết định việc phân loại dự án và xác định chi phí của dự án
Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án
là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụthể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy độngnhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quátrình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án
Trang 211.1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng [15]
Công trình đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp quy hoạch, thiết kế, bảo
vệ cảnh quan, môi trường; điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hoá địaphương; ổn định cuộc sống nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vớiquốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu
Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên khu vực có dự án, bảo đảm đúngmục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng
Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về sử dụngvật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, antoàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng,nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tincông trình trong hoạt động đầu tư xây dựng
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏengười và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường
Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với cáccông trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ năng lực phùhợp loại dự án; loại, cấp công trình và công việc quy định Luật Xây dựng
Công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng,lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng
Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xâydựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp loại nguồn vốn sử dụng
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những hoạt động lập kếhoạch, điều phối thời gian, huy động hợp lý các nguồn lực, giám sát quá trìnhđầu tư xây dựng, đảm bảo công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn; chất
Trang 22lượng đạt yêu cầu quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật; quản lý tài chính giới hạntrong tổng mức đầu tư dự án duyệt; đảm bảo an toàn trong thi công, vệ sinhmôi trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt và phù hợp nhất.
Trách nhiệm thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Chủ đầu
tư, hoặc chủ đầu tư có thể giao BQL dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu(nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyên tắc 1: Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo kế hoạch,
chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng [15]:
Phù hợp với các quy hoạch: tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quyhoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụngđất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng
Thiết lập các phương án công nghệ và thiết kế xây dựng phù hợp Bảo
đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Nguồn tài trợ, hiệu quả dự án: Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự
án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án Tuân thủ các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan
Nguyên tắc 2: Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý
nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liênquan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án [4]
Nguyên tắc 3: Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử
dụng để đầu tư xây dựng Cụ thể:
Dự án vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theođúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiếtkiệm chi phí và đạt hiệu quả dự án;
Trang 23Dự án đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xâydựng được quản lý như dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách;
Dự án vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủtrương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự
án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh vàhiệu quả dự án Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý dự án theo quy định;
Dự án vốn khác Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và cáctác động đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh
Nguyên tắc 4: Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự
án theo các nguyên tắc được quy định của Luật Xây dựng
Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất dự án, năng lực chủ đầu tư, dự
án do người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo Luật Xây dựng
số 16/2003/QH11 và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình, quy định hai hình thức quản lý dự án là: Chủ đầu tư trựctiếp quản lý dự án và Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
Điểm mới của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các Nghị định số59/2015/NĐ-CP, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP quy định bốn hình thức tổchức quản lý dự án đầu tư xây dựng sau đây:
Hình thức 1: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành (BQLDA ĐTXD chuyên ngành), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (BQLDA ĐTXD khu vực)
BQLDA ĐTXD chuyên ngành, BQLDA ĐTXD khu vực được Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịchHội đồng thành viên, Chủ tịch Hôi đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công tynhà nước quyết định thành lập để giao làm chủ đầu tư một số dự án, thực hiện
Trang 24nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốnnhà nước ngoài ngân sách, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết [10].
Hình thức này áp dụng quản lý các dự án thực hiện cùng một khu vựchành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến; các dự án đầu tư xây dựng thuộccùng một chuyên ngành và các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùngmột nhà tài trợ có yêu cầu quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng [9]
BQLDA ĐTXD chuyên ngành, BQLDA ĐTXD khu vực có tư cách pháp
nhân đầy đủ, sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản tại kho bạc nhà nước vàngân hàng thương mại; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củachủ đầu tư, trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu tráchnhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình;quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được ngườiquyết định đầu tư giao [10]
BQLDA ĐTXD chuyên ngành, BQLDA ĐTXD khu vực được thực hiện
tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm
vụ quản lý dự án được giao, có đủ điều kiện về năng lực thực hiện [9]
Căn cứ số lượng dự án cần quản lý, yêu cầu nhiệm vụ quản lý và điềukiện thực hiện cụ thể thì cơ cấu tổ chức của BQLDA chuyên ngành, BQLDA
khu vực có thể được sắp xếp theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng của dự án hoặc theo từng dự án [9]
Hình thức 2, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án [9]
BQL dự án ĐTXD một dự án được Chủ đầu tư quyết định thành lập để
quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt,
dự án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xácnhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhànước, dự án sử dụng vốn khác
Trang 25BQL dự án ĐTXD một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu
tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tàikhoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định để thựchiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trướcpháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình
BQL dự án ĐTXD một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thựchiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình
Hình thức 3, Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng [9]
Trường hợp BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực không đủ điều
kiện năng lực thực hiện một số công việc quản lý dự án, các doanh nghiệp làthành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điềukiện năng lực để quản lý dự án bằng vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốnkhác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện
Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặctoàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, phảithành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có vănbản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện, bộ máy trực tiếpquản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan
Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấnquản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự ánvới các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án
Hình thức 4, Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyênmôn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không
Trang 26đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định để thực hiện [10]
Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm vàphải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp công việc đảm nhận Chủ đầu tư đượcthuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và thamgia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành Chi phí thực hiện dự án phảiđược hạch toán riêng theo quy định của pháp luật [9]
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 66, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định nội dung quản lý
dự án đầu tư xây dựng gồm: Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khốilượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xâydựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựachọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thôngtin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định.Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao BQL dự án, tư vấn quản lý dự
án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý
dự án theo quy định này
Về chính sách, thi hành Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Chính Phủ
đã ban hành các văn bản pháp lý quy định thực hiện các nội dung liên quanquản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CPngày 18/6/2015 và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CPngày 25/3/2015;
- Quy định về hợp đồng xây dựng theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CPngày 22/4/2015;
Trang 27- Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo Nghị định số46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015.
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Để quản lý dự án đầu tư xây dựng được chặt chẽ, các Ban quản lý thựchiện theo trình tự đầu tư xây dựng gồm 03 giai đoạn: Chuẩn bị dự án; Thựchiện dự án; Kết thúc xây dụng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng Các công việc thực hiện ở từng giai đoạn vẫn phải đảm bảo nội dungquản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 66, Luật Xây dựng số50/2014/QH13
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyếtđịnh đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đốivới các hạng mục công việc trong 03 giai đoạn trên
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Gồm các công việc sau:
* Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng
Đối với đầu tư dự án kinh doanh của doanh nghiệp thuộc diện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng), gồm 02 phần [15]:
- Thiết kế cơ sở phù hợp công trình xây dựng, mục tiêu dự án, đồng bộ
khi đưa vào khai thác, sử dụng Gồm các nội dung liên quan giải pháp kiếntrúc, xây dựng, kết cấu chính công trình xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật áp dụng, kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình
- Phần Thuyết minh: Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu, địa điểm xây dựng,
diện tích đất, quy mô công suất, hình thức xây dựng; Các yếu tố thực hiện.Tác động dự án liên quan thu hồi đất, bảo vệ môi trường, an toàn, phòng,
Trang 28chống cháy, nổ; Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro,hiệu quả kinh tế - xã hội; các kiến nghị hỗ trợ thực hiện dự án.
Thẩm quyền thẩm định (dự án sử dụng vốn khác): Cơ quan chuyênmôn về xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng đối với côngtrình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớnđến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng Cơ quan chuyên môntrực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế côngnghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xâydựng Nếu không thuộc trường hợp quy định trên thì người quyết định đầu tư
tự tổ chức thẩm định dự án [15]
Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng (dự án sử dụng vốn khác): chủ
sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng dự án trongphạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật [15]
* Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan chuẩn bị dự án:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Thực hiện quy định của Luật
Bảo vệ môi trường sô 155/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện
- Khảo sát, đo đạc lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (dự án chưa giải tỏa mặt bằng): Thực hiện theo quy định của
Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014của Chính Phủ, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất, và các Quyết định quy định cụ thể của UBND tỉnh
* Để thực hiện tốt giai đoạn chuẩn bị dự án, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội, cần chú ý đến các nhân tố sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải có đủ trình độ và năng lực chuyênmôn để hiểu biết, thẩm định các nội dung của dự án đầu tư Chủ đầu tư có thể
Trang 29thành lập bộ phận thẩm định dự án gồm các thành viên có chuyên môn tốttham mưu công tác thẩm định dự án.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có trình độ, tầm nhìn, kinhnghiệm để giúp chủ đầu tư bổ sung các thông tin cần thiết, xem xét trước khiquyết định đầu tư dự án
- Công tác bồi thường giải toả luôn là vấn đề cực kỳ khó khăn trong dự
án đầu tư xây dựng Nhiều công trình chi phí bồi thường hỗ trợ cao hợn chiphí xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án 1,5 lần, nhưng vẫn không đạt sựđồng thuận của tất cả các hộ dân bị ảnh hưởng Doanh nghiệp khi đầu tư vốnvào các dự án chưa giải toả bồi thường khó chủ động được về tiến độ dự án,
kế hoạch đầu tư, kinh doanh khai thác dự án
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Gồm các công việc sau:
* Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn khu vực dự án (nếu
có); UBND các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định
* Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất (nếu có đất sản xuất kinh doanh:
Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, đối với đất đã xong côngtác bồi thường, Chủ đầu tư lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổchức thẩm định, trình UBND tỉnh Quyết định giao đất, cho thuê đất
* Khảo sát xây dựng gồm các loại hình: Khảo sát địa hình; Khảo sát
địa chất công trình; Khảo sát địa chất thuỷ văn; Khảo sát hiện trạng côngtrình; Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do ngườiquyết định đầu tư quyết định.[15]
* Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng [15]:
Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật,
Trang 30thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kếkhác (nếu có) theo thông lệ quốc tế
Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bướchoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại, cấp công trình xây dựng,
do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án, gồm:
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế theo các bước khác (nếu
có) Việc lập thiết kế dự toán xây dựng do chủ đầu tư thực hiện (nếu đáp ứngnăng lực), hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện Thẩm quyền thẩm định thiết kế,
dự toán xây dựng [10] như sau:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyênngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế ba bước), thiết kếbản vẽ thi công (thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ côngtrình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m), các công trìnhcông cộng, công trình có ảnh hưởng lớn cảnh quan, môi trường và an toàn củacộng đồng thuộc dự án đầu tư xây dựng địa bàn hành chính từ 2 tỉnh trở lên;
- Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế
kỹ thuật (thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế hai bước) củacông trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m; côngtrình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môitrường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, III được xây dựng trênđịa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình do Bộ thẩm định;
- Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựngcác công trình còn lại; thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toánxây dựng đối với các công trình quy định trên
Trang 31Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết
kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình
* Xin cấp giấy phép xây dựng: Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy
phép xây dựng đối với công trình quy định phải có giấy phép xây dựng (trừcác công trình được miễn theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng);
Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng cấp I, cấp II;công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài,tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phốchính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
UBND tỉnh được phân cấp Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộcphạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này UBND cấp huyện cấp giấyphép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị,trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địabàn do mình quản lý (trừ các công trình Bộ Xây dựng, UBND tỉnh cấp)
* Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Điều 95 và Điều 96 Luật Xây dựng 2003 quy định: Lựa chọn nhà thầuđược thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việclập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảosát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác
Nhà thầu chính, tổng thầu được lựa chọn phải có đủ điều kiện năng lựchoạt động, hành nghề xây dựng phù hợp loại và cấp công trình Nhà thầuchính, tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ.Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động, hành nghề xây dựng tương ứng vàđược chủ đầu tư chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việcchính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác
Trang 32Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 cũng quy định lựa chọn nhà thầu ápdụng cho các Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanhnghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng tổngmức đầu tư dự án; Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất; Tổ chức, cá nhân khác được chọn
áp dụng quy định của Luật đấu thầu Tuy nhiên, do quy trình lựa chọn nhà
thầu rất dài nên các dự án sử dụng vốn khác có mục đích kinh doanh ít ápdụng, hoặc áp dụng trong các trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng có tínhphức tạp, quy mô vốn lớn
* Ký kết hợp đồng xây dựng;
Điều 138 Luật Xây dựng quy định Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân
sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thựchiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Việc ký kết hợp đồng xây dựng đảm bảo các nguyên tắc: Tự nguyện,bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; Có đủ vốn đểthanh toán theo thỏa thuận hợp đồng; Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu
và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
* Quản lý thi công xây dựng công trình; gồm quản lý chất lượng xây
dựng công trình; tiến độ, khối lượng thi công; chi phí đầu tư xây dựng trongthi công, hợp đồng xây dựng; an toàn lao động và môi trường xây dựng [9]
Việc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thiết kế được duyệt,tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm
an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng,chống cháy, nổ Bảo đảm an toàn công trình, người, thiết bị thi công, côngtrình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp hạn chế thiệt hại về người
và tài sản khi xảy ra sự cố mất an toàn trong thi công Thực hiện các biệnpháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có
Trang 33yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ Kiểm tra,giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi côngquan trọng, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành
để đưa vào khai thác, sử dụng Nhà thầu thi công phải có đủ điều kiện nănglực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng[ 15] Cụ thể từngnội dung quản lý như sau:
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình [11]: Công trình xây dựng
phải được kiểm soát chất lượng theo quy định pháp luật có liên quan từ giaiđoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưavào quản lý, sử dụng công trình, nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản,thiết bị, công trình và các công trình lân cận
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình [15]: Người quyết định
đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án Chủ đầu
tư, nhà thầu thi công phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng
và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xâydựng Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp vớitiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận Đối với công trình xâydựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng côngtrình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
- Quản lý khối lượng xây dựng công trình [9]: Việc thi công xây dựngcông trình phải thực hiện theo khối lượng thiết kế được duyệt Khối lượng thicông xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tưvấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công, đối chiếu với khối lượngthiết kế được duyệt, làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán hợp đồng
Pháp luật nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặcthông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
Trang 34- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình [12]: bảo đảm mục tiêu
đầu tư, hiệu quả dự án được duyệt, phù hợp trình tự đầu tư xây dựng, nguồnvốn sử dụng Chi phí tính đúng và đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xâydựng, phù hợp yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặtbằng giá thị trường thời điểm xác định chi phí, khu vực xây dựng công trình
Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua ban hành, hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện các quy định; hướng dẫn phương pháp lập và quản lýchi phí đầu tư xây dựng
- Quản lý hợp đồng xây dựng: đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp
đồng xây dựng: Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợpđồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thờihạn, phương thức và các thoả thuận khác; Trung thực, hợp tác và đúng phápluật; Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân khác
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng [15]: Chủ đầu tư, nhà thầu
thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người laođộng, thiết bị, phương tiện thi công trên công trường, thường xuyên kiểm tragiám sát an toàn lao động trên công trường Các biện pháp an toàn và nội quy
về an toàn phải thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi ngườibiết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí ngườihướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có tráchnhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trêncông trường của chủ đầu tư và các nhà thầu [9]
- Quản lý môi trường xây dựng [9]: Nhà thầu thi công xây dựng phải
thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường cho người lao động trên côngtrường và môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống
ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng
Trang 35trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thảiđưa đến đúng nơi quy định Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng,phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra giámsát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tragiám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầuthi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủđầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi côngxây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường
* Giám sát thi công xây dựng [15]: Công trình xây dựng phải được
giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môitrường trong quá trình thi công
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu:Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thờigian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trìnhxây dựng; Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được duyệt,tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý, sử dụng vật liệuxây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng; Trung thực, khách quan,không vụ lợi Nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải có đề xuất giải phápgiám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn laođộng, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra, nghiệm thu, quản lý hồ sơ tàiliệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác
Chủ đầu tư được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi
có đủ điều kiện năng lực thực hiện, hoặc đàm phán, ký kết hợp đồng giám sátthi công xây dựng công trình với các đơn vị tư vấn, theo dõi công tác giám sátthi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết
* Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành:
Trang 36Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu ứng trướckhông lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiếttrước khi triển khai thực hiện hợp đồng và sau khi hợp đồng có hiệu lực Việcthanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp loại hợp đồng, giá hợp đồng vàcác điều kiện trong hợp đồng đã ký kết
* Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác kinh doanh.
- Nghiệm thu công trình xây dựng gồm: (1) Nghiệm thu công việc xâydựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thicông khi cần thiết; (2) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoànthành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng
Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựnghoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật vànghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng [15]
* Một dự án được đánh giá là hiệu quả khi quá trình thực hiện dự án đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, Dự án phải đáp ứng được tiến độ như kế hoạch đã đề ra.
Đây là vấn đề quan trọng, bởi kế hoạch đầu tư và độ dài thực hiện dự
án được phê duyệt trong dự án là một trong những yếu tố đầu vào để phântích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, việc không đáp tứng được tiến độlàm phát sinh thêm nhiều chi phí liên quan, các rủi ro có thể xảy ra, kể cảtrường hợp dự án đầu tư phải kéo dài thời gian không lường được, hoặc tìnhhuống xấu phải ngừng thực hiện dự án
Hai là, Dự án phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng.
Chất lượng thi công đảm bảo yêu cầu thiết kế, là quan trọng hàng đầutrong giai đoạn thực hiện dự án Thị trường sẽ không đón nhận các sản phẩmkém chất lượng, tạo cơ hội các đối thủ cạnh tranh tiếp cận các khách hàng
Trang 37tiềm năng Phát sinh chi phí xử lý, sửa chữa cải tạo, dự án có thể không đưavào vận hành khai thác được, gây lãng phí nguồn lực doanh nghiệp và xã hội.
Ba là, Dự án phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chi phí.
Cần quản lý tốt về mặt chi phí, hạn chế việc tăng chi phí chênh lệch lớn
so với tổng mức đầu tư dự tính ban đầu xuất phát từ những nguyên nhânkhách quan hay chủ quan trong công tác khảo sát, thiết kế, dự toán, bồithường Các chi phí phát sinh vượt tổng mức đầu tư có thể làm giảm hiệuquả tài chính dự án, có trường hợp dẫn đến dự án đầu tư không có hiệu quả
Để thực hiện tốt 3 yêu cầu trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, cầnphải phải chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng sau đây:
Nhân tố con người: người thừa hành quản lý dự án, giám sát thi công
có chuyên môn nghiệp vụ tốt, ý thức trách nhiệm cao, nền tảng đạo đức tốt
Lựa chọn Nhà thầu: có đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, tài
chính, chuyên môn sẽ đảm bảo tổ chức thi công, bố trí nhân lực, vật tư thiết bịđảm bảo yêu cầu thực hiện hợp đồng
Tiến độ: Quản lý chặt chẽ tiến độ thi công và năng lực của các Nhà
thầu, kiểm tra đôn đốc thường xuyên tiến độ dự án
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Gồm các công việc sau:
* Quyết toán hợp đồng xây dựng:
Nhà thầu quyết toán giá trị thi công hoàn thành theo hợp đồng Vốn đầu
tư quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện quá trình đầu tư, đúngthiết kế, dự toán được duyệt, đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kếtoán, nội dung hợp đồng đã ký kết và quy định khác của Nhà nước
Trang 38Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư côngtrình, dự án hoàn thành để đơn vị chuyên môn thẩm tra xác định giá trị vốnđầu tư hoàn thành được quyết toán, trình người có thẩm quyền phê duyệt.
* Bảo hành công trình xây dựng
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình domình thi công Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ bảohành thiết bị do mình cung cấp Nội dung bảo hành gồm khắc phục, sửa chữa,thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra
* Để thực hiện tốt giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng cần phải chú ý ba vấn đề:
Một là, Cần có các cán bộ đủ năng lực, công tâm, làm việc khách quan,
khoa học và chính xác để thực hiện công tác thẩm tra xác định vốn đầu tưcông trình hoàn thành được quyết toán, trình người có thẩm quyền phê duyêt
Hai là, Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đơn vị thi công phải
thường xuyên tập hợp đầy đủ các thành phần hồ sơ, bản vẽ hoàn công, quyếttoán công trình đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp thiết kế bản vẽthi công, dự toán xây dựng công trình, các Biên bản xử lý kỹ thuật, Biên bảnnghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng, khai thác
Ba là, Có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị thi công, giám sát công
trình, chủ đầu tư, các đơn vị liên quan để thực hiện công tác quyết toán, bảohành công trình đảm bảo thời gian thực hiện theo quy định
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Đối với doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng các dự án kinh doanhnhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế xã hội, sản phẩm dự án cókhả năng sinh lợi như kỳ vọng, được doanh nghiêp lựa chọn từ các cơ hội đầu
Trang 39tư mới Trong đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giữ vai trò quantrọng xuyên suốt quá trình triển khai dự án nhằm mang lại hiệu quả mongmuốn cho doanh nghiệp Các nhân tố có thể tác động đến hoạt động quản lý
dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp như sau:
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thể chế kinh tế
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, địa chất có ảnh hưởng đến quyết địnhđầu tư, vốn đầu tư một dự án Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lượng,vấn đề môi trường, đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp xử lý phù hợp, bảođảm hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dùng và xã hội
Sự phát triển kinh tế
Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng như lãisuất ngân hàng, chính sách tài chính, tiền tệ Căn cứ đặc điểm dự án, doanhnghiêp chọn lọc các nhân tố có liên quan, phân tích các tác động cụ thể đểđịnh hướng đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả nhất
Sự phát triển khoa học kỹ thuật - công nghệ
Khoa học kỹ thuật công nghệ giữ vai trò quan trọng giúp nâng cao chấtlượng sản phẩm đầu tư xây dựng Việc áp dụng phù hợp công nghệ, thành tựumới của khoa học kỹ thuật sẽ mang lại sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp
Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Trang 40Khách hàng là nhân tố quyết định sự hưng thịnh hay suy yếu của doanhnghiệp, thể hiện qua sự tín nhiệm, hài lòng về sản phẩm doanh nghiệp đầu tư
có chất lượng cao, giá cả phù hợp, chính sách bảo hành, hậu mãi tốt
Doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, mong muốn của các đốitượng khách hàng khác nhau để hoạch định chiến lược thu hút khách hàngtiềm năng, giữ vững mối quan hệ các khách hàng hiện có, tạo sức cạnh tranhnắm giữ và phát triển thị phần trên địa bàn doanh nghiệp hoạt động đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hoá, các lĩnh vựcđầu tư kinh doanh luôn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp dẫn đến sựcạnh tranh giữa các đối thủ trong nội bộ ngành và giữa các ngành Đây vừa làthách thức vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nghiêncứu cải tiến mới, sáng tạo những sản phẩm khác biệt đạt các tiêu chí hài lòng,tiện ích cho số đông khách hàng, đặc biệt trong hoạt động đầu tư xây dựngcác dự án kinh doanh bất động sản
Am hiểu phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh là cần thiết đểdoanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt theo từngthời kỳ, nhằm giữ vững vị thế và phát triển ổn định trên thị trường
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh hiện tại, phát hiện và tìm hiểunhững đối thủ tiềm ẩn mới tương lai có thể đem đến những nguy cơ, doanhnghiệp cần thay đổi chính sách nhằm chủ động ứng phó trong tình thế mới
Doanh nghiệp phải quan tâm những sản phẩm tiềm ẩn có thể thay thếhoặc hạn chế sản phẩm của mình trên thị trường, thường xuyên nghiên cứucải tiến thiết kế, đa dạng mẫu mã cho từng sản phẩm doanh nghiệp đầu tư
Đối tác cung cấp hàng hóa dịch vụ cho dự án đầu tư xây dựng
Các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ là một phần quan trọng trong hoạtđộng đầu tư của doanh nghiệp, là nơi cung cấp nguồn vật tư, nhiên liệu, thiết
bị, tài trợ vốn Nhà cung cấp có thể tác động đến khả năng cạnh tranh doanh