Hệ thống thuế Việt Nam đang trong quá trình cải cách, hiện đại hóa nhằm mục tiêu hướng tới xây dựng chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, thật sự là một trong những công cụ quản lý vi mô có hiệu quả, hiệu lực. Quá trình này được triển khai thực hiện trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho người nộp thuế thuận lợi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình Bộ tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng đã đưa ra những kế hoạch nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây: Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. Về cơ chế quản lý thuế, Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực, cơ quan thuế là đơn vị quản lý theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản kê khai và nộp thuế của mình. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” ở các
Trang 1NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀ NẴNG – 2023
Trang 2NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 834 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN
ĐÀ NẴNG – 2023
Trang 3Lời cảm ơn
Quản lý nguồn thu thuế TNDN là một trong những vấn đề phức tạp và chuyên sâu trong công tác quản lý thu thuế Tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có thể đưa ra các giải pháp tốt hơn trong việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến, sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô và đồng nghiệp
để Luận văn được hoàn thiện hơn Đồng thời tác giả có điều kiện nâng cao kiến thức trong nghiên cứu khoa học góp phần vào hiệu quả của hoạt động thực tiến Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS TS Lê Đức Toàn và các thầy cô giáo trường Đại học Duy Tân cũng như sự giúp đỡ của các đồng nghiệp để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực vàkhông trùng lặp với các đề tài khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
CQT : Cơ quan Thuế
TNDN : Thu nhập doanh nghiệpTNHH : Trách nhiệm hữu hạnQLT : Quản lý thuế
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 7
1.1 KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 7
1.2 QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 8
1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý thu thuế 8
1.2.2 Đặc điểm quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp: 9
1.2.3 Vai trò của quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp 10
1.2.4 Sự cần thiết phải quản lý thuế TNDN 12
1.2.5 Nguyên tắc tính thuế TNDN 13
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ TNDN 16 1.3.1 Triển khai quy trình quản lý nguồn thu thuế TNDN 16
Trang 71.3.2 Tổ chức thực hiện công tác quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh
nghiệp 19
1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 26
1.4.1 Nhân tố bên ngoài 26
1.4.2 Nhân tố bên trong 29
1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC VÀ Ở MỘT SỐ CHI CỤC THUẾ KHÁC 30
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN ở Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc 30
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN đối với Doanh nghiệp ở Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 35
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 37
2.1.3 Bộ máy tổ chức 39
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC TỪ NĂM 2020 - 2022 40
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 45
Trang 82.3.1 Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế 45
2.3.2 Công tác quản lý miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế TNDN 50
2.3.3 Quản lý nợ tiền thuế, tiền phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính 51
2.3.4 Quản lý thông tin Người nộp thuế 53
2.3.5 Công tác kiểm tra thuế 54
2.3.6 Công tác kiểm tra nội bộ 61
2.4 TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 62
2.4.1 Ưu điểm, tồn tại & hạn chế 62
2.4.2 Nguyên nhân 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 77
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 77
3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu Thuế TNDN đối với các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc 77
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu Thuế TNDN đối với các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc: 78
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 82
3.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ thuế 82
3.2.2 Hoàn thiện công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế 84
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý thông tin về người nộp thuế 85
Trang 93.2.4 Hoàn thiện các dịch vụ công cung cấp cho NNT để nâng cao tính tuân
thủ pháp luật 86
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN: 87
3.2.6 Hoàn thiện công tác quản lý nợ tiền thuế, tiền phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính 90
3.2.7 Hoàn thiện công tác quản lý thông tin về người nộp thuế 91
3.2.8 Tăng cường công tác khai thác nguồn thu: 92
3.2.9 Triển khai và thực hiện tốt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2020 - 2025 93
3.2.10 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ 94
3.2.11 Tăng cường công tác phối hợp chống thất thu thuế với các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Phú Quốc 95
3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
3.3.1 Kết luận 96
3.3.2 Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng DN đang hoạt động phân theo loại hìnhdoanh nghiệp giai đoạn 2020-2022 42Bảng 2.2 Kết quả thu thuế của Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc giai đoạn2020-2022 44Bảng 2.3 Thống kê số lượng DN được cấp mới giai đoạn 2020-2022 45Bảng 2.4 Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNDN đối với DN NQDgiai đoạn 2020-2022 48Bảng 2.5 Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra DN từ năm 2020-2022 57Bảng 2.6 Tình hình nợ thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc qua
3 năm 2020-2022 71
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thủ tục quản lý Thuế TNDN 17
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình quản lý thuế TNDN đối với DN 18
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 39
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình Quản lý nợ thuế TNDN 52
Hình 2.3 Mô hình một cuộc thanh tra, kiểm tra tại DN 56
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống thuế Việt Nam đang trong quá trình cải cách, hiện đại hóanhằm mục tiêu hướng tới xây dựng chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, côngbằng, hiệu quả, thật sự là một trong những công cụ quản lý vi mô có hiệu quả,hiệu lực Quá trình này được triển khai thực hiện trên ba nền tảng cơ bản: thểchế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản,khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêmchính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tựđộng hóa cao, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý, vừa hỗ trợ tạo điều kiện chongười nộp thuế thuận lợi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình
Bộ tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng đã đưa ra những kếhoạch nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phùhợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thờiđáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây:Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sửdụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môitrường; các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước Hiện đạihoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy địnhpháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực vàcông nghệ thông tin
Về cơ chế quản lý thuế, Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực, cơ quanthuế là đơn vị quản lý theo chức năng, người nộp thuế thực hiện cơ chế tựkhai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản kê
Trang 13khai và nộp thuế của mình Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế “tự khai, tự tính,
tự nộp” ở các doanh nghiệp vẫn chưa khai đúng với tình hình thực tế kinhdoanh của mình, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế TNDN về các khoản chiphí, doanh thu và thu nhập chịu thuế diễn ra ngày càng nhiều và thủ đoạnngày càng tinh vi Bên cạnh đó, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, cán
bộ thuế vẫn chưa nắm bắt kịp thời những đối tượng thường xuyên kê khai sai,
cố ý tính sai số thuế phải nộp Công tác đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế cònlúng túng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ vẫn chưa thực sự đạt hiệuquả cao Kỹ năng phân tích rủi ro trên cơ sở hệ thống dữ liệu tập hợp từ việcphân tích Báo cáo tài chính để phục vụ cho công tác kiểm tra vẫn chưa đượcchú trọng Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở CQT và tại trụ sở NNT vẫn cònnhiều vướng mắc, bất cập Hệ thống quản lý thuế tập trung mới được triểnkhai nên vẫn chưa được cán bộ thuế khai thác hoàn toàn các chức năng để hỗtrợ cho công tác kiểm tra thuế, chương trình quản lý thuế thường xuyên phảinâng cấp nên gặp nhiều gián đoạn trong quá trình xử lý hồ sơ Sự thiếu hụtnhân sự tại CQT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế Vìvậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhậpdoanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” từ đóđưa ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chấtlượng công tác này tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu thuế TNDN
- Phân tích thực trạng quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế thànhphố Phú Quốc
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuếTNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Chi cục Thuế thànhphố Phú Quốc trong thời gian tới
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuếthành phố Phú Quốc quản lý
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn về côngtác quản lý thu thuế TNDN đối với DN do Chi cục Thuế thành phố Phú Quốcquản lý Trong đó đi sâu nghiên cứu các bước trong quy trình quản lý thu thuếTNDN đối với từng bộ phận chức năng Về thời gian, luận văn sử dụng dữliệu cho nghiên cứu từ năm 2020 đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiêncứu định tính thông qua các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệuthứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các quyết toán thuế thu nhập doanhnghiệp, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính vàthuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thànhphố Phú Quốc quản lý Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng phươngpháp thống kê để mô tả, phân tích tình hình số liệu liên quan đến công tácquản lý thu thuế TNDN đối với DN tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc
- Quan sát, phỏng vấn, khảo sát, nghiên cứu trực tiếp trên hồ sơ lưu trữtại CQT và khai thác dữ liệu trên các phần mềm QLT tập trung TMS liênquan đến thuế TNDN trong giai đoạn 2020-2022 để nghiên cứu thực trạngcông tác quản lý thu thuế TNDN đối với DN tại Chi cục Thuế thành phố PhúQuốc
- Phương pháp chuyên gia, tham khảo các ý kiến của những công chứclàm công tác chuyên môn tại các bộ phận chức năng để tìm ra nguyên nhândẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục
Trang 15Thuế thành phố Phú Quốc.
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục cácbảng, hình vẽ và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu thuế Thu
nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc
6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu vềquản lý nguồn thu thuế, đặc biệt là đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuthuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh KiênGiang là vấn đề nghiên cứu không mới, nhưng đây là một trong những vấn đềquan trọng trong công tác quản lý thuế nhằm chống thất thu NSNN với thựctrạng nhiều doanh nghiệp hiện nay thành lập với mục đích trốn thuế, gian lậnthuế Mặc dù, trong những năm qua các công trình nghiên cứu về thuế, quản
lý thuế, quản lý thuế ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng Trong đó cũng
có một số công trình nghiên cứu duy nhất một sắc thuế như là thuế TNDNhoặc thuế TNDN Để xác định vấn đề nghiên cứu đề tài, học viên đã thamkhảo một số công trình nghiên cứu như sau:
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện công tác quản lý thuThuế TNDN đối với DN NQD tại Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy, tỉnh QUảngBình” của tác giả Lê Minh Ngọc, năm 2021, Trường Đại học Kinh tế Huế.Qua luận văn này tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
Trang 16thuế TNDN, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cụcThuế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường việc quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy, tỉnh QuảngBình Các giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuthuế TNDN thông qua việc sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, xác địnhđối tượng được hưởng ưu đãi thuế, hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra vàcác giải pháp hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế TNDN gắn liền với hệthống xử lý thông tin Tuy nhiên, một số quy trình không còn phù hợp vớithực tế hiện nay, nếu thực hiện đầy đủ các bước thì sẽ mất nhiều thời gian vànguồn nhân lực, trong khi đó, theo lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy của ngànhThuế hướng tới sẽ tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “ Tăng cường quản lý thuế TNDNtại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ”, của tác giả Trần Thị Mỹ Dung, năm 2012,Trường Đại học Đà Nẵng Luận văn này tác giả hướng tới mục tiêu hệ thốnghóa và làm rõ những vấn đề về quản lý thuế TNDN trong mô hình quản lýtheo chức năng, đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thuế tNDN tại CCTquận Cẩm Lệ Hơn nữa luận văn còn tập trung vào những vướng mắc trongquy trình quản lý thuế TNDN và đưa ra những giải pháp khắc phục những hạnchế trong thực trạng quản lý thuế TNDN Tuy nhiên, trong luận văn này tácgiả chưa phân tích đến yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến quản lýthuế TNDN
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các
DN tại Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, của tác giả Nguyễn VănNhuận, năm 2014, Trường Đại học Thái Nguyên đã hệ thống được những vấn
đề lý luận về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN tại CCT thị xã Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh Đồng thời tác giả đã đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý thuế TNDN đối với các DN tại CCT thị xã Từ Sơn Tuy
Trang 17nhiên giải pháp chưa có tính mới, tính đột phá để cải tiến công tác quản lýthuế ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ Kế toán: “Kiểm soát thuế TNDN tại các DN NQD trênđịa bàn Quận Thanh Khê”, của tác giả Võ Bình Minh, năm 2019, trường Đạihọc Duy Tân, như các luận văn khác, tác giả cũng đã hệ thống được nhữngvấn đề lý luận về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN tại Chi cục ThuếThanh Khê, đặc biệt nhất là tác giả đã trình bày những bài học kinh nghiệmquản lý thuế TNDN ở một số nước trên thế giới Tuy nhiên, về giải phápchưa có tính đặc biệt
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Khái niệm về thuế:
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế.Các khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhàkinh tế học: Theo nhà kinh tế học Gaston Feze trong cuốn “Tài chính công”
đưa ra một khái niệm tương đối cổ điển về thuế như sau: “Thuế là một khoản
trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những khoản chi tiêu của Nhà nước” Trên góc độ của người nộp thuế:
“Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.” Còn theo từ điển Tiếng việt: “Thuế là một khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp…buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định”.
Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 thì: “Thuế
là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”, cho nên việc quản lý
nguồn thu thuế là quá trình tác động của chủ thể quản lý thuế, thông qua việc
sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý, các công cụ chế tài theo quyđịnh để tác động và điều khiển hoạt động của nguồn thu thuế nhằm đạt đượcmục tiêu đã đề ra
Trang 19Khái niệm về thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Theo nội dung của luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12ngày 03 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2009 thì “Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu
nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế” Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TNDN đã
được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013 để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, phátsinh phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế
1.2 QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm quản lý và quản lý thu thuế
Khái niệm về quản lý:
Quản lý là một trong những hoạt động quan trọng trong một tổ chức Tất
cả mọi tổ chức dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động theo hình thức nào, đềucần có sự quản lý Việc quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động của tổ chứcđược diễn ra có chủ đích, theo đúng định hướng đã được đặt ra và đạt đượcmục tiêu cuối cùng
Khái niệm quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế là một hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế,một tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền Do đó quản lý thuthuế là một hình thức quản lý công Quản lý thu thuế gồm khâu hành pháp và
tư pháp về thuế
Quản lý thu thuế gồm nhiều hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhànước thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấpvới chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định để thực hiện chínhsách thuế do cơ quan có thẩm quyền thông qua
- Ta có thể hiểu quản lý thu thuế và cơ chế quản lý thu thuế như sau:+ Quản lý thu thuế là hoạt động của nhà nước mà cơ quan thuế là đạidiện để tổ chức, điều hành hệ thống quản lý thu thuế nhằm tạo ra nguồn thu từ
Trang 20thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định pháp luật về thuế, phí, lệphí và đưa pháp luật về thuế vào đời sống, thực hiện mục tiêu của cơ quanthuế đề ra theo từng thời kỳ.
+ Quản lý thu thuế là việc thực thi các chính sách thuế, với chính sáchthuế hợp lý, toàn diện thì công tác quản lý thu thuế sẽ được thực thi tốt Saukhi chính sách thuế được hoạch định và thông qua sẽ được đưa vào thực tiễn,
từ đó làm công cụ để cơ quan thuế thực hiện quản lý, thi hành Hoạt độngquản lý thu thuế là sự tác động có tổ chức, tuân theo những quy tắc nhất định
và mang tính quyền lực nhà nước Đây cũng có thể coi là hoạt động quản lýhành chính kinh tế trong lĩnh vực thuế Để quản lý thu thuế, cán bộ thuế phảithực hiện nhiều loại công việc khác nhau Những công việc quản lý này gọi làchức năng quản lý thu thuế Chức năng quản lý thu thuế thường được xem xétdưới hai góc cạnh theo quá trình quản lý và hoạt động của tổ chức Phân theoquá trình quản lý có năm chức năng chính mà các nhà quản lý thực hiện, đó làlập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và thanh tra,kiểm tra
+ Xét về khía cạnh hành chính, nội dung chính của quản lý thu thuế sẽ làcác trình tự, thủ tục về thuế của các đối tượng như người nộp thuế, cơ quanthuế và các đối tượng liên quan khác Các trình tự và thủ tục về thuế này đượcxây dựng trong mọi lĩnh vực của công tác quản lý thu thuế như: kê khai, nộpthuế, quyết toán thuế với mục đích giúp các đối tượng trên thực hiện đúng cácquy định về khai nộp thuế
1.2.2 Đặc điểm quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp:
- Chủ thể thực hiện các giải pháp thu thuế là các cơ quan thuế từ Trungương đến địa phương Các cơ quan thuế được nhà nước giao trách nhiệmchính cho việc tổ chức quản lý thu thuế Cần phải có sự phối kết hợp giữa cácban ngành chức năng để quản lý thu thuế một cách hiệu quả nhất
Trang 21- Đối tượng chịu sự quản lý là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh tếthuộc diện điều chỉnh của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Quá trình
tổ chức và thực thi các giải pháp thu thuế rất phức tạp, đa dạng và phong phú.Các giải pháp đó không đơn thuần là các giải pháp mệnh lệnh hành chính, quychế mà các giải pháp phải kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính, tuyên truyền,giải thích, khuyến khích lợi ích về vật chất và tinh thần
- Quản lý thu thuế TNDN được quy định bằng pháp luật nên các cơ quanthuế không thể tùy tiện đề ra các biện pháp quản lý thu thuế trái ngược vớiquy định của pháp luật Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hạn chế tínhsáng tạo của từng cơ quan thuế trong việc tìm tòi các giải pháp cụ thể, miễn làcác giải pháp đó không đi ngược với những quy định chung của toàn ngành
và phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh ở địa phương
1.2.3 Vai trò của quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
Quản lý nguồn thu thuế TNDN là hoạt động nhằm kiểm tra, soát xét lạinhững quy định, quá trình chấp hành Luật thuế TNDN của NNT cũng nhưcủa cơ quan thuế được biểu hiện cụ thể qua các nghiệp vụ: Thanh tra, kiểmtra, kiểm tra nội bộ…nhằm nắm bắt và điều hành được quá trình thực hiệnLuật thuế TNDN Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi CQT Có thểthấy vai trò của quản lý nguồn thu thuế TNDN trên bốn khía cạnh sau đây:Thứ nhất, quản lý tốt được nguồn thu thuế TNDN sẽ góp phần quantrọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN vìnguồn thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn thuNSNN Thuế TNDN là một loại thuế đã được thực thi ở nước ta trong hơn 17năm qua, mặc dù đã có một hệ thống pháp luật đầy đủ đối với sắc thuế nàynhưng vẫn tồn tại một vài doanh nghiệp, tổ chức vẫn không thực hiện đónggóp đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho nhà nước Nguyên nhân là do doanh nghiệp
Trang 22chưa hiểu đúng, hiểu rõ chính sách pháp luật về thuế, hoặc cố tình dây dưa,trốn thuế Vì thế trong quá trình thực hiện luật thuế TNDN, hoạt động quản lýnguồn thu thuế TNDN là một chức năng rất quan trọng giúp cho cơ quan nhànước nắm được việc kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như mức thuế,
số thuế phải nộp có phù hợp với thực trạng kinh doanh của DN hay không, để
từ đó Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời nhằm khuyến khích sản xuấtphát triển và nuôi dưỡng nguồn thu
Thứ hai, quản lý nguồn thu thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việccung cấp những thông tin về việc chấp hành nghĩa vụ thuế, những thông tin
về mức độ phù hợp, tính khả thi của Luật thuế TNDN và các văn bản, chế độhướng dẫn Từ đó giúp cho Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời trong chế
độ, chính sách, đưa Luật thuế TNDN đi vào thực tiễn cuộc sống
Thứ ba, quản lý nguồn thu thuế TNDN tạo điều kiện hình thành thóiquen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, chính sách thuế TNDN củaNhà nước luôn là mối quan tâm sâu sắc nhất Hoạt động quản lý nguồn thuthuế TNDN nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ giúp Nhà nước cũng như các
DN điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong việc thực hiện Luật thuế TNDN,
từ đó tạo ra thói quen tuân thủ Pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Thứ tư, quản lý nguồn thu thuế TNDN góp phần tạo môi trường ổn định,cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế Do vậy việc quản lý tốt sẽbuộc các DN tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Tuy nhiên,trên thực tế ý thức chấp hành Luật thuế của các DN rất khác nhau, có DNthực hiện nghiêm túc và đầy đủ, song cũng có DN tìm cách trốn thuế, chây ỳ
nợ thuế Điều này dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN tạonên môi trường cạnh tranh không công bằng Từ đó, Nhà nước có vai trò làngười trọng tài để tạo ra sự công bằng, đảm bảo tính lành mạnh, công bằngtrong cạnh tranh giữa các DN
Trang 23Tóm lại, quản lý nguồn thu thuế TNDN là sự cần thiết khách quan trongquản lý nhà nước Thực hiện quản lý tốt được nguồn thu thuế TNDN đồngnghĩa với việc tăng thu cho NSNN, góp phần thực hiện thành công chính sáchtài chính.
1.2.4 Sự cần thiết phải quản lý thuế TNDN
Để quản lý được DN trong việc chấp hành các Luật thuế, CQT phải cómột hệ thống các quy trình quản lý thuế để đảm bảo mọi DN tuân theo Dựatrên các quy trình đó, CQT không những quản lý được thuế mà còn quản lýđược việc thực hiện các quy trình quản lý thuế trong nội bộ ngành, cụ thể:Quản lý thuế để đảm bảo nguồn thu quan trọng và kịp thời cho NSNN:thuế là một trong những công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sảnphẩm xã hội và thu nhập quốc dân Một nền kinh tế mạnh phải dựa vào nguồnthu trong nền kinh tế quốc dân là chủ yếu Hiện nay nguồn thu từ ngoài nước
đã giảm, kinh tế đối ngoại có vay có trả Do đó trước tiên Thuế phải là công
cụ quan trọng góp phần vào mục tiêu giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát,từng bước góp phần ổn định trật tự và an ninh kinh tế trong nước
Quản lý thuế để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập,đảm bảo công bằng xã hội: Công bằng xã hội phải được biểu hiện bằng luậtpháp, chế độ, quy định rõ ràng của Nhà nước Vì vậy cần phải có những biệnpháp chống thất thu có hiệu quả đối với các cơ sở kinh doanh, về căn cứ tínhthuế, về tổ chức quản lý thu thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, xử
lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định hiện hành
Quản lý thuế để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết các hoạt độngkinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định: Thuế có vai tròquan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế như làm ảnh hưởng trực tiếp đếngiá cả và thu nhập Vì vậy tùy thuộc vào tình huống kinh tế cụ thể, Nhà nước
có thể sử dụng công cụ này để chủ động điều hành nền kinh tế
Trang 24Quản lý thuế để góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuấtkinh doanh theo chiều hướng có hoạch định, chiến lược và toàn diện của nhànước: Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanhvào những ngành, lĩnh vực và vùng miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiênphát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Quản lý thuế tăng cường ý thức chấp hành pháp luật thuế của các cấptrong ngành Thuế, công chức thuế và NNT; chống thất thu ngân sách về thuế,thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế theo chủ trươngcủa Nhà nước: Để đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu thuế, tăng cườngchống thất thu, thực hiện cải cách hành chính thuế và điều tiết vĩ mô Đồngthời quản lý CQT các cấp và cán bộ trong toàn ngành thì cần phải có hệ thốngquy trình quản lý về nghiệp vụ có tính chất bắt buộc để thực hiện chung chotoàn ngành
Tóm lại, thông qua việc quản lý thuế, Nhà nước có tác động tích cựctrong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý mọi nguồnnhân lực của đất nước trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh
tế Từ những vai trò quan trọng nêu trên cho thấy việc quản lý thuế là rất cầnthiết và vô cùng quan trọng trong quản lý của Nhà nước
có những khoản thu nhập không trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN hoặctạm thời chưa nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN
Trang 25Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế.
Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữacác đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thunhập chịu thuế Do đó thu nhập chịu thuế phải được xác định trong các trườnghợp cụ thể:
+ Xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo nguyên tắc cơ sở thường trú
và nguồn phát sinh thu nhập Theo đó, sẽ xác định được doanh nghiệp là đốitượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thuế TNDN của DN Theonguyên tắc cơ sở thường trú, một DN được coi là cơ sở thường trú của nướcnào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinhtrong nước hay nước ngoài Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, mộtdoanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phátsinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trúcủa nước đó hay không
+ Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp phải là thu nhậpbằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế
+ Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của DN
và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu Tùy theo điềukiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định mà cáckhoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau
- Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.Thuế TNDN thực chất điều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trongkhi đó lợi nhuận của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh thu từ hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí Pháp luật củamỗi nước quy định khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịuthuế có khác nhau, nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ
Trang 26phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liênquan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
+ Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp
+ Là các khoản chi phí có mức chi trả hợp lý: Phù hợp với giá cả thịtrường hoặc các định mức kinh tế - kỹ thuật
+ Khoản chi phí đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn
Tuy nhiên, trên thực tế trong những trường hợp cụ thể việc xác định cáckhoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập vàchi phí có liên quan
- Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế
Do tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời giannhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập của doanh nghiệpnhận được trong 1 năm nhưng cũng có những khoản thu nhập nhận đượctrong nhiều năm, nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thunhập chịu thuế có tính ước định để sao cho cách tính toán đơn giản, đảm bảocông bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảmbảo tính khả thi của việc xác định số thuế phải nộp Trong thực tiễn các nước
có quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế,nhưng thông thường là năm tài chính (12 tháng)
- Thứ năm, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý
Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội củanhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có các mức thuế suất phổ thông, cócác thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn giảm thuế Quy định như vậy làcần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanhhoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, rườm rà trongquá trình xác định đối tượng Tại địa bàn thành phố Phú Quốc, do đặc thù vị
Trang 27trí địa lý gần biển nên các DN đánh bắt hải sản chiếm số lượng lớn, nhữngdoanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này sẽ được hưởng ưu đãi về ngànhnghề (miễn thuế GTGT, TNDN và các sắc thuế có liên quan) Ngoài và PhúQuốc thuộc diện địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của chínhphủ nên những doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập và hoạt động trên địa bànthành phố Phú Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN theoThông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTCngày 22/6/2015.
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ TNDN 1.3.1 Triển khai quy trình quản lý nguồn thu thuế TNDN
Quản lý nguồn thu thuế TNDN là một trong những chức năng quản lý củaNhà nước trên lĩnh vực thuế, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn thu này Thông quahoạt động quản lý, Nhà nước còn đảm bảo cho Luật thuế TNDN được thựchiện một cách nghiêm túc và đi vào đời sống người dân Việt Nam Quản lýthuế TNDN còn là việc kiểm tra, kiểm soát để xác định tính chính xác số thuếTNDN mà DN phải nộp thông qua các căn cứ tính thuế TNDN như: Xác địnhdoanh thu tính thuế TNDN phát sinh trong kỳ, chi phí trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế, thuế suất theo quy định của Luậtthuế TNDN, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn thu này Hoạt động quản lý làcông việc không những của cơ quan thuế mà còn sự trợ giúp của nhiều cơ quanban ngành khách như: Hải quan, Công an, Kiểm toán, Thanh tra… và của toàn
xã hội Đồng thời, hoạt động quản lý nguồn thu này diễn ra cả ở CQT lẫn DN
Để đạt được mục tiêu của công tác quản lý thuế TNDN phải tuân thủ chặt chẽ
ba bước sau:
Bước 1: Trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế
TNDN, các quy trình QLT và quy trình thanh tra, kiểm tra DN, xây dựng hệthống tiêu chuẩn chung dựa trên cơ sở mục đích của việc quản lý thuế TNDN
Trang 28Bước 2: Căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn để thực hiện quá trình quản lý.
Thu thập và xử lý các thông tin về DN một cách đầy đủ, chính xác, kịp thờinhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm Luật thuế TNDN
Bước 3: Dựa trên những thông tin thu được trong quá trình quản lý,
trước hết CQT các cấp phải tự điều chỉnh hoạt động của mình đảm bảo đúngquy trình nghiệp vụ và đúng quy định pháp luật Sau đó tổng hợp những bấtcập của quy trình, của Luật thuế TNDN phản hồi với các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời những vướng mắctrong quá trình thực hiện
Khi thực hiện ba bước cơ bản trên cần phải lấy Luật quản lý Thuế, Luậtthuế TNDN làm chuẩn mực, cơ sở cho mọi hoạt động Bởi vì trong hoạt độngquản lý, hệ thống luật pháp vừa là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu vừa là công
cụ trong việc điều chỉnh và xử lý vi phạm, phải tuân thủ tất cả các bước củaquy trình QLT và quy trình thanh tra, kiểm tra NNT Đồng thời phải bao quáthết tất cả các nghiệp vụ tác nghiệp trong quản lý thuế TNDN, bao quát về sốlượng doanh nghiệp, căn cứ tính thuế TNDN, các điều kiện hoàn thuếTNDN, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh khi thực hiện Luật thuế TNDN,tạo sự công bằng cho các DN
Có thể tóm tắt các bước của hoạt động quản lý nguồn thu thuế TNDN tạicác DN bằng hình 1.1 như sau:
CƠ QUAN THUẾ
- Quy trình quản lý thuế
TNDN, quy trình thanh tra,
kiểm tra thuế TNDN
Quản lý việc tuân thủ luật thuế TNDN với người nộp
thuế
Trang 29Hình 1.1 Thủ tục quản lý Thuế TNDN
Việc quản lý nguồn thu thuế TNDN đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trìnhquản lý thu thuế Nội dung của quy trình quản lý thu thuế TNDN của DNđược tóm tắt bằng hình 1.2 như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình quản lý thuế TNDN đối với DN
(1) Hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách pháp luật thuế cho DN.
(2) Đăng ký thuế; cấp và đóng mã số thuế; nộp tờ khai thuế, hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn giảm thuế, mua hóa đơn,
(3) Xử lý và chuyển hồ sơ nghiệp vụ về thuế (như tờ khai, hoàn thuế, miễn giảm thuế, ) đã xử lý xong.
(4) Chuyển các hồ sơ nghiệp vụ thuế TNDN thuộc diện cần phải thanh tra, kiểm tra tại CQT hoặc tại DN.
(5) Thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại DN.
(6) DN giải trình, kiến nghị về số liệu kiểm tra, thanh tra.
(7) Chuyển trả các hồ sơ thuộc diện phải thanh tra, kiểm tra đã được xử lý (8) Chuyển trả hồ sơ và kết quả xử lý cho DN.
Tóm lại, qua nghiên cứu cho thấy những nội dung chủ yếu của quản lýthuế mà các nước trên thế giới và Việt Nam đều áp dụng hiện nay bao gồm:Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý thu
nợ, cưỡng chế nợ thuế, tuyên truyền và hỗ trợ NNT Tuy nhiên trong khuôn
Trang 30khổ của luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu 04 quy trình quản lýnguồn thu thuế TNDN chủ yếu tại các DN thuộc CCT thành phố Phú Quốcquản lý, đó là: Quy trình đăng ký thuế, quy trình quản lý thu nợ, quy trìnhhoàn thuế TNDN và quy trình kiểm tra tại DN.
1.3.2 Tổ chức thực hiện công tác quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
1.3.2.1 Nguyên tắc để quản lý nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trong hoạt động thực tiễn quản lý, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc
và mỗi lĩnh vực hoạt động có những nguyên tắc quản lý đặc thù Các nguyêntắc vừa phản ánh các quy luật khách quan, nhưng cũng mang dấu ấn chủ quancủa con người Các nguyên tắc quản lý thuế hình thành trên cơ sở ràng buộcbởi: Mục tiêu của quản lý thuế, tính chất của sắc thuế được giao quản lý thu;đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại, phát triển của cơquan thuế và các ràng buộc của môi trường; thực trạng và xu thế phát triểncủa cơ quan thuế
Quản lý thu thuế phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước vềkinh tế, nguyên tắc quản trị tổ chức và nguyên tắc hành chính nhà nước Một
số nguyên tắc quản lý thuế:
- Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế:
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam gắn liền với sựlãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong hệ thống chính trị ở nước ta,Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhànước và xã hội Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, đề ra đường lối, chủtrương chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước và căn cứ vào đó Nhà nước(cơ quan chuyên môn) ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiệnđường lối chính sách của Đảng Đảng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của cơ
Trang 31quan quản lý nhà nước để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách cho phùhợp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà cơ quan cấp trên giao.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trungđối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung đóđảm bảo cho cơ quan cấp dưới và cơ sở khả năng thực hiện quyết định củacấp trên căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình Bên cạnh đó phải bảo đảmtính sáng tạo, quyền chủ động của cơ sở Thực hiện nguyên tắc dân chủ thựcchất là nguyên tắc lấy dân làm gốc, thực hiện quyền làm chủ của người nộpthuế trong một nhà nước pháp quyền vì dân, do dân
- Nguyên tắc công khai:
Công khai là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động quản lý thuế.Bởi lẽ, có công khai mới thu hút và tạo điều kiện cho đông đảo người dân vàdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý thuế, theo phương châm “Dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Thông qua công khai làm cho công tácquản lý thuế bảo đảm được tính khách quan, chính xác hơn vì nó cho phép kịpthời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế, làm cho các quyết địnhcủa cơ quan thuế đúng đắn, trung thực với các sự vật, hiện tượng đã xảy ra
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi ngườiquản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trongtừng trường hợp khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của cánhân, từ đó có quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhấtcho nhu cầu phát triển của tổ chức Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả khôngđồng nghĩa với hạn chế chi tiêu, mà vấn đề là phải chi tiêu hợp lý trong khảnăng cho phép Tiết kiệm cũng không có nghĩa là chi ít tiền mà chi sao cho
Trang 32đạt hiệu quả tối ưu nhất Quản lý thuế tại mỗi địa phương phải có sự nghiêncứu, xem xét áp dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức… phù hợpvới điều kiện đặc thù của từng địa phương.
Trang 331.3.2.2 Nội dung quản lý thuế TNDN
Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế
Đăng ký thuế:
Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ thuếphải nộp (một hoặc một số loại thuế) với cơ quan thuế quản lý Chỉ nhữngngười có nghĩa vụ mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế.Khi đăng ký thuế, người nộp thuế phải kê khai đầy đủ thông tin của mìnhtrong các biểu mẫu của hồ sơ đăng ký thuế và nộp cho cơ quan quản lý theothời gian quy định, sau đó NNT được cấp mã số thuế để thực hiện quyền vànghĩa vụ về thuế
Khai thuế và tính thuế:
- Người nộp thuế phải kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dungtrong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế Người nộp thuế tự tính sốthuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiệntheo quy định của Chính phủ
- Khai thuế TNDN là loại khai quyết toán năm hoặc quyết toán đến thờiđiểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loạihình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp và các trường hợp:
+ Khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu theo thánghoặc theo lần phát sinh thu nhập của người không kinh doanh thường xuyên.+ Khai thuế TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất,chuyển quyền thuê đất áp dụng với tổ chức kinh doanh không phát sinhthường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.+ Khai thuế TNDN khấu trừ từ tiền hoa hồng đại ký theo tháng
- Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế và tự khai thuế của người nộpthuế, đồng thời có các biện pháp quản lý hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích
sự tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, vừa đảm bảo phát
Trang 34hiện, ngăn chặn những trường hợp vi phạm.
Ấn định thuế:
Về nguyên tắc, người nộp thuế tự tính, tự khai và tự chịu trách nhiệm về
số thuế phải nộp vào NSNN Tuy nhiên , do điều kiện khách quan hoặc do ýthức của một số bộ phận NNT còn thấp nên cố tình không kê khai hoặc kêkhai chậm số thuế phải nộp, dẫn đến luật thuế quy định cơ quan thuế đượcquyền ấn định thuế và ra thông báo ấn định thuế cho người nộp thuế Đây là
cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chếtình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trongcông tác quản lý thuế
Ấn định thuế là việc cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn địnhtừng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trên nguyên tắc phảiđảm bảo khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật vềthuế, yêu cầu NNT chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơquan thuế khi người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai thiếu trung thực.Căn cứ ấn định thuế:
+ Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ người nộp thuếkhai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khaithuế trước; tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế; các cơ quanquản lý nhà nước khác
+ Căn cứ vào tài liệu và kết quả kiểm tra còn hiệu lực Tùy theo mức độ
vi phạm, cơ quan thuế ấn định toàn bộ số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu
tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
+ Tham khảo, đối chiếu số thuế TNDN phải nộp của các DN có chungngành nghề, mặt hàng kinh doanh và quy mô hoạt động trên địa bàn
Nộp thuế:
NNT có nghĩa vụ nộp đầy đủ số thuế TNDN phải nộp, đúng thời hạn vàoNSNN Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp
Trang 35thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu,tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tựsau đây: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh và tiền phạt
Quản lý nộp thuế là việc kiểm tra theo dõi số tiền thuế mà doanh nghiệpnộp vào NSNN với số tiền thuế đã được ghi trong thông báo hoặc số tiền thuếtheo quyết định truy thu Với các doanh nghiệp vẫn nợ đọng chiếm dụngnguồn thuế của NSNN cần phải có những biện pháp xử lý thích hợp để giảmthiểu thất thu thuế cho NSNN
Quản lý miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trườnghợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật
về thuế
Người nộp thuế tự xác định số thuế TNDN được miễn, giảm hoặc khôngphải nộp thuế và khai báo với cơ quan thuế Số thuế được miễn giảm sẽ đượcthể hiện cụ thể trên hồ sơ khai thuế
Đối với hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗilao động dưới mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với cán
bộ công chức nhà nước, cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết địnhmiễn thuế, giảm thuế TNDN
Cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn nộp thuế kịp thời, chính xác vàđúng đối tượng khi có chính sách gia hạn nộp thuế của Nhà nước, nhằm tháo
gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
Quản lý nợ tiền thuế, tiền phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, phí, lệ phí
Công tác quản lý nợ tiền thuế, tiền phạt và cưỡng chế nợ thuế là mộttrong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý
Trang 36thuế Điều này được thể hiện:
Một là, việc quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lýthuế, một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuếtheo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế
Hai là, đông đốc NNT nộp các khoản thuế còn nợ vào NSNN theo quyđịnh của pháp luật Đảm bảo công bằng xã hội đối với những người tuân thủđúng quy định pháp luật, nộp thuế đúng thời hạn quy định Thực hiện tínhnghiêm minh thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và
xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằmnâng cao ý thức tuân thủ của NNT
Ba là, quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ vàcưỡng chế nợ thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quảcông tác quản lý thuế của ngành Số thuế nợ đọng không quản lý được sẽ dẫnđến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi
Quản lý thông tin về người nộp thuế
Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin, tài liệu liênquan đến nghĩa vụ của NNT, bao gồm các thông tin định danh, thông tin vềtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình kê khai và nộp thuế, tìnhhình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thôngtin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân tự nguyện cung cấp hoặccung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và pháttriển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế;
tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin,quản lý cơ sở dữ liệu và đảm bảo duy trì, vận hành hệ thống thông tin vềNNT; thực hiện báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan quản lý thuế cáccấp
Kiểm tra thuế
Trang 37Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của mô hình quản lýthuế Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp của NNT thì cơquan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả, đảm bảo khuyến khích
sự tự nguyện tuân thủ pháp luật của NNT, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời cáctrường hợp vi phạm
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạtđộng, giao dịch trong SXKD liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế; giám sáttình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế và việc chấp hành nghĩa vụ nộpthuế của NNT, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnhtrong đời sống kinh tế-xã hội
Ngoài ra công tác kiểm tra thuế còn phát hiện nội dung không phù hợptrong các văn bản pháp quy về thuế với thực tiễn xã hội, những điểm khôngphù hợp về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, những vướng mắctrong công tác quản lý thuế từ đó có kiến nghị, đề xuất các cơ quan chức năngsửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế
Xử lý vi phạm luật thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lýkịp thời, công minh, triệt để và theo quy định của pháp luật Mọi hậu quả
do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quyđịnh pháp luật
Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lýthuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của
cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức thuế khi có căn cứ chorằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích củamình
Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế củangười nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác
Trang 38Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện phápluật về thuế phải xem xét, giải quyết đúng thẩm quyền, đầy đủ thủ tục theoquy định của pháp luật.
1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.4.1 Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1 Ảnh hưởng từ cơ chế quản lý thuế
Trước đây, ngành Thuế thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế chuyênquản (CQT tính và ra thông báo nộp thuế) Theo cơ chế này, CQT căn cứ vào
tờ khai thuế do NNT kê khai đề kiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo sốthuế phải nộp cho NNT NNT có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thôngbáo trong thời gian quy định Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác sốthuế phải nộp vào NSNN của NNT Tuy nhiên cơ chế này tạo nên gánh nặng
về nghiệp vụ cho CQT, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa công chức thuế vàNNT làm thất thu NSNN, mang tính áp đặt và không phát huy được tráchnhiệm và nghĩa vụ của NNT Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thuế gặpnhiều khó khăn, hiệu quả thấp
Để khắc phục những hạn chế đó, từ ngày 01/07/2007 Luật Quản lý thuế
có hiệu lực ngành Thuế chuyển sang cơ chế NNT tự kê khai tư, tự nộp thuế.Theo đó, NNT căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phátsinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộpthuế theo đúng thời hạn quy định của Pháp luật thuế CQT không can thiệpvào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu viphạm của NNT Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để không ít DN cốtình kê khai sai, gian lận thuế, trốn thuế CQT có trách nhiệm tuyên truyền, hỗtrợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế Đồng thờigiám sát chặt chẽ việc tuân thủ Pháp luật thuế của NNT Thông qua công tác
Trang 39thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạmcủa NNT Trong cơ chế tự khai, tự nộp, việc thanh tra, kiểm tra không những
để tăng số thu thuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa phát hiện kịp thờinhững vi phạm về thuế Cơ chế này tạo nên sự thông suốt cũng như phát huyđược tính tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý thuế và NNT
1.4.1.2 Ảnh hưởng từ hệ thống chính sách, pháp luật về thuế
Hệ thống chính sách, pháp luật về thuế là nền tảng cho hoạt động quản lýthuế của CQT và thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT một hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về thuế đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế - xãhội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trước hết giúp NNT hiểu vàthực hiện đúng nghĩa vụ thuế Đồng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý để hoạtđộng QLT đi vào khuôn khổ, tuân theo đúng những chuẩn mực , quy trình,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Pháp luật Thuế quy định
Hệ thống văn bản, chính sách thuế hiện hành thường xuyên thay đổi, sửađổi, bổ sung gây nhiều khó khăn cho việc quản lý thuế Mặc dù, có thể phùhợp với tình hình kinh tế - xã hội, với các chính sách vĩ mô của nhà nướcnhưng lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt Vì mộttrong những tính chất của Thuế là tính trái pháp luật gia tăng ở những DNkhông nắm bắt kịp thời chính sách thuế và cả việc lợi dụng vào chính sáchthuế thay đổi để làm trái quy định Hơn nữa, Luật pháp, chính sách Thuế vẫncòn một số sơ hở, chưa chặt chẽ, thiếu rõ ràng nên DN có thể lợi dụng để thựchiện hành vi lách luật Hình phạt dùng để xử lý các hành vi vi phạm về thuếcòn mang tính giáo dục, răn đe, chưa có chế tài xử lý đủ mạnh làm cho DNvẫn thực hiện các hành vi gian lận, vi phạm về thuế
1.4.1.3 Ảnh hưởng từ phía Doanh nghiệp
NNT với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố
Trang 40có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của CQT Bởi vì, việc tuân thủpháp luật thuế của NNT là đối tượng chính của công tác QLT.
Việc am hiểu chính sách pháp luật về thuế của DN còn nhiều hạn chế.Người làm chủ DN, kế toán không buộc phải có điều kiện cần thiết về trình
độ chuyên môn, trình độ văn hóa
Ham muốn lợi nhuận của DN khi kinh doanh: Mục đích kinh doanh của
DN đa phần là vì lợi nhuận nên một số DN dẫn đến gian lận thuế bằng việctìm mọi cách giảm số thuế phải nộp vào NSNN, đây là một trong nhữngphương pháp kiếm lời bất chính trong kinh doanh của DN
Người mua hàng không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa,không quan tâm đến giá hàng hóa phải thanh toán khi lấy hóa đơn dẫn đếnthất thoát khoản doanh thu bán ra trong quá trình hạch toán tại DN
1.4.1.4 Ảnh hưởng từ môi trường quản lý thuế bên ngoài
Bất kỳ một tổ chức nào, trong quá trình hoạt động đều gắn với các yếu tốtác động nhất định Quản lý thuế cũng vậy, các yếu tố tác động trên phạm virộng và thường không tác động một cách trực tiếp đến hoạt động của CQT màtác động gián tiếp, các yếu tố đó là: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, kỹthuật công nghệ
Kinh tế: Yếu tố được xem và đánh giá trên các chỉ tiêu chung của mộtnền kinh tế như: Tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả
và lạm phát, tình hình lao động và việc làm…
Văn hóa: Yếu tố văn hóa là tập quán tiêu dùng, văn hóa kinh doanh…
Xã hội: Yếu tố này bao gồm những yếu tố chính như: Nhân khẩu, tậpquán, truyền thống của từng cộng đồng dân cư…
Chính trị: Bao gồm yếu tố như thể chế, xu hướng chính trị của quốc gia,lập trường của Chính phủ trước các vấn đề về kinh tế - xã hội, tình trạng luật