1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tp đồng hới

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tp Đồng Hới
Tác giả Phạm Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Hồng Lê
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 227,29 KB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội trụ cột của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho người lao động. Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu vì nguyên tắc có đóng, có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia. Quỹ BHXH có nhiệm vụ đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả các chế độ BHXH và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Vì thế, thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến khả năng thực hiện chính sách BHXH, qua đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động. Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH. Để thu BHXH đạt hiệu quả cao thì quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống. Trong những năm qua, BHXH Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã có nhiều chính sách khác nhau để cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn. Tuy nhiên,việc quản lý thu quỹ BHXH, đặc biệt thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như nhiều doanh nghiệp không tự nguyện đăng ký nộp, tỷ lệ gia tăng về mức lương tham gia BHXH hàng năm chưa cao, số đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh ... Tình trạng đó đã gây ra sự thất thoát quỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, gây khó khăn cho việc quản lý thu BHXH, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong công tác thu nộp nói riêng và công tác cân bằng thu chi nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển sự nghiệp BHXH. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thu BHXH luôn là yêu cầu bức thiết của đơn vị. Để khắc phục những hạn chế nói trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, rất cần có những giải pháp cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới” đã được lựa chọn để làm luận văn thạc sĩ. Với mong muốn vận dụng những kiến thức học được vào phân tích thực trạng, thực tiễn hoạt động của ngành tại địa phương và qua đó góp phần nâng cao kỹ năng công tác của bản thân. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Thông qua đánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở khoa học về BHXH và quản lý thu BHXH. Phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 20162018, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, những vấn đề đặt ra hiện nay đối với công tác quản lý thu BHXH. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2021. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Cơ sở lý luận và thực tiển về quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Trang 1

- -PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM

XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG

HỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – 2020

Trang 2

- -PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM

XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN HỒNG LÊ

ĐÀ NẴNG – 2020

Trang 3

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,kết hợp với kinh nghiệp trong quá trình công tác thực tiễn và sự cố gắng của bảnthân.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quýThầy, Cô giáo Trường ĐH Duy Tân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầygiáo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đoàn Hồng Lê đã dành nhiều thời gian hướng dẫnnhiệt tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo hiểm

xã hội thành phố Đồng Hới đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Mặc dù bản thân đã có sự nổ lực rất nhiều nhưng luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầygiáo, cô giáo, các nhà quản lý, đồng nghiệp và các bạn đọc để luận văn đượchoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, chính xác và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc luận văn 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ 9

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 9

1.1 TỐNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 9

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội 9

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, quản lý thu BHXH 10

1.1.3 Đặc điểm Quỹ Bảo hiểm xã hội 15

1.1.4 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội 16

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 17

1.2.1 Tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc 17

1.2.2 Quản lý mức thu và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc 21

1.2.3 Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc 24

1.2.4 Thanh, kiểm tra hoạt động thu Bảo hiểm xã hội 26

1.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BHXH 28

1.3.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội trong năm (THT) 28

1.3.2 Tỷ lệ nợ đọng Bảo hiểm xã hội (TNĐ) 29

1.3.3 Tốc độ tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH (TSL) 30

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 30

1.4.1 Các nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội 30

1.4.2 Các nhân tố về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu BHXH 33

1.4.3 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH 33

Trang 6

1.5.1 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Đà Nẵng 34

1.5.2 Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 36

1.5.3 Kinh nghiệm của BHXH TP Nam Định 38

1.5.4 Bài học kinh nghiệm đối với BHXH TP Đồng Hới 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2 41

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 41

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI 41

2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 41

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới 42

2.1.3 Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 46

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI 49

2.2.1 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới 49

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý mức thu và phương thức thu Bảo hiểm xã hội 55

2.2.3 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 60

2.2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội 63

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP ĐỒNG HỚI 66

2.3.1 Những kết quả đạt được 66

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75

CHƯƠNG 3 76

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 76

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2025 76

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 78

Trang 7

3.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH 82

3.2.4 Tăng cường quản lý và truy thu nợ đọng tiền đóng BHXH 84

3.2.5 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 86

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra BHXH 88

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 90

3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình 90

3.3.2 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình 90

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 BHXH Bảo hiểm xã hội

2 BHYT Bảo hiểm y tế

3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

4 CTTT Công tác tuyên truyền

Trang 9

1.1 Thang đo các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH 342.1 Bảng trình độ của công chức, viên chức và lao động hợp

đồng tại BHXH thành phố Đồng Hới năm 2018 452.2 Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN của BHXH TP Đồng Hới 462.3 Kết quả chi các chế độ BHXH tại BXHH TP Đồng Hới 472.4 Bảng tổng hợp tình hình chi quỹ BHYT giai đoạn 2016 –

2.5 Tình hình lập và được giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc của

BHXH TP Đồng Hới, giai đoạn 2016-2018 512.6 Bảng tổng hợp số tiền thu BHXH của BHXH TP Đồng Hới

so với kế hoạch thu được BHXH tỉnh giao (2016-2018) 522.7 Kết quả thu BHXH bắt buộc của BHXH TP Đồng Hới 522.8 Quy định mức lương tối thiểu đóng BHXH 532.9 Tình hình nợ BHXH bắt buộc tại BHXH TP Đồng Hới

2.10 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH TP Đồng Hới 552.11 Bảng phân bổ tỷ lệ đóng BHXH 562.12 Tổng quỹ lương trích nộp BHXH, giai đoạn 2016-2018 582.13 Phân bổ số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thu

1.1 Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc 202.1 Bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới 46

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội trụcột của Đảng và Nhà nước Việt Nam Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ củacác đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho người lao động Việcđóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu vì nguyên tắc cóđóng, có hưởng Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồnnguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia

Quỹ BHXH có nhiệm vụ đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXHcho người lao động Thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả các chế độBHXH và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai Nếu không thuđược BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH chongười lao động Vì thế, thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyếtđịnh đến khả năng thực hiện chính sách BHXH, qua đó ảnh hưởng đến việc đảmbảo ổn định cuộc sống cho người lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cácđơn vị, doanh nghiệp hoạt động

Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH Đểthu BHXH đạt hiệu quả cao thì quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ,thống nhất, khoa học trong cả hệ thống

Trong những năm qua, BHXH Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã cónhiều chính sách khác nhau để cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lýthu BHXH trên địa bàn Tuy nhiên,việc quản lý thu quỹ BHXH, đặc biệt thu bảohiểm xã hội bắt buộc đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như nhiều doanh nghiệpkhông tự nguyện đăng ký nộp, tỷ lệ gia tăng về mức lương tham gia BHXH hàngnăm chưa cao, số đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh Tình trạng đó đãgây ra sự thất thoát quỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, gây khó khăncho việc quản lý thu BHXH, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong công tác thunộp nói riêng và công tác cân bằng thu - chi nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến sự

Trang 12

tồn tại và phát triển sự nghiệp BHXH Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượnghoạt động quản lý thu BHXH luôn là yêu cầu bức thiết của đơn vị.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồnthu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnhQuảng Bình, rất cần có những giải pháp cụ thể

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới” đã được lựa chọn để

làm luận văn thạc sĩ

Với mong muốn vận dụng những kiến thức học được vào phân tích thựctrạng, thực tiễn hoạt động của ngành tại địa phương và qua đó góp phần nâng cao

kỹ năng công tác của bản thân

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Thông qua đánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp gópphần hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội TP ĐồngHới, tỉnh Quảng Bình

2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở khoa học về BHXH và quản lý thu BHXH

Phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn

TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2016-2018, từ đó chỉ ra những kếtquả đạt được và những hạn chế, khó khăn, những vấn đề đặt ra hiện nay đối vớicông tác quản lý thu BHXH

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộctrên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2021

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu :

Cơ sở lý luận và thực tiển về quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội TPĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Trang 13

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý thu BHXH và

tập trung đi sâu nghiên cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý thu BHXH trên địa

bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Phạm vi thời gian: Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập

trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018, đưa ra giải pháp và đề xuất chogiai đoạn 2020-2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê , so sánh , sử dụng chủyếu số liệu thứ cấp để làm cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về quản lý thuBHXH bắt buộc trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Cụ thể:

- Phương pháp định tính: Thu thập tài liệu, tư liệu, phân tích tổng hợp, thôngqua số liệu thu thập được, hệ thống hoá và tổng hợp thành các bảng số liệu và cácbiểu đồ theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp so sánh: So sánh kết quả công tác quản lý thu BHXH qua từngnăm, từng quý để đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp phù hợp với thựctiễn về công tác quản lý thu BHXH BB tại BHXH TP Đồng Hới làm cơ sở để xâydựng Chương 2 của đề tài

- Nhận xét, đánh giá và logic biện chứng để chỉ ra tồn tại hạn chế và đề xuấtgiải pháp

5 Cấu trúc luận văn

Trang 14

tại Bảo hiểm xã hội TP Đồng Hới.

- Phần kết luận

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Những năm vừa qua, lĩnh vực BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nóiriêng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Đã có một sốbài báo cũng như công trình nghiên cứu về BHXH với những cách tiếp cận khácnhau, được đề cập và thể hiện trong một số đề tài cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ,Thạc sĩ, cụ thể như:

Nguyễn Hữu Vinh, 2010 Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và

trốn đóng BHXH ở Hà Nội” Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc

dân ; Nguyễn Dương, 2010 Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh

doanh và Công nghệ Hà Nội Hai đề tài của hai tác giả đƣợc thực hiện trong cùngmột thời gian, trên cùng một địa bàn, nghiên cứu hai nội dung khác nhau nhƣng lại

có những vấn đề liên quan tới nhau Tác giả Nguyễn Hữu Vinh đi sâu lý giảinguyên nhân làm giảm nguồn thu là do tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài,trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức của các doanh nghiệp, từ đó tác giả kiến nghịcác giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng, truy thu, tính lãi thậm chí là khoanh nợ

để đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng cácchế độ BHXH của NLĐ Còn tác giả Nguyễn Dương đã làm rõ một số vấn đề lýluận và thực tiễn về chất lượng quản lý thu BHXH, từ đó tác giả đã có nhận định vềquản lý thu BHXH còn yếu kém do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tácgiả đã có những kiến nghị về giải pháp tăng cường chất lượng quản lý thu, khắc phụctình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền BXHH trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bài báo“Cần chế tài xử phạt mạnh đối với doanh nghiệp nợ và trốn đóng

BHXH”của tác giả Thanh Nga đăng trên Tạp chí tài chính (02-2019) Bài báo chỉ ra

các thực trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chongười lao động diễn ra khá phổ biến Ðiều này gây khó khăn không chỉ đối với cơquan chức năng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng,

Trang 15

hợp pháp của người lao động.Quyền lợi người lao động bị xâm phạm nguyên nhâncủa thực trạng này là do nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH,BHYT bắt buộc của người sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài nhànước, việc chậm đóng, đóng thiếu hoặc trốn đóng vẫn thường xuyên xảy ra; Chế tài

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như: Mức xửphạt thấp; lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn lãi suất tiền vay của các ngân hàngthương mại nên nhiều đơn vị chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng nguồn BHXH Bêncạnh đó bài báo cũng chỉ ra những vướng mắc trong khâu khởi kiện các doanhnghiệp nợ đọng tiền BHXH ra tòa án

Bài báo “Cải cách chính sách xã hội hướng tới bao phủ toàn dân” của tác

giả Nguyễn Mậu Quyết đăng trên trang Tạp chí Tài chính (03/08/2018) Bài báokhẳng định lại chính sách của Đảng và nhà nước là: Bảo hiểm xã hội góp phần bảođảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội Đảng và Nhànước ban hành những chính sách đồng bộ để đưa các chính sách BHXH đi vào cuộcsống Bài báo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém của ngành BHXH như: Quy môtham gia BHXH của lực lượng lao động tham gia BHXH còn thấp;Chế độ hưu tríchưa phù hợp với thực tê; tình trạng trốn đóng, nợ BHXH còn nhiều;Cơ chế quản

lý, bộ máy cơ quan BHXH còn cồng kềnh, ứng dụng công nghệ còn thấp.Bên cạnh

đó, bài báo cũng đề xuất năm giải pháp cơ bản nhằm mở rộng độ bao phủ BHXHđến với mọi người dân

Bài báo“Cải cách chính sách BHXH hướng tới bao phủ An sinh xã hội toàn dân”của tác giả TS Bùi Sỹ Lợi đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội

(30/01/2019)bài báo đề cập đến những thành tựu mà Quỹ BHXH mang lại chongười đóng BHXH, bài viết chỉ ra những thách thức đó là độ bao phủ còn thấp chưađạt được mục tiêu và chất lượng an sinh xã hội còn hạn chế Nhiều mục tiêu trongNghị quyết số 21-NQ/TW không đạt được Bên cạnh đó bài viết cũng nêu lên cácgiải pháp thực hiện để đạt được những chỉ tiêu đó là: đẩy mạnh công tác thông tin,tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH Hoàn thiện hệ thống phápluật về lao động, việc làm, BHXH; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà

Trang 16

nước; Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơquan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quảquản lý đối tượng tham gia BHXH và thực thi chính sách BHXH Nâng cao nănglực và hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về BHXH Xâydựng cơ sở dữ liệu về BHXH, bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vàchất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan BHXH Tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xãhội trong việc thực hiện chính sách BHXH

Bài báo “Phối hợp khởi kiện nợ bảo hiểm xã hội: Cần rõ trách nhiệm, mạnh chế tài ”của tác giả Thu Hà đăng trên Tạp chí Tài chính (01/05/2019) Bài

báo nêu ra tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động

đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và quyềnlợi người lao động Bên cạnh đó cũng chỉ rõ việc khởi kiện các doanh nghiệp nợBảo hiểm xã hội được đánh giá là biện pháp mạnh, một công cụ hữu hiệu để thu hồi

nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trên thực tế, công tác này vẫn manglại kết quả như kỳ vọng

- Trần Ngọc Quân (2015), Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt

buộc tại huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà

Nẵng Tác giả đã nghiên cứu về cơ chế, chính sách thu BHXH ở huyện Krông Nôtỉnh Đăk Nông, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử

lí vi phạm về đóng BHXH Trên cơ sở phân tích cơ chế, chính sách thu BHXH ởhuyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông, đề cập đến chế tài xử phạt vi phạm pháp luậtBHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe; tác giả có tham khảo mô hình thu BHXH ởmột số tỉnh bạn, từ đó kiến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hoàn thiện cơchế, chính sách thu BHXH ở huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông

- Đề án nghiên cứu khoa học (2011), Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy

trình cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế Chủ nhiệm đề án: Dương Xuân

Triệu, Viện nghiên cứu khoa học- BHXH Việt Nam Đề án đã hệ thống hóa các vănbản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT,

Trang 17

phân tích đánh giá thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong mối tươngquan hỗ trợ nhau Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chếnhư: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều, biểu mẫu chưakhoa học, ứng dụng CNTT còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưađồng nhất Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu,biểu mẫu, quy trình về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT phù hợpvới tình hình mới

- Trần Thị Thúy (2015), Quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Hà Nội.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luậnvăn đã phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH củaNLĐ và NSDLĐ khi mà Luật BHXH sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2014,

có hiệu lực từ ngày 01/01/2016; bên cạnh đó nêu ra những mặt tích cực, hạn chế,nguyên nhân và bài học từ công tác quản lý thu BHXH; qua đó đề xuất phươnghướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Hà Nội

- Đề tài “Hoàn thiện công tác Thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam”

(2017) Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Đềtài phân tích thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam, qua nộidung luận văn tác giả đề xuất những giải pháp và những kiến nghị với các cơ quanliên quan nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại tỉnh Quảng Nam Bài viết chỉ nóichung về công tác thu BHXH mà không đi vào đối tượng cụ thể nên không có tínhthực tế cao do các khối loại hình thu BHXH đều có các hình thức tiếp cận riêng

Cũng liên quan đến lĩnh vực BHXH, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi

bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam” (2017) Tác giả Phạm Huỳnh

Vĩnh Uyên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Đề tài phân tích cơ sở lý luận củacông tác chi BHXH, phân tích thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tạiBHXH tỉnh Quảng Nam, những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắcphục trong thời gian tới Qua luận văn, tác giả đã đề xuất, kiến nghị với các cơ quanliên quan nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH ngày càng hoàn thiện trongthời gian tới

Trang 18

Mặc dù có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhưng vẫn còn một

số vấn đề chưa được nghiên cứu Tuy nhiên đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tácquản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đồng Hới” củatác giả có đối tượng phạm vi nghiên cứu cụ thể nên không trùng lặp với các đề tàinghiên cứu khác

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 TỐNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm móng của nó từ thế

kỷ XIII ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển,song ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp Ở nước ta,ngày 03/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 54/SL quy định điều kiệnnghỉ hưu cho cán bộ công chức thuộc tất cả các ngạch trong nước Việt Nam Tiếptheo đó chế độ hưu bổng cho công chức cũng đã được quy định cụ thể bằng Sắclệnh số 105/SL ngày 14/06/1946 của Chủ tịch nước Nhằm từng bước luật hóa cácchế độ chính sách xã hội cho người lao động, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947được ban hành quy định chế độ làm việc cho người lao động Theo đó chủ sử dụnglao động ngoài việc chi trả tiền lương cho công nhân còn phải đảm bảo các khoảnphụ cấp cho gia đình họ; quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng làm ca đêm, làm thêmgiờ, ngày nghỉ lễ và chế độ sinh nở, chế độ nghỉ ốm của người lao động

Các chế độ BHXH này đã được hoàn thiện dần dần qua các Sắc lệnh số76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước.Hiến pháp 1959 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã nêu

rõ quyền của người lao động được trợ cấp về vật chất khi già yếu, ốm đau, bệnh tậthoặc mất sức lao động Tuy nhiên do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nênchỉ một bộ phận lao động xã hội được hưởng quyền lợi BHXH

Sau khi hòa bình lập lại, ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành Nghị định128/CP về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viênchức” và được thực hiện từ ngày 01/01/1962 Sau hơn 20 năm thực hiện BHXH đốivới công nhân viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội đã bộc lộ nhiều hạn chế Vìvậy ngày 18/09/1985 Chính phủ (lúc đó là Hội đồng Bộ trưởng) đã ban hành nghị

Trang 20

định 236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với ngườilao động, nội dung chủ yếu là điều chỉnh mức đóng và hưởng BHXH.

Tuy nhiên, chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phùhợp với cơ chế mới Do đó, ngày 22/06/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/

CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế.Nhưng BHXH Việt Nam chỉ có bước đột phá sau khi có Nghị định 12/CP về việcban hành “Điều lệ BHXH đối với công chức, viên chức và công nhân của Nhà nước

và mọi loại lao động theo loại hình bắt buộc”, Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 củaChính phủ ban hành điều lệ đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Để đáp ứng với đòi hỏi sự đổi mới

về chế độ quản lý, ngày 01/10/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP vềviệc thành lập Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, quản lý thu BHXH

1.1.2.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, BHXH đã trở thành một trongnhững chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, là trụ cột của hệthống an sinh xã hội Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, BHXHđược nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau

Từ góc độ Pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động,

sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết [1, tr.5]

Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro

xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội [1, tr.5]

Tuy nhiên, dù ở giác độ nào thì BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ

Trang 21

nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc.

Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã đưa ra khái niệm về BHXH được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới: BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành viên và đảm bảo an toàn xã hội.

Theo Đỗ Văn Sinh: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bao thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro

xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [23, tr.14]

Khái niệm về Bảo hiểm xã hội được khái quát một cách cao nhất khi có sự ra

đời của Luật Bảo hiểm xã hội: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù

đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” [19, tr.2]

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức

mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia [19, tr.2]

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một hình thức đảm bảo về thu nhập cho ngườilao động (và một số trường hợp là thành viên gia đình) trong những trường hợp rủi

ro nhất định Việc đảm bảo này được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ phải tham giađóng góp của các đối tượng nhất định nhằm tạo lập nguồn chi trả Nói cách khác,các đối tượng không có quyền lựa chọn có được tham gia hay không tham gia mà

họ phải tham gia hình thức bảo hiểm xã hội này khi thuộc các trường hợp pháp luật

đã quy định Tính bắt buộc là một trong những điểm đặc thù của loại hình bảo hiểm

xã hội này

Trang 22

1.1.2.2 Khái niệm, vai trò, mục đích và nguyên tắc quản lý thu Bảo hiểm

xã hội

Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn củangành BHXH Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, để công tácquản lý thu BHXH đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặtchẽ hợp lý, khoa học nhất, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu,phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH…

Quản lý thu BHXH “được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản

lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH Sự tác động đó được thực hiện bởi hệthống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đíchthu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quyđịnh của pháp luật về BHXH” Trích dẫn

Vai trò của quản lý thu Bảo hiểm xã hội

- Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH:

Hoạt động thu BHXH vốn có tính đặc thù khác với hoạt động khác, đốitượng thu BHXH đa dạng, phức tạp, gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, độtuổi, thu nhập và vị trí địa lý vùng miền cũng không thống nhất Do đó, nếu không

có sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp quản lý thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạtđược hiệu quả cao

Ngành BHXH nước ta là hệ thống ngành dọc, thông qua công tác quản lýquá trình thực hiện chính sách BHXH giữa các cấp khác nhau được thống nhất.Việc thống nhất giữa những người bị quản lý và người quản lý sẽ làm giảm chi phí,tiền của và công sức của các cơ quan BHXH

Như vậy, thông qua hoạt động quản lý những nội dung quan trọng của hoạtđộng thu BHXH được thống nhất về đối tượng thu, mẫu biểu, hồ sơ thu, quy trìnhthu nộp BHXH Đồng thời giúp cho các cơ quan BHXH nắm chắc được các nguồnthu từ các đối tượng khác nhau để đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn thu đó

- Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả

Trang 23

Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH Tính ổnđịnh và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là một mục tiêu mà bất kỳ hệthống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được Với chức năng của mìnhcông tác quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững,hiệu quả thông qua:

Thứ nhất, công tác quản lý sẽ giúp định hướng công tác thu BHXH một cách

đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳtrên cơ sở xác định mục tiêu chung của hoạt động thu BHXH là thu đúng, thu đủ,thu không để thất thoát, từ đó hướng mọi nỗ lực cá nhân, tổ chức vào mục tiêuchung đó

Thứ hai, nhờ việc chỉ huy liên tục của người quản lý mà quá trình thu BHXH

với rất nhiều yếu tố phức tạp đã được tổ chức, điều hòa, phối hợp nhịp nhàng,hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong hệ thống BHXH, giúp tăng cường tính

ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Thứ ba, công tác thu BHXH có thể tạo động lực cho mọi người trong tổ chức

BHXH Do đó, quản lý giữ vai trò đảm nhiệm, thông qua công tác đánh giá, khenthưởng cho các cá nhân, tổ chức thu BHXH có thành tích tốt, đạt kết quả cao, đồngthời uốn nắn những sai lệch hoặc những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát quỹBHXH, ảnh hưởng đến lợi ích người tham gia

Mục đích quản lý thu BHXH

Trong quản lý thu BHXH, mục đích quan trọng và phải luôn hướng tới làmục tiêu công bằng, công khai và dân chủ Vì vậy, để đạt được mục tiêu này phảixây dựng một cơ chế dựa trên một hệ thống tiêu thức phản ánh đầy đủ các nội dungcần quản lý

Thứ nhất, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo chi trả chế độ

cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động trong quá trìnhlao động không may bị rủi ro, nghỉ hưu, cũng như khi về già

Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH,

đó là: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; phân định rõ

Trang 24

chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH.

Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu

BHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH liên tụctăng trưởng

Thứ tư, đảm bảo các quy định về thu BHXH được thực hiện nghiêm túc, hiệu

quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội thông qua việcđiều tiết, chia sẻ rủi ro Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, quản lý thuBHXH lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những lạmdụng của người sử dụng lao động đối với người lao động nhất là việc thuê mướn, sửdụng, trả tiền lương, tiền công bất bình đẳng

Nguyên tắc quản lý thu BHXH

- Một là, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

Thu đúng là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúngthời gian quy định: Mọi người lao động khi có Hợp đồng lao động hoặc giao kết laođộng theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt buộc.Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công, căn cứ đóng BHXH củangười lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng phụ thuộcvào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác định đúng đối tượng,mức thu, phương thức thu

Thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiềnphải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động

Thu kịp thời là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiềncông, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH.Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hộitừng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH củangười sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiềnthu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH

- Hai là, nguyên tắc thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch:

Chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ được ban hành thực hiện thống

Trang 25

nhất trong toàn quốc Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được thực hiện công bằngđối với mọi đối tượng, không phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hànhchính… Bên cạnh đó, phải thực hiện chế độ công khai quỹ, có sự kiểm tra, thanhtra, kiểm toán, giám sát quỹ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xãhội.

Tất cả các chế độ chính sách đối với mọi đối tượng phải được áp dụng vàđiều chỉnh một cách thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo đầy đủ quyền lợi choNLĐ, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ

Đây là nguyên tắc cao nhất trong quản lý thu BHXH cũng như trong hoạtđộng BHXH nói chung Bởi lẽ, chỉ có như vậy mới thực hiện được vai trò và mụcđích của thu BHHX, tạo ra được một nguồn lực to lớn để thực hiện các chế độBHXH cho người lao động và cung cấp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

- Ba là, an toàn, hiệu quả

Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính củanhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu BHXH do được dồn tíchcộng đồng nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa được sử dụngcần được đầu tư, tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thuBHXH về mặt giá trị Thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránhlạm dụng, thất thoát đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồiđược vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu

1.1.3 Đặc điểm Quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một bộ phận quan trọng nhất của ngành BHXH, nó gắn liềnvới sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH Có nhiều cách định nghĩa khác nhau

về quỹ BHXH Theo quy định của Luật BHXH:

“Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự

hỗ trợ của Nhà nước” [19, tr.2]

Đặc điểm cơ bản về quỹ BHXH như sau:

Trang 26

- Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn trong đó các nguồn chính làNLĐ, người SDLĐ, Nhà nước với tư cách là người SDLĐ của các cơ quan hànhchính sự nghiệp cũng phải đóng theo quy định Mức đóng BHXH được quy địnhbằng tỷ lệ (%) trên tiền lương, tiền công tùy từng đối tượng.

- Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ và giađình của họ khi NLĐ không may gặp rủi ro làm giảm hoạc mất thu nhập từ laođộng Hoạt động của quỹ không nhằm mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh kiếmlời

- Phân phối quỹ vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàntrả Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ NLĐ là đối tương tham gia đóng góp BHXHđồng thời cùng là đối tượng nhận trợ cấp BHXH Tính chất không hoàn trả thể hiện

ở chổ cùng tham gia BHXH nhưng có người được hưởng nhiều lần, nhiều chế độkhác nhau nhưng có người được hưởng ít lần hơn hoặc thậm chí là không đượchưởng

- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH Nó làkhâu tài chính trung gian, cùng với Ngân sách nhà nước (NSNN) và tài chính doanhnghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia

- Quá trình tích lũy, đảm bảo an toàn quỹ BHXH là một vấn đề mang tínhnguyên tắc và trọng tâm, đặc điểm này xuất phát từ vấn để đảm bảo ổn định cuộcsống cho NLĐ Vì vậy BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tàichính Nếu xét ở một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượngtiền nhàn rỗi để chi trả trong tương lai

1.1.4 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Trước hết đó làphần đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớnnhất và cơ bản của quỹ Thứ hai, phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối củaquỹ được cơ quan BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi Thứ ba, phầnnộp phạt của những cá nhân và tổ chức vi phạm pháp luật về BHXH Ngoài ra quỹcòn có nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật mỗi nước quy định

Trang 27

Sự phân chia về trách nhiệm đóng BHXH giữa NLĐ và người SDLĐ khôngphải phân chia rủi ro mà là lợi ích giữa các bên.

Người SDLĐ bỏ ra một khoản tiền nhỏ để đóng BHXH giúp họ tránh đượcthiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn hơn khi có rủi ro xảy ra đối vớiNLĐ Đồng thời nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người SDLĐ và NLĐ

Đối với NLĐ, sự đóng góp vào quỹ BHXH là một phần để tự bảo vệ bảnthân, vừa thể hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro nếu có của chính mình đồng thờicòn có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ

Về phía Nhà nước, sự tham gia đóng góp của Nhà nước nhằm thể hiện sựquản lý của Nhà nước đối với BHXH, đảm bảo cho chính sách được thực hiệnnghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật

Theo quy định tại Mục 1 chương VI từ điều 88 đến điều 98 Luật BHXHnước ta Quỹ BHXH bao gồm các thành phần sau: Quỹ ốm đau thai sản; Quỹ tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí, tử tuất;

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.2.1 Tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội:

BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của người laođộng tham gia BHXH để quản lý thu BHXH; xây dựng các biện pháp quản lý ngườilao động tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH

Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH trên địabàn, thông báo đến người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH hoặc đã tham gianhưng chưa đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện.Trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH không thực hiện đầy đủ tráchnhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập hồ sơ, kiếnnghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý

Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, nhưng trong vòng 6tháng liền không đóng BHXH và cũng không quan hệ, giao dịch với cơ quan

Trang 28

BHXH kể từ thông báo kết quả đóng BHXH lần cuối; cơ quan BHXH báo cáo với

cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để kiểm tra và lập biên bản Căn cứ biên bảnkiểm tra hoặc chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH báo cáo với cơquan quản lý lao động mà không nhận được ý kiến trả lời thì cơ quan BHXH tạmthời đưa tên người sử dụng lao động ra khỏi sổ, báo cáo nghiệp vụ thu và lập hồ sơtheo dõi riêng

Hàng tháng hoặc tháng đầu của kỳ sau (đơn vị đóng theo kỳ), căn cứ hồ sơđăng ký tham gia BHXH, các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH của đơn vị; giấy báo

có của Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước trong tháng, để kiểm tra, đối chiếu và xácđịnh số người tham gia BHXH, tổng quỹ tiền lương, số tiền phải đóng, số tiền đãđóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có); lập 02bản “Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc" (mẫu C12-TS) gửi 01 bảncho đơn vị sử dụng lao động trước ngày 10 tháng sau, 01 bản lưu tại cơ quan BHXH

BHXH quận, huyện: Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả

năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn lập 2 bản “ Kếhoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc năm sau “(mẫu K01-TS), gửi 1 bản đến BHXHtỉnh trước ngày 05/11 hàng năm

BHXH tỉnh, thành phố: Lập 2 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người

sử dụng lao động do tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 2 bản

“ Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc năm sau “(mẫu K01-TS), gửi bảo hiểm xãhội Việt Nam 1 bản trước ngày 15/11 hàng năm

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước

và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao

dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh trước ngày 10/01 hàng năm

Đối với đơn vị sử dụng lao động:

Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động,quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế trong tháng kèm danh sách lao động quỹtiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lýthu theo phân cấp trước ngày 15 hàng tháng tại các biểu D02-TS

Trang 29

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quyền lợi vềBHXH của người lao động cho cơ quan BHXH để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT chongười lao động;

Đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho người lao động theo quy định

Thực hiện đầy đủ các quy định về lập hồ sơ; đăng ký tham gia BHXH trườnghợp xác nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động không đúng sựthật thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Phân cấp quản lý:

BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra tình hình

thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm

cả BHXH BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ Xác địnhmức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báocho BHXH tỉnh

BHXH tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu

BHXH cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liênquan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh

Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu,cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXHtheo định kỳ hàng năm và lập “ Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc”

BHXH huyện, thị: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

đối với người sử dụng lao động và người quản lý lao động theo phân cấp quản lý

BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu

BHXH, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động do Bộ quốcphòng, Bộ công an, Ban cơ yếu chính phủ quản lý, xây dựng kế hoạch thu và báocáo quyết toán thu BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam

Quản lý tiền thu BHXH

Theo quy định, BHXH cấp tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thu BHXHvào bất cứ mục đích gì Trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự chấp thuậnbằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

Trang 30

BHXH Việt Nam sẽ thẩm định số thu BHXH định kỳ 06 tháng hoặc hàng nămđối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chínhphủ Tiền thu BHXH phải được quản lý chặt chẽ, mọi khoản chi, thu đều phải theođúng quy định và được quyết toán rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

Quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc

Quy trình quản lý thu BHXH là toàn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đếncuối trong công tác thu và quản lý thu BHXH theo loại đối tượng tham gia vàhưởng chế độ BHXH Hiệu quả và kết quả thu là thước đo của một quy trìnhhoàn thiện đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác thu BHXH

Thông tin báo cáo

Công tác thông tin báo cáo trong quản lý thu là rất cần thiết, đảm bảo mọi

Trang 31

thông tin đều được cập nhật thường xuyên, liên tục Hệ thống mẫu biểu báo cáo đơn

vị sử dụng đã được BHXH Việt Nam quy định sẵn Do đó để thực hiện chế độthông tin báo cáo theo đúng quy định đòi hỏi cán bộ làm công tác chuyên môn phảinắm vững từng biểu mẫu cũng như tình huống sử dụng những biểu mẫu đó

Định kỳ hàng tháng, quý, năm BHXH các tỉnh, huyện sẽ lập hai (02) bảntổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD), Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT quý,năm (Mẫu B02a-TS), Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT quý, năm ( Mẫu B02b-TS)

*Quản lý hồ sơ, tài liệu

Vì thông tin, dữ liệu của đối tượng tham gia thường xuyên thay đổi, và sốlượng biểu mẫu, giấy tờ liên quan khá lớn nên BHXH tỉnh, huyện phải thườngxuyên cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH để phục vụ kịp thờicho công tác chuyên môn và quản lý BHXH tỉnh, huyện cần xây dựng hệ thống mã

số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của BHXHViệt Nam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được

sử dụng thống nhất trên hồ sơ giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ

Bên cạnh đó BHXH các cấp cần tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ

sơ, tài liệu theo quy định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

1.2.2 Quản lý mức thu và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH sẽ thu BHXH của đối tượngtham gia theo phần trăm nhất định tính trên tổng quỹ lương tháng thực tế đối vớingười SDLĐ và thu tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương tháng của NLĐ

Mức thu BHXH: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền

lương do Nhà nước quy định “Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiềnlương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấpthâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)”.Tiền lương, tiền công củangười lao động quy định tại điểm này được tính theo mức lương tối thiểu chung tạithời điểm đóng Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sửdụng lao động quy định:

Trang 32

- Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi

trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tạithời điểm đóng (từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụcấp lương theo quy định của pháp luật lao động) Người lao động đã qua học nghề(kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộcphải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng 5% hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmthì cộng thêm 7%

- Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp

là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợpdanh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng vàkiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải đượcđăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố

- Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trong hợp tác

xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với

cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý

- Tiền lương, tiền công tháng để đóng BHXH của người lao động thuộc các

hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do người

sử dụng lao động quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về laođộng theo phân cấp quản lý

- Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính bằng đồng Việt Nam

trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Namtheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm vàngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngânhàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước

Trang 33

chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thànhviên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy

đủ các quy định dưới đây:

Phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phốnơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi

Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúngtheo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảnglương đang áp dụng; Đóng BHXH trên cơ sở mức lương quy định tại điểm này

Cơ quan BHXH quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cánhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ Hàng tháng thực hiện đối chiếu tổng quỹ tiềnlương của đơn vị SDLĐ để làm cơ sở tính số tiền BHXH đơn vị SDLĐ phải nộphàng tháng

Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không cao hơn 20 thánglương tối thiểu chung tại thời điểm đóng

Quản lý mức đóng, thời gian đóng, tuổi đời, tuổi nghề của người tham giaBHXH để có thể tiến hành chi trả sau này được chính xác, thuận lợi, công bằng.Trong đó mức thu BHXH căn cứ vào lộ trình của Luật BHXH Bởi vậy cần phảinắm bắt được tình hình quỹ lương của các đơn vị, doanh nghiệp từ đó có các biệnpháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế tối đa tình trạng gian lận, trốn đóng BHXH

Theo quy định của Luật BHXH số: 71/2006/QH11 thì tỷ lệ đóng BHXH từ01/01/2014 là 26% Trong đó người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất;người sử dụng lao động đóng 18% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau - thai sản; 1% vàoquỹ TNLĐ-BNN; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất) Từ tháng 6 năm 2017 đến nayngười lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng17,5% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau - thai sản; 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN; 14%vào quỹ hưu trí và tử tuất)

Phương thức đóng BHXH BB

Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng kýtham gia đóng BHXH tại địa bàn đó theo phân cấp của quản lý Trường hợp đơn vị

Trang 34

không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vịquản lý cấp trên Hiện nay, có 02 phương thức đóng BHXH bao gồm: đóng BHXHtheo tháng và đóng BHXH theo quý hoặc 06 tháng một lần

+ Đóng theo tháng:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị SDLĐ đóngBHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thờitrích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định chuyển cùngmột lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Khobạc Nhà nước

NSDLĐ đóng BHXH bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp NSDLĐđóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tàikhoản chuyên thu của cơ quan BHXH Nếu NLĐ hoặc NSDLĐ nộp tiền mặt trựctiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộptiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

+ Đóng theo quý hoặc 06 tháng một lần:

Đơn vị SDLĐ là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất kinhdoanh có thề đóng theo quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thứcđóng với cơ quan BHXH Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phảichuyển đủ tiền vào tài khoản

Hộ kinh doanh cá thể tổ hợp tác cá nhân có thể thuê mướn, trả công choNLĐ, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần trên

cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn

vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ

1.2.3 Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý đối tượng tham gia BHXH chính là quản lý người lao động và đơn

vị sử dụng lao động (SDLĐ) Để quản lý đối tượng tham gia BHXH, một việc làmrất cần thiết là quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theocác địa bàn hành chính, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh

Trang 35

trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và đơn vị SDLĐ thuộc đối tượngbắt buộc tham gia BHXH Cơ quan BHXH có trách nhiệm:

- Điều tra, lập danh sách các đơn vị SDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn Thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham

gia, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật Định kỳbáo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hànhpháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giảiquyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóngkhông đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định củapháp luật Đối với các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT,BHTN như không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTNkhông đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật thì cơ quanBHXH lập biên bản, truy thu BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ

- Quản lý cấp sổ BHXH Để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, cơ quan

BHXH thực hiệc cấp sổ BHXH để ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN.Hoạt động này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và đóng BHXH,giúp NLĐ có cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độBHXH của đơn vị SDLĐ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm công bằng cho ngườilao động khi chuyển nơi làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động bởi vẫn duy trìđược quyền lợi về BHXH Sổ BHXH còn là cơ sở giải quyết các tranh chấp phátsinh giữa người lao động, người SDLĐ và cơ quan BHXH

- Quản lý đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN:

+ Đối với đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN nợ đến 03 tháng tiền đóngđối với đơn vị đóng hằng tháng, 6 tháng đối với đơn vị đóng hằng quý, 9 tháng đốivới đơn vị đóng 6 tháng một lần, cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đếnđơn vị để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và lập Biên bản đối chiếu thu nộp Sau đó tiếptục gửi văn bản đôn đốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời,gửi cho phòng (tổ) Khai thác và thu nợ phối hợp thực hiện cho đến khi thu nợ xong

+ Trong trường hợp phát hiện đơn vị không còn tồn tại, không còn hoạt động

Trang 36

sản xuất - kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế

độ BHXH, BHYT cho NLĐ thì Phòng Quản lý thu báo cáo Giám đốc BHXH đểbáo cáo UBND, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp kiểm tra, lập biênbản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH, BHYT; căn cứ biên bảnkiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN đến thời điểm đơn

vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu phát sinh

Nếu sau khi cơ quan BHXH đã báo cáo nhưng UBND, cơ quan quản lý nhànước về lao động không phối hợp kiểm tra thì cơ quan BHXH thành lập đoàn vàthực hiện kiểm tra, lập biên bản có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phươngnơi đơn vị đóng trụ sở

+ Khởi kiện các đơn vị nợ đọng kéo dài: Đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT,

cơ quan BHXH đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo quyđịnh, gửi văn bản đôn đốc thu nộp đến 03 lần nhưng đơn vị vẫn không đóng thì cơquan BHXH thực hiện như sau: Tiếp tục đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếuthu nộp Gửi văn bản thông báo tình hình đóng BHXH, BHYT của đơn vị cho đơn

vị cấp trên hoặc cơ quan quản lý đơn vị để có biện pháp đôn đốc đơn vị trả nợ vàđóng BHXH, BHYT Sau đó, nếu đơn vị vẫn không đóng thì gửi văn bản báo cáoUBND cùng cấp và cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động trên địa bànkiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Trong trường hợp đã quá thờihiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT,BHTN) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơkhởi kiện đơn vị ra tòa án Giám đốc BHXH tỉnh giao phòng Khai thác và thu nợchịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hồ sơ khởi kiện

1.2.4 Thanh, kiểm tra hoạt động thu Bảo hiểm xã hội

Công tác thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu không thể thiếu đượctrong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH và quản lý thu BHXH nóiriêng, có thể thấy vai trò của kiểm tra trong biểu thức:

Quản lý = Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra

Trang 37

Bản chất của công tác kiểm tra BHXH, quản lý thu BHXH là phải xác định vàsửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của cơ quan BHXH so với chínhsách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra.

Thực tế đã chỉ ra nội dung kiểm tra, thanh tra BHXH, chỉ có thể kiểm tra,thanh tra một số khu vực và một số lĩnh vực quan trọng tác động đến cả hệ thốnghoặc kiểm tra, thanh tra phát sinh đột biến cần phải có thông tin phản hồi phục vụyêu cầu quản lý

Các phương thức kiểm tra hoạt động của BHXH gồm có: Kiểm tra của các cơquan quyền lực Nhà nước, kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nhân dân (gồm thanhtra nhân dân, kiểm tra của tổ chức đảng, đoàn thể ) Tuỳ thuộc vào mục đích, yêucầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra cho phù hợp: theo thờigian thì có loại hình thường xuyên hay định kỳ; kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểmtra đột xuất; nếu theo phạm vi trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các

cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (Tổ chức thanh tra Nhà nước,thanh tra nhân dân, thanh tra lao động ) Nội dung kiểm tra về BHXH thường cókiểm tra về quản lý thu BHXH, BHYT; kiểm tra chi trả BHXH, BHYT; kiểm trathực hiện các chế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý đối tượng được hưởng cácchế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản

Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH, bao gồm:

Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH:

+ Đóng góp của đối tượng tham gia BHXH bằng 20% so với tổng quỹ tiềnlương của các đơn vị tham gia BHXH

+ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để chi trả các đối tượng đang hưởng cácchế độ BHXH trước ngày 01/01/1995; đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiệncác chế độ BHXH đối với người lao động sau ngày ban hành Điều lệ BHXH

+ Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn, đầu tư tăngtrưởng quỹ BHXH

+ Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước

+ Thu từ giá trị tài sản BHXH được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước.Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật:

Trang 38

+ Danh sách lao động được biên chế hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước hayhợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc dưới 3 tháng nhưng vẫn tiếp tục làmviệc tại đơn vị.

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng của người lao động

+ Hồ sơ gốc của người lao động đang lưu tại đơn vị làm việc

+ Hồ sơ pháp nhân của đơn vị trong trường hợp tham gia BHXH lần đầu.Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của người lao động và phầntrích của đơn vị đóng BHXH cho người lao động thông qua chuyển khoản vào hệthống Ngân hàng hoặc Kho bạc

Kiểm tra và đối chiếu phần để lại 2% tiền đóng BHXH của đơn vị để thanhtoán các chế độ ngắn hạn cho người lao động

Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do vi phạmpháp luật BHXH về đóng BHXH đối với người sử dụng lao động

Căn cứ vào chương trình kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, BHXH đã phốihợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở lao động – Thương binh & xã hội để tiếnhành các cuộc kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất các đơn vị có biểu hiện viphạm luật BHXH Nhìn chung, công tác thanh tra kiểm tra tiến hành khá thườngxuyên nhưng còn mang tính hình thức Các cơ quan thuế thu tốt là nhờ có chứcnăng thanh tra, xử phạt Trong khi đó, cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra Vìvậy, tính răn đe đối với những DN chây ỳ đóng BHXH còn hạn chế Kết quả là tìnhtrạng nợ đọng vẫn diễn ra, số DN nợ và nợ tồn đọng vẫn còn cao Đây luôn là vấn

đề nhức nhối đối với toàn xã hội nói chung và ngành BHXH nói riêng

1.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BHXH

1.3.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội trong năm (T HT )

Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá quản lý thu Bảo hiểm

xã hội Theo quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về quản lý thu BHXH:Định kỳ hàng năm, dựa vào báo cáo kết quả thu của BHXH các tỉnh thành phốtrong cả nước nộp ngày 31/12 của năm; Dựa vào bảng xây dựng kế hoạch thuBHXH năm sau của các BHXH tỉnh thành phố và dựa vào các văn bản pháp luật,

Trang 39

chính sách của Nhà nước mới ban hành, BHXH Việt Nam tiến hành khảo sát, tổnghợp và lên kế hoạch cùng Ban thu của BHXH Việt Nam để tính toán số lượng laođộng, số đơn vị tham gia trong năm tới, số đơn vị trốn đóng và còn nợ đọng … Từ

đó đưa ra tổng số tiền phải thu của từng BHXH tỉnh, thành phố trong cả nước, saocho kế hoạch được giao sát với tình hình thu thực tế nhất của từng địa bàn, từ đó ravăn bản công bố kế hoạch phải thu vào ngày 10/01 hàng năm, dựa vào bảng kếhoạch này BHXH Việt Nam xét tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH Theo đóBHXH tỉnh, thành phố trong cả nước vào ngày cuối cùng trong năm phải thu đủ100% kế hoạch được giao hoặc vượt mức kế hoạch được giao thì mới được coi làthành công

Công thức tính:

Số thu BHXH thực hiện được

Số thu BHXH theo kế hoạch

1.3.2 Tỷ lệ nợ đọng Bảo hiểm xã hội (T NĐ )

Đây là tiêu chí thứ hai để đánh giá quản lý thu BHXH, theo đó bên cạnh việchoàn thành kế hoạch thu trong năm thì việc thu hồi nợ đọng, giảm nợ đọng số tiềnBảo hiểm xã hội theo từng năm là tiêu chí để xác định kết quả hoạt động công tácquản lý thu trong năm đó, việc thu hồi số tiền nợ đọng hay số tiền nợ đọng giảmtheo từng năm phản ánh công tác quản lý đối tượng, công tác thanh tra kiểm tra đơn

vị, cùng sự phối hợp giữa ngành BHXH và các ban ngành chức năng, các cơ quanquản lý nhà nước Vì vậy tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH giảm theo từng năm là tiêu chíthứ hai quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu BHXH trong năm đócủa cơ quan BHXH các huyện, thị xã và các tỉnh, thành phố trong cả nước

Công thức tính:

Số tiền nợ đọng BH

TNĐ = x 100 (%)

Tổng số tiền thu BHXH

Trang 40

1.3.3 Tốc độ tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH (T SL )

Công tác quản lý thu BHXH trong đó công tác quản lý đối tượng tham giaBHXH tốt sẽ giúp cho cán bộ quản lý thu quản lý chặt chẽ, điều tra nắm rõ sốlượng đối tượng tham gia bao gồm số đơn vị và số lao động tham gia BHXH Từ

đó, mở rộng độ bao phủ của BHXH làm tăng số đối tượng tham gia BHXH.Chính vì thế, đây là thước đo, là tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lýthu BHXH

Số lượng đối tượng tham gia BHXH năm sau

TSL= x 100%

Số lượng đối tượng tham gia BHXH năm trước

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.4.1 Các nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác độngđến quản lý thu BHXH nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn ngànhBHXH nói chung Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm củacon người chỉ được nghĩ đến khi nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở đã được đảmbảo Vì vậy, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọingười dân được cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trò to lớncủa mình

Khi kinh tế xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt độngcũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH cho người lao động, nguồn thuBHXH sẽ bị giảm sút, đồng thời khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiềudoanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn tới người lao động sẽ bị mất việclàm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng phát Nguồn thu bị giảm sút nhưng chế

độ về chính sách cho người lao động như: thất nghiệp, ốm đau, thai sản, hưu trí

…vẫn phải tiếp tục, nguồn thu BHXH không đủ cho nguồn chi các chế độBHXH sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, dẫn tới sự đổ vỡ của cả hệthống ngành BHXH

Thực tế như ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w