1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh đắk lắk

120 149 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế nói chung và côngtác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đối với một quốc gia làrất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát t

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu luận văn 5

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 10

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 10

1.1.1 Thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 10

1.1.2 Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 12

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 14

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 16

1.2.1 Quy trình và nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế TNDN 16

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 25

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 30

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ CỤC THUẾ 32

Trang 6

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số

Cục Thuế có số thu tương đương với Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 38

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk 38

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk 39

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk 41

2.1.4 Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế 42

2.1.5 Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015 – 2017 45

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 49

2.2.1 Công tác lập dự toán thu, phân tích và dự báo nguồn thu thuế TNDN 49

2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp 53

2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế 63

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2015 – 2017 71 2.3.1 Những kết quả đạt được 71

2.3.2 Hạn chế 73

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 76

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 77

Trang 7

ĐẮK LẮK 77

3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác thu thuế Thu nhập doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 77

3.1.2 Định hướng về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 77

3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK 79

3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế TNDN 79

3.2.2 Hoàn thiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nộp thuế về pháp luật thuế TNDN 80

3.2.3 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế TNDN 84

3.2.4 Hiện đại hóa công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế TNDN 89

3.2.5 Tăng cường công tác đôn đốc thu và quản lý nợ thuế TNDN 91

3.2.6 Một số khuyến nghị với các cấp, các ngành có liên quan 94

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

: Kinh tế xã hội: Người nộp thuế: Ngân sách Nhà nước: Quản lý thuế

: Quản lý thu thuế: Sản xuất kinh doanh: Thu nhập cá nhân: Thu nhập doanh nghiệp: Trách nhiện hữu hạn: Ủy ban Nhân dân

Trang 9

Số hiệu Tên bảng Trang bảng

2.1 Phân loại trình độ chuyên môn CBCC tại Cục thuế 42

tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2017

Tình hình CBCC được đào tạo, tập huấn về quản lý

2.2 thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 44

2015 - 2017

2.3 Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015- 2017 46

của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

2.4 Tình hình lập và phân bổ dự toán thu thuế, phí tại Cục 50

Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

2.5 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN tại Cục 51

Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về thuế

2.6 TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 54

2017

2.7 Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ về thuế TNDN tại 56

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017

2.8 Tình hình cấp mã số thuế tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk 57

giai đoạn 2015-2017

2.9 Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh 60

Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017

2.10 Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 62

các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk

Trang 10

2.11 Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại 64

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 -2017

2.12 Tỷ lệ nợ thuế thu nhập doanh nghiệp 682.13 Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách 69

Trang 11

Số hiệu Tên hình Trang hình

2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh 42

Đắk Lắk

2.2 Phân loại CBCC theo trình độ chuyên môn tại Cục 43

Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017

2.3 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN giai đoạn 52

2015- 2017

2.4 Tốc độ tăng trưởng các loại hình doanh nghiệp tại Cục 58

Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đất nước

ta triển khai thực hiện đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống thuế nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế bình đẳng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh (SXKD) Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và khôngngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi các luật thuế trong cả nước Hiệu lực,hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao Nhờ vậy, chínhsách thuế của Nhà nước ta đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xãhội Số thu từ thuế, phí và lệ phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngânsách nhà nước (NSNN), năm sau thường cao hơn năm trước, nhất là các nămgần đây và đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo môi trường cạnh tranhbình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để điềutiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích SXKDphát triển Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đến thuế và hoàn thiệncác biện pháp quản lý và thu thuế Nhà nước sử dụng thuế là công cụ để tácđộng vào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phươngpháp tính thuế để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả kinh tế Trong hệ thốngchính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

là loại thuế trực thu, một trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt quan trọngkhông chỉ là công cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nềnkinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD phát triển mà còn có ý nghĩađóng góp số thu lớn cho ngân sách và đảm bảo ổn định bền vững nguồn thuNSNN hàng năm Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc

Trang 13

đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểmđiều tiết thu nhập và phân phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạnlịch sử nhất định Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế nói chung và côngtác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đối với một quốc gia làrất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt nam vì thuế

là nguồn thu chủ yếu của NSNN và là công cụ quan trọng góp phần điềuchỉnh, thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã rất chú trọng đến côngtác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng.Kết quả hoạt động năm 2017 cho thấy Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã có tổng thuđạt 5.101,6 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh, 127,5% kếhoạch Bộ tài chính giao và bằng 125,2% so với cùng kỳ, đồng thời có 8/10khoản thu vượt mức kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, trong đó các sắc thuếquan trọng vượt cao như: Thuế TNCN đạt 125,3%, Thuế bảo vệ môi trườngđạt 118,2%, Tiền thuê đất đạt 111 % kế hoạch Những con số này cho thấyhiệu quả hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua

Mặc dù vậy, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cònnhiều hạn chế, do người nộp thuế không tự giác chấp hành pháp luật thuế, cónhiều hành vi gian lận để trốn thuế, lạc hậu về cơ chế quản lý, quy trình thuthuế chưa hoàn thiện, đội ngũ nhân viên quản lý thu thuế chưa được đào tạobài bản hoặc các hạn chế về thủ tục và các biện pháp cưỡng chế nợ thuế…

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN là mộtđòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk tronggiai đoạn hiện nay Việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế TNDN sẽgóp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính, đầu tư và tăng cường tínhhiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế Từ những vấn đề trên, với kiến thứcbản thân đã học tại lớp Cao học Tài chính ngân hàng của Trường Đại học

Trang 14

kinh tế Đã Nẵng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lýthu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản

lý thu thuế TNDN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuếTNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra kết quả và có một số đề xuấtnhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý thu; qua đó

đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tạiCục Thuế tỉnh Đắk Lắk

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên thì nghiên cứu này hướng tới cácmục tiêu cụ thể sau:

- Làm rõ những nội dung cơ bản về công tác quản lý thu thuế TNDNnói chung

- Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDNgiai đoạn 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk Qua đó, chỉ ra những mặtđạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lýthu thuế TNDN ở tỉnh Đắk Lắk

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thuthuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm2020

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

Về đối tượng nghiên cứu cụ thể:

+ Công tác lập dự toán, phân tích dự báo nguồn thu thuế TNDN;

Trang 15

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế TNDN;+ Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế TNDN;

+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN;

+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN;

+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế TNDN

từ năm 2018 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:

- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Thống kê số liệu quản lýthu thuế TNDN qua các nguồn thu thập thông tin và các báo cáo của cơ quanthuế trong 3 năm từ 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp đối chiếu - so sánh: So sánh các số liệu tương đối vàtuyệt đối về các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thu thuế TNDN trong giaiđoạn năm 2015 - 2017 để mô tả thực trạng

- Phương pháp phân tích: Từ thực trạng đó phân tích nguyên nhân tăng,giảm của các chỉ tiêu và đưa ra các nhận xét, đánh giá về công tác quản lý thuthuế TNDN của Cục Thuế trong thời gian nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu để đưa ranhững khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu

Trang 16

thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

5 Kết cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hệ thốngcác bảng, biểu, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lýthu thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanhnghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2017

Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuếthu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

6.1 Các bài báo khoa học

[1] Nguyễn Thị Thu Huyền, “Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính ngày 19/11/2016

Bài báo trình bày kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước trong năm

2015, Chi cục Thuế huyện Sông Công, thuộc Cục thuế Thái Nguyên có 1.069

hộ tiến hành kê khai và nộp thuế, thu gần 6,02 tỷ đồng, tăng thu gần 600 triệuđồng, bằng 124% kế hoạch giao; Đảm bảo nguồn thu ngân sách toàn TP SôngCông (là 158,211 tỷ đồng), vượt 19,4% so với thực hiện năm 2014, vượt44,2% so với dự toán Tỉnh giao và vượt 32,1% so với dự toán Thành phốgiao Kết quả trên thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế tạiChi cục Tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các hộ kinhdoanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ khác nhau, trongkhi thực trạng quản lý các hộ kinh doanh cũng còn những bất cập dẫn đếnhiệu quả thu thuế ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao Công tác quản lý thucòn những khó khăn nhất định Vì vậy, việc đưa ra một số giải pháp nhằm

Trang 17

nâng cao hiệu quả thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Sông Công là rất cần thiết.Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng caohiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

[2] Lê Văn Hải, “Bàn về nguyên tắc “nguyên tắc quản lý thuế” trongLuật Quản lý thuế sửa đổi”, Tạp chí Tài chính ngày 30/12/2017

Bài báo đề cập đến nội dung cần sửa đổi, xuất phát từ thực tiễn quản lýthuế trong hơn 10 năm qua, cũng như kinh nghiệm quốc tế đặt ra đối với ViệtNam, đó là “nguyên tắc quản lý thuế” được quy định tại Điều 4 của LuậtQuản lý thuế hiện hành Nguyên tắc này nên được xem xét nâng đúng tầmtrong hoạt động quản lý thuế hiện đại; góp phần đảm bảo nguồn thu chủ yếucủa NSNN Từ chính các luật thuế được Quốc hội thông qua, “Nguyên tắcquản lý thuế” cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Nguyên tắc nàycần được xem xét cụ thể trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý thuế tại ViệtNam; kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng nguyên tắc quản lý thuế; cũngnhư dự liệu những vấn đề đã, đang diễn ra tại Việt Nam và quốc tế Thuế lànguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia Sự lớn mạnh của Đất nước đòi hỏiphải đưa cơ sở tính thuế lên đúng tầm, phù hợp với thông lệ quốc tế Đâychính là lợi ích quốc gia, là yêu cầu bắt buộc phải cân nhắc kỹ và dự liệu khisửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Luật Quản lý thuế trong tương lai gần

[3] Phan Thị Phương Huyền, “Vai trò của thuế TNDN trong thu hút và thúc đầy đầu tư ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính ngày 24/10/2017

Xuất phát từ vai trò của thuế TNDN, tác giả đã đưa ra thực trạng, bấtcập và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò của thuếTNDN đối với đầu tư tại Việt Nam Bài viết là một tài liệu tham khảo hữu ích

để xây dựng các giải pháp trong đề tài

[4] Đinh Lan Ngọc, “Quản lý thuế hiện đại theo chuẩn mực quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam ngày 20/12/2017

Trang 18

Tác giả đã nêu ra những điểm mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổsung Qua đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan thuếnhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế hiện đại, phù hợp với các chuẩn mựcquốc tế.

[5] Nguyễn Lê Hồng Vân, “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đến 2020: Hoàn thiện thể chế giữ vai trò quan trọng” Báo Hải quan 2017

Bài báo đã đưa ra những kết quả đạt được của ngành thuế từ năm 2009đến nay và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý thuế nhằm đảmbảo nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý thuế và phù hợp với giảipháp công nghệ mới đưa ra theo những chuẩn mực quốc tế về thuế

[6] Nguyễn Thị Hải Yến, “Siết quản lý để chống thất thu thuế”, Báo Hải quan năm 2017

Bài báo đẩy mạnh tiến trình thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuếgiai đoạn 2016 - 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Tài Chính phê duyệt Đồng thời,

rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế và sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp

vụ Ngành cũng tăng quản lý nội ngành, kỷ cương, kỷ luật đổi mới phươngpháp làm việc; củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Côngnghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 không tìm thấy bàiviết liên quan trực tiếp đến đến đề tài nghiên cứu

6.2 Các đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong 3 năm gần đây

[1] Trần Phan Quốc Chương (2013), “Quản lý thu thuế thu nhập doanhnghiệp tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Tácgiả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN, thu thập số liệu

và đưa ra các đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại CụcThuế tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 Tuy nhiên, phạm vi

Trang 19

nghiên cứu của tác giả là công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnhGia Lai không đi vào nghiên cứu chuyên sâu công tác quản lý thu thuế TNDNtại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk Do đó, tác giả chưa tập trung đi sâu vào các giảipháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh ĐắkLắk trong thời gian tới.

[2] Lương Thị Minh Kiều (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý thuếthu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Liên Chiểu, thành phố ĐàNẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Đề tài tập trung nghiên cứu phântích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 dựa trên nền tảng cơ sở

lý luận về công tác quản lý thuế TNDN tại các cơ quan thuế và thu thập sốliệu phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuếquận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, đề tài chỉ đề ra các giải pháp

cơ bản chưa chuyên sâu để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN

của địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng mà không đi sâu vào công tác quản lý thu thuế TNDN

[3] Lê Trung Dũng (2015), “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanhnghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát thuế TNDN của cơquan thuế, phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN giaiđoạn 2012 - 2014, từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp tăngcường công tác kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi Tuynhiên, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thu thuế TNDN,cũng như chưa đưa ra các giải pháp chuyên sâu nhằm hoàn thiện công tác nàytại Cục Thuế tỉnh Quãng Ngãi

[4] Nguyễn Thị Giang (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”, Luận văn

Trang 20

Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Tác giả dựa trên số liệu thu thập được từ công tácthu thuế TNDN trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông từ năm 2012 đến

2014, nêu ra các kết quả đạt được, đưa ra các đánh giá, nhận xét về những kếtquả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong giai đoạn này, từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế

[5] Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016), “Quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tại Chi cục Thuế M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học ĐàNẵng Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN tại địa bàn huyệnM’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk, là một huyện có số thu NSNN khá nhỏ so với toàn tỉnh

Do đó, chưa thể hiện được tầm bao quát công tác quản lý thuế TNDN để đưa ranhững giải pháp mang tính đột phá cho cả hệ thống ngành thuế

[6] Võ Thị Kiều Oanh (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”,Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Luận văn đã thu thập các tài liệu, số liệuthực tế làm căn cứ đánh giá thực trạng quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệptại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, phân tích các hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp Cácgiải pháp phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có tính khảthi và có cơ sở khoa học thực tiễn

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trốngnghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là:

- Về nội dung: Cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp ở cấp Cục thuế

- Về không gian nghiên cứu: Chưa có nghiên cứu về cùng chủ đề tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

- Về thời gian: Các nghiên cứu vẫn chưa cập nhật dữ liệu đến thời điểmhiện nay

Trang 21

Khi Nhà nước ra đời, thuế là công cụ để Nhà nước có nguồn thu nhằmtrang trải các chi tiêu của Nhà nước Nhà nước dùng quyền lực của mình banhành các luật thuế để bắt buộc dân cư và các đối tượng khác trong nền kinh tếđóng góp cho Nhà nước Và đây là hình thức huy động tài chính cho Nhànước Người nộp thuế sẽ phải đóng thuế theo luật định, mang tính chất bắtbuộc trên nguyên tắc luật định.

Như vậy, thuế có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Nghĩa rộng, thuế có thể được hiểu là nguồn lực chuyển giao từ khu vực tưsang khu vực công Nghĩa hẹp, thuế là một khoản thu bắt buộc bằng tiền củaChính phủ, không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp và được thực thi bằngpháp luật

b Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triểncủa thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà

Trang 22

nước và thực hiện phân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng chocác chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau,điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trongphân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạtđộng sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Đối tượng nộp thuếTNDN là tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 do Quốc Hộinước Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung

số 32/2013/QH13, tại Điều 2 quy định cụ thể các đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này

Về nguyên tắc, thu nhập chịu thuế là bất cứ khoản thu nhập phát sinh nào

dù bằng tiền vay hay hiện vật, không phân biệt từ nguồn sản xuất kinh doanh hayhoạt động, đầu tư sau khi loại bỏ những khoản được pháp luật quy định khôngphải chịu thuế thu nhập Những khoản thu nhập được quy định không phải chịuthuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là những khoản thu nhập còn lại saukhi đã nộp thuế thu nhập hoặc một loại thuế tương đương ở một khâu nào đó.Những khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cũng có thể là những khoản thunhập nhỏ, lặt vặt nhưng lại không thuận tiện cho công tác quản lý Nói cáchkhác, thu nhập chịu thuế phải gồm hầu hết các khoản thu nhập chủ yếu phát sinh,không phân biệt hình thái và nguồn gốc của chúng

Trang 23

1.1.2 Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Tuy nhiên vấn đề QLT phải được xem xét dưới góc độ của nền kinh tếnói chung, tức là quản lý các mối quan hệ về thuế của các chủ thể bao gồm:Nhà nước (cơ quan định ra chính sách thuế), các đối tượng nộp thuế và bộmáy quản lý hành chính thuế (Quản lý hành chính thuế được hiểu là chứcnăng, là hoạt động quản lý của cơ quan QLT đối với các thực hiện nghĩa vụthuế của người nộp thuế và được thực hiện bằng phương pháp hành chính)

QLT là một nội dung quan trọng cuả công tác quản lý tài chính Nhànước QLT không thể tách rời quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhànước vế kinh tế nói riêng

b Quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế (QLTT) là một nội dung của quản lý thuế - một lĩnhvực quản lý hành chính công của nhà nước

“QLTT là quản lý việc thực thi và thực thi các chính sách thuế hay là việcthực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế.”

“QLTT là việc thực thi các luật thuế, là việc định ra các hệ thống tổ chức,phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cho các tổ chức

Trang 24

này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong thực thi luật thuế nhằm đạt được mụctiêu đề ra trong môi trường luôn biến động”.

“Theo Luật quản lý thuế, QLTT là quá trình thực thi các chức năngquản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; quản lýhoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lýthông tin về người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; cưỡng chế thi hành cácquyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyếtkhiếu nại tố cáo về thuế”

Từ các khái niệm trên có thể định nghĩa QLTT là một quá trình thực thichính sách thuế, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế lên các tổchức và công dân, nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuếmột cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trườngQLTT luôn biến động

c Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thu thuế TNDN là một một nội dung cơ bản và quan trọng củacông tác quản lý thu thuế Vì vậy, về cơ bản cách hiểu về QLTT đã nêu ở phầntrên cũng là cách hiểu về quản lý thu thuế TNDN Tuy nhiên, quản lý thu thuếTNDN có những nét đặc thù riêng như sau:

Thứ nhất, quản lý thu thuế TNDN là việc quản lý bằng pháp luật, hoạtđộng quản lý thuế được quy định rõ trong pháp luật quản lý thuế

Thứ hai, quản lý thu thuế TNDN được thực hiện chủ yếu bằng phươngpháp hành chính Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyếtđịnh đơn phương của cơ quan quản lý cấp trên là chủ yếu Người nộp thuếphải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định quản lý của cơ quan cấp trên về lĩnhvực nộp thuế Cơ quan quản lý thì đưa ra những quyết định quản lý buộcngười nộp thuế phải thực hiện Nếu không chấp hành thì người nộp thuế sẽphải chịu mức phạt hành chính theo quy định

Trang 25

Thứ ba, quản lý thu thuế TNDN là hoạt động mang tính kỹ thuật,nghiệp vụ chặt chẽ Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, việc nộp thuế lànghĩa vụ của mỗi công dân Tuy nhiên thuế lại dễ gây ra những phản ứng từngười phải gánh chịu Vì vậy, để thu được thuế không phải là điều đơn giản,buộc những cán bộ ngành thuế phải có chuyên môn, nghiệp vụ nhất địnhtrong quản lý thu nộp thuế, đồng thời phải nắm bắt được những kỹ thuậtnghiệp vụ chủ yếu để việc thu thuế thành công, đóng góp vào NSNN.

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thu thuế nói chung và quản thu lý thuế TNDN nói riêng luôn làmột yêu cầu bức thiết được đặt ra cho mỗi quốc gia Sự cần thiết phải quản lýthu thuế TNDN là xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

a Do yêu cầu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Ở hầu hết các quốc gia, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng vì lànguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước Vì vậy làm tốt công tác quản lýthu thuế sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời

số thu cho ngân sách quốc gia Mặt khác, thuế có tác động đến toàn bộ quátrình phát triến kinh tế mà đây chính là cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trongtương lai Cho nên, để tăng trưởng và ổn định số thu của ngân sách nhà nướctrong tương lai, công tác quản lý thu thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triểncác cơ sở tạo ra nguồn thu thuế

Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Điều này thể hiện ởphạm vi áp dụng thuế TNDN rất rộng rãi, bao gồm mọi cơ sở kinh doanh cóthu nhập Mặt khác, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của cáchoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càngcao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN

b Do yêu cầu điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng

Trang 26

tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Thuế không chỉ đem lại nguồn thu ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế

và phân phối lại thu nhập Vì vậy, thuế có vai trò to lớn trong việc thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội Vai trò của thuế trong nền kinh tế được phát huytốt nhất chính là nhờ vào việc hoạch định chính sách thuế hợp lý và tổ chứcquản lý thu thuế có hiệu quả Ngược lại, sự yếu kém trong công tác quản lýthu thuế sẽ làm cho thuế không thể hiện được vai trò, chức năng tích cực vốn

có của nó Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thànhphần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật.Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chínhmạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhậpcao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bịhạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chếnhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhậpcủa các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thểkinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý

Thuế TNDN được tính trên số thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cảnhững khoản chi phí hợp lý theo quy định với thuế suất ổn định cho nênnhững doanh nghiệp có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều Ngược lại, nhữngdoanh nghiệp có thu nhập thấp thì nộp thuế ít, doanh nghiệp không có thunhập thì không phải nộp thuế Điều này đã tạo ra sự bình đẳng công bằngtrong khả năng đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở kinh doanh

c Do yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua các công cụ phápluật để quản lý nền kinh tế Trong khi đó ý thức chấp hành pháp luật của các

Trang 27

tổ chức kinh tế và dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động điều tiếtkinh tế của nhà nước Vì vậy, qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra,kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế sẽ làm cho ý thức chấp hành pháp luậtthuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm việc theo hiến pháp vàpháp luật” trong mọi tầng lớp dân cư Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

là để chống mọi hành vi trốn thuế, lậu thuế và gian lận về thuế TNDN

d Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiếtcác hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển kinh

tế nhất định, góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triểntheo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vàonhững ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưutiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định thông qua hệ thống thuế suất ưuđãi, chế độ miễn, giảm thuế Thuế TNDN góp phần khuyến khích đầu tư,SXKD phát triển theo định hướng của Nhà nước nhằm đảm bảo một cơ cấukinh tế hợp lý

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.2.1 Quy trình và nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế TNDN

Quy trình quản lý thu thuế TNDN nằm trong phạm vi của quy trìnhquản lý thu thuế nói chung, tuy nhiên do đặc thù của thuế TNDN nên quytrình quản lý thu thuế TNDN đơn giản hơn Một số công tác như hoàn thuếkhông nằm trong quy trình quản lý thu thuế TNDN Căn cứ đặc thù của sắcthuế TNDN thì quản lý thu thuế TNDN gồm những quy trình cơ bản sau đây:

Trang 28

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế;

- Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế;

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế;

- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Trên cơ sở khái niệm quản lý thu thuế TNDN và quy định cụ thể tạiLuật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 vàLuật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp số32/2013/QH13, Luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập thu nhập doanhnghiệp số 71/2014/QH13, quyết định số 108/QĐ-TCT ngày 14/01/2010 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế thìnội dung công tác quản lý thu thuế TNDN tại cấp Cục Thuế, bao gồm ba nộidung cơ bản sau: Công tác lập dự toán thu thuế, phân tích và dự báo nguồnthu; Công tác tổ chức thực hiện thu thuế và Công tác thanh tra, kiểm tra -quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

a Công tác lập dự toán thu thuế, phân tích và dự báo nguồn thu

Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằmđảm bảo khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngânsách, phục vụ nhu cầu chi tiêu cũng như cho phát triển kinh tế xã hội ở địaphương Lập dự toán thu thuế là việc dựa trên các cơ sở dữ liệu hiện có vềcông tác thu thuế qua các thời kỳ kết hợp với việc phân tích nguồn lực và tìnhhình kinh tế xã hội hiện tại để đưa ra dự báo tình hình kinh tế, xã hội hiệntương lai từ đó xây dựng kế hoạch thu thuế cho tương lai

Quản lý lĩnh vực lập dự toán thu thuế được thực hiện qua bốn giaiđoạn: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kếhoạch và đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện

Để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu, cơ quan thuế cấp tỉnh

Trang 29

phải quan tâm làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế và phân tích dự đoánnguồn thu kế toán thuế là một bộ phận của hoạt động kế toán gắn với nộidung công việc của ngành thuế Phân tích thống kê có ý nghĩa lớn cho thấytiềm năng khai thác nguồn thu phân tích kết quả thực hiện kế hoạch thuế đểxác định khả năng thực tế của người nộp thuế, xu thế chấp hành pháp luậtthuế và đánh giá đúng năng lực quản lý của ngành thuế.

Việc lập dự toán thu thuế TNDN là một bộ phận trong dự toán thu thuếnói chung phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển SXKD của nền kinh tế,tính đúng, tính đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách theo các chính sách, chế

độ hiện hành và những chế độ, chính sách mới có hiệu lực thi hành trong năm

dự toán; số thuế TNDN phát sinh, phải nộp trong năm dự toán

- Dự toán thu thuế phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thicao với mức động viên trên GDP đạt yêu cầu Nhà nước đề ra Dự toán thu nộiđịa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) đạt mức tăng bình quân tốithiểu so với đánh giá ước thực hiện năm trước tùy theo điều kiện, đặc điểmcủa từng địa phương Mức tăng bình quân tối thiểu thực hiện theo hướng dẫncủa cấp có thẩm quyền

- Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọngthuế, chống thất thu, trốn thuế, gian lận thương mại; tăng cường thanh tra,kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo

dự toán thu thuế được triển khai có tính khả thi cao

b Công tác tổ chức thực hiện thu thuế

Để đảm bảo tổ chức thực hiện thu thuế, cơ quan Thuế thông qua cácquy trình tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức đăng ký, kê khai vànộp thuế

Trang 30

Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (NNT)

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những biện pháp đểtăng cường tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng và pháp luật của Nhànước nói chung Vì vậy, nó cũng là nội dung cơ bản của hoạt động quản lý thuthuế TNDN

Tuyên truyền hỗ trợ NNT là khâu đầu của công tác quản lý thu thuếtheo chức năng Tuyên truyền hỗ trợ NNT có tác dụng không chỉ đối vớiNNT, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm, việc làm này còn thuận lợingay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình

Tuyên truyền hỗ trợ cho NNT sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơquan thuế và NNT Cơ quan thuế thực hiện tốt nội dung này, NNT sẽ nhậnđược những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của choquá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Theo đó cơ quan thuế sẽ tăng được sốthu và giảm chi phí do sự tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật của NNT.Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số thuế do NNT chủ động thựchiện nộp vào ngân sách tăng lên mà chưa cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra

Để làm tốt công tác hỗ trợ NNT, cơ quan thuế luôn coi NNT là khách hàngcủa mình

Tổ chức đăng ký, kê khai và nộp thuế

Đây là quá trình thực hiện các bước công việc từ khâu quản lý đăng kýnộp thuế, nhận số liệu thông qua hình thức kê khai thuế, nhập và xử lý số liệu

kê khai thuế của NNT; nhận số liệu thông qua hình thức nộp thuế, nhập chứng

từ nộp thuế phục vụ cho các bộ phận chức năng khác khai thác thông tin quản

lý thu thuế

+ Đăng ký thuế

Các đối tượng đăng ký thuế theo quy định của pháp luật phải thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế đúng thời hạn quy định và theo mẫu hướng

Trang 31

dẫn đăng ký thuế của cơ quan thuế.

Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫuquy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa

vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật

Đối tượng đăng ký thuế là người có trách nhiệm nộp thuế và các khoảnphải nộp khác vào NSNN theo luật định như: tổ chức, các nhân và hộ gia đìnhkinh doanh; cá nhân có thu nhập chịu thuế; người chi trả thu nhập, người nộpthay…

Cơ quan thuế sử dụng hồ sơ đăng ký thuế làm thông tin ban đầu chocông tác quản lý, chính vì vậy hồ sơ thuế phải luôn sát thực với thực tế củaNNT, khi có sự thay đổi so với thông tin ban đầu thì NNT phải thực hiện kêkhai bổ sung để cơ quan thuế cập nhật thông tin cho công tác quản lý

Sau khi đăng ký thuế NNT được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuếduy nhất Mã số thuế được sử dụng chung cho mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nước cũng như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Mã số thuế đượcchấm dứt hiệu lực khi đối tượng nộp thuế chấm dứt hoạt động đăng đã kýhoặc cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự

+ Kê khai thuế:

Sau khi đăng ký, NNT sẽ tiến hành kê khai thuế với cơ quan thuế Khaithuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuếtheo quy định của Luật thuế TNDN NNT sử dụng hồ sơ khai thuế TNDNtheo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quanthuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khaithuế

Đối với DN hoạt động kinh doanh thường xuyên, hàng quý DN sẽ tiếnhành kê khai tạm tính theo quý, đến thời điển kết thúc năm tài chính doanhnghiệp sẽ tiến hành khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm

Trang 32

chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sởhữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp Việc hàng quý DN kê khai thuếTNDN tạm tính và chỉ kê khai quyết toán theo năm là để tạo điều kiện cho

DN tập hợp được đầy đủ hóa đơn chứng từ và doanh thu - chi phí phát sinhtrong năm tài chính, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ trong thông tin kê khaicủa DN

Đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đấtcủa các tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên hoạt động này thì

tổ chức sẽ kê khai thuế thu nhập theo từng lần phát sinh

Đối với người kinh doanh không thường xuyên thì việc khai thuếTNDN sẽ tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu theo tháng hoặc theo lầnphát sinh thu nhập

Còn đối với doanh nghiệp hoạt động theo phương thức hưởng khấu trừ

từ tiền hoa hồng đại lý thì việc khai thuế TNDN sẽ kê khai theo tháng

Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của người nộpthuế, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyếnkhích sự tuân thủ tự nguyện của NNT, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừanhững trường hợp vi phạm pháp luật thuế

Trang 33

tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản của mình.

Ngày đã nộp tiền thuế là ngày được xác nhận trên Giấy nộp tiền vàoNgân sách Nhà nước bằng chuyển khoản hoặc ngày được xác nhận việc thutiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt Ngày nộp thuế là căn cứ để tínhngày nộp chậm thuế, số ngày tính tiền chậm nộp tiền thuế được tính từ ngàyhết hạn nộp thuế đến ngày người nộp thuế nộp thuế

Nộp thuế là trách nhiệm và quyền lợi của người nộp thuế Nhà nước và

cơ quan thuế có trách nhiệm trong bảo đảm quyền của người nộp thuế cũngnhư đảm bảo công bằng giữa các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có nghĩa

vụ nộp thuế Đồng thời cơ quan thuế cũng có trách nhiệm trong việc hướngdẫn, đôn đốc, NNT thực hiện các nghĩa vụ thuế

c Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối vớicác hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hìnhthực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT,nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh

vi vi phạm của họ

Trang 34

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra còn phát hiện những nội dungkhông phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế với thực tiễn đời sống,kinh tế, xã hội của đất nước, những điểm không phù hợp về công tác tổ chức

hệ thống bộ máy ngành thuế, về các vấn đề nghiệp vụ của công tác hành thu,

từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để khôngngừng hoàn thiện hệ thống thuế

Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý thu thuế tại cơ quan thuế là làm choNNT chấp hành đúng, đủ và kịp thời các nghĩa vụ về thuế với Ngân sách nhànước theo Luật định Nói cách khác, mục tiêu của quản lý thu thuế là làm chopháp luật về thuế được NNT tại mỗi địa phương thực thi một cách tự giác

Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng gian lận thuế sẽ sử dụng nhiềuthủ đoạn, kỹ năng tinh xảo với công nghệ cao để thực hiện hành vi trốn thuế

Do vậy, việc xử lý các vi phạm pháp luật của NNT là hết sức cần thiết, nókhông chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc Các hành vi viphạm pháp luật thuế thường là: hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế;hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đượchoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế; hành vi vi phạm của cơ quan thuế, côngchức thuế trong quản lý thu thuế; hành vi vi phạm của Ngân hàng thương mại,

tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế, Kho bạc nhà nước, cánhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định của Luật Quản lýthuế; hành vi vi phạm về thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế Để giữ được tính nghiêm minh của pháp luật, cơ quan thuế

có nhiệm vụ phải xử lý các trường hợp vi phạm

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cá nhân, tổ chức viphạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây: phạt cảnh cáo, phạttiền tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm phápluật về thuế còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật,

Trang 35

phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Ngoài ra, NNT vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phụchậu quả như sau: buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuếtrốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước; buộc tiêu huỷ hoá đơn,chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoáđơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc

vi phạm

- Quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác quản lý nợ vàcưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụ có vị trí, vai trò quan trọngtrong hệ thống quản lý thu thuế

Trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế nếu người nộp thuế thiếu ýthức tự giác, cơ quan thuế sẽ phải tiến hành đôn đốc thu thậm chí là cưỡng thuthuế Cụ thể cơ quan thuế phải đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuếcòn nợ vào ngân sách theo quy định của pháp luật, đó là việc làm đảm bảocông bằng xã hội giữa các đối tượng nộp thuế Thông qua việc cơ quan thuếcan thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm vềchậm nộp thuế nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thì côngbằng xã hội sẽ được đảm bảo

Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cưỡngchế nợ thuế là một thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý thuthuế, qua đó sẽ kiểm soát được số thuế nợ đọng và tăng khả năng thu hồi thuế,theo đó sẽ làm tăng nguồn thu NSNN

- Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, mọi tổ chức, cánhân có thể bị khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích củamình hoặc của bên thứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 36

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Để đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hiệu quả như thế nào chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu chí đánh giá sau:

a Các chỉ tiêu định lượng

- Mức độ phân bổ dự toán thu thuế TNDN:

Mức độ phân bổ dự toán thu thuế TNDN là tỷ lệ phần trăm tổng dựtoán thu từ thuế TNDN so với tổng dự toán đề ra trong một năm nhất định Tỷ

lệ này càng cao chứng tỏ mức độ quan trọng của việc phân bổ dự toán thuthuế TNDN, tính chính xác trong công tác lập dự toán thu càng tốt, và ngượclại Dự toán thu thuế TNDN năm sau cao hơn năm trước, điều này cũng phảnánh hiệu quả, đánh giá hoạt động dự toán phân bổ nguồn thu NSNN

- Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế TNDN:

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN là tỷ lệ phần trăm tổng thu từthuế TNDN so với dự toán đề ra trong một năm nhất định Tỷ lệ này càng caochứng tỏ mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, tính chính xác trong côngtác lập dự toán thu càng tốt, và ngược lại Điều này cũng phản ánh hiệu quảhoạt động của các Cục thuế cũng như toàn nghành thuế

Công thức tính mức độ hoàn thành dự toán thu thuế TNDN được trìnhbày như sau:

D=( P1 / P) * 100% (1)Trong đó:

D: Là mức độ hoàn thành dự toán

P1: Là số thu thực tế thuế TNDN

P: Là số thu thuế TNDN theo dự toán đề ra

- Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền – hỗ trợ NNT về thuế TNDN:+ Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền NNT về thuế TNDN:

Trang 37

Thể hiện qua số lượng thực hiện phát sóng, tuyên truyền chuyên mụcthuế TNDN của Cục Thuế (buổi); viết tin trên báo, đài của Trung ương và địaphương (tin); số lượng pa nô, áp phích (cái); tài liệu tuyên truyền (tờ); hộinghị khen thưởng (lần); phối hợp với các ban ngành đoàn thể (lần).

+ Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ NNT về thuế TNDN:

Thể hiện số lượt hỗ trợ NNT bằng các phương thức hỗ trợ: bằng điệnthoại, văn bản, tập huấn cho doanh nghiệp, đối thoại trực tiếp, hỗ trợ trực tiếptại doanh nghiệp

Đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mức độ tuyên truyền – hỗ trợNNT, thông qua đó nâng cao chất lượng hiểu biết về thuế TNDN và tăngcường tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế TNDN của NNT, nhờ đó gópphần tăng thu NSNN

- Tỷ lệ đăng ký thuế, cấp mã số thuế so với tổng số doanh nghiệp

Tỷ lệ đăng ký thuế, cấp mã số thuế so với tổng số doanh nghiệp là tỷ lệphần trăm giữa số doanh nghiệp đăng ký, cấp mã số thuế với tổng số DN đanghoạt động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ của NNT trong công tácđăng ký, cấp mã số thuế của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ côngtác đăng ký, cấp mã số thuế đang được tiến hành tốt và được doanh nghiệptuân thủ chặt chẽ

- Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế so với tổng số doanh

nghiệp

Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế so với tổng số doanh nghiệp

là tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế số với tổng số

DN đang hoạt động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phổ cập hiện đại hóa trongcông tác đăng ký, kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng caochứng tỏ công tác đăng ký, kê khai nộp thuế đang được tiến hành tốt và đượcdoanh nghiệp đồng tình tham gia

Trang 38

- Tỷ lệ nợ thuế TNDN so với tổng số thu thuế TNDN

Tỷ lệ nợ thuế TNDN là tỷ lệ phần trăm giữa số thuế TNDN nợ đọng so với tổng số thuế TNDN phải thu Tỷ lệ nợ thuế TNDN càng thấp thì chứng tỏ

ý thức chấp hành, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp càng tốt Đồngthời nó cũng phản ánh được hiệu quả công tác thu nợ đọng của cơ quan thuế

Công thức tính : N= (N1 / N) *100% (2)

N: Là tổng số thuế TNDN phải thu

- Tỷ lệ truy thu thuế TNDN sau thanh tra, kiểm tra

Tỷ lệ truy thu thuế TNDN sau thanh tra kiểm tra là tỷ lệ phần trăm giữa

số cuộc thanh tra kiểm tra có truy thu thuế TNDN trên tổng số các cuộc thanhtra kiểm tra Tỷ lệ này thể hiện tính nghiêm minh, triệt để trong công tác thanhtra kiểm tra thuế TNDN, tuy nhiên tỷ lệ này càng cao cũng phản ánh dư địa vềthuế TNDN cũng như tình trạng thất thu thuế còn cao

- Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thu thuế TNDN

Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thu thuế TNDN là tỷ lệ phần trămgiữa số lượng đơn thư khiếu nại trên tổng số các cuộc thanh tra kiểm tra vềthuế TNDN Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ sự đồng thuận của NNT trong côngtác quản lý thu thuế TNDN của Cục Thuế, đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá

sự trong sạch, vững mạnh của Cục Thuế

b Các tiêu chí định tính

- Tính công khai, minh bạch, công bằng

Theo cách hiểu thông thường, “công khai” là việc làm cho ai cũng có thểđược biết, được tiếp cận, “minh bạch” là sự rõ ràng, rành mạch để cho mọi ngườiđều hiểu Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý

Trang 39

thu thuế TNDN có nghĩa là mọi thông tin trong công tác quản lý thu thuếTNDN phải được công khai đến tất cả mọi người nộp thuế (trừ những thôngtin mật nằm trong danh mục thông tin không được phép tiết lộ), thông tincung cấp cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn để người nộp thuế có thểtiếp cận và thực hiện Công khai, minh bạch cũng là cơ sở để đảm bảo tínhcông bằng trong quản lý thu thuế Công bằng đây chính là công bằng trongthực thi pháp luật thuế và công bằng trong tiếp nhận thông tin của đối tượngnộp thuế.

Có thể nói rằng công khai, minh bạch, công bằng là một tiêu chí rấtquan trọng trong đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNDN

vì nó vừa tạo điều kiện cho người nộp thuế, vừa giúp giữ vững sự trong sạch

và lành mạnh trong công tác quản lý thu thuế của cơ quan quản lý thuế

- Thời gian khai thuế, nộp thuế

Tiêu chí này phản ánh tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộpthuế Nếu đảm bảo đúng thời gian khai thuế, nộp thuế chứng tỏ ý thức chấphành của người nộp thuế tốt, và người nộp thuế có sự hiểu biết tốt pháp luậtthuế Ngược lại, nếu tình trạng chậm nộp, chây ỳ diễn ra nhiều chứng tỏ hiệuquả trong công tác quản lý thu thuế chưa cao

Bên cạnh đó, tiêu chí này cũng phản ánh việc cơ quan thuế có theo dõisát sao và kịp thời hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn chodoanh nghiệp và đôn đốc để thu thuế hay không, để từ đó cơ quan quản lý cấptrên có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh hoạt động của cơ quan quản lý thuế

- Thủ tục hành chính

Hiện nay, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính và lộ trình hiện đạihoá ngành thuế thì việc cơ quan quản lý thu thuế phải đáp ứng tiêu chí thủ tụchành chính đơn giản, nhanh chóng là một tất yếu khách quan trong việc đánhgiá hiệu quả và kết quả quản lý thu thuế

Trang 40

Hiện nay, các quy trình hoạt động và quy trình quản lý thu thuế đã vàđang được cơ quan quản lý thuế rà soát thường xuyên để có hướng cải cáchphù hợp nhất và theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ nhất cho cả NNT và cơ quanquản lý thuế Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan thuế là bên cạnh việcđáp ứng thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với thực tế từngđịa phương nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác, hợp hiến và hợp pháp.

- Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt làtính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuânthủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối vớiNhà nước của người nộp thuế Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thânthiện giữa cơ quan quản lý thuế và NNT theo hướng NNT là người được phục

vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đángtin cậy nhất của người nộp thuế Cơ quan thuế và NNT là bạn đồng hànhtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

Tiêu chí này phản ánh rất nhiều vấn đề liên quan đến mặt bằng dân trí

xã hội nói chung cũng như là hiệu quả công tác quản lý thuế nói riêng Mộtmặt nó thể hiện trình độ nhận thức của người dân được nâng cao, mặt khác nóphản ánh được công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế tốt

- Sự hài lòng của người nộp thuế

Hiện nay, phương châm “thu được thuế, thu được lòng dân” đang là vấn

đề nóng bỏng được các cơ quan quản lý thuế, cũng như xã hội rất quan tâm

Vì vậy, tiêu chí sự hài lòng của NNT là một tiêu chí hết sức cần thiết và quantrọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế

Tiêu chí này giúp phản ánh được tổng thể hiệu quả của công tác quản lýthu thuế, vì một mặt nó thể hiện chính sách thuế có sát đúng với thực tế và phùhợp lòng dân hay không? Mặt khác nó cũng phản ánh cơ quan thuế đã thực hiện

Ngày đăng: 19/01/2019, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w