1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tỉnh đăk lăk

111 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Tác giả luận văn này sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, so sánh,phân tích và tổng hợp để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.Kết quả của đề tài này là: hệ thống hóa lý

Trang 1

được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lâm Chí Dũng.

Các số liệu nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố; kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào.

Đà Nẵng, tháng 08 năm 2014

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CBÙIƠVĂNBẢYÊNN

TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Chí Dũng

BÙI VĂN YÊN

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lâm Chí Dũng.

Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

BÙI VĂN YÊN

Trang 4

Hội đồng nhân dân

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organisation forStandardisation)

Kho bạc Nhà nướcKinh tế - xã hộiNgân sách địa phươngNgân sách Nhà nướcNgân sách Trung ươngNguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official DevelopmentAssistane)

Quản lý dự án

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury AndBudget Management Information System)

Tài sản cố địnhTrung ương

Ủy ban nhân dânXây dựng cơ bản

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 6

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN 6

1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ NSNN 7

1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN 8

1.1.4 Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN 9

1.2 NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 11

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 11

1.2.2 Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 12

1.2.3 Yêu cầu của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 24

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 25

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH ĐĂK LĂK 33

Trang 6

2.1.2 Tình hình KT-XH 35

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪNGÂN SÁCH TỈNH ĐĂK LĂK TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 39

2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Đăk Lăk 39

2.2.2 Cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tỉnhĐăk Lăk 41

2.2.3 Thực trạng thực hiện các nội dung trong công tác quản lý vốn đầu

tư XDCB từ ngân sách tỉnh Đăk Lăk 45

2.2.4 Kết quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách tỉnhĐăk Lăk 62

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

XDCB TỪ NGÂN SÁCH TỈNH ĐĂK LĂK TRONG NHỮNG NĂM VỪAQUA 73

2.3.1 Những mặt làm được trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từngân sách tỉnh Đăk Lăk 73

2.3.2 Một số hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộcngân sách tỉnh Đăk Lăk 75

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯXDCB TỪ NGÂN SÁCH TỈNH ĐĂK LĂK 79

3.1.1 Định hướng chung về công tác quản lý vốn đầu tư NSNN 79

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngânsách tỉnh Đăk Lăk 80

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB cho phù hợp

với tình hình mới 81

3.2.2 Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB 86

3.2.3 Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền 89

3.2.4 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 95

3.3 KIẾN NGHỊ 97

3.3.1 Đối với Chính phủ 97

3.3.2 Đối với các bộ, ngành TW 98

3.3.3 Đối với UBND tỉnh Đăk Lăk 99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang bảng

2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 35

2008-2012

2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Đăk Lăk năm 2007 và 2012 36

Kết quả thẩm định dự án đầu tư giai đoạn 2008

Tổng hợp kết quả thẩm tra, phê duyêt quyết toán dự

2.4 án hoàn thành tại Sở Tài chính Tỉnh Đăk Lăk giai 60

đoạn 2008 - 2012

Kết quả thanh toán vốn đầu tư ngân sách tỉnh Đăk

2.5 Lăk giai đoạn 2008 - 2012 62

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh

2.6 Đăk Lăk giai đoạn 2008 - 2012 65

Cơ cấu thành phần chi đầu tư XDCB trong quyết toán

2.7 vốn đầu tư theo niên độ ngân sách tỉnh Đăk Lăk giai 67

đoạn 2008 - 2012

Hệ số huy động TSCĐ từ nguồn vốn đầu tư ngân

2.8 sách tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2008 - 2012 71

Trang 9

hình vẽ

2.1 Biểu đồ tỷ lệ giải ngân, tạm ứng vốn đầu tư ngân 63

sách tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2008 - 2012

2.2 Biểu đồ phân bổ vốn đầu tư ngân sách tỉnh Đăk Lăk 66

cho các ngành, lĩnh vực trong 5 năm 2008 - 2012

Tỷ trọng cơ cấu thành phần chi đầu tư XDCB trong

2.3 tổng số quyết toán chi ngân sách tỉnh Đăk Lăk từ 67

năm 2008 đến năm 2012

Biểu đồ minh họa xu hướng thay đổi cơ cấu thành

2.4 phần chi đầu tư XDCB từ ngân sách tỉnh Đăk Lăk 68

trong giai đoạn 2008 - 2012

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư XDCB là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xãhội, là nhân tố quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đầu tư XDCB được thực hiện bằng nhiềunguồn vốn khác nhau, nhưng vốn đầu tư XDCB từ NSNN luôn là một nguồnlực tài chính hết sức quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của cả nướccũng như từng địa phương Nguồn vốn này không những góp phần tạo lập cơ

sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, mà quan trọng hơn, nó còn địnhhướng đầu tư của các thành phần kinh tế, góp phần thực hiện những mục tiêu

ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội…

Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, là tỉnh còn nghèo, khảnăng đầu tư XDCB của các thành phần kinh tế tư nhân còn hạn chế; do vậy,vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò quyết định vào sự phát triển KT-XHcủa tỉnh Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh ĐăkLăk đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành TWtrên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt đầu tư XDCB Vốn đầu tư từ NSNN củatỉnh đã được TW ưu tiên bố trí; nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sửdụng đã phát huy được hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh.Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh thời gianqua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cựctrong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN vẫn thường xuyên xảy ra Cácnguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là: quy hoạch, lập kế hoạch chưa phùhợp; bố trí vốn đầu tư XDCB phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý vốn đầu tưXDCB năng lực chưa cao, hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được yêucầu công tác Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là tổng số vốn

Trang 11

rất lớn, thời gian đầu tư dài, nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốncủa Nhà nước Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh,góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua là hết sức

cấp thiết Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý

vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk” để làm luận văn

tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về công tác quản lý vốn đầu

tư XDCB từ nguồn vốn NSNN;

- Đánh giá kết quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốnngân sách tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua, nêu lên những tồn tại, hạn chế vàtìm ra các nguyên nhân chủ yếu

- Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi để gópphần khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu

tư từ NSNN nói chung và ngân sách tỉnh Đăk Lăk nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt độngquản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và thực tiễn công tác quản

lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk

Trang 12

+ Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách tỉnh.

+ Khảo sát thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách tỉnh Đăk Lăk tập trung trong giai đoạn 2008–2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trên cơ sở quan điểm, đường lối củaĐảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; dựa trên các lý thuyết kinh tế - tàichính cũng như kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây

Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: phương pháp phân tích tổnghợp, tư duy logic, phương pháp quan sát, thống kê và suy luận, đồng thời kếthợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giảiquyết vấn đề đặt ra của đề tài

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk

6 Tổng quan tài liệu

Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học vềcác đề tài liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốnNSNN đã được công bố Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này

đi sâu vào một trong những nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư, rất ítcông trình nghiên cứu từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác quản lý vốnđầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN Một số công trình khoa học được tiếpcận, tham khảo, làm nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài này như sau:

Trang 13

1 Luận văn “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Bùi Đức Chung, thực hiện năm 2008 Luận văn

này tập trung đánh giá thực trạng tình hình đầu tư phát triển và hiệu quả sửdụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2003-2006;qua đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốnđầu tư phát triển từ NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhằm đáp ứng yêucầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới

Tác giả luận văn này sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, so sánh,phân tích và tổng hợp để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.Kết quả của đề tài này là: hệ thống hóa lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển vàhiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách; phân tích thực trạng sửdụng vốn đầu tư từ NSNN tại tỉnh Ninh Bình, trong đó đi sâu vào việc quản

lý thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời chỉ ra một số giải pháp phù hợp vớitình hình thực tế ở địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Nhìn chung,

đề tài này chỉ đi sâu vào công tác quản lý từng dự án đầu tư cụ thể theo trình

tự, thủ tục đầu tư xây dựng; chưa đề cao công tác quản lý tổng thể về vốn đầu

tư NSNN, chưa chú trọng đến công tác thanh toán và quyết toán vốn đầu tư

2 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW” của tác

giả Phan Đình Tý thực hiện năm 2008 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của

đề tài này là: phương pháp phân tích kết hợp phương pháp lô gic, quy nạp,diễn dịch; phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp Kết quả quan

trọng của đề tài này là:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN;

- Làm rõ thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa một số tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong thời gian qua;

Trang 14

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng caohiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua hệ thốngKBNN tại các địa phương, hoàn thiện công tác quản lý thanh toán vốn đầu tưXDCB từ NSNN của hệ thống KBNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Đề tài này đã được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận cơ bản về tàichính – ngân sách và hệ thống các văn bản quy định hiện hành về quản lý vốnđầu tư NSNN; tác giả đề tài là cán bộ lãnh đạo KBNN cấp tỉnh, có kinhnghiệm trong hoạt động quản lý vốn đầu tư NSNN, nên những đóng góp của

đề tài có giá trị thực tiễn cao Tuy nhiên, phần đánh giá thực trạng cũng nhưcác giải pháp chỉ tập trung chủ yếu vào quá trình kiểm soát, thanh toán vốnđầu tư, chưa đánh giá sâu vào các nội dung về phân bổ nguồn lực đầu tư vàquyết toán vốn đầu tư từ NSNN

3 Luận văn “Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk” của tác giả Phạm Bình, thực hiện năm

2012 Đây là công trình nghiên cứu mới, đã cập nhật một số văn bản mới banhành về công tác quản lý vốn đầu tư NSNN; tác giả đề tài là cán bộ trực tiếplàm công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của KBNN Đăk Lăk, nên đã cóđánh giá sâu sát về thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư qua KBNN tại tỉnhĐăk Lăk Bằng phương pháp nghiên cứu tương tự như hai tác giả ở trên, đềtài này đã tập trung hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát, thanh toánvốn đầu tư qua KBNN; trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công này tại KBNNĐăk Lăk trong những năm vừa qua, qua đó, đã đề xuất một số giải pháp nhằmtăng cường công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN trênđịa bàn tỉnh Đăk Lăk Đúng như tên gọi của nó, đề tài này từ lý luận đến thựctiễn chủ yếu tập trung vào quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCBqua hệ thống KBNN; còn hoạt động lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư vàquyết toán vốn đầu tư NSNN chưa được chú trọng

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ

NGUỒN VỐN NSNN

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Vốn là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra các củacải; vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế

- “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạtđộng nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực đó có thể là tiền, làtài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ” [11, tr 7]

- “Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốntrong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ranhững tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị,…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹnăng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu pháttriển” [11, tr 15]

- Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó làviệc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn vàtái sản xuất mở rộng các TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hìnhthức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôiphục các TSCĐ Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caonăng lực sản xuất của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điềukiện phát triển và giải phóng sức lao động, tăng thu nhập quốc dân, dẫn tớibiến đổi đáng kể mọi mặt của nền kinh tế cả về vật chất và tinh thần

- NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 16

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần của vốn đầu tư phát triển củaNSNN được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tưXDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạtầng KT-XH cho nền kinh tế quốc dân.

1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ NSNN

* Vốn đầu tư XDCB có những đặc điểm chung như sau:

- Đầu tư XDCB đòi hỏi một lượng vốn lớn và lượng vốn đó không mangtính ổn định hàng năm Là hoạt động có tính chất lâu dài, kết quả của đầu tưXDCB là những sản phẩm có giá trị lớn, nên người sử dụng công trình khôngthể "mua" toàn bộ công trình trong một lúc mà phải "mua" từng phần (từnghạng mục hay bộ phận công trình hoàn thành) Do vậy, việc cấp vốn đầu tưXDCB phải phù hợp với đặc điểm này; điều đó được thể hiện qua việc chủđầu tư tạm ứng và thanh toán từng phần cho nhà thầu trong quá trình thi côngxây dựng; nhu cầu vốn sử dụng hàng năm cũng khác nhau, tùy thuộc vào tiến

độ, khối lượng thi công xây dựng công trình

- Chất lượng và giá cả công trình XDCB chịu ảnh hưởng trực tiếp củacác điều kiện tự nhiên, vì sản phẩm xây dựng có tính cố định, gắn liền với đất,nơi sản xuất cũng đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vàođiều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu

- Chi phí đầu tư công trình XDCB không thể xác định một cách đơngiản, vì sản phẩm XDCB mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ Mỗi sản phẩmđều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; khối lượng, chấtlượng, giá trị xây dựng công trình đều khác nhau Vì thế, cần phải xây dựnggiá dự toán riêng cho từng công trình tùy theo kết cấu công trình

- Sản phẩm XDCB không qua thị trường tiêu thụ, nó chỉ được kiểmnhận, bàn giao giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công tại địa điểm xây dựng saukhi công trình hoàn thành

* Vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có một số đặc điểm riêng:

- Quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản lý

Trang 17

vốn, vì thế trách nhiệm quản lý vốn không cao, dễ dẫn đến thất thoát, lãngphí, kém hiệu quả Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốnkhông rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân Vì vậy, việc quản lý vốnđầu tư XDCB của Nhà nước rất khó khăn, phức tạp.

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường nhằm vào lĩnh vực ít đượcthương mại hoá, không thu hồi vốn ngay, khả năng thu hồi vốn thấp, hoặckhông thể thu hồi vốn trực tiếp

- Về mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư XDCB của Nhà nước thường ít nhắm tớimục tiêu lợi nhuận trực tiếp, nó phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế Trong khi đầu

tư XDCB của tư nhân và đầu tư nước ngoài thường đề cao lợi nhuận

- Về môi trường đầu tư, vốn đầu tư XDCB của Nhà nước thường thựchiện trong môi trường thiếu vắng sự cạnh tranh; và nếu có sự cạnh tranh thìcũng ít khốc liệt hơn các khu vực đầu tư khác

- Về phạm vi đầu tư, nhìn chung Nhà nước chỉ đầu tư vào những nơi có

sự thất bại của thị trường, khi mà khu vực vốn khác không thể đầu tư, khôngmuốn đầu tư và không được phép đầu tư, khi Nhà nước cần giải quyết cácvấn đề về văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng Việc đầu tưtheo vùng miền và theo các ngành kinh tế cũng phải được Nhà nước tính đến.Việc định đoạt phạm vi đầu tư XDCB của Nhà nước khác biệt với việc xácđịnh phạm vi đầu tư của khu vực tư nhân ở chỗ Nhà nước phải giữ vai tròđiều tiết, khắc phục thất bại thị trường, giải quyết vấn đề KT-XH cùng vớiviệc tính toán lợi ích chung Trong lúc đó, khu vực đầu tư tư nhân và đầu tưnước ngoài nhìn chung chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế

1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Góp phần to lớn vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật,hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như: hệ thống công trình giaothông, mạng lưới thủy lợi, hệ thống điện, các trường học, bệnh viện,… Thôngqua hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vàoviệc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cải tạo và tăng

Trang 18

cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành,vùng, lãnh thổ; hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hoá vàphân công lao động xã hội Hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển sẽ tạolập môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanhcủa tất cả các thành phần kinh tế, tạo sự lan tỏa trong đầu tư, thúc đẩy xã hộiphát triển

- Dẫn dắt, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, tạo điều kiệncho các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển Nhà nước bỏ vốnđầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lượckhông những có tác dụng dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còngóp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế

- Có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: xóađói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa… Thông qua việc đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các công trình vănhoá, xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

1.1.4 Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý củatừng loại nguồn vốn và các tiêu chí phân loại khác nhau Cụ thể có một sốcách phân loại như sau:

* Theo nguồn hình thành, vốn đầu tư XDCB được chia thành:

- Nguồn vốn đầu tư trong nước: bao gồm nguồn thu từ các loại thuế bốtrí chi đầu tư, thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; nguồnvốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước; nguồn vốn Nhà nước vay của nhândân và doanh nghiệp trong nước thông qua phát hành trái phiếu,

- Nguồn vốn đầu tư ngoài nước: chủ yếu là vốn ODA, là nguồn tài chính

do các cơ quan chính thức của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện

Trang 19

trợ cho các nước đang phát triển theo 2 phương thức: viện trợ không hoàn lại

và cho vay dài hạn với lãi suất thấp

* Theo cấp ngân sách, vốn đầu tư XDCB gồm:

- Vốn đầu tư thuộc NSTW: là các khoản vốn đầu tư thuộc NSNN do các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp TW, cáctập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý

- Vốn đầu tư thuộc NSĐP: là các khoản vốn đầu tư thuộc NSNN do cáctỉnh, thành phố trực thuộc TW, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

và các xã, phương, thị trấn quản lý

* Theo nội dung chi, vốn đầu tư XDCB bao gồm:

- Chi phí xây lắp: là khoản vốn dùng cho việc xây dựng và lắp đặt thiết

bị đi kèm, bao gồm cả những chi phí lắp đặt gắn với công trình xây dựng vàchi phí chạy thử;

- Chi phí thiết bị: là khoản vốn tạo thành giá trị của máy móc thiết bị đầu

tư mua sắm, nó bao gồm: tiền mua thiết bị, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chiphí bảo dưỡng, gia công, tinh chế thiết bị kể từ khi mua sắm đến khi thiết bịđược lắp đặt hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

- Chi phí khác: là những khoản vốn nhằm đảm bảo điều kiện cho quátrình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào sản xuất, sử dụng Nó bao gồmcác khoản vốn chi cho chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế,

dự toán, QLDA, chi phí GPMB, bảo hiểm, quyết toán,…

* Theo tính chất đầu tư kết hợp, nguồn vốn đầu tư XDCB gồm:

- Vốn XDCB tập trung: là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu

tư phát triển thuộc NSNN do các cơ quan TW và địa phương quản lý; nguồnvốn này chủ yếu dùng để đầu tư xây dựng mới các công trình

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: là vốn NSNN thuộc nhiệm vụ chithường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp mang tính chất đầu tư XDCB đểduy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình

Trang 20

* Theo trình tự đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB bao gồm:

- Vốn chuẩn bị đầu tư của dự án: là những khoản chi phục vụ cho việcnghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư; lập, thẩm định thiết kế, dự toán, tổng

dự toán công trình,

- Vốn thực hiện đầu tư: là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị côngtrình được nghiệm thu bàn giao và đã được quyết toán, bao gồm: chi xâydựng công trình; chi mua sắm, gia công, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phígiám sát thi công; chi phí quyết toán dự án hoàn thành và một số khoản chiphí khác phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư

1.2 NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU

TƯ XDCB TỪ NSNN.

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

“Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các biện pháp, công

cụ, cách thức mà Nhà nước tác động vào quá trình hình thành, phân phối và

sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN để đạt các mục tiêu KT-XH đề ra trongtừng giai đoạn” [13, tr 10]

Từ khái niệm trên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cónhững đặc điểm sau:

- Đối tượng quản lý là vốn đầu tư XDCB từ NSNN, là nguồn vốn đượccấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: xâydựng cơ chế, chính sách; xây dựng kế hoạch, dự toán, định mức, tiêu chuẩn,chế độ thanh toán, quyết toán, kiểm tra, báo cáo,… Quản lý vốn đầu tư

- Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các cơ quan nhà nước,bao gồm các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng được phân công, phâncấp quản lý từng khâu trong quy trình quản lý vốn Cụ thể:

+ Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý khâu phân bổ

kế hoạch vốn đầu tư;

Trang 21

+ Cơ quan KBNN quản lý kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư;

+ Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm quản lý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư;

+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư của từng dự án

“Trong các khâu quản lý vốn đầu tư, khâu quan trọng nhất và có ý nghĩaquyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư là khâu phân bổ kế hoạch vốn,đưa dự án vào danh mục đầu tư” [13, tr 12]

- Mục tiêu của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là bảo đảm

sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ

và đem lại hiệu quả KT-XH cao

1.2.2 Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

a) Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN luôn gắn liền với các dự án đầu tư, để có

cơ sở phân bổ kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN, các đơn vị được giao làm chủđầu tư phải tiến hành lập và trình cơ quan có thẩm quyền (người quyết địnhđầu tư) thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư là đơn vị được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xâydựng công trình Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng vốn đúngmục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả; chấp hành đúng quy địnhcủa pháp luật về chế độ quản lý tài chính Chủ đầu tư là người chịu tráchnhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về chất lượng,tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng công trình và các trách nhiệm khác theo quyđịnh của pháp luật

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh,

an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật

về đất đai và pháp luật khác có liên quan Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình

Trang 22

đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết địnhđầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khinghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Theo quy mô và tính chất, dự án đầu tư xây dựng công trình được phânloại như sau:

- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư;

- Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy mô giảm dần, gắn với từng lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình

Theo phân loại dự án đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư các dự ánđược quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự ánnhóm A, B, C Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặcphân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấpdưới trực tiếp;

- Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, Ctrong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thôngqua HĐND cùng cấp Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyềnhoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quancấp dưới trực tiếp

- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấptỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết địnhđầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên

Mỗi dự án đầu tư đều phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục; có

thể chia thành 3 giai đoạn như sau: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kếtthúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng

- Nội dung công việc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Trang 23

+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư;

+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước đểxác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cungứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư vàlựa chọn hình thức đầu tư;

+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

+ Lập Báo cáo đầu tư (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); lập dự án đầu

tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹthuật);

+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình người có thẩm quyền quyết định đầu

tư thẩm định, phê duyệt

- Nội dung công việc ở khâu thực hiện dự án đầu tư bao gồm:

+ Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);

+ Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên);

+ Thực hiện việc đền bù GPMB, tái định cư (đối với dự án có yêu cầu tái định cư), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có);

+ Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;

+ Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và tổng dự toán công trình;+ Lựa chọn nhà thầu (đấu thầu hoặc chỉ định thầu) và ký kết các hợp đồng xây dựng, cung cấp thiết bị, lắp đặt, tư vấn,…

+ Tiến hành thi công xây dựng;

+ Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng; quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lương xây dựng;

+ Thanh toán khối lượng công trình hoàn thành

- Nội dung khâu kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử

dụng: + Nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;

+ Bảo hành công trình;

Trang 24

+ Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.

Các dự án đầu tư chỉ được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm khi

có đủ các điều kiện sau:

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thờiđiểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch Thời gian bố trí vốn

để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C khôngquá 3 năm

Việc phân bổ vốn cho các dự án, công trình phải được thực hiện trên cácnguyên tắc sau:

- Các dự án, công trình phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XHcủa địa phương, của ngành đã đề ra

- Các dự án, công trình được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đãđược phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo quy định về quản lý đầu tư vàxây dựng

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm bảo hiệu quả đầu tư Ưu tiên bố trí vốncho các dự án quan trọng Quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự

án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; không bốtrí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn

- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu

tư phát triển

Việc lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1, hướng dẫn xây dựng kế hoạch: căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng

Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sáchnăm sau (thường ban hành vào tháng 6 hàng năm), Bộ Kế hoạch và Đầu tưchủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra và hướng dẫn xây

Trang 25

dựng kế hoạch vốn đầu tư gửi các các Bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị choviệc xây dựng kế hoạch năm.

Bước 2, xây dựng và báo cáo kế hoạch: căn cứ tiến độ thực hiện dự án và

các mục tiêu ưu tiên đã được hướng dẫn; các Bộ, ngành, địa phương phốihợp với các cơ quan liên quan xác định cụ thể các danh mục và nhu cầu vốnđầu tư các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; kiến nghị các cơ chế cần thiếtbảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu

tư Kế hoạch vốn của UBND cấp tỉnh phải xin ý kiến Thường trực HĐNDtỉnh trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bước 3, tổng hợp, cân đối và báo cáo kế hoạch đầu tư của cả nước: Bộ Kế

hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất các mục tiêu chiến lược, các quy hoạchphát triển KT-XH vùng, ngành và lãnh thổ, trong đó có những chương trình đầu

tư công cộng, tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,tổng mức vốn đầu tư và danh mục chương trình, dự án đầu tư ưu tiên sử dụngnguồn vốn NSNN, dự kiến phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc NSNN cho các

Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 hàng năm

Bước 4, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: Sau khi được Quốc hội quyết định

kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau (khoảng tháng 11 hàngnăm), Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch cho các Bộ, ngành, địa phương.Căn cứ tổng mức, cơ cấu vốn đầu tư do Thủ tướng Chính phủ giao, theo uỷquyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vàhướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ giao chi tiết kế hoạchvốn đầu tư năm sau

Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Trên cơ sở mục tiêu pháttriển KT-XH của từng địa phương, nguồn vốn đầu tư được hỗ trợ từ ngânsách cấp trên, khả năng huy động vốn đầu tư của địa phương và nhu cầu vốncho các dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với cấp tỉnh) hoặc Phòng Tàichính Kế hoạch (đối với cấp huyện) tham mưu, giúp UBND các cấp lập kếhoạch và phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB trình HĐND cùng cấp quyết

Trang 26

định Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kếhoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiệntheo quy định.

Việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm sau ở các Bộ, ngành,địa phương phải được thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 hàng năm

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xuất phát từ nhiều nguyên nhânchủ quan, khách quan khác nhau có thể dẫn đến tình trạng một số dự án gặpkhó khăn, vướng mắc, không thể thực hiện đúng tiến độ như dự kiến trong kếhoạch được giao đầu năm; do đó, không thể sử dụng hết kế hoạch vốn đượcgiao Trong khí đó, cũng có một số dự án thực hiện rất thuận lợi, có thể hoànthành sớm hơn so với dự kiến ban đầu, nên cần một lượng vốn nhiều hơn sốđược giao đầu năm Chính vì vậy, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư là một việctất yếu phải thực hiện trong công tác quản lý vốn đầu tư

Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư là việc chuyển vốn từ các dự án thừavốn sang các dự án đang cần vốn Định kỳ, các Bộ, ngành, địa phương rà soáttiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kếhoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét, điều chỉnh kếhoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sangcác dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả nănghoàn thành vượt kế hoạch trong năm Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốnđầu tư từng dự án cho cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tưchốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kếhoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thựchiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấphơn số vốn KBNN đã thanh toán Các Bộ, ngành, địa phương chịu tráchnhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh Thời hạn điều chỉnh

kế hoạch vốn đầu tư hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm

kế hoạch

Trang 27

b) Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét cáccăn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNNchi trả các khoản kinh phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư

KBNN là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tưXDCB từ nguồn NSNN, chịu trách nhiệm thực hiện vai trò kiểm tra, giám sáttoàn bộ các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm,lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB, đảm bảo chi đúng đối tượng,đúng mục tiêu đầu tư của dự án đã được phê duyệt, các khoản chi phải tuânthủ chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng đơn giá, định mức đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự

án được thực hiện trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quanquản lý nhà nước có liên quan gửi đến KBNN

Các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN chỉ được thanh toán vốn khi có đủcác điều kiện sau đây:

- Chủ đầu tư, Ban QLDA (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) phải mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại KBNN, nơi thuận tiện cho việc kiểm soát

thanh toán của KBNN và thuận tiện cho giao dịch chủ đầu tư Thủ tục mở tàikhoản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và hướngdẫn của KBNN;

- Dự án phải có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đó là những văn bản,

quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép triển khai đầu tư; đó là kết quảcủa các bước thực hiện trình tự, thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy địnhcủa Nhà nước

- Dự án phải được tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy chế đấu thầu Để thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư

phải tuyển chọn nhà thầu thi công xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị theo yêucầu đầu tư của dự án Mục đích của việc tuyển chọn nhà thầu là để lựa chọnđược nhà thầu có trình độ quản lý tốt, tổ chức thi công nhanh, đảm bảo chất

Trang 28

lƣợng theo thiết kế đƣợc duyệt và giá thành hợp lý Sau khi đã lựa chọn nhàthầu, chủ đầu tƣ phải tiến hành ký kết hợp đồng tƣ vấn, thi công xây dựng,mua sắm vật tƣ thiết bị Chủ đầu tƣ sẽ theo dõi và làm thủ tục thanh toán chonhà thầu theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

- Dự án phải có khối lượng hoàn thành để thanh toán hoặc đủ điều kiện

để được tạm ứng Khối lƣợng hoàn thành của dự án chỉ đƣợc thanh toán khi

đã đƣợc nghiệm thu, bàn giao theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tƣ đƣợcgiao và thiết kế, dự toán, đơn giá đƣợc duyệt Ngoài ra, nhà thầu đƣợc tạmứng vốn để triển khai thực hiện hợp đồng, nhƣng việc tạm ứng cũng phải có

đủ điều kiện theo quy định nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.Đầu tƣ XDCB là một hoạt động khá phức tạp, nên chi đầu tƣ XDCBcũng có những khác biệt so với các khoản chi khác từ NSNN Do đó, công táckiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB của KBNN phải tuân thủ một sốnguyên tắc sau:

- KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán củachủ đầu tƣ, căn cứ vào các điều khoản thanh toán đƣợc quy định trong hợpđồng Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khốilƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lƣợngcông trình

- KBNN thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần; “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với công việc, hợp đồng thanh toán một lần và lần thanh

toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần

- Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình không đƣợcvƣợt dự toán đƣợc duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự ánkhông đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt Số vốn thanh toán cho

dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoànthành) không đƣợc vƣợt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án

Trang 29

- Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thànhđược nghiệm thu đến ngày 31/12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khốilượng hoàn thành đến hết ngày 31/01 năm sau.

- Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, nếu phát hiện quyếtđịnh của các cấp có thẩm quyền trái với quy định, KBNN phải có văn bản gửicấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếu quá thờihạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì được quyền giải quyết theo đềxuất Nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyếttheo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý

c) Quyết toán vốn đầu tư XDCB.

Để đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB, rútkinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý, vốn đầu tư XDCB từ NSNNphải được quyết toán sau khi kết thúc năm kế hoạch và sau khi dự án, côngtrình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Vốn đầu tư XDCB được quyếttoán dưới hai hình thức là quyết toán theo niên độ ngân sách và quyết toán dự

án hoàn thành

- Quyết toán theo niên độ ngân sách: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được

quản lý theo chu trình ngân sách, chu trình này gồm có 3 giai đoạn: lập dựtoán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách; nên vốn đầu tưXDCB từ NSNN phải được quyết toán theo niên độ ngân sách, đó là giaiđoạn cuối trong chu trình quản lý NSNN

Hàng năm, khi kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, KBNN cáccấp và cơ quan tài chính thực hiện việc lập, gửi, thẩm định quyết toán vàthông báo kết quả thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB đảm bảo nội dung,nguyên tắc và thời hạn theo quy định

Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách là việc tổng hợp, đốichiếu, xác nhận số liệu thực tế về sử dụng vốn đầu tư XDCB trong năm kế

Trang 30

hoạch; xác định rõ số vốn đã tạm ứng, đã thanh toán khối lượng hoàn thành,

số vốn còn lại bị hủy bỏ hoặc được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.Chủ đầu tư tổng hợp, báo cáo quyết toán năm nêu rõ tình hình thực hiện

kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB được giao trong năm gửi

cơ quan tài chính; thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, các yếu tố ảnh hưởngđến tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn; đề xuất các biệnpháp tháo gỡ có liên quan đến quản lý vốn đầu tư

KBNN các cấp tổng hợp, báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộcnguồn vốn NSNN được giao kiểm soát, thanh toán gửi cơ quan tài chính cùngcấp; kèm theo đánh giá tổng quát đặc điểm, tình hình thanh toán, quyết toán

sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN; đề xuất và kiến nghị tháo

gỡ những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến công tác quyết toán vốn đầu tưXDCB hàng năm cũng như công tác quản lý vốn đầu tư, trong đó nêu rõnhững dự án có tồn tại, vướng mắc

Cơ quan Tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toánvốn đầu tư XDCB hàng năm gửi các đơn vị chủ đầu tư và KBNN cùng cấp; tổnghợp số quyết toán chi đầu tư XDCB vào quyết toán NSĐP hàng năm, báo cáoUBND để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn Trong quá trình thẩm định, cơ quantài chính phải kiểm tra, xác định sự phù hợp về tổng nguồn vốn, cơ cấu vốn trongbáo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và báo cáo tổng hợp quyết toán củaKBNN; kiểm tra, so sánh kế hoạch vốn và số vốn thanh toán của từng dự án giữabáo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và KBNN cùng cấp; xác định số vốnđược đưa vào quyết toán năm (vốn thanh toán cho khối lượng XDCB hoànthành), số vốn đã chi tạm ứng, số vốn còn lại được chuyển sang năm sau tiếp tụcthực hiện và thanh toán; số kế hoạch vốn huỷ bỏ

Các nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách:

- Thời hạn khoá sổ để lập báo cáo quyết toán là cuối ngày 31 tháng 01năm sau;

Trang 31

- Số vốn được thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau được báocáo vào quyết toán NSNN năm kế hoạch; số vốn thanh toán sau ngày 31tháng 01 năm sau được báo cáo vào quyết toán NSNN năm sau;

- Số vốn tạm ứng theo chế độ quy định chưa thu hồi không đưa vàoquyết toán niên độ ngân sách của năm kế hoạch, được chuyển sang ngân sáchnăm sau thanh toán và quyết toán

- Vốn ứng trước kế hoạch của năm sau không đưa vào quyết toán niên độngân sách của năm kế hoạch (kể cả số thanh toán cho khối lượng XDCB hoànthành)

- Vốn thanh toán được đưa vào quyết toán năm kế hoạch là số thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch

-Quyết toán dự án hoàn thành: là việc xác định toàn bộ chi phí hợp pháp

đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chiphí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phêduyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợpvới các quy định của pháp luật, nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đượcduyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quảquá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm dođầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơquan cấp vốn, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liênquan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chếchính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư.Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lậpbáo cáo quyết toán trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt Báo cáoquyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu

tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phépkhông tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản hình thành

Trang 32

qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúngnội dung, thời gian lập theo quy định.

Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tínhchất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán,thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mụccông trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình, góithầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của ngườiquyết định đầu tư

Tất cả các dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, B sử dụng vốnNhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp

có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiệnkiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền Chủ đầu tư tổ chứclựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ký kếthợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật

về hợp đồng và nghiệm thu kết quả kiểm toán

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình,hạng mục công trình hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phêduyệt chậm nhất là 12 tháng đối với dự án quan trọng Quốc gia và dự ánnhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B, 6 tháng đối với dự án nhóm C và 3tháng đối với dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng kể từ khi công trìnhhoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng

Về thẩm quyền thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành: Người có thẩm

quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản

lý tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trước khi phê duyệt Trong

đó, đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TWquản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra; đối với các dự án sử dụng vốn NSNNthuộc cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý: Phòng Tài chính

- Kế hoạch tổ chức thẩm tra

Trang 33

Về thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: đối với dự án

quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủquyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán; đối vớicác dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệtquyết toán Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan TW của các đoàn thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc TW được uỷ quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự

án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoànthành, chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết công nợ và làm thủ tục tấttoán tài khoản đầu tư của dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư

1.2.3 Yêu cầu của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải đảm bảo thực hiện chiến lược pháttriển KT-XH của quốc gia và của địa phương trong từng thời kỳ, theo địnhhướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với mục tiêu chuyểndịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế

- Các dự án được bố trí vốn từ NSNN để triển khai đầu tư phải phù hợpvới quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quyhoạch xây dựng đã được phê duyệt; nếu chưa có quy hoạch được duyệt thì

dự án cũng phải phù hợp với định hướng quy hoạch

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được bố trí cho các dự án đã có đủthủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo có hiệu quả KT-XH; phải bố trí vốn đầu

tư tập trung, dứt điểm, rút ngắn thời gian thực hiện dự án để sớm phát huyhiệu quả KT-XH

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải được quản lý chặt chẽ, tuân thủ trình

tự, thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật nhằm chống thất thoát,lãng phí vốn đầu tư và đem lại hiệu quả KT-XH cao nhất

Trang 34

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB

a) Đánh giá kết quả về khối lượng công tác quản lý vốn đầu tư.

- Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với kế hoạch: Biểu thị mức độ hoàn thành

kế hoạch vốn được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xácđịnh bằng công thức:

Tỷ lệ giải Tổng số vốn đã giải ngân

ngân vốn Tổng số vốn thông báo kế hoạch năm

Đây là một tiêu chí tổng hợp, phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cảnước, một ngành hoặc địa phương tại một thời điểm Chỉ số này cũng phản ánhtổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùngthể hiện ở khối lượng vốn đầu tư XDCB đã được giải ngân, nó có ý nghĩa trongđánh giá công tác điều hành chi NSNN cho đầu tư XDCB

kịp thời, ứ đọng vốn huy động,

Tiêu chí này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản,

dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao, có thể so sánh vớinhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phương, một ngành Nó cũng có thểđược dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặcnhiều thời kỳ với nhau Tuy nhiên, tiêu chí này có hạn chế đó là chưa phảnánh được số vốn tạm ứng cho nhà thầu, nó chỉ phản ánh số vốn đã giải ngân

Trang 35

chi trả cho nhà thầu, mà không thể hiện giá trị sản phẩm XDCB đã thực hiệnhay chưa?

- Tỷ lệ tạm ứng so với tổng số vốn đã giải ngân:

Vốn đầu tư giải ngân = Số tạm ứng + Số thanh toán khối lượng thực

dự án đầu tư, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

b) Kết quả thực hiện cơ cấu vốn đầu tư

- Tỷ trọng (%) vốn đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực chủ yếu: Đánh giámức độ phù hợp của việc bố trí vốn đầu tư so với định hướng, mục tiêu pháttriển KT-XH của cả nước, từng khu vực hoặc từng địa phương Ngành nào,lĩnh vực nào được xác định là trọng tâm, là mũi nhọn trong chiến lược và quyhoạch phát triển KT-XH phải được ưu tiên tập trung nguồn lực để phát triển

- Cơ cấu thành phần của vốn đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư gồm 3 thànhphần cơ bản: xây lắp, thiết bị và chi phí khác (vốn kiến thiết cơ bản khác).Tiêu chí cơ cấu thành phần vốn đầu tư là tỷ trọng (%) từng thành phần vốnđầu tư (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác) trong tổng mức vốn đầu tư

Trang 36

Sử dụng tiêu chí này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu

tư, phân tích xu hướng sử dụng vốn đầu tư theo hướng tích cực hay tiêu cực

để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục Theo xu hướng tích cực thì tỷtrọng thiết bị trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chiphí khác ngày càng giảm Đó là xu thế có tính quy luật vì sự phát triển củakhoa học kỹ thuật và công nghệ Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự đột biếncủa các chính sách KT-XH của Đảng, Nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến sựthay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tư cần được xem xét khi phân tích,đánh giá

c Đánh giá chất lượng của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.

Bảo đảm tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ quy trình, nguyên tắc và tất cả quyđịnh pháp lý khác trong quản lý vốn đầu tư XDCB

Vốn đầu tư NSNN là nguồn vốn được cấp phát theo kế hoạch NSNNvới quy trình chặt chẽ gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế, chính sách; xâydựng kế hoạch, dự toán, định mức, tiêu chuẩn, chế độ thanh toán, quyết toán,kiểm tra, báo cáo,… Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các cơquan nhà nước, bao gồm các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng đượcphân công, phân cấp quản lý từng khâu trong quy trình quản lý vốn; đó là: lập

kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư; kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư và quyết toánvốn đầu tư Tất cả các khâu trong quy trình đó đều được quy định cụ thể, chitiết bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Do vậy, mức độ tuân thủ quytrình, nguyên tắc và hệ thống các văn bản của Nhà nước quy định về công tácquản lý vốn đầu tư là cơ sở để nhận xét, đánh giá chất lượng công tác quản lývốn đầu tư XDCB từ NSNN

d) Đánh giá hiệu quả KT-XH của đầu tư XDCB thuộc NSNN

- Hệ số huy động TSCĐ: là tiêu chí phản ánh mức độ quản lý và sử dụngvốn đầu tư được tập trung hay phân tán, đó là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị

Trang 37

TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tưtrong năm:

Giá trị TSCĐ hoàn thành

Hệ số huy động được huy động trong năm

TSCĐ Tổng mức vốn đầu tư trong năm

Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa giá trị TSCĐ hìnhthành trong năm với tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản

đó Do đặc điểm sản phẩm XDCB thường có quy mô lớn, thời gian xây dựngdài, nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốnđầu tư đến khi hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng Vì vậy, tiêuchí này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phảnánh hiệu quả đầu tư của vài năm trước đó Do vậy, khi sử dụng tiêu chí này

để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian Do độ trễ

và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động TSCĐ từng nămtrong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là tiêu chí đánh giá hiệu quảđầu tư của năm đó

Hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là số tương đối, phản ánh mức độquản lý và sử dụng vốn đầu tư tập trung hay phân tán Hệ số huy động TSCĐcao phản ánh tình hình vốn đầu tư được tập trung cao, đầu tư dứt điểm, bámsát tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng công trinh, giảm chiphí quản lý thực hiện dự án Ngược lại, hệ số huy động TSCĐ thấp biểu hiệntình trạng vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán, khiến dự án đầu tư chậm hoànthành, thiếu đồng bộ, gây lãng phí và kém hiệu quả

- Mức độ gia tăng nguồn thu cho ngân sách (các khoản nộp vào ngânsách như thuế kinh doanh, thuế sử dụng đất,…) Đối với các dự án đầu tư cóthu hồi vốn trực tiếp thì tiêu chí này có thể được tính toán một cách đơn giản

và có sức thuyết phục cao Nhưng vốn NSNN chủ yếu đầu tư vào các dự ánkhông thu hồi vốn trực tiếp, nên tiêu chí này phải được xác định một cách

Trang 38

gián tiếp thông qua đánh giá tình hình phát triển KT-XH nói chung nhờ tác động của vốn đầu tư NSNN, từ đó góp phần gia tăng nguồn thu cho NSNN.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp củangười lao động Việc đầu tư, nâng cấp hệ thống các công trình kết cấu hạtầng kinh tế như: giao thông, thủy lợi, cấp điện, sẽ góp phần công nghiệphóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân; năng lực sản xuất, chế biến sản phẩmngày càng nâng cao; lưu thông, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận lợi Bêncạnh đó, các dự án đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề sẽ trựctiếp góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

- Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Đây là một trongnhững đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư từ NSNN Bất kỳ dự án đầu tưnào cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của ngườidân, nhưng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì nhân tố này bao giờcũng được đặt lên hàng đầu

- Tác động cải tạo và bảo vệ môi trường Mặt trái của cơ chế kinh tế thịtrường gây ra nhiều tác hại cho xã hội, đe dọa sự ổn định của mỗi quốc gia,trong đó có tác động xâm hại môi trường Để đảm bảo sự phát triển bền vững,hoạt động cải tạo vào bảo vệ môi trường cần phải được quân tâm đầu tư;trách nhiệm này chủ yếu là của Nhà nước thông qua hoạt động đầu tư công

- Những tác động về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh Mỗi quốc giamuốn phát triển kinh tế, trước tiên phải ổn định chính trị, xã hội và đảm bảoquốc phòng, an ninh Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cũng phảiquan tâm đúng mức đến lĩnh vực này để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN

- Chủ trương, chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH có vai trò định

hướng đầu tư, tác động đến đầu tư của quốc gia, của vùng, ngành, lĩnh vực

và đôi khi tác động đến từng dự án cụ thể; do vậy, đây là nhân tố quan trọnghàng đầu, tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Quy

Trang 39

hoạch phát triển KT-XH là cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển các ngành,lĩnh vực trong từng thời kỳ Trong khi đó, tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốnNSNN đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Do vậy,quy hoạch KT-XH chính là cơ sở, là nền tảng để xem xét, lựa chọn danh mụccác dự án đầu tư; qua đó, quyết định việc phân bổ nguồn vốn đầu tư NSNNcho từng ngành, từng lĩnh vực nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH theochiến lược và quy hoạch đã được phê duyệt Phân bổ nguồn vốn là khâu quantrọng nhất trong quy trình quản lý vốn đầu tư NSNN Do vậy, để nâng caochất lượng công tác quản lý vốn đầu tư, các cấp chính quyền phải làm tốtcông tác lập và phê duyệt các loại quy hoạch, đồng thời quản lý đầu tư XDCBtheo đúng quy hoạch.

- Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Đây là một trong những nhân tố trực tiếp tác động đến việc huy động và phân

bổ, sử dụng vốn đầu tư Các cơ chế, chính sách này được thể hiện qua cácvăn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật, gồm: Luật NSNN, Luật Đầu

tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, các luật thuế,… Cơ chế,chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tế, ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy

đủ với những quy định rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vốn đầu tưXDCB từ NSNN được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệuquả KT-XH cao Ngược lại, chính sách chồng chéo, không phù hợp, chậm đổimới sẽ gây khó khăn, cản trở cho công tác quản lý, làm giảm hiệu quả KT-XHcủa vốn đầu tư NSNN

- Hệ thống định mức, đơn giá áp dụng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Đây là yếu tố quan trọng, là căn cứ tính toán về mặt kinh tế

tài chính của dự án, nó quyết định việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN đúngmục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí Yêu cầu quản lý chiphí đầu tư xây dựng công trình là tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng côngtrình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng;tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư

Trang 40

xây dựng công trình Trong thực tế, yêu cầu này thường không được đảmbảo; hầu hết các dự án đến khi kết thúc đầu tư, chi phí xây dựng đều vượt sovới tổng mức đầu tư được duyệt lần đầu Nguyên nhân chủ yếu của tình trạngnày là do: định mức kinh tế - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu; nhiều định mức,đơn giá thiếu căn cứ khoa học, không đồng bộ, không phù hợp thực tế;phương pháp định giá chưa dựa trên trên cơ sở giá thị trường làm ngưỡnggiá; trượt giá nguyên vật liệu xây dựng quá lớn Để quản lý tốt chi phí đầu tưxây dựng công trình; đòi hỏi hệ thống định mức, đơn giá XDCB phải thườngxuyên được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tổ chức bộ máy được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư từ NSNN Đặc điểm riêng có của vốn đầu tư XDCB từ NSNN về việc

sở hữu vốn và sử dụng vốn nói lên tính phức tạp trong quản lý nguồn vốn này.Ngoài ra, do đặc điểm chung của hoạt động đầu tư XDCB là thực hiện qua rấtnhiều khâu, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, nên bộ máy quản lý vốnđầu tư XDCB từ NSNN gồm nhiều cơ quan nhà nước, được phân công thựchiện từng khâu trong quy trình quản lý (phân bổ, giao kế hoạch vốn; thanhtoán vốn; quyết toán vốn đầu tư) Tổ chức, hoạt động của bộ máy này đóngvai trò quyết định đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Tổ chức

bộ máy cần gọn nhẹ nhưng phải đủ năng lực quản lý, phù hợp với tình hìnhthực tiễn và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ; tránh trùng lắp nhưng khôngđược bỏ sót nhiệm vụ quản lý; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhautrong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nếu tổ chức bộ máy không phùhợp thì công tác quản lý vốn đầu tư sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gâythất thoát, lãng phí

- Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN Hoạt động của hệ thống này góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật

trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN; cụ thể là hoạt động củacác cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát với mục tiêu chính làngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm nếu xảy ra Kiểm tra là xem xét,

Ngày đăng: 28/05/2019, 09:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Phạm Bình (2012), Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
Tác giả: Phạm Bình
Năm: 2012
[2] Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
[3] Bộ Tài chính (2008), Chế độ ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2008), "Chế độ ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
[4] Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2010)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2010
[5] Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2011)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2011
[6] Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2011)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2011
[8] Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
[9] Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
[10] Bùi Đức Chung (2008), Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Đức Chung (2008), "Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Bùi Đức Chung
Năm: 2008
[11] Khoa đầu tư Trường Đại học kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế đầu tư
Tác giả: Khoa đầu tư Trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[12] Khoa kinh tế Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh (2007), Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công
Tác giả: Khoa kinh tế Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2007
[13] ThS. Phan Đình Tý(2008), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Tác giả: ThS. Phan Đình Tý
Năm: 2008
[7] Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w