Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 39)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức đã có những phát triển khá mạnh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 7.000 tỷ đồng, với quy mô và mật độ dân số cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người chỉ đạt 36 triệu đồng/người/năm. Năm 2013, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 9.000 tỷ đồng, với quy mô và mật độ dân số cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người chỉ đạt 45 triệu đồng/người/năm. So với một số huyện khác thì giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện ở mức thấp. Kết quả phản ánh quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn ở mức thấp hơn so với tiềm năng phát triển của huyện.

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong 3 năm qua (2011 Ờ 2013) tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt khá, 29%/năm. So với tiềm năng của huyện thì kết quả này còn rất khiêm tốn.

Xét theo ngành kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2013 vừa qua chủ yếu là ngành xây dựng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 65%/năm. Tiếp đó là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Ngược lại, ngành nông nghiệp giai đoạn vừa qua do diện tắch đất canh tác giảm mạnh nên có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2011 - 2013 giảm tới 0,7%/năm. Trong khi đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xác định là ngành có truyền thống thì có mức tăng giảm thất thường, chỉ đạt tốc độ bình quân 14,45%/năm và có xu hướng tăng chậm dần. Điều này một mặt cho thấy công nghiệp chịu ảnh hưởng từ định hướng hạn chế phát triển sản xuất công nghiệp của Thành phố trên địa bàn. Nhưng mặt khác cũng cho thấy giới hạn sự phát triển của các ngành công nghiệp với quy mô nhỏ.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung, giai đoạn 2011 Ờ 2013, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tắch cực. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng chiếm 60% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2013, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên trên 67%, tức tăng gần 7% trong 3 năm. Đây là mức tăng mang tắnh đột biến của cơ cấu trên địa bàn, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, TTCN là thế mạnh.

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện tắch đất nông nghiệp của huyện giảm mạnh làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tụt giảm. Ngược lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành công nghiệp Ờ xây dựng tăng mạnh không phải do đã có sự đột phá, thành công trong phát triển công nghiệp địa phương cần được luận giải theo 3 khắa cạnh sau:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả Nhà nước và người dân trên địa bàn.

- Ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội đón đầu sự phát triển kinh tế, chưa tương xứng với vị trắ và tiềm năng của địa phương làm cho tỷ trọng của ngành này vốn chưa cao lại bị giảm sút.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mô nhỏ, manh mún và vẫn mang tắnh tự cấp, tự túc là chủ yếu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tắch canh tác thấp; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản chậm phát triển.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giai đoạn 2011 - 2013 tốc độ tăng trưởng ngành nông thuỷ sản tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế trọng yếu của huyện. Nhưng các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của đô thị hoá và mất đất sản xuất nông nghiệp đều giảm mạnh.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do huyện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, đặc biệt là từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tắch cực trong 3 năm qua theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt (trồng trọt giảm từ 47,77% năm 2011 xuống còn 40,14% năm 2013 và chăn nuôi tăng từ 52,36% năm 2011 lên 59,86% năm 2013). Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng hướng là giảm dần diện tắch cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Huyện đã triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng chuyên canh rau an toàn, hoa cây cảnh và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam canh, bưởi Diễn, nhãn...

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu hình thành các vùng chuyên canh còn chậm, diện tắch mở rộng còn ắt, sản phẩm chưa đa dạng và chưa thực sự tạo được uy tắn trên thị trường, điều này đòi hỏi thời gian tới huyện cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung này.

* Ngành chăn nuôi:

Thế mạnh ngành chăn nuôi của huyện Hoài Đức là chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn thịt hướng nạc, lợn nái ngoại đang phát triển. Đã xuất hiện nhiều hộ phát triển chăn nuôi đi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn, thu nhập từ ngành chăn nuôi theo hướng này tăng cao hơn. Huyện đã có chủ trương đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang trại chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá quỹ đất để xây

dựng các trang trại tập trung là rất ắt, đây cũng là vấn đề cần được huyện quan tâm giải quyết trong những năm tiếp theo.

* Ngành thuỷ sản:

Cơ cấu ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giảm do bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độđô thị hoá. Giai đoạn này tiềm năng còn lại của thuỷ sản của huyện là ở vùng bãi sông Đáy có thể được tận dụng để phát triển theo hướng các mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp Ờ xây dựng

Công nghiệp-xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tắch cực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Nhìn chung, tăng trưởng ngành công nghiệp Ờ xây dựng khá cao xong chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, chưa tạo được mối liên hệđể cùng phát triển, chưa khơi dậy và phát huy được thế mạnh về phát triển công nghiệp của địa phương. Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, thiếu lao động có trình độ cao. Một số cụm, điểm công nghiệp, làng nghề của huyện như sau: - Về làng nghề: Toàn huyện có 51 làng nghề, trong đó có 12 làng nghề được thành phố công nhận đạt đầy đủ các tiêu chắ. Các làng nghềở các xã: La Phù, Cát Quế, Dương Liếu, Minh Khai, Đức Giang, An Thượng, Sơn Đồng... Làm các nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt, in, nghề bánh, bún, nghềảnh ... Một số ngành nghề cơ sở sản xuất đồ uống, mộc, cơ khắ nằm xen kẽ trong các khu dân cư cũng góp phần phát triển công nghiệp làng nghề của huyện.

- Về cụm công nghiệp: Trên địa bàn toàn huyện có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tắch khoảng 359 ha. Bao gồm:

+ Cụm công nghiệp An Khánh: Tổng diện tắch đất quy hoạch được duyệt là 34,67 ha, đang thực hiện.

+ Cụm công nghiệp Lại Yên: Tổng diện tắch đấy quy hoạch được duyệt là 26,8 ha và đang thực hiện.

+ Cụm công nghiệp An ninh Lại Yên: Tổng diện tắch quy hoạch được duyệt là 8,7 ha, đã thực hiện xây dựng xong cở sở hạ tầng cụm.

+ Cụm công nghiệp Lai Xá Ờ Kim Chung: Tổng diện tắch quy hoạch được duyệt là 49,14 ha, đã giao đất và đang hoàn thành chỉ tiêu xây dựng hạ tầng.

+ Cụm công nghiệp Đông La: Tổng diện tắch là 8,3 ha, đã giao cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cụm công nghiệp Trường An: Diện tắch là 40,8 ha, đã giao đất cho 23 doanh nghiệp.

- Về điểm công nghiệp: Trên địa bàn huyện có 7 điểm công nghiệp đã được phê duyệt với tổng diện tắch là 213,6 ha, bao gồm:

+ Điểm công nghiệp La Phù: Tổng diện tắch 8,3 ha, đã giao đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.

+ Điểm công nghiệp La Phù mở rộng: Diện tắch 40,8 ha, đã và đang giao cho doanh nghiệp triển khai đầu tư.

+ Điểm công nghiệp Cầu Nổi Ờ Vân Canh: Tổng diện tắch đất quy hoạch được duyệt là 9,47 ha, Hiện nay đang thực hiện thi công hạ tầng và quy hoạch mở rộng.

+ Điểm công nghiệp Dương Liễu: Tổng diện tắch đất quy hoạch được duyệt là 21,3 ha, đã tiến hành giao đất cho hộ kinh doanh cá thể.

+ Điểm công nghiệp Đắc Sở: Tổng diện tắch là 6,28 ha, đang triển khai thực hiện thi công cơ sở hạ tầng.

+ Điểm công nghiệp Di Trạch: Tổng diện tắch đất quy hoạch được duyệt là 9,99 ha, đã tiến hành giao được 1,74 ha.

+ Điểm công nghiệp Sơn Đồng: Với tổng diện tắch 25,5 ha, hiện đã có 5 hộ cá thểđược giao đất và đi vào sản xuất.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại

So với các ngành khác trên địa bàn huyện Hoài Đức, ngành dịch vụ không phải là ngành quan trọng. Tuy nhiên, quy mô, giá trị sản xuất của ngành trên địa bàn huyện khá cao nhưng tăng trưởng không đều qua các năm.

Ngành thương mại trên địa bàn huyện ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong khi nhóm vận tải, bưu điện và ngành dịch vụ khác giảm dần trong tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ. Hiện nay, thương mại đang là ngành dẫn đầu về giá trị sản xuất, tiếp theo là nhóm ngành dịch vụ khác, vận tải bưu điện, khách sạn nhà hàng và cuối cùng là ngân hàng tài chắnh.

Nhìn chung, ngành dịch vụ của huyện trong 3 năm qua của huyện chưa thực sự phát triển, cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất chưa cao và tăng trưởng của ngành không đều. Ngành dịch vụ chưa phải là ngành quan trọng của huyện. Với sự phát triển ngày càng cao của huyện trong những năm tới, đòi

hỏi sự phát triển của ngành dịch vụ cao hơn để đáp ứng cho sự phát triển chung của huyện.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Năm 2013 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người. mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nông nghiệp của huyện có trình độ cao, nền nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Hoài Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũng như các chắnh sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý. Giai đoạn 2011-2013 huyện đã giải quyết việc làm cho gần 12.000 lao động, đặc biệt huyện đã tổ chức điều tra lao động, việc làm trên địa bàn toàn huyện, xây dựng đề án giải quyết lao động và việc làm cho nhân dân, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm tạo điều kiện giúp người lao động tìm việc làm. Trong 3 năm qua đã mởđược 42 lớp sơ cấp học nghề ngắn hạn với 1.503 học viên. Đến năm 2013 số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ 45%.

Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quảđáng khắch lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm xuống còn 2,2% (theo tiêu chắ mới). Một trong những nguyên nhân chắnh đểđạt được thành tựu đáng kể đó là do trong công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện kịp thời. Các chắnh sách xã hội được các cấp các ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách

xã hội. Đến nay toàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và các chắnh sách xã hội khác.

Trong những ba qua, bằng nhiều hình thức, Thành phố và huyện đã có những biện pháp tắch cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chắnh trị, xã hội trên địa bàn huyện.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư a. Thực trạng phát triển khu đô thị

Thị trấn Trạm Trôi là trung tâm kinh tế - chắnh trị - văn hoá - xã hội của huyện Hoài Đức. Tổng diện tắch tự nhiên của Thị trấn theo số liệu kiểm kê năm 2013 là 63,45 ha, chiếm 0,77% diện tắch tự nhiên toàn huyện.

Thị trấn Trạm Trôi là nơi tập trung các cơ quan hành chắnh, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương mại, du lịch, nhà ởẦđang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 39)