Với tư cách là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình có những nguyên tắc cơ bản riêng, trong đó nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng là một trong
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 2 Lớp: N02 -TL1
- Lên ý tưởng ( nhóm trưởng)
- Phân chia công việc cụ thể cho từng người (2-3 người phần )
- Làm việc nhóm để thảo luận, sửa bài cho nhau (chia 2-3 người trong 1phần)
- Hoàn thành công việc
2 Phân chia công việc và họp nhóm
STT Họ và tên
Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Kết luận
1 Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm
2 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2023
Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3M Ụ C L Ụ C
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG 2
1.1 Một số khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 2
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 5
1.3 Lịch sử lập pháp về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng 7
1.4 Nội dung nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo pháp luật hiện hành 13
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG 19
2.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 19
2.2 Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 25
2.3 Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng .28
KẾT LUẬN 32
PHỤ LỤC 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa,Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, các chính sách của Nhànước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ” Có rất nhiềucách hiểu khác nhau về gia đình, nhưng nền tảng để xây dựng một gia đình hạnhphúc đó là sự tự nguyện, bình đẳng, tin yêu, chăm sóc lẫn nhau giữa các thànhviên trong gia đình Xã hội đang ngày một phát triển, hướng tới sự văn minh,hiện đại trên mọi lĩnh vực Trong đó, lĩnh vực hôn nhân và gia đình được đặtmục tiêu là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ phongkiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản,đồng thời xây dựng những quan hệ mới xã hội chủ nghĩa Hôn nhân là mối quan
hệ đặc biệt trong quan hệ gia đình
Ở Việt Nam hiện nay, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xem lànguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Đây được xem
là một nguyên tắc vô cùng quan trọng để cuộc sống chung của vợ chồng trở nênlâu dài, bền vững và hạnh phúc Để hiểu rõ hơn về giá trị của nguyên tắc này,
nhóm chúng em xin phép chọn đề số 02: “Nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng – Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện”.
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HÔN
NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG 1.1 Một số khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
“Nguyên tắc” là điều cơ bản, những nguyên lý phản ánh những quy luậtkhách quan và được coi là cái chuẩn cho một quá trình hoạt động Trong khoahọc pháp lý cũng vậy, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựngtrên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định Còn hôn nhân là sự gắn kết giữa
nghĩa vụ giữa họ với nhau, giữa họ và con cái và những người thân của họ Với
tư cách là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hôn nhân
và gia đình có những nguyên tắc cơ bản riêng, trong đó nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng là một trong những nguyên tắc quan trọng, gắn liền với lịch
sử phát triển của gia đình Việt Nam
Hôn nhân được hình thành từ sự gắn kết giữa một bên là nam và một bên
là nữ trên cơ sở tự nguyện, tình yêu hai bên thỏa mãn thỏa mãn các điều kiện màLuật hôn nhân và gia đình quy định Bản chất của hôn nhân một vợ một chồng
là người đàn ông chỉ lấy một vợ, người đàn bà chỉ lấy một chồng Nguyên tắcnày đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật ở hầu hết các quốc gia Ở ViệtNam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng tiến
bộ, tự nguyện, nam nữa bình đẳng, trở thành nguyên tắc quan trọng được ghinhận trong Hiến pháp nước ta và được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và giađình từ năm 1959 cho đến nay
Qua đó, có thể nói nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên lý,
tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân
và gia đình, quy định người đang có vợ, người đang có chồng không được phép
3 Viện sử học Việt Nam (1991), “Quốc triều hình luật”, Nxb Pháp lý Hà Nội
4 Lord Penzance đưa ra khái niệm hôn nhân năm 1866
Trang 6kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại, bất cứ mộtngười nào khác cũng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người đang có vợ, có chồng.
1.1.2 Đặc điểm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Nội dung nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thể hiện quan điểm,đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện quan
hệ hôn nhân và gia đình, cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp về hôn nhân
và gia đình Nguyên tắc này có những đặc điểm sau:
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc hiến định điều chỉnhquan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng trong gia đình Nguyên tắc này thể hiện tínhđộc lập nhưng đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với những nguyên tắc khác tạothành thể thống nhất Đồng thời, nguyên tắc cũng thể hiện chủ trương, chínhsách xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình một quốc gia theo quan điểm củagiai cấp thống trị
Thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật, mang tính chỉ đạo, địnhhướng, thuộc nhóm những quy phạm chuyên biệt Trong hệ thống các quy phạmpháp luật, hôn nhân và gia đình có thể chia thành hai nhóm: quy phạm chung vàquy phạm riêng biệt Những quy phạm chung chỉ đưa ra đường lối chung, chứkhông trực tiếp điều chỉnh một mối quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể Cònnhững quy phạm chuyên biệt được thu lại ở phạm vi hẹp và chi tiết hơn, làmnhiệm vụ điều chỉnh trực tiếp quan hệ hôn nhân và gia đình
Thể hiện sự tiến bộ, văn minh của xã hội trong việc đảm bảo quyền dânchủ, bình đẳng giữa vợ và chồng Đây là nguyên tắc thể hiện xu thế tiến bộchung về nhân quyền và quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng.Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định nếu không có tự do và bìnhđẳng trong gia đình thì sẽ không có tự do, bình đẳng ngoài xã hội và ngược lạinếu không có sự tự do, bình đẳng ngoài xã hội thì cũng sẽ không có sự tự do,bình đẳng trong gia đình Nguyên tắc này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
ở mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia
Trang 7Đồng thời, là cơ sở quan trọng bảo đảm sự bền vững của gia đình Sự bềnvững của hôn nhân ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là xâydựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể: “Vì bản chất của tình yêu là khôngthể chia sẻ… cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ do ngay bảnchất của nó là hôn nhân một vợ một chồng” Mục đích của hôn nhân là hai bên
vợ chồng mong muốn được sống chung, gắn bó với nhau suốt đời
Có mối quan hệ tương thích, gắn bó với các nguyên tắc cơ bản khác điềuchỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồngvừa tồn tại độc lập vừa là tư tưởng ràng buộc các nguyên tắc khác của Luật hônnhân và gia đình Hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ vàchồng, ngược lại sự bình đẳng giữa vợ và chồng cần đảm bảo nguyên tắc một vợmột chồng
Việc tuân thủ đúng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là vô cùng cầnthiết để xây dựng, hoàn thiện bảo vệ chế độ hôn nhân và giữ cho gia đình hạnhphúc, bền chặt
1.1.3 Ý nghĩa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Không chỉ Việt Nam mà pháp luật nhiều nước tư sản cũng công nhận đặc
điểm này: “Để việc kết hôn có hiệu lực pháp lý, các bên kết hôn phải có mục
đích chung sống suốt đời” 5 Bởi thế, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Luật hôn nhân và gia đình nói riêng và hệthống pháp luật Việt Nam nói chung:
Thứ nhất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở đảm bảo sự nhấtquán, thống nhất trong việc xây dựng những chế định, những quy phạm phápluật hôn nhân và gia đình Các quy phạm pháp luật do Nhà nước xây dựng phảithống nhất với nhau trong một chế định và ngành luật Cơ sở cho sự thống nhất
đó chính là những nguyên tắc cơ bản Như vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng được coi là nền tảng của hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình ViệtNam
5 Luật hôn nhân năm 1961 của Australia
Trang 8Thứ hai, thể hiện tư tưởng tiến bộ, xu thế tiến bộ chung của toàn xã hộitrong việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, đảm bảoquyền lợi của cả vợ và chồng trong hôn nhân.
Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê tồntại rất lâu trong xã hội phong kiến – một chế độ gây ra nhiều sự bi thương, khổ
sở cho người phụ nữ Quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên mộtchồng” đã không còn nữa, loại bỏ được hoàn toàn những tàn dư của tập quán, hủtục
Thứ tư, là cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Trong thời
kì phong kiến, địa vị của người phụ nữ thấp kém, bị phụ thuộc, không được tôntrọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình Nhưng xã hội ngàng càng phát triển,nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã tạo điều kiện giải phóng người phụ
nữ Sự bình đẳng có được ghi nhận và từng bước củng cố với sự phát triển của
xã hội, tạo cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho việc thực hiện bình đẳnghoàn toàn giữa vợ và chồng
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.2.1 Cơ sở lý luận về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chế độ Hôn nhân và Giađình được xem là những hiện thượng xã hội có quá trình hình thành, phát triển
do các điều kiện kinh tế, xã hội quyết định Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” Ăngghen đã chứng minh rằng sự
xuất hiện của gia đình ở các hình thái từ thấp đến cao Đây là quá trình khôngngừng hoàn thiện các hình thái hôn nhân và gia đình trên cơ sở tự phát triển cácđiều kiện vật chất của con người Hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đờitrên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và nhữngtài sản khác trong xã hội, được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấpthống trị
Từ khi ra đời, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã bộc lộ nhữngđiểm tiêu cực thậm chí là giả dối đối với người dân lao động Người chồng có
Trang 9quyền có “năm thê, bảy thiếp” còn người phụ nữ phải chung thủy, chỉ được
phép có quan hệ tính giao với một người đàn ông duy nhất
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ hôn nhân một vợ một chồng mớithực sự thể hiện đúng bản chất của nó Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khôngchỉ xóa bỏ hình thức tư hữu đối với với tư liệu sản xuất mà còn có những quan
hệ cho chế độ tư hữu sinh ra và dựa vào như: tệ ngoại tình, nạn mại dâm đều
sẽ bị tiêu diệt Ở thời kỳ này, hôn nhân phát sinh dựa trên cơ sở tình yêu đíchthực giữa nam và nữ, bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏamãn những nhu cầu tinh thần và vật chất Theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Ăngghen thì “bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, cho nên hôn
nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của nó, hôn nhân là một
vợ, một chồng” 6 Chính những tư tưởng này làm cơ sở cho việc hình thành vàxây dựng quan hệ hôn nhân tiến bộ đi theo nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng Hôn nhân tuân thủ pháp luật một mặt thực hiện sự tự nguyện đến vớinhau của lứa đôi, thực hiện trách nhiệm của vợ chồng trong việc sinh và nuôidạy con cái, mặt khác nói lên trách nhiệm của xã hội thông qua chính quyền nhànước bảo vệ hôn nhân tiến bộ và những lợi ích chính đáng trong quan hệ giađình Nhờ trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ mà địa vị người phụ nữ trong cuộc hônnhân được nâng lên, sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng được thiếtlập, tình trạng áp đặt, ép buộc đối với con cái trong hôn nhân không còn, cha mẹthương yêu, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của con cái
Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình trên đây của chủ nghĩaMác-Lênin là cơ sở lý luận để định hình nguyên lý chỉ đạo cho việc quy định vàthực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa mác-lênin về hôn nhân và gia đìnhsau khi hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thống nhất đất nướcĐảng và Nhà nước ta đã đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu là phải xóa bỏ tận gốc tàn dư,
hủ tục lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại chống lại ảnh
6 Ph Ăngghen (1995), “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ hôn nhân và của Nhà nước” C Mác- Ph
Ăngghen, toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
Trang 10hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản đồng thời xây dựng quan hệ hônnhân và gia đình xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ chí Minh từ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là
đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt” 7 Câu nóinày của Bác càng củng cố thêm vai trò của gia đình trong xã hội, gia đình là nơinuôi dưỡng, là môi trường hình thành và phát triển, là ngôi trường cũng như xãhội đầu tiên của một con người Nó không chỉ là nơi sản sinh ra con người màcòn trực tiếp giáo dục họ về đạo đức, nếp sống, lối sống Ngoài ra, gia đình còn
là nơi lưu trữ, sàng lọc và lưu truyền các giá trị truyền thống cho việc sản sinh,xây dựng, giáo dục, rèn luyện và phát triển những thế hệ kế cận Muốn làm đượcvai trò ấy, hoàn thành trách nhiệm ấy thì hôn nhân một vợ một chồng, tựnguyện, tiến bộ và bình đẳng phải được đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên thực
tế Hiểu được tầm quan trọng của gia đình, của những nguyên tắc cơ bản của chế
độ hôn nhân và gia đình, Đảng ta rất chú trọng trong việc xây dựng hôn nhânmột vợ một chồng
Do vậy, trong các giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn cónhững chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trungthực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra thông qua các quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và gần đây nhất là luật hôn nhân vàgia đình năm 2014 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xác định lànguyên tắc cơ bản chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và giađình trong xã hội dân chủ tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng kéo theo những hệ quả tiêu cực Từ đó, đòi hỏi phải thiết lậpcác biện pháp để xử lý khi có hành vi vi phạm Các biện pháp cần được xây
7 Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.
Trang 11dựng trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
1.3 Lịch sử lập pháp về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địanửa phong kiến dưới ách thống trị của thực dân Pháp Chế độ hôn nhân và giađình thời kì này ở nước ta vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến lạchậu tồn tại từ nhiều thế kỉ trước Pháp luật Việt Nam trước 1945 đều công nhậnchế độ đa thê, tức là người đàn ông trong gia đình có thể lấy nhiều vợ
Quốc triều hình luật, hay Bộ luật Hồng Đức, một bộ luật được đánh giá là
có nhiều điểm tiến bộ, đề cao vai trò người phụ nữ hơn rất nhiều so với các bộluật đương thời cùng khu vực Tuy vậy, Quốc triều hình luật vẫn đề cao vai tròcủa người cha – người chồng, đồng thời cũng thừa nhận và bảo vệ chế độ đa thêđối với người chồng Ngoài quy định về các nghĩa vụ của người vợ với chồng vànhà chồng thì người vợ phải tuân thủ trật tự thê thiếp và quyền lợi của người vợ
cả được đảm bảo hơn so với người vợ lẽ Có thể lấy một vài dẫn chứng từ cácđiều luật như sau:
“Điều 309: Những ai đưa nàng hầu lên làm vợ chính thì xử phạt Mê đắm nàng hầu mà lạnh nhạt với vợ thì xử biếm (có vợ thưa kiện mới bắt tội)
Điều 310: Nếu thê thiếp phạm nghĩa tuyệt mà người chồng ẩn nhẫn, chịu đựng không bỏ đi thì xử biếm, tuỳ việc nặng nhẹ.” 8
Sau khi Pháp đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia đểtrị” bằng việc chia nước ta thành ba miền khác nhau, mỗi miền ban hành và ápdụng từng Bộ luật cụ thể Những Bộ dân luật này phần lớn đều dựa theo Bộ dânluật của Cộng hoà Pháp (năm 1804), kết hợp với hệ thống pháp luật và nhữngtập tục phong kiến lạc hậu ở Việt Nam Cả ba Bộ dân luật đều thừa nhận chế độ
đa thê Trong Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936
đều có quy định: “cấm không được lấy vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính” (Điều 80
Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 79 Bộ dân luật Trung Kỳ)
8 Điều 309, 310 Bộ Luật Hồng Đức, tr.171.
Trang 12Qua các điều luật trên có thể thấy rằng, trước Cách mạng tháng Tám, phápluật Việt Nam chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, pháp luậtvẫn thừa nhận và bảo hộ chế độ đa thê, một người đàn ông có thể lấy thê thiếp,nhưng ngược lại người phụ nữ phải chung thuỷ tuyệt đối với chồng Người phụ
nữ mà vi phạm quy định sẽ phải chịu những hình phạt rất hà khắc Có thể thấy,pháp luật thời kì này vẫn thể hiện rất rõ sự phân biệt về giới và duy trì quyền giatrưởng của người chồng, người cha trong gia đình
1.1.3.2 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giai đoạn trước khi có Luật Hôn nhân và gia đình 1959
Trong thời kì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945-1976), tuy pháp luật thời
kì này chưa ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng cũng đãthừa nhận một số nguyên tắc làm cơ sở cho quan hệ hôn nhân một vợ mộtchồng, phản đối nguyên tắc đa thê đã tồn tại một thời gian dài trong xã hộiphong kiến Việt Nam, đó là nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng
Lần đầu tiên khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
ra đời năm 1946, tại Điều 9 của Hiến pháp, sự bình đẳng giữa nam và nữ đã
được ghi nhận: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.” Như
vậy, quyền lợi của người phụ nữ không chỉ được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
mà còn được coi là một nguyên tắc Hiến định
Tuy nhiên, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền của người phụ nữvẫn còn bị hạn chế Theo Điều 3 và Điều 4 Sắc lệnh số 97/SL ban hành ngày22/5/1950 quy định:
“Điều 3: Trong thời kì tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được Song người vợ hoá chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ hoá vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được rằng mình không có thai, hoặc là đã có thai với người chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái.
Điều 4: Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên
Trang 13ly dị, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đương có thai.” 9
Đây là một hạn chế trong quy định về hôn nhân của Sắc lệnh số 97/SL,quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa thật sự được bình đẳng đối với người đànông Sắc lệnh cũng chưa ghi nhận cụ thể việc bãi bỏ chế độ đa thê, do vậy, tậptục phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trong thời kì này Tuy vậy,nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong hôn nhân có thể xem là tiền đề, là bước tạo
đà để đưa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng lên thành nguyên tắc cơ bảncủa luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam
Giai đoạn sau khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đến nay
Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên năm 1959 ra đời dựa trên cơ sở Hiếnpháp năm 1946, kế thừa và phát triển những tiến bộ của pháp luật nước ta vềđiều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Từ năm 1959 đếnnay, Việt Nam đã có tổng cộng bốn Luật Hôn nhân và gia đình ra đời
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
Thực tiễn lịch sử sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954 đòihỏi nhà nước ta phải xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ hơn, đồngthời cần phải xoá bỏ triệt để những tàn tích, hủ tục lạc hậu của chế độ hôn nhân
và gia đình thời phong kiến, vì vậy, nhà nước Việt Nam đã cho ra đời Luật Hônnhân và gia đình đầu tiên vào năm 1959, có hiệu lực từ ngày 13/01/1960
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận lần đầu tiên ngay
tại Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “Nhà nước bảo đảm việc thực
hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.” Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định
ở Điều 5 về điều kiện kết hôn: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với
người khác.”
9 Điều 3, Điều 4 Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà số 97/SL, 22/5/1950.
Trang 14Chế độ đa thê – một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ hônnhân lạc hậu chính thức bị đặt ngoài vòng pháp luật Từ đây, nguyên tắc hônnhân một vợ một chồng chính thức trở thành nguyên tắc cơ bản nhất của hônnhân ở Việt Nam Tuy nhiên, Luật này cũng có hạn chế khi chưa có quy định vềhuỷ kết hôn trái pháp luật đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc này.Việc xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đượcquy định trong Thông tư 112/NCPL ngày 19/08/1972 của TANDTC hướng dẫn
xử lý việc kết hôn vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
Năm 1975 đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1946 cần được sửa đổi đểphù hợp với tình hình kinh tế, xã hội thực tế của đất nước Chính vì những yêucầu đó, năm 1980, Hiến pháp mới ra đời, trong đó cũng có quy định một số điều
về hôn nhân và gia đình:
“Điều 64: Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” 10
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã cụ thể hoá hơn quy định trong
Hiến pháp năm 1980 tại Điều 1 Luật này: “Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.”
Nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 còn đồng thời quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác…” (Điều 4); “Cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ hoặc chồng” (Khoản a Điều 7) Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986, không những thừa nhận việc kết hôn vi phạm
10 Điều 64 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 9/11/1946.
Trang 15nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là trái pháp luật, mà còn đặt ra cách
thức xử lý đối với hành vi vi phạm tại Điều 9 Luật này: “Việc kết hôn vi phạm
một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.”
Bên cạnh đó thì Bộ luật Hình sự năm 1985 cũng có chế tài quy định vềhình phạt đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng:
“Điều 144: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2- Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” 11
Có thể thấy, những hạn chế trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đãđược Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 hoàn thiện hơn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Kế thừa và phát triển những nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục thực hiện nhữngnguyên tắc còn phù hợp của Luật cũ, nhưng đã có sự sắp xếp khoa học hơn,đồng thời bổ sung một số nội dung mới làm cơ sở cho việc thực hiện và bảo vệcác quan hệ hôn nhân và gia đình đầy đủ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, tiếp tục ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng tại Khoản 1 Điều 2: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng.” Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong
11 Điều 144 Bộ Luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 27/6/1985.
Trang 16Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là sự kế thừa và phát triển nguyên tắctrong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Để đảm bảo chế độ một vợ mộtchồng được thực hiện trong cuộc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn cócác quy định cấm những người đang có vợ có chồng chung sống với người khácnhư vợ chồng.
Để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì Luật Hôn nhân và giađình năm 2000 quy định về xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc này tạiĐiều 16, Điều 17 Các quy định này tạo cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện nguyêntắc hôn nhân một vợ một chồng, góp phần xây dựng gia đình tiến bộ, văn minh,dân chủ
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Sau một thời gian dài thực thi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xuấthiện một số bất cập và hạn chế cũng như không còn phù hợp với thực tế xã hội
Vì vậy, ngày 19/06/2014, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thay thế cho tất cả các luậthôn nhân và gia đình trước đó Văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 kéodài đến thời điểm hiện tại Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định của cácLuật Hôn nhân và gia đình trước đây, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồngtiếp tục trở thành nguyên tắc hiến định quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hônnhân và gia đình năm 2014
1.4 Nội dung nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo pháp luật hiện hành
1.4.1 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong việc kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quyđịnh của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
nhà nước thừa nhận
Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại khoản
12 Xem: Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trang 171 Điều 36: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tựnguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên tắc hiến định, được cụthể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại khoản 1 Điều 2: “Hôn nhân tựnguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” Nguyên tắc này đượcthể hiện qua các quy định về điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn.
Thứ nhất, về điều kiện kết hôn.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chi phối điều kiện kết hôn giữacác chủ thể Khi tiến hành đăng ký kết hôn, phải tiến hành xác minh tình trạnghôn nhân của các bên đương sự Chỉ những người độc thân chưa có vợ, chưa cóchồng, hay đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt (do lyhôn hoặc do một trong hai bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết) thì mớiđược kết hôn và chỉ được kết hôn với người đang không có vợ, có chồng Bởitrong cùng một khoảng thời gian chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp.Trong các trường hợp cấm kết hôn tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hônnhân và gia đình 2014 có quy định việc kết hôn phải không thuộc một trong cáctrường hợp cấm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình
2014 Cụ thể, điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Có nghĩa là nguyên tắc
một vợ một chồng cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người khác và ngược lại
Người đang có vợ, có chồng là người đã kết hôn theo đúng quy định củapháp luật, người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn, người đã kết hôn với người khác vi phạmđiều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã đượcTòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật và họ chưa ly hôn hoặc không có sự kiện một trong hai bên
Trang 18chết.13 Ví dụ: Anh A và chị B đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và đã đăng kýkết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quan hệ hôn nhân của anh A vàchị B vẫn đang còn tồn tại thì anh A được xác định là người đang có vợ, còn chị
B được xác định là người đang có chồng
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận quan hệ vợ chồngtrong trường hợp không có đăng ký kết hôn Nhưng ngoại lệ, trường hợp ngườichung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và vẫn đang chungsống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì vẫn được công nhận có quan
Chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hônnhân trước đã chấm dứt thì mới có quyền kết hôn với người chưa có vợ, cóchồng Nếu những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặcnhững người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đã có vợ, có chồng thìviệc kết hôn này sẽ bị coi là trái pháp luật Quy định cấm kết hôn đối với ngườiđang có vợ, có chồng vẫn luôn là một quy định bắt buộc khi đăng ký kết hônngay từ Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên cho đến bây giờ Việc quy định nhưvậy góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc một vợ một chồng cùng với đó làxây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc
Thứ hai, về thủ tục đăng ký kết hôn.
Đăng ký kết hôn là cơ sở xác lập hôn nhân Điều 9 Luật hôn nhân và gia
đình 2014 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn” Như vậy, nam, nữ khi kết hôn phải đăng ký thì mới được công
nhận là vợ chồng hợp pháp Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhànước có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
13 Xem: Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
14 Xem Phụ lục số 1.
Trang 19sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quyđịnh Nếu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức đám cưới,được người nhà, hàng xóm láng giềng coi như vợ chồng nhưng không đăng kýkết hôn thì vẫn sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người có yêu cầu đăng kýkết hôn phải xuất trình và nộp các giấy tờ theo quy định khi đăng ký kết hôn vànộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Việc quy định hồ sơ đăng kýkết hôn phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có ý nghĩa trong việc xácnhận người yêu cầu đăng ký kết hôn đang có tình trạng hôn nhân như thế nào tạithời điểm xin cấp: chưa đăng ký kết hôn với ai hay đã ly hôn hoặc có đang trongmối quan hệ hôn nhân với người khác không Giấy xác nhận tình trạng hônnhân có giá trị chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên để loại trừ khả năngviệc kết hôn này vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và chỉ có giátrị 6 tháng kể từ ngày cấp Việc quy định thời hạn có giá trị của giấy xác nhậntình trạng hôn nhân có ý nghĩa tránh việc nhiều người lợi dụng để kết hôn vớinhiều người làm vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.Sau khi có người yêu cầu đăng ký kết hôn nộp đủ giấy tờ theo quy định,trong thời hạn 03 ngày đối với UBND xã, 10 ngày đối với đăng ký kết hôn tạiUBND huyện, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo
kết hôn theo quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND ký giấy chứng nhận kếthôn, công chức tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, hai bên nam nữ ký,ghi rõ họ tên vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Nếu đang tiến hành đăng kýkết hôn mà phát hiện một trong hai bên vợ, chồng không đủ điều kiện đăng kýkết hôn thì cơ quan đăng ký từ chối đăng ký và giải thích rõ ràng bằng văn bản.Tóm lại, việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệnguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Có thể nói, đây là một biện pháp đểnhà nước kiểm soát việc tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng đồng
15 Xem: Khoản 3 Điều 18, Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Trang 20thời ngăn chặn các hành vi kết hôn vi phạm nguyên tắc này.
1.4.2 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện thông qua việc thựchiện một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ chung thủy.
Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ chồng có
nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” Trong mối quan hệ
vợ chồng, chung thủy là nền tảng quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình.Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của vợ chồng với nhau trong thời kỳ hônnhân
Trong hôn nhân, chung thủy có thể hiểu là việc tình cảm vợ chồng dànhcho nhau trước sau như một, không hề thay đổi hay dối lừa Vi phạm nghĩa vụchung thủy được hiểu là hành vi ngoại tình của người vợ hoặc người chồng Khimột trong hai bên vợ chồng ngoài thể hiện tình yêu với vợ hoặc chồng của mình
mà còn có quan hệ tình cảm với người khác hoặc quan tâm, chăm sóc, thực hiệnnghĩa vụ như vợ chồng với người khác thì đây chính là biểu hiện của việc khôngchung thủy Việc vi phạm nghĩa vụ chung thủy có thể được coi là bước đầu trongviệc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Vì vậy, đảm bảo nghĩa vụchung thủy có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng Tuy nhiên, hiện nay Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam mớichỉ quy định nghĩa vụ chung thủy chứ chưa quy định về việc xử phạt hành vi viphạm này Điều này sẽ tạo cơ hội cho hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng phát triển
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng có nghĩa vụ
bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Việc thực hiện