1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 và kiến nghị hoàn thiện

19 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tàisản riêng và thu nhập hợp pháp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

ĐỀ BÀI:

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA

VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM

2014 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Nhóm thực hiện: Nhóm 02 - Lớp: N07-TL1 Thành viên:

1 Phạm Văn Đức

2 Nguyễn Hương Giang

3 Mai Ngọc Hà

4 Đỗ Minh Hạnh

5 Nguyễn Quỳnh Hoa

6 Nguyễn Lê Huy

Hà Nội, tháng 04, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ BÀI 1

B NỘI DUNG 1

I Khái niệm tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng: 1

1 Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng: 1

2 Khái niệm về tài sản riêng của vợ, chồng: 1

II Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014: 2

1 Xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận: 2

2 Xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng theo luật định: 5

2.1 Xác định tài sản chung của vợ, chồng theo luật định: 5

2.2 Xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo luật định: 10

III Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng: 12

1 Hạn chế trong quy định của pháp luật về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014: 12

2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014: 13

C KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

A MỞ BÀI Hôn nhân là một mối quan hệ đặc biệt trong cuộc sống của con người Trong thời

kỳ hôn nhân, để đảm bảo duy trì kinh tế, người vợ và người chồng thường tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích kiếm tiền, tài sản về cho gia đình Điều này xảy ra trường hợp tài sản riêng để phục vụ mục đích chung hoặc dùng tài sản chung vào mục đích riêng, gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên, dẫn đến mâu thuẫn Việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng đã được Luật HN&GĐ năm

2014 quy định, tuy nhiên thực tiễn việc xác định còn gặp nhiều khó khăn Nhận thức được điều này, nhóm chúng em em đã chọn đề tài “Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và kiến nghị hoàn thiện” cho bài tập nhóm của mình

B NỘI DUNG

I Khái niệm tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng:

1 Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng:

Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật HN&GĐ năm 2014; là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Đối với quyền sử dụng đất, loại tài sản đặc biệt này được xác định là tài sản chung cả vợ chồng sau khi kết hôn Tuy nhiên, quyền sử dụng đất có thể không được coi là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng Ở trong thời

kỳ hôn nhân hay tại thời điểm ly hôn, nếu vợ, chồng không chứng minh được tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng của minh thì tài sản đó là tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Như vậy, có thể hiểu: “Tài sản chung của vợ, chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do hoạt động sản xuất trong cuộc sống, được thừa kế, tặng cho và theo thỏa thuận của vợ chồng Tài sản của vợ chồng có thể là động sản và bất động sản Tài sản chung thuộc quyền sở hữu chung nhất của vợ chồng Vợ, chồng

có quyền và nghĩa vụ ngang nhau với tài sản đó”

2 Khái niệm về tài sản riêng của vợ, chồng:

Bên cạnh quyền sở hữu chung thì quyền sở hữu riêng cũng rất quan trọng Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định chi tiết về tài sản riêng của vợ chồng Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản riêng của vợ, chồng có được trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ

Trang 4

hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục

vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản do vợ chồng thỏa thuận đưa thành tài sản riêng Tài sản riêng của vợ chồng được xác định dựa trên nguồn gốc và quyền sở hữu tài sản Vợ, chồng có quyền định đoạt, sử dụng những lợi ích mà tài sản đó mang lại để phục vụ cho mục đích cá nhân, điều này đảm bảo cho quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân Đối với tài sản của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ là độc lập, không phải là của cả hai

Qua đó, có thể định nghĩa tài sản riêng như sau: “Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản được hình thành trước và trong hôn nhân, do vợ hoặc chồng tự mình tạo ra, được thừa kế hoặc tặng cho riêng, do các bên tự thỏa thuận tạo ra tài sản riêng Vợ, chồng

có quyền và nghĩa vụ độc lập đối với tài sản riêng của họ”

II Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014:

1 Xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận:

Quy định xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng là nội dung quan trọng vì nó xác định phần quyền sở hữu của vợ chồng đối với từng tài sản cụ thể Và nội dung này góp phần không nhỏ vào việc chia tài sản sau này khi chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận Việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng được hướng dẫn tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ cũng quy định về việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

“1 Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì

vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây: a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng”

Nhà làm luật đã dự liệu trước trong trường hợp vợ, chồng chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc xác định tài sản của vợ, chồng có thể theo một trong các hướng sau:

Trang 5

Thứ nhất, tài sản của vợ chồng gồm tài sản chung, tài sản riêng

Khi lựa chọn chế độ tài sản này, trong thỏa thuận vợ chồng cần thiết phải xác định

rõ ràng, cụ thể tài sản nào được xác định là tài sản chung, tài sản nào được xác định là tài sản riêng Thỏa thuận này sẽ tạo nên chế độ cộng đồng tạo sản Việc xác định này

do hai bên thỏa thuận lựa chọn, nếu không lựa chọn được thì áp dụng theo quy định của pháp luật Loại chế độ tài sản này vừa bảo đảm tính cộng đồng tài sản của vợ chồng, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng đối với tài sản riêng của vợ, chồng.1Với phần tài sản chung, vợ, chồng có thể thống nhất sử dụng để bảo đảm cho việc duy trì đời sống sinh hoạt của gia đình, bảo đảm nhu cầu nuôi dưỡng các con, bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình Trường hợp phát sinh quan hệ về tài sản với một bên thứ ba khác thì bên thứ ba có thể yêu cầu vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung này để đảm bảo cho nghĩa vụ với người thứ ba, bởi trong khối tài sản chung này vợ chồng đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau Tuy nhiên, trong giao dịch dân sự nói riêng, việc thỏa thuận vừa có có tài sản chung, vừa có tài sản riêng thường gây khó khăn cho người thứ ba khi xác lập giao dịch với vợ chồng Nếu không có sự cung cấp thông tin thì người thứ ba không thể biết được tài sản này thực sự thuộc quyền sở hữu của ai, từ đó việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba cũng bị ảnh hưởng

Thứ hai, giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung

Nếu vợ, chồng lựa chọn thỏa thuận theo nội dung này thì thỏa thuận sẽ tạo nên chế

độ cộng đồng toàn sản Thỏa thuận chế độ tài sản vợ, chồng theo hướng này có ưu điểm là đơn giản trong cách xác định chủ sở hữu của tài sản, tất cả các tài sản của vợ

và chồng trước và trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung Chế độ cộng đồng toàn sản có ưu điểm là đơn giản trong việc xác định tính chất của tài sản cũng như những khoản nợ và mang đậm tính cộng đồng trong gia đình Trong giao dịch dân sự nói riêng, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp này cũng được nâng cao, vì người thứ ba sẽ không phải xác định tài sản là tài sản của riêng

vợ, chồng hay là tài sản của cả hai vợ chồng Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng có bất lợi, đó là chưa bảo đảm được công bằng trong công sức đóng góp xây dựng khối tài sản của vợ chồng và chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt tài sản của

cá nhân Không chỉ vậy, khi giao dịch dân sự, việc thỏa thuận tất cả các tài sản của chồng là tài sản chung cũng gây ra hạn chế bởi lẽ, nếu tất cả các giao dịch đều phải có

sự tham gia của cả vợ và chồng sẽ có thể mất đi sự chủ động trong kinh doanh Ngoài

1 Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp

Trang 6

ra, trên khía cạnh người thứ ba là bố mẹ, con riêng của vợ hoặc chồng thì việc thỏa thuận tất cả tài sản là tài sản chung sẽ làm hạn chế đi phần nào quyền để lại di sản và quyền nuôi dưỡng của bố mẹ và con riêng

Thứ ba, giữa vợ chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó

Theo cách này, xét trong quan hệ tài sản, vợ và chồng là hai cá thể độc lập, tài sản

do ai làm ra sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, giữa hai người không tồn tại một loại tài sản chung nào Thỏa thuận như vậy sẽ tạo nên chế độ tài sản riêng biệt hay còn gọi

là chế độ biệt sản Chế độ tài sản riêng biệt chỉ ghi nhận sự tồn tại của hai khối tài sản riêng của mỗi bên Đây là chế độ tài sản đơn giản, mỗi bên vợ chồng đều toàn quyền quản lý, định đoạt tài sản của riêng mình, không tồn tại khối tài sản chung (với điều kiện tải sản của các bên vẫn phải đảm bao nhu cầu thiết yếu của gia đình) Thỏa thuận này giúp vợ chồng tự chủ về kinh tế và tài chính, tự do kinh doanh mà không phải chịu ảnh hưởng bởi người còn lại Đứng trên góc độ của người thứ ba, đây là trường hợp bảo đảm trọn vẹn nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong giao dịch dân

sự nói riêng, giúp cho người thứ ba xác định được chính xác chủ thể tham gia giao dịch với mình là ai, ai là chủ tài sản thì sẽ là người có quyền và nghĩa vụ khi tham gia giao dịch dân sự với mình Đứng trên góc độ người thứ ba là bố mẹ, con riêng của vợ chồng cũng không làm hạn chế quyền nuôi dưỡng và để lại di sản Tuy nhiên, đây là chế độ tài sản thiếu tính cộng đồng, không mang lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình Những gia đình chỉ có một bên vợ hoặc chồng tham gia hoạt động kinh doanh và người còn lại không trực tiếp hoạt động tạo ra tài sản không nên lựa chọn chế

độ tài sản này để tránh sự thiệt thòi cho một bên khi chế độ tài sản chấm dứt 2

Có thể thấy rằng, trong ba trường hợp pháp luật đã dự liệu trên trường hợp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn chế

độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận các bên cần phải tìm hiểu về sự khác nhau và hậu quả pháp lý của các trường hợp để có lựa chọn phù hợp nhất Nếu ngoài các trường hợp được pháp luật dự liệu trên, vợ chồng có thể tự do thỏa thuận bất cứ cách xác định tài sản chung, tài sản riêng nào, miễn là thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật và thuần phong mĩ tục Trong trường hợp thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận

mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các vấn đề này sẽ được áp dụng tương tự như chế độ tài sản pháp định Nếu vi phạm, người có quyền lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận

và vô hiệu theo quy định tại Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2014 Luật HN&GĐ năm

2014 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi

2 Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 11/2009, tr.18 - tr 25

Trang 7

hành Luật HN&GĐ dự liệu một số trường hợp để vợ chồng chọn làm nội dung chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

2 Xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng theo luật định:

Chế độ tài sản theo luật định “chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp

và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng” Pháp luật đã dự liệu các quy định3

cụ thể áp dụng cho những cặp vợ chồng không thỏa thuận trước hoặc thỏa thuận bị vô hiệu, nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng

2.1 Xác định tài sản chung của vợ, chồng theo luật định:

Luật HN&GĐ được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ, chồng và các quy phạm của nó được áp dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp Theo

đó, ngoài việc pháp luật dự liệu về căn cứ nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc

sở hữu chung của vợ chồng, thì pháp luật còn căn cứ vào nguyên tắc để xác định tài sản chung Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trước tiên phải dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản (Điều 33, 43 Luật HN&GĐ năm 2014) Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết phải dựa trên thời kì hôn nhân của vợ chồng: “Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn” Luật quy4

định, những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới được coi là tài sản chung của vợ chồng “Thời kỳ hôn nhân” được tính từ thời điểm khi hai bên nam

nữ kết hôn có hiệu lực (ghi vào số đăng ký) cho tới thời điểm chấm dứt hôn nhân Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng từ trường hợp vợ chồng thực hiện phân chia tài sản trong thời

kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 hoặc có thỏa thuận tài sản của vợ chồng mà quy định khác Sự kiện chấm dứt hôn nhân có thể là do một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc có quyết định của Toà án tuyên bố vợ chồng bị chết hoặc vợ chồng còn sống nhưng hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn (khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014) tính từ thời điểm phán quyết của Toà án có hiệu lực pháp luật Việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân (cũng là thời điểm phát sinh khối tài sản chung của vợ chồng) theo nguyên tắc chung phải dựa trên cơ sở giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn Vì sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình, vì lợi ích gia đình Và, theo Luật HN&GĐ năm 2014, các quan hệ xác lập trước ngày Luật này có

3 Nguyễn Văn Cừ, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội

4 Khoản 13, Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

Trang 8

hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết Quy định này nhằm giải quyết hậu quả còn tồn đọng do tình trạng hôn nhân thực tế trong xã hội trước khi có Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 Việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh của tài sản Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, nguồn gốc tài sản được liệt kê để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập từ lao động của vợ, chồng; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của

vợ, chồng; thu nhập hợp pháp khác; hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, từ tài sản riêng, tài sản mà vợ, chồng được tặng cho, thừa kế; tài sản mà vợ chồng được chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu; tài sản mà vợ chồng được chia trong thời kỳ hôn nhân; tài sản hình thành trong tương lai, Theo luật định, việc căn cứ nguồn gốc để xác định

là tài sản chung hay tài sản riêng là bất di bất dịch mà không phụ thuộc vào ý chí của

vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung (Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014) hay vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 5

Ngoài ra, việc xác định tài sản chung còn dựa trên việc áp dụng nguyên tắc suy đoán, theo nguyên tắc này nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản của vợ chồng có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng Do tính chất mối quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân là không có sự phân6

biệt rạch ròi nên trong nhiều trường hợp tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng có

sự trộn lẫn Do đó, để đảm bảo công bằng hợp lý cho các bên khi phân chia tài sản, các bên vẫn có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh đó là tài sản riêng của mình, nếu

có căn cứ Tòa án sẽ công nhận đó là tài sản riêng của họ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được được coi là tài sản chung Nguyên tắc này được xây dựng trên

cơ sở ưu tiên và hướng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình Việc xác định tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc suy đoán có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản Nhưng tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả các tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng Đôi khi nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn

là trở ngại đối với người thứ ba 7

Căn cứ các quy định trên, việc xác định tài sản chung của vợ, chồng cụ thể như sau:

5 Điều 38, 40 Luật HN&GĐ năm 2014

6 Khoản 3, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014

7 Nguyễn Hồng Nam, Chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn, Tạp chí TAND số 06 - tháng 3/2006

Trang 9

Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân

Khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ 2014 đã khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ 2014 quy định rõ: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ” Tài sản do vợ chồng tạo ra là những tài sản

mà vợ chồng có được do công sức của vợ hoặc chồng tạo ra theo nghề nghiệp, chuyên môn của mỗi người hoặc do vợ và chồng cùng lao động, sản xuất tạo ra tải sản Toàn

bộ tài sản do vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chủ yếu, cơ bản,

ổn định nhất trong khối tài sản chung của vợ chồng Tài sản này do vợ chồng trực tiếp hoặc gián tiếp làm ra dựa trên công việc, năng lực, bàn tay, khối óc của vợ, chồng như làm việc, mua sắm đồ đạc, mua nhà cửa, thuê nhân công sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận, Tài sản do vợ chồng tạo ra cũng có thể là do vợ chồng sử dụng tiền bạc của mình thuê người khác trực tiếp tạo ra tài sản hoặc mua sắm tài sản, chuyển quyền sở hữu tài sản từ người khác sang quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, mua sắm bàn ghế, tivi, tủ lạnh, xe máy, ) Thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Thu nhập của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Thu nhập

là thu được, kiếm được về tiền bạc, của cải vật chất từ một công việc nào đó để chi dùng cho cuộc sống” Theo đó, thu nhập của vợ chồng do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh là tiền bạc, của cải vật chất do vợ chồng lao động, sản xuất, kinh doanh có được Hay nói cách khác, vợ chồng bằng hành vi lao động, hoạt động sản xuất hoặc hoạt động kinh doanh tạo ra thu nhập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Thu nhập chủ yếu là tiền lương, tiền công lao động của vợ chồng; tiền bạc của cải vật chất thu được khi bản sản phẩm do vợ chồng tạo ra như chăn nuôi, trồng trọt ; lợi nhuận thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là: tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số hoặc tài sản mà vợ, chồng có được hoặc được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự Thu nhập của vợ hoặc chồng có được bằng sức lao động của mình mà vợ hoặc chồng có thu nhập và cùng đóng góp thu nhập đô để mua sắm tài sản, xây dựng nhà ở Vợ hoặc chồng cũng có thể tạo ra tài sản bằng cách đầu tư, kinh doanh để thu lợi nhuận, Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để8

luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng Như vậy, dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật đều là tài sản chung

8 Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP CP

Trang 10

Thứ hai, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Nếu chỉ căn cứ vào BLDS thì chủ sở hữu tài sản đương nhiên có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của mình Điều này

có nghĩa là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của

vợ, chồng Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt và mục đích của quan hệ hôn nhân gia đình

là trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cùng chung sức, đồng lòng tạo dựng tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình, phát triển gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái nên Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của

vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (là một thành phần trong khối tài sản chung của vợ chồng) Các hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm, bất kể tài sản gốc là của riêng hay của chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đều là của chung Đây là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000

Thứ ba, những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung là tài sản chung Được thừa kế theo di chúc là việc hưởng di sản của người chết theo ý chí của người đó khi còn sống định đoạt tài sản cho người được chỉ định trong di chúc Trường hợp này người lập di chúc muốn chuyển tải sản của minh cho ai thì phải tôn trọng quyền quyết định của người lập di chúc Đây là tài sản có tính chất đặc thù trong khối tài sản chung

vợ chồng, bởi tài sản này hình thành không phải dựa trên cơ sở vợ chồng tạo ra từ lao động, sản xuất mà nó hình thành trên cơ sở ý chí định đoạt của người khác và phải tuân theo quy định của pháp luật thừa kế và pháp luật về tặng cho tài sản Vợ chồng có thể được tặng cho hoặc được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này đương nhiên thuộc khối tài sản chung vợ chồng nếu hợp đồng tặng cho hoặc di chúc ghi rõ tặng cho chung, thừa kế chung cho vợ, chồng Vợ chồng có quyền thừa kế theo

di chúc của cá nhân, trường hợp di chúc định đoạt tải sản cho cả hai vợ chồng mà không xác định theo phần trong di chúc thì di sản thừa kế là tài sản chung (ông A lập

di chúc cho vợ chồng B và C toàn bộ tài sản của ông hoặc cho một ngôi nhà ) Trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng có thể được người thân thích hoặc bạn bè tặng cho chung tài sản Nếu tặng cho động sản thì vợ chồng có quyền sở hữu chung kể từ thời điểm nhận tài sản Trường hợp tặng cho bất động sản thì vợ chồng có quyền sở hữu chung kể từ thời điểm đăng ký tên cả hai vợ chồng Khi xác lập hợp đồng tặng cho vợ chồng tài sản thì hợp đồng tặng cho cần phải ghi rõ là cho vợ và chồng Trường hợp

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w