Trên cơ sở đó, pháp luật tạo điều kiện cho phép vợ chồng được tự do thỏa thuận định đoạt tài sản của mình nhưng vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ mà vợ chồng với người thứ ba và không được gây n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ MỸ LINH
NHAP TAI SAN RIENG VÀO TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội — 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ MỸ LINH
NHAP TÀI SAN RIÊNG VÀO TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tung dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCCán bộ hướng dẫn khoa học: TS Bùi Minh Hồng
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các
kết quả tôi nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi da hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan đề nghị Trường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
NGUYEN THỊ MỸ LINH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thànhđến toàn bộ quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia HàNội đã tận tinh day dỗ tôi trong suốt thời gian qua Những kiến thức mà cácThầy Cô truyền đạt là những nền tang vô cùng quý giá dé tôi tiếp tục học
tập và nghiên cứu khoa học sau này Cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn
bè, Thầy Cô, những người đã đọc, góp ý cho Luận văn của tôi trong suốt
quá trình thực hiện.
Đặc biệt, Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không nhận được
sự hướng dan tận tình, sâu sắc của giảng viên — TS Bùi Minh Hồng Tôi xinchân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã dành nhiều thời gian,tâm huyết đọc và chỉnh lý Luận văn giúp tôi
Cuối cùng, với những tình cảm biết ơn chân thành và sâu sắc nhất xin chúc quý thầy cô, người thân, bạn bè của tôi sức khỏe và thành công.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 5MỤC LỤC
LOT CAM ĐOAN 56-25-22 21211 2121127112110211211 11 1111 rree i LOT CAM ON 08 “1+ ii DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIET TẮTT - 2-5252 ++E++£xeExerxerxerxee vDANH MUC BẢNG - 5-5222 2E 21121122107111111211211211 21111 1e vi
MỞ ĐẦU 55-55-2122 E2E122127171711211211211 2111111111111 21111 1 1c rre |CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH VE
NHẬP TAI SAN RIÊNG VÀO TAI SAN CHUNG CUA VQ
CHONG THEO PHAP LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH
VIET NAM 1 Ả 91.1 Những van dé ly luận về nhập tài sản riêng vào tài sản chung của
VO CHONG veeccsessessessssssessessecsessussusssessecsecsessessussusssssscssessessessessessusssesseeseesecses 91.1.1 Quyền sở hữu của vo chồng đối với tài sản riêng -:5¿5¿ 91.1.2 Khai niệm nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vo chồng 15
1.1.3 Y nghĩa của việc nhập tài sản riêng vao tai sản chung của vợ
1.1.4 Nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật
Việt Nam qua từng thời k} + + tk *veEsseesreeerersreree 19
1.2 Quy định về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng
theo Luật HN&GD năm 20 Ì4 - 5 + 3 E9 Ekeskkskerskesere 24
1.2.1 Quyền nhập hoặc không nhập tai sản riêng vào tai sản chung
của vợ CHONG ceccessessesssessessessessessusssessecsecsessussussussecssessecsecsessessuesseeseesecses 241.2.2 Điều kiện về nội dung dé việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung
vợ chồng có giá trị pháp lý - ¿- 2 s+++EE£EEtEECEEEEEEEEEEkerkerkerkeee 251.2.3 Điều kiện về hình thức để việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung
vợ chong có giá trị pháp lý - 2 2 s+c++EE+EEtEEtEEEEEEEEEEkerkerkerreee 28
iii
Trang 61.2.4 Hậu quả pháp lý của việc nhập tài sản riêng vao tài sản chung vợ
CHƯƠNG 2 THỰC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VE NHAP TÀI
SAN RIÊNG VÀO TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG VA MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN PHÁP LUẬTT 36
2.1 Thực tiễn áp dụng quy định nhập tải sản riêng vào tài sản chung của
2.2 Những bat cập và vướng mắc trong áp dụng pháp luật về việc nhập
tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng 2-2-5 sec: 40 2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về nhập tài sản riêng vào tài
sản chung của vợ chỒng - 2 2 2+ E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerree 512.4 Giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhập
tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng 2-5 s55: 54KET LUẬN CHƯƠNG 2 2222+c E2 E1 re 59KẾT LUẬN ¿2252 2< SE E21 2112112111111 111111111211 211 11 1c ca 60DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2-©2255¿©52£xzzzcced 61
1V
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIET TAT
Bộ luật dân sự : | BLDS
Hôn nhân và gia đình | : | HN&GD
Quyên sử dụng đất :| QSDD
Tòa án nhân dân : | TAND
Uy ban nhân dan : | UBND
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Số lượng vụ án các loại và vụ án H&GD đã được Tòa án giải
quyết trên phạm vi cả nước trong 05 năm vừa qua -2- 37 Bảng 2.2 Số lượng hồ sơ công chứng sáp nhập tài sản riêng vào tài sản
chung vợ chồng tại Văn phòng công chứng tại một số tỉnh ở nước ta 39
vi
Trang 9MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là cơ sở của gia đình, hai bên vợ, chồng đến với nhau bằngtình yêu và cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc Gia đìnhđược xem như là tế bào của xã hội và luôn luôn chiếm một vị trí quan trọngtrong đời sống xã hội, bởi lẽ, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môitrường quan trọng dé hình thành và giáo dục nhân cách mỗi người Trong mỗigiai đoạn phát triển của lịch sử, tùy từng thời kỳ phát triển mà tính chất, kết cấu của gia đình có thé khác nhau, tuy nhiên, những chức năng cơ bản của gia đình thì gần như không thay đối, đó là chức năng sinh đẻ dé duy trì nòi giống, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế Trong đó, nội dung chức năng kinh
tế của gia đình là sự tham gia của các thành viên vao quá trình hoạt động sảnxuất, kinh doanh nhằm tạo ra của cải, vật chất nhăm bao đảm cho sự tn tại vàphát triển của gia đình nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung.Mối quan hệ gia đình bao gồm quan hệ nhân thân và các quan hệ về tài sảngiữa các thành viên trong gia đình đều vô cùng phong phú và đa dạng, do đó,bên cạnh những quy định điều chỉnh về quan hệ nhân thân, pháp luậtHN&GD cũng dành nhiều quy định điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình và đặc biệt là giữa hai bên trong quan hệ vợ chồng.
Dưới sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, tính chất mối quan
hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình và đặc biệt là giữa hai bên vợ
chồng trong mối quan hệ hôn nhân cũng có nhiều thay đổi, vợ chồng ngàycàng có nhu cau thực hiện các hoạt động kinh tế độc lập, khang định quyền tự
do định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu riêng, bên cạnh đó, cũng có nhữngcặp vợ chồng muốn tập trung xác lập tài sản chung dé cùng nhau phát triển gia đình Vì vậy, các quy định điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa các thành
Trang 10viên trong gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng luôn là một trong những vấn
đề được các nhà làm luật quan tâm và xây dựng dé trở thành một trong nhữngchế định quan trọng nhất của pháp luật HN&GD Trong xã hội hiện đại, saukhi kết hôn vợ chồng chung sống, bình dang, cùng nhau hoặc tự mình thamgia các quan hệ tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình,cũng như để bảo đảm lợi ích thiết thực của bản thân mỗi thành viên trong gia đình; vợ, chồng có nhu cầu tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điềuchỉnh và có quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các quan hệ đó
Trên cơ sở đó, pháp luật tạo điều kiện cho phép vợ chồng được tự do
thỏa thuận định đoạt tài sản của mình nhưng vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ mà
vợ chồng với người thứ ba và không được gây những ảnh hưởng không tốt tới quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên khác trong gia đình, điều nàygóp phan bảo đảm sự ổn định của các quan hệ HN&GD nói riêng và quan hệdân sự nói chung Trong đó quy định về việc vợ, chồng được phép nhập nhậptài sản riêng vào tài sản chung là một nội dung quan trọng trong chế định vềtài sản vợ chồng theo Luật HN&GD Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài,pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thé rõ ràng về tai sản chung, tai sản
riêng, việc nhập tai sản riêng vao tài sản chung cua vợ chồng Do đó, vợ,
chồng gặp nhiều khó khăn khi mong muốn xác nhập tài sản riêng vào tài sản chung để thực hiện các nghĩa vụ chung hay vô tình khiến tài sản riêng trở thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mặc dù không mong muốn Chỉđến khi Luật HN&GD năm 2014 được ban hành, chúng ta mới thấy nhữngquy định riêng, cụ thể về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vảo tài sảnchung Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để vợ, chồng thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình liên quan đến các giao dịch do vợ, chồng tham gia xác lập,
thực hiện, là sự thực hiện hóa các chế độ tài sản của vợ chong Bén canh do,
quy định vê quyên nhập tai sản riêng của vợ, chong vào tai san chung còn bao
Trang 11vệ quyền lợi hợp pháp của người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng Mặc dùvậy, việc áp dụng quy định dé thực hiện quyền nhập tài sản riêng của vo,chồng vào tài sản chung trong thực tiễn vẫn còn nhiều lúng túng, khó khănxuất phát từ bất cập trong quy định của pháp luật và những nguyên nhân khác.
Do vậy, dé nâng cao hiệu quả áp dụng quy định thực hiện quyền nhập tài sảnriêng của vợ, chồng vào tai sản chung trên thực tế cần có những giải pháp phủhợp cả về hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện các
quy định này.
Vì những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nhập tai sản riêng vào tài sảnchung của vợ chong theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi Luật HN&GD năm 2014 có hiệu thi hành đến hiện tại, chưa cómột công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc nhập tài sản riêng vảo tài
sản chung vợ chồng, mà chỉ có một số nghiên cứu có nhắc tới việc nhập tài
sản riêng vào tài sản chung vợ chồng như:
Đoàn Thị Lương, (2018), Các trường hợp thỏa thuận về tài sản vợchong - Thuc tién tai van phòng công ching, Luan văn thạc sĩ trường Dai hoc Luật Hà Nội Luận văn chủ yếu trình bày một số vấn đề lý luận về tài sản vợ chồng tại văn phòng công chứng, phân tích các trường hợp thỏa thuận về tài sản vợ chồng (trong đó có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợchồng) theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn tại các văn phòngcông chứng: từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vẫn đề này
Lại Thị Hồng, (2012), Những khía cạnh pháp lý của việc công chứngcác thỏa thuận tai sản cua vợ chong, Luan van thac si khoa Luat - Dai hoc
Quoc Gia Ha Nội; Luan văn tập trung làm rõ những van đê ly luận chung vê
Trang 12tài sản vợ chồng, với vai trò là cơ sở pháp lý đảm bảo tính hợp pháp, có căn
cứ của các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng (trong đó có thỏa thuận nhập tàisản riêng vào tài sản chung vợ chồng) tại cơ quan công chứng, những vấn đề
lý luận về công chứng, xây dựng văn bản công chứng và bảo đảm giá trị của
văn bản công chứng Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật tại Văn phòng
Công chứng Hà Nội, tác giả phân tích mối liên hệ giữa các quy định của phápluật về tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GD, BLDS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Công chứng, từ đó, đề xuất nhằm bảo đảm tính chính xác,
khách quan và giá trị pháp ly của văn bản công chứng, nâng cao hiệu quả thực
hiện công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Lê Thị Hà Thu, (2022), Quyên tu chủ của vợ, chong trong chế độ tài sảncua vợ chong theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thực hiện,Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã trình bày một sỐvấn đề lí luận về quyền tự chủ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của vợ chồng,phân tích quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tự chủ của vợ,chồng trong chế độ tài sản của vợ chồng và thực tiễn thực hiện; từ đó đưa rakiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềvan đề này.Lê Ngọc Anh, (2021), Chế độ tài sản vợ chong theo thỏa thuận và việc đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội Trong phần nghiên cứu, tác giả đã đưa ra nhữngvan dé lý luận và quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theothỏa thuận và việc đảm bảo quyên, lợi ích của người thứ ba, phân tích thực tiễnthực hiện từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này
Đoàn Ngọc Dung, Quyển và nghĩa vụ của vợ chẳng về tài sản trong chế
độ tài sản theo luật định và thục tiễn thực hiện, Luận văn thạc sĩ trường Đại
Trang 13học Luật Hà Nội Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận vềquyên và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản trong chế độ tài sản theo luật định,phân tích thực trạng phấp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền vànghĩa vụ của vợ chồng về tải sản trong chế độ tài sản theo luật định; từ đó đưa
ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về van đề này
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật
Ha Nội, (2021), Nxb Tư pháp, Giáo trình do nhóm tác giả biên soạn là một
công trình đầy đủ và toàn diện, tập trung phân tích và lý giải ở góc độ khoahọc những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình đồng thời phân tích các quy định của Luật HN&GD năm 2014, trong đó có quy định vềnhập tài sản riêng của vợ, chồng vảo tài sản chung
Một điểm chung của các công trình nghiên cứu kể trên, đó là chỉ nêu một cách khái quát vấn đề nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung dưới góc độ quyền của vợ, chồng hoặc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng Như vậy, Luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứuchuyên sâu, toàn diện vấn dé nhập tài sản riêng của vợ, chồng vao tài sản
chung theo Luật HN&GD năm 2014.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tông quát của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu kháiniệm, phân tích thực trạng quy định của pháp luật về việc nhập tài sản riêng vàotài sản chung vợ chong, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệuquả của việc áp dụng quy định pháp luật trên thực tế ở Việt Nam
3.2 Mục tiêu nghiên cứu chỉ tiết
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn đi sâu giải quyết cácvấn đề cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ các lý luận chung về nhập tài sản riêng của vợ,
chông vào tài sản chung;
Trang 14- Hệ thống các quy định pháp luật về nhập tài sản riêng của vợ, chồng
vào tải sản chung;
- Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật, hiệu quả thực thi pháp luật
hiện hành đối với van đề nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tai san chung;
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng, lý giải nguyên nhân của các bất cậptrong công tác áp dụng quy định về việc nhập tai sản riêng của vợ, chồng vào
tai sản chung;
- Kiến nghị, đề xuất giải pháp dé hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật, đảm bảo thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội hiện nay.
4 Đối tượng nghiên và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luậthiện hành về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung tại nước
ta hiện nay Từ đó phân tích, đánh giá các quy định pháp luật, đưa ra những
tồn tại, nguyên nhân trong công tác áp dụng pháp luật, kiến nghị đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn về không gian và thờigian Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quyđịnh pháp luật ở Việt Nam về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sảnchung Về thời gian, đề tài giới hạn phạm vi tập trung nghiên cứu các quy
định của Luật HN&GD năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan đến vấn đề nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng rất nhiều các phương pháp
nghiên cứu khác nhau Trong đó, phương pháp duy vật biện chứng và phương
Trang 15pháp duy vật lịch sử giúp tác giả đánh giá được sự phù hợp của các quy định
pháp luật đối với xã hội, tìm hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa chúng.Các quy định của pháp luật là tam gương phản chiếu xã hội va xã hội là cơ sở
thực tiễn của pháp luật
Luận văn cũng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của DangCộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và phát triển giađình, xã hội và đất nước
Cùng với đó, luận văn còn sử dụng phương thức thu thập tải liệu,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp và cùng với một số phương pháp khác Nhưng trong đó, phương pháp chính được sử dụng là tong hợp và phân tích, cụ thé là tổng hợp các văn
bản quy phạm pháp luật, những thông tin thu nạp trong quá trình nghiên cứu
dé tài Sau đó, tiến hành phân tích và đưa ra đánh giá từng van dé, từ đó rút rakết luận chung về vấn đề đã nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học, trên cơ sở nghiên cứu
các quy định của pháp luật, có sự tham khảo các quan điểm của các nhànghiên cứu pháp luật, đã có được một số điểm mới và đóng góp sau:
- Hệ thống những van đề lý luận về tài sản chung: tài sản riêng của vo, chồng và việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung cùng các quy định của pháp luật hiện hành về van dé này.
- Phân tích và đánh giá nội dung các quy định pháp luật về tài sảnchung; tài sản riêng của vợ, chồng và việc nhập tai sản riêng của vợ, chồngvào tai sản chung; nhận diện những khó khăn, những vướng mắc nảy sinhtrong quá trình áp dụng quy định pháp luật trên thực tế
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực
thi các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật công chứng
Trang 16liên quan đến tài sản chung; tai sản riêng của vợ, chồng và việc nhập tai sảnriêng của vợ, chồng vào tài sản chung.
- Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công
tác học tập tại các cơ sở đảo tạo luật hoặc các cá nhân khác có quan tâm,
nghiên cứu về các đề tài có liên quan; là tài liệu tham khảo góp phần xây
dựng hoạch định chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình; cho cán bộ thực
thi pháp luật; là tài liệu tham khảo để các văn phòng công chứng, các cá nhânthực hiện quyền của công dân theo quy định pháp luật một cách hiệu quả và
phù hợp.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Những van dé lý luận và quy định về nhập tài sản riêng vàotài sản chung của vợ chông theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về nhập tài sản riêng vào taisan chung của vợ chong và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trang 17CHƯƠNG 1.
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH VE NHẬP TAI SAN
RIÊNG VÀO TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG THEO PHÁP LUAT
HON NHÂN VA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề lý luận về nhập tài sản riêng vào tài sản chung của
vợ chồng
1.1.1 Quyền sở hữu của vợ chong doi với tài sản riêng
Sở hữu tải sản là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều
32 Hiến pháp năm 2013 của nước ta, cụ thê như sau:
“Mọi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải dé dành,nhà ở, tư liệu sinh họat, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác ” [S].
Cụ thê hóa nội dung về quyền sở hữu của công dân, Nhà nước ta đã banhành BLDS năm 2015 để quy định một cách bao quát, chung nhất về tài sản,quyền tài sản của công dân, theo đó, quyền sở hữu được thê hiện bởi ba quyềnnăng là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
Trên cơ sở đó, Luật HN&GD cũng đã ghi nhận về chế độ tài sản của vợchồng, theo đó, pháp luật HN&GD cho phép và ghi nhận vợ, chồng có quyền
sở hữu tài sản riêng Việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung
vợ chồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn làchế độ tai sản theo thỏa thuận hay chế độ tai sản theo luật định, việc xác định tài san chung, tài sản riêng Về nguyên tắc, trường hợp vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ, chồng được xác
định theo thỏa thuận của vợ chồng: con trường vợ chồng lựa chọn áp dụng
chê độ tải sản theo luật định thì tài sản riêng của vợ, chông bao gôm:
Trang 18- Một là, tài sản mỗi bên vợ chong có được từ trước khi kết hôn:
Theo quy định tại Điều 43 Luật HN&GD năm 2014:
“Tài sản riêng của vợ, chong gom tài sản mà mỗi người có trước khikết hôn ” [14].
Sự kiện kết hôn hay thời kỳ hôn nhân là một trong những căn cứ quantrọng dé xác định tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng, vợ chồng Theoquy định của pháp luật hiện hành, thời kỳ hôn nhân được hiểu là khoảng thờigian tồn tại quan hệ vợ, chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn được ghinhận trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc kể từ ngày được công nhậnquan hệ hôn nhân do co quan nhà nước có thâm quyền cấp Kê từ thời điểm này, quan hệ hôn nhân được pháp luật bảo vệ, vợ, chồng có quyền và nghĩa
vụ yêu thương, tôn trọng, chăm sóc lẫn nhau theo quy định của pháp luật
Đồng thời, quan hệ tải sản vợ, chồng sẽ phải chịu sự điều chỉnh của LuậtHN&GĐ Trước ngày đăng ký kết hôn, tài sản của mỗi bên vợ, chồng theonguyên tắc xác định quyền sở hữu sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồngnếu hai vợ chồng không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.Sau khi đăng ký kết hôn, họ sẽ bắt đầu cuộc sống chung và cùng nhau tạo lập
ra tai sản chung Việc pháp luật HN&GD ghi nhận tài san ma mỗi bên vợ,
chồng có được trước khi kết hôn là tài sản riêng đã góp phan bảo vệ quyên lợi của mỗi bên vợ, chồng, bảo vệ quyền sở hữu của họ đối với tài sản của mình,
việc quy định trên cũng là căn cứ pháp lý quan trọng khi phải xác định tài sản
của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp
- Hai là, tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014 thì tài sản riêng vợ, chồng
là tài sản vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hônnhân Khi chủ sở hữu tài sản để lại di sản thừa kế hay tặng cho tài sản của
10
Trang 19mình cho một bên vợ, chồng thì quyền sở hữu sẽ được xác lập với mỗi bên
vợ, chồng Ý chí của chủ sở hữu tài sản khi đó là nhằm mục đích chuyền dịchquyền sở hữu cho từng cá nhân chứ không phải cho cả hai vợ chồng Do đó,
để đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình trongviéc chuyén dich tai san, phap luat hién hanh da ghi nhan kha nang xac lapquyền sở hữu hay quyền sử dung riêng đối với tai sản mà vợ, chồng đượcthừa kế, tặng cho riêng Trong thực tế đời sống, chủ sở hữu thường sẽ đề lạithừa kế riêng hoặc tặng cho riêng đối với những người thân trong gia đình, họhàng hay bạn bè thân quen của mỗi bên vợ, chồng Việc này được thực hiện
theo ý chí tự nguyện của chủ sở hữu mà không bị ai ép buộc Mỗi bên vợ,
chồng khi nhận được tài sản đó có thé xác lập quyền sở hữu riêng cho minh.
Ngoài ra, trên thực tế còn có trường hợp chủ sở hữu tuyên bồ tặng chochung dé lại thừa kế chung cho cả hai vợ, chồng nhưng lại xác định riêng tỷ lệgiá trị tài sản mà vợ, chồng sẽ được hưởng Theo nguyên tắc, phần được xácđịnh riêng đó sẽ thuộc tài sản riêng của vợ, chồng mà không được nhập vàotài sản chung, tai sản đó chỉ trở thành tài sản chung khi hai vợ, chồng tự
nguyện nhập vào tài sản chung hoặc thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung.
- Ba là, tai sản phục vụ nhu cầu thiết yếu cua vo, chồng Nhu cầu thiết yếu được giải thích tại khoản 20 Điều 3 Luật HN&GD
năm 2014 như sau:
“Nhu câu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở,học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cau sinh hoạt thông thường kháckhông thể thiếu cho cuộc song của mỗi người, mỗi gia đình” [14]
Đây là điểm mới trong quy định của Luật HN&GD năm 2014 mang ýnghĩa mở rộng so với khái niệm tài sản riêng chỉ bao gồm “do ding, tu trang
cá nhân ” của vợ, chồng theo Luật HN&GD năm 2000 Mặc dù đã được giải
thích cụ thê như trên, tuy nhiên, việc xác định tai san là nhu câu thiệt yêu của
11
Trang 20vo, chồng trên thực tế vẫn phát sinh một sỐ vướng mặc nhất định Bởi lẽ, đốivới mỗi gia đình khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện kinh tế khácnhau thì những nhu cầu được coi là thiết yếu cũng sẽ khác nhau Có thé vớimột số gia đình thì nhu cầu thiết yếu chỉ là những đồ dùng sinh hoạt hàngngày như quan, áo, giày, đép, nhưng đối với một số gia đình khác thì nhucầu thiết yêu phải bao gồm cả những tiện nghi khác như ô tô, máy tính haynhững vật dụng có giá trị lớn khác Thông thường, khi có tranh chấp xảy ra,
cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thé củatừng gia đình để nhận định một cách linh hoạt
- Bốn là, tài sản mà vợ chồng được chia khi chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân
Điều 29 Luật HN&GD năm 2000 chỉ cho phép vợ, chồng chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân trong ba trường hợp, bao gồm: chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân dé đầu tư kinh doanh riêng; dé thực hiện nghĩa
vụ riêng hoặc trong trường hợp có lý do chính đáng khác Tuy nhiên, không
chỉ trong những trường hợp trên mà còn nhiều trường hợp khác vợ, chồngmuốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vi dụ: nhiều trường hợp vợ,chồng có mâu thuẫn với nhau nhưng không muốn ly hôn vì nhiều lý do ràng buộc khác mà vẫn muốn chia tài sản chung Quy định trên có phần làm hạn chế quyền tự định đoạt về tài sản của vợ chồng, không còn đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội Do đó, Luật HN&GD năm 2014 đã bỏ quy định này, cho phép vợ chồng được quyên thỏa thuận việc chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân mà không cần đáp ứng điều kiện về mục đích của việc chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định định của Luật HN&GD năm
2000 Tuy nhiên, thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa
hai vợ, chồng cần đáp ứng các điều kiện về hình thức về nội dung được quy định từ Điều 38 đến Điều 40 Luật HN&GD năm 2014, cụ thé: về hình thức,
12
Trang 21thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải lập thành văn bản có côngchứng, về nội dung của thỏa thuận không được trái quy định của pháp luật vàđặc biệt không được làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình,quyên, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mat nănglực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tựnuôi mình hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác Trường hợp mộttrong hai bên vợ, chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânnhưng không thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, sau khi chia tài sản chung vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau
khi chia tài sản chung được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng (Điều
40Luật HN&GD năm 2014).
- Năm là, tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu
riêng của vo, chồng.
Ngoài những loại tài sản được liệt kê bên trên, pháp luật còn quy định một
số loại tài sản khác thuộc sở hữu riéng cua vo, chong, cu thé nhu sau: Tai san
hình thành từ tai sản riêng của vợ, chồng (Khoản 2 Điều 43 Luật HN&GD năm2014) [14]; Quyén su dung đất mà vo hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33Luật HN&GD năm 2014) [14]; Quyền tai sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệtheo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền
sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thâm quyềnkhác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của phápluật về ưu đãi người có công với cách mạng: quyền tài sản khác gắn liền vớinhân thân của vợ, chồng (Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP) [18]
Việc pháp luật HN&GD ghi nhận quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định rõ ràng quyền và
13
Trang 22lợi ích riêng của mỗi bên vợ, chồng, đồng thời, là cơ sở để giải quyết cáctranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng Trên thực tế, khi vợ chồng chungsống hòa thuận, hạnh phúc thì vấn đề tài sản riêng ít khi được đặt ra, chỉ đếnkhi xảy ra tranh chấp thì các quy định này mới trở nên thực sự cần thiết bởi
nó góp phần bảo vệ quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng có tài sản riêng và bênthứ ba khi tham gia giao dịch.đó Bên cạnh đó, việc pháp luật ghi nhận quyền
sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc
dé mỗi bên vợ, chồng thực hiện day đủ các quyền năng của chủ sở hữu tài sảnriêng, bao gồm:
- Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu sẽ tự quản lý tài sản riêng của mình, tuy nhiên, nếu người có tai sản riêng không thé tự mình trực tiếp quản lý tài sản đó do các điều kiện khách quan, chủ quan hoặckhách quan (ốm đau, bệnh tật, ) thì có thể ủy quyền cho người khác quản lýtài sản của mình, trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự quản lý tài sảnriêng của mình và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng
đó thì theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật HN&GD năm 2014, bên còn lạitrong mối quan hệ vợ chồng mới có quyền quản lý tài sản đó, tuy nhiên, việc
quản lý tai sản vẫn phải đảm bảo lợi ích của người có tài sản
- Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền tự do quyết định sử dụng tài sản của mình dé đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc thỏa thuận cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung cho gia đình, tuynhiên, quyền này có thé bị hạn chế trong trường hợp tai sản chung của vợchồng không đủ dé đảm bảo đời sống của gia đình thì người có tài sản riêng
có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu đời sống
chung của gia đình.
- Quyén dinh doat: Vo, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng
mà không phụ thuộc vào ý của người kia, tuy nhiên, cũng tương tự như quyền
14
Trang 23sử dụng, quyền định đoạt tài sản riêng cũng có thê bị hạn chế trong trườnghợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia
đình, khi đó, việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của cả hai
vợ và chồng.
- Vợ, chồng sở hữu tài sản riêng đó có quyền nhập hay không nhập tàisản riêng của minh vào tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Diéu 44 vakhoản Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) [14].
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quyết định nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng là phương thức dé mỗi bên vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu tài sản riêng của minh Về nguyên tắc, vợ, chồng với
tư cách là chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý đối với tài sản riêng của mình, trong đó bao gồm cả quyền quyết định
việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung Mỗi bên
vợ, chồng không phải chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữuriêng cua vo, chồng mình, đồng thời, không được tự ý định đoạt tài sản củangười kia cũng như không được cản trở họ thực hiện các quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đó.
1.1.2 Khái niệm nhập tài sản riêng vào tai sản chung của vợ chong
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Nhdp” được hiểu là việc “hop chung lại thành một khối, một chỉnh thể” [53, tr 713] Theo đó, đưới góc độ ngôn ngữ, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có thé được hiéu là việc vợ, chồng demtài sản riêng của mình hợp lại thành một với tài sản chung vợ chồng
Dưới góc độ pháp lý, nhập tai sản riêng vợ, chồng vào tài sản chungxuất phát từ quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản riêng Quyền tựđịnh đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản được thể hiện thông qua các khíacạnh như là chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặchủy bỏ tài sản Trong trường hợp này, vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản riêng đã
15
Trang 24từ bỏ một phần quyền sở hữu của mình và chuyền giao một phần quyền sởhữu đó cho người còn lại để biến tài sản riêng thành tài sản thuộc sở hữuchung vợ chồng.
Về bản chất, nhập tải sản riêng vợ, chồng là một giao dịch dân sự dựa
trên ý chí tự nguyện, thỏa thuận của vợ chồng Trước hết, người vợ hoặc
chồng sở hữu tài sản riêng bằng quyền năng và ý chí của mình đồng ý sáp
nhập tài sản riêng vào tài sản chung, bên cạnh đó, người còn lại trong mối
quan hệ vợ chồng đồng ý tiếp nhận tài sản riêng đó nhập vao tài sản chung
Sự thống nhất về mặt ý chí này phải được thê hiện thông qua thỏa thuận của
vợ chồng.
Quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận, định đoạt tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và hai bên vợ, chồng nói riêng
mà Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện.
Tuy nhiên, quyền nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung không phải
là một quyền tuyệt đối Việc nhập tài sản riêng vợ, chồng vảo tài sản chungchỉ hợp pháp khi nó không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước,các cá nhân, tổ chức khác, không nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của
VỢ, chồng Ngoài ra, đối với những tài sản đặc biệt được nhập vào tải sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định (ví dụ như phải được lập thành văn bản, phải được công chứng, chứng thực, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyén, ) thì thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tai sản chung của vợ chồng
cũng phải bảo đảm các hình thức đó.
Việc pháp luật quy định quyền nhập tài sản riêng vảo tài sản chung vợchong là cần thiết, bởi lẽ, trong đời sống hôn nhân, vợ chồng tham gia vào ratnhiều các mối quan hệ khác nhau liên quan đến tài sản, để phục vụ các nhu
câu: ăn ở, di lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, xây dựng gia
16
Trang 25đình, khi đó, vợ hoặc chồng bằng ý chí của mình có thể đưa tài sản riêngvào tài sản chung nhằm đáp ứng những nhu cầu đó [24].
Từ những phân tích trên, ta có thé hiểu: “Nhập tài sản riêng vào tài sảnchung của vợ chồng là việc vợ, chẳng chuyển giao một phan hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thành tài sản thuộc sở hữu chung vợ chong,theo sự thỏa thuận giữa vo, chong và phù hợp với các quy định của pháp luậtnhằm thực hiện các nghĩa vụ cũng như đáp ứng nhu cau về tài sản ”.
1.1.3 Ý nghĩa của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chong
- Đảm bảo giải quyết kịp thời các nhu cau về hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của vợ chong, đáp ứng nhu cau chính đáng khác của vợ chỗng
Việc nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung được hình thànhnhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong bối cảnh cảnh xã hội ngày càng pháttriển, các nhu cầu thiết yếu để xây dựng và phát triển gia đình ngày càngnhiều hơn, đôi khi, tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo thì vợ,chồng có thé đưa tai sản riêng của mình vào tai sản chung dé đáp ứng nhữngnhu cầu đó Bên cạnh đó, nhiều trường hợp, vợ, chồng không muốn có sự rạch ròi về tai sản trong quan hệ hôn nhân có thé thỏa thuận không giữ tài sản riêng mà nhập toàn bộ tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng dé cùng nhau quản lý, sử dụng và định đoạt Điều này thể hiện sự gắn kết cùng giải quyếtcác mục tiêu chung của gia đình, là cách dé các thành viên trong gia đình chia
sẻ và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, cùng nhau xây dựng gia đìnhphát triển, hạnh phúc
- Tôn trọng quyền tự định đoạt tai sản của vợ chong
Vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản thì đương nhiên có toàn quyền địnhđoạt tài sản bao gồm cả việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung Vợ, chồng
có thê sử dụng, tài sản riêng vào mục đích khác nhau, tham gia vào các môi
17
Trang 26quan hệ khác nhau, quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sảnchung Pháp luật không bắt buộc vợ, chồng phải nhập tài sản riêng của mìnhvào tài sản chung mà dé vợ chồng tự do thỏa thuận, miễn là không trái vớiđiều cắm của luật và không trái đạo đức xã hội Khi cần thiết, vợ, chồng cóthé thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung dé phuc vu cac nhucầu của gia đình theo hình thức phủ hợp với quy định của pháp luật.
- Giảm thiểu các mâu thuẫn có thể phát sinh giữa vợ và chongViệc pháp luật hôn nhân và gia đình cho phép vợ, chồng được nhập tàisản riêng của mình vào tài sản chung vợ chồng, cũng như hạn chế quyền của một bên vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình trong một số trường hợp nhất định thé hiện mong muốn của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để vo, chồng thé hiện trách nhiệm với gia đình, thông qua việc đưa tài san riêng vào
sử dụng chung, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ấm no, phát trién
Từ đó, góp phan bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các thành viên trong giađình, tránh những mâu thuẫn xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoànkết trong gia đình [47]
- Phát huy cách nhìn về xã hội học, thể hiện gid trị van hóa của gia
đình Việt Nam.
Gia đình vốn được coi là nền tảng của xã hội, là môi trường rèn luyện
và giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử cho mỗi cá nhân Cũng trong gia đình, mỗi cá nhân được trao nhận tình cảm yêu thương, gan bó, được thé hiện tinhthần trách nhiệm của mình với người thân Và trong các mối quan hệ của giađình, quan hệ giữa vợ và chồng luôn cần đề cao sự thủy chung, tôn trọng lẫnnhau, cùng nhau góp sức xây dựng gia đình phát triển, nuôi dạy, chăm sóccon cái trưởng thành Bên cạnh đó, dé duy tri su ồn định của một gia đình thìnên tảng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi Bởi vậy, dé đảm bảo cho
vợ và chong có đủ điêu kiện đê cùng nhau giải quyêt các nhu câu chung, thiệt
18
Trang 27yếu của gia đình, pháp luật HN&GD Việt Nam đã cho phép vợ, chồng trên cơ
Sở sự tự nguyện có quyền chia sẻ tài sản riêng của mình dé thực hiện các côngviệc chung trong gia đình Đó cũng là sự thể hiện tình yêu thương, đùm bọc,chở che, là hệ giá trị gia đình mang tính bền vững, gắn bó.
1.1.4 Nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chong theo pháp luật
Việt Nam qua từng thời kỳ
Tại Việt Nam, trong xã hội phong kiến không quy định về chế độ tàisản vợ chồng, không phân biệt tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũngnhư không đặt ra việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung.Theo các quy định điều chỉnh về vấn đề tài sản của vợ chồng được ghi nhận trong hai bộ luật là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ thì toàn bộ tải sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựngtrong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng và được đặtdưới sự quản lý của người chồng.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật đã có những quy định về chế độHN&GD trong đó có những quy định cụ thể về tài sản của vợ chồng và nhậptài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng Thời kỳ này, thực dân Pháp áp dụngchính sách “chia để tri” chia nước ta thành ba phần gồm Bắc Ky, Trung Kỳ
và Nam Kỳ và tương ứng với mỗi miền đất nước thực dân Pháp ban hành và
áp dụng các bộ luật riêng đề điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta, trong đó
có quan hệ HN&GD, cụ thể: Ở Bắc kỳ, thực dân Pháp áp dụng bộ Dân luậtBắc Kỳ năm 1931; áp dụng bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 ở Trung Kỳ và ởNam Kỳ là tập Dân luật giản yếu năm 1883
Do cùng chịu ảnh hưởng của BLDS Pháp năm 1804, bộ Dân luật Bắc
kỳ năm 1931 ở Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ năm 1936 ở Trung Kỳ cónhững quy định tương tự nhau về quan hệ HN&GD nói chung và về quan hệ tài sản vợ chồng nói riêng Theo đó, pháp luật ghi nhận việc vợ chồng có thé
19
Trang 28lập thỏa thuận về chế độ hôn nhân, quan hệ tài sản, cụ thể như sau: “Vềđường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợ chông khi nào vợchong không có tùy ý lập hôn ước riêng với nhau mà thôi, miễn là hôn ướcriêng ấy không được trái với phong tục và trái với quyên lợi của người chong
là người chủ trương trong đoàn thể” [4] (Điều 104 Dân luật Bac kỳ) Theo
đó, pháp luật cho phép vợ, chồng tự do thỏa thuận với nhau về chế độ tài sản bao gồm các vấn đề về tài sản chung, tài sản riêng, việc nhập hay không nhập tài sản riêng vảo tài sản chung vợ chồng thông qua hôn ước riêng Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của phong tục tập quán và hôn ước riêng không được trái với
quyền lợi của người chồng nên việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ, cũng như thỏa thuận trong hôn ước riêng trên thực tế còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, Bộ Dân luật Bắc kỳ tại Điều 106, 107 và Dân luật Trung kỳtại Điều 105 đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định áp dụng chung cho vợchồng trong trường hợp vợ, chồng không lập khế ước hôn nhân, cụ thé: “Néuhai vợ chong không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa
là bao nhiêu lợi tức tài sản của chong va cua vợ hợp làm một với nhau” [4,5].
Theo đó, sau khi kết hôn mà hai vợ chồng không có thỏa thuận vớinhau thì tất cả tài sản của vợ, chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân đều được nhập và hợp nhất vào tài san chung vợ chồng Tuy nhiên, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng chỉ mang tính chất tạm thời, bởi
lẽ, theo quy định tại Điều 112 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 110 Dân luật Trung
kỳ thì trong trường hợp vợ chồng ly hôn thì những tài sản riêng của vợ chồng
đã hợp nhất tạm thời vào tài sản chung vợ chồng sẽ được phân chia cho vợ,chồng theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nảo thì bên đó lấy lại trong
trường hợp không có con chung; còn trường hợp có con chung thì toàn bộ tải
sản của vợ chồng do người chồng quản lý và dé dành cho các con, người vợ không được thu hồi bat kỳ tài sản riêng nào
20
Trang 29Bên cạnh đó, quan hệ HN&GD tại Nam Ky chịu sự điều chỉnh bởi Dânluật giản yếu năm 1883 Nội dung về HN&GD chủ yếu quy định trong 8 thiên(chương) từ thiên IV đến thiên XI về: thất tung (mat tích); giá thú (kết hôn); li
ly hôn; phụ hệ và con chính thức; con nuôi; thân quyền (quyền những ngườitrong gia đình đặc biệt là người chồng); vị thành viên, giám hộ; thành niên
Trong đó, Dân luật giản yêu Nam kỳ không có quy định về chế độ tàisản, khế ước, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng nên việc điều chỉnh các quan hệ này chủ yếu được dựa theo án lệ Ban đầu, các án lệ tại Nam Kỳ
áp dụng quan niệm người vợ cũng có cả tài sản riêng và tải sản chung vợ
chồng Sau đó, do quan điểm người vợ không được ngang hàng với chồng nên
án lệ bắt đầu thay đổi theo hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ Do đó, pháp luật cũng không đặt ra vấn đề về nhập tài sản riêng vàotài sản chung vợ chồng
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việc Nam
dân chủ cộng hòa ra đời Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh159/SL dé điều chỉnh các quan hệ về HN&GD ở nước ta Hai sắc lệnh này đã
có những quy định tiến bộ nhằm xóa bỏ những hạn chế, ảnh hưởng của tưtưởng thực dân, phong kiến trong các chế độ cũ như: quy định “Chồng và vợ
có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5 Sắc lệnh 97/SL); “người đàn bà
có chong có toàn năng lực về mặt hộ ” (Điều 6 Sắc lệnh 97/SL), theo đó, vợ chồng bình đăng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của
vợ chồng Mặc dù Hai sắc lệnh này không có quy định cụ thể về quyền vànghĩa vụ về tài sản của vợ chồng cũng như việc nhập tài sản riêng vào tài sảnchung vợ chồng, tuy nhiên, hai sắc lệnh này vẫn có vai trò to lớn trong việckhang định bản chat của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ
Ngày 31/12/1959, Luật HN&GD năm 1959 ra đời quy định tat cả tài
sản của vợ, chông không phân biệt nguôn gôc có được trước, trong và sau khi
21
Trang 30cưới đều là tài sản chung và không có tài sản riêng giữa vợ và chồng; đồng thờigiao cho vợ và chồng quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối vớitài sản chung đó (Điều 15) Theo đó, mặc dù pháp luật không có quy định về nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng, nhưng việc sáp nhập này đượcthực hiện một cách bắt buộc và đương nhiên khi hai vợ chồng kết hôn.
Ngày 30/04/1975, nước ta hoàn toàn giải phóng, nước ta đổi tên thành
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu hướng tới chủ nghĩa
xã hội và để phù hợp với tình hình mới, Hiến pháp năm 1980 đã được Quốchội khóa VI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 Đây là lần đầu tiênnguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, một vợ một chong, vợ chong binhdang” được ghi nhận thành nguyên tắc hiến định, được quy định tại Điều 64Hiến pháp năm 1980, kéo theo đó, Luật HN&GD năm 1986 cũng được Quốchội thông qua ngày 29/10/1986 thay thé Luật HN&GD năm 1959 Trên cơ sở
kế thừa và phát triển trên cơ sở Luật HN&GD năm 1959, Luật HN&GD năm
1986 đã có quy định tách biệt về tài sản chung và tai sản riêng vợ chong,trong đó, tài sản chung vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra,thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản do vợ chồng đường tặng cho chung, thừa
kế chung Luật thé chế hóa nguyên tắc “vợ chồng bình đẳng” thông qua việcxác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, những giao dịch có giá trị lớn
cần được sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai vợ chồng Bên cạnh đó, Luật
HN&GD năm 1986 cũng đã quy định về tai sản riêng của vợ, chồng bao gồmnhững tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng và vợ chồng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với
tai sản riêng của mình.
Trên cơ sở ghi nhận tai sản riêng, tài sản chung vợ chong, lần đầu tiêntại pháp luật quy định một cách rõ ràng về việc: “Vợ, chong có quyên tự mình
22
Trang 31quyết định việc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung” (Điều
16 Luật HN&GD năm 1986).
Ngày 09/06/2000, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật HN&GD năm
2000 tai kỳ họp thứ X, gồm 13 chương, 110 điều quy định về chế độ HN&GDtrên cơ sở kế thừa nhiều nội dung của Luật HN&GD năm 1986, đồng thời bốsung những quy định mới nhăm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất
cập của Luật cũ trong thời kỳ mới Trong đó, việc nhập tài sản riêng vào tải
sản chung vợ chồng tiếp tục được Luật HN&GD năm 2000 ghi nhận tại Điều
32 như sau: “Vợ, chẳng có quyên nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung” [12] Đồng thời, Điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ-CP đã có hướng dẫn về vấn dé này, cụ thé như sau: “Việc nhập tài sản là nhà ở, quyển sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợhoặc chong vào tài sản chung của vợ chong theo quy định tại phải được lậpthành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chong; Van bản đó có thể được công
chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; Việc nhập tải sản riêng
của một bên vào tài sản chung của vợ chỗng nhằm tron tránh thực hiện cácnghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu” [15]
Ngày 19/06/2014, Luật HN&GD năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua, gồm 9 chương và 133 điều với điểm mới đáng chú ý là đây là lần đầu tiên, pháp luật HN&GD nước ta ghi nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận Theo đó, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tải sản theoluật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận (Khoản 1 Điều 28 Luật HN&GDnăm 2014) [14] Đây là một thay đổi lớn về tư tưởng lập pháp ở nước ta, đượcxây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật các quốc gia trên thế giới, tạo điềukiện giúp vợ chồng tự mình lựa chọn chế độ tài sản phù hợp với điều kiện,nhu cầu của họ và gia đình Trong chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, vợ
chông có thê thỏa thuận về quan hệ tài sản giữa vợ, chông, phân định tài sản
23
Trang 32chung, tài sản riêng, thỏa thuận việc giữ hoặc không giữ tài sản riêng mà nhập
toàn bộ tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng Bên cạnh đó, nhằm đáp ứngcác yêu cầu thực tiễn xã hội, chế độ tài sản vợ chồng theo luật định cũng cónhững điểm mới nổi bật trong quy định thành phần tài sản chung của vợchồng, nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung, quyđịnh đăng ký tài sản quyền sở hữu đối với tài sản chung
Nhìn chung, so với pháp luật thời kỳ trước, Luật HN&GD năm 2014 đã
thé hiện được sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thé đối với mối quan hệ về tài sản giữa
vợ, chồng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật trên thực
tế và giải quyết những vướng mắc còn tồn tại ở trong xã hội.
1.2 Quy định về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng
theo Luật HN&GD năm 2014
1.2.1 Quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của
vợ chong
Khoản 1 Điều 44 Luật HN&GD năm 2014 quy định về quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“1, Vợ, chong có quyên chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
cua mình; nhập hoặc không nhập tai sản riêng vào tai sản chung ”[14].
Theo đó, pháp luật HN&GD cho phép một bên vợ, chồng có quyềnquyết định việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào tài sảnchung Về bản chất quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng là quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản riêng củamình, nhưng quyết định nhập hay không nhập sẽ quyết định việc tài sản đó có
còn là tài sản riêng nữa không và phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy
định của pháp luật [29] Ví dụ như nếu vợ, chồng muốn sáp nhập nhà ở,quyền sử dụng đất hay nhưng tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu của một bên vào tài sản chung của vợ chồng thì phải lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký
24
Trang 33của hai bên và chứng thực theo quy định, tuy nhiên, nếu việc nhập tài sảnriêng vào tài sản chung dé trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì việc nhập tài
san đó vào tải sản chung là vô hiệu [43].
Về nguyên tắc, việc quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của
vo, chồng vào tài sản chung phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người sở hữutài sản riêng đó Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp dé phục vunhững nhu cầu thiết yếu của gia đình mà người vợ hoặc người chồng buộcphải nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung mới có thể giải quyết màngười đó quyết định không nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì có phần
không hợp lý và không phù hợp với mục đích của quan hệ hôn nhân là xây
dựng gia đình Do đó, pháp luật HN&GD cũng có quy định hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản riêng của vợ, chồng trong trường hợp đặc biệt dé đápứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, cụ thể:
“Trong trường hợp vợ chông không có tài sản chung hoặc tài sảnchung không đủ để đáp ứng nhu câu thiết yéu của gia đình thì vợ, chong cónghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên” [14](khoản 2 Điều 30Luật HN&GD năm 2014)
1.2.2 Điều kiện về nội dung để việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợchong có giá trị pháp lý
Theo quy định của pháp luật, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng (khoản 1 Điều 46Luật HN&GD năm 2014) Xét về ban chất, đây là một giao dich dân sự giữa
vợ và chồng vì thỏa thuận này làm phát sinh, thay đôi, cham dứt một phanquyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng được nhập vào tai sản chung Do đó, trước hết thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theoquy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, bao gồm:
25
Trang 34- Thứ nhất, Chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật dân sự
dán sự, năng lực hành vi dân sự phù hop với giao dich dân sự được xác lập
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ýchí của các chủ thé tham gia giao dịch, do đó, chỉ có những người có năng lựchành vi dân sự mới được pháp luật coi là có đầy đủ ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thé tự mình xác lập, thực hiện các quyên, nghĩa vụphát sinh từ giao dịch dân sự đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong giao
dịch dân sự đó Cho nên, giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực
nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định
từ Điều 16 đến Điều 21 BLDS 2015, ngược lại, nếu không đáp ứng được điều
kiện này thì giao dịch sẽ vô hiệu [42].
Bên cạnh đó, chủ thé trong trường hợp này chính là bản thân hai bên vợchồng trong thỏa thuận nhập tai sản riêng vào tài sản chung Theo đó, hai bên
vợ chồng trong quan hệ hôn nhân được xác định là đã có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, do đã dam bảo quy định về độ tuôi kết hôn theo điểm a khoản 1Điều 8 Luật HN&GD năm 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổitrở lên” [14] Đôi chiếu với Điều 16 BLDS năm 2015 thì trừ trường hợp mộttrong hai bên vợ chồng hoặc cả hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hai vợ, chồng trong thỏa
thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung được xác định là có năng lực hành
vi dân sự và được toàn quyên xác lập mọi loại giao dich
- Thứ hai, Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyệnKhông chỉ ở Việt Nam, mà trong pháp luật của hầu hết các quốc giatrên thé giới, tự nguyện là một yếu tố không thé thiếu dé một giao dich dân sựkhông bị coi là vô hiệu, trong đó sự tự nguyện được thể hiện thông qua sựthông giữa hai yếu tố là tự do ý chí và bày tỏ ý chí Vi phạm sự tự nguyện của chủ thê là vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến giao dịch dân sự đó không
26
Trang 35phát sinh hậu quả pháp lý (bị vô hiệu) BLDS năm 2015 đã quy định một số
trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, bao
gồm vô hiệu do giả tạo (Điều 124); vô hiệu do xác lập tại thời điểm mà chủthể tham gia giao dịch không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình(Điều 125); vô hiệu do nhằm lẫn (Điều 126); vô hiệu đo bị lừa đối, bị đe doạ,cưỡng ép (Điều 127).
Trong việc nhập tải sản riêng vào tài sản chung, sự tự nguyện thể hiệnthông qua việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thống nhất việc định đoạt tài sản
và hiểu rõ về hậu quả pháp lý của các quyết định mình đã đưa ra Sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng quyền
sở hữu tài sản của vợ chồng, thật vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, một bên vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền sở hữu độc lập
và toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộcvào ý chí của bên kia Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc tự nguyện nhậptài sản riêng vào tài sản chung mà không ai được quyền cưỡng ép, lừa dối, đedọa buộc vợ, chồng có tài sản riêng phải nhập vào tài sản chung vợ chồng
- Thứ ba, Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cắm
của luật, không trải đạo đức xã hội
Dé giao dịch dân sự nói chung và thỏa thuận nhập tai sản riêng vào tàisản chung vợi chồng nói riêng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dungcủa giao dịch, của thỏa thuận không vi phạm điều cắm của luật, không tráiđạo đức xã hội Pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về điều cắm của luậthay đạo đức xã hội, tuy nhiên, ta có thé hiểu: điều cam của luật là những quyđịnh không cho phép chủ thé thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xãhội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống
xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng Theo đó, vợ chồng chỉ được phép thỏa thuận đối với những tài sản được phép giao dịch, những công việc
27
Trang 36được phép thực hiện không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xãhội Những thỏa thuận của vợ chồng nói chung và thỏa thuận nhập tài sảnriêng vào tài sản chung vợ chồng nói chung được xác lập nhăm trốn tránh
pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự đó.
1.2.3 Điều kiện về hình thức để việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung
vợ chẳng có giá trị pháp lý
Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng là một giao dịch dân sự, do đó, thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng cũng phải đáp ứng các điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự nói chung.Hìnhthức của giao dịch dân sự là phương tiện thé hiện nội dung của giao dịch dân
sự màthông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thêbiết được nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập Hình thức của giao dịchdân sự có thé thể hiện bang lời nói, bằng văn bản, có công chứng, chứngthực, tuy nhiên, đây sẽ là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trongtrường hợp luật có quy định cụ thé về hình thức đối với từng loại giao dich cụthê (Khoản 2 Điều 117 BLDS năm 2015)
Luật HN&GD năm 2014 cho phép vợ, chồng lựa chọn chế độ tài sản VỢ chồng theo luật định hoặc chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, do đó, hình thức của thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng trướchết phụ thuộc vào chế độ tài sản do vợ chồng lựa chọn:
- Trường hợp, vợ chồng thỏa thuận nhập tải sản riêng vào tải sản chung
vo chồng trong thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng thì phải tuân thủ vềhình thức theo quy định tại Điều 47 Luật HN&GD năm 2014 như sau:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn
28