1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Một Vụ Việc Thực Tiễn Về Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí.pdf

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Vụ Việc Thực Tiễn Về Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh, Vị Trí Độc Quyền
Tác giả Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Đạt Phát, Võ Việt Anh, Đinh Phương Thảo, Ma Thị Lệ Thảo, Ma Thị Huyền Trang, Vũ Hồng Ngân, Lô Thị Lâm, Kiều Thị Phương Thanh, Nguyễn Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Cạnh Tranh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 557,61 KB

Nội dung

Trong đó: Thị trường sản phẩm liên quan là thịtrường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả; Thị trường địa lý liên quan là khu vực

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 2

MSSV Họ và tên

Tiến độthực hiện(đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp Nhóm

KếtLuậnXếpLoại

Có Không Không

tốt TB Tốt

Thamgiađầy đủ

Tíchcực

Đónggóp ýtưởng

Trang 3

MỤC LỤC

I Tóm tắt nội dung vụ việc 1

II Nêu những vấn đề cần tập trung làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc 2

1 Xác định thị trường liên quan 2

2 Xác định vị trí độc quyền 2

3 Xác định hành vi vi phạm 3

4 Xác định chế tài xử lý 3

III Phân tích những nội dung đã xác định để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật cạnh tranh 4

1 Xác định thị trường liên quan 4

1.1 Về thị trường sản phẩm liên quan 5

1.2 Về thị trường địa lý liên quan 7

2 Xác định vị trí độc quyền 9

3 Phân tích hành vi lạm dụng vị trí độc quyền 10

3.1 Hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền 10

3.2 Hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng 13

3.3 Hành vi áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác 14

4 Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền 15

4.1 Về mức xử phạt chính 16

4.2 Về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả 16

IV Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 17

Trang 4

I Tóm tắt nội dung vụ việc

Ngày 31/12/2007, Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (VINAPCO) vàCông ty hàng không cổ phần Pacific Airlines (PA) ký Hợp đồng mua bán nhiên liệuhàng không JET A-1 số 34/PA2008 Theo đó hai bên đã thỏa thuận mức phí cungứng nhiên liệu là 593 000 đồng/tấn tại thời điểm ký hợp đồng Hai bên cũng thỏathuận khi có sự thay đổi về mức phí cung ứng, Vinapco có trách nhiệm thông báocho PA bằng văn bản qua đường fax Điều 9 hợp đồng quy định mọi sửa đổi, bổsung hợp đồng đều phải được hai bên thỏa thuận bằng vǎn bản có chữ ký của người

có thẩm quyền

Ngày 12/3/2008, Vinapco có công vǎn mời PA đến họp để xác định lại mức phícung ứng mới Ngày 20/3/2008, Vinapco có công vǎn gửi PA thông báo mức chiphí hợp lý và chính thức đề xuất mức phí cung ứng mới như sau:

- Từ 01/4/2008, mức phí cung ứng nhiên liệu bay mới sẽ là 750.000 đồng/tấn

- Từ 01/7/2008, hai bên sẽ căn cứ vào giá nhiên liệu thế giới để điều chỉnh mứcphí cung ứng cho phù hợp

Ngày 24/3/2008, Vinapco và PA đã họp tại trụ sở của Vinapco PA thừa nhậnviệc tăng phí cung ứng khi chi phí thị trường tǎng là hợp lý nhưng yêu cầu phí cungứng phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa, cụ thể là giữa PA và Tổngcông ty hàng không Việt Nam (VNA)

Ngày 25/3/2008, Vinapco có công vǎn gửi cho PA giải thích về lý do có mứcphí cung ứng khác nhau mà Vinapco áp dụng đối với VNA và PA

Ngày 26/3/2008, PA có công vǎn số 597/PA gửi Vinapco bày tỏ sự không chấpnhận việc Vinapco áp dụng mức phí cung ứng mới khác nhau giữa VNA và PA Ngày 28/3/2008, Vinapco có công văn yêu câu PA chấp thuận bằng văn bảnmức phí cung ứng mới trước ngày 31/3/2008 Trường hợp Vinapco không nhậnđược trả lời bằng văn bản theo thời hạn trên, Vinapco sẽ dừng cung ứng nhiên liệubay cho mọi chuyến bay của PA cho đến khi PA chấp thuận

Trang 5

Ngày 31/3/2008, Vinapco có công văn gửi PA thông báo ngừng tra nạp nhiênliệu JET A-1 cho mọi chuyến bay của PA từ 1/4/2008

Ngày 31/3/2008, PA có công vǎn gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáoviệc Vinapco đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu cho PA và đề nghị Bộ trưởng

có ý kiến chỉ đạo1

II Nêu những vấn đề cần tập trung làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc

1 Xác định thị trường liên quan.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Cạnh tranh 2018 (sau đây được gọi là LCT2018), thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan

và thị trường địa lý liên quan Trong đó: Thị trường sản phẩm liên quan là thịtrường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích

sử dụng và giá cả; Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó cónhững hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiệncạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận Thị trường liên quan là loại thị trường được sử dụng trong pháp luật cạnh tranh

để phân tích, đánh giá tác động, ý nghĩa về mặt cạnh tranh đối với một số hành vinhất định trong một vụ việc cạnh tranh Xác định thị trường liên quan sẽ là bướckhởi đầu để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm tra mức độ tác động củahành vi độc quyền hàng hóa của doanh nghiệp bị điều tra đã đạt đến ngưỡng cầnphải áp dụng các biện pháp chế tài hay chưa

2 Xác định vị trí độc quyền.

Theo Điều 25 LCT 2018 thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếukhông có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó

kinh doanh trên thị trường liên quan Để xác định doanh nghiệp có hành vi vi phạm

lạm dụng vị trí độc quyền hay không, cụ thể hành vi ấy như thế nào, hướng xử lý rasao, chế tài là gì, trước hết cần xác định chắc chắn liệu doanh nghiệp đó có được

1 Xem: Quyết định số 11/QĐ-HĐXL ngày 14/4/2009 của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh về việc xử lý vụ Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam ngừng cung cấp nhiên liệu cho Công ty cổ phần Hàng không Jestar Pacific Airlines.

Trang 6

coi là doanh nghiệp có vị trí độc quyền hay không Từ đó, mới có cơ sở để phân tíchđúng đắn vụ việc và có cách xử lý hợp lý, đúng quy định pháp luật.

3 Xác định hành vi vi phạm.

Thực tế cho thấy, có hai dạng biểu hiện của sự lạm dụng độc quyền, đó là (i)Lạm dụng để củng cố quyền lực ; (ii) Lạm dụng để khai thác quyền lực (bóc lột).Hai nhóm hành vi này được quy định tại Khoản 2 Điều 27 LCT 2018 Theo đó hành

vi lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp bị cấm bao gồm các hành vi tương tựnhư hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại điểm b,c, d, đ và e Khoản 1Điều 27 LCT 2018 và hai hành vi khác là (i) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khánhhàng; (ii) Hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏhợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng

Có thể nói, việc xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp là một bước quantrọng và không thể bỏ sót để trên cơ sở đó đưa ra chế tài xử lý đúng đắn, hợp pháp

4 Xác định chế tài xử lý.

Theo quy định tại LCT 2018, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xửphạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với hành vi lạmdụng vị trí độc quyền, chế tài xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tạiNghị định 75/2019/NĐ-CP Theo đó, với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, doanhnghiệp phải chịu mức phạt tiền từ 1% đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệptrong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơnmức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luậthình sự (Khoản 1 Điều 111 LCT 2018, Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra còn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hành vi lạm dụng vị trí độcquyền còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậuquả theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Trang 7

III Phân tích những nội dung đã xác định để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật cạnh tranh

Ở phần này, nhóm sẽ tập trung phân tích vụ việc theo quy định của pháp luậtcạnh tranh hiện hành Đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với hướng giải quyết, xử

lý vụ việc này của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh năm 2009

1 Xác định thị trường liên quan.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 LCT 2018 thì “thị trường liên quan được

xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan”.

Để xác định được thị trường liên quan thì cần phải xác định được hai yếu tố là thịtrường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan Cụ thể:

1.1 Về thị trường sản phẩm liên quan

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thểthay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả (theo Khoản 1 Điều 9LCT 2018) Trong vụ việc này, Vinapco là Công ty cung cấp nhiên liệu cho Công ty

PA và thị trường sản phẩm cụ thể là thị trường dịch vụ Trong số các dịch vụ có liên

quan được kể đến bao gồm dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng,

dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàng không quân sự, dịch vụ cung cấp xăng dầu thông thường (cho phương tiện đường bộ, đường thủy) và dịch vụ hàng không khác Để xác định thị trường sản phẩm liên quan, cần xét đến tính chất có thể thay

thế cho nhau của các dịch vụ trên về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả theo quyđịnh tại Mục 1 Chương II của Nghị định 35/2020/NĐ-CP

Thứ nhất, xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính.

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì hàng hóa, dịch vụ đượccoi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giốngnhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố: đặc điểm; thành phần của hànghóa, dịch vụ; tính chất vật lý, hóa học; tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; tácdụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thu của người

sử dụng; tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ

Trang 8

Cụ thể trong vụ việc này thì đặc tính của dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàngkhông dân dụng có những đặc thù riêng, không giống với dịch vụ cung cấp xǎngdầu thông thường, dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàng không quân sự và dịch vụ hàngkhông khác ở các điểm sau đây:

- Khác nhau so với dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàng không quân sự Sản phẩmđược cung cấp là JET A-1, khác biệt với các sản phẩm xăng dầu hàng không dùngtrong quân sự Sản phẩm JET A-1 cũng khác biệt so với sản phẩm TC1 của dịch vụxăng dầu quân sự về sự ổn định của nhiên liệu Jet A-1 chỉ giữ màu trong 90 ngày.Còn với nhiên liệu TC1 có sự ổn định lâu hơn

- Khác nhau so với dịch vụ cung cấp xăng dầu thông thường về quy trình cungứng và kiểm soát an ninh, an toàn, như: Đối với dịch vụ cung cấp xăng dầu hàngkhông dân dụng thông thường, nhà cung cấp có thể nhập về rồi bán ngay, còn vớinhiên liệu bay thì phải cho về rồi phải để lắng đọng, làm hóa nghiệm sau đó mớibán được; Đối với xǎng dầu thông thường, phương tiện tra nạp là cây xăng còn vớinhiên liệu bay là xe chuyên dụng Đối với xǎng dầu thông thường, địa điểm là quốc

lộ, nói chung là ở ngoài sân bay còn với nhiên liệu bay địa điểm cung cấp là trongphạm vi sân bay Đối với xăng dầu thông thường, khách hàng không có quyền kiểmtra nhưng đối với nhiên liệu bay, khách hàng có quyền kiêm tra quy trình, dự trữcủa nhà cung cấp

- Khác nhau so với các dịch vụ hàng không khác Cụ thể, dịch vụ cung cấpxăng dầu hàng không dân dụng cung cấp nhiên liệu bay JET A-1 còn các dịch vụhàng không khác được quy định tại Điều 67 của Nghị định 05/2021/NĐ-CP cungcấp các sản phẩm hoàn toàn khác như sửa chữa bảo dưỡng máy bay, cung cấp suất

ăn hàng không, khai thác nhà ga

Thứ hai, xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về mục đích.

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì hàng hóa, dịch vụ đượccoi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó cómục đích sử dụng chủ yếu giống nhau Trong vụ việc này, về mục đích sử dụng của

Trang 9

dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng thì dịch vụ cung cấp xăng dầuhàng không dân dụng có những điểm khác biệt về mục đích sử dụng so với các loạihình dịch vụ khác ở các điểm sau:

- Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng nhằm cung cấp nhiên liệucho máy bay dân dụng, khác với việc cung cấp nhiên liệu cho máy bay quân sự vàkhác với việc cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện vận tải đường bộ, đườngthủy

- Trong số 11 loại hình dịch vụ hàng không, mỗi loại hình dịch vụ nhằm đápứng các nhu cầu khác nhau của hoạt động hàng không dân dụng như khai thác cảnghàng không, an ninh hàng không, sửa chữa bảo dưỡng máy bay

Do đó, các dịch vụ này không thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng

Thứ ba, xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả.

Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì hàng hóa, dịch vụ đượccoi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệchnhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự

Trong vụ việc này, Cơ quan quản lý cạnh tranh cần tiến hành xác định sựkhông thể thay thế cho nhau về giá cả của dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng khôngdân dụng so với dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàng không quân sự, dịch vụ cung cấpxăng dầu thông thường và dịch vụ hàng không khác nếu có sự chênh lệch nhau quá5% trong điều kiện giao dịch tương tự Trong trường hợp cần thiết, có thể xác định

thuộc tính “có thể thay thế cho nhau về giá cả” theo phương pháp điều tra SSNIP

quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP

Thứ tư, trường hợp chưa đủ để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan,

có thể xem xét thêm một hoặc một số yếu tố quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, như tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ; thời

gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ; tập quán tiêu dùng;

Trên cơ sở nhận định nêu trên, có thể thấy, trong số các dịch vụ có liên quanđược kể đến thì dịch vụ cung cấp xǎng dầu hàng không dân dụng có khác biệt và

Trang 10

cũng không thể được thay thế bởi dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không quân sựhoặc dịch vụ cung cấp xǎng dầu thông thường hoặc dịch vụ hàng không khác Có

thể kết luận, thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc này là thị trường dịch

vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng

Thực tế khi vụ việc được tiến hành xử lý vào năm 2009, các cơ quan cạnh tranhcủa Việt Nam chủ yếu dựa vào đặc tính và mục đích sử dụng của dịch vụ xăng dầuhàng không ở Việt Nam chứ không dựa vào yếu tố giá cả, không áp dụng thửnghiệm phương pháp SSNIP để phân biệt giữa dịch vụ cung cấp xăng dầu hàngkhông quân sự hoặc dịch vụ cung cấp xǎng dầu thông thường hoặc dịch vụ hàngkhông khác và kết luận thị trường sản phẩm liên quan Một mặt, cách xác định thịtrường liên quan có sự khác biệt so với cách tiếp cận của các nước, mặt khác, trongbối cảnh thử nghiệm SSNIP được quy định sơ sài và không hợp lý trong Nghị định116/2005/NĐ-CP thì việc không áp dụng thử nghiệm này có lẽ đem lại kết quảchính xác hơn

1.2 Về thị trường địa lý liên quan

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hànghóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranhtương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận (theo Khoản 1Điều 9 LCT 2018) Để xác định ranh giới của khu vực địa lý cần dựa trên nhữngyếu tố quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2020/NĐ-CP như về khu vực địa

lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liênquan; chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thời gian vận chuyển hànghóa, cung ứng dịch vụ; rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; tập quán tiêu dùng; Trong vụ việc này, thị trường địa lý liên quan được xác định như sau:

Thứ nhất, khu vực địa lý có hoạt động của bên bị điều tra

Vinapco là Công ty cung cấp xăng dầu hàng không chỉ kinh doanh thực tế tạimột số địa bàn chứ không phải trên phạm vi cả nước Theo quy định tại Điều 67Nghị định 05/2021/NĐ-CP, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không là một trong số

Trang 11

11 loại hình dịch vụ hàng không được cung cấp tại các cảng hàng không sân bay.

Tại Khoản 5 Điều này cũng quy định: Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không là

hoạt động lưu trữ, vận chuyển, tra nạp và hút nhiên liệu cho tàu bay tại cảng hàng không, sân bay Như vậy, các cảng hàng không sân bay là khu vực địa lý có cơ sở

kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan (cụthể là Công ty Vinapco)

Thứ hai, các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường (Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP)

Trong vụ việc này, rào cản gia nhập thị trường bao gồm:

- Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tạiLuật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được sửa đổi bổ sung 2013, 2014),Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP) vềkinh doanh xăng dầu và Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàngkhông, sân bay tại Việt Nam

- Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ Tại thờiđiểm xảy ra vụ việc, chỉ có Vinapco được cấp Giấy phép cung cấp xăng dầu hàngkhông cho máy bay dân dụng tại các sân bay dân dụng của Việt Nam

Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung Nghị định95/2021/NĐ-CP) về kinh doanh xǎng dầu quy định để được kinh doanh xuất nhậpkhẩu xăng dầu phải có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do BộCông Thương cấp và các điều kiện khác đi kèm Luật hàng không dân dụng (Điều65) và Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định muốn cung cấp xăng dầu hàng khôngdân dụng phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không do Bộ Giao thông vận tảicấp Đối chiếu với quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì những quyđịnh trên là những rào cản gia nhập, mở rộng thị trường

Với những phân tích trên, căn cứ quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định35/2020/NĐ-CP, có thể xác định, thị trường địa lý liên quan trong vụ việc này là

Trang 12

các sân bay dân dụng và sân bay dùng chung dân dụng và quân sự của Việt Nam

KẾT LUẬN: Từ những phân tích về thị trường sản phẩm liên quan và thị

trường địa lý liên quan, nhận định: Thị trường liên quan trong vụ việc này là thị

trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng tại các sân bay dân dụng và sân bay dùng chung dân dụng và quân sự của Việt Nam

2 Xác định vị trí độc quyền.

Theo Điều 25 LCT 2018 quy định, doanh nghiệp được coi là có vị trí độcquyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanhnghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan Để xác định vị trí độc quyền củadoanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh cần xác định (i) thị trường liên quan; (ii) xác định

số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường liên quan Nếu kết luận đưa

ra chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền Cácbước phân tích để xác định thị phần sẽ không cần thiết nữa

Trong vụ việc này, thị trường liên quan đã được xác định ở phần III.1 Còn vềxác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường liên quan, đến thờiđiểm xảy ra vụ việc, Vinapco đã thừa nhận rằng Vinapco là đơn vị duy nhất cungứng nhiên liệu bay cho máy bay dân dụng tại Việt Nam Ngoài ra, Cục Hàng khôngViệt Nam cũng xác nhận ngoài Vinapco chưa có doanh nghiệp nào khác được cấpGiấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trong lĩnh vực xăng dầu hàng không

KẾT LUẬN: Trên cơ sở phân tích trên, nhận định: Vinapco là doanh nghiệp

độc quyền trên thị trường cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng tại các sân bay dân dụng và sân bay dùng chung dân dụng và quân sự của Việt Nam

3 Phân tích hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.

Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều

27 LCT 2018 Trong vụ việc này, có thể xác định ba hành vi lạm dụng vị trí độcquyền của Công ty Vinapco Cụ thể:

Trang 13

3.1 Hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp

có vị trí độc quyền

Đây là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm theo quy định tại điểm bKhoản 2 Điều 27 LCT 2018 Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanhnghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiệnnhững nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.Trong vụ việc này, có thể xác định hành vi vi phạm của Vinapco dựa trên các điềukiện sau:

Thứ nhất, hành vi được thực hiện trong giao dịch giữa công ty Vinapco có vị trí độc quyền với khách hàng là PA.

Với vị trí độc tôn của mình trên thị trường liên quan, quyền lựa chọn của kháchhàng về người cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm đã bị triệt tiêu và sự lựa chọn duynhất mà thị trường trao cho họ là giao dịch với Vinapco Với hiện trạng đó, PA vàotình trạng bất lợi một cách tự nhiên so với doanh nghiệp độc quyền

Thứ hai, các điều kiện bất lợi mà PA phải gánh chịu

Công ty Vinapco đã thực hiện các hành vi để áp đặt các điều kiện bất lợi choAP:

(i) Áp đặt thời hạn 3 ngày buộc PA phải chấp thuận đề nghị tăng phí dịch vụ cungứng nhiên liệu; (ii) Đe dọa ngừng cung cấp nhiên liệu nếu PA không chấp thuận đềnghị tăng phí dịch vụ cung ứng; (iii) Thực hiện hành vi đe dọa bằng việc ngừngcung cấp nhiên liệu cho PA vào ngày 01/4/2018

Theo tài liệu do Vinapco cung cấp, công văn ngày 28/3/2008 được gửi cho PAtheo đường công văn và fax vào chiều ngày 28/3/2008 Ngoài ra, phía PA nhậnđược văn bản này lúc 8h20 ngày 31/3/2008 Do đó, dù PA có nhận được thông điệpcủa Vinapco dưới hình thức nào (fax hoặc công văn chính thức) thì phía PA cũngchỉ có không đầy hai ngày làm việc để chấp thuận bằng văn bản yêu cầu từ phíaVinapco thay vì 3 ngày như phía Vinapco giải trình

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1(162), tháng 1/2010.http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206931 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc vềhành vi hạn chế cạnh tranh", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1(162), tháng1/2010
13.Trần Thùy Linh, Áp dụng LCT trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6(262), tháng 3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng LCT trong giải quyết các vụ việc liên quan đếnhành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
16. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền - Một số vấn đề lý luận và thựctiễn": công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học
5. Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi năm 2013, 2014) Khác
6. Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết LCT 2018 Khác
7. Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết LCT 2004 Khác
8. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ- CP) về kinh doanh xăng dầu Khác
9. Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam Khác
10.Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC Khác
11. Quyết định số 11/QĐ-HĐXL ngày 14/04/2009 của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh về việc xử lý vụ Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam ngừng cung cấp nhiên liệu cho Công ty cổ phần hàng không Jestar Pacific Airlines Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w