1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

75 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Chạy Thận Nhân Tạo
Tác giả Hồ Thị Xuân Huyền
Người hướng dẫn TS. BS. Phan Quốc Hội, ThS. Bùi Thị Thanh Hoa
Trường học Trường Đại Học Y Khoa Vinh
Chuyên ngành Y Học Dự Phòng
Thể loại Đề Cương Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 272,31 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Đại cương về bệnh thận mạn (12)
    • 1.2. Đại cương về tình trạng dinh dưỡng (18)
    • 1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng (22)
    • 1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân chạy thận nhân tạo (26)
    • 1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo trên thế giới và tại Việt Nam (29)
    • 1.6. Địa bàn nghiên cứu (33)
    • 1.7. Khung lý thuyết (34)
  • CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (36)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 2.4. Cỡ mẫu (37)
    • 2.5. Phương pháp chọn mẫu (37)
    • 2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu (37)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (39)
    • 2.8. Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin và cách nhận định, đánh giá (39)
    • 2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (42)
    • 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (43)
    • 2.11. Hạn chế, sai số của nghiên cứu và cách khắc phục sai số (43)
  • CHƯƠNG III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ (45)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG IV. DỰ KIẾN BÀN LUẬN (54)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (54)
    • 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (54)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)

Nội dung

Bệnh thận mạn là bệnh lý suy giảm dần chức năng của thận, bệnh không thể hồi phục đồng thời tiến triển nhanh và đặc biệt có liên quan đến tim mạch 1. Những người mắc bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo sẽ phải điều trị lâu dài và suốt đời làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ nhập viện, điều trị với chi phí cao, biến chứng nặng nề và tử vong sớm 2. Theo Tổ chức Y Tế thế giới hiện có khoảng 697 triệu người mắc bệnh thận mạn trong đó có 1,43 triệu người tử vong 3, 4. Với tỷ lệ tử vong tăng từ 813.000 người (năm 2000) lên 1,3 triệu người (năm 2019) bệnh thận đứng thứ 10 trong những nguyên nhân gây tử vong do bệnh tật trên toàn cầu 5, 6. Tại Việt Nam có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn, mỗi năm có khoảng 8.000 ca mắc mới và khoảng 800.000 bệnh nhân chạy thận nhân tạo 7. Tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh thận mạn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn biến, kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này như biếng ăn kéo dài, mất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình chạy thận nhân tạo hay do yếu tố tâm lý xã hội sau mỗi lần chạy thận, lo lắng về kinh tế gia đình…. Ngoài ra suy dinh dưỡng còn là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương, tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo 8, 9. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo và cho thấy thực trạng đáng báo động về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm đối tượng này. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn đang chạy thận nhân tạo duy trì theo chỉ số BMI tại Kiruddu, Uganda theo nghiên cứu của tác giả Sembajwe FL năm 2022 chiếm 26,9% 10. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Châu Thị Thảo Nguyên tiến hành trên 96 bệnh nhân lọc máu chu kỳ năm 2022 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo thang đánh giá SGA DMS chiếm 94,8% trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân BTM đang chạy thận nhân tạo tại khoa Lọc máu nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

- Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh

- Bệnh nhân có thời gian chạy thận nhân tạo ít nhất là 1 tháng, chạy thận

3 lần/tuần và đủ 4 giờ tại bệnh viện.

- Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được nghe giải thích rõ về mục đích nghiên cứu.

- Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính nặng tại thời điểm nghiên cứu (hôn mê, phẫu thuật cấp cứu, thủ thuật cấp cứu).

- Bệnh nhân không thể nghe nói.

- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến cân nặng như: amiodarone, oestrogens, các loại thuốc ngừa thai đường uống, corticosteroid, androgens, kháng viêm non-steroid liều cao, cường tuyến thượng thận, bệnh Hodgkin, bệnh cường giáp, bệnh gan nặng.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ 28/11/2023 đến 4/5/2024.

- Địa điểm: Khoa Lọc máu nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu

Do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên quần thể bệnh nhân nằm viện nên chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n=Z 1− α

Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu. p: Là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ Lấy p = 0,755.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng năm 2020 - 2021 của Lưu Xuân Ninh [49]. d: Sai số cho phép, chọn d = 0,08 α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05.

Z: Hệ số tin cậy với độ tin cậy 95%

Thay vào công thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là 111 bệnh nhân, dự phòng10% bệnh nhân bỏ cuộc Như vậy tổng cỡ mẫu là 122 bệnh nhân.

Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bao gồm tất cả các bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tại khoa Lọc máu nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ 28/11/2023 đến 4/5/2024 thỏa mãn mọi tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu Tiến hành thu thậpcho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.

Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.6.1.1 Phương pháp thu thập thông tin

Tiến hành phỏng vấn các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc đã được thiết kế sẵn gồm 3 phần: thông tin chung về đối tượng, thông tin về bệnh lý, thông tin về tình trạng dinh dưỡng (Phụ lục 1).

2.6.1.2 Tổ chức thực hiện thu thập thông tin

Tiến hành thu thập thông tin tại khoa theo kế hoạch.

- Bước 1: Thử nghiệm bộ câu hỏi trên 10 bệnh nhân chạy thận nhân tạo được chọn ngẫu nhiên tại khoa Lọc máu nhân tạo tự nguyện tham gia và phản hồi về bộ câu hỏi.

- Bước 2: Chỉnh sửa bộ công cụ, hoàn thiện bộ câu hỏi phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

- Bước 3: Lấy danh sách bệnh nhân từ hệ thống bệnh nhân ở khoa.

- Bước 4: Tiếp cận sàng lọc bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn

- Bước 5: Tiến hành tập huấn điều tra viên và người hỗ trợ về khái niệm bộ câu hỏi, cách cân đo, cách đánh giá bằng các thang đo chỉ số khối BMI (theo WHO), phương pháp đánh giá dinh dưỡng theo SGA-DMS và đánh giá theo chỉ số Albumin huyết thanh, những điều lưu ý của nghiên cứu để có thể giải đáp thắc mắc liên nội dung của bộ câu hỏi.

- Bước 6: Điều tra viên phỏng vấn tại phòng chờ chạy thận vào buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ và buổi chiều từ 1 giờ 30 phút đến 4 giờ 30 phút Trước khi phỏng vấn cần chào hỏi, giải thích về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu. Sau khi hỏi thăm và xác nhận bệnh nhân thoải mái và sẵn sàng thì tiến hành phỏng vấn Thời gian phỏng vấn: khoảng 30 phút/ 1 bệnh nhân.

- Bước 7: Tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, đo đạc các chỉ số về cân nặng, chiều cao, thu thập kết quả xét nghiệm Albumin huyết thanh từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu

- Dùng cân điện tử Tanita để đo cân nặng.

- Sử dụng thước đo chiều cao loại microtose.

- Phiếu kết quả xét nghiệm.

- Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn (phụ lục 1).

Các biến số nghiên cứu

Các biến số chính của nghiên cứu được chia thành các nhóm sau đây:

- Nhóm biến số đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu:

+ Chỉ số khối BMI: cân nặng, chiều cao

+ Thang đánh giá SGA-DMS: sự thay đổi về cân nặng, chế độ ăn uống, các vấn đề về tiêu hóa, khả năng hoạt động cơ thể, thời gian lọc máu, bệnh lý kèm theo và các triệu chứng lâm sàng (dự trữ chất béo hay mất lớp mỡ dưới da, dấu hiệu teo cơ)

+ Chỉ số Albumin huyết thanh: Hồ sơ bệnh án

- Nhóm biến số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mắc bệnh lý kèm theo, bệnh lý kèm theo, thời gian chẩn đoán bệnh, thời gian bắt đầu chạy thận nhân tạo.

(Chi tiết xem ở phụ lục 2)

Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin và cách nhận định, đánh giá

2.8.1 Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo BMI

Chỉ số (BMI) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể hay chỉ số thể trọng Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành Chỉ số BMI được tính theo công thức:

- Cân nặng: tính theo đơn vị kilogram (kg)

Sử dụng cân điện tử với độ chính xác đến 0,1kg Đo vào buổi sáng sau khi bệnh nhân ngủ dậy, sau khi đại tiện và chưa ăn uống gì Khi đo yêu cầu bệnh nhân mặc quần áo gọn gàng nhất, không mang giày dép, không đội mũ, bệnh nhân đứng giữa bàn cân, không cử động, trọng lượng phân bố đều 2 chân Cân được đặt tại vị trí bằng phẳng, thuận tiện cho bệnh nhân bước lên và bước xuống cân, chỉnh cân về số 0 Điều tra viên đọc kết quả, ghi số đo chính xác đến 0,5 kg.

- Chiều cao: tính theo đơn vị centimet (cm) Đo chiều cao đứng, sử dụng thước do loại microtose Khi thực hiện đo cần 2 người, một người đo chính và một người hỗ trợ Thước được đặt theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng nằm ngang Bệnh nhân bỏ guốc, dép, đi chân không, bỏ tất cả các trang sức trên tóc, bỏ búi, buộc tóc nếu có, đứng quay lưng vào thước đo, 2 gót chân, 2 bắp chân, 2 mông, 2 vai, đầu (9 điểm chạm) theo một đường thẳng nằm ngang vuông góc với trục của cơ thể, hai tay bỏ thõng Kéo cái chặn đầu của thước từ trên xuống dưới, khi áp sát đến đỉnh đầu và vuông góc với thước đo, nhìn vuông góc vào thước và đọc kết quả Chiều cao được ghi bằng cm và lấy 1 số lẻ sau dấu phẩy.

Bảng 2.1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng người bệnh theo chỉ số khối

Tình trạng dinh dưỡng BMI (kg/ m 2 )

2.8.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang đo SGA – DMS

2.8.2.1 Kỹ thuật thực hiện. Đánh giá dinh dưỡng theo phương pháp SGA – DMS gồm 2 phần:

Phần 1: Kiểm tra thông tin chủ quan:

- Thay đổi trọng lượng trong 6 tháng: Đánh giá sự thay đổi cân nặng cơ thể trong vòng 6 tháng qua và phân loại cân nặng không có sự thay đổi, tăng cân, hay giảm cân Nếu giảm thì đã giảm bao nhiêu so với 6 tháng trước.

- Chế độ ăn: Đánh giá sự thay đổi về ăn uống trong 2 tuần gần nhất.

- Các triệu chứng dạ dày ruột: Đánh giá các vấn đề về tiêu hóa trong 2 tuần vừa qua và trong ít nhất 3 ngày qua có các triệu chứng gì?

- Khả năng hoạt động cơ thể: Trong vòng 2 tuần qua, khả năng sinh hoạt hằng ngày, đi làm và làm việc của bệnh nhân có thay đổi không?

- Thời gian lọc máu và bệnh ký kèm theo: Thời gian bắt đầu từ khi lọc máu cho đến thời điểm đánh giá TTDD Người bệnh được đánh giá các mức độ của bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan B/C Phần 2: Khám lâm sàng (phụ lục 3)

- Khám dự trữ chất béo hay mất lớp mỡ dưới da: Kiểm tra vùng mi dưới, cơ tam đầu/ cơ nhị đầu.

- Khám các dấu hiệu teo cơ: Kiểm tra vùng thái dương, xương đòn, vai, xương bả vai, cơ giữa các xương, đầu gối, cơ tứ đầu đùi, bắp chân, phù – dịch ổ bụng.

Các câu hỏi được lượng giá bằng cách cho điểm: Thang điểm từ 1 – 5 tương ứng từ bình thường đến rất nghiêm trọng

Khi đã có kết quả thang đánh giá SGA-DMS của đối tượng nghiên cứu sẽ được phân loại theo các mức sau:

Bảng 2.2: Phân loại tình trạng dinh dưỡng người bệnh theo thang đánh giá SGA-DMS

Tình trạng dinh dưỡng SGA-DMS (điểm)

SDD từ nhẹ - trung bình 11-21 điểm

2.8.3 Đánh giá theo Albumin huyết thanh

Albumin là một protien huyết tương chiếm 55-65% protein toàn phần, được tổng hợp ở gan và bài tiết vào máu Albumin là chỉ số lượng giá tình trạng dữ trữ protein, không nhạy cảm trong việc đánh giá sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng hay các can thiệp dinh dưỡng trong một số thời gian ngắn do thời gian bán huỷ dài (20 ngày) Albumin bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lượng protein ăn vào, bị giảm nhanh do stress và nhiễm trùng [60], [61] Nội dung đánh giá dựa vào chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân được lấy từ hồ sơ bệnh án tại thời điểm gần ngày đánh giá TTDD và được phân loại như sau:

Bảng 2.3: Phân loại tình trạng dinh dưỡng người bệnh theo chỉ số

Tình trạng dinh dưỡng Albumin huyết thanh (g/L)

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Kiểm tra số liệu trước khi nhập vào máy tính Toàn bộ số liệu thu thập được sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 Sau khi nhập số liệu hoàn tất sẽ tiến hành làm sạch số liệu trước khi tiến hành xử lý và phân tích số liệu.

Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý và phân tích số liệu:

+ Thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số các biến số Từ đó mô tả các đặc điểm chung, tình trạng dinh dưỡng theo BMI, theo phương pháp SGA – DMS và Albumin huyết thanh của bệnh nhân chạy thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.

+ Thống kê phân tích: Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân chạy thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh; mối liên quan giữa chỉ số BMI, SGA-DMS, Albumin huyết thanh với các đặc điểm thông tin chung Sử dụng phép kiểm định khi bình phương (χ²), kiểm định Fisher’s exact và tính tỉ số chênh OR Mức ý nghĩa thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là α = 0,05 (khoảng tin cậy 95%).

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được hội đồng khoa học Trường Đại học Y khoa Vinh và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh thông qua trước khi tiến hành.

- Bệnh nhân được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu trước khi tham gia và có thể từ chối hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

- Các câu hỏi không mang tính chất riêng tư, không ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

- Tất cả các thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Hạn chế, sai số của nghiên cứu và cách khắc phục sai số

2.11.1 Hạn chế của nghiên cứu

Nguồn lực còn hạn chế nên mới chỉ đánh giá TTDD qua BMI, SGA- DMS và Albumin huyết thanh chưa tiến hành được các phương pháp đánh giá khác Nghiên cứu không thực hiện trên tất cả các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại các Bệnh viện tại Nghệ An.

- Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Đối tượng nghiên cứu không cung cấp thông tin chính xác do không nhớ rõ các thông tin được phỏng vấn, lo ngại, không hợp tác.

- Sai số đo lường: Quá trình sử dụng công cụ đo lường và kỹ năng trong việc sử dụng công cụ đo lường, kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên.

- Sai số hệ thống: Do quá trình điều tra, thu thập số liệu, các tiêu chuẩn đánh giá, tiêu chuẩn đo lường hoặc nhập thiếu các thông tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp dẫn đến sai lệch kết quả khi phân tích.

- Xây dựng bộ câu hỏi đơn giản, thiết kế dễ hiểu, dễ nhìn, rõ ràng, phù hợp, sát với mục tiêu nghiên cứu.

- Sai số trong quá trình thu thập thông tin cần được giới hạn bằng cách hỏi trong thời gian không quá xa để hạn chế sai số, hỏi theo trình tự thời gian và những dấu mốc quan trọng để đối tượng dễ nhớ lại.

- Giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu, tạo sự thoải mái từ đó đối tượng nghiên cứu hợp tác trả lời đầy đủ và cung cấp thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

- Sai số đo lường cần tập huấn đầy đủ, kỹ càng cho điều tra viên về kỹ năng sử dụng công cụ đo lường, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, sử dụng từ ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, hạn chế sử dụng từ ngữ chuyên môn khi hỏi bệnh nhân Nhằm giúp điều tra viên nắm rõ các về kỹ năng đo lường, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn

- Sau khi phỏng vấn xong bệnh nhân, phải kiểm tra lại phiếu điều tra xem đầy đủ thông tin hay chưa trước khi thu lại phiếu điều tra, nếu chưa đủ thông tin thì phải phỏng vấn bổ sung.

- Kiểm tra chính xác các số liệu sau khi thu thập và xử lý.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Khác Khu vực sinh sống

Nông thôn Thành thị Miền núi Trình độ học vấn

Tiểu học THCS THPT Trên THPT

Hưu trí/ cao tuổi Cán bộ/ viên chức Học sinh/ sinh viên Buôn bán/ tự do Không đi làm

Chưa kết hôn Đã kết hôn

Li thân/ li hôn Góa Điều kiện kinh tế

Có điều kiện Bình thường Khó khăn

Bảng 3.2: Một số đặc điểm về bệnh lý của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm về bệnh lý Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Thời gian chẩn đoán bệnh thận

Thời gian bắt đầu chạy thận nhân tạo

Tăng huyết áp Đái tháo đường Bệnh tim mạch Viêm gan B/C Khác

3.2 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo BMI

TTDD theo BMI Tần số(n) Tỷ lệ (%)

Bảng 3.4: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo SGA-

TTDD theo SGA-DMS Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Bảng 3.5: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo

Albumin huyết thanh TTDD theo Albumin huyết thanh Tần số (n) Tỷ lệ (%)

3.3 Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

3.3.1 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng theo BMI

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và đặc điểm nhân khẩu học

Nhân khẩu học Phân loại

Nữ Trình độ học vấn

Từ THPT trở xuống Trên THPT Tình trạng hôn nhân

Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và bệnh lý kèm theo

Bệnh lý kèm theo Phân loại

Có mắcKhông mắc Đái tháo đường

Có mắc Không mắc Bệnh tim mạch

Có mắc Không mắc Viêm gan

Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và thời gian chẩn đoán bệnh

Thời gian chẩn đoán bệnh thận

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và thời gian chạy thận

Thời gian bắt đầu chạy thận

3.3.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng theo SGA-DMS

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA-DMS và đặc điểm nhân khẩu học

Nhân khẩu học Phân loại

Nữ Trình độ học vấn

Từ THPT trở xuống Trên THPT Tình trạng hôn nhân

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA-DMS và bệnh lý kèm theo

Bệnh lý kèm theo Phân loại

Tần số (%) Tăng huyết áp

Có mắc Không mắc Đái tháo đường

Có mắc Không mắc Bệnh tim mạch

Có mắc Không mắc Viêm gan

Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA-DMS và thời gian chẩn đoán bệnh

Thời gian chẩn đoán bệnh

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA-DMS và thời gian chạy thận Thời gian chạy thận

3.3.3 Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh và đặc điểm nhân khẩu học

Nhân khẩu học Phân loại

Từ THPT trở xuống Trên THPT Tình trạng hôn nhân

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh và bệnh lý kèm theo

Bệnh lý kèm theo Phân loại

Có mắc Không mắc Đái tháo đường

Có mắc Không mắc Bệnh tim mạch

Có mắc Không mắc Viêm gan

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh và thời gian chẩn đoán bệnh

Thời gian chẩn đoán bệnh

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh và thời gian chạy thận Thời gian chạy thận

DỰ KIẾN BÀN LUẬN

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu và kết quả nghiên cứu, chúng tôi dự kiến kết luận:

1 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

Dựa vào mục tiêu và kết quả nghiên cứu, chúng tôi dự kiến khuyến nghị:

1 Khuyến nghị cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

2 Khuyến nghị cho bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo

Ngày đăng: 02/03/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w