1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng cho vay mua bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp bản việt – chi nhánh nha trang

61 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Cho Vay Mua Bất Động Sản Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng TMCP Bản Việt – Chi Nhánh Nha Trang
Tác giả Võ Thị Hoan
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Kế Toán - Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 599,27 KB

Nội dung

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viet Capital Bank - CN Khánh Hòa 18 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP B

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài nguyên cứu này là do chính em thực hiện các sốliệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài một cách khách quan và trung thựcchính xác được trích dẫn phát triển từ các tài liệu tạp chí Em xin chịu hoàn toàntrách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong chuyên đềtốt nghiệp này

Khánh Hòa ngày… tháng… năm 2021

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Hoan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

ơn đến Quý thầy cô Khoa Kế toán- Tài chính Trường Đại học Nha Trang đã tận tâmgiúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành bổ ích trong suốt thờigian theo học tại Trường, đặc biệt là Ths Nguyễn Thị Liên Hương người đã trực tiếphướng dẫn và động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề

Được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Ngân Hàng TMCPBản Việt và sự chân thành của các anh chị tại phòng Quan hệ KHCN em khôngnhững được học hỏi những kiến thức chuyên ngành liên quan đến công việc sau này

mà còn học được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp lối sống văn phòng thực tế cũngnhư nâng cao vốn kĩ năng sống của mình hơn, khả năng cọ sát và những áp lựctrong ngành ngân hàng Và em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị côchú đã giúp em đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong 2 tháng thực tập vừaqua tại ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Khánh Hòa

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP BảnViệt chi nhánh Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho em hiểu biết thực tế về Ngân hàng

và hỗ trợ tài liệu thông tin trong thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp

Mặc dù em đã cố gắng tận tâm làm bài nhưng không thể tránh khỏi nhữngkhuyết điểm và thiếu sót do trình độ kiến thức kỹ năng còn hạn chế Chính vì vậy

em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô với các anh/chị tại Ngânhàng TMCP Bản Việt để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa Ngày… Tháng… năm 2021

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Hoan

Trang 4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của cho vay mua BĐS 10

1.2.3 Phân loại và vai trò của hoạt động cho vay mua BĐS 10

1.5.2 Chính sách và quá trình thực hiện của Ngân hàng 16

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viet Capital Bank - CN Khánh Hòa 18

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Bản Việt – CN Nha Trang

232.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bản Việt – CN Nha

2.3 Thực trạng hoạt động cho vay mua BĐS đối với KHCN tại NH TMCP Bản

2.3.1 Những quy định chung về hoạt động cho vay mua BĐS đối với KHCN tại

2.3.2 Quy trình cho vay tại NH TMCP Bản Việt-CN Nha Trang 35

2.4 Đánh giá chung hoạt động cho vay mua BĐS đối với KHCNH tại NH TMCP

3.1 Định hướng phát triển cho vay mua BĐS của chi nhánh trong tương lai 50

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tại NH TMCP

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bản

Bảng 2.2 Doanh số cho vay của BVB - CN Nha Trang trong giai đoạn

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo thời hạn tại BVB - CN Nha Trang trong giai

Bảng 2.4 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ trong hoạt động cho vay mua BĐS tại

Bảng 2.5 Tình hình thu lãi cho vay mua BĐS đối với KHCN tại BVB - CN

Bảng 2.6 Tình hình Nợ quá hạn – Nợ xấu của hoạt động cho vay mua BĐS

Bảng 2.7 Vòng quay vốn tín dụng CV mua BĐS tại BVB - CN Nha Trang

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho khách hàngmột khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiệnnay nhu cầu nguồn vốn để xây dựng và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam trở thànhnhu cầu bức thiết đặc biệt là đối với ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) mộtngành cần một số lượng vốn vay khổng lồ đáp ứng những nhu cầu về BĐS có xuhướng ngày một tăng lên cả về số lượng và chất lượng Do đó song song với việckêu gọi thu hút vốn đầu tư vào thị trường BĐS thì sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụngngân hàng sẽ góp phần tích cực đến hoạt động của thị trường BĐS nói riêng và nềnkinh tế Việt Nam nói chung

Xuất phát từ thực tế đó cùng với sự phát triển của thị trường BĐS hoạt độngcho vay mua BĐS sẽ là một kênh lợi nhuận lớn cho các ngân hàng Song ở ViệtNam đây thực sự vẫn còn là một kênh tín dụng mới mẻ và non trẻ chưa phát triểnnhư nhiều quốc gia trên thế giới Trải qua một thời gian phát triển hoạt động tíndụng đối với cho vay mua BĐS ở Việt Nam cũng đã có nhiều bước cải thiện mặc dùvẫn còn những hạn chế nhất định

Hiện nay hoạt động tín dụng của hệ thống NH chiếm phần lớn kết quả kinhdoanh trong đó tín dụng cá nhân ở mảng bất động sản đang mở rộng để chiếm nhiều

tỉ trọng hơn trong toàn bộ doanh thu từ hoạt động tín dụng Hình thức cấp tín dụngnày mang lại lợi nhuận lớn cho bản thân ngân hàng nhưng ngược lại nó cũng tiềm

ẩn nhiều rủi ro cao vì những đặc thù nhất định Chính vì vậy việc nâng cao hoạtđộng tín dụng hạn chế rủi ro là một bài toán khó và tương đối phức tạp đối với hệthống NHTM nói chung và hệ thống NHTM CP Bản Việt nói riêng

Trải qua thời gian thực tập tại NH TMCP Bản Việt – CN Nha Trang nhận thấyđây là một vấn đề cấp thiết mà ngân hàng quan tâm hiện nay Với sự giúp đỡ nhiệttình từ phía ngân hàng đặc biệt là từ Phòng Khách hàng Cá nhân của Chi nhánh em

quyết định chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay mua bất động sản đối với

khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Nha Trang”.

Trang 9

2 Mục tiêu nguyên cứu

1) Phân tích thực trạng hoạt động cho vay mua bất động sản đối với khách hàng

cá nhân tại ngân hàng TMCP Bản Việt – CN Nha Trang giai đoạn 2018-2020.2) Đề xuất những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả cho vay mua bấtđộng sản đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bản Việt – CN NhaTrang

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động cho vay mua bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại ngânhàng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

hàng cá nhân tại ngân hàng Bản Việt - CN Nha Trang

4 Phương pháp nguyên cứu

Trên cơ sở lý thuyết và thu thập tổng hợp các thông tin từ: báo chí internet và

số liệu thực tế trên những thông tin thu thập được trong quá trình thực tập và nhữngbáo cáo của đơn vị thực tập đã được kiểm duyệt đề tài sử dụng phương pháp tổnghợp và thống kê mô tả so sánh để thực hiện nghiên cứu

5 Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo đề tài có cấu

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên thực hiện các hoạtđộng trong ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan mục tiêu lợinhuận theo quy định của các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.Các hoạt động trong ngân hàng như: Huy động nguồn vốn cho vay chiết khấubảo lãnh cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan Nhờ

có các ngân hàng thương mại mà các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nướcđược thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời hơn từ đó kiểm soát các hoạtđộng của doanh nghiệp được dễ dàng theo đúng pháp luật

1.1.2 Đặc điểm và phân loại NHTM

1.1.2.1 Đặc điểm NHTM

Là một định chế tài chính trung gian Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiềunghiệp vụ dịch vụ

Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi phát hành kỳ phiếu trái

thác

Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán hệ thống các ngân hàng thươngmại có thể tạo ra lượng bút tệ là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nềnkinh tế có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Ngoài ra tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớnnhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại

1.1.2.2 Phân loại NHTM (5 loại)

✔Ngân hàng thương mại quốc doanh

Trang 11

Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước Hiện nay trong xuhướng kinh tế hội nhập các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốntăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu cổ phần hóa ngân hàng Đây là hìnhthức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước

quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này cònphải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho Một số ngân hàng thương mại

quốc doanh:

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)

+ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)

+ Ngân hàng công thương Việt Nam(Vietinbank)

+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)

✔ Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanhcủa các cổ đông, doanh nghiệp, Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữumột số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:

+ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

+ Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

+ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

+ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

✔ Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngânhàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoàikhông quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật

Việt Nam Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:

+ Ngân hàng Việt Nga (VRB)

+ Indovina Bank Limited (IVB)

+ Vinasiam Bank(VSB)

+ Vid Public Bank (VID)

10

Trang 12

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài được thành lập dựa trênnhững quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàngcung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99

năm Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:

+ Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC

+ Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong

+ Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ

+ Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered

✔ Ngân hàng chi nhánh nước ngoài

Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài vàđược phép hoạt động tại Việt Nam Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở ViệtNam:

Đối với khách hàng: chức năng thủ quỹ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm

bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa

Đối với ngân hàng: có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín

dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán Đối với nền kinh tế chức năng thủ quỹ khuyến khích tích lũy trong xã hộiđồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế

Trang 13

1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tàikhoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản Chức năng này đemlại lợi ích:

Đối với khách hàng hàng: thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu

quả

Đối với ngân hàng: tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung

ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao

Đối với nền kinh tế: chức năng này lưu thông hàng hoá thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội đồng thời nó cũng giúp làmgiảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt

1.1.3.3 Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

Đối với khách hàng: là người gửi tiền họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời

nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi an toàn tiền gửi tiện ích Với người đi vaygiúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trongquá trình sản xuất kinh doanh đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn

và hợp pháp

Đối với ngân hàng: chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân

hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồngthời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng quy mô tín dụngcho nền kinh tế

Đối với nền kinh tế: chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời

dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩytăng trưởng kinh tế

1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Trang 14

trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trongnước và ngoài nước Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam

và các tổ chức nước ngoài Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước Các hìnhthức huy động vốn khác theo quy định của NHNN

1.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân dưới các hìnhthức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuêtài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong cáchoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức cá nhân vay vốn dướicác hình thức sau: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh dịch vụ và đời sống Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự ánđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống

Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay bảo lãnh thanh toán, bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàngkhác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàngthương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại.Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy

tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác

Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chínhnhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập tổ chức vàhoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị Định của Chính Phủ

về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

1.1.4.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông quangân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Đểthực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN ngân hàng

Trang 15

thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàngthương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quyđịnh Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tạichi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạt động dịch vụthanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau:Cung cấp các phương tiện thanh toán

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phépThực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngânhàng trong nước

Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

1.1.4.4 Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi cấp tín dụng và cungcấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt độngkhác bao gồm:

Góp vốn và mua cổ phần

Tham gia thị trường tiền tệ

Kinh doanh ngoại hối

Ủy thác và nhận ủy thác

Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

Tư vấn tài chính

Bảo quản vật quý giá

1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động cho vay BĐS

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về BĐS

Khái niệm BĐS.

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia đều phân chia tài sản quốc gia thành 2 loại:bất động sản và động sản nhưng còn có sự khác nhau trong khái niệm cụ thể về bất

14

Trang 16

động sản Tuy nhiên có một điểm tương đối thống nhất trong khái niệm BĐS lànhững tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được Theo quy định tại Điều

181 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005BĐS là các tài sản không di dời được bao gồm: Đất đai, nhà ở, công trình xâydựng gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở công trình xây dựng

đó Các tài sản gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định

Theo “Từ điển thuật ngữ tài chính” thì “bất động sản” là một miếng đất và tất

cả các tài sản vật chất gắn liền với đất” Như vậy BĐS trước hết là tài sản nhưngkhác với các tài sản khác là nó không di dời được

Theo cách hiểu này BĐS bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đaikhông tách rời với đất đai được xác định bởi vị trí địa lý của đất đai

Đặc điểm BĐS

Tính cá biệt và khan hiếm:

Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai.Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn Tính khan hiếm

cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất khu vực vùngđịa phương lãnh thổ Chính vì tính khan hiếm tính cố định và không di dời được củađất đai nên hàng hóa BĐS có tính cá biệt Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả haiBĐS cạnh nhau sẽ có những yếu tố không giống nhau Trên thị trường BĐS khó tồntại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả haicông trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế Ngay trong một tòa nhà cao ốcthì có căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau Ngoài ra chính các nhàđầu tư kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc tạo ra sự hấp dẫn đối vớikhách hàng hoặc thỏa mãn sở thích các nhân v v…

Trang 17

Thực tế các nước trên thế giới đã chứng minh tuổi thọ kinh tế của BĐS có liênquan đến tính chất sử dụng của BĐS đó Nói chung tuổi thọ kinh tế của nhà ở kháchsạn nhà hát là trên 40 năm tuổi thọ kinh tế nhà xưởng công nghiệp nhà ở phổ thông

là trên 45 năm Chính vì tính chất lâu bền của hàng hóa BĐS là do đất đai không bịmất đi không bị thanh lý sau một thời gian sử dụng lại có thể sử dụng vào nhiềumục đích khác nhau nên hàng hóa BĐS rất phong phú và đa dạng không bao giờcạn

Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau:

BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn giá trị của một BĐS này có thể bị tácđộng của BĐS khác Đặc biệt trong trường hợp nhà nước đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cao giá trị sử dụng của BĐS trongkhu vực đó Trong thực tế việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp

dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến.

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của cho vay mua BĐS

Khái niệm: Cho vay mua BĐS là loại hình tín dụng của NHTM trong đó đối

tượng là ngân hàng và khách hàng (thể nhân và pháp nhân) liên quan đến lĩnh vựcBĐS Ngân hàng là bên cho vay cho khách hàng vay một số vốn để thực hiện cácmục đích về mua BĐS như: Mua nhà mua đất xây dựng nhà ở nhà xưởng văn phòngcao ốc cho thuê sửa chữa nhà để ở đầu tư kinh doanh BĐS Khi đến hạn người đivay phải hoàn trả vốn và tiền lãi cho Ngân hàng Ngân hàng phải kiểm soát đượcngười đi vay kiểm soát được quy trình sử dụng vốn Người đi vay phải có ý thứcquan tâm đến việc trả nợ cho ngân hàng nên buộc họ phải quan tâm đến việc sửdụng vốn sao cho hợp lý

Đặc điểm cho vay mua BĐS: Ngoài những đặc điểm của thị trường tín dụng

thông thường thì tín dụng bất động sản có những đặc trưng do tính chất đặc biệt củahàng hóa bất động sản mang lại Thị trường tín dụng bất động sản thường là thịtrường tín dụng dài hạn do bất động sản là những hàng hóa có thời gian hình thànhdài Theo phân tích của các chuyên gia bất động sản quá trình hình thành một dự ánmất 5 năm trở lên Mặt khác bất động sản là những hàng hóa có giá trị lớn do vậytín dụng bất động sản thường là các khoản tín dụng có giá trị lớn nên việc hoàn tíndụng đòi hỏi phải có thời gian dài

16

Trang 18

1.2.3 Phân loại và vai trò của hoạt động cho vay mua BĐS

Phân loại

Việc phân loại cho vay bất động sản sẽ có những cách khác nhau tuy nhiênnếu căn cứ vào mục đích vay thì hoạt động cho vay bất động sản được chia thành 2mảng chính là cho vay mua bất động sản và cho vay bù đắp chi phí mua BĐS.Mảng cho vay mua bất động sản dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặccho chính người thân là gia đình khách hàng

Mảng cho vay bù đắp chi phí mua bất động sản dành cho khách hàng cá nhân

để mua BĐS của chính khách hàng Thời gian không vượt quá 90 ngày từ thời điểmcấp mới cập nhật tên người mua trên giấy chứng nhận đến ngày phê duyệt khoảnvay

Vai trò của hoạt động cho vay mua BĐS

Đối với ngân hàng

Thứ nhất cho vay bất động sản là một trong những hình thức cho vay mà lãisuất cơ bản ngang với lãi suất của các sản phẩm khác, tuy nhiên xét trên phạm virộng về thời gian thì lãi suất cho vay sản phẩm bất động sản cao hơn so với cáckhoản vay khác Điều này mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng

Thứ hai từ hoạt động cho vay bất động sản ngân hàng có thể có được thêm cáckhoản huy động vốn và chiếm dụng vốn từ phía khách hàng và người bán trongtrường hợp khách hàng mua nhà và thế chấp bằng chính tài sản mua hoặc có thểphát sinh thêm các khoản vay kèm theo khoản vay mua bất động sản như sữa chữalại căn nhà dự định mua hoặc trang trí thêm nội thất

Thứ ba ngoài các lợi nhuận đạt được từ thu lãi suất ngân hàng còn có thể đạtđược những khoản phí khác như phí sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán quản lý tàikhoản ngân hàng và có thể những khách hàng này chính là “nhà môi giới tài ba”giới thiệu khách hàng cho ngân hàng trong thời gian tới mà ngân hàng không phảitốn phí

Đối với khách hàng

Thứ nhất khách hàng có được nguồn vốn từ phía ngân hàng cấp để mua hoặctrả nợ cho những dự án mà mình mong muốn có

Trang 19

Thứ hai với việc mua đất trả góp khách hàng cân đối nguồn chi phí thuê nhàvới chi phí trả cho ngân hàng trong thời gian dài khách hàng có được nhà đất mà chiphí bỏ ra không nhiều.

Thứ ba với các dự án nhà đất chưa ra sổ Khách hàng có thể phòng ngừa mộtlượng lớn rủi ro trong quá trình mua bán Cụ thể khách hàng mua chung cư thế chấpbằng chính tài sản mua và ngân hàng đồng ý tài trợ 70% vốn trường hợp trong quátrình xây dựng và tiến độ thanh toán đã được 80% nhưng vì một lý do nào đó mà dự

án khách hàng mua bị treo và không thể hoàn thiện được Khi đó nếu khách hàng sửdụng toàn bộ vốn của mình để đầu tư sẽ thiệt thòi nặng tuy nhiên nếu khách hàng sửdụng sản phẩm của ngân hàng khách hàng có thể giảm rủi ro của mình bằng cáchđẩy một phần lớn rủi ro về phía ngân hàng

Đối với bên bán

Trong nhiều trường hợp người bán mong muốn bán nhà cho người mua tuynhiên nhiều lúc khách hàng không đủ vốn để trang trải chi phí cho bên bán Trongtrường hợp này ngân hàng chính là trung gian thanh toán cho người mua đảm bảohoạt động mua bán bất động sản của người bán cũng như người mua trở nên an toànhơn tránh các trường hợp phát sinh rủi ro trong quá trình chuyển tiền sang tênkhông mong muốn

Ngoài ra hoạt động cho vay bất động sản là cầu nối giữa người bán người mua

và ngân hàng với nhau Thông qua ngân hàng người bán có thể tìm kiếm đượckhách hàng mua bất động sản từ phía ngân hàng cung cấp hay người mua có thể tìmđược bất động sản thông qua ngân hàng

1.2.4 Quy trình cho vay tại NHTM

Có khá nhiều khái niệm về quy trình tín dụng được đua ra Nhiều ý kiến chorằng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trongviệc cấp tín dụng đối với khách hàng bao gồm các công việc theo một trình tự nhấtđịnh kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trìnhbao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định đồngthời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau

18

Trang 20

Nói một cách khác ngắn gọn hơn thì quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tảcông việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng chođến khi quyết định cho vay giải ngân thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra đối với công tác quản lý quy trình tín dụng chính là cơ sở cho việcphân định quyền hạn và trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng đồngthời là căn cứ để thiết lập các hồ sơ thủ tục vay vốn

Quy trình tín dụng của các ngân hàng hiện nay gồm 6 bước:

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

Năng lực pháp lý năng lực hành vi dân sự của khách hàng

Khi ra quyết định thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

• Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng thậm chí sailầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

⮊Bước 5: Giải ngân thu nợ và giám sát tín dụng

Trang 21

Ở bước này ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tíndụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hànghóa hoặc dịch vụ có liên quan nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của kháchhàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi tránhgây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng hiện trạng tài sản đảm bảo tình hình tài chính của khách hàng Để đảmbảo khả năng thu nợ

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay mua BĐS đối với KHCN

1.3.1 Chỉ tiêu dư nợ và thu nợ

Chỉ tiêu về Dư nợ cho vay: chỉ tiêu này cho biết tương quan so sánh về quy

mô cho vay so với tổng tài sản của ngân hàng Tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoảnvay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng

Chỉ tiêu về Thu nợ: chỉ tiêu này đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh số thu

nợ qua các thời kỳ Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ củangân hàng đang được tiến hành tốt Ngược lại nếu tốc độ này thấp thì có thể dodoanh số cho vay giảm sút hoặc công tác thu nợ gặp khó khăn

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Lợi nhuận từ cho vay bất động sản/Tổng dư nợ cho vay bất động sản: phảnánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng cho biết một đồng dư nợ cho vaymang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạtđộng tín dụng mang lại càng lớn

20

Trang 22

Lợi nhuận từ cho vay bất động sản/Tổng dư nợ ngân hàng: đánh giá tầm quantrọng của hoạt động tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt độngcủa ngân hàng Tỉ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là

từ hoạt động cho vay

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn

Tỷ lệ Nợ quá hạn: Là khoản nợ gốc hay lãi mà KHCN không trả được khi đếnhạn thỏa thuận ghi trên HĐTD Đối với NH việc KH không trả đúng hạn có thể ảnhhưởng đến tính thanh khoản như hoạt động kinh doanh của NH cần có những biệnpháp để giảm thiểu thiệt hại kịp thời như tăng cường công tác đôn đốc đến KH trả

nợ khi đến hạn Dư nợ được xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nướcquy định ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồnđọng cũ được xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TT ngày 06/05/2001 của Thủtướng Chính phủ Tỷ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao Nếu

tỉ lệ này của ngân hàng nhỏ hơn 5% thì rất tốt Ngược lại tỷ lệ này quá lớn thì ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn cao làm mất khả năngthanh toán và thu nhập

Tỷ lệ nợ xấu: Theo quyết định 493/225/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam tỉ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn vốn của NH lúc này không còn ởmức độ rủi ro tín dụng thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn Tỷ lệ nợ xấu tăngcho biết các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTMđang có vấn đề Trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3.4.5 tại điều 6 và

7 theo quy định này

1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn giúp phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổngvốn huy động được đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng thể

Trang 23

hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huyđộng hay chưa cụ thể:

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/tổng vốn huy động

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy độngvốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít khả năng huy động vốn của ngân hàngchưa tốt nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộnguồn vốn huy động gây lãng phí

Nếu tỷ lệ thu lãi càng cao tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàngcàng tốt và ngược lại Nếu tỷ lệ thu lãi thấp chứng tỏ tình hình bất ổn trong việc chovay của ngân hàng có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao ảnh hưởng khả năng thuhồi lãi Thông thường tỷ lệ này lớn hơn 95% là được đánh giá ở mức tốt

1.3.6 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh thực trạng sử dụng vốn của ngânhàng Nó đề cập đến việc người vay có trả nợ thường xuyên đúng hạn và nhanhchóng hay không Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệu quả của ngânhàng Nếu các chỉ tiêu khác không thay đổi vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ nhữngtài sản như các khoản cho vay của NH có tính thanh khoản cao khả năng sinh lờitốt Vòng quay vốn tín dụng lớn với mức dư nợ bình quân không đổi doanh số trả

nợ lớn chứng tỏ hiệu quả cho vay cao so với vòng quay nhỏ doanh số trả nợ thấp

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua BĐS đối với KHCN

22

Trang 24

1.5.1 Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý

Môi trường kinh tế: Bản chất của hoạt động NHTM là đi vay để cho vay và

cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ NHTM dựa vào các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế để tiến hành cho khách hàng vay đáp ứng nhu cầu vốn trởlại cho nền kinh tế Có thể nói đây là một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm Nóvừa là một nhân tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nhưng đồng thời mọibiến động của môi trường kinh tế cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của cácNHTM Do đó một nền kinh tế phát triển và ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tín dụng BĐS nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.Trong thời kỳ kinh tế đình trệ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp hoạt động tín dụnggặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực tác động làm giảm hiệu quả tín dụng Ngượclại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh nhu cầu vốn tín dụng tăng cao cùng với nhữngđiều kiện thuận lợi rủi ro gặp phải có thể giảm là tiền đề góp phần nâng cao hiệuquả tín dụng Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp chạy đua trong dự án tíchtrữ đầu cơ làm nhu cầu vốn tín dụng tăng lên quá mức và có quá nhiều khoản tíndụng được thực hiện Những khoản tín dụng BĐS cũng có thể khó được hoàn trảnếu sự phát triển không có kế hoạch dẫn đến khủng hoảng kinh tế là điều khó tránhkhỏi

Môi trường pháp lý: Trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh pháp lý là yếu

tố có ý nghĩa định hướng cho các doanh nghiệp đặc biệt đối với hoạt động kinhdoanh ngân hàng Thực hiện đúng các quy định về pháp lý sẽ giúp các ngân hànggiảm thiểu được rủi ro Ngược lại nếu các quy định pháp lý không rõ ràng khôngtrung thực chồng chéo hoặc trái ngược lẫn nhau thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt độngngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng BĐS nói riêng

1.5.2 Chính sách và quá trình thực hiện của Ngân hàng

Ngoài những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả của tín dụng Hiệu quảtín dụng còn chịu tác động trực tiếp từ chính các yếu tố bên trong của các ngânhàng Bao gồm chính sách tín dụng quy trình tín dụng kiểm soát nội bộ công tác tổchức của các ngân hàng và nhân tố con người Trong đó nhân tố con người có vaitrò quan trọng và quyết định trong hầu hết các hoạt động

Trang 25

Tín dụng BĐS được ngân hàng thực hiện nhằm cung cấp vốn cho các thànhphần kinh tế Tuy nhiên BĐS là một ngành kinh tế khá nhạy cảm và được nhà nướcquan tâm với rất nhiều những chính sách quy định liên quan Một ngân hàng hoạtđộng hiệu quả sẽ nắm bắt kịp thời những thay đổi của nền kinh tế những điều chỉnhcủa các chính sách từ đó có những kế hoạch và xử lý kịp thời đảm bảo cho cáckhoản vay luôn đem lại hiệu quả cao cho chính hoạt động của ngân hàng và cácthành phần kinh tế được tài trợ vốn Nếu có những chính sách không phù hợp quátrình hoạt động còn mang nhiều rủi ro thì khả năng xảy ra tổn thất là khó tránh khỏi.

1.5.3 Khả năng hoạt động của KH

Tín dụng là nhịp cầu nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàngvới hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất và kinh doanh dịch vụ của kháchhàng Mỗi biểu hiện xấu hoặc tốt trong hoạt động của khách hàng đều có những ảnhhưởng tương ứng đến hoạt động tín dụng Năng lực sử dụng vốn và hoạt động củakhách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các khoản tài trợ Khi hoạt độngkinh doanh của khách hàng có lãi có xu hướng phát triển thì khách hàng sẽ có khảnăng trả nợ ngân hàng quan hệ tín dụng với ngân hàng khi đó sẽ diễn ra tốt đẹp cầunối giữa vay và cho vay sẽ thông suốt

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT

24

Trang 26

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi Nhánh Nha Trang

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viet Capital Bank - CN Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa là tỉnh có giao thông đường sắt khí hậu đường hàng không và

là một thành phố du lịch nổi tiếng ở nước ta với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thuhút đầu tư mạnh Khánh Hoà đã trở thành một là thị trường rất tiềm năng cho hoạtđộng tài chính ngân hàng Tại Khánh Hòa có tất cả 4 điểm giao dịch của VietCapital Bank trong đó vừa mới khai trương cuối năm 2020 là phòng giao dịch CamRanh tháng 12/2020 và Phòng giao dịch Bình Tân tháng 11/2020 Hiện tại Ngânhàng TMCP Bản Việt – CN Nha Trang là điểm giao dịch lớn nhất của Tỉnh KhánhHòa

Là một ngân hàng còn non trẻ nên Viet Capital Bank phải đối mặt với rấtnhiều khó khăn với quy mô 87 điểm giao dịch trên toàn cả nước Tuy nhiên Từ năm

1992 đến nay ngân hàng đã dần chuyển mình và định vị được thương hiệu trên thịtrường tuy không quá lớn nhưng cũng nằm trong những ngân hàng TMCP an toàn

uy tín với nhiều sản phẩm dịch vụ uy tín VietCapitalBank có bề dày lịch sử đã 28năm hoạt động từ rất rất lâu đến nay vẫn hoạt động và tăng trưởng đều chứng tỏ đây

là ngân hàng đáng tin cậy Ngân hàng TMCP Bản Việt được cấp giấy phép kinhdoanh ngân hàng Nhà nước giám sát vậy nên về mặt pháp lý Ngân hàng đã đạtđược Ngân hàng cũng đạt khá nhiều giải thưởng như vậy có thể thấy các tổ chứctrong và ngoài nước cũng công nhận về sự uy tín và phát triển của ngân hàng như:+ Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam 2015 do Ban Biên Tập và độc giả củaThời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn

+ Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

+ Top 200 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

- Hội đồng quản trị: Ông Lê Anh Tài Bà Nguyễn Thanh Phượng Ông NguyễnNhất Nam Ông Vương Công Đức Ông Phạm Quang Khánh Ông Ngô QuangTrung (thành viên kiêm Tổng Giám Đốc)

- Ban Kiểm soát: Bà Phan Thị Hồng Lan Ông Lê Hoàng Nam Bà Nguyễn ThịThanh Thúy

Trang 27

Lĩnh vực hoạt động của VCCB:

+ Huy động vốn ngắn hạn trung hạn dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳhạn không kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi

+ Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển vay vốn các tổ chức tín dụng khác

+ Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn hoạt động thanh toán bảo lãnh ngắn hạn+ Chiết khấu thương phiếu trái phiếu và giấy tờ có giá

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các KH kinh doanh ngoại tệ vàng bạc thanhtoán quốc tế huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng kháctrong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép

+ Mua bán trái phiếu Chính phủ mua bán trái phiếu doanh nghiệp với mụcđích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch và mục đích đầu tư theo quy định của phápluật có liên quan và hướng dẫn của NHNN

+ Phát hành thẻ tín dụng thẻ ngân hàng Uỷ thác và nhận ủy thác cho vay.+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp tư vấn mua bán hợp nhất sáp nhập doanhnghiệp và tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan

+ Cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt tư vấn ngân hàng tài chính tư vấn ngânhàng tài chính các dịch vụ quản lý bảo quản tài sản cho thuê tủ két an toàn

+ Góp vốn mua cổ phần của TCTD và của doanh nghiệp

+ Mở tài khoản thanh toán cho KH và mở tài khoản tại NHNN

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc lệch chi ủy nhiệm chi nhờ thu ủy nhiệmthu thư tín dụng thẻ ngân hàng dịch vụ thu hộ và chi hộ

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu tín phiếu trái phiếu Chính phủ tínphiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ

26

Trang 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Bản Việt – CN Nha Trang

Sơ đồ 2.1.1 Cơ cấu tổ chức của BVB – CN Nha Trang

Chức năng và nhiệm vụ trong các phòng ban trong CN Nha Trang

Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh mọi hoạt

động của chi nhánh hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm

vi hoạt động của cấp trên giao Được quyết định những vấn đề liên quan đến tổchức bổ nhiệm bãi nhiệm khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị.Cũng như việc xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chứchoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ tín dụng thanh toán của chi nhánh Đại diện chinhánh kí kết các hợp đồng với KH Phối hợp với các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trongphong trào thi đua bảo đảm quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong chi nhánhtheo chế độ quy định Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máychi nhánh sự phân công ủy quyền của tổng giám đốc

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng

giao dịch

Phòng quản lý tín dụng

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng

Phòng quan hệ khách hàng

Phòng hành chính

Phòng

giao dịch

Vĩnh Hải

Phòng giao dịch Bình Tân

Phòng Quan hệ KHDN

Phòng Quan hệ KHCN

Trang 29

Phòng giao dịch: Phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận xử lý các thanh toán của KH

tới giao dịch trực tiếp chi các giao dịch tiền mặt có giá trị nhỏ giải đáp hỗ trợ tư vấn

KH sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng

Phòng quản lý tín dụng: Tiếp nhận từ phòng QHKH hồ sơ giải ngân cấp bảo

lãnh và kiểm tra đầy đủ nội dung hợp lệ hợp pháp các điều kiện giải ngân so vớihợp đồng tín dụng đã cấp và các quy định về tín dụng của ngân hàng Nhà nước.Chịu trách nhiệm kiểm tra rà soát tính đầy đủ chính xác của hồ sơ tín dụng theođúng quy định Quản lý kế hoạch giải ngân theo dõi thu nợ Thực hiện tính trích lập

dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để ràsoát trình cấp thẩm quyền có quyết định Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàntrong tác nghiệp của phòng giám sát KH tuân thủ các điều kiện của HĐTD Đầumối lưu giữa chứng từ giao dịch hồ sơ nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh và TSĐB

Phòng kế toán và dịch vụ KH: Thực hiện quản lý tài chính quản lý tài sản chi

nhánh Tổ chức công tác hạch toán công tác cân đối vốn Tổ chức thực hiện côngtác huy động vốn lãi suất huy động

Phòng hành chính: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự quản trị hành chính và

đảm bảo an toàn về sinh cho cơ quan Đề xuất soạn thảo văn bản về quản lý hànhchính Xây dựng nội quy, quy chế hành chính của chi nhánh phù hợp với quy địnhcủa BVB Quản lý và sử dụng con dấu chi nhánh Tiếp nhận đăng ký chuyển phátlưu trữ tổng hợp các văn bản đi và văn bản đến của chi nhánh Tham mưu cho giámđốc trong việc mua sắm sửa chữa tài sản và thực hiện quản lý tài sản trang thiết bịcủa CN và tổ chức thực hiện khi có phê duyệt của các cấp thẩm quyền trong BVB

Phòng QHKHCN: Tổ chức quản lý thực hiện nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh đối

với KH bao gồm các nghiệp vụ cho vay cầm cố chiết khấu bảo lãnh cam kết quản lírủi ro trong kinh doanh quản lý phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ choKHCN Huy động vốn khai thác các dịch vụ khách hàng của KHCN

Phòng QHKHDN: Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng bảolãnh đối với KH bao gồm các nghiệp vụ cho vay cầm cố chiết khấu bảo lãnh vàcam kết thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán LC nhờ thu theo quy địnhcủa BVB quản lý rủi ro trong kinh doanh Quản lý phát triển và cung cấp các sảnphẩm dịch vụ cho KHDN quản lý tỷ giá hối đoái biểu phí dịch vụ tiếp thị và mở

28

Trang 30

rộng thị trường Huy động vốn khai thác dịch vụ KHDN và dịch vụ thanh toán quốctế.

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bản Việt – CN Nha Trang

Trong nhiều năm qua hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp hết sức quantrọng trong nền kinh tế Việt Nam các ngân hàng thương mại là trung tâm tài chínhquan trọng trong quá trình huy động các nguồn vốn này cho các mục tiêu đầu tưkhác nhau trong nền kinh tế Giai đoạn 2012-2017 kinh tế thế giới có nhiều biếnđộng không thuận lợi tăng trưởng phục hồi chậm thương mại giảm mạnh do hậuquả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Bước vào năm 2011 ViệtNam đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức Từ những cuộc suy thoái kinh tếtrên cho đến những bước dần ổn định trong hoạt động ngân hàng Kết quả hoạt độngkinh doanh của chi nhánh cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và được thểhiện cụ thể qua lợi nhuận theo thời gian của chi nhánh Tuy nhiên cơ cấu lợi nhuậncủa hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này có nhiều biến đổi nhưng lợi nhuận từhoạt động cấp tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh của cảngân hàng Sự gia tăng lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng có vốn để tăng vốn điều lệ vàlợi nhuận để tái đầu tư

Ngày đăng: 02/03/2024, 05:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w