1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng vấn đề tảo hôn của người la hủ ở bản phí chi a xã pa vệ sủ huyện mường tè tỉnh lai châu

41 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Vấn Đề Tảo Hôn Của Người La Hủ Ở Bản Phí Chi A Xã Pa Vệ Sủ Huyện Mường Tè Tỉnh Lai Châu
Tác giả Phùng Nhù Nu
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Quỳnh
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý nhà nước
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Em nhận thấy bản thân phải làm điều gì đó để góp phần giúp bàcon mình nhận thức được hậu quả của tảo hôn, để từ đó từng bước thực hiện tốtchương trình Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở địa

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TẢO HÔN CỦA NGƯỜI LA HỦ

Ở BẢN PHÍ CHI A XÃ PA VỆ SỦ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TẢO HÔN CỦA NGƯỜI LA HỦ

TẠI BẢN PHÍ CHI A XÃ PA VỆ SỦ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt

của người dân và cán bộ bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai

Châu Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả Mặc dù em đã rất cố

gắng, nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn bài tiểu luận sẽ còn nhiều hạn

chế Em rất mong nhận được nhiều đóng góp quý báu

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình nghiên cứu, em đã thu thập những số liệu cần thiết phục vụ

cho việc viết đề tài của mình Em xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả

nghiên cứu ttrong đề tài là do chính em thực hiện, các tài liệu tham khảo được

trích dẫn đầy đủ Nếu số liệu và kết quả của đề tài không trung thực, em xin

chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2023

Phùng Nhù Nu

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn chủ đề 1

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.1 Mục đích nghiên cứu 3

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu khoa học 4

6 Đóng góp mới của đề tài 4

7 Bố cục của đề tài 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LA HỦ 5

1.1 Một số khái niệm cơ sở lý luận về thực trạng tảo hôn 5

1.1.1 Tảo hôn 5

1.2 Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng 5

1.3 Khái quát về người La Hủ ở bản Phí Chi A xã PA Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu 6

Trang 6

1.3.1 Nguồn gốc lịch sử 6

1.3.2 Đặc điểm địa bàn cư trú 7

1.3.3 Đặc điểm văn hoá 7

1.3.4 Đặc điểm đời sống kinh tế 7

1.3.5 Đặc điểm phong tục tập quán , tín ngưỡng 8

1.4 Các yếu tố tác động đến thực trạng tảo hôn của người La Hủ 8

Tiểu kết chương 1 9

CHƯƠNG 2 10

KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG TẢO HÔN CỦA NGƯỜI LA HỦ Ở BẢN PHÍ CHI A XÃ PA VỆ SỦ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU 10

2.1 Khái quát bản Phí Chi A 10

2.2 Khảo sát về thực trạng tảo hôn của người La Hủ ở bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu 11

2.2.1 Nhận thức của người La Hủ về tảo hôn 11

2.2 2 Thực trạng tảo hôn của người La Hủ ở bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu 12

2.3 Nguyên nhân tảo hôn của người La Hủ 13

2.4 Hậu quả của tảo hôn 15

Tiểu kết chương 2 18

CHƯƠNG 3 20

GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG TẢO HÔN CỦA NGƯỜI LA HỦ Ở BẢN PHÍ CHI A XÃ PA VỆ SỦ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU 20

3 1 Giải pháp tuyên truyền 20

3.2 Giải pháp trong công tác quản lý nhà nước, công tác phối hợp 21

Trang 7

3 3 Các giải pháp khác 22

Tiểu kết chương 3 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ1: Biểu đồ thể hiện nhận thức của người La Hủ về tảo hôn

Biểu đồ2: Nguyên nhân tảo hôn của người La Hủ

Biểu đồ3: Nhận thức của người La Hủ về hậu quả của tảo hôn

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DTTS: Dân tộc thiểu số

HĐND: Hội đồng Nhân dân

VHO: Cổng thông tin vì sức khoẻ cộng đồng

UBDT: Uỷ ban Dân tộc

UBND: Uỷ ban Nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn chủ đề

Những năm qua, đất nước ta đã luôn đề cao những kế hoạch hoá gia đình

đến với tất cả các vùng miền trên cả nước Trong đó, ở những vùng miền núi,

vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã được đánh giá cao về vị trí và vai trò của

các dân tộc thiểu số ít người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Đến nay, mặc dù

luật Hôn Nhân và Gia Đình cùng các văn bản luật khác liên quan đến dân tộc

thiểu số, bảo vệ bà mẹ và trẻ em,… Đã ra đời và đi vào cuộc sống khá lâu, song

thực tế lại chưa đặt được như mong muốn

Mỗi dân tộc có những nét riêng về Văn hoá, phong tục tập quán làm cho bản

sắc dân tộc Việt Nam đa sắc màu Tuy nhiên, ngoài những phong tục, bản sắc

sặc sỡ ấy vẫn còn không ít những phong tục lạc hậu mang tính truyền thống

như: tảo hôn, du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy… Trong đó điển hình có

người La Hủ Nạn tảo hôn của người La Hủ chính là một trong những hủ tục đó,

sẽ gây ra những nguy cơ rất lớn đến nòi giống, chất lượng cuộc sống và tương

lai của họ sau này Nạn tảo hôn chính là một trong những nguy hại đó Chính vì

thế, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn hủ tục này

đang là đòi hỏi cấp thiết

Đồng thời, bản thân là một người dân tộc La Hủ ở bản Phí Chi A xã Pa Vệ

Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, em cảm thấy trách nhiệm không chỉ thuộc

về các cấp uỷ chính quyền địa phương mà còn thuộc về bản thân nhận thức của

dân tộc mình Em nhận thấy bản thân phải làm điều gì đó để góp phần giúp bà

con mình nhận thức được hậu quả của tảo hôn, để từ đó từng bước thực hiện tốt

chương trình Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở địa phương

Chính vì những lý do trên, thúc đẩy tác giả lựa chọn: “Thực trạng vấn đề tảo

hôn của người La Hủ tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai

Châu” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trang 11

Dân tộc La Hủ là một dân tộc còn gặp nhiều khó khăn Những năm qua, tỉnh

uỷ Lai Châu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ chính quyền các cấp cụ thể

hoá chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh

tế - xã hội của dân tộc La Hủ Tuy nhiên, thực trạng đời sống của người dân

còn tồn tại nhiều khó khăn cần giải quyết để chất lượng cuộc sống được nâng

lên, từng bước thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc La Hủ

trên địa bàn

Theo VHO - Tảo hôn không phải là câu chuyện hiếm gặp tại các bản vùng

cao mà đã trở thành vấn nạn từ nhiều năm nay, và hiện nay vẫn chưa có dấu

hiệu dừng lại Những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bỏ ngang để ở nhà lấy vợ,

lấy chồng Thất học, nghèo đói, thiếu kiến thức xã hội đã khiến chất lượng cuộc

sống của các cặp vợ chồng trẻ càng ngày càng suy giảm Cái vòng luẩn quẩn cứ

thế bủa vây cuộc sống tăm tối của họ gần như suốt cả cuộc đời Những số liệu

viện nghiên cứu phát triển xã hội (trực thuộc liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật

Việt Nam) cho thấy, gần 70% trẻ em DTTS không được trang bị kiến thức về

tảo hôn Điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS của UBDT và Tổng cục

Thống kê cũng thể hiện những con số đáng báo động ki khu vực Tây Nguyên

chiếm ti lệ cao nhất là 27,5%; tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc

24,6%; Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung 22,4%; Đồng Bằng sông

Hồng, nơi không có nhiều người DTTS sinh sống, tỉ lệ tảo hôn cũng ghi nhận ở

mức 7,8% vào năm 2018 [1]

Theo báo lai châu, chia sẻ về vấn đề tảo hôn ở vùng bào DTTS, ông Hoàng

Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho biết: Việc triển khai

thực hiện đề án “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025 ’’ trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự

quan tâm hướng dẫn của Trung ương; sự lãnh đạo; chỉ đạo của tỉnh uỷ HĐND

tình Việc triển khai thực hiện dề án trong vùng đồng bào DTTS luôn được các

cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tinh, UBND các huyện, Thành phố phối hợp triển

khai thực hiện và được Nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng Tuy nhiên, trên

Trang 12

địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết do nhiều lý do

khách quan và chủ quan [2]

Các DTTS ít người nói chung và dân tộc La Hủ nói riêng trình độ dân trí

còn thấp, đặc biệt người La Hủ là một trong các dân tộc rất người sinh sống ở

vùng sâu, vùng xa, địa hình đi lại khó khăn, nhận thức của dân tộc còn hạn chế

nên đã ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện những đề án giảm thiểu tình trạng

tảo hôn

Như vậy, đã có rất nhiều tác giả ngiên cứu về vấn đề “ Tảo hôn ’’ Tuy

nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về “ Thực trạng tảo hôn của người La

Hủ ở bản

Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tình Lai Châu ’’ Chính vì thế, đề tài

này mang tính mới và cần được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tảo hôn của người La Hủ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2016-2022

- Phạm vi về không gian: bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh

Lai Châu

- Phạm vi về khách thể: 34 người bao gồm cán bộ bản và người dân sinh

sống tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc khảo sát “ Thực trạng tảo hôn của người La Hủ ở bản Phí Chi A xã

Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu ’’, làm cơ sở đề xuất các giải pháp

giảm thiểu tình trạng tảo hôn của dân tộc La Hủ nói chung và người La Hủ ở

bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu nói riêng trong thời

gian tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 13

- Cơ sở lý luận về thực trạng tảo hôn của người La Hủ.

- Khảo sát thực trạng tảo hôn của người La Hủ

- Đề xuất giải pháp để góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn của người La

Hủ tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu trong thời

gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp nghiên cứu cơ bản,

nghiên cứu trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp xây dựng biểu đồ: là phương pháp khá phổ biến để so sánh

số liệu

- Phương pháp xây dựng bảng hỏi: là phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu

thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu,

quan sát về tình hình sức khoẻ, tình trạng nơi ở… Để từ đó làm cơ sở đưa ra

những giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

- Phương pháp phỏng vấn: là một công cụ phổ biến sử dụng rộng rãi trong

quy trình tìm kiếm thông tin một cách chính xác, thiết thực nhất Phương pháp

này cho phép người phỏng vấn hiểu rõ hơn về nội dung qua đó tăng tính xác

thực cho nội dung nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin trực tiếp

6 Đóng góp mới của đề tài

Thực hiện đề tài này góp phần bổ sung tài liệu về tập quán hôn nhân, tảo

hôn của người La Hủ tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai

Châu Giúp mọi người, đặc biệt là những đối tượng tảo hôn hiểu được những

hậu quả, những ảnh hưởng của nạn tảo hôn đến đời sống, kinh tế

Do xây dựng trên cơ sở lý luận thực tiễn đem lại cái nhìn thực tế nhất về

thực trạng tảo hôn của người La Hủ đề từ đó đề xuất và đưa ra giải pháp nhằm

ngăn chặn tình trạng tảo hôn của người La Hủ trong thời gian tới

7 Bố cục của đề tài

Trang 14

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu

bởi 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng tảo hôn và khái quát về người La

Hủ

Chương 2: Khảo sát thực trạng tảo hôn của người La Hủ

Chương 3: Giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn của người La Hủ

Tảo hôn là kết hôn khi chưa đến tuổi kết hôn theo quy địn của pháp luật

Trên thế giới, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán hôn nhân, mỗi quốc gia có

những quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn Vậy tảo hôn ở Việt Nam là việc

vi phạm quy định tuổi kết hôn, là một trong những hành vi vi phạm luật Hôn

nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích tảo hôn như sau: Tảo hôn là việc lấy

vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định

Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:

+Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi

+Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi

+Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi

(khoản 8 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

1.2 Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết

hôn trái pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp

ứng đủ các điều kiện sau:

Trang 15

- Tại thời điểm Toà án giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả

hai bên đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và

gia đình 2014;

- Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân

Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết

hôn theo quy định của pháp luật

Điều kiện kết hôn bao gồm :

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về

trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với

con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con

dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của

chồng [3]

1.3 Khái quát về người La Hủ ở bản Phí Chi A xã PA Vệ Sủ huyện Mường

Tè tỉnh Lai Châu

1.3.1 Nguồn gốc lịch sử

Người La Hủ là một ttrong số các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng

-Miến cùng các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La Người La Hủ vốn

là một nhánh của siêu tộc Địch - Khương mà sứ Trung Quốc gọi là Tây Nhung

với địa bàn phát tích thuộc miền đất nằm giữa các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ

Xuyên của Trung Quốc ngày nay Theo cổng thông tin điện tử Lai Châu, những

Trang 16

người La Hủ đầu tiên đến cư trú mới cách đây khoảng 10 đời gồm nhóm La Hủ

Đen, La Hủ Vàng và La Hủ Trắng

Về tộc danh: Tên gọi La Hủ có từ đời Thanh Theo danh mục thành phần

các dân tộc ở Việt Nam được công bố năm 1979, quy định tên gọi là La Hủ [4]

Những người La Hủ đầu tiên sinh sống tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện

Mường Tè tỉnh Lai Châu có nguồn gốc từ bản Sín Chải A, Sín Chải B, Sín Chải

C (là những bản ở biên giới giáp Trung Quốc) và thậm trí có một số người đến

từ Trung Quốc cách đây hơn 130 năm

1.3.2 Đặc điểm địa bàn cư trú

Địa bàn cư trú của người La Hủ là cả một khu vụ rộng lớn thuộc vùng tiếp

giáp giữa các quốc ga Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma Ở Việt

Nam, người La Hủ tập trung tại 44 bản thuộc 5 xã (Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Ka Lăng,

Bum Tở, Nậm Khao) của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu

Người La Hủ thường sinh sống ở những nơi hiểm trở, trên các đồi núi cao Một

điều đặc biệt Ở Việt Nam, người La Hủ chỉ có duy nhất ở tỉnh Lai Châu

1.3.3 Đặc điểm văn hoá

- Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến (ngữ hệ Hán - Tạng),

người La Hủ không có chữ viết riêng

- Nhà ở: Trước đây họ thường làm nhà ở ngay trên nương, trên núi cao

thuộc hai xã Pa Ủ và Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Nhà được lợp

từ lá, khi lá chuyển sang màu vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ có

tên Xá Lá Vàng Hiện nay đã làm nhà bằng ván, xi măng, đất… Và đã định cư

tuy nhiên vẫn rất khó khăn

- Ẩm thực: Người La Hủ tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè

tỉnh Lai Châu ăn cơm tẻ là chính Có cách bảo quản thực phẩm như sấy khô,

làm măng chua,…

- Trang phục truyền thống: Phụ nữ đội khăn đội đầu có màu sắc sặc sỡ, áo

dài với cổ áo được thêu hoa văn và ống tay đa sắc màu, tà áo màu tràm, có một

áo ngoài ngắn tay, dáng ngắn được thêu hoạ tiết đẹp mắt và đính xu bạc; quần

Trang 17

màu tràm ống rộng may kiểu chân què nối đũng Trang phục nam giới đơn giản

hơn Áo tay dài màu tràm, quần may kiểu chân què nối đũng như của nữ giới và

có mũ được đính một số núm hoa làm từ sợ chỉ to

1.3.4 Đặc điểm đời sống kinh tế

Người La Hủ tại bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu

sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, nguồn lương thực chính của người dân nơi đây

là lúa, sắn và ngô Họ làm ruộng và nương là chủ yếu, 99% các hộ dân đều có

ruộng lúa Ngoài ra họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề thủ công như

đan lát, dệt vải Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất nông nghiệp của người dân nơi

đây chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương chưa có dự án sản

xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, vẫn sản xuất theo nếp cũ, lạc hậu Tỉ lệ hộ

nghèo lên tới 86.5%

Nơi đây, để kiếm được đồng tiền là một điều rất khó Vì những sản phẩm họ

làm ra không có chỗ bán Để bán sản phẩm, họ phải xuống thị trấn cách bản hơn

20km để trao đổi buôn bán, nhưng vì thị trấn là nơi tập trung nhiều chợ, nên hầu

như những thứ họ làm ra đều đã có ở chợ, vì thế việc bán buôn thật sự không

thuận lợi

Những năm trước, người La Hủ nơi đây thường hay đánh cá, đó cũng là một

nguồn thức ăn và thu nhập của họ Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, vì những

công trình thuỷ điện rất nhiều, nguồn nước dần bị cạn kiệt và theo đó nguồn cá

cũng dần dần mất đi Mặc dù vậy nhưng đã có những hộ gia đình làm ao nuôi cá

mặc dù địa hình không mấy thuận lợi Điều kiện kinh tế đã từng bước được cải

thiện

1.3.5 Đặc điểm phong tục tập quán, tín ngưỡng

Người La Hủ ở bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu

trước đây ăn Tết vào một ngày tốt trong tháng 12 hoặc cuối tháng 12 Tuy

nhiên, hiện nay bởi vì có lớp trẻ đi học nên đã ăn tết theo Tết Nguyên Đán

Trong dịp Tết tuỳ từng dòng họ mà người dân nơi đây sẽ chọn ngày tốt để cúng

tổ tiên có thể là trước 30 tết hoặc trong những ngày tết

Trang 18

Người La Hủ thờ cúng tổ tiên là người đã khuất của bên nội Và hầu như chỉ

có con trai mới thờ tổ tiên Nơi thờ cúng tổ tiên của họ thường sẽ đặt gần chỗ

ngủ của chủ nhà Những món ăn mà họ thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết sẽ là bánh

dày và thịt lợn (đầy đủ tất cả các bộ phận của một con lợn)

Vào ngày Tết các chị em đã đi lấy chồng sẽ về thăm anh trai hoặc em trai,

trong những quà Tết mà họ chuẩn bị bắt buộc phải có bánh dày to và dày hơn

những chiếc bánh dày bình thường khác, phong tục này đã có từ rất lâu và được

truyền lại đến bây giờ

1.4 Các yếu tố tác động đến thực trạng tảo hôn của người La Hủ

- Trình độ dân trí thấp: Nơi đây là một vùng sâu, vùng xa, kiến thức của

người dân về hôn nhân vẫn còn hạn chế;

- Kinh tế: Nền kinh tế khó khăn, mong muốn tìm việc làm kiếm tiền vì thế

mà con người cũng trở nên cởi mở, dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ vợ chồng

sớm;

- Pháp luật: Pháp luật hiện nay quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm

liên quan đến độ tuổi kết hôn chưa cao, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn

Tiểu kết chương 1

Qua chương 1 em đã khái quát các nội dung về cơ sở lý luận về thực trạng

tảo hôn của người La Hủ khái quát về người La Hủ ở bản Phí Chi A xã Pa Vệ

Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Dựa trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng tảo

hôn của người La Hủ, em đã tìm hiểu và đưa ra khái quát về thực trạng tảo hôn

của người La Hủ Qua đó bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về đời sống, phong tục tập

quán của người dân nơi đây

Trang 20

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG TẢO HÔN CỦA NGƯỜI LA HỦ Ở BẢN

PHÍ CHI A XÃ PA VỆ SỦ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU 2.1 Khái quát bản Phí Chi A

Bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu là địa bàn cư trú

của người La Hủ, những người La Hủ đầu tiên sống tại bản Phí Chi A cách đây

khoảng 130 năm, họ di cư xuống đây bởi phong tục tập quán du canh du cư với

khoảng 3–4 hộ dân Bản nằm trên sườn đồi và đến hiện tại bản hơn 108 hộ dân

với hơn 12 hộ dân có trường hợp tao hôn đã dựng lên những căn nhà rách nát,

cuộc sống của con người nơi đây khó khăn, lạc hậu

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Đặc điểm địa hình: Huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu chịu ảnh hưởng lớn

của hoạt động tân kiến tạo địa chất nên có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt

sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc–Đông Nam,

phổ biến với địa hình núi cao, bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ thuộc huyện Mường

Tè tỉnh Lai Châu nên nơi đây có địa hình núi cao và dốc, thuận lợi xây dựng các

nhà máy thuỷ điện Tuy nhiên, giao thông đi lại khó khăn, gặp nhiều thiên tai

đặc biệt vào mùa mưa như: sạt lở đất, lũ quét Năm 2018, xã Pa Vệ Sủ xảy ra

một vụ sạt lở đất kéo dài từ huyện vào xã, cứ cách một đoạn khoảng 1km gặp

một chỗ bị sạt lở Và bản Phí Chi A là một trong những bản thiệt hại vì sạt lở

lớn nhất vào năm đó Bản Phí Chi A gặp một vụ sạt lở ngay cuối bản và 21 hộ

dân đã phải di dân đi chỗ khác

- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu nơi đây mang tính chất nhiệt đới vùng núi cao

Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ

rệt Mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi chăn nuôi gia

súc và trồng các loại cây dược liệu quý như sâm, thảo quả, tam thất,… Tuy

nhiên, vào mùa khô nguồn nước con sông bị cạn kiệt

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: bản Phí Chi A xã Pa Vệ Sủ huyện

Mường Tè tỉnh Lai Châu là một vùng thuộc khu vực núi cao, nơi đây có nhiều

Ngày đăng: 23/02/2024, 23:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w