Trang 1 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM****BÁO CÁO THUYẾT TRÌNHCHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC –LEENIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC,LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA.*** Mô
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
****
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LEENIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC, LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA.
***
Môn: Triết Học Mác-Lênin
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Trang 2PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Thuyết Trình
Tổng hợp, làm
PPT
“Nguồn gốc của
ý thức”
Liên hệ giữ bộ não, khoa học sinh trắc vân tay với ý thức”
“Bản chất của ý
thức”
nghĩa thực tiễn”
6 Nguyễn Trần Khánh Ly Thuyết Trình Tìm hiểu về “Áp
lực đồng trang
lứa”.
lực đồng trang
lứa”.
Trang 3NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
I: Ý THỨC LÀ GÌ?
- Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu, nhưng tùy theo các lý giải khác nhau mà
có những quan niệm rất khác nhau
- Là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường lối cơ bản đối lập nhau đó chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
II: NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC.
1 Các quan niệm khác nhau về ý thức và nguồn gốc ý thức.
a Chủ Nghĩa Duy Tâm:
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Ý thức của con người là sự hồi tưởng
về thế giới ý niệm
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Ý thức là do cảm giác sinh ra, không liên quan đến thế giới bên ngoài
b Chủ Nghĩa Duy Vật Siêu Hình:
- Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức: coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra
c Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng:
- Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người
-2 Nguồn gốc của ý thức.
- Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất, đó chính là bộ não con người
- Mối quan hệ giữa bộ óc con người hoạt động bình thường và ý thức
là không thể tách rời
Ý thức chính là chức năng của bộ óc người hoạt động bình thường
a Phản ánh là gì?
- Trái đất hình thành trải qua quá trình tiến hóa lâu dài dẫn dến sự xuất hiện của con người Đó là lịch sử phát triển năng lực phản ánh của thế giới
Trang 4- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng
- Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và tác nhân tác động, đồng thời mang thông tin của vật tác động
b Các hình thức phản ánh của thế giới vật chất:
- Giới tự nhiên Vô sinh : Phản ánh của giới tự nhiên Vô sinh chính là phản ánh vật lý, hóa học
+ Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh Phản ảnh này thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa ( thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất vật lý – hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh Hình thức phản ánh này mang tính thụ đông, chưa có định hướng, lựa chọn của vật nhận tác động
- Giới tự nhiên Hữu sinh: Phản ánh của giới tự nhiên hữu sinh chính là phản ánh Sinh học
+ Phản ánh Sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc chưng cho giới tự nhiên Hữu sinh Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên Hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ
+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của môi trường sống
+ Tính kích thích là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc,v.v khi nhận sự tác động trong môi
trường sống
+ Phản ánh năng động, sang tạo là hình thức phản ánh cao nhất, thể hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là
bộ não con người Quá trình phản ánh này được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khác quan tác động lên các giác quan của con người, sự phản ánh này được gọi là ý thức
KẾT LUẬN :
- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất
là bộ não con người
- Óc người là khí quan vật chất của ý thức, ý thức là chức năng của bộ
óc người -> không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức và bộ óc con người
- Ý thức chỉ nảy sinh ở giải đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện của con người Nói ý thức chính là nói ý thức của con người
- Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài vào đầu óc con người
Sự xuất hiện của con người và bộ óc con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Trang 5c Phần mở rộng: 9 chỉ số bộ não của con người và sinh trắc học vân tay
c.1 : 9 chỉ số của não người:
- Một học thuyết được ứng dụng trong sinh trắc vân tay là các chỉ số thông minh của nhiều tác giả IQ, EQ, SQ, CQ, PQ, AQ, SQ, MQ, STQ giúp nhận biết xu hướng pháp triển kỹ năng của bản thân dựa trên mức độ hứng thú của phát triển trung ương não bộ, để từ đó biết cách điều chỉnh
để có môi trường học tập và làm việc trong một năng lượng trạng thái cao nhất có thể
- Biết được 9Q rất quan trọng sẽ giúp phát hiện các kỹ năng vượt trội
có thể đầu tư trong tương lai, phục vụ cho nhu cầu công việc và nghề nghiệp của bạn
1 IQ (Intelligence Quotient) – CHỈ SỐ THÔNG MINH TRÍ TUỆ:
+ Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss
2 EQ (Emotional Quotient) – CHỈ SỐ THÔNG MINH CẢM XÚC:
+ EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa
là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người
và là yếu tố quyết định hành vi của người đó
+ EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai
3 SQ (Social Quotient SQ) – CHỈ SỐ THÔNG MINH XÃ HỘI:
+ Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ)
4 CQ (Creative Intelligence) – CHỈ SỐ THÔNG MINH SÁNG TẠO:
+ Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái
có sẵn mà phải phát triển nó lên Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh Đó là lý do để người ta đưa
ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ) Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại
5 PQ (Passion Quotient) – CHỈ SỐ SAY MÊ:
+ Bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó
Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê
Trang 6(Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ)
6 AQ (Adversity Quotient) – CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ:
+ AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó)
AQ là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì
7 SQ (Speech Quotient) – TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ:
+ SQ là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân
8 MQ (Moral Quotient) – CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC:
+ Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ) Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau
9 StQ (Stupid Quotient) – CHỈ SỐ NGU NGỐC:
+ Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên
10 Ngoài ra còn có chỉ số LQ
LQ (Love quotion) – chỉ số trắc ẩn, khả năng đặt mình vào góc nhìn người khác là một khái niệm chỉ số mới được cả Jack Ma, Dalai Lama cũng như CEO của LinkedIN – Jeff Weiner đánh giá cao
Jack Ma đã từng nói: ‘’Nếu bạn muốn thành công, bạn phải có EQ – Nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn phải có LQ’’
=> QUA 10 CHỈ SỐ VỪA NÊU TRÊN, CHÚNG TA CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC RẰNG NÃO BỘ VÀ Ý THỨC CÓ MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHAU TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NÊN TÍNH CÁCH, ĐẶC ĐIỂM, NHẬN THỨC CỦA MỖI NGƯỜI!
c.2 : Khoa học sinh trắc vân tay:
+ Khoa học sinh trắc vân tay là tên gọi của ngành khoa học nghiên cứu về sự liên kết giữa các đường vân tay và não bộ con người
+ Vào năm 1823: Joannes Evangelista Purkinji tìm thấy các mô hình
và hình dạng của ngón tay
+ Vào 1880, Hennry Faulds và WJ Herschel, trong một công trình công bố tên là “Nature”, đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương thức độc đáo để xác minh bản chất con người
+ Sinh trắc vân tay được biết đến là phương pháp sử dụng công nghệ để phân tích hình dạng, độ dài và mật độ của dấu vân tay Dấu vân tay được xác định bởi các đường vân trên đầu ngón tay
+ Những đường vân này nằm liền kề với nhau và xuất hiện ở đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân do sự hình thành của tuyến steroid
Trang 7bắt đầu ở tuần thứ 19 trong thai kỳ khi tủy sống và não của thai nhi phát triển riêng biệt Khi đó số nếp nhăn sẽ được hình thành dần trong não bộ và phản ánh bằng số lượng vân tay trên từng ngón tay + Bằng cách phân tích này, người ta có thể hiểu sự phân bố hoặc số lượng tế bào ở não trái và não phải và dự đoán tiềm năng ở đâu Các
mô não được đồng thời phát triển cùng với vân tay
+ Mỗi ngón tay và vân tay khác nhau sẽ đại diện cho những tính cách, khả năng và cá tính riêng của mỗi người Thống kê cho thấy rằng sinh trắc học vân tay có độ chính xác lên tới 85%
Bộ não và vân tay có mối liên hệ mật thiết với nhau
c.3: Trí tuệ nhân tạo:
- Khái niệm: Trí tuệ nhân tạo ( AI) là khoa học liên quan đến việc làm
cho máy tính có khả năng giống như trí tuệ con người, tiêu biểu như khả năng suy nghĩ, hiểu ngôn ngữ và biết học tập
- AI có thể nói gần như là bộ não của con người, con người làm được
gì, hiểu gì thì khi đưa ứng dụng AI vào các thiết bị hay bộ máy nào
đó họ cũng làm được như chúng ta
- Các loại trí tuệ nhân tạo hiện nay: Công nghệ AI phản ứng, công
nghê AI có bộ nhớ hạn chế, công nghệ tự nhận thức
- Trí tuệ nhân tạo được hình thành dựa trên trí thông minh của con
người AI có khả năng rất lớn ví dụ như tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn con người, độ chính xác rất cao, tiêu thụ ít năng lượng hơn bộ não người
- Tuy rất thông minh và có rất nhiều lợi ích, nhưng AI không có tính
linh hoạt, cũng không có khả năng nhận thức hay khả năng tương tác với xã hội
- Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động chân tay, mà còn có thể thay đổi một phần trí óc con người, tuy nhiên những điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức
- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực mà chỉ có ở con người
với những tính cách -> dù cho máy móc có thông minh, hiện đại tới đâu cũng không thể hoàn thiện được những bộ óc con người
- Nhân tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên cho nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên
+ Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ
Trang 8óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung + Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất nhân tạo đóng vai trò thể hiện và lưu giữ các nội dung ý thức
+ Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tri thức, tình cảm, ý chí,… giữa các thành viên trong cộng đồng con người
+ Nhu cầu này làm cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt xã hội Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp mà còn
có thể lưu giữ, truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…
III: KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
a Các lớp cấu trúc
- Tri thức được cấu tạo từ 3 lớp chính là tri thức, tình cảm, và ý chí
- Tri thức: Muốn cải tạo sự vật trước hết ta cần có sự hiểu biết sâu sắc
về sự vật đó, do vậy, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức đó chính là tri thức
+ Là phương thức tồn tại của ý thức, là một sản phẩm chủ yếu của quá trình phản ánh, tồn tại dưới vỏ vật chất là ngôn ngữ
+ Có tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy
+ Cấp độ tri thức: tri thức thông thường, và tri thứ khoa học ( tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận )
+ Tri thức trong nền kinh tế được coi là nguồn lực của con người
- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và giữa người với thế giới khách quan
+ Là sự rụng động biểu thị thái độ của con người trong quan hệ với khách thể và với chính bản thân mình
+ Có tình cảm tích cực và tình cảm tiêu cực
+ Tình cảm kết hợp với tri thức tạo thành niềm tin ( đúng hoặc sai) góp phần tác động trực tiếp tới ý chí ( khiến ý chí mạnh lên hoặc yếu đi)
Trang 9- Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại
và đạt được mục đích đã đề ra
b Các cập độ của ý thức
- Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận thức được các yếu tố: tự nhận thức, tiềm thức và vô thức,
…
- Tự ý thức: Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội
- Những cảm giác của con người về bản thân mìnhtrên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt độngthực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do chính con
- Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của
cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng
và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình
- Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức
mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp
- Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại
mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học
Trang 10- Vô thức: là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí
- Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng Nó góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái
ức chế quá mức như ấm ức,“libiđo”… Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người
- Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc “quá tải” Nhờ vô thức mà chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò cái vô thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức
sẽ không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về con người
- Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí vô thức Không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh không liên quan gì đến ý thức Thực ra, vô thức là vô thức nằm trong con người có ý thức Giữ vai trò chủ đạo trong con người là ý thức chứ không phải vô thức Nhờ
có ý thức mới điều khiển được các hiện tượng vô thức hướng tới chân, thiện, mỹ Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người
IV: BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
- Chủ nghĩa duy tâm: tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, xem ý thức là thực thể tồn tại độc lập và duy nhất
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tầm thường hóa vai trò của ý thức, xem
ý thức là sự phản ánh đơn giản, thụ động thế giới vật chất
a Khái niệm bản chất của ý thức:
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của
bộ óc người
b Bản chất của ý thức bao gồm:
- Tính sáng tạo: ý thức ra đời nhờ năng lực phản ánh của con người về thế giới quan dựa vào khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, lưu thông tin, giữ thông vào và tạo ra thông tin mới, phát triển ý nghĩa thông tin được tiếp nhận
- Tính xã hội: ý thức ra đời gắn với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ ý là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định